Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Luận văn thạc sĩ xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.92 KB, 125 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

XĐTL

Nghĩa đầy đủ
Xung đột
Xung đột tâm lý

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu
Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu
Bảng 2.2. Độ tin cậy của bảng hỏi
Bảng 3.1. XĐTL thể hiện ở mặt nhận thức
Bảng 3.2. Mức độ ảnh hưởng của bất đồng nhận thức đối với hạnh
phúc gia đình
Bảng 3.3. Tương quan giữa các yếu tố với mức độ XĐ trong quan
niệm về vấn đề tiền bạc
Bảng 3.4. Tương quan giữa mức độ XĐ trong quan niệm về vấn đề
quan hệ nội ngoại với sự hài lòng về ứng xử đối với hai bên nội ngoại
Bảng 3.5. Tương quan giữa mức độ XĐ trong quan niệm về vấn đề
quan hệ nội ngoại với yếu tố gia đình nội ngoại
Bảng 3.6. Tương quan giữa mức độ XĐ trong quan niệm về vấn đề
quan hệ xã hội với sự hài lòng về cách ứng xử trong quan hệ xã hội
Bảng 3.7. Tương quan giữa mức độ XĐ trong quan niệm về vấn đề


chăm sóc giáo dục con và sự hài lòng về cách chăm sóc giáo dục con
Bảng 3.8. Bất đồng trong quan niệm về giao tiếp ứng xử giữa vợ
chồng
Bảng 3.9. Tương quan giữa mức độ XĐ trong quan niệm về vấn đề
giao tiếp ứng xử với các yếu tố hài lòng
Bảng 3.10. Tương quan giữa mức độ XĐ trong quan niệm về vấn đề
giao tiếp ứng xử với yếu tố văn hóa ứng xử
Bảng 3.11. Bất đồng trong quan niệm về vấn đề liên quan đến tình dục
Bảng 3.12. Tương quan giữa mức độ hài lòng về đời sống tình dục với
mức độ XĐ trong nhận thức về các lĩnh vực trong đời sống hôn nhân.
Bảng 3.13. Tương quan giữa mức độ XĐTL trong quan niệm về vấn
đề sự nghiệp – học vấn và mức độ hài lòng
Bảng 3.14. XĐTL biểu hiện ở mặt cảm xúc
Bảng 3.15. XĐTL biểu hiện ở mặt cảm xúc kèm hành vi
Bảng 3.16. XĐTL giữa vợ chồng trí thức biểu hiện qua hành vi ngôn
ngữ
Bảng 3.17. Biểu hiện hành vi phi ngôn ngữ trong XĐTL của gia đình
trí thức
Bảng 3.18. Mối quan hệ giữa mức sống và mức độ biểu hiện
hành vi ngôn ngữ
2

Trang
40
44
49
50
52
54
55

57
57
59
60
62
63
65
67
68
70
73
75
80


Bảng 3.19. Mối quan hệ giữa mức sống và mức độ biểu hiện
hành vi phi ngôn ngữ
Bảng 3.20. Mối quan hệ giữa giới tính và mức độ các biểu hiện khi

Bảng 3.21. Cách thức hợp tác, tập trung để giải quyết vấn đề
Bảng 3.22. Cách thức tìm kiếm sự trợ giúp
Bảng 3.23. Cách thức bản thân chủ động bộc lộ với bạn đời
Bảng 3.24. Cách thức lảng tránh vấn đề
Bảng 3.25. Cách thức chấp nhận, chịu đựng
Bảng 3.26. Cách giải quyết tiêu cực
Bảng 3.27. Các cách giải quyết XĐTL
Bảng 3.28. Cách thức giải quyết theo giới tính
Bảng 3.29. Văn hóa ứng xử giữa vợ chồng
Bảng 3.30. Yếu tố gia đình nội – ngoại
Bảng 3.31. Tính chất công việc

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ XĐTL

3

80
81
83
84
86
89
92
94
95
96
105
105
106
107


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Các mặt biểu hiện XĐTL giữa vợ và chồng
Biểu đồ 3.2. Nơi ở của vợ chồng trí thức
Biểu đồ 3.3. Phân bố mức độ thể hiện hành vi phi ngôn ngữ của gia đình
trí thức
Biểu đồ 3.4. Số lượng biểu hiện XĐTL
Biểu đồ 3.5. Số lượng biểu hiện cảm xúc trong XĐTL giữa vợ và chồng
Biểu đồ 3.6. Số lượng biểu hiện hành vi trong XĐTL giữa vợ và chồng
Biểu đồ 3.7. Mức độ tình yêu giữa vợ và chồng

Biểu đồ 3.8. Sự hài lòng trong cuộc sống gia đình

4

Trang
48
53
75
77
77
78
103
104


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Mối tương quan giữa các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi
Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa các cách thức giải quyết với các biến số
XĐTL
Sơ đồ 3.3. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc với XĐTL
Sơ đồ 3.4. Tương quan giữa mức độ XĐTL với các biến số trong XĐTL
Sơ đồ 3.5. Tương quan giữa mức độ XĐTL với các yếu tố

5

Trang
79
99
101

102
102


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Gia đình là một xã hội thu nhỏ, là mỗi tế bào làm nên xã hội lớn. Gia đình tốt
thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Nằm trong mối tương quan
chặt chẽ đó, gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ ở tầm vi mô mà cả vĩ
mô. Sự phát triển lành mạnh của gia đình là nền móng cho sự phát triển bền vững
của một quốc gia, của toàn nhân loại.
Gia đình cùng với việc thực hiện những chức năng của nó là cơ sở để xây
dựng đất nước vững mạnh và phát triển về kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục và
con người. Để thực hiện tốt những chức năng trên, thì yêu cầu tất yếu phải là một
gia đình tốt mà thể hiện trong đó là những mối quan hệ tích cực, lành mạnh.
Gia đình tồn tại và phát triển được thể hiện thông qua các mối quan hệ có sự
tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau. Trong đó, mối quan hệ vợ chồng là mối quan
hệ xuất hiện đầu tiên và chi phối sâu sắc đến những mối quan hệ xuất hiện tiếp theo
đó.
Một mối quan hệ vợ chồng lành mạnh, hòa thuận sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
có một gia đình bền vững, hạnh phúc. Ngược lại, một mối quan hệ xung đột, bất
đồng sẽ kéo theo đó là những hệ lụy không chỉ cho riêng họ mà còn ảnh hưởng đến
mọi thành viên, rộng hơn là mang lại cả những hệ lụy cho xã hội.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, XĐTL giữa vợ và chồng để lại
nhiều hậu quả: mang lại những tổn thương tâm lý cho con trẻ về mặt nhận thức,
hành vi như tự ti, mặc cảm, lo hãi, xuất hiện những hành vi chống đối…Bên cạnh
đó, khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng, kém hạnh phúc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Hôn nhân và gia đình luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của thời đại. Từ

nghiên cứu của Lê Thi (1997 – vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động)
đã cho thấy ở thời điểm đó, quan niệm về ly hôn đã cởi mở hơn. Như vậy, đã từ lâu
(1997) chúng ta không còn cái nhìn quá khắt khe đối với vấn đề này, bên cạnh việc
nhận thức về mặt tiêu cực, là nhận thức về những mặt tích cực của ly hôn – đó là
cách giải phóng con người khi cuộc sống hôn nhân trở thành nơi giam cầm của
những cặp vợ chồng không thể hàn gắn bởi những xung đột. Như vậy, ly hôn đôi
khi lại là một giải pháp tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này tăng cao thì lại trở thành con số
6


báo động cho sự phát triển thiếu bền vững của gia đình nói riêng và của xã hội nói
chung.
Theo thống kê của ngành tòa án cho thấy, nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ thì
năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ; đến năm 2010, con số này lên tới 126.325 vụ. Còn
theo một công trình nghiên cứu xã hội học của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM): tỉ lệ ly hôn so với kết hôn ở Việt
Nam là 31% - 40%, tức là cứ 3 cặp kết hôn lại có 1 cặp ly hôn – một con số không
thể tin nổi nhưng lại là sự thật.
Từ một số nghiên cứu cho biết những nguyên nhân dẫn đến ly hôn trong đó
mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu (27,7%), ngoại tình (25,9%), kinh
tế (13%), bạo lực gia đình (6,7%), sức khỏe (2,2%), do xa cách lâu ngày (1,3%). Dù
là những nguyên nhân nào thì nó cũng trở thành vấn đề hay yếu tố dẫn đến những
xung đột tâm lý giữa vợ và chồng. XĐTL là ngòi nổ kích hoạt sự tan rã của gia
đình.
Những con số trên cho thấy, xã hội đang có nguy cơ phải đối mặt với sự phát
triển kém bền vững ảnh hưởng từ sự phát triển không lành mạnh của gia đình. Vì
vậy, làm sao để giảm thiểu XĐTL giữa vợ và chồng? làm sao để giảm thiểu tỉ lệ ly
hôn? là bài toán cần được giải đáp không chỉ của xã hội mà còn là của mỗi cá nhân.
Đặc biệt là đối với tầng lớp trí thức - những người có vị trí quan trọng và quyết định
trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thì việc đi đầu trong vấn

đề xây dựng gia đình hạnh phúc càng phải được ý thức hơn ai hết.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng XĐTL giữa vợ và chồng trong các gia
đình trí thức, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu những hệ lụy
do XĐ mang lại chúng tôi lựa chọn đề tài " Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong
gia đình trí thức trên địa bàn Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng biểu hiện XĐTL giữa vợ và chồng ở các mặt nhận thức, cảm
xúc và hành vi; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến XĐTL giữa vợ và chồng. Trên
cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tác động nhằm góp phần giảm thiểu XĐTL giữa
vợ và chồng trong các gia đình trí thức tại Tp. Hà Nội.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức.

7


3.2. Khách thể nghiên cứu
Điều tra trên 163 khách thể trí thức đã xây dựng gia đình trên địa bàn Tp. Hà
Nội.

4. Giả thuyết khoa học

5.

6.





7.

4.1. XĐTL giữa vợ và chồng thể hiện ở các mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi.
Trong đó XĐTL biểu hiện ở mặt nhận thức là cao hơn cả.
4.2. Số lượng biểu hiện XĐTL có mối liên hệ với mức độ XĐTL giữa vợ và
chồng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về XĐTL giữa vợ và chồng trong các gia đình
trí thức; các cách thức giải quyết XĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến XĐTL giữa vợ
và chồng.
5.2. Nghiên cứu thực trạng XĐTL giữa vợ và chồng trong các gia đình trí thức
trên địa bàn Tp. Hà Nội. Phân tích những yếu tố tác động đến XĐTL giữa vợ và
chồng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế và giải quyết XĐTL giữa vợ và
chồng.
Giới hạn nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về XĐTL theo góc độ liên cá nhân chứ không nghiên cứu XĐTL
bên trong mỗi cá nhân.
XĐ có thể thể hiện hai mặt: tích cực hoặc tiêu cực. Trong khuôn khổ đề tài chúng
tôi tập trung vào mặt tiêu cực.
Đề tài tập trung nghiên cứu khía cạnh cảm xúc và hành vi được thể hiện khi diễn ra
XĐ và cách thức giải quyết XĐ của vợ/ chồng trí thức.
6.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi không nghiên cứu theo cặp vợ chồng mà nghiên cứu ngẫu nhiên
những người vợ hoặc chồng trí thức đang chung sống với người bạn đời trên địa
bàn Tp. Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Nghiên cứu được dựa trên một số nguyên tắc phương pháp luận trong tâm lý
học sau:

8


• Nguyên tắc luận duy vật biện chứng: Nghiên cứu XĐTL giữa vợ chồng trong các
gia đình trí thức luôn gắn với tính chủ thể, tính lịch sử, tính xã hội của tâm lý người.
Mỗi người vợ/ chồng trí thức sẽ có những biểu hiện, cách thức giải quyết XĐ khác
nhau tùy thuộc vào thế giới quan, những trải nghiện, kinh nghiệm của họ.
• Nguyên tắc hệ thống: Nghiên cứu mức độ XĐTL vợ chồng trong mối quan hệ tác
động qua lại với các yếu tố khác như văn hóa ứng xử, đặc điểm nghề nghiệp, điều
kiện kinh tế…
• Nguyên tắc phát triển: Nhìn nhận XĐTL giữa vợ chồng không phải là một hiện
tượng tâm lý tĩnh, mà có thể thay đổi dưới sự tác động của nhiều nhân tố khác như
thời gian, trình độ nhận thức…
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp quan sát
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phân tích dữ liệu
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị. Đề tài được cấu trúc 3 chương như
sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong các gia
đình trí thức.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng xung đột tâm lý giữa vợ và chồng
trong các gia đình trí thức trên địa bàn thành phố Hà Nội.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
TRONG CÁC GIA ĐÌNH TRÍ THỨC
1.1.

Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài
XĐTL là một hiện tượng phổ biến, được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như
XĐ liên cá nhân, XĐ giữa các nhóm nhỏ, XĐ giữa các quốc gia, dân tộc…và được
quan tâm bởi nhiều ngành khoa học như Tâm lý học, Xã hội học, Triết học, Văn
hóa, Kinh tế học, Chính trị học... Dưới sự nghiên cứu của ngành khoa học Tâm lý
theo góc độ tiếp cận XĐ liên cá nhân. Có thể tổng hợp những nghiên cứu này theo
hai hướng sau:
1.1.1.1. Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về XĐ và XĐTL
Đầu tiên cần nhắc đến đó là nghiên cứu của Mác (1818 – 1883) và Ph.Ăng –
ghen (1820 – 1899). Trong những nghiên cứu của mình, hai ông đã xây dựng học
thuyết về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, những phạm trù khoa học
về tồn tại xã hội, ý thức xã hội và sự vận động của nó. Trong đó, mâu thuẫn xã hội
là một trong những vấn đề trung tâm được Mác và Ph.Ăng – Ghen nghiên cứu.
Những công trình nghiên cứu của hai ông đã trở thành kim chỉ nam cho mọi nghiên
cứu khoa học cả về lĩnh vực tự nhiên và xã hội nói chung và nghiên cứu về XĐTL

nói riêng. [2]
Theo đánh giá của A.Kauzer (1956), xung đột là một bộ phận không thể tách
rời của tồn tại xã hội và của sự tác động qua lại giữa các cá nhân và các nhóm.
Trường phái tâm lý học nhận thức khẳng định XĐ chỉ trở thành hiện thực khi và chỉ
khi nó được nhận thức rõ ràng, đi vào ý thức của các bên tham gia XĐ [34].
Theo E.Mayo, trong cuốn “ Các vấn đề xã hội của nền văn minh công
nghiệp” đã chỉ ra sự XĐ giữa các nhóm và các cá nhân trong nhóm đó là sự căm
ghét, bất hòa, nghi kỵ và thù địch, mà lẽ ra phải được thay thế bằng sự hợp tác. Điều
này đòi hỏi phải có những chú ý đặc biệt đến đời sống và hoạt động của nhóm [11].
Hai nhà tâm lý học A. Rapport (1974), Jacob Becrcovich (1984) đi sâu vào
nghiên cứu những ảnh hưởng của XĐ đến bầu không khí tâm lý trong tập thể. Theo
hai ông, những tập thể ổn định và phát triển nhanh là những tập thể ít xuất hiện XĐ.
Ngược lại, những tập thể đang trong giai đoạn hình thành, ổn định và phát triển thì
thường xuất hiện nhiều mâu thuẫn và đạt tới ngưỡng XĐ là không ít.
Ph.Sam – bô (1991) cho rằng: Sự phát triển của nhóm là kết quả từ sự đụng độ
của những khuynh hướng đối lập nhau do sự bất đồng giữa hành vi của thủ lĩnh với
10


những mong đợi của thành viên trong nhóm. Sự bất đồng này khiến nhóm bất ổn
định và XĐ. Nhóm sẽ đi vào ổn định chỉ khi nào nhóm trải qua một loạt các giai
đoạn XĐ và hình thành ở mỗi thành viên trong nhóm những “Tiêu chuẩn văn hóa
chung” [dẫn theo 34].
Theo thuyết so sánh xã hội của G.N. Fischer, trong mỗi nhóm có một hệ thống
chuẩn mực riêng, do các thành viên trong nhóm xây dựng lên. Chuẩn mực có ý
nghĩa hết sức quan trọng, nhằm ràng buộc các cá nhân trong nhóm, tạo sự thống
nhất, duy trì trật tự, quyết định phương hướng ứng xử, giảm bớt tính hỗn tạp. Sự
xuất hiện chuẩn mực chính là kết quả mà các cá nhân chấp nhận và gặp nhau ở các
đáng giá, chính kiến, sau khi đã gạt bỏ những XĐ [dẫn theo 34].
Theo Follet, mâu thuẫn tự bản thân nó không xấu mà cũng chẳng tốt. Mâu

thuẫn không phải là một tranh chấp, mà cần xem nó như sự khác biệt ý kiến và lợi
ích. Bà đã ví mâu thuẫn như “ma sát” của con người. Không phải tất cả các ma sát
đều có hại. Follet cho rằng, có ba phương pháp chủ yếu để giải quyết mâu thuẫn
trong nhóm là: áp chế; thỏa hiệp; thống nhất. Theo bà, muốn thống nhất thì phải có
sự thính nhạy đặc biệt, trí thông minh cao độ, óc suy xét sắc sảo. “Trên tất cả, nó
đòi hỏi tính sáng tạo lỗi lạc” [34]. Quan điểm của Follet có một số tương đồng với
D.dich – may – e và D.Cac – xơn. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Follet về tính
chất của mâu thuẫn và những gợi ý về những giải pháp tháo gỡ XĐ.
Ngoài ra còn có nhiều tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của XĐ đến đời
sống tình cảm của con người như Mandler, Herbart, Deway, D.Hebb với tư tưởng
cốt lõi đó là, khi một hoạt động của cơ thể bị cản trở thì cảm xúc cũng bị ảnh hưởng
theo. [10]
Qua đây có thể thấy, XĐ là hiện tượng tất yếu nảy sinh trong quá trình hình
thành và phát triển tâm lý của mỗi cá nhân và của toàn xã hội, đồng thời nó mang
lại ảnh hưởng trực tiếp tới xã hội (nhóm, tập thể) nói chung và mỗi cá nhân nói
riêng. Để ổn định và phát triển thì những XĐ này phải được giải quyết nếu không sẽ
dẫn đến sự mất cân bằng và những ảnh hưởng tiêu cực đến bầu không khí tâm lý tập
thể cũng như trạng thái tâm lý cá nhân, thậm chí dẫn đến sự tan rã nhóm.
1.1.1.2. Hướng nghiên cứu thứ hai: nghiên cứu về XĐTL giữa vợ và chồng
Khi nghiên cứu về XĐTL giữa vợ và chồng, các tác giả đã đề cập đến những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến XĐTL, cũng như sự ảnh hưởng của nó đến các thành
viên trong gia đình, bên cạnh đó là những nghiên cứu về cách thức giải quyết và can
thiệp XĐTL giữa vợ và chồng.

11


Các tác giả tiêu biểu nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa vợ và
chồng như: Harville Hendrix (1997), Jacques Gauthier (2000), John Gray (2003),
Fincham (2003), Maurice Porot (2004), Szilagy Vilmos (2005), Knuds S. Larsen và

Lê Văn Hảo (2010)…Những nghiên cứu này tiếp cận theo hai hướng nguyên nhân
đó là: bên trong và bên ngoài.
Theo hướng tiếp cận những yếu tố bên trong là nguyên nhân gây ra XĐTL có
các tác giả như: Harville Hendrix cho rằng XĐ xuất hiện do sự thiếu hiểu biết về
người bạn đời và chính mình, nhất là không thấu hiểu được những chấn thương tuổi
thơ, những mong muốn trong cuộc sống hôn nhân [14]. Jacques Gauthier [21] và
John Gray [23] xem sự nhận thức không đầy đủ, đúng đắn và có sự khác biệt ở
nhiều lĩnh vực giữa hai vợ chồng là nguyên nhân dẫn đến XĐTL, còn Fincham lại
nhấn mạnh đến sự khác nhau về sở thích, những ưu tiên giữa vợ và chồng, sự khác
nhau này làm cho vợ và chồng cảm thấy người bạn đời đang can thiệp và cản trở
mình đạt mục tiêu đã định. Szilagy Vilmos [40] cho rằng XĐTL giữa vợ và chồng
có nguyên nhân từ sự không thỏa mãn và hài lòng, bên cạnh đó tác giả còn nhấn
mạnh – những người không được chuẩn bị tinh thần, không được giáo dục về cách
khắc phục, giải quyết những bất đồng và XĐ trong hôn nhân sẽ dẫn đến nguy cơ
hôn nhân đổ vỡ càng cao. Theo Knuds S. Larsen và Lê Văn Hảo, hai tác giả lại xem
sự khác nhau trong quan niệm về trách nhiệm và quyền lợi là nguyên nhân dẫn đến
XĐ [26].
Theo hướng tiếp cận những yếu tố bên ngoài là nguyên nhân gây ra XĐTL có
các tác giả như: Maurice Porot cho rằng sự thiếu thốn vật chất là nguyên nhân dẫn
đến XĐ và sự phân ly trong gia đình, ngoài ra sự nhầm lẫn giữa vai trò làm bố, làm
mẹ cũng dẫn đến những XĐ. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, để đảm bảo
cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì người vợ/ chồng cần nhận thức và thực hiện
đúng vai trò của mình. Bên cạnh đó cần đảm bảo tốt đời sống kinh tế, vật chất của
gia đình [29]. Knuds S. Larsen và Lê Văn Hảo nhấn mạnh đến những yếu tố như
hành vi sử dụng rượu hay chất ma túy dễ dẫn đến XĐ giữa vợ và chồng [26].
Khi nghiên cứu về XĐTL vợ chồng, hai tác giả B.Henring và H.Wessel loại
trừ yếu tố tình dục ra ngoài 4 mâu thuẫn chính: Mâu thuẫn vì con cái; mâu thuẫn vì
khả năng tiếp nhận; mâu thuẫn vì trình độ không đồng đều; mâu thuẫn vì tình yêu,
hứng thú không phù hợp [34].
Một số tác giả nghiên cứu về cách thức giải quyết và can thiệp XĐTL giữa vợ

và chồng như:

12


D.Dich – May – e và D. Cac – Xơn (1989) đề cập đến những trục trặc trong
quan hệ vợ chồng. Hai ông cho rằng có ba cách giải quyết xung đột chủ yếu là : Đối
đầu; tránh né; giải quyết tích cực. [34]
Harriet Goldhor Lerner (1997) cho rằng, để giải quyết tốt những XĐTL giữa
vợ và chồng cần chú ý đến hai vấn đề. Thứ nhất: Giữ được sự trong sáng trong khi
xảy ra XĐ. Muốn giữ được sự trong sáng cần phải trả lời những câu hỏi sau: Tôi là
ai? Tôi muốn gì? Tôi xứng đáng được hưởng cái gì?...Theo tác giả, những người
không giữ được sự trong sáng, thay vì tập trung giải quyết vấn đề họ lại ca thán, đổ
lỗi, chỉ trích dẫn đến XĐ ngày càng tăng và không thể tháo gỡ. Thứ hai: Cần thay
đổi những ứng xử theo lề thói mang tính tiêu cực trước đây như giọng nói thay đổi
dịu dàng hơn, những cử chỉ gần gũi và thoải mái hơn… [13]
Tác giả Erik J. Van Slyke (2004) đưa ra phương pháp giải quyết XĐ dựa trên
nguyên tắc lắng nghe, lắng nghe được xem là bí quyết để tạo nên những giải pháp
cho XĐ. Tác giả lý giả, XĐ nảy sinh do sự thiếu hiểu biết. Do đó, lắng nghe người
khác giúp chúng ta thấu hiểu đối phương [12]
John Gottman và Nan Silver (2013) cho rằng, giải pháp phổ biến nhất cho
những mâu thuẫn trong hôn nhân là đặt mình vào vị trí của người bạn đời khi lắng
nghe những gì người ấy bày tỏ, sau đó đáp lại một cách cảm thông rằng bạn hiểu
vấn đề theo cách nhìn của người ấy [22]
Dựa vào những nghiên cứu trên của các tác giả, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về
những nguyên nhân, những cách thức giải quyết, can thiệp XĐTL giữa vợ và
chồng. Từ đó làm cơ sở để xây dựng lên cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến
XĐTL, biểu hiện XĐTL và các giải pháp để giải quyết, phòng ngừa XĐTL giữa vợ
và chồng.


1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Cùng với các nhà khoa học trên thế giới, các nhà tâm lý học Việt Nam cũng rất
quan tâm và có nhiều hướng nghiên cứu về XĐ và XĐTL. Có thể tổng hợp những
nghiên cứu này theo hai hướng sau
1.1.2.1. Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về XĐ và XĐTL
Trong công trình nghiên cứu “Xung đột và không khí tâm lý trong tập thể” của
tác giả Trần Trọng Thủy (1987), ông cho rằng XĐ là hiện tượng nảy sinh trong hoạt
động cùng nhau của các cá nhân trong tập thể và nó liên quan đến bầu không khí
trong tập thể [43].

13


Nghiên cứu về tâm lý gia đình, tác giả Ngô Công Hoàn (1993) đã bàn đến XĐ
thế hệ. Tác giả đưa ra khái niệm XĐ thế hệ là những quan điểm, thái độ, hành động
trái ngược nhau giữa các thành viên trong gia đình không cùng độ tuổi về các vấn
đề như đạo đức, nếp sống, thói quen…trong đời sống sinh hoạt của gia đình. Tác giả
phân chia một cuộc XĐ thành 3 giai đoạn gồm: Thứ nhất – Giai đoạn nhận thức ra
những trái ngược trong sinh hoạt ăn uống, việc làm, tổ chức cuộc sống; thứ hai –
Giai đoạn XĐ thể hiện qua ngôn ngữ lời nói; thứ ba – Giai đoạn XĐ thể hiện qua
hành động chân tay. Nguyên nhân là do tính tình không hợp nhau và do nền kinh tế
[15].
Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1994) đã quan tâm nghiên cứu và đưa ra khái
niệm XĐ, ảnh hưởng của XĐ đối với những tâm bệnh của trẻ em và những rối
nhiễu tâm lý ở người lớn. Tác giả cho rằng, chất lượng của những mối quan hệ gia
đình quyết định trên thực tế tương lai đứa trẻ. Quan hệ lành mạnh giảm bớt những
chấn thương tâm lý đau đớn nhất; quan hệ xấu lại tăng cường những cái nhỏ nhất
giữa chúng. [45]
Nguyễn Đình Xuân (1997) với nghiên cứu về các loại XĐ điển hình và phổ
biến trong gia đình, ông cho rằng: XĐ trong giao tiếp giữa cha mẹ - con cái, XĐ

giữa mẹ chồng – nàng dâu, XĐ dì ghẻ với con chồng, XĐ giữa cha dượng và con
riêng của vợ là những hình thức XĐ dễ xảy ra. Nghiên cứu của tác giác về những
loại XĐ này dừng lại ở việc liệt kê các XĐ trong đời sống. [47]
Tác giả Đỗ Hạnh Nga (2005, 2007) đã có hai công trình nghiên cứu về XĐTL
giữa cha mẹ và con cái, tác giả đã chia XĐTL giữa cha mẹ và con thành ba giai
đoạn: (1) Giai đoạn tiền XĐTL; (2) Giai đoạn phát triển XĐTL; (3) Giai đoạn giải
quyết XĐTL. Bên cạnh đó, tác giả chia biểu hiện hành vi của XĐ thành hai loại
gồm: Hành vi phi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ. Trong đó, hành vi phi ngôn ngữ
gồm: hành vi không tác động trực tiếp lên đối tượng – cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt
(mức độ 1) và hành vi bạo hành tác động trực tiếp lên đối tượng bằng cách xô đẩy,
đánh, đá, tát…(mức độ 2). Hành vi ngôn ngữ cũng thể hiện ở hai mức độ gồm: Mức
độ 1 – thể hiện như sự la mắng, cằn nhằn…; mức độ 2 – thể hiện như chửi mắng,
lăng mạ, xỉ nhục [31].
Từ những nghiên cứu trên giúp chúng tôi hiểu hơn về XĐTL và những ảnh
hưởng của nó trong tập thể nói chung và cá nhân nói riêng. Bên cạnh đó, đây là
những gợi ý giúp luận văn có cơ sở để phân chia các mực độ biểu hiện của XĐTL
giữa vợ và chồng.

14


1.1.2.2. Hướng nghiên cứu thứ hai: nghiên cứu về XĐTL giữa vợ và chồng
Ở Việt Nam, vấn đề XĐTL giữa vợ và chồng cũng được rất nhiều tác giả quan
tâm, nghiên cứu, khai thác các khía cạnh như nguyên nhân, biểu hiện, mức độ
XĐTL giữa vợ và chồng và sự ảnh hưởng của XĐTL đến các thành viên trong gia
đình, được thể hiện ở một số nghiên cứu dưới đây:
Tác giả Hồ Ngọc Đại (1991) có những kiến giải sâu sắc về nguồn gốc, bản chất
của XĐ đó là mâu thuẫn giữa ý thức cá nhân và ý thức vợ chồng, sự không ăn khớp
giữa hai khái niệm gia đình và cá nhân [8].
Tác giả Nguyễn Đình Xuân (1997) đã lý giải XĐ dưới 3 nguyên nhân: Thứ nhất

– Mâu thuẫn với nhau về tâm lý từ đó không có sự hòa hợp về tình cảm, nhận thức
sẽ tạo ra muôn vàn XĐ; thứ hai – Mâu thuẫn về quyền lợi; thứ ba – Mâu thuẫn về
dục vọng, tác giả cho rằng chính những ham muốn của con người đã làm nảy sinh
XĐ [48].
Theo tác giả Văn Thị Kim Cúc (2003), bản chất của gia đình có bố mẹ ly hôn là
XĐ và nó tạo nên các căng thẳng trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt là sự bất an
cho những đứa trẻ. Sự XĐ gia đình triền miên để lại những hệ quả là sự phát triển
lệch lạch của những thành viên trong gia đình, điều mà không phải ai cũng ý thức
được [3].
Trong luận án Tiến sĩ của mình, tác giả Cao Huyền Nga (2001) đã chỉ ra những
nguyên nhân dẫn đến XĐTL giữa vợ và chồng đó là: Ngoại tình, đời sống kinh tế
khó khăn, thiếu kĩ năng giao tiếp ứng xử, thiếu tôn trọng, thiếu tin tưởng vào nhau,
sự khác biệt giữa hai vợ chồng [34].
Tác giả Nguyễn Đình Mạnh (2007) với luận án Tiến sĩ nghiên cứu về “XĐTL
trong tình yêu nam nữ của sinh viên” đã đưa ra bốn giai đoạn của một quá trình tiến
triển XĐ gồm có: Giai đoạn 1 – Xuất hiện nguyên nhân sâu xa gây ta quá trình XĐ;
giai đoạn 2 – Tình huống XĐ xuất hiện; giai đoạn 3 – XĐ bùng nổ; giai đoạn 4 –
Giải quyết XĐ. Bên cạnh đó, tác giả phân chia XĐ thành 3 mức độ: Mức độ 1 – Có
sự không phù hợp về quan điểm, nhu cầu, khí chất, tính cách, hành vi…giữa hai
người; mức độ 2 – Có sự khác biệt lớn về quan điểm, nhu cầu, khí chất, tính cách,
hành vi…giữa hai người; mức độ 3 (mức độ XĐ cao nhất) – Có sự đối lập về quan
điểm, nhu cầu, khí chất, tính cách, hành vi…giữa hai người [28].
XĐTL giữa các thành viên trong gia đình nói chung và giữa vợ - chồng nói
riêng luôn để lại những hệ quả trong đó có những hậu quả tiêu cực, vì vậy việc
nghiên cứu những biện pháp can thiệp và thực hiện hỗ trợ, tham vấn, trị liệu tâm lý
nhằm khắc phục và hạn chế XĐTL gia đình là rất thiết thực. Ở Việt Nam, tác giả
15


Nguyễn Khắc Viện (1994) là người tiên phong trong việc nghiên cứu và giới thiệu

các học thuyết trị liệu gia đình. Theo ông, gia đình là một hệ thống mở - có khả
năng tiếp nhận năng lượng từ ngoài vào nên tồn tại lâu dài và cũng là một hệ thống
với những mối quan hệ chằng chịt có thể dẫn đến những rối loạn. Kết quả nghiên
cứu của tác giả cho thấy, trong gia đình các luồng thông tin không được truyền tải
kịp thời, các mạch liên lạc bị gián đoạn sẽ làm cho mối quan hệ bị ảnh hưởng, giao
tiếp là kênh quan trọng đảm bảo cho mối quan hệ được duy trì hay phá vỡ. Nghiên
cứu của tác giả là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và giải
quyết XĐTL giữa vợ và chồng [45].
Tác giả Trần Thị Minh Đức (2012) trong cuốn “Giáo trình tham vấn tâm lý”
cũng đã hướng dẫn một cách chi tiết về các kỹ năng tham vấn như kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi…đây là những kỹ
năng không chỉ dành cho tham vấn mà nó còn là những kỹ năng để mỗi người ứng
dụng vào cuộc sống, trong đó có đời sống hôn nhân. Nghiên cứu của tác giả là
những gợi ý giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận về các giải pháp, biện pháp
phòng ngừa và cách thức ứng xử tích cực trong XĐTL vợ chồng [9].
1.2. Một số vấn đề lý luận về xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí
thức
1.2.1. Gia đình trí thức
1.2.1.1. Gia đình
Gia đình là vấn đề rất được quan tâm bởi nó là hạt nhân của xã hội, và được
nghiên cứu bởi nhiều chuyên ngành khác nhau như Xã hội học, Tâm lý học, Văn
hóa học…Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về gia đình theo hướng tiếp cận riêng và
dưới những bình diện khác nhau. Trong đó, khoa học tâm lý tập trung nghiên cứu về
các mối quan hệ, bầu không khí tâm lý trong gia đình; cơ chế tác động về mặt tâm
lý giữa các thành viên trong gia đình và ảnh hưởng của nó đến trạng thái tâm lý và
sự hình thành, phát triển nhân cách của các thành viên đặc biệt là trẻ em; nghiên
cứu về tham vấn và trị liệu gia đình… Dưới đây là một số định nghĩa về gia đình
theo những hướng tiếp cận khác nhau của một số ngành khoa học:
Trong Luật hôn nhân và gia đình (2010) có đề cập: “Gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi

dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của
Luật này” [20]. Trong định nghĩa này, gia đình được xem xét trên hai khía cạnh gồm
quan hệ chính thức (kết hôn hợp pháp) và khía cạnh trách nhiệm, quyền lợi của các
thành viên trong các mối quan hệ đó.
16


Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên 2011) gia đình được hiểu là
“Tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó
với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và
con cái” [37]. Định nghĩa trên nhấn mạnh đến tính chất của mối quan hệ là hôn
nhân và huyết thống.
Theo từ điển tâm lý (Nguyễn Khắc Viện chủ biên 2001) gia đình gồm bố, mẹ,
con và có hay không một số người khác ở chung một nhà [46]. Định nghĩa này nhấn
mạnh đến số thành viên trong gia đình.
Trong cuốn “Tâm lý học gia đình” tác giả Ngô Công Hoàn định nghĩa: Gia
đình là một nhóm xã hội, các thành viên trong nhóm đó có quan hệ gắn bó về hôn
nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có cùng chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn
định trong các thời điểm lịch sử nhất định [15].
Tác giả Nguyễn Đình Xuân đã nêu ra định nghĩa gia đình trong cuốn “Tâm lý
học tình yêu gia đình” như sau: Gia đình là một đơn vị, một nhóm xã hội với số
lượng thành viên ít nhất là hai người: vợ và chồng. Sau đó sinh sôi nảy nở thêm con
cái, trong đó mối quan hệ vợ chồng là giường cột [47].
Dưới quan điểm Xã hội học, Levy Strauss định nghĩa: Gia đình là một nhóm
xã hội được quy định bởi 3 đặc điểm thường thấy nhiều nhất: Hôn nhân; quan hệ
huyết thống; những ràng buộc về mặt pháp lý, nghĩa vụ, quyền lợi có tính chất kinh
tế, sự cấm đoán tình dục gắn với các thành viên và những ràng buộc về mặt tình
cảm, tâm lý, tình yêu, tình thương và sự kính trọng, sợ hãi.
Theo Yvone Castellan, gia đình như một cộng đồng những người: Có quan hệ
huyết thống; chung sống dưới mái nhà hay cùng một nơi cư ngụ; cùng chung một số

dịch vụ [49].
E. W. Burgess và H. J. Locke định nghĩa: Gia đình là một nhóm người được
thống nhất với nhau bởi những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống, hoặc nhận con
nuôi; tạo thành một hộ duy nhất, tác động qua lại và giao tiếp với nhau theo vai trò
xã hội của riêng từng người trong số họ: là chồng và vợ, là mẹ và cha, anh trai và
em gái; tạo thành một nền văn hóa chung [38]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến vị
trí, vai trò của mỗi thành viên trong gia đình.
M. Horkheimer coi: Gia đình là một thiết chế xã hội nghĩa là một đơn vị cơ sở
được mọi người công nhận để thực hiện những chức năng xã hội nhất định mà trước
hết là sự tái sinh các đặc trưng của loài người [38].
Hai tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý (2009) đưa ra định nghĩa: Gia
đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện
17


việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Các mối quan hệ gia đình còn
được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là của hai
người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận nuôi con. Những người
này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà với nhau [24]. Hai tác giả đã tiếp cận định
nghĩa gia đình trên 3 khía cạnh: Thứ nhất – xem gia đình là một thiết chế xã hội tức
luôn có những quy định, quy chế giữa các thành viên trong gia đình; thứ hai – xem
xét gia đình trên cơ sở có mối liên kết giữa các thành viên về huyết thống, hôn nhân
và nhận nuôi con; thứ ba – xem xét gia đình ở khía cạnh thực hiện các chức năng
của nó.
Tác giả Lê Ngọc Văn định nghĩa về gia đình như sau: Gia đình là một nhóm
người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng,
có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung
[44].
Từ việc tìm hiểu các định nghĩa trên về gia đình, chúng tôi hiểu về gia đình
như sau: Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết

thống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, cùng chung sống với nhau và phải có những quy
định, quy chế giữa các thành viên, có ngân sách chung và thực hiện các chức năng:
Duy trì nòi giống; chăm sóc, bảo vệ; giáo dục; chức năng kinh tế; chức năng thỏa
mãn và đảm bảo sự cân bằng tâm lý.
Như vậy, gia đình được hiểu dựa trên các tiêu chí sau:
Thứ nhất: Gia đình bao gồm những thành viên có mối quan hệ với nhau đặc
trưng nhất là quan hệ hôn nhân (được pháp luật thừa nhận).
Thứ hai: Gia đình là nơi thực hiện các chức năng gồm: Chức năng tái sản xuất
con người; chức năng kinh tế; chức năng chăm sóc, bảo vệ; chức năng giáo dục;
chức năng đảm bảo sự cân bằng đời sống tâm lý.
1.2.1.2. Trí thức
 Định nghĩa trí thức
Khái niệm trí thức đã được bàn đến từ rất lâu. Trong lịch sử Việt Nam thời Lê,
nghề nghiệp được chia thành 4 loại gồm: Sĩ (trí thức); nông; công; thương và vai trò
của trí thức cũng được đề cập “Nhất sĩ nhì nông”. Ngày nay, sự phân loại nghề
nghiệp đa dạng hơn rất nhiều với các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Điều đặc biệt
là trí thức có thể làm việc ở tất cả mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề còn các tầng lớp
nông, công, thương thì phạm vi hoạt động nghề nghiệp hạn chế hơn. Ở mỗi thời đại
khác nhau với mỗi tác giả khác nhau lại đưa ra những định nghĩa khác nhau về trí
thức dưới những góc độ tiếp cận khác nhau: Có tác giả chú ý đến trình độ học vấn;
18


-

đặc thù nghề nghiệp; có tác giả lại nhấn mạnh đến các thuộc tính nhân cách như
năng lực tư suy, sáng tạo… Dưới đây là một số định nghĩa trí thức của một số tác
giả:
Theo tác giả Phạm Tất Dong (1995) cho rằng Trí thức là những người: Sáng
tạo, phổ biến và vận dụng văn hóa; học vấn đại học – điều kiện cần để được xếp vào

đội ngũ trí thức; năng lực tư duy sáng tạo, năng lực đặt ra và giải quyết vấn đề, dám
bảo vệ ý kiến của mình; không chỉ trăn trở với những vấn đề chuyên môn mà cả với
những vấn đề của xã hội, của đất nước, dân tộc [4]. Trong định nghĩa này, tác giả đã
định nghĩa trí thức trên các bình diện: Trình độ học vấn; đặc thù hoạt động lao
động; và các thuộc tính nhân cách.
Theo tác giả Đặng Hùng Võ: Trí thức là người lao động bằng trí óc, phương
thức lao động là tư duy, đối tượng và sản phẩm lao động là tri thức [18]. Quan điểm
của tác giả nhấn mạnh đến đặc điểm của lao động trí thức.
Trong từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, trí thức được định nghĩa: Trí
thức là người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết
cho hoạt động nghề nghiệp của mình [37].
Trong nghị quyết 27, Đảng và Nhà nước đã xác định: Trí thức là những người
lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng
lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu trí thức, tạo ra những sản phẩm
vật chất và tinh thần có giá trị đối với xã hội [7]. Trong định nghĩa này, Đảng đã
nhấn mạnh đến trình độ học vấn, năng lực và phẩm chất tư duy và nhiệm vụ của trí
thức.
Tác giả Lã Thị Thu Thủy (2011) cho rằng: Trí thức là một tầng lớp xã hội,
tầng lớp đa dạng những người lao động trí óc, có học vấn từ đại học hoặc tương
đương trở lên, có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp, hoạt động của
họ mang tính sáng tạo và có ý nghĩa đối với xã hội [42].
Từ các định nghĩa trên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi hiểu trí thức
như sau: Trí thức là những người có trình độ học vấn cao (từ bậc đại học trở lên)
phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghề nghiệp; có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
Với cách hiểu trên về trí thức, chúng tôi nhấn mạnh đến các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Trình độ học vấn – trình độ học vấn từ bậc đại học trở lên.
Thứ hai: Đặc thù nghề nghiệp – sử dụng tri thức ở những trình độ học vấn trên phục

-


vụ trực tiếp cho hoạt động nghề nghiệp.
Thứ ba: Thuộc tính nhân cách – Có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.

19


Chúng tôi lựa chọn những trí thức có ba đặc điểm trên là khách thể nghiên
cứu. Với khách thể này, chúng tôi muốn tìm hiểu xem với khả năng nhận thức cao,
có nghề nghiệp, có năng lực tư duy, sáng tạo thì họ có những biểu hiện và cách thức
giải quyết như thế nào trước những XĐTL giữa vợ chồng.
 Phân loại trí thức
Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, tác giả Phạm Tất Dong chia trí
thức thành năm loại sau:
(1). Trí thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật;
(2). Trí thức trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
(3). Trí thức trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật;
(4). Trí thức trong các lực lượng vũ trang;
(5). Trí thức trong lĩnh vực doanh nghiệp [4].
Theo tác giả Lê Thị Thanh Hương cùng với các cộng sự đã phân chia tầng lớp
trí thức theo lĩnh vực hoạt động gồm 5 loại như sau:
(1). Hoạt động chủ yếu là nghiên cứu khoa học;
(2). Hoạt động chủ yếu là giảng dạy;
(3). Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý xã hội;
(4). Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh;
(5). Hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật [18].
Từ việc tìm hiểu về định nghĩa gia đình và định nghĩa trí thức, chúng tôi hiểu
về gia đình trí thức như sau: Gia đình trí thức là gia đình mà tối thiểu có vợ và
chồng đều là những người có trình độ học vấn từ bậc đại học, có khả năng tư duy
độc lập và sáng tạo trọng hoạt động nghề nghiệp.
Trong luận văn này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài trên khách thể trí

thức theo cách phân loại của tác giả Lê Thị Thanh Hương. Chúng tôi lựa chọn
khách thể trí thức ở 2 lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp: Giảng dạy; quản lý nhà
nước, xã hội.
1.2.2. Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng trong gia đình trí thức
1.2.2.1. Xung đột
Xung đột có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Conflictus” - tức là sự va chạm, bất
hòa, sự tranh cãi, đụng độ, chống đối giữa những khuynh hướng đối lập nhau trong
ý thức của mỗi cá nhân; trong sự tác động qua lại giữa các cá nhân hay nhóm người
gắn liền với các trạng thái cảm xúc tiêu cực.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (2011), XĐ được hiểu theo
hai nghĩa:
20


- Thứ nhất: XĐ là sự đánh nhau giữa các lực lượng đối địch.
- Thứ hai: XĐ là sự va chạm, chống chọi nhau do có mâu thuẫn gay gắt [37].

-

Theo từ điển tâm lý học do tác giả Nguyễn Khắc Viện chủ biên cho rằng: XĐ
là sự tranh chấp giữa những xu hướng lợi ích trong đó chủ thể thấy mình bị giằng xé
giữa những sức mạnh ngược chiều và ngang sức nhau [46]. Trong định nghĩa trên,
tác giả bàn đến XĐ ở khía cạnh XĐ nội tâm của chủ thể.
Trong từ điển tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên định nghĩa: XĐ là sự
mâu thuẫn về các mục tiêu, lợi ích, quan điểm, ý kiến, cách nhìn có khuynh hướng
đối lập của những người đối lập hoặc các chủ thể có tác động qua lại với nhau [6].
Định nghĩa này tiếp cận dưới góc độ các yếu tố tạo nên XĐ.
Erik J. Van Slyke: XĐ là sự cạnh tranh giữa các phe liên quan, phụ thuộc lẫn
nhau, có nhận thức XĐ với nhau về mục đích, ước mơ hay ý kiến. Nó là tình trạng
mà người ta không thể tán thành hay hòa thuận với ai khác [12]. Trong định nghĩa

này, tác giả đã nhấn mạnh nhận thức là nguyên nhân dẫn đến XĐ, ngoài ra XĐ xuất
hiện ở mối quan hệ mà giữa những cá nhân có sự phụ thuộc lẫn nhau.
Tác giả Văn Kim Cúc định nghĩa: XĐ là sự bất đồng quan điểm, bất đồng
nhận thức, từ đó dẫn đến những ứng xử không phù hợp với nhau, không hòa đồng
với nhau [3]. Tác giả đã tiếp cận XĐ dưới góc độ nhận thức và ứng xử - khi nhận
thức bất đồng sẽ dẫn đến việc xuất hiện những ứng xử không không phù hợp. Như
vậy, trong XĐ, có mối quan hệ giữa nhận thức với cảm xúc và hành vi.
Từ các định nghĩa trên về XĐ, có thể tiếp cận XĐ theo hai hướng:
XĐ nội tâm: Diễn ra trọng nội tại của chủ thể, chủ thể cảm thấy bị giằng xé giữa
những sức mạnh ngược chiều và ngang sức nhau.
XĐ liên cá nhân: Là XĐ diễn ra giữa chủ thể này với chủ thể khác, giữa nhóm này

với nhóm khác và nó có đặc điểm như sau:
• Có sự khác nhau giữa các cá nhân.
• Tạo ra trạng thái căng thẳng ở mỗi cá nhân khi diễn ra XĐ.
• XĐ diễn ra ở các cá nhân có mối liên quan với nhau và tạo ra những biến đổi tâm lý
ở mỗi cá nhân.
Trong luận văn này, chúng tôi tiếp cận XĐ theo hướng XĐ liên cá nhân và
chúng tôi hiểu về XĐ như sau: XĐ là sự bất đồng quan điểm, sự va chạm, mâu
thuẫn ở mức độ cao giữa những chủ thể có mối quan hệ qua lại với nhau.
1.2.2.2. Xung đột tâm lý
Nếu như XĐ theo quan điểm triết học luôn tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng thì
XĐTL chỉ xuất hiện ở con người. Với những đặc trưng của con người, nên XĐTL
21


diễn ra dưới cơ chế đặc thù và được phân thành nhiều loại.
 Cơ chế xung đột tâm lý
XĐTL có thể diễn ra dưới dạng XĐTL nội tâm hay XĐTL liên cá nhân, mỗi
kiểu XĐ diễn ra theo cơ chế riêng. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi nghiên cứu về

XĐTL liên cá nhân và cơ chế XĐTL ở dạng này được thể hiện như sau:
Theo các nhà tâm lý học thì xung đột liên cá nhân được khởi đầu bởi sự đối
lập công khai giữa các cá nhân và kéo dài cho đến khi sự đối lập này chấm dứt. Có
thể hiểu cơ chế của XĐTL liên cá nhân như sau: Do sự khác nhau về nhu cầu, lợi
ích, sự hiểu biết, khác nhau về hệ giá trị, quan điểm sống giữa các cá nhân trong
hoạt động cùng nhau đã tạo ra những mâu thuẫn, bất đồng giữa họ. Những mâu
thuẫn, bất đồng này thoạt đầu gây ra tâm trạng bực bội, khó chịu. Những trạng thái
cảm xúc tiêu cực đó tích tụ dần đến một thời điểm nào đó khi mâu thuẫn, bất đồng
trở nên gay gắt thì nó tạo thành những XĐ mạnh hơn như cãi lại, chống đối, đối
kháng lại. Như vậy, XĐ là hiện tượng bùng nổ mạnh mẽ của những mâu thuẫn, bất
đồng bị dồn nén và tích dần khiến trở thành những mâu thuẫn và bất đồng sâu sắc
hơn và gay gắt hơn.
 Định nghĩa xung đột tâm lý
XĐ dù diễn ra dưới dạng XĐ nội tâm hay XĐ liên cá nhân (diễn ra giữa mỗi
cá nhân, nhóm hay dân tộc) đều có biểu hiện tâm lý của cá nhân, nhóm hay dân tộc
đó. Khái niệm XĐTL nhấn mạnh hơn những biểu hiện về tâm lý như xu hướng đối
lập, các trạng thái cảm xúc, hành vi ứng xử... và được định nghĩa theo các hướng
tiếp cận khác nhau, thể hiện ở một số định nghĩa sau:
Tác giả A.V. Petrovxki định nghĩa: XĐTL là sự va chạm của những quan
điểm, hoài bão, lợi ích đối lập nhau [dẫn theo 27].
Tác giả Mai Hữu Khuê (1993) nghiên cứu XĐTL trong quá trình tổ chức,
quản lý cho rằng: XĐTL là mâu thuẫn giữa các chủ thể về vị thế xã hội, quyền lợi,
uy tín cá nhân [27]. Trong định nghĩa của A.V. Petrovxki và Mai Hữu Khuê, XĐTL
được tiếp cận dưới góc độ các yếu tố tạo nên XĐ.
Trong cuốn “Tâm lý học quản lý” của tác giả Vũ Dũng, XĐTL được định
nghĩa là sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong
tâm lý của các cá nhân, trong hoạt động chung của tổ chức [5].
Tác giả Nguyễn Đình Mạnh (2007) trong Luận án Tiến sĩ Tâm lý học đã đưa
ra định nghĩa: XĐTL là sự va chạm, đụng độ, đấu tranh giữa những mục đích, lợi
ích, những xu hướng tâm lý khác biệt, tồn tại trong một cơ cấu thống nhất của bản

thân mỗi người, hoặc giữa các cá nhân trong mối quan hệ liên nhân cách hay liên
22


nhóm, cùng với những trạng thái cảm xúc tiêu cực như: Hoang mang, lo lắng, khó
chịu, bực bội, phẫn nộ, căm giận [28].
Tác giả Đỗ Hạnh Nga (2005) cho rằng: XĐTL là sự va chạm, mâu thuẫn ở
mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý – ý thức của mỗi cá nhân,
trong quan hệ qua lại giữa các cá nhân hay các nhóm người, nó biểu hiện trong các
trải nghiệm cảm xúc kèm theo những chấn động về tình cảm (thường là những cảm
xúc âm tính: Nóng giận, bực bội, khó chịu…) [31]. Trong định nghĩa XĐTL của
Nguyễn Đình Mạnh và Đỗ Hạnh Nga đã bàn dưới góc độ nguyên nhân gây XĐTL
và biểu hiện của nó.
Dù mỗi tác giả sẽ có những cách tiếp cận riêng và đưa ra định nghĩa khác nhau
về XĐTL, tuy nhiên dưới phạm trù tâm lý học thì họ đều có những điểm chung sau:
Thứ nhất: Nguyên nhân dẫn đến sự XĐTL là do sự khác biệt, đối lập về những
mục đích, lợi ích, những xu hướng tâm lý; sự khác biệt, mâu thuẫn về nhận thức,
cảm xúc… của các cá nhân hay nhóm.
Thứ hai: XĐTL đều dẫn đến sự biến đổi tâm lý của các cá nhân thể hiện ở mặt
nhận thức, thái độ, hành vi chủ yếu theo hướng tiêu cực.
Từ việc tìm hiểu về cơ chế XĐTL và những định nghĩa trên, chúng tôi hiểu về
XĐTL như sau: XĐTL là sự bất đồng, va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao giữa các
chủ thể có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; biểu hiện qua nhận thức, trạng
thái cảm xúc và hành vi theo xu hướng phá hủy mối quan hệ.
 Phân loại xung đột tâm lý
XĐTL được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau:
• Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia xung đột:
- Xung đột liên cá nhân: Những cá nhân có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau nên đã kìm
hãm mục tiêu chung hoặc đi theo những giá trị và chuẩn mực không thống nhất với
nhau.

- Xung đột liên nhóm: Các bên tham gia XĐ là các nhóm xã hội không theo đuổi mục
tiêu như nhau và bằng những hành động thực tế của mình, họ cản trở nhau.
Trong phạm vi đề tài, XĐTL giữa vợ và chồng được xếp vào loại XĐ liên cá
nhân.
• Căn cứ vào tính chất quan trọng, XĐ được chia thành hai loại:
- XĐ chủ yếu: Do có sự va chạm lớn về quyền lợi của nhau gây ra. Muốn giải quyết
XĐ này, các bên cần phải bàn bạc, phải có bên nhường nhịn, hy sinh quyền lợi của
mình.

23


- XĐ thứ yếu: Do sự khác nhau về nhu cầu, thị hiếu nho nhỏ, mỗi người chỉ cần có sự
thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau là giải quyết xong.
• Căn cứ vào thời gian tồn tại XĐ, chia làm 2 loại gồm:
- XĐ diễn ra trong thời gian ngắn.
- XĐ diễn ra trong thời gian dài.
• Căn cứ vào biểu hiện, XĐ được chia thành:
- XĐ công khai, tức có sự biểu hiện ra bên ngoài mà có thể dễ dàng quan sát thấy.
- XĐ ngấm ngầm, loại xung đột không biểu hiện ra bên ngoài, không thể quan sát.
• Căn cứ theo nguyên nhân chủ quan và khách quan, XĐ chia thành 7 loại gồm: XĐ
về quan điểm, lối sống; XĐ về kinh tế; XĐ về tính tình; XĐ về nhu cầu, sở thích,
hứng thú; XĐ về đời sống tình dục; XĐ về quan hệ bên nội – bên ngoại; XĐ về
quan hệ bạn bè của mỗi bên. Trong đó XĐ về quan điểm, lối sống có sức tác động
mạnh nhất, ảnh hưởng nhiều nhất và có khả năng dẫn đến ly hôn [28].
1.2.2.3. Xung đột tâm lý giữa vợ và chồng
 Định nghĩa xung đột tâm lý giữa vợ và chồng
XĐ vợ chồng theo nghĩa khác còn gọi là XĐ hôn nhân. Theo các tác giả nước
ngoài, thuật ngữ “Marital conflict” hoặc “Conflict between Spouses” được dùng để
chỉ XĐ hôn nhân hay XĐTL giữa vợ và chồng.

XĐ hôn nhân là sự phản đối công khai giữa vợ và chồng, thể hiện sự bất đồng
trong mối quan hệ hoặc nguồn gốc của sự bất đồng. Định nghĩa này bàn đến loại
XĐTL công khai, bộc lộ những biểu hiện của XĐ ra bên ngoài.
Tác giả Tim và Joy Downs (2006) dưới góc độ tiếp cận về mặt hậu quả mà XĐ
gây ra đối với vợ và chồng, hai tác giả cho rằng: XĐ hôn nhân không chỉ khác biệt
về quan điểm mà nó còn được thể hiện ở một loạt các sự kiện được xử lý kém, để
gây tổn hại sâu sắc mối quan hệ vợ chồng. Vấn đề hôn nhân đã trầm trọng đến mức
tổn hại lòng tự trọng, đau đớn, tức giận, để lại những tổn thương cơ thể, ngăn cản sự
giao tiếp hiệu quả giữa hai vợ chồng [30].
Theo tác giả Tôđor Ghêghisanốp (2002), khi bàn đến hậu quả của XĐ, ông
không chỉ dừng lại việc tác động của nó đến vợ và chồng mà còn có tác động đến
nhiều người xung quanh. Ông định nghĩa XĐTL giữa vợ và chồng là sự khác biệt
hay không trùng hợp ý kiến, quan điểm giữa hai vợ chồng, gây ra sự căng thẳng
tường xuyên bên trong và bên ngoài gia đình [30]. Ngoài ra, tác giả còn bàn đến sự
khác nhau giữa XĐ và cãi vã. Cãi vã là dạng hiện thực của XĐ, tức là biểu hiện gay
gắt được bộc lộ ra bên ngoài của XĐ. Cãi vã là sự kiện tạm thời có thể giải tỏa
những căng thẳng cảm xúc trong mỗi người nhưng không thể xóa được XĐ, không
24


-

-

-

triệt bỏ được nguyên nhân gây XĐ mà lại càng làm cho XĐ gay gắt hơn, mâu thuẫn
sâu sắc hơn, khác biệt lớn thêm và làm cho mối quan hệ vợ chồng trở nên xa cách
hơn.
Từ việc tìm hiểu về định nghĩa của XĐ, XĐTL, XĐTL giữa vợ và chồng,

chúng tôi hiểu XĐTL giữa vợ và chồng như sau: XĐTL giữa vợ và chồng là sự bất
đồng, va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao giữa người vợ và người chồng trong quá
trình chung sống với nhau; được bộc lộ qua nhận thức, trạng thái cảm xúc và hành
vi theo hướng phá hủy mối quan hệ vợ chồng.
 Đặc điểm cơ bản của xung đột tâm lý giữa vợ và chồng.
Xuất phát từ các nghiên cứu khác nhau về XĐTL và XĐTL vợ chồng, chúng
tôi xác định những đặc điểm cơ bản của XĐTL giữa vợ và chồng như sau:
Tính phổ biến của XĐTL giữa vợ và chồng: XĐTL là hiện tượng không thể tránh
khỏi trong đời sống hôn nhân, ông bà ta có câu “ Chén bát trong chạn còn có ngày
xô nhau huống chi vợ chồng” là để nói đến điều này. Mỗi người là một chủ thể
riêng biệt, sự riêng biệt đó đã dẫn đến tính chủ thể của mỗi người trước mọi sự vật
hiện tượng, do đó mà không thể tránh được sự khác biệt, bất đồng, mâu thuẫn giữa
hai vợ chồng trước cùng một vấn đề nào đó, vì thế mà XĐTL là sự tồn tại hiển
nhiên. Theo nghiên cứu của Drs, Charles và Elizabeth Schmitz về tình yêu và hôn
nhân, họ cho rằng: Cần phải có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết XĐ, căng
thẳng thì hôn nhân mới hạnh phúc. XĐ hôn nhân còn phổ biến đến mức ở một số
quốc gia quy định: Nếu vợ chồng chưa có XĐTL thì không đủ điều kiện để nhận
nuôi con. Điều kiện này có thể dựa trên mối quan hệ giữa kĩ năng giải quyết XĐ với
mức độ hạnh phúc trong đời sống hôn nhân và khả năng đảm bảo về sự phát triển
nhân cách khỏe mạnh của đứa trẻ.
Tính phụ thuộc: Khi sống chung trong một gia đình, các thành viên đều có chung
những mục đích và lợi ích… vì vậy mà họ luôn có mối quan hệ qua lại và phụ thuộc
nhau. Để thực hiện những mục đích chung; giá trị chung; lợi ích chung đó, người vợ
và người chồng trong gia đình nói riêng cần phải cùng nhau thực hiện các chức
năng của gia đình thông qua các hoạt động, do đó giữa vợ và chồng có sự phụ thuộc
lẫn nhau trong các hoạt động. XĐTL giữa vợ và chồng diễn ra trong những hoạt
động mang tính phụ thuộc giữa hai bên.
Tính cảnh báo của XĐTL giữa vợ và chồng: XĐTL xuất hiện là lúc cảnh báo cho
người vợ/ người chồng biết về tình trạng mối quan hệ vợ chồng của mình. Tính
cảnh báo đó giúp cho mỗi bên cần phải xem xét lại cách ứng xử, cách tư duy vấn đề

của bản thân đối với bạn đời, đối với cuộc sống gia đình và đồng thời cả cách ứng
25


×