Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ - QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI ĐỐI VỚI BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.14 KB, 126 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


Vũ THị THU

QUảN Lý CủA Sở CÔNG THƯƠNG Hà NộI
ĐốI VớI BáN HàNG BìNH ổN GIá
Chuyên ngành: QUản trị KINH DOANH THƯƠNG MạI

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. HOàNG ĐứC THÂN

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác
Tác giả

Vũ Thị Thu


LỜI CÁM ƠN
Để hồn thành bản luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng tới
tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu.
Trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – GS.TS. Hồng
Đức Thân người đã hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành


luận văn.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo của Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vơ cùng có ích
trong những năm học vừa qua.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia
sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành luận án.
Hà Nội, ngày 26

tháng 10 năm 2015

Tác giả

Vũ Thị Thu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
3.Một số bài báo, tạp chí trên các báo như Báo vov.vn có bài “Hà Nội cho vay
519,5 tỷ đồng dự trữ hàng bình ổn giá”, báo laodong.com.vn có bài “Hà
Nội:Đảm bảo đủ hàng tại 41 điểm bán hàng bình ổn giá” cho ta những thơng
tin cập nhật nhất về bán hàng bình ổn giá trên thị trường Hà Nội. Tác giả Thu
Thùy có bài báo “Bình ổn giá cả dịp Tết- bao giờ ra khỏi lối mòn?” cho thấy
cách tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế của chương trình bình ổn giá............3
CHƯƠNG 1.............................................................................................................6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ...................................6
ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ ......................................6
CHƯƠNG 2...........................................................................................................33
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI ĐỐI VỚI
BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ.................................................................................34

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG .....................................82
QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI ĐỐI VỚI ..............................82
BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ.................................................................................82
KẾT LUẬN..........................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................110
1.Bình ổn giá – Góc nhìn lý luận và thực tiễn chính sách ở thành phố Hồ Chí
Minh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển tập 177 số 3, 52-56, 2012........................110
6.Góp phần bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, Tạp chí tài chính, 2014
..............................................................................................................................110
19.Tạp chí kinh tế năm Giáp Ngọ VTV1 3/2/2014............................................111


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11

Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14

Kết quả thực hiện bán hàng bình ổn giá của thành phố Hồ Chí Minh
...........................................................Error: Reference source not found
Lượng giao thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng
lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh năm 2015 và tết Bính Thân 2016...Error: Reference source not
found
Tình hình thị trường Hà Nội..........Error: Reference source not found
Tổng hợp kết quả bán hàng bình ổn qua các nămError: Reference source
not found
Số điểm bán hàng bình ổn giá các năm. . .Error: Reference source not
found
Số điểm bán hàng tại khu công nghiệp khu chế xuất, bếp ăn tập thể
và điểm bán hàng liên doanh liên kết, số chuyến bán hàng lưu động
........................................................Error: Reference source not found
Khối lượng hàng bán bình ổn giá sử dụng ngân sách thành phốError:
Reference source not found
Lượng hàng dự kiến thực hiện bình ổn thị trường của DN tham gia
mà không tạm ứng vốn..................Error: Reference source not found
Lượng hàng dự kiến thực hiện bình ổn thị trường của DN tham gia
theo hình thức kết nối ngân hàng vay vốn sản xuất kinh doanh.Error:
Reference source not found
Số lượng các doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn giá.......Error:
Reference source not found
Danh sách các doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn giá trên địa
bàn Hà Nội năm 2015....................Error: Reference source not found
Tổng hợp các văn bản pháp qui của thành phố Hà Nội về bán hàng

bình ổn giá......................................Error: Reference source not found
Tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát của Sở công thương Hà Nội
........................................................Error: Reference source not found
Tổng kêt các hình thức vi phạm....Error: Reference source not found
Kết quả xử lý vi phạm bán hàng bình ổn. Error: Reference source not
found
Giá bán hàng bình ổn tại thời điểm tháng 12/2013 và tháng 12/2014


...........................................................Error: Reference source not found

HÌNH
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
3.Một số bài báo, tạp chí trên các báo như Báo vov.vn có bài “Hà Nội cho vay
519,5 tỷ đồng dự trữ hàng bình ổn giá”, báo laodong.com.vn có bài “Hà
Nội:Đảm bảo đủ hàng tại 41 điểm bán hàng bình ổn giá” cho ta những thông
tin cập nhật nhất về bán hàng bình ổn giá trên thị trường Hà Nội. Tác giả Thu
Thùy có bài báo “Bình ổn giá cả dịp Tết- bao giờ ra khỏi lối mòn?” cho thấy
cách tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế của chương trình bình ổn giá............3
CHƯƠNG 1.............................................................................................................6
CHƯƠNG 1.............................................................................................................6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ...................................6
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ...................................6
ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ ......................................6
ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ ......................................6
CHƯƠNG 2...........................................................................................................33
CHƯƠNG 2...........................................................................................................33

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI ĐỐI VỚI
BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ.................................................................................34
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI ĐỐI VỚI
BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ.................................................................................34
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG .....................................82
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG .....................................82
QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI ĐỐI VỚI ..............................82
QUẢN LÝ CỦA SỞ CƠNG THƯƠNG HÀ NỘI ĐỐI VỚI ..............................82
BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ.................................................................................82


BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ.................................................................................82
KẾT LUẬN..........................................................................................................108
KẾT LUẬN..........................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................110
1.Bình ổn giá – Góc nhìn lý luận và thực tiễn chính sách ở thành phố Hồ Chí
Minh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển tập 177 số 3, 52-56, 2012........................110
6.Góp phần bình ổn thị trường, ổn định kinh tế vĩ mơ, Tạp chí tài chính, 2014
..............................................................................................................................110
19.Tạp chí kinh tế năm Giáp Ngọ VTV1 3/2/2014............................................111

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt
TT
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.

Chữ viết tắt
BOG
BOTT
CP
CT
DN
HĐND
KCX-KCN
QLNN
SĐT
TNHH
TP
TPHCM
TTTM
TTVN
UBND
XTTM


Đầy đủ tiếng Việt
Bình ổn giá
Bình ổn thị trường
Cổ phần
Chương trình
Doanh nghiệp
Hội đồng nhân dân
Khu cơng nghiệp – khu chế xuất
Quản lý nhà nước
Số điện thoại
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm thương mại
Thông tấn Việt Nam
Ủy ban nhân dân
Xúc tiến thương mại

2. Tiếng Anh
TT
1.
2.

Chữ viết tắt
Đầy đủ tiếng Anh
CPI
Consumer price index
FTA
Free trade agreement


Nghĩa tiếng Việt
Chỉ số giá tiêu dùng
Hiệp định thương mại tự do


3.

TPP

4.

WTO

Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
Worrld Trade Organnization

Hiệp định đối tác chiến lược kinh
tế xuyên Thái Bình Dương
Tổ chức thương mại thế giới


TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


Vũ THị THU

QUảN Lý CủA Sở CÔNG THƯƠNG Hà NộI
ĐốI VớI BáN HàNG BìNH ổN GIá

Chuyên ngành: QUản trị KINH DOANH THƯƠNG MạI

Hà Nội - 2015


i

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết cuả đề tài
Hà Nội thực hiện chương trình bán hàng bình ổn giá từ năm 2007, chủ yếu
triển khai vào các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, đến năm 2010 chương
trình được thực hiện trong 10 tháng với mục đích đảm bảo nguồn hàng thiết yếu đầy
đủ, chất lượng tốt, giá cả ổn định để phục vụ tiêu dùng, đời sống nhân dân. Chương
trình bình ổn giá của thành phố đã có tác dụng rõ ràng khi mà người dân được mua
những mặt hàng thiết yếu với giá cả ổn định trong thời buổi bão giá, góp phần ổn
định tâm lý nhân dân thủ đơ. Để có được thành tựu đó, khơng thể khơng kể đến sự
quản lý của Sở công thương thành phố với bán hàng bình ổn giá trên địa bàn Hà
Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả như vậy, sự quản lý của sở cơng thương
thành phố Hà Nội vẫn cịn những điểm hạn chế như công tác tuyên truyền chưa
thường xuyên nên chưa thu hút được nhiều DN tham gia; một số DN có hệ thống
phân phối lớn chưa tích cực tham gia chương trình nên nguồn cung hàng bình ổn
bị ảnh hưởng khi có tình hình biến động lớn về giá; việc tiếp cận, việc mua sắm
hàng bình ổn giá của người dân vùng ngoại thành còn hạn chế; vẫn còn có những
đối tượng lợi dụng bán hàng bình ổn giá để trục lợi, vấn nạn hàng giả hàng nhái
vân luôn nhức nhối; cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, xử lý vi phạm trong
bán hàng bình ổn vẫn chưa kịp thời. Những vấn đề mà thực tế đặt ra đó, càng địi
hỏi hơn nữa sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, mà ở đây trực tiếp
nhất là sở công thương thành phố Hà Nội. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế
giới có nhiều biến động và giá cả các mặt hàng huyết mạch như xăng dầu và điện
của Việt Nam tăng giá thì các chương trình bình ổn giá càng có ý nghĩa lớn hơn,

nhất là với địa bàn Hà Nội-trái tim của cả nước. Vậy làm thế nào để sở công thương
thành phố Hà Nội phát huy vai trị quản lý của mình nhằm hạn chế những tồn tại ở
trên? Để những chương trình này phát huy được tác dụng lớn nhất? Để nhân dân thủ
đơ hưởng được nhiều lợi ích nhất? Luận văn “Quản lý của Sở Công Thương Hà Nội
đối với bán hàng bình ổn giá” sẽ đưa ra những nhận định và giải pháp kiến nghị
cho những vấn đề trên


ii

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đề
xuất kiến nghị, giải pháp tăng cường quản lý của sở công thương thành phố Hà Nội
đối với bán hàng bình ổn giá.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu chung, luận văn có những mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hố lý luận về quản lý nhà nước đối với bán hàng bình ổn giá.
- Nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương về quản lý của sở công thương
đối với bán hàng bình ổn giá.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của sở công thương Hà Nội đối với
bán hàng bình ổn giá .
- Đề xuất kiến nghị, giải pháp tăng cường sự quản lý của sở công thương Hà
Nội đối với bán hàng bình ổn giá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơng tác
bán hàng bình ổn giá trên địa bàn Hà Nội với sự quản lý của Sở công thương Hà Nội;
- Tài liệu và số liệu sử dụng để nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong giai đoạn
từ 2010 đến 2014.
4.Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
 Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà nước địa phương đối với
bán hàng bình ổn giá
 Chương 2: Thực trạng quản lý của sở công thương Hà Nội đối với bán
hàng bình ổn giá.
 Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường sự quản lý của sở cơng
thương Hà Nội đối với bán hàng bình ổn giá.


iii

5. Tóm tắt nội dung các chương
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà nước địa phương đối với bán
hàng bình ổn giá
Chương 1 trình bày những nét cơ bản của Quản lý nhà nước với bình ổn giá cả ;
nội dung quản lý nhà nước địa phương đối với bán hàng bình ổn giá; cơ sở xác định mặt
hàng bình ổn, giá cả bình ổn và trường hợp bình ổn; kinh nghiệm của một số địa phương
trong bán hàng bình ổn giá. Các điểm chính của chương 1 có thể rút ra:
Nhà nước cần quản lý giá cả thị trường bởi vì nếu hệ thống giá cả vận hành
khơng hợp lý cũng có thể dẫn đến suy thối, khủng hoảng và thậm chí phá hủy cả
một hệ thống kinh tế. Mặt tiêu cực của giá cả, nó có thể phân bổ nguồn lực của nền
kinh tế khơng đúng. Vì tính tự phát của giá cả có thể dẫn tới những cơn sốt giá hoặc
giảm giá sâu. Một trong hai trường hợp này xảy ra đều đưa lại những hệ lụy không
tốt cho kinh tế vĩ mô, cho sản xuất kinh doanh và cho người tiêu dùng. Việc quản lý
giá cả có thể được thực hiện bằng các phương pháp: Quỹ bình ổn thị trường, định
giá, trợ giá, thuế.
Để hạn chế sự tăng giá đột biến trong những dịp lễ tết, Nhà nước có chính
sách triển khai chương trình bán hàng bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu.
Mục tiêu của Chương trình là tạo nguồn hàng ổn định cung ứng cho thị trường

nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, tránh thiếu hàng gây sốt giá, nhất là trong những
dịp cao điểm như lễ, Tết…, qua đó góp phần bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế
lạm phát và bảo đảm an sinh xã hộiTheo đó, Nhà nước (UBND cấp tỉnh) ứng vốn
ngân sách tạm thời nhàn rỗi hoặc sử dụng ngân sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân
hàng cho các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia Chương trình. Các doanh
nghiệp tham gia Chương trình có trách nhiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ
lượng hàng hố (thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá của Chương trình), bảo đảm
số lượng, chất lượng, giá cả và các điều kiện khác của Chương trình; đăng ký giá và
cam kết bán hàng bình ổn giá với giá thấp hơn giá thị trường từ 5-10% hoặc 15%
Chương trình bán hàng bình ổn giá được thực hiện khá thành cơng ở Thành
phố Hồ Chí Minh đã mang lại những bài học ý nghĩa cho các địa phương khác trong


iv

cả nước. Trong đó, có thể kể đến như Sở cơng thương giữ vai trị kết nối các doanh
nghiệp tham gia bình ổn tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ các ngân hàng thay vì
phải ứng vốn từ ngân sách. Cần đặc biệt chú ý đến nguồn hàng bình ổn. Chú trọng
tạo ra và phát triển các mơ hình liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà phân
phối, góp phần nâng cao quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa TP và các địa
phương; giúp các DN an tâm đầu tư con giống, công nghệ và trang thiết bị hiện đại
cho quá trình sản xuất, chăn nuôi; tạo điều kiện cho các DN chủ động phối hợp, liên
kết với các DN tỉnh bạn để có thêm nguồn hàng thực hiện bình ổn.
Chương 2: Thực trạng quản lý của Sở Công Thương Hà Nội đối với bán
hàng bình ổn giá
Chương 2 trình bày những kết quả của chương trình bán hàng bình ổn giá;
phân tích thực trạng quản lý của Sở Công Thương Hà Nội đối với BHBOG; những
thành tựu cũng như hạn chế trong quản lý BHBOG, từ đó chỉ ra ngun nhân của
hạn chế này.
Nhìn tổng thể, chương trình bình ổn giá đã góp phần tích cực vào việc giữ ổn

định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương; đồng
thời, có sức lan tỏa đối với các địa phương lân cận và trên phạm vi cả nước. Hiệu
quả xã hội, việc làm, thu nhập, kiềm chế lạm phát của của Chương trình này là rất
lớn. Điều đó thể hiện rất rõ vai trị quản lý của Sở Cơng Thương Hà Nội đối với bán
hàng bình ổn giá trên địa bàn. Công tác quản lý của Sở cơng thương Hà Nội đối với
bán hàng bình ổn giá có những tiến bộ. Sở cơng thương đã tích cực tham mưu cho
UBND Thành phố Hà Nội nhiều chủ trương chính sách bán hàng bình ổn hợp lý.
Bán hàng bình ổn giá đã góp phần hạn chế sốt giá các mặt hàng thiết yếu. Chương
trình bình ổn giá cho phép người tiêu dùng có cơ hội mua hàng hố thiết yếu với giá
thấp hơn thị trường 5%-10% hoặc 15%, nhất là người lao động, người thu nhập
thấp; Các tình huống thiếu hàng, sốt giá được hạn chế. Chương trình bình ổn giá
ngày càng hướng đến phục vụ người có thu nhập thấp, tập trung vào người tiêu
dùng ngoại thành, các khu công nghiệp, khu đông dân cư.


v

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quản lý của Sở cơng thương Hà Nội
đối với bán hàng bình ổn giá còn những hạn chế sau đây: Một số cơ chế chính sách
trong bán hàng bình ổn giá cịn bất cập, chậm bổ sung, đổi mới. Thủ tục hành
chính đối với bán hàng bình ổn giá cịn nhiều phức tạp. Thủ tục hành chính đã
có những đổi mới những vẫn còn rườm rà, gây mất thời gian cho doanh nghiệp.
Tính cơng khai minh bạch trong bán hàng bình ổn giá, nhất là vấn đề tài chính
cịn hạn chế. Việc dùng tiền ngân sách để chi cho doanh nghiệp thực hiện hoạt
động bán hàng bình ổn giá gây ra tình trạng sự cạnh tranh khơng bình đẳng
giữa các doanh nghiệp. Điều tiết bán hàng bình ổn giá theo thời gian, theo khu
vực ngoại thành còn bất cập. Sở đã chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia bình ổn
đưa hàng về vùng sâu vùng xa nhưng có thể thấy điểm bán hàng bình ổn giá
mới vẫn cịn tập trung chủ yếu ở các trung tâm thương mại, đô thị lớn, trong
khi nông dân, người thu nhập thấp và người nghèo lại tập trung ở nơng thơn,

vùng sâu vùng xa nên ít có điều kiện tiếp cận Chương trình.
Ngun nhân của những hạn chế trên là do cả nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan. Đó là do sự phức tạp của thị trường Hà Nội, do ý
thức tham gia của các DN, do diễn biến bất ngờ của cung cầu thị trường, do
nguồn tài chính hạn hẹp.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý của Sở Công
Thương Hà Nội đối với BHBOG
Chuong 3 đã trình bày những nội dung chủ yếu: Quan điểm, phương hướng
phát triển bán hàng bình ổn giá trên thị trường Hà Nội; giải pháp tăng cường quản
lý của sở công thương Hà Nội đối với bán hàng bình ổn giá; các kiến nghị với cơ
quan liên quan.
Tập trung BOTT từ gốc của sản xuất, hỗ trợ vốn cho người sản xuất, cho vận
chuyển. Đẩy mạnh tổ chức kết nối cung cầu, ổn định thị trường giữa các doanh
nghiệp (DN) sản xuất với phân phối. Hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống phân
phối, hệ thống chuyên doanh theo ngành hàng, kinh doanh tổng hợp, phát triển theo
địa bàn thành thị, nông thôn; kết hợp các phương thức kinh doanh: Trung tâm thương


vi

mại hiện đại có quy mơ lớn, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các loại chợ đầu mối, chợ
bán bn, bán lẻ...) Phát triển bán hàng bình ổn giá của Hà Nội với sự tham gia tích
cực nhiều thành phần kinh tế, theo hướng Nhà nước tạo ra môi trường cho mọi thành
phần kinh tế đều được tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh và bình đẳng trước pháp
luật Khuyến khích việc xã hội hóa Chương trình thơng qua các chính sách ưu đãi về
thuế, mặt bằng, hỗ trợ thông tin tuyên truyền đối với các đơn vị tham gia Chương
trình khơng nhận vốn vay từ ngân sách hoặc tạo điều kiện để các doanh nghiệp được
vay với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng thương mại trên địa bàn. Tiếp tục hoàn thiện nội
dung quản lý của Nhà nước đối với bán hàng bình ổn giá
Các giải pháp tăng cường quản lý của sở công thương Hà Nội đối với bán

hàng bình ổn giá: Hồn thiện cơ chế chính sách cơng cụ hành chính và pháp chế
cho bán hàng bình ổn giá; Qui hoạch và đầu tư để phát triển các điểm bán hàng
bình ổn giá; Quản lý điều tiết để đưa hàng bình ổn đến vùng sâu vùng xa và các đối
tượng có thu nhập thấp; Tổ chức thực hiện các chương trình bổ sung gắn liền với
chương trình bán hàng bình ổn giá; Phát triển các gói tín dụng hỗ trợ cho doanh
nghiệpsản xuất kinh doanh bán hàng bình ổn giá; Nâng cao hiệu quả cơng tác
thơng tin tun truyền bán hàng bình ổn giá; Tăng cường công tác dự báo thị
trường; Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đối với thị trường cũng như đối với
bán hàng bình ổn giá
Để các giải pháp trên được thực thi thì rất cần sự vào cuộc, sự phối hợp của
Chính phủ và các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan, tác giả cũng đưa ra những
kiến nghị cho vấn đề này.


TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


Vũ THị THU

QUảN Lý CủA Sở CÔNG THƯƠNG Hà NộI
ĐốI VớI BáN HàNG BìNH ổN GIá
Chuyên ngành: QUản trị KINH DOANH THƯƠNG MạI

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. HOàNG ĐứC THÂN

Hà Nội - 2015


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bán hàng bình ổn giá là một chương trình được chính phủ Việt Nam thực
hiện từ năm 2002. Đây là một chương trình cần thiết và rất có ý nghĩa đối với đời
sống nhân dân trong nước khi mà Việt Nam là một đất nước mà thu nhập bình quân
của người dân vừa mới ra khỏi khu vực các nước kém phát triển, bước vào nhóm
nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (thấp) từ năm 2010 với mức thu
nhập bình quân đầu người là 1.068 USD. Kể từ khi chương trình bình ổn giá đầu
tiên được thực hiện, đến nay các địa phương của nước ta đã có hơn 10 năm triển
khai bình ổn giá những dịp trước, trong và sau Tết. Chương trình bình ổn giá những
năm qua đã góp phần ổn định thị trường, kiềm chế mức tăng chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), khơng xảy ra tình trạng thiếu hàng, thúc đẩy sản xuất, lưu thơng hàng hóa,
kích cầu tiêu dùng và đảm bảo an sinh xã hội.
Hà Nội cùng với thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố đi đầu
trong cả nước về bán hàng bình ổn giá. Thủ đơ thực hiện chương trình bán hàng
bình ổn giá từ năm 2007, chủ yếu triển khai vào các tháng cuối năm và dịp Tết
Nguyên đán, đến năm 2010 chương trình được thực hiện trong 10 tháng với mục
đích đảm bảo nguồn hàng thiết yếu đầy đủ, chất lượng tốt, giá cả ổn định để phục
vụ tiêu dùng, đời sống nhân dân. Chương trình bình ổn giá của thành phố đã có tác
dụng rõ ràng khi mà người dân được mua những mặt hàng thiết yếu với giá cả ổn
định trong thời buổi bão giá, góp phần ổn định tâm lý nhân dân thủ đơ.
Để có được thành tựu đó, khơng thể khơng kể đến sự quản lý của Sở công
thương thành phố với bán hàng bình ổn giá trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả như vậy, sự quản lý của sở cơng thương thành phố Hà Nội
vẫn cịn những điểm hạn chế như công tác tuyên truyền chưa thường xuyên nên
chưa thu hút được nhiều DN tham gia; một số DN có hệ thống phân phối lớn
chưa tích cực tham gia chương trình nên nguồn cung hàng bình ổn bị ảnh hưởng
khi có tình hình biến động lớn về giá; việc tiếp cận, việc mua sắm hàng bình ổn



2

giá của người dân vùng ngoại thành còn hạn chế; vẫn cịn có những đối tượng lợi
dụng bán hàng bình ổn giá để trục lợi, vấn nạn hàng giả hàng nhái vân ln nhức
nhối; cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, xử lý vi phạm trong bán hàng bình
ổn vẫn chưa kịp thời. Những vấn đề mà thực tế đặt ra đó, càng địi hỏi hơn nữa
sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, mà ở đây trực tiếp nhất là sở công
thương thành phố Hà Nội.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và giá cả các
mặt hàng huyết mạch như xăng dầu và điện của Việt Nam tăng giá thì các chương
trình bình ổn giá càng có ý nghĩa lớn hơn, nhất là với địa bàn Hà Nội-trái tim của cả
nước. Vậy làm thế nào để sở công thương thành phố Hà Nội phát huy vai trò quản
lý của mình nhằm hạn chế những tồn tại ở trên? Để những chương trình này phát
huy được tác dụng lớn nhất? Để nhân dân thủ đơ hưởng được nhiều lợi ích nhất?
Luận văn “Quản lý của Sở Công Thương Hà Nội đối với bán hàng bình ổn giá” sễ
đưa ra những nhận định và giải pháp kiến nghị cho những vấn đề trên.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Bán hàng bình ổn giá đang là một trong những chương trình được quan tâm
hàng đầu của chính phủ cũng như của toàn bộ người dân trong nước. Liên quan đến
đề tài luận văn đã có một số cơng trình nghiên cứu, sách, báo, bài tham luận ở nhiều
cuộc hội thảo với cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu ra một số cơng
trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này như:
1. Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu ở Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ, tác giả Bùi Hữu Quyền, năm 2011. Từ thực trạng quản lý giá xăng dầu ở
Việt Nam kết hợp với kinh nghiệm quản lý giá xăng dầu ở một số quốc gia trên thế
giới, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, Việt Nam ta là nước
nhập khẩu gần như 100% xăng dầu trong khi có dầu mỏ, tác giả đã đưa ra những
giải pháp quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu Việt Nam.
2. Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa

bàn Hà Nội đến năm 2020, Luận văn tiến sĩ kinh tế, Tác giả Nguyễn Mạnh Hoàng.


3

Thương mại Hà Nội góp phần đắc lực vào cải thiện chất lượng cuộc sống của người
dân Hà Nội cũng như đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp khơng nhỏ
vào tăng trưởng GDP của Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung. Để ngày
càng phát triển thương mại Hà Nội nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của WTO, thì vai trò quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn thủ
đơ càng quan trọng và có những duy trì và đổi mới phù hợp bắt kịp thời đại hơn.
Tác giả đã đưa ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề này.
3. Một số bài báo, tạp chí trên các báo như Báo vov.vn có bài “Hà Nội cho
vay 519,5 tỷ đồng dự trữ hàng bình ổn giá”, báo laodong.com.vn có bài “Hà
Nội:Đảm bảo đủ hàng tại 41 điểm bán hàng bình ổn giá” cho ta những thơng tin
cập nhật nhất về bán hàng bình ổn giá trên thị trường Hà Nội. Tác giả Thu Thùy có
bài báo “Bình ổn giá cả dịp Tết- bao giờ ra khỏi lối mòn?” cho thấy cách tổ chức
thực hiện còn nhiều hạn chế của chương trình bình ổn giá.
Các tác phẩm trên đã nghiên cứu về bán hàng bình ổn giá, phân tích thực
trạng bán hàng bình ổn, đúc kết kinh nghiệm thực hiện chương trình.Từ đó, đưa ra
hệ thống các giải pháp cơ bản để giúp các địa phương khác thực hiện tốt hơn. Tuy
nhiên, những tài liệu này đều chưa đi phân tích vào hoạt động bán hàng bình ổn cụ
thể tại địa bàn Hà Nội, cũng như chưa làm rõ vai trị quản lý của sở cơng thương đối
với hoạt động này. Hiện nay cũng chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ về công
tác bán hàng bình ổn giá. Chính vì vậy, trong giới hạn của luận văn này, tác giả sẽ
nghiên cứu, phân tích, luận giải các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động bán hàng
bình ổn giá và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý của sở công thương
để phát huy tác dụng của hoạt động này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng, luận văn đề
xuất kiến nghị, giải pháp tăng cường quản lý của sở công thương thành phố Hà Nội
đối với bán hàng bình ổn giá.


4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu chung, luận văn có những mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hoá lý luận về quản lý nhà nước đối với bán hàng bình ổn giá.
- Nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương về quản lý của sở công thương
đối với bán hàng bình ổn giá.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của sở công thương Hà Nội đối với
bán hàng bình ổn giá .
- Đề xuất kiến nghị, giải pháp tăng cường sự quản lý của sở cơng thương Hà
Nội đối với bán hàng bình ổn giá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơng tác
bán hàng bình ổn giá trên địa bàn Hà Nội với sự quản lý của Sở công thương Hà Nội;
- Tài liệu và số liệu sử dụng để nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong giai đoạn
từ 2010 đến 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng đồng bộ hệ thống các
phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp khảo sát thực tế: Tác giả trực tiếp đến các điểm bán hàng bình ổn
giá và đến Sở công thương Hà Nội để nắm được cơng tác quản lý đối với bán hàng
bình ổn giá của Sở cơng thương Hà Nội, từ đó thu thập các dữ liệu sơ cấp ban đầu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tác giả đã gặp những cán bộ trực tiếp
thực hiện công tác quản lý chương trình bán hàng bình ổn giá thuộc phịng Quản lý
thương mại của Sở Cơng thương Hà Nội để có được các thông tin xác đáng và thực

tế nhất. Bên cạnh đó tác giả tham khảo thêm các thơng tin trên các báo, tạp chí, các
báo cáo tổng kết chương trình bình ổn thị trường. Các số liệu thu thập được đưa vào
máy tính rồi xử lý bằng phần mềm excel để tính tốn các chỉ tiêu cần thiết.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu: Các số liệu thu thập được đã
được phân tích, tổng hợp từ đó đánh giá, nhận xét các kết quả đạt được. Trên cơ sở
đó tìm ra hướng giải quyết các vấn đề mà đề tài quan tâm.


5

- Phương pháp mơ hình hóa: sử dụng các bảng và hình minh hoạ nhằm tăng
thêm tính trực quan và thuyết phục trong quá trình nhận xét, đánh giá.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
 Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý nhà nước địa phương đối với
bán hàng bình ổn giá
 Chương 2: Thực trạng quản lý của sở công thương Hà Nội đối với bán
hàng bình ổn giá.
 Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường sự quản lý của sở công
thương Hà Nội đối với bán hàng bình ổn giá.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI BÁN HÀNG BÌNH ỔN GIÁ
1.1. Quản lý nhà nước với bình ổn giá cả thị trường
1.1.1. Cơ chế hình thành giá cả thị trường và tính tự phát của giá cả thị trường

1.1.1.1 Cơ chế hình thành giá cả thị trường
Hàng hoá là sản phẩm của lao động mà, một là, nó có thể thoả mãn được
nhu cầu nào đó của con người, hai là nó được sản xuất ra khơng phải để
người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà là để bán.
Hàng hố có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là
cơng dụng của sản phẩm có thể thảo mãn một nhu cầu nào đó của can người ví dụ
như: cơm để ăn, áo để mặc, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất.
Công dụng của sản phẩm do thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quyết định.
Theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, con người càng phát hiện ra thêm
những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính
đó. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng. Nó là nội dung
của của cải, khơng kể hình thức xã hội của cải ấy như thế nào. Với ý nghĩa như
vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
Một sản phẩm đã là hàng hố thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng
khơng phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hố.
Khơng khí rất cần thiết cho cuộc sống con người, nhưng không phải là hàng hố.
Trong kinh tế hàng hóa. Giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Như vậy giá trị
trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử
dụng khác. Ví dụ như: một rìu trao đổi với 20 kg thóc. Tại sao rìu và thóc là hai
giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi với nhau và tại sao lại trao đổi theo tỷ
lệ 1 rìu = 20 kg thóc. Hai giá trị sử dụng khác nhau cóhể trao đổi với nhau được
khi giữa chúng có một cơ sở chung. Cơ sở chung này khơng phải là thuộc tính tự
nhiên của rìu, cũng khơng phải thuộc tính tự nhiên của thóc. Song cái chung đó
phải nằm ở cả rìu và thóc. Nếu khơng kể đến thuộc tính tự nhiên của sản phẩm, thì


7

rìu và thóc đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra rìu và thóc, người thợ thủ
cơng và người nơng dân đều phải hao phí lao động. Hao phí lao động là cơ sở

chung để so sánh rìu với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.
Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, 1 rìu đổi lấy 20 kg thóc, vì
người ta cho rằng lao động hao phí để sản xuất ra một cái rìu bằng lao động hao
phí sản xuất ra 20 kg thóc. Khi chủ rìu và chủ thóc đồng ý trao đổi với nhau thì họ
cho rằng lao động của họ để sản xuất ra rìu bằng giá trị của 20 kg thóc.
Từ sự phân tích trên rút ra kết luận là giá trị là lao động xã hội của người
sản xuất hàng hố kết tinh trong hàng hóa. Sản phẩm mà khơng chứa đựng lao
động của con người thì khơng có giá trị. Khơng khí chẳng hạn, rất cần thiết cho
con người, nhưng khơng có lao động con người kết tinh trong đó nên khơng có giá
trị. Nhiều hàng hố lúc đầu đắt, nhưng sau nhờ có tiến bộ kỹ thuật làm giảm số lượng
lao động hao phí để sản xuất ra chúng thì lại trở nên rẻ hơn. Việc hàng hoá trở nên rẻ
hơn phản ánh sự giảm giá trị hàng hoá, giảm bớt số lượng lao động xã hội hao phí để
sản xuất hàng hố. Như vậy có nghĩa là khi giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng
thay đổi. Giá trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị.
Giá trị là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với nền kinh tế hàng hố.
Chừng nào cịn sản xuất và trao đổi hàng hố thì cịn tồn tại phạm trù giá trị. Giá
trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá, là quan hệ sản
xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc
tính của hàng hố. Hàng hoá được thể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ nhưng
lại mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này.
Khi cung một sản phẩm khác cầu sản phẩm (chẳng hạn cung lớn hơn cầu)
thì giá cả bị lệch khỏi giá trị tức là giá cả khơng cịn phù hợp với giá trị nữa.
Trong trường hợp này, nếu thừa nhận rằng giá trị là quy luật của giá cả thì phải
mở rộng cách hiểu phạm trù giá trị để cho giá cả, nhìn chung, vẫn tuân theo giá trị
ngay cả trong trường hợp cung lớn hơn hay nhỏ hơn cầu. Như vậy, có thể nói
giá trị kinh tế chính là giá trị được mở rộng.
Thước đo của giá trị kinh tế chính là thước đo của giá trị, tức là đo bằng
thời gian lao động xã hội cần thiết chế tạo ra sản phẩm, nhưng khác ở cách hiểu
về “tính cầnthiết” và “tính xã hội” của lao động.



8

Trước hết là về tính xã hội. Đối với giá trị, tính xã hội thể hiện ở tính trung
bình. Thời gian lao động trung bình chính là thời gian lao động xã hội. Đối với
giá trị kinh tế, xã hội được hiểu như một chủ thể thống nhất. Ví dụ như xét hai
sản phẩm như nhau được sản xuất trong các điều kiện khách quan khác nhau, do đó
thời gian chế tạo ra chúng khác nhau. Giả sử cung của hai sản phẩm đó bằng cầu thì
giá trị của chúng được đo bằng thời gian lao động xã hội trung bình, cịn giá trị kinh
tế của chúng lại khác nhau. Giá trị kinh tế sản phẩm chế tạo trong điều kiện tốt hơn sẽ
lớn hơn vì xã hội phải mất nhiều thời gian hơn để chế tạo ra nó.
Về tính cần thiết, đối với lao động xã hội làm thước đo giá trị thì chỉ được
hiểu về khả năng sản xuất tức là cần bao nhiêu thời gian để chế tạo ra sản phẩm.
Đối với giá trị kinh tế thì tính cần thiết được hiểu cả về mặt nhu cầu xã hội tức là
xã hội cần hay không cần. Nếu sản phẩm không đáp ứng theo nhu cầu xã hội thì
nó trở nên khơng cần thiết. Do tính cần thiết được hiểu cả vềmặt khả năng sản
xuất và nhu cầu xã hội nên khi khả năng sản xuất của xã hội bị biến đổi khơng
tương ứng thì giá trị sản phẩm sẽ biến đổi theo
Giữa giá cả, giá trị và giá trị kinh tế có một mối liên hệ nhất định. Giá trị
và giá trị kinh tế là cơ sở quyết định giá cả sản phẩm và khi giá trị và giá trị kinh tế
biến đổi thì giá cả cũng biến đổi theo. Tuy nhiên, giá cả cũng có sự độc lập
tương đối so với giá trị và giá trị kinh tế, bên cạnh giá trị và giá trị kinh tế cịn
có những nhân tố khác ảnh hưởng và hình thành nên giá cả.
Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự hình thành và vận
động của giá cả
Các quy luật kinh tế của thị trường quyết định sự vận động của thị trường
do đó quyết định sự hình thành và vận động của giá cả.
Thứ nhất, Quy luật giá trị, với tư cách là quy luật cơ bản của sản xuất hàng
hoá, đã tạo ra cho người mua và người bán những động lực cực kỳ quan
trọng. Trên thị trường, người mua bao giờ cũng muốn tối đa hố lợi ích sử dụng.

Vì vậy, người mua ln muốn ép giá thị trường với mức thấp. Ngược lại, người
bán bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận, và do đó muốn bán với mức giá


9

cao. Để tồn tại và phát triển, những người bán, một mặt phải phấn đấu giảm
chi phí; mặt khác, lại phải tranh thủ tối đa những điều kiện của thị trường để
bán với mức giá cao hơn. Họ cố gắng dùng mọi thủ đoạn và biện pháp để bán
được hàng với giá cao nhất, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy xét trên phương
diện này, quy luật giá trị tác động tới người bán theo hướng thúc đẩy họ nâng
giá thị trường lên cao. Tuy nhiên, đó chỉ là xu hướng
Thứ hai, Quy luật cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh
tranh là hoạt động phổ biến trên thị trường. Do có mâu thuẫn về lợi ích kinh tế,
những người bán và người mua cạnh tranh gay gắt với nhau. Tuy nhiên, sự cạnh
tranh này lại được khắc phục bằng cơ chế thoả thuận trực tiếp giữa họ để đạt
được mức giá mà cả hai bên cùng chấp nhận. Cạnh tranh giữa những người
bán thường là các thủ đoạn chiếm lĩnh thị trường, trong đó thủ đoạn giá cả là một
công cụ cạnh tranh rất quan trọng và phổ biến. Người bán có thể áp dụng mức giá
thấp để thu hút người mua. Như vậy, cạnh tranh tạo ra một xu thế ép giá thị
trường sát với giá trị. Giữa những người mua cũng có cạnh tranh với nhau nhằm
tối đa hố lợi ích sử dụng.
Thứ ba, Quy luật cung cầu quyết định trực tiếp mức giá thị trường thông
qua sự vận động của quan hệ cung cầu. Mức giá thị trường thực hiện các chức
năng: một là cân đối cung cầu ở ngay thời điểm mua bán. Hai là, chỉ cho các
nhà sản xuất biết cần phải giảm hay tăng khối lượng sản xuất, khối lượng hàng hoá
cung ứng ra thị trường. Xét về mặt thời gian, giá thị trường là cái có trước quan hệ
cung cầu. Đây là hiện tượng phổ biến của sự hình thành và vận động của giá cả
trên thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường, các nhà sản xuất có
thể nhận biết tương đối chính xác cầu của thị trường và họ có thể chủ động đưa

ra thị trường một khối lư6ợng hàng hóa tương đối phù hợp với nhu cầu đó. Sự
cân bằng cung cầu là cơ sở quan trọng để ổn định giá cả từng loại hàng hố
1.1.1.2 Tính tự phát của giá cả và tác động của nó
Giá cả ln là vấn đề nhạy cảm và phức tạp của mọi nền kinh tế. Giá cả là
“đòn bẩy” kinh tế trong cơ chế thị trường, được coi là một hệ thống tín hiệu khách
quan trên thị trường.


×