Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đảng bộ huyện sông lô tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====o0o=====

TRẦN THỊ HUẤN

ĐẢNG BỘ HUYỆN SÔNG LÔ TỈNH VĨNH PHÚC
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. Phạm Văn Giềng

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
“Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” đó là đạo lí mà nghìn đời nay mỗi ngƣời
dân Việt Nam khi sinh ra, lớn lên và trƣởng thành luôn khắc ghi trong lòng.
Khoá luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành trƣớc hết là kết quả sau 4 năm
học tập, rèn luyện và nỗ lực phấn đấu của bản thân tại trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2. Đồng thời đây cũng là thành quả của quá trình dạy dỗ, chăm
sóc của gia đình. Sự dẫn dắt tận tình của nhà trƣờng, cùng sự giúp đỡ chân
thành của thầy cô giáo, bạn bè.
Trƣớc tiên cho phép em đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
tới thầy Phạm Văn Giềng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và gợi mở
cho em những tri thức quý giá trong suốt thời gian e thực hiện khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn, Uỷ ban nhân dân huyện Sông Lô, Uỷ ban


Mặt trận Tổ quốc huyện Sông Lô, cùng các cá nhân đã tạo điều điện và giúp
đỡ em trong việc sƣu tầm và chọn lọc tài liệu.
Thông qua bài khoá luận tốt nghiệp cho phép em gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới tất cả các thầy, cô trong khoa Giáo dục chính trị đã trao cho em
những tri thức quý giá trong suốt 4 năm qua, đó là hành trang vững chắc cho
tƣơng lai.
Cuối cùng cảm ơn bạn bè, những ngƣời đã luôn bên em động viên và
giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khoá luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Huấn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong khoá luận là trung thực, có xuất xứ rõ rang. Những kết luận
trong khoá luận chƣa từng công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Huấn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo


CNH, HĐH

công nghiệp hoá, hiện đại hoá

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

MTTQ

Mặt trận Tổ Quốc

NTM

Nông thôn mới

UBND

Uỷ ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thôn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 4
6. Ý nghĩa của khoá luận ............................................................................... 4
7. Kết cấu của khoá luận ............................................................................... 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC ................... 5
1.1.Lý luận chung về xây dựng nông thôn.................................................... 5
1.2. Thực tiễn xây dựng nông thôn của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
trƣớc năm 2011 ........................................................................................... 13
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH
PHÚC LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2011 ĐẾN
NĂM 2015....................................................................................................... 25
2.1. Chủ trƣơng của Đảng về xây dựng nông thôn mới .............................. 25
2.2. Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới...................................... 34
2.3. Kết quả và một số kinh nghiệm ........................................................... 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Trong
quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,
HĐH) đất nƣớc, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn đƣợc Đảng ta
xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất. Chính vì vậy nghị quyết Đại hội đại
biểu lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã xác định: “ phát triển nông, lâm, ngƣ
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn
mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định kinh tế, xã hội”[10]. Đặc
biệt nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh:
“hiện nay và trong nhiều năm tới đây vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn có tầm chiến lƣợc quan trọng”, “xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch
phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn” [11].
Thực hiện Nghị quyết TW 7 khoá X về “nông nghiệp, nông dân và nông
thôn” thủ tƣớng chính phủ đã ban hành “bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới” (quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009) và “chƣơng trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại quyết định số 800/QĐ - TTg ngày
06/04/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả
nƣớc. Cùng với quá trình thực hiện chủ trƣơng của Đảng về phát triển nông
thôn, huyện Sông Lô đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới (NTM)
xây dựng làng, xã, có cuộc sống ấm no, văn minh, môi trƣờng trong sạch.
Sông Lô là một huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc, đời sống nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất, hạ tầng còn thấp kém.Trong cơ
cấu kinh tế, nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, dân cƣ chủ yếu tập trung ở vùng
nông thôn.Vì vậy việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn lại càng trở
nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

1



Từ năm 2011 huyện Sông Lô đã triển khai, áp dụng mô hình NTM của
chính phủ và đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp
ở địa phƣơng, nếp sống, mức thu nhập tăng cao so với những năm trƣớc.
Ngƣời dân đã áp dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Nhận thức
đƣợc những thuận lợi và khó khăn của địa bàn nông thôn Huyện, Đảng bộ đã
tập trung lãnh đạo và đề ra chủ trƣơng, chính sách để giải quyết vấn đề này,
một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là tập trung xây dựng NTM.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng NTM đã đặt ra rất
nhiều vấn đề cả về lí luận và thực tiễn, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu,
làm rõ vị trí, vai trò, nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với việc
xây dựng NTM. Vì vậy em chọn đề tài “Đảng bộ Huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh
Phúc lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2011 đến năm 2015” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn là vấn đề không mới. Trong mỗi giai
đoạn khác nhau của cách mạng, vấn đề này lại đƣợc đặt ra một cách khác
nhau, mặc dù chúng đều có những mục tiêu chung là làm thay đổi diện mạo
nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đƣa lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, văn minh cho ngƣời nông dân. Tuy nhiên NTM trong giai đoạn hiện
nay đã và đang đặt ra rất nhiều điểm mới. NTM và chƣơng trình xây dựng
NTM là vấn đề có tầm quan trọng chiến lƣợc, mang tính thời sự trong giai
đoạn hiện nay. Đây là một chƣơng trình tổng thể cần huy động sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng là quan trọng
nhất, bởi vậy đã có rất nhiều các công trình đã và đang nghiên cứu.
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phƣơng đối với việc phát
triển nông nghiệp, nông thôn một cách chung chung cũng có một số tác giả
tiến hành nhƣng tiêu biểu nhất là cuốn “lịch sử Đảng bộ Huyện Sông Lô, tỉnh


2


Vĩnh Phúc (2009-2015). Cuốn sách khái quát quá trình Đảng bộ Huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo trong giai đoạn trên.
Tuy nhiên vấn đề “Đảng bộ Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo
xây dựng NTM từ năm 2011 đến năm 2015” là hoàn toàn mới mẻ chƣa có
một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn, đề tài nghiên
cứu làm rõ vị trí, vai trò, nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với
chƣơng trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính trị,
xây dựng đời sống văn hoá nông thôn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đề ra, đề tài cần tập trung thực hiện những vấn đề
cơ bản nhƣ:
- Làm rõ thêm một số vấn đề lí luận cơ bản về vai trò, nội dung, phƣơng
thức lãnh đạo của Đảng về chƣơng trình mô hình xây dựng NTM.
- Trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
trong quá trình xây dựng NTM từ năm 2011 đến năm 2015.
- Trên cơ sở đó đƣa ra một số nhận xét, kinh nghiệm để khắc phục
những hạn chế còn tồn tại trong việc xây dựng NTM của huyện Sông Lô,
tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng Bộ huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đối với việc
xây dựng NTM từ năm 2011 đến năm 2015.


3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
2011 đến năm 2015.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu khoá luận là dựa trên phƣơng pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Để phân tích những nội dung cụ thể của bài khoá luận, em đã sử dụng
nhiều phƣơng pháp nhƣ: Phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu có liên quan đến
vấn đề xây dựng NTM của Đảng để xây dựng cơ sở lí luận cho khoá luận.
6. Ý nghĩa của khoá luận
Đề tài làm rõ vai trò, nội dung, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với
chƣơng trình xây dựng NTM, phân tích tính cấp thiết của việc tăng cƣờng vai
trò của Đảng Bộ cơ sở, đồng thời đƣa ra một số kinh nghiệm để nâng cao vai
trò của Đảng đối với xây dựng NTM trên địa bàn huyện Sông Lô.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của khoá luận gồm có 2 chƣơng.
- Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới
ở huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chƣơng 2. Quá trình Đảng bộ huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo
xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến năm 2015.

4


Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

1.1. Lý luận chung về xây dựng nông thôn
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về xây dựng nông thôn
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình tổ chức,
động viên và tập hợp lực lƣợng đều nhận thức rõ vị trí, vai trò và khả năng
cách mạng to lớn của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng do giai
cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng cộng sản lãnh đạo. Chính trong quá
trình đó, cả C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin đều có những nghiên cứu rất có
giá trị về nông nghiệp. Đặc biệt là về chỉ đạo tổ chức và phát triển kinh tế hợp
tác trong nông nghiệp.
Nông dân, nông thôn là vấn đề rất quan trọng trong liên minh công
nông.Vì vậy Mác -Ăngghen cho rằng trong cuộc cách mạng nếu giai cấp
công nhân không liên minh đƣợc với giai cấp nông dân thì những cuộc cách
mạng vô sản sẽ trở thành bài ca ai điếu, về vấn đề nông dân và nhiệm vụ của
ngƣời cộng sản trong sự nghiệp cách mạng nông dân, nông thôn vẫn mang
tính thời sự.
Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp” viết năm 1894 khi trình bày
những nguyên lý của chính sách nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, Ăngghen chỉ
ra: “Nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông trước hết phải hướng quyền sở
hữu cá thể và nền kinh doanh cá thể vào con đường kinh doanh hợp tác” [16
tr 280]. Ăngghen còn cho rằng:
Chúng ta kiên quyết đứng về phía ngƣời tiểu nông, chúng ta cố tìm đủ
mọi cách làm cho số phận của họ dễ chịu hơn, để cho họ chuyển sang hợp tác
xã đƣợc dễ dàng hơn, nếu họ quyết nhƣ thế [16.Tr310].
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp,
nông thôn, Ăngghen cho rằng: Chúng ta làm nhƣ thế là vì chính ngay lợi ích

5


của Đảng. Vì thế mà sau này, Lênin tiếp tục khẳng định: “Có công nông là có

chính quyền, có tất cả”[29. Tr 180].
Bàn về con đƣờng cơ bản để cải tạo nông dân, trong “Tuyên ngôn thành
lập Hiệp hội công nhân Quốc tế”. C.Mác đã nhấn mạnh: muốn giải phóng
nông dân, quần chúng lao động, thì cần phải phát triển lao động hợp tác trên
quy mô cả nƣớc, bằng con đƣờng kinh tế chứ không phải bằng những biện
pháp tội lỗi với nông dân. Những ngƣời nông dân sau khi thoát khỏi chế độ
bóc lột của chủ nghĩa tƣ bản trở thành những ngƣời nông dân tự do và đƣợc
chia ruộng đất thuộc nhà nƣớc. Nhƣng sự thâm nhập của sản xuất hàng hóa
vào nông nghiệp, sự cạnh tranh giữa nông dân, những cuộc đấu tranh giành
đất đai, đã dẫn đến tình trạng phân hóa trong nông dân: giai cấp tƣ sản nông
dân lấn át trung nông và nông dân nghèo. Đó là vấn đề có tính quy luật. Vì
vậy, chừng nào ngƣời nông dân chƣa trở thành những ngƣời lao động tập thể
trong các hợp tác xã thì chừng đó vẫn còn nguy cơ đói nghèo và bị bóc lột.
Do đó, con đƣờng cơ bản để cải tạo những ngƣời nông dân là tập hợp họ vào
các hợp tác xã.
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện một nƣớc kém phát triển,
trong những năm 1921-1923, V.I. Lênin đƣa ra quan điểm là: Phải bắt đầu từ
nông dân; phải chấn hƣng nông nghiệp và xem đó là giải pháp quan trọng để
thực hiện Chính sách kinh tế mới và chế độ hợp tác xã.
Quan điểm cơ bản về vấn đề nông dân trong chính sách kinh tế mới là:
Lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế, trao quyền tự chủ cho nông
dân, xây dựng mối quan hệ công - nông. Lênin khẳng định: Cải thiện đời sống
của nông dân, bằng cách nâng cao lực lƣợng sản xuất của họ, phải bắt đầu từ
nông dân. Nhƣ vậy chính sách kinh tế mới đã xác định đúng vai trò quyết
định của nông dân trong công cuộc khôi phục, xây dựng đất nƣớc. Quan điểm
chính trị “bắt đầu từ nông dân” của NEP trong chính sách kinh tế mới của

6



Lênin là một trong “những biện pháp cấp tốc, cƣơng quyết nhất, cấp thiết để
cải thiện đời sống của nông dân và nâng cao năng lực sản xuất của họ”.
1.1.2.Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đề cao vai trò của nông dân,
nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp cách mạng:
Phát triển nông nghiệp là việc cực kì quan trọng. Muốn phát triển công
nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc,
làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để tiêu thụ
hàng hóa công nghiệp làm ra [17,tr 180].
Hồ Chí Minh coi phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn
giải quyết mọi vấn đề xã hội. Nông nghiệp giải quyết nhu cầu quan trọng
nhất, cơ bản nhất, cấp thiết nhất của con ngƣời là nhu cầu ăn, mặc, ở. Trong
đó, ăn là nhu cầu đầu tiên. Chỉ khi nào thỏa mãn các nhu cầu ăn (và mặc, ở)
trên một mức độ nhất định thì ngƣời ta mới nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Hồ
Chí Minh viết: sản xuất nông nghiệp trƣớc hết là sản xuất lƣơng thực, là việc
cần thiết nhất cho đời sống nhân dân, là bộ phận quan trọng trong kế hoạch
kinh tế của Nhà nƣớc.
Sau ngày đất nƣớc giành đƣợc độc lập, trong thƣ gửi điền chủ nông gia
Việt Nam ngày 11/4/1946, Hồ Chí Minh đã viết:
Việt Nam là một nƣớc sống về nông nghiệp.Nền kinh tế của ta lấy canh
nông làm gốc.Trong công cuộc xây dựng nƣớc nhà, Chính phủ trông mong
vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.Nông dân ta giàu thì
nƣớc ta giàu.Nông nghiệp ta thịnh thì nƣớc ta thịnh [17. Tr 80].
Ngƣời đã gắn sự giàu có, thịnh vƣợng của nông dân, nông nghiệp với sự
giàu có, thịnh vƣợng của đất nƣớc. Ngƣời đã coi nông nghiệp và nông dân là
lực lƣợng quan trọng góp phần tạo nên sự giàu có cho đất nƣớc ta.
Cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân pháp thắng lợi, miền Bắc
bƣớc vào thời kỳ khôi phục kinh tế, trong lời kêu gọi nông dân thi đua sản

7



xuất và tiết kiệm năm 1956, Ngƣời vẫn nhắc: “khôi phục sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu”. Sau khi công cuộc khôi phục kinh tế kết thúc thành công,
sản xuất trở lại bình thƣờng, đời sống nhân dân bƣớc đầu ổn định. Đất nƣớc ta
bắt đầu bƣớc vào giai đoạn thực hiện các kế hoạch dài hạn, tiến hành công
nghiệp xã hội chủ nghĩa nhằm đƣa nƣớc ta từng bƣớc tiến lên chủ nghĩa xã
hội. Hồ Chí Minh lại nhắc nhở: Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp giống nhƣ
Trung Quốc, Triều Tiên. Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói
chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính.
Trong mối quan hệ hữu cơ giữa ba bộ phận quan trọng nhất của nền kinh
tế quốc dân, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của nông
nghiệp đối với công nghiệp và thƣơng nghiệp.
Hồ Chí Minh luôn coi nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành kinh tế
quan trọng nhất và có tác động với nhau rất mật thiết. Ngƣời đã rất nhiều lần
nêu 9 lên hình ảnh: “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế”.
Ngƣời dùng từ “què”, “khập khễnh” để phê phán sự phát triển không đồng bộ
giữa công nghiệp và nông nghiệp, để lƣu ý đến toàn Đảng, toàn dân phải chú
ý đúng mức đến phát triển nông nghiệp. Là “hai chân của nền kinh tế” phải
phát triển vững chắc cả hai công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau
và cùng nhau phát triển, nhƣ hai chân đi khỏe, đi đều thì tiến bƣớc sẽ nhanh
và nhanh chóng đi đến đích.
Năm 1956, trong lời kêu gọi đồng bào nông dân thi đua sản xuất và tiết
kiệm, Ngƣời đã viết “sản xuất nông nghiệp…giải phóng vấn đề lƣơng thực,
cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi phục tiểu nông nghiệp, thủ công
nghiệp, công nghiệp và cung cấp thổ sản để mở rộng quan hệ buôn bán với
nƣớc ngoài”.
Với Hồ Chí Minh, nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện phải
là nền nông nghiệp phát triển toàn diện, nền nông nghiệp phát triển đó càng


8


không phải trong một nền kinh tế thuần nông mà là trong một nền kinh tế hiện
đại, với sự phong phú về ngành nghề, đa dạng về sản phẩm….Theo Ngƣời:
Sản xuất phải toàn diện, sản xuất thóc là chính, đồng thòi coi trọng hoa màu,
cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ.
Nhƣ vậy, qua các quan điểm trên đây có thể thấy C.Mác, V.Lênin, Hồ
Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Và
trên cơ sở những quan điểm đó, Đảng ta đã tiếp thu, vận dụng một cách có
sáng tạo trong quá trình đề ra đƣờng lối, chủ trƣơng cho việc xây dựng và
phát triển nông nghiệp, nông thôn của nƣớc ta trong giai đoạn mới.
1.1.3. Một số vấn đề cơ bản về chương trình xây dựng nông thôn mới
1.1.3.1. Tiêu chí nông thôn mới
Quán triệt nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 7 (khoá X)
ra nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 đã nêu một cách toàn diện quan
điểm của Đảng ta về xây dựng NTM. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp,
nông dân, nông thôn có vai trò lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta còn là khu vực giàu tiềm
năng và cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn
và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng,
từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Xây dựng
NTM là xây dựng kết cấu hạ tầng- xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.
Ngày 16/4/2009, Thủ tƣớng chính phủ đã kí Quyết định số 491/QĐ-TTg,
ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí và đƣợc chia


9


thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, nhóm tiêu chí về hệ thống
kinh tế - xã hội, nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm tiêu chí về
văn hoá- xã hội- môi trƣờng và nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị. Theo đó,
bộ tiêu chí đƣa ra chỉ tiêu chung cả nƣớc và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng:
Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng.
Các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm:
- Tiêu chí 1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
- Tiêu chí 2. Giao thông.
- Tiêu chí 3. Thuỷ lợi.
- Tiêu chí 4. Điện.
- Tiêu chí 5. Trƣờng học.
- Tiêu chí 6. Cơ sở vật chất văn hoá.
- Tiêu chí 7. Chợ nông thôn.
- Tiêu chí 8. Bƣu điện.
- Tiêu chí 9. Nhà ở dân cƣ.
- Tiêu chí 10. Thu nhập.
- Tiêu chí 11. Hộ nghèo.
- Tiêu chí 12. Cơ cấu lao động.
- Tiêu chí 13. Hình thức tổ chức sản xuất.
- Tiêu chí 14. Giáo dục.
- Tiêu chí 15. Y tế.
- Tiêu chí 16. Văn hoá.
- Tiêu chí 17. Môi trƣờng.
- Tiêu chí 18. Hệ thống tổ chức chính trị- xã hội vững mạnh.

- Tiêu chí 19. An ninh, trật tự xã hội đƣợc bền vững.

10


Ngày 20/2/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành quyết định 342/QĐTTg sửa đổi 5 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết
định số 491/QĐ-TTg. Theo đó, 5 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia và NTM
bao gồm: tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, tiêu chí 10 về thu nhập, tiêu chí 12
về cơ cấu lao động, tiêu chí 14 về giáo dục, và tiêu chí 15 về y tế. Cụ thể:
- Tiêu chí số 12 về “cơ cấu lao động”đƣợc đổi thành tiêu chí “tỷ lệ lao
động có việc làm thường xuyên”.
Theo đó, thay vì tính theo tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh
vực nông, lâm, ngƣ nghiệpthì quy định mới tính theotỷ lệ ngƣời làm việc trên
dân số trong độ tuổi lao động.
Đối với chỉ tiêu này, quyết định nêu rõ chỉ tiêu chung và từng vùng là
đạt từ 90% trở lên.
Về tiêu chí chợ nông thôn, nội dung "chợ đạt chuẩn của Bộ Xây
dựng" đƣợc thay thế bằng nội dung "chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo
quy định".
- Quyết định cũng sửa đổi nội dung "phổ cập giáo dục trung học" trong
tiêu chí về giáo dục thành "phổ cập giáo dục THCS".
- Nội dung tỷ lệ ngƣời dân tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế trong tiêu
chí số 15 về y tế đƣợc sửa đổi thành "Tỷ lệ ngƣời dân tham gia Bảo hiểm y tế"
với chỉ tiêu chung cho cả nƣớc đạt từ 70% trở lên, chỉ tiêu cho các vùng là đạt.
1.1.3.2. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Trong chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày
28/10/2008 của Chính phủ) đã khẳng định: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng NTM với nội dung chính là: Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân

cƣ nông thôn theo hƣớng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi

11


trƣờng sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn. Phát triển đồng bộ hệ thống
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp không gian xây dựng làng (ấp,
thôn bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phƣơng.
Ngày 4/6/2010, thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định số 800/QĐ-TTg phê
duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020
với 11 nội dung, cùng đó là 14 chƣơng trình mục tiêu quốc gia, 16 chƣơng
trình hỗ trợ có mục tiêu triển khai trên địa bàn nông thôn cả nƣớc. Mục tiêu
chung của chƣơng trình đƣợc Đảng ta xác định là: Xây dựng NTM có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ;
an ninh trật tự đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân
ngày càng đƣợc nâng cao; theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Chƣơng trình đề
ra hai mục tiêu cụ thể: đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo
Bộ tiêu chí quốc gia về NTM) và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn
NTM.
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chƣơng trình
tổng thể bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, an
ninh- quốc phòng gồm 11 nội dung (theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/06/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ).
Một là: Quy hoạch xây dựng NTM.
Hai là: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
Ba là: Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Bốn là: Giảm nghèo và an sinh xã hội.

Năm là: Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả
ở nông thôn.

12


Sáu là: Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn.
Bảy là: Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cƣ dân nông thôn.
Tám là: Xây dựng đời sống văn hoá, thông tn và truyền thông nông thôn.
Chín là: Cấp nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.
Mười là:Nâng cao chất lƣợng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính
trị - xã hội trên địa bàn.
Mười một là: Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Chƣơng trình cũng đƣa ra vốn và nguồn vốn thực hiện. Một là: vốn ngân
sách nhà nƣớc (trung ƣơng và địa phƣơng), bao gồm vốn từ các chƣơng trình
mục tiêu quốc gia và chƣơng trình dự án hỗ trợ các mục tiêu đang triển khai
và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo. Hai là: vốn tín dụng bao
gồm tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng thƣơng mại là khoảng 30%. Ba là:
vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cƣ là 10%.
Chủ thể thực hiện chƣơng trình là ngƣời nông dân và cộng đồng dân cƣ.
Họ đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc quyết định, đƣợc làm, đƣợc giám sát và thụ
hƣởng. cấp uỷ, chính quyền xã, chi uỷ, trƣởng thôn là ngƣời trực tiếp chỉ đạo,
tổ chức. Trung ƣơng, tỉnh, huyện giữ vai trò lãnh đạo, hỗ trợ, tập huấn, hỗ trợ
nguồn lực, chỉ đạo, kiểm tra, rút kinh nghiệm, tổ chức thi đua gắn với khen
thƣởng.
1.2. Thực tiễn xây dựng nông thôn của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
trƣớc năm 2011
1.2.1. Khái quát chung về huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Sông Lô là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng

diện tích tự nhiên 150,32 km2 , có 17 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn.
Đó là: Thị trấn Tam Sơn, và các xã: Đông Thịnh, Lãng Công, Nhạo Sơn,
Đồng Quế, Tân Lập, Cao Phong, Hải Lựu, Yên Thạch, Nhân Đạo, Đức Bác,

13


Phƣơng Khoan, Nhƣ Thuỵ, Đôn Nhân, Bạch Lƣu, Quang Yên, Tứ Yên. Trung
tâm huyện Sông Lô cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 30 km về phía Đông Nam.
Phạm vi ranh giới nhƣ sau: đông và đông nam giáp huyện Lập thạch; tây
giáp huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; bắc giáp huyện
Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang.
Địa hình của huyện Sông Lô chia thành ba vùng chính:
Vùng 1: gồm các xã miền núi phía bắc (Hải Lựu, Bạc Lƣu, Đồng Quế,
Nhân Đạo, Lãng Công, Quang Yên). Đây là vùng đồi núi cao xen lẫn các
thung lũng nhỏ hẹp, tầng đất dày, ít bị rửa trôi. Trong vùng còn có các đồi
thấp, tầng đất dày, thích nghi với cây màu lƣơng thực và cây công nghiệp
ngắn ngày.
Vùng 2: gồm các xã Yên Thạch, Đồng Thịnh, Nhạo Sơn, Tân Lập. Tiểu
vùng này có đặc trƣng là đất ruộng và đồi gò xen kẽ nhau, địa hình nhấp nhô,
lƣợn sóng, dốc thoải, bao gồm ruộng bậc thang và những cánh đồng nhỏ hẹp.
Đất nông nghiệp hầu hết là đất bạc màu, nghèo dinh dƣỡng.
Vùng 3: gồm các xã ven Sông Lô (Phƣơng khoan, Đôn Nhân, Thị trấn
Tam Sơn, Nhƣ Thụy, Tứ Yên, Đức Bác, Cao Phong) các xã này có dải đất
phù xa nhỏ hẹp, phân bố không đều phía ngoài đê, hằng năm thƣờng bị xói
mòn. Phía trong đê, phù sa bồi đắp ăn sâu vào các vạt ruộng ven đồi, lẫn sản
phẩm dốc sụ, thành phần đất ven sông phần lớn là cát pha, liên kết dạng viên
xốp, vùng thấp thích hợp trồng lúa, vùng cao thích hợp trồng màu và cây công
nghiệp ngắn ngày.
Diện tích đất nông nghiệp là 6291,96 ha chiếm 42% diện tích đất tự

nhiên; trong đó đất đất trồng cây hàng năm là 4202,78 ha chiếm 67%, đất
trồng cây lâu năm 1946,97 ha chiếm 31%, đất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy
sản 147,92 ha chiếm 2%, diện tích đất nông nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp là 3921,86 ha chiếm 26% diện tích đất tự nhiên;
trong đó đất rừng trồng là 2795,57 ha, đất rừng phòng hộ 1126,29.

14


Đất chuyên dụng là 3326,72 chiếm 22% diện tích đất tự nhiên; trong đó
đất xây dựng cơ quan 16,04 ha, đất thủy lợi và mặt nƣớc chuyên dùng
1319,92, đất di tích lịch sử văn hóa 14,52 ha, đất quốc phòng an ninh 7,15 ha,
đất làm nguyên liệu vật liệu xây dựng 78,2 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa
97,71 ha, đất chuyên dùng khác 1760,78 ha.
Đất ở 478,86 ha chiếm 3% diện tích đất tự nhiên.Đất chƣa sử dụng
976,55 ha chiếm 6% trên tổng diện tích đất tự nhiên.
Đến thời điểm ngày 31/12/2012, diện tích đất nông nghiệp giảm 83,55 ha
trong đó giảm sang nhóm đất phi nông nghiệp là 83,55 ha.
Nhìn chung, sự biến động giữa các loại đất trên địa bàn huyện trong những
năm qua là không lớn, diện tích đất nông nghiệp giảm chủ yếu do sử dụng cho
các mục đích phát triển kinh tế của các tổ chức xã hội và các tổ chức kinh tế trên
địa bàn huyện và các dự án phục vụ cho cầu về đất ở tại địa phƣơng.
Khí hậu Sông Lô là vùng tiếp giáp giữa đồng bắc và tây bắc Việt Nam,
có đặc trƣng đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều vào mùa hè
và hanh khô vào mùa đông. Khí hậu đƣợc chia làm bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ thu - đông.
Nhiệt độ trung bình năm từ 22 -230c (cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và lạnh vào
tháng 12, 1, 2). Nhiệt độ cao nhất là 400c, thấp nhất là 4 - 70c. Số giờ nắng trung
bình 6 - 7h/ngày vào mùa hè, 3 - 4h vào mùa đông. Tổng số giờ nắng là 1.450 1.550 giờ. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.500 - 1.700mm, tập trung chủ yếu từ
tháng 6 đến tháng 8, tháng cao nhất lên đến 355mm (tháng 8), thấp nhất chỉ có
8,3mm (tháng 12). Mƣa lũ tập trung gây ngập úng vùng trũng, sạt lở vùng gò

đồi, mùa khô gây hạn hán cho vùng đất cao. Độ ẩm không khí trung bình là
92%, cao nhất vào tháng 4 (87%), thấp nhất vào tháng 2 (78%).
Có hai hƣớng gió chính thổi trên địa bàn huyện là gió đông nam từ tháng
4 đến tháng 9, và gió đông bắc từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau,

15


thƣờng kéo theo không khí lạnh làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông, lâm
nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Nhìn chung Sông Lô là một huyện miền núi thấp. Toàn huyện có một
con sông lớn là sông Lô cùng với nhiều con suối nhỏ đã góp phần tạo cho
huyện một nguồn nƣớc dồi dào và ổn định quanh năm phục vụ cho hoạt động
sản xuất của ngƣời dân. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại
cây trồng vật nuôi có nguồn gốc khác nhau, tạo điều kiện để phát triển nông
nghiệp, du lịch và đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi
góp phần vào công cuộc xây dựng NTM trong thời kì CNH, HĐH.
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi, điều kiện tự nhiên huyện
Sông Lô có những khó khăn nhất định: Hạn chế nổi bật của khí hậu huyện
Sông Lô là vùng bị hạn của khí hậu đông xuân và đầu vụ mùa trở đi. Với điều
kiện thuỷ văn nhƣ vậy cần phải có những biện pháp hữu hiệu về chuyển đổi
cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn gắn liền với
nhau, tác dụng bổ xung cho nhau cùng phát triển.
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Sông Lô
Dân số: Dân số huyện Sông Lô 95.000 ngƣời trong đó dân số trung bình
thành thị 3.277 ngƣời, dân số trung bình nông thôn 89.789 ngƣời. Mật độ dân
cƣ trung bình toàn huyện là 567,3 ngƣời/km2. Có nhiều dân tộc cùng chung
sống lâu đời bên nhau nhƣ: dân tộc Kinh, Dao, Cao Lan [20].
Lao động: Tính đến năm 2012 tổng số lao động làm việc trong các ngành
kinh tế của huyện là hơn 52.778 ngƣời tăng 2.245 ngƣời so với năm 2009.

Phần lớn lao động tập trung trong khu vực nông lâm - ngƣ nghiệp.
Huyện Sông Lô có dân số 93.065 ngƣời, trong đó dân số trung bình nông
thôn là 89.789 ngƣời, dân số trung bình thành thị 3.277 ngƣời, bằng 3,52%
dân số nông thôn, điều đó cho thấy lao động trong khu vực nông thôn vẫn
chiếm tỷ lệ lớn.

16


Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ và hài hòa với tốc độ tăng
trƣởng kinh tế. Sự nghiệp giáo dục - đạo tạo tiếp tục phát triển, có 100% trẻ 5
tuổi ra lớp, giáo dục phổ thông đã có 37/37 trƣờng đạt chuẩn, 100% trƣờng
học đã đƣợc kiên cố hóa, tỷ lệ tốt nghiệp đạt trên 95%, giáo viên đứng lớp đạt
chuẩn và trên chuẩn chiếm 99,7%.
Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có nhiều tiến
bộ, đã có 17/17 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 15/17 xã có bác sỹ, trẻ em trong
độ tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin đạt 97,9%. Công tác khám
điều trị cho ngƣời nghèo, đối tƣợng chính sách đƣợc chú trọng, các dịch vụ y
tế ngoài công lập phát triển nhanh và đƣợc quản lý chặt chẽ đảm bảo phục vụ
cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Đời sống văn hóa, thể thao ở cơ sở phát triển mạnh, công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh, gia đình
văn hóa đƣợc triển khai thƣờng xuyên và sâu rộng bằng nhiều hình thức khác
nhau, tỷ lệ hội gia đình văn hóa đạt 76,1%, thôn, làng văn hóa đạt 54,9%. Các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống đƣợc bảo
tồn và ngày càng phát triển. Công tác xã hội hóa việc bảo tồn các di tích và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đƣợc trú trọng thƣờng xuyên.
Công tác xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến khích làm giàu
đƣợc tập trung chỉ đạo và đạt kết quả tốt. Nhiều chƣơng trình, chính sách
đƣợc thực hiện cho ngƣời nghèo nhƣ: dạy nghề cho ngƣời nghèo, vay vốn tạo

việc làm, hỗ trợ xóa nhà dột nát, hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật, miễn giảm học
phí cho trẻ em nghèo, bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo.

.

Công tác chính sách xã hội đƣợc quan tâm thực hiện tốt, các phong trào
“đền ơn đáp nghĩa”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển mạnh, hiệu
quả và thiết thực. Chính trị xã hội, an ninh quốc phòng ổn định và giữ vững
tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

17


Nhìn chung, trong bối cảnh một huyện có xuất phát điểm kinh tế thấp,
thuần nông, cơ sở còn lạc hậu, sự tác động bất lợi của tình hình kinh tế đang
trong giai đoạn khủng hoảng, những thành tựu đạt đƣợc trong những năm qua
về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sông Lô đã chứng minh sự nỗ lực
vƣợt khó của Đảng bộ và nhân dân Sông Lô, song để phát triển cần nhìn nhận
đầy đủ những mặt hạn chế và bất cập, để có biện pháp, chính sách tháo gỡ.
Kinh tế có tăng trƣởng nhƣng chƣa thật sự vững chắc, hiện huyện đang
đối mặt với nhiều thách thức: Chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ nhìn chung còn
thấp, tỉ lệ sản phẩm chế biến gia công và thô còn lớn, khả năng mở rộng thị
trƣờng tiêu thụ nông sản còn hạn chế, vùng nguyên liệu, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, năng suất thấp.
Ngoài ra, chất lƣợng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giáo dục phổ thông,
dịch vụ y tế chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện. Nhiều vấn đề trong
quản lí ngành nƣớc, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn tài nguyên khoáng sản, lâm
sản…Thực hiện chƣa hiệu quả. Hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống dân cƣ ở
khu vực nông thôn còn khó khăn.
Thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về chƣơng trình xây dựng

NTM, huyện Sông Lô đang cố gắng nỗ lực để trở thành huyện đi đầu của tỉnh
về thực hiện xây dựng NTM nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…
1.2.2.Tình hình xây dựng nông thôn của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc đồng thời thấm nhuần tƣ tƣởng
chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban thƣờng vụ huyện uỷ đã chỉ đạo các cấp, các ngành
bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là thực hiện công cuộc
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với những quyết sách hợp lí để xây dựng
và phát triển nông thôn đã đƣa nông nghiệp, nông thôn huyện đã có những
bƣớc khởi sắc, đời sống thay đổi lớn so với những giai đoạn trƣớc đó.

18


Sông Lô là huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, có
tổng diện tích đất tự nhiên là 150,32 km2. Dân số thời điểm 31/12/2010 là
89.771 ngƣời.
Từ khi thành lập huyện đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các
dân tộc trong huyện đã đoàn kết, tập trung trí tuệ và các nguồn lực cho phát
triển kinh tế xã hội; nền kinh tế của huyện phát triển nhanh và ổn định, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cơ sở hạ tầng từng bƣớc đƣợc củng
cố, kiện toàn.
Về phát triển nông nghiệp
Phát triển kinh tế nông nghiệp đƣợc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ban
thƣờng vụ huyện uỷ đã tập trung cao độ trí tuệ, kinh nghiệm chỉ đạo quyết liệt
để duy trì tốc độ phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định an ninh lƣơng thực và
không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Ban chấp hành, ban thƣờng vụ huyện uỷ đặc biệt quan tâm chỉ đạo toàn
diện phát triển nông nghiệp, nông thôn, triển khai sâu rộng Nghị quyết số 03NQ/TU của Tỉnh uỷ về nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông
dân giai đoạn 2006- 2010, định hƣớng đến năm 2020; Chỉ đạo thực hiện có

hiệu quả các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với nông nghiệp, nông thôn
và nông dân. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Quy
hoạch 6 khu chăn nuôi tập trung và vùng sản xuất hàng hoá. Chú trọng tuyên
truyền, phổ biến áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Quan tâm
đặc biệt đến công tác thuỷ lợi, coi đây là biện pháp hàng đầu để phát triển
nông nghiệp ổn định, bền vững. Kết quả:
Sản xuất nông nghiệp của huyện đang từng bƣớc chuyển dịch theo
hƣớng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm, song tỷ trọng hàng hóa
trong sản phẩm nông nghiệp chƣa cao (chỉ chiếm gần 23%). Đây là ngành có
đóng góp lớn đến tăng trƣởng kinh tế, giải quyết lao động và đảm bảo an toàn
lƣơng thực cho huyện.

19


Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt: 1.147,03 tỷ đồng, tăng 678,79 tỷ
đồng so với năm 2006 (năm 2006: 468,24 tỷ đồng); tốc độ phát triển bình
quân 5 năm đạt 15,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu năm 2010 đạt 13,58
triệu đồng/ngƣời/năm, tăng 8,09 triệu đồng so với năm 2006. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Năm 2006, cơ cấu nông lâm nghiệp có tỷ trọng: 60,05%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 19,96%,
dịch vụ thƣơng mại: 19,99%; năm 2010 cơ cấu tỷ trọng tƣơng ứng đạt: nông lâm nghiệp: 48,39%; Công nghiệp và xây dựng: 25,34%, dịch vụ: 26,27%. Cơ
sở hạ tầng từng bƣớc đƣợc củng cố, đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc
cải thiện [27. Tr 5].
Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm 2010 ƣớc đạt 5.420 ha, tăng 156,2
ha so với năm 2005; năng suất lúa bình quân hàng năm tăng: Năm 2010 ƣớc
đạt 48,6 tạ/ha, tăng 5,76 tạ/ha so với năm 2005; diện tích lạc 732,19 ha; năng
suất đạt 17,3 tạ/ha. Các cây trồng nơi đây thời gian qua cả diện tích và năng
suất đều tăng cho thấy huyện đã biết ứng dụng khoa học công nghệ về cây
trồng, phân bón, thuốc trừ sâu... để nâng cao năng suất cây trồng [27. Tr 6].

Bên cạnh cây lúa, loại cây công nghiệp dài ngày có diện tích và sản
lƣợng lớn của huyện là cây mía, cây nhãn, vải thiều đem lại giá trị kinh tế cao
cho huyện. Ngoài ra, ở huyện cũng trồng một số cây công nghiệp dài ngày
nhƣ cam, chanh nhƣng sản lƣợng không đáng kể, chủ yếu phục vụ nhu cầu
cho nhân dân trong huyện.
Chăn nuôi là thế mạnh của huyện luôn đƣợc quan tâm. Các cấp uỷ đảng
từ huyện đến cơ sở chỉ đạo tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm; so với năm 2006: đàn trâu tăng 2,2%; đàn bò tăng 7,8%; đàn lợn
tăng 26,1%; đàn gia cầm tăng 15,5%. Trong những năm gần đây, phong trào
chăn nuôi các loại động vật có giá trị kinh tế cao nhƣ nhím, rắn...trên địa bàn

20


×