Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Sinh kế bền vững ven biển đồng bằng Sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.6 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sinh kế bền vững từ lâu đã là chủ đề được quan tâm trong các tranh luận về
phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường cả trên phương diện lý luận lẫn thực
tiễn. Gắn kết sinh kế bền vững với biến đổi khí hậu (BĐKH), có thể nhận thấy rằng,
BĐKH là một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thương của sinh kế, bởi
vì BĐKH gây ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt
động sinh kế và các kết quả sinh kế. Trong bối cảnh BĐKH ngày càng trở nên phức
tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh giá không chỉ dựa vào việc các
sinh kế này có bền vững trên 4 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế
hay không mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể thích ứng với BĐKH hay
không. Chính vì vậy, gắn kết sinh kế bền vững với yếu tố BĐKH sẽ giúp xây dựng
các sinh kế bền vững và thích ứng trong bối cảnh BĐKH.
Đối với một quốc gia có đường bờ biển dài và hai đồng bằng châu thổ lớn thì
mối đe doạ do BĐKH với các biểu hiện như mực nước biển dâng cao, bão, lũ lụt, và
xâm nhập mặn… đối với Việt Nam là thực sự nghiêm trọng. Vùng ven biển Đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH), với 4 tỉnh là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh
Bình, là khu vực có mật độ dân cư cao và hoạt động sản xuất nông nghiệp và ngư
nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước. Các sinh kế chính tại các cộng
đồng ven biển ĐBSH là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và làm muối) và
thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng) đang ngày càng bị đe doạ trước tác động của
BĐKH bởi sự phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên nhạy cảm với BĐKH. Chính vì
vậy, xây dựng sinh kế ven biển bền vững và thích ứng với BĐKH là một nhu cấp cấp
bách hiện nay trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi bất thường và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng lên vùng ven biển nói chung và vùng ven biển ĐBSH nói riêng.
2. Tổng quan nghiên cứu
Luận án đã tổng quan các nghiên cứu về sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh
BBKH theo 3 nhóm (i) các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đối với các quốc gia
và vùng ven biển trên thế giới và ở Việt Nam; (ii) các nghiên cứu về khả năng bị tổn
thương và năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH trên thế
giới và ở Việt Nam; và (iii) các nghiên cứu về sinh kế vùng ven biển ĐBSH trong bối


cảnh BĐKH để rút ra hạn chế và khoảng trống cho nghiên cứu của Luận án, bao gồm:
- Về nội dung nghiên cứu:
 Thực trạng sinh kế hộ gia đình chưa được phân tích một cách toàn diện trên
5 yếu tố cấu thành sinh kế hộ gia đình;
 Khả năng bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh
kế khác nhau của hộ gia đình chưa được phân tích một cách cụ thể: tổn
thương về nguồn lực sinh kế, hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế và chỉ ra
mối quan hệ giữa các yếu tố này.
 Năng lực thích ứng về sinh kế của các hộ gia đình chưa được đánh giá là
thích ứng bị động hay thích ứng chủ động.
 Các sinh kế nào là bền vững và thích ứng với BĐKH chưa được phân tích
một cách toàn diện.
1


 Đối với vùng ven biển ĐBSH nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng, các
vấn đề về: thực trạng sinh kế hộ gia đình, khả năng bị tổn thương và năng
lực thích ứng về sinh kế của các hộ gia đình trước tác động của BĐKH, các
hình thức hỗ trợ sinh kế của nhà nước, tính bền vững và thích ứng của các
sinh kế hiện tại chưa được đề cập một cách toàn diện để làm cơ sở cho việc
xây dựng các sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH.
- Về cơ sở lý luận:
 Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững
(SLA) để phân tích sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh BĐKH. Rất ít nghiên
cứu gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BĐKH để phân tích khả
năng bị tổn thương của sinh kế, từ đó đề xuất các sinh kế bền vững và thích
ứng với BĐKH.
 Tính bền vững và thích ứng của sinh kế chưa được phân tích cụ thể trên các
khía cạnh bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế và có khả năng
thích ứng trước tác động của BĐKH.

- Về phương pháp nghiên cứu:
 Chưa có nghiên cứu định lượng để chỉ ra mối quan hệ về khả năng bị tổn
thương của các nhóm sinh kế khác nhau trước tác động của BĐKH.
 Phương pháp phân tích đa tiêu chí chưa được áp dụng để phân tích tính bền
vững và thích ứng của sinh kế.
Với những hạn chế trên, Luận án “Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng
sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam
Định” kỳ vọng sẽ lấp được một phần khoảng trống này trong nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận án là đề xuất các sinh kế bền vững và
thích ứng với BĐKH cho các huyện ven biển của tỉnh Nam Định dựa trên năng lực
của địa phương và định hướng chính sách của Nhà nước.
Các mục đích nghiên cứu cụ thể bao gồm:
(i) Phân tích hiện trạng sinh kế hộ gia đình ven biển ĐBSH,
(ii) Nhận diện những ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển ĐBSH,
(iii) Phân tích nhận thức của các hộ gia đình ven biển về khả năng bị tổn
thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau
thông qua nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định,
(iv) Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với
các nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển thông qua
nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định,
(v) Xác định các chính sách hỗ trợ sinh kế của Nhà nước nhằm giúp các hộ
gia đình ven biển ở tỉnh Nam Định thích ứng với BĐKH,
(vi) Đề xuất các sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH cho các huyện ven
biển của tỉnh Nam Định và một số gợi ý chính sách cho vùng ven biển
ĐBSH.

2



3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được 06 mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, Luận án tập trung trả lời
06 câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:
(i) Các hộ gia đình ven biển ĐBSH đã sử dụng các nguồn lực sinh kế nào để
thực hiện các hoạt động sinh kế và đạt được các kết quả sinh kế gì?
(ii) BĐKH gây ra những ảnh hưởng gì ở vùng ven biển ĐBSH?
(iii) Các hộ gia đình ven biển ở tỉnh Nam Định nhận thức như thế nào về khả
năng bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế
khác nhau, cụ thể là: BĐKH ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế nào?
Các nguồn lực sinh kế ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sinh kế?
Các hoạt động sinh kế ảnh hưởng như thế nào đến các kết quả sinh kế?
(iv) Các hộ gia đình ven biển ở tỉnh Nam Định có năng lực thích ứng về sinh
kế như thế nào trước tác động của BĐKH?
(v) Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ sinh kế gì để giúp các hộ gia
đình ven biển ở tỉnh Nam Định thích ứng với BĐKH?
(vi) Các sinh kế nào là bền vững và thích ứng với BĐKH đối với các huyện
ven biển của tỉnh Nam Định và những gợi ý chính sách nào được rút ra
cho các tỉnh vùng ven biển ĐBSH?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là sinh kế hộ gia đình ở các cộng
đồng ven biển trong bối cảnh BĐKH, bao gồm các vấn đề liên quan đến nguồn lực
sinh kế, hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế, khả năng bị tổn thương và năng lực thích
ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH, và các chính sách hỗ trợ sinh kế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về không gian
 Vùng ven biển ĐBSH gồm 4 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định và Ninh Bình là bối cảnh chính của nghiên cứu.
 Một cuộc điều tra khảo sát của tác giả đã được thực hiện tại 3 huyện ven

biển của tỉnh Nam Định như một nghiên cứu điển hình.
4.2.2. Về thời gian
 Số liệu thứ cấp sử dụng cho các phân tích và đánh giá về sự thay đổi về sinh
kế của hộ gia đình ven biển ĐBSH được thu thập cho giai đoạn 2000-2010.
 Số liệu sơ cấp đã được thu thập vào năm 2012 để phân tích những nội dung
liên quan đến sinh kế hộ gia đình ven biển trong bối cảnh BĐKH.
4.2.3. Về nội dung nghiên cứu
 Biến đổi khí hậu: xem xét 5 biểu hiện chính của BĐKH đối với vùng ven
biển: hạn hán, bão lụt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng, xâm nhập mặn.
 Sinh kế ven biển trong bối cảnh BĐKH: được giới hạn ở 2 nhóm sinh kế:
nông nghiệp và thủy sản vì đây là các sinh kế phụ thuộc rất lớn vào các
nguồn lực tự nhiên chịu tác động mạnh nhất của BĐKH.
 Khung sinh kế hộ gia đình đề cập đến 5 nhóm yếu tố: (i) nguồn lực sinh kế,
3


(ii) hoạt động sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) thể chế và chính sách tại địa
phương, và (v) bối cảnh bên ngoài.
 Tính bền vững của sinh kế được đánh giá trên 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội,
môi trường và thể chế.
 Khả năng bị tổn thương về sinh kế của hộ gia đình: được phân tích dựa trên
mối quan hệ: (i) BĐKH ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, (ii) các
nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế, (iii) các hoạt động
sinh kế ảnh hưởng đến các kết quả sinh kế.
 Năng lực thích ứng về sinh kế của hộ gia đình: được đánh giá dựa trên những
sự điều chỉnh về sinh kế của các hộ gia đình trước tác động của BĐKH và
được phân chia thành 2 cấp độ: thích ứng bị động và thích ứng chủ động.
5. Cấu trúc của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục
bảng biểu, Danh mục hình vẽ, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được

cấu trúc thành 4 Chương.
Chương I: Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững vùng ven biển trong bối cảnh BĐKH.
Chương II: Phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Sinh kế hộ gia đình ven biển ĐBSH trong bối cảnh BĐKH:
Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định.
Chương IV: Một số gợi ý chính sách.
6. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án đã có những đóng góp mới trên cả 2 phương diện: lý luận và thực tiễn
về chủ đề BĐKH và sinh kế ven biển, cụ thể là:
Về mặt lý luận:
 Các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền
vững đơn lẻ để phân tích sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh BĐKH. Luận án đã
tiếp cận theo hướng gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BĐKH để phân
tích khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH và
chỉ ra cơ chế tác động: (i) BĐKH sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, (ii)
các nguồn lực sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế, và (iii) các hoạt
động sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các kết quả sinh kế đạt được.
 Luận án chỉ ra rằng, trong bối cảnh BĐKH, do bị tổn thương trước tác động
của BĐKH nên sinh kế không chỉ cần bền vững mà còn phải thích ứng với
BĐKH để giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra. Sử dụng phương pháp phân
tích đa tiêu chí, Luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững về kinh
tế-xã hội-môi trường-thể chế và thích ứng với BĐKH của sinh kế.
Về mặt thực tiễn:
Dựa vào kết quả điều tra 286 hộ gia đình ở 3 huyện ven biển của tỉnh Nam
Định, nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng:
 Nhận thức của các hộ gia đình về khả năng bị tổn thương trước tác động của
BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau được thể hiện như sau:
- Bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng cùng chiều lên các nguồn lực
tự nhiên (đất trồng lúa, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối) và nguồn lực vật
4



-







chất (hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi). Đây cũng là những nguồn
lực sinh kế rất nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu. Ngoài ra, bão lụt, hạn hán,
và nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng cùng chiều đến nguồn lực con người (sức
khoẻ). Nguồn lực tài chính (tiếp cận vay vốn ngân hàng) và nguồn lực xã hội
(tiếp cận thông tin) ít bị ảnh hưởng bởi BĐKH.
Khi các nguồn lực sinh kế chính (đất trồng lúa, chuồng trại chăn nuôi, tàu
thuyền lưới đánh bắt, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối) bị ảnh hưởng bởi
BĐKH, các hoạt động sinh kế tương ứng cũng bị ảnh hưởng cùng chiều. Ngoài
ra, nguồn lực vật chất (hệ thống thuỷ lợi) gây ảnh hưởng đến hoạt động trồng
lúa; nguồn lực xã hội (tiếp cận thông tin) gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh
bắt; nguồn lực tài chính (tiếp cận vốn vay ngân hàng) gây ảnh hưởng đến hoạt
động chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Các kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH có mối quan hệ chặt chẽ và cùng
chiều với các hoạt động sinh kế bị tác động bởi BĐKH; tức là khi hoạt động sinh
kế càng bị ảnh hưởng bởi BĐKH thì kết quả sinh kế cũng càng bị ảnh hưởng.
Các hộ gia đình tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định đang thực hiện các
hoạt động thích ứng về sinh kế một cách bị động, mang tính đối phó hơn là
những hoạt động thích ứng chủ động, được lập kế hoạch trước các rủi ro về
sinh kế do BĐKH gây ra.
Để giúp các hộ gia đình chuyển từ thích ứng bị động sang thích ứng chủ động,

nhà nước cần hỗ trợ để (i) tăng cường các nguồn lực sinh kế cho hộ gia đình, đặc
biệt là các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất và (ii) tăng cường thể chế và
chính sách thích ứng với BĐKH ở cấp quốc gia và địa phương.
Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí và phương pháp cho điểm, 5 sinh
kế chính ở 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định trong bối cảnh BĐKH được
sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng lúa, làm
muối và đánh bắt thủy sản. Các sinh kế mới có thể khả thi trong bối cảnh
BĐKH là: du lịch sinh thái và các nghề truyền thống.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG VÙNG VEN BIỂN
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Sinh kế bền vững
1.1.1. Khái niệm
Định nghĩa của Chambers và Conway (1992) về sinh kế cho rằng “sinh kế bao
gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con
người”. Một sinh kế là bền vững “khi có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục
hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực;
tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho
các sinh kế khác ở cả cấp địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn”.
Dựa trên khái niệm về sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1992), Scoones
(1998) định nghĩa sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật
chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con
5


người. Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả
năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực
hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên”. Năm 2001, Cơ quan
Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về sinh kế để hướng

dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn
lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người”. Khái niệm
này về cơ bản hoàn toàn giống với khái niệm về sinh kế của Chambers và Conway
(1992) và Scoones (1998).
1.1.2. Tính bền vững của sinh kế
Tính bền vững của sinh kế được thể hiện trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội,
môi trường và thể chế.
 Một sinh kế được coi là bền vững về kinh tế khi nó đạt được và duy trì một
mức phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữa
các khu vực.
 Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt được khi sự phân biệt xã hội được
giảm thiểu và công bằng xã hội được tối đa.
 Tính bền vững về môi trường đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cường năng
suất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai.
 Một sinh kế có tính bền vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc qui trình hiện
hành có khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn định
theo thời gian để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động sinh kế.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế
Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế được thể hiện trên 4 phương diện:
 Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập của
hộ gia đình.
 Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo thêm
việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực.
 Bền vững về môi trường: được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn
các nguồn lực tự nhiên, không gây hủy hoại môi trường.
 Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ thống
pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có
sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư
hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và
chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian.

1.1.4. Khung sinh kế bền vững
Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế,
(iii) kết quả sinh kế, (iv) thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài. Ý tưởng
chung của các khung sinh kế bền vững là: các hộ gia đình, dựa vào các nguồn lực
sinh kế hiện có (bao gồm nguồn lực con người, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội)
trong bối cảnh thể chế và chính sách nhất định ở địa phương, sẽ thực hiện các hoạt
động sinh kế (như sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng, du lịch, đa dạng hóa
các loại hình sinh kế, di dân...) nhằm đạt được các kết quả sinh kế bền vững (như tạo
thêm việc làm, tăng thu nhập, giảm rủi ro và khả năng bị tổn thương, cải thiện an ninh
6


lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên...) dưới sự tác động của bối
cảnh bên ngoài (các cú sốc, các xu hướng và tính mùa vụ). Cụ thể hơn, việc phân tích
khung sinh kế bền vững sẽ giúp trả lời câu hỏi: nguồn lực sinh kế nào, hoạt động sinh
kế nào, thể chế-chính sách nào là quan trọng để đạt được sinh kế bền vững cho các
nhóm đối tượng khác nhau.
1.2. Sinh kế bền vững và biến đổi khí hậu
1.2.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
Theo Điều 1, điểm 2 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi
Khí hậu (UNFCCC) năm 1992, BĐKH là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của
con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí
quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những
thời kỳ có thể so sánh được. Bộ Tài nguyên và Môi trường định nghĩa BĐKH “là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
Các biểu hiện của BĐKH bao gồm:
 Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên,
 Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan,

 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển,
 Sự di chuyển của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đất,
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác, và
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, và địa quyển.
Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân khách quan
(do sự biến đổi của tự nhiên) và Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của
con người).
Cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu đòi hỏi những hành động khẩn cấp trên
phạm vi toàn cầu cả trên phương diện thích ứng với BĐKH lẫn giảm thiểu BĐKH.
Giảm thiểu BĐKH là các hoạt động nhằm làm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải
khí nhà kính. Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích làm giảm khả
năng bị tổn thương do dao động hoặc BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các
cơ hội do nó mang lại.
1.2.2. Gắn kết khung sinh kế bền vững và biến đổi khí hậu
Khi xem xét các tác động hiện tại và tương lai của BĐKH, có thể nhận thấy,
BĐKH là một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thương của sinh kế.
Trước hết, BĐKH gây ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, đặc biệt là các nguồn
lực tự nhiên (như đất, nước, tài nguyên thủy sản) và các nguồn lực vật chất (như
đường sá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện) nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu.
Khi các nguồn lực sinh kế bị tổn thương trước tác động của BĐKH, các hoạt động
sinh kế được thực hiện sẽ bị ảnh hưởng. Hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH
sẽ ảnh hưởng đến các kết quả sinh kế đạt được. Trong bối cảnh BĐKH ngày càng trở
nên phức tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh giá không chỉ dựa vào
việc các sinh kế này có bền vững trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và
7



thể chế hay không mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể thích ứng với BĐKH
hay không. Chính vì vậy, gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BĐKH sẽ giúp
xây dựng các sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH. Đây là một nhu cấp cấp bách
hiện nay trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi bất thường và gây ảnh hưởng
nghiêm trọng lên sinh kế của người dân, đặc biệt là người dân ven biển.
1.3. Sinh kế bền vững vùng ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu
1.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển
BĐKH sẽ gây ảnh hưởng lên vùng ven biển trên 2 phương diện: hệ sinh thái
ven biển và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người. Các hệ sinh thái ven biển là
những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao và có những chức năng sinh thái
quan trọng đối với con người. BĐKH sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng và năng
suất của các hệ sinh thái ven biển. Khi những chức năng sinh thái này bị suy giảm,
các hệ sinh thái ven biển trở nên bị suy yếu và ít có khả năng phục hồi trước những
tác động ngày càng tăng của BĐKH. Sự suy giảm các chức năng sinh thái của các hệ
sinh thái biển sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, các hoạt động
kinh tế-xã hội và phúc lợi của hàng tỷ người dân ven biển sống phụ thuộc nhiều vào
các hàng hóa và dịch vụ mà các hệ sinh thái này cung cấp. Nhìn chung, hầu hết các
hoạt động kinh tế-xã hội của con người đều chịu ảnh hưởng bởi BĐKH.
1.3.2. Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu
Trong bối cảnh BĐKH, khả năng bị tổn thương là “mức độ mà một hệ thống
(tự nhiên, kinh tế, xã hội) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng
thích ứng trước những tác động bất lợi của BĐKH”. Khả năng bị tổn thương của con
người trước tác động của BĐKH phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: (i) bản chất và độ lớn
của BĐKH, (ii) mức độ phụ thuộc của con người vào các nguồn lực nhạy cảm với
BĐKH, (iii) mức độ nhạy cảm của các nguồn lực này trước tác động của BĐKH, và
(iv) năng lực thích ứng của con người trước những thay đổi của các nguồn lực nhạy
cảm với BĐKH.
BĐKH gây tổn thương lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với khí
hậu là đất và nguồn nước. Ngoài ra, BĐKH cũng gây ra những ảnh hưởng lên nguồn
lực vật chất như cơ sở hạ tầng. Những tác động của BĐKH lên những nguồn lực sinh

kế này sẽ làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn các hoạt động sinh kế và đạt được các kết
quả sinh kế của các hộ gia đình. Nhìn chung, BĐKH gây ảnh hưởng đến sinh kế vùng
ven biển trên một số sinh kế chính như sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản. Khi các sinh kế hiện tại bị tổn thương trước tác động của BĐKH, người dân
sẽ phải nỗ lực tiến hành các hoạt động thích ứng trước sự thay đổi này. Chính vì vậy,
tăng cường năng lực của các cộng đồng ven biển bị tác động bởi BĐKH sẽ giúp họ
thích ứng thành công với trước tác động của BĐKH.
1.3.3. Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu
IPCC định nghĩa năng lực thích ứng là “khả năng tự điều chỉnh của một hệ
thống trước sự biến đổi của khí hậu để làm giảm nhẹ các thiệt hại tiềm tàng, tận dụng
các cơ hội, hoặc đương đầu với các hậu quả”. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường,
năng lực thích ứng với BĐKH là “sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm làm giảm khả năng bị tổn
thương do dao động và biến đổi của khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các
cơ hội do nó mang lại”. USAID cho rằng năng lực thích ứng với BĐKH là “năng lực
8


của xã hội để thay đổi theo cách làm cho xã hội được trang bị tốt hơn để có thể quản
lý những rủi ro hoặc nhạy cảm từ những ảnh hưởng của BĐKH”.
Năng lực thích ứng được thể hiện thông qua các hoạt động thích ứng nhằm làm
giảm khả năng bị tổn thương. Nhìn chung, các hoạt động thích ứng được phân chia
thành cấp độ sau:
 Nếu dựa vào thời điểm thực hiện các hoạt động thích ứng: thích ứng mang tính
phòng ngừa và thích ứng mang tính đối phó.
 Nếu dựa vào sự cân nhắc về chính sách khi thực hiện các hoạt động thích ứng:
thích ứng bị động và thích ứng chủ động.
 Nếu dựa vào chủ thể thực hiện các hoạt động thích ứng: thích ứng của khu vực
tư nhân và thích ứng của khu vực công.
Trong bối cảnh BĐKH, hoạt động thích ứng về sinh kế của các hộ gia đình

được phân chia thành 2 cấp độ. Thứ nhất là thích ứng bị động - là những sự điều
chỉnh về sinh kế tạm thời và mang tính ngắn hạn. Thứ hai là thích ứng chủ động - là
những điều chỉnh về sinh kế được lập kế hoạch, có tính chiến lược và mang tính dài
hạn với sự hỗ trợ về chính sách của chính quyền địa phương. Các hoạt động thích
ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH bao gồm: (i) các hoạt động mà bản thân hộ
gia đình thực hiện, (ii) các biện pháp được chính phủ lập kế hoạch và hỗ trợ, và (iii)
các biện pháp hỗ trợ của các tổ chức khác.
1.3.4. Hỗ trợ sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu
1.3.4.1. Hỗ trợ nhằm cải thiện các nguồn lực sinh kế
 Cải thiện nguồn lực tự nhiên
 Cải thiện nguồn lực vật chất
 Cải thiện nguồn lực tài chính
 Cải thiện nguồn lực con người
 Cải thiện nguồn lực xã hội
1.3.4.2. Tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách: Lồng ghép thích
ứng với BĐKH vào quá trình lập kế hoạch phát triển
 Lồng ghép BĐKH vào các chính sách chung cấp quốc gia hoặc khu vực
 Lồng ghép BĐKH vào các khoản đầu tư và dự án theo ngành
 Lồng ghép BĐKH vào các sáng kiến cụ thể tại địa phương
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
(1). BĐKH xảy ra càng thường xuyên thì nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng càng
lớn (quan hệ cùng chiều).
(2). Khi nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng càng lớn thì hoạt động sinh kế bị ảnh
hưởng càng lớn (quan hệ cùng chiều).
(3). Khi hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng càng lớn thì thu nhập từ hoạt động
sinh kế đó bị ảnh hưởng càng lớn (quan hệ cùng chiều).
9



(4). Khi các sinh kế bị tổn thương trước tác động của BĐKH, các hộ gia đình
thường có những điều chỉnh (thích ứng) đối với các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào
năng lực thích ứng của họ và có thể được phân chia thành 2 cấp độ: thích ứng bị động
và thích ứng chủ động.
(5). Để tăng cường năng cường thích ứng về sinh kế của hộ gia đình trước tác
động của BĐKH trong dài hạn, rất cần các biện pháp hỗ trợ của nhà nước nhằm giúp
các hộ gia đình chuyển từ thích ứng bị động sang thích ứng chủ động.
2.2. Khung phân tích
HIỆN TRẠNG SINH KẾ HỘ
GIA ĐÌNH VEN BIỂN
 Nguồn lực sinh kế
 Hoạt động sinh kế
 Kết quả sinh kế
 Thể chế, chính sách
 Tác động bên ngoài

TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH
LÊN VÙNG VEN BIỂN
 Tác động lên các hệ
sinh thái ven biển
 Tác động lên các
hoạt động kinh tế-xã
hội của con người

KHẢ NĂNG BỊ TỔN THƢƠNG CỦA SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH
VEN BIỂN TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH
BĐKH  Nguồn lực sinh kế  Hoạt động sinh kế  Kết quả sinh kế

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH

VEN BIỂN TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH
 Thích ứng bị động
 Thích ứng chủ động

HỖ TRỢ SINH KẾ NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BĐKH
 Tăng cường các nguồn lực sinh kế
 Tăng cường thể chế và chính sách về thích
ứng với BĐKH

CÁC SINH KẾ BỀN VỮNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH
 Bền vững về kinh tế
 Bền vững về xã hội
 Bền vững về môi trường
 Bền vững về thể chế
 Thích ứng với BĐKH

2.3. Nguồn dữ liệu
2.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu này được thu thập từ 5 nguồn chính sau:
* Niên giám thống kê
 Niên giám thống kê cấp tỉnh (bao gồm 4 tỉnh ven biển của vùng ĐBSH là Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình).
 Niên giám thống kê cấp huyện (bao gồm 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định
là Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng).

10


* Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS)
Luận án khai thác số liệu thô về sinh kế hộ gia đình của 4 tỉnh ven biển ĐBSH:

Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình từ bộ số liệu khảo sát mức sống dân
cư Việt Nam của 5 cuộc điều tra vào các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 sử dụng
phần mềm STATA.
* Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản
Luận án sử dụng một số thông tin về hộ nông nghiệp, thuỷ sản từ Tổng điều tra
năm 2006 (do các thông tin của Tổng điều tra năm 2011 chưa được công bố).
* Điều tra lao động và việc làm
Luận án khai thác số liệu từ các cuộc điều tra lao động và việc làm của Tổng
cục thống kê trong 5 năm gần đây để thu thập thông tin về tình hình lao động và việc
làm ở 4 tỉnh ven biển ĐBSH.
* Các báo cáo, nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân
Các nghiên cứu, báo cáo của các cá nhân và tổ chức (bao gồm Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi
trường Nam Định) cũng được sử dụng để có góc nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu.
2.3.2. Dữ liệu sơ cấp
2.3.2.1. Lý do lựa chọn tỉnh Nam Định làm nghiên cứu điển hình
Thứ nhất, theo nghiên cứu của Jeremy Carew-Reid (2008), Nam Định là một
trong 4 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH tại vùng ven biển ĐBSH, đặc biệt về
diện tích đất, số người bị ảnh hưởng và số người nghèo bị ảnh hưởng.
Thứ hai, cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Nam Định mang đặc thù của sinh kế
ven biển với tỷ trọng của ngành nông-lâm-thuỷ sản tương đối cao trong GDP (chiếm
bình quân 33% trong giai đoạn 2001-2011).
Thứ ba, lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản - một
lĩnh vực nhạy cảm trước tác động của BĐKH - của tỉnh Nam Định là lớn nhất trong
vùng ven biển ĐBSH (chiếm tỷ trọng 68,3% trong giai đoạn 2005- 2011).
Thứ tư, với 77% lực lượng lao động và đóng góp khoảng 60% vào giá trị GDP,
ngành nông-lâm-thuỷ sản đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của 3
huyện ven biển của tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực dễ bị tổn thương
nhất trước tác động của BĐKH.
Thứ năm, VGQ Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy - với diện tích 15.000 ha

nằm ở khu vực nơi sông Hồng đổ ra biển tại cửa Ba Lạt - là nơi có hệ sinh thái rừng
ngập mặn đặc thù của vùng ven biển ĐBSH với tính đa dạng sinh học cao và sinh kế
của nhiều hộ gia đình phụ thuộc vào tính đa dạng sinh học của VQG này. Tuy nhiên,
đây cũng là khu vực có mức độ nhạy cảm cao trước tác động của BĐKH.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Điều tra khảo sát đã được thực hiện tại cả 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định
là Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng. Tại mỗi huyện, 2-3 xã ven biển được lựa
chọn để điều tra dựa trên 2 tiêu chí sau: (i) là xã nông nghiệp ven biển có các sinh kế
chính là nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm muối) và thuỷ sản (đánh bắt và nuôi
trồng), (ii) là các xã đang phải hứng chịu những tác động ngày càng tăng của BĐKH
11


gây ảnh hưởng đến các hoạt động nông nghiệp và thủy sản. Dựa trên các tiêu chí trên,
7 xã đã được lựa chọn điều tra là: xã Giao Thiện và Giao Xuân (huyện Giao Thủy);
xã Hải Đông và Hải Lý (huyện Hải Hậu); xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc và Nam Điền
(huyện Nghĩa Hưng).
Các thông tin sử dụng cho các phân tích và đánh giá được thu thập từ 2 nhóm
đối tượng chính: (i) cán bộ lãnh đạo xã và cán bộ làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp và thuỷ sản của xã và (ii) các hộ gia đình đại diện cho các nhóm sinh kế chính
ở địa phương bị tác động bởi BĐKH, bao gồm các hộ trồng trọt, chăn nuôi, làm muối,
đánh bắt thuỷ sản, và nuôi trồng thủy sản.
Quá trình thu thập thông tin sơ cấp được thực hiện qua 2 bước:
* Bước 1: Thu thập thông tin định tính
- Phỏng vấn sâu cá nhân: tại mỗi xã, 05 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân đã được
thực hiện đại diện cho 5 nhóm sinh kế chính ở địa phương. Đối với 7 xã được
lựa chọn, đã có 35 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân được thực hiện.
- Thảo luận nhóm: tại mỗi xã, 02 cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện. Như
vậy, 14 cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện.
* Bước 2: Thu thập thông tin định lượng

Dựa trên các thông tin định tính thu thập được, bảng hỏi hộ gia đình đã được
xây dựng nhằm thu thập các thông tin định lượng ở cấp hộ gia đình. Một cuộc khảo
sát hộ gia đình tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định đã được thực hiện vào tháng
12/2012. Tổng số hộ gia đình được điều tra là 385 hộ, trong đó 298 hộ có ngành sản
xuất chính là nông nghiệp và 87 hộ có ngành sản xuất chính là thuỷ sản. Tuy nhiên,
sau khi kiểm tra thông tin thu thập được trên các phiếu điều tra và loại bỏ các phiếu
điều tra chưa đầy đủ thông tin hoặc trùng lặp thông tin, số phiếu hợp lệ phục vụ cho
phân tích chỉ còn 286 phiếu.
2.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

2.4.1. Mục tiêu nghiên cứu 1: Phân tích hiện trạng sinh kế hộ gia đình ven biển ĐBSH
Sử dụng khung lý thuyết về sinh kế hộ gia đình, nguồn số liệu từ VHLSS
(2002, 2004, 2006, 2008, 2010) của 4 tỉnh: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình và áp dụng phương pháp phân tích thống kê, mô tả và so sánh, hiện trạng sinh
kế hộ gia đình được phân tích trên các nội dung chính sau: (i) Các nguồn lực sinh kế
cơ bản; (ii) Các hoạt động sinh kế cơ bản; (iii) Các kết quả sinh kế; (iv) Thể chế và
chính sách phát triển kinh tế-xã hội, (v) Bối cảnh bên ngoài.
2.4.2. Mục tiêu nghiên cứu 2: Nhận diện những ảnh hưởng của BĐKH đối với
vùng ven biển ĐBSH
Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, chủ yếu từ các báo cáo và nghiên cứu đã có
(của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương Binh Xã hội, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức quốc tế, các cá nhân) và áp dụng phương
pháp phân tích thống kê và mô tả, những ảnh hưởng chính của BĐKH đối với vùng
ven biển ĐBSH được xem xét trên các khía cạnh: nước biển dâng, xâm nhập mặn, và
các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán).

12


2.4.3. Mục tiêu nghiên cứu 3: Phân tích khả năng bị tổn thương trước tác động

của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển
thông qua nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định
2.4.3.1. Khung phân tích
Khả năng bị tổn thương của sinh kế được phân tích thông qua cơ chế tác động:
BĐKH  Nguồn lực sinh kế  Hoạt động sinh kế  Kết quả sinh kế.
2.4.3.2. Phương pháp ước lượng
Để xem xét ảnh hưởng của (i) BĐKH đến nguồn lực sinh kế, (ii) nguồn lực
sinh kế ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế, và (iii) hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến
kết quả sinh kế, Luận án sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để ước
lượng mô hình với nguồn số liệu điều tra hộ gia đình tại 3 huyện ven biển của tỉnh
Nam Định.
2.4.3.3. Xác định các biến trong mô hình
Phần 1: BĐKH ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế
Biến độc lập: 5 biến độc lập đại diện cho 5 biểu hiện của BĐKH: hạn hán, bão
lụt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng, xâm nhập mặn.
Biến phụ thuộc: 10 biến đại diện cho 10 nguồn lực sinh kế gồm: đất trồng lúa,
chuồng trại chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản, tàu-thuyền-lưới đánh bắt, đất làm
muối, đường giao thông, hệ thống thủy lợi, sức khoẻ của gia đình, vay vốn ngân hàng,
tiếp cận thông tin.
Phần 2: Nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế
Mô hình 1:
Biến phụ thuộc: Hoạt động trồng lúa (bị tác động bởi BĐKH).
Biến độc lập: Đất trồng lúa, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, sức khoẻ, vay
vốn ngân hàng, tiếp cận thông tin (bị tác động bởi BĐKH).
Mô hình 2:
Biến phụ thuộc: Hoạt động chăn nuôi (bị tác động bởi BĐKH).
Biến độc lập: Chuồng trại chăn nuôi, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, sức
khoẻ, vay vốn ngân hàng, tiếp cận thông tin (bị tác động bởi BĐKH).
Mô hình 3:
Biến phụ thuộc: Hoạt động làm muối (bị tác động bởi BĐKH).

Biến độc lập: Đất làm muối, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, sức khoẻ,
vay vốn ngân hàng, tiếp cận thông tin (bị tác động bởi BĐKH).
Mô hình 4:
Biến phụ thuộc: Hoạt động nuôi trồng thủy sản (bị tác động bởi BĐKH).
Biến độc lập: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đường giao thông, hệ thống thuỷ
lợi, sức khoẻ, vay vốn ngân hàng, tiếp cận thông tin (bị tác động bởi BĐKH).
Mô hình 5:
Biến phụ thuộc: Hoạt động đánh bắt thủy sản (bị tác động bởi BĐKH).
Biến độc lập: Tàu-thuyền-ghe, đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, sức khoẻ,
vay vốn ngân hàng, tiếp cận thông tin (bị tác động bởi BĐKH).
13


Phần 3: Hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến kết quả sinh kế
Mô hình 1:
Biến phụ thuộc: Thu nhập từ trồng lúa (bị tác động bởi BĐKH).
Biến độc lập: Hoạt động trồng lúa (bị tác động bởi BĐKH).
Mô hình 2:
Biến phụ thuộc: Thu nhập từ chăn nuôi (bị tác động bởi BĐKH).
Biến độc lập: Hoạt động chăn nuôi (bị tác động bởi BĐKH).
Mô hình 3:
Biến phụ thuộc: Thu nhập từ làm muối (bị tác động bởi BĐKH).
Biến độc lập: Hoạt động làm muối (bị tác động bởi BĐKH).
Mô hình 4:
Biến phụ thuộc: Thu nhập từ nuôi trồng (bị tác động bởi BĐKH).
Biến độc lập: Hoạt động nuôi trồng (bị tác động bởi BĐKH).
Mô hình 5:
Biến phụ thuộc: Thu nhập từ đánh bắt (bị tác động bởi BĐKH)
Biến độc lập: Hoạt động đánh bắt (bị tác động bởi BĐKH)
2.4.3.4. Thang đo các biến

 Các biến về BĐKH: được đo bằng mức độ xảy ra của các hiện tượng thời
tiết với các thang điểm như sau: Không bao giờ xảy ra = 1; Ít khi xảy ra = 2;
Xảy ra ở mức trung bình = 3; Thường xuyên xảy ra = 4; Rất thường xuyên
xảy ra = 5.
 Các biến về nguồn lực sinh kế, hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế bị ảnh
hưởng bởi BĐKH được đo như sau: Không bị ảnh hưởng = 1; Ít bị ảnh
hưởng = 2; Bị ảnh hưởng ở mức trung bình = 3; Bị ảnh hưởng nhiều = 4; Bị
ảnh hưởng rất nhiều = 5.
2.4.4. Mục tiêu nghiên cứu 4: Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác
động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển
thông qua nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định
Sử dụng khung phân tích về năng lực thích ứng được phân chia thành 2 cấp độ:
thích ứng bị động và thích ứng chủ động, với nguồn số liệu từ điều tra hộ gia đình tại
3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định và áp dụng phương pháp phân tích thống kê, các
biện pháp thích ứng của các nhóm sinh kế khác nhau được thống kê giữa các xã.
2.4.5. Mục tiêu nghiên cứu 5: Xác định các chính sách hỗ trợ sinh kế của Nhà
nước nhằm giúp các hộ gia đình ven biển thích ứng với BĐKH
Áp dụng lý thuyết về hỗ trợ sinh kế, sử dụng nguồn số liệu từ điều tra hộ gia
đình tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định với việc xử lý số liệu bằng phương pháp
thống kê, các chính sách hỗ trợ sinh kế do người dân đề xuất được tổng hợp.
2.4.6. Mục tiêu nghiên cứu 6: Đề xuất các sinh kế bền vững và thích ứng với
BĐKH cho các huyện ven biển của tỉnh Nam Định
Tính bền vững về kinh tế-xã hội-môi trường và thích ứng với BĐKH của các
sinh kế hiện tại được đánh giá bằng phương pháp phân tích đa tiêu chí. Các sinh kế
bền vững và thích ứng với BĐKH cho 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định được đề
xuất dựa trên phương pháp cho điểm và xếp hạng các sinh kế sử dụng các tiêu chí này.
14


CHƢƠNG 3

SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG
BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Thực trạng sinh kế hộ gia đình vùng ven biển Đồng bằng sông Hồng
3.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
Vùng ven biển ĐBSH gồm 4 tỉnh/thành phố là: Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định và Ninh Bình. Năm 2011, diện tích của vùng là 12.237 km2, chiếm 58% diện tích
toàn vùng ĐBSH và dân số là 7.568.600 người, chiếm 38% dân số toàn vùng ĐBSH.
Tính trung bình giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của
vùng ven biển ĐBSH là 11,3%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước
(7,3 %/năm) và toàn vùng ven biển (10,9%/năm). Cơ cấu ngành kinh tế của vùng ven
biển ĐBSH giai đoạn 2000-2010 đã có sự chuyển biến tích cực. Tính bình quân thời
kỳ 2000-2010, nhóm ngành dịch vụ có mức đóng góp lớn nhất vào GDP vùng ven
biển ĐBSH (41,7%), tiếp đến là nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (34%) và cuối
cùng là ngành nông-lâm- thủy sản (24,3%). Lực lượng lao động ở các tỉnh ven biển
ĐBSH chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản. Tỷ lệ này cao nhất là ở
Nam Định (68,3%), tiếp đến là Thái Bình (63,4%), Ninh Bình (54,9%) và thấp nhất
là ở Hải Phòng (36,7%). Trong giai đoạn 2005-2011, thu nhập bình quân đầu người
của cả 4 tỉnh/thành phố ven biển ĐBSH đều tăng. Tính bình quân cả giai đoạn 20052011, thu nhập bình quân của cả vùng là khoảng 14,8 triệu đồng/người/năm.
3.1.2. Thực trạng sinh kế hộ gia đình vùng ven biển ĐBSH
Sử dụng số liệu thứ cấp từ VHLSS, sinh kế hộ gia đình ven biển vùng ĐBSH
có những đặc điểm sau:
- Nguồn lực sinh kế: Các nguồn lực tự nhiên, vật chất, tài chính, con người, và xã
hội ngày càng được cải thiện ở cả 4 tỉnh và đó là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy
phát triển sinh kế hộ gia đình. Hạn chế lớn nhất về nguồn lực sinh kế là chất
lượng nguồn lao động với khoảng 80% lực lượng lao động không có chuyên
môn kỹ thuật.
- Hoạt động sinh kế: dịch vụ là ngành tạo ra giá trị bình quân hộ/năm cao nhất
(41 triệu/năm), tiếp đến là công nghiệp (25 triệu/hộ/năm), nông nghiệp (17
triệu/hộ/năm) và cuối cùng là thuỷ sản (12,7 triệu/hộ/năm).

- Kết quả sinh kế: Về kinh tế, thu nhập bình quân hộ gia đình một tháng có xu
hướng tăng qua các năm và đạt mức khoảng 5 triệu/hộ/tháng vào năm 2010.
Về xã hội, tỷ lệ thất nghiệp ở các tỉnh ven biển ĐBSH tương đối thấp và tình
trạng nghèo đói có xu hướng giảm đáng kể. Về môi trường, các hoạt động sinh
kế ở vùng ven biển ĐBSH vẫn có xu hướng khai thác cạn kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường biển.
- Thể chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội cấp trung ương, vùng, ngành và
địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sinh kế hộ gia đình ở cả
4 tỉnh ven biển ĐBSH trong giai đoạn 2001-2010.
15


- Tác động của yếu tố bên ngoài, đặc biệt là thiên tai (bão, lũ lụt) và dịch bệnh
đã, đang và sẽ là cản trở đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng nói
chung và sinh kế hộ gia đình nói riêng.
3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và tác động lên sinh kế vùng ven biển ĐBSH
BĐKH đang ngày càng được biểu hiện rõ nét ở Việt Nam. Trong khoảng 50
năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng khoảng 2-3oC.
Mực nước biển tại trạm Hòn Dáu trung bình dâng khoảng 3 mm/năm; tức đã dâng
khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua. Lượng mưa tính trung bình trên cả nước trong
50 năm qua đã giảm khoảng 2%/năm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng,
đặc biệt là bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn,
các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại có xu hướng kéo dài.
Khả năng bị tổn thương của sinh kế vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trước
tác động của BĐKH được thể hiện ở 2 nhóm sinh kế: nông nghiệp và thuỷ sản. Hoạt
động nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt, luôn gắn liền với việc sử dụng đất, do đó là
sinh kế bị tổn thương nhiều nhất trước tác động của BĐKH, được thể hiện trên các
khía cạnh chủ yếu sau: (i) tình trạng ngập lụt làm mất đất canh tác; (ii) tình trạng xâm
nhập mặn làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp; (iii) nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, năng suất, và thời vụ gieo trồng. Đối với hoạt động đánh bắt, BĐKH có

xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài thuỷ sản, dẫn đến sự thay đổi trữ
lượng do di cư hoặc do chất lượng môi trường sống bị suy giảm; từ đó làm thu hẹp
ngư trường đánh bắt và sản lượng đánh bắt. Đối với hoạt động nuôi trồng, sự thay đổi
môi trường sống của các loài thủy sản, bị mặn hóa do xâm nhập mặn hoặc ngọt hóa
do lũ lụt, đều làm chậm quá trình sinh trưởng của các loài thủy sản.
3.3. Sinh kế hộ gia đình ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu
điển hình tại tỉnh Nam Định
3.3.1. Nhận thức của các hộ gia đình về thực trạng biến đổi khí hậu tại địa phương
Đối với 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, những người dân được hỏi đều
cảm nhận được những thay đổi về khí hậu ở địa phương trong những năm gần đây.
Bão và lũ lụt được người dân đánh giá là hiện tượng thời tiết xảy ra thường xuyên
nhất (so với các hiện tượng thời tiết khác), với cường độ ngày càng tăng và có tính
thất thường. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như thời tiết trở nên nóng hơn do nhiệt
độ tăng, hoặc thời tiết thay đổi thất thường (mùa đông có biểu hiện của mùa hè), nắng
hạn và mưa rét kéo dài, lượng mưa ít đi nhưng cường độ mưa lớn và bất thường,…
cũng được người dân ở cả 7 xã cảm nhận khá rõ nét. Tình trạng xâm nhập mặn là vấn
đề được người dân địa phương xã Nam Điền và Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng) và
xã Giao Thiện (huyện Giao Thủy) cảm nhận rõ nhất và sâu sắc nhất. Triều cường
cũng thay đổi đột ngột trong những năm gần đây và người dân Giao Thiện cảm nhận
rõ về hiện tượng này.
3.3.2. Nhận thức của hộ gia đình về khả năng bị tổn thương của sinh kế trước tác
động của biến đổi khí hậu
Về nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng
* Nguồn lực hộ gia đình
Hạn hán gây ảnh hưởng ở mức trên trung bình (từ 3,3 đến 3,7 điểm) đối với
16


đất trồng lúa, đất làm muối và đất nước nuôi trồng thủy sản. Xã Nam Điền và Nghĩa
Phúc (huyện Nghĩa Hưng) và xã Giao Thiện, Giao Xuân (huyện Giao Thuỷ) là những

xã bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bão và lũ lụt gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với 5 tài sản
hộ gia đình, đặc biệt là đối với đất làm muối, đất trồng lúa và đất nuôi trồng thủy sản
với điểm trung bình ở khoảng 4 điểm ở hầu hết các xã. Nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng
ở mức trung bình (hơn 3 điểm) đối với hầu hết các tài sản hộ gia đình và ở các xã
Nam Điền, Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng) và Giao Xuân (huyện Giao Thủy) bị ảnh
hưởng nhiều nhất. Nước biển dâng gây tác động ở mức trên trung bình (khoảng 3,5
điểm) đối với các tài sản hộ gia đình, trong đó bị ảnh hưởng nhiều nhất là đất làm
muối (3,7 điểm). Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) và Giao Xuân (huyện Giao Thủy) bị
ảnh hưởng nhiều hơn các xã còn lại. Xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nhiều nhất và ở
mức trên trung bình (3,6 điểm) đối với diện tích đất trồng lúa và đặc biệt nghiêm
trọng ở xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) và xã Giao Xuân (huyện Giao Thủy).
Nhìn chung, không có sự khác biệt lớn về mức độ ảnh hưởng theo thời gian giữa năm
2007 và 2010 của BĐKH đối với các nguồn lực sinh kế ở 7 xã mặc dù BĐKH có xu
hướng làm tăng mức độ ảnh hưởng đối với các nguồn lực sinh kế.
* Nguồn lực vật chất
Hệ thống đường giao thông và hệ thống thuỷ lợi ở địa phương bị ảnh hưởng
nhiều nhất bởi bão lụt và ở mức trên trung bình (trên 3 điểm) vào năm 2007 và bị ảnh
hưởng nhiều (trên 4 điểm) vào năm 2010. Những biểu hiện khác của BĐKH gây ảnh
hưởng ở mức trung bình (khoảng 3 điểm) đối với cả đường giao thông và hệ thống
thủy lợi ở hầu hết các xã. So sánh các xã với nhau, xã Hải Lý (huyện Hải Hậu), xã
Nam Điền và Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng) và xã Giao Thiện và Giao Xuân
(huyện Giao Thuỷ) là những xã bị ảnh hưởng nhiều nhất.
* Nguồn lực con người
Sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão lụt, nhiệt độ tăng và
hạn hán, trong đó bị ảnh hưởng ở mức trên trung bình đối với hạn hán và nhiệt độ
tăng và ở mức nhiều đối với bão lụt. Xã Giao Xuân và Giao Thiện (huyện Giao Thủy)
và xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) là các xã bị ảnh hưởng nhiều nhất trong số 7 xã
được điều tra.
* Nguồn lực tài chính
Vay vốn ngân hàng bị ảnh hưởng chủ yếu bởi bão và lũ lụt (khoảng 3,5 điểm)

ở hầu hết các xã; trong đó xã Hải Lý (huyện Hải Hậu), xã Nam Điền và Nghĩa Phúc
(huyện Nghĩa Hưng) và xã Giao Thiện và Giao Xuân (huyện Giao Thuỷ) là những xã
bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các biểu hiện khác của BĐKH gây ảnh hưởng không đáng
kể đối với việc vay vốn ngân hàng ở 7 xã. Nhìn chung, không có sự khác biệt đáng kể
theo thời gian (giữa năm 2007 và năm 2012) về tác động của BĐKH đối với việc tiếp
cận vốn vay ngân hàng ở các xã.
* Nguồn lực xã hội
Tương tự như vay vốn ngân hàng, tiếp cận thông tin bị ảnh hưởng chủ yếu bởi
bão và lũ lụt ở hầu hết các xã; trong đó xã Hải Lý (huyện Hải Hậu), Nam Điền
(huyện Nghĩa Hưng), Giao Thiện và Giao Xuân (huyện Giao Thủy) bị ảnh hưởng ở
mức nhiều. Các biểu hiện khác của BĐKH gây ảnh hưởng không đáng kể đến tiếp
17


cận thông tin. Không có sự khác biệt đáng kể theo thời gian (giữa năm 2007 và 2012)
về tác động của BĐKH đối với việc tiếp cận thông tin ở các xã.
Về hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng
Hoạt động trồng lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất (ở mức trên trung bình) bởi bão
lụt và có sự gia tăng không đáng kể giữa năm 2007 và 2012. Bên cạnh đó, hạn hán
cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động trồng lúa ở mức trung bình. Các xã bị ảnh hưởng
nhiều nhất là Hải Lý (huyện Hải Hậu) và Giao Xuân, Giao Thiện (huyện Giao Thủy).
Đối với một số xã như Giao Xuân, Giao Thiện và Nam Điền, xâm nhập mặn cũng là
một vấn đề lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt.
Bão lụt cũng đang gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chăn nuôi ở tất cả các xã
với ảnh hưởng ở mức nhiều (trên 4 điểm) ở hầu hết các xã, đặc biệt là vào năm 2012;
trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là ở xã Giao Xuân và Giao Thiện (huyện Giao
Thủy). Ngoài ra, người dân nhận định rằng thời tiết đang thay đổi theo chiều hướng
nóng lên và làm gia tăng bệnh dịch, dẫn đến năng suất chăn nuôi cũng bị giảm sút.
Hoạt động làm muối phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và độ mặn của nước biển
và chỉ có thể làm muối vào ngày nắng. Nắng mưa thất thường trong một vài ngày có

thễ dẫn đến không có sản phẩm cho những ngày dàn nước và phơi trước đó. Bão lụt
là ảnh hưởng lớn nhất đối với hoạt động làm muối với mức ảnh hưởng tính bình quân
là 4,5 điểm. Trong 7 xã điều tra, chỉ có 3 xã có hoạt động làm muối là Hải Đông, Hải
Lý (huyện Hải Hậu) và Nghĩa Phúc (huyện Nghĩa Hưng) và cả 3 xã này đều bị ảnh
hưởng nặng nề bởi bão lũ đối với hoạt động làm muối.
Hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên thiên nhiên và
điều kiện thời tiết. Ở tất cả các xã được điều tra, hoạt động đánh bắt đều chịu ảnh
hưởng nhiều bởi bão lụt (với mức điểm trung bình 4,2). Các xã bị ảnh hưởng nhiều
nhất bởi bão lụt đối với hoạt động đánh bắt là: Giao Xuân (huyện Giao Thủy), Nghĩa
Phúc (huyện Nghĩa Hưng) và Hải Đông và Hải Lý (huyện Hải Hậu).
Nuôi trồng thủy sản nhìn chung chịu rủi ro cao trước hiện tượng thời tiết cực
đoan. Bão, sóng gió, nước biển dâng cao đều là mối đe dọa trực tiếp đến hoạt động
sinh kế này. Một trận bão có thể gây tổn hại toàn bộ vùng nuôi ngao (vạng) và các
lồng bè và đầm nuôi tôm. Đa số các hộ ngư dân ở 7 xã đều đánh giá bão lụt đang gây
ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nuôi trồng (trên 4 điểm).
Về kết quả sinh kế bị ảnh hưởng
Khi hoạt động sinh kế bị tác động bởi BĐKH thì thu nhập từ các hoạt động
sinh kế đó cũng bị giảm theo, cụ thể là:
- Bão lụt gây ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sinh kế và làm giảm thu thập
của các sinh kế này.
- Ngoài bão lụt, hoạt động trồng trọt còn bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn hán và xâm
nhập mặn, từ đó làm giảm thu nhập từ trồng trọt; chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi
nhiệt độ tăng và thu nhập từ chăn nuôi cũng giảm xuống.
- Các xã bị ảnh hưởng nhiều nhất là: Hải Lý (huyện Hải Hậu), Nam Điền và Nghĩa
Phúc (huyện Nghĩa Hưng), Giao Xuân và Giao Thiện (huyện Giao Thủy).

18


Kiểm định mối quan hệ: BĐKH  Nguồn lực sinh kế  Hoạt động sinh kế  Kết

quả sinh kế
* BĐKH ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế
- Kết quả ước lượng các mô hình cho giá trị của F, tương ứng với P-value, là khá
nhỏ (P xấp xỉ bằng 0) cho thấy giá trị của R2 thực sự lớn hơn 0 có ý nghĩa
thống kê.
- Dựa vào R2 từ kết quả ước lượng các mô hình, các mô hình có giá trị R2 dao
động từ 0.04 đến 0.43 là khá thấp. Điều này giải thích là ngoài 5 biến đại diện
cho BĐKH được xem xét trong nghiên cứu của Luận án, còn rất nhiều yếu tố
khác ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế mà giới hạn của phạm vi nghiên cứu
chưa đề cập tới.
- BĐKH ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế được thể hiện ở một số điểm sau:
 Hạn hán càng thường xuyên thì càng làm tăng ảnh hưởng đến đất trồng lúa
(do làm tăng khô hạn), đất nuôi trồng thủy sản (do thay đổi nhiệt độ của
môi trường nước), sức khoẻ gia đình (thiếu nước phục vụ sinh hoạt) và càng
làm giảm ảnh hưởng đối với đất làm muối (do nước biển được bốc hơi
nhanh hơn) với ý nghĩa thống kê ở các mức 5% và 10%.
 Bão, lũ lụt càng thường xuyên thì càng gây ảnh hưởng đến đất trồng lúa (do
ngập lụt), chuồng trại chăn nuôi (do ngập lụt), đất nuôi trồng thuỷ sản (do
ngọt hóa), đất làm muối (do ngập lụt) đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi
(do ngập lụt) và sức khoẻ của con người (do làm tăng bệnh tật) với ý nghĩa
thống kê ở các mức 5% và 10%.
 Nhiệt độ tăng càng diễn ra thường xuyên thì càng gây ảnh hưởng đến đất
nuôi trồng thuỷ sản (do thay đổi nhiệt độ của môi trường nước) và sức khoẻ
gia đình (do làm tăng bệnh tật) và càng làm giảm ảnh hưởng đối với đất làm
muối (do nước biển được bốc hơi nhanh hơn) với ý nghĩa thống kê ở các
mức 5% và 10%.
 Nước biển dâng càng lớn thì càng gây ảnh hưởng đến đất trồng lúa và đất
làm muối (do ngập lụt), đất nuôi trồng thuỷ sản (do bị mặn hóa) và hệ thống
đường giao thông (do ngập lụt) với ý nghĩa thống kê ở các mức 5% và 10%.
 Xâm nhập mặn càng lớn thì càng gây ảnh hưởng đến đất trồng trọt (làm cho

đất bị mặn hóa) với ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
* Nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế
- Kết quả ước lượng các mô hình cho giá trị của F, tương ứng với P-value khá
nhỏ (P xấp xỉ bằng 0) cho thấy giá trị của R2 thực sự lớn hơn 0 có ý nghĩa
thống kê.
- Dựa vào R2 từ kết quả ước lượng các mô hình, các mô hình có giá trị R2 dao
động từ 0.85 đến 0.95 là rất cao. Điều này giải thích là các nguồn lực sinh kế
trong mô hình đã giải thích được ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế.
- Các nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế được thể hiện ở một
số điểm sau:
 Tất cả các nguồn lực sinh kế chính (đất trồng lúa, chuồng trại chăn nuôi, tàu
19


thuyền lưới đánh bắt, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối) bị ảnh hưởng
bởi BĐKH đều gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế tương ứng với ý nghĩa
thống kê ở các mức 5% và 10%.
 Bên cạnh đó, các nguồn lực sinh kế khác, ví dụ như hệ thống thuỷ lợi bị tác
động của BĐKH gây ảnh hưởng đến hoạt động trồng lúa; tiếp cận thông tin
ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt; tiếp cận vốn vay ngân hàng gây ảnh
hưởng đến hoạt động chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản với ý nghĩa
thống kê ở các mức 5% và 10%.
* Hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến kết quả sinh kế
 Kết quả ước lượng các mô hình cho giá trị của F, tương ứng với P-value
khá nhỏ (P xấp xỉ bằng 0) cho thấy giá trị của R2 thực sự lớn hơn 0 có ý
nghĩa thống kê.
 Dựa vào R2 từ kết quả ước lượng các mô hình, các mô hình có giá trị R2 dao
động từ 0.79 đến 0.78 là khá cao. Điều này giải thích là các hoạt động sinh
kế trong mô hình đã giải thích được ảnh hưởng đến kết quả sinh kế.
 Hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH có mối quan hệ chặt chẽ và

cùng chiều với 5 kết quả sinh kế bị tác động bởi BĐKH ở mức ý nghĩa 1%;
tức là khi hoạt động sinh kế càng bị ảnh hưởng bởi BĐKH thì kết quả sinh
kế cũng càng bị ảnh hưởng.
3.3.3. Các hoạt động thích ứng về sinh kế của các hộ gia đình trước tác động của
biến dổi khí hậu tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định
Các hoạt động thích ứng trong trồng lúa
Thứ nhất, đối với những hiện tượng thời tiết cực đoan:
 Lên lịch thời vụ,
 Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp,
 Thực hiện các kỹ thuật canh tác phù hợp với BĐKH,
 Sử dụng các giống chịu được các điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt,
 Tăng cường hệ thống tưới tiêu cho nông nghiệp.
Thứ hai, đối với tình trạng nước biển dâng gây ngập lụt:
 Đầu tư những giống mới có năng suất cao,
 Thâm canh trên diện tích đất hiện có.
Thứ ba, đối với tình trạng xâm nhập mặn:
 Làm giảm độ mặn bằng cách rửa mặn cho đất,
 Những vùng đất nhiễm mặn được chuyển sang nuôi trồng thủy sản,
 Trồng những giống cây chịu được mặn,
 Tăng cường nạo vét kênh mương để tháo nước mặn ra khỏi ruộng đồng,
 Học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm và ở các địa phương khác,
 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp tại địa phương,
 Huy động vốn từ ngân hàng, bạn bè, người thân để đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh mới,
 Di dân sang các địa phương khác để tìm kiếm các cơ hội việc làm mới,
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro.

20



Các hoạt động thích ứng trong chăn nuôi
 Đầu tư thêm chí phí (cho thức ăn và phòng trừ bệnh dịch),
 Thay đổi phương thức chăn nuôi,
 Giảm qui mô chăn nuôi,
 Học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm và ở các địa phương khác,
 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp,
 Huy động vốn từ ngân hàng, bạn bè, người thân để đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh mới,
 Di dân sang các địa phương khác để tìm kiếm các cơ hội việc làm mới,
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
Các hoạt động thích ứng trong đánh bắt
 Lên lịch thời vụ cho các hoạt động đánh bắt trong năm và tránh đánh bắt
trong mùa mưa bão,
 Đầu tư vào học hành để thế hệ tiếp theo có cơ hội tìm kiếm các sinh kế khác
thay thế sinh kế truyền thống,
 Đầu tư thêm vào ngư cụ (tàu thuyền và lưới đánh bắt),
 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp,
 Huy động vốn từ ngân hàng, bạn bè, người thân để đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh mới,
 Di dân sang các địa phương khác để tìm kiếm các cơ hội việc làm mới,
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro,
 Học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm và ở các địa phương khác,
Các hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
 Pha loãng nồng độ muối trong nước nuôi trồng từ hệ thống tưới tiêu của địa
phương để giảm nồng độ muối,
 Đắp đê cao hơn, xây thành cống thoát nước cao hơn cũng như xây thêm cả
cống thoát nước,
 Thay đổi giống loài thủy sản được nuôi, thay đổi các kỹ thuật nuôi trồng
cũng như đa dạng hóa các giống loài thủy sản,
 Dừng hẳn việc nuôi trồng hoặc giảm qui mô nuôi trồng,

 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp,
 Huy động vốn từ ngân hàng, bạn bè, người thân để đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh mới,
 Di dân sang các địa phương khác để tìm kiếm các cơ hội việc làm mới,
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
Các hoạt động thích ứng trong làm muối
 Lên lịch thời vụ để tránh làm muối vào mùa mưa bão,
 Xây thành ruộng cao hơn để tránh ngập lụt,
 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp,
 Huy động vốn từ ngân hàng, bạn bè, người thân để đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh mới,
 Di dân sang các địa phương khác để tìm kiếm các cơ hội việc làm mới,
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro.

21


Một số đánh giá về các hoạt động thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH ở 3
huyện ven biển của tỉnh Nam Định
Để thực hiện các hoạt động sinh kế trong bối cảnh gia tăng về cường độ và tần
suất của thiên tai do BĐKH gây ra, người dân ở 7 xã ven biển của tỉnh Nam Định đã
liên tục tự điều chỉnh các hoạt động sinh kế của mình để phù hợp với điều kiện và
nguồn lực tại địa phương. Trước hết, người dân đang thực hiện các biện pháp thích
ứng trong khả năng của họ trên các sinh kế hiện tại nhằm khắc phục những thiệt hại
có thể xảy ra trước những tác động của BĐKH. Bên cạnh đó, người dân cũng đang cố
gắng tận dụng các cơ hội mới do BĐKH mang lại, ví dụ như chuyển đổi từ đất nhiễm
mặn không thể trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản hoặc thay đổi các giống, loài cho
năng suất cao hơn, từ đó góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây
trồng vật nuôi ở địa phương; tích cực tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp hoặc
đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mới để giảm dần sự phụ thuộc vào

ngành nông nghiệp vốn ngày càng trở nên rủi ro hơn.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát hộ gia đình ở 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định
cho thấy, người dân ven biển đang thực hiện các hoạt động thích ứng bị động, mang
tính đối phó hơn là những hoạt động thích ứng chủ động, được lập kế hoạch trước các
rủi ro về sinh kế do BĐKH gây ra vì các lý do sau. Thứ nhất, các biện pháp thích ứng
chủ yếu được người dân đúc kết từ các kinh nghiệm hiện có và điều này đã góp phần
tích cực trong việc giảm khả năng bị tổn thương về sinh kế. Thứ hai, nguồn lực xã hội
(thông qua các mối quan hệ xã hội và mạng lưới trong cộng đồng) đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong các hoạt động thích ứng thông qua việc chia sẻ kiến thức và
kinh nghiệm tốt nhất giữa những người dân trong cộng đồng với nhau. Thứ ba, đa số
các hộ gia đình ít lựa chọn các biện pháp thích ứng như huy động vốn từ bạn bè,
người thân để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc lập kế hoạch
phòng ngừa rủi ro.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
4.1. Các sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH cho các huyện ven biển của
tỉnh Nam Định
Tại 7 xã ven biển của 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, người dân đang
thực hiện 5 sinh kế chính là: trồng trọt, chăn nuôi, làm muối, đánh bắt và nuôi trồng
thuỷ. Dựa vào việc phân tích tính bền vững về kinh tế-xã hội- môi trường-thể chế và
thích ứng với BĐKH và phương pháp cho điểm và xếp hạng các sinh kế, 5 sinh kế
chính ở các huyện ven biển của tỉnh Nam Định có thể được sắp xếp theo thứ tự ưu
tiên sau: nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng lúa, làm muối, đánh bắt thủy sản. Hai
sinh kế mới có thể khả thi trong bối cảnh BĐKH là phát triển du lịch và nghề truyền
thống ở địa phương.
Các chính sách hỗ trợ sinh kế nhằm thích ứng với BĐKH đối với tỉnh Nam
Định trong thời gian tới bao gồm:

22



Tăng cường các nguồn lực sinh kế
* Nguồn lực tự nhiên
 Phát triển và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt là VQG Xuân Thuỷ,
 Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thủy sản,
* Nguồn lực vật chất
 Xây dựng hạ tầng nông thôn ven biển;
 Đầu tư nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông;
 Nâng cấp và mở rộng qui mô các công trình thuỷ lợi nội đồng;
 Nâng cấp hệ thống đường giao thông;
 Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền.
* Nguồn lực tài chính
 Hỗ trợ cho vay lãi suất thấp để khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô
hình trang trại.
 Mở rộng chương trình bảo hiểm nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH.
* Nguồn lực con người
 Thành lập quỹ hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do thiên tai, xây dựng các
cơ chế bảo hiểm thích hợp để giúp người dân tham gia được.
 Nghiên cứu các kỹ thuật canh tác mới.
* Nguồn lực xã hội
 Hỗ trợ tập huấn, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức của cộng đồng
về BĐKH.
 Tăng cường công tác thông tin dự báo về BĐKH.
Tăng cường thể chế, chính sách về thích ứng với BĐKH
 Tăng cường lồng ghép BĐKH, đặc biệt là thích ứng với BĐKH vào lập kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh/huyện,
 Đẩy mạnh các hoạt động thích ứng với BĐKH ở cấp cộng đồng thông qua
các sáng kiến thích ứng với BĐKH cụ thể ở cấp xã/huyện.
4.2. Một số gợi ý chính sách cho các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Hồng
Xây dựng năng lực thích ứng cấp địa phương

 Tăng cường lồng ghép nội dung thích ứng với BĐKH vào công tác lập kế
hoạch phát triển cấp ngành/địa phương.
 Lập kế hoạch dựa vào cộng đồng là khởi điểm cho việc mở rộng các hoạt động
thích ứng ở cấp tỉnh.
 Tăng cường thực hiện các sáng kiến thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng.
Tăng cường thực hiện các biện pháp thích ứng theo ngành
Xây dựng sinh kế nông nghiệp thích ứng với BĐKH
 Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiêp,
 Tăng cường trợ giúp kỹ thuật của hệ thống khuyến nông ở nông thôn,
 Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
23


Xây dựng sinh kế thủy sản thích ứng với BĐKH
 Xây dựng hệ thống thông tin về nghề cá,
 Tăng cường quản lý tài nguyên biển dựa vào cộng đồng,
 Cải tiến công tác quản lý nuôi trồng thủy sản.
Hỗ trợ chung để xây dựng các sinh kế thích ứng với BĐKH
Những hỗ trợ nhằm cải thiện các nguồn lực sinh kế bao gồm:
- Nguồn lực tự nhiên: Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
phương pháp tiếp cận quản lý dựa vào hệ sinh thái.
- Nguồn lực vật chất: Phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương (đường giao thông,
điện, cấp nước)
- Nguồn lực tài chính: Đảm bảo tiếp cận các chương trình tín dụng, các dịch vụ
bảo hiểm và tài chính khác cho người dân.
- Nguồn lực con người: Tập huấn kỹ năng để giúp người dân chuyển đổi nghề
nghiệp; tăng cường các khoản hỗ trợ khẩn cấp, thực hiện chính sách bảo trợ
xã hội và quản lý rủi ro thiên tai .
- Nguồn lực xã hội: Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và
công tác truyền thông về BĐKH.

KẾT LUẬN
Xây dựng các sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH là một nhu cầu cấp
thiết được đặt ra hiện nay ở Việt Nam nói chung và vùng ven biển nói riêng nhằm
giúp người dân ven biển thích ứng với BĐKH trên cơ sở tạo lập sinh kế bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án là đề xuất các sinh kế bền vững và thích
ứng với BĐKH cho các huyện ven biển của tỉnh Nam Định dựa trên năng lực của địa
phương và định hướng chính sách của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu
trên, Luận án đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu như (i) thống kê, mô tả, so
sánh sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích hiện trạng sinh kế hộ gia đình ven
biển vùng ĐBSH, (ii) phân tích định lượng sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua
điều tra hộ gia đình ở 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định để phân tích khả năng bị
tổn thương của sinh kế hộ gia đình và các biện pháp thích ứng về sinh kế, (iii) phân
tích đa tiêu chí để đánh giá tính bền vững và thích ứng của sinh kế và (iv) phương
pháp cho điểm để xếp hạng các sinh kế theo thứ tự ưu tiên. Luận án đã đạt được các
kết quả nghiên cứu chính về (i) phân tích thực trạng sinh kế hộ gia đình ven biển
vùng ĐBSH; (ii) phân tích khả năng bị tổn thương của sinh kế và năng lực thích ứng
của các hộ gia đình tại 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, và (iii) đưa ra một số gợi
ý chính sách về hỗ trợ sinh kế trong bối cảnh BĐKH đối với tỉnh Nam Định và các
tỉnh ven biển ĐBSH. Hướng nghiên cứu tiếp theo của chủ đề nghiên cứu có thể là
(i) đo lường độ lớn của tác động của BĐKH đến khả năng bị tổn thương của sinh kế
hộ gia đình, (ii) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các biện pháp thích
ứng của hộ gia đình và (iii) dự báo các tác động trong tương lai của BĐKH đến sinh
kế hộ gia đình và các biện pháp phòng ngừa/thích ứng để giảm thiểu các tác động.
24



×