Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ - BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.6 KB, 86 trang )

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình đẳng giới một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã
theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa
không tưởng Pháp S.Phuriê đã nhận định: trình độ giải phóng phụ nữ là
thước đo trình độ phát triển của xã hội.Luận điểm này tiếp tục được khẳng
định trong học thuyết Mác – Lênin ngay từ khi nó ra đời và được phát triển
ở trình độ mới cao hơn ở các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã
cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ, trở thành
một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới
trước đây và cho tới hiện nay. Chính vì vậy từ giữa những năm 1980 đến
nay, bình đẳng giới là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng
như quản lý trên thế giới và lĩnh vực này đã đạt được nhiều thành quả đáng
khích lệ. Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng được thu hút vào các hoạt
động của xã hội, trong phạm vi gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được
sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử, tư
tưởng trọng nam kinh nữ, áp lực công việc gia đình, những định kiến có tính
chất bất công đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại ở những mức độ khác nhau
trong nhiều quốc gia, khu vực. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì
khoảng cách bất bình đẳng giới đang còn khá lớn, hạn chế khả năng đóng
góp của mỗi giới vào sự phát triển nói chung làm ảnh hưởng tới sự phát triển
bền vững.
Ở Việt Nam, tư tưởng về bình đẳng giới đã có ngay từ khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời và được thể hiện trong văn kiện đầu tiên của Đảng.
Trong Chính cương vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố
thực hiện nguyên tắc “nam nữ bình quyền”. Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định: phụ nữ và nam giới được bình
đẳng với nhau trên mọi phương diện. Hơn 80 năm qua, tư tưởng bình đẳng
giới tiếp tục được Đảng,Nhà nước tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện một
cách triệt để. Nhờ vậy, vị trí, vai trò củangười phụ nữ Việt nam đã có những
thay đổi cơ bản theo hướng ngày càng bình đẳng hơn với nam giới. Theo
báo cáo của Liên hiệp quốc, năm 2008, chỉ số phát triển con người (HDI) ở


Việt Nam khá cao, chiếm vị trí thứ 105 trong tổng số 177 nước. Bất bình
đẳng giới về phát triển conngười càng lớn thì GDI (chỉ số phát triển giới)
của nước đó càng thấp so với HDI. Ở Việt Nam, giá trị GDI bằng 0,732 so
với HDI là 0,733, (gần như nhau). Trong số 156 nước có ai giá trị này, chỉ
có 8 nước có tỷ số cao hơn Việt Nam [20, tr.1].
Phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ nông thôn nói riêng đã tham gia tích
cực và cóđóng góp đáng kể trong chiến lược xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế, ổn định xã hội. Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao
cấp sang cơ chế thị trường, việc hình thành và phát triển nhiều thành phần


kinh tế, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn
đã tạo ra những thuận lợi, mở ra những cơ hội cho sự phát triển củalực lượng
lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, nhưng cũng đặt ra không ít khó
khăn, thách thức và yêu cầu mới đối với lực lượng này, làm cho khoảng cách
bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm nông thôn có xu hướng gia
tăng nhanh hơn so với ở thành thị. Dovậy, thực hiện bình đẳng giới trong lao
động và việc làm nói chung, ở nông thôn nói riêng nhằm tạo điều kiện để
phụ nữ được hưởng các quyền cơ bản của mình, tham gia và hưởng thụ một
cách bình đẳng và đầy đủ trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh
tế, vănhóa, xã hội đang trở thành mục tiêu được quan tâm hàng đầu của
Đảng và Nhà nước hiện nay.
Bình Phước là một tỉnh miền núi, thuộc một trong 6 tỉnh của khu vực
Đông Nam bộ. Đến nay, Bình Phước vẫn là một tỉnh nông nghiệp với cơ cấu
kinh tế năm 2008: nông nghiệp 53,17%,công nghiệp 21,14%, dịch vụ
25,69% . Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội
chủ nghĩa, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới
đã tạo cho nông thôn Bình Phước có bước khởi sắc. Cũng như nam giới, phụ
nữ ở Bình Phước có nhiều cơ hội tham gia xây dựng kinh tế làm giàu cho
bản thân và gia đình. Tuy nhiên, lao động nữ ở nông thôn tỉnh Bình Phước

đang phải đối đầu với những thách thức mới, đó là lực lượng lao động nữ
nông thôn của tỉnh tăng lên không ngừng và luôn nhiều hơn lao động nam,
trong khi việc làm dành cho lao động nữ ở nông thôn của tỉnh lại hạn chế,
khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường lao động yếu hơn nam giới. Thực
tế cho thấy, vấn đề bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lao động
và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay vẫn còn là vấn đề cần
quan tâm giải quyết.
Từ những lý do nêu trên, với cương vị là một cán bộ công tác tại Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Phước, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài Bình
đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện
nay làm luận văn tốt nghiệp hệ cao học,nhằm góp phần đề xuất một số giải
pháp tăng cường bình đẳng giới trong lao động và việc làm cho khu vực
nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là
mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng.
Trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy bình đẳng giới là vấn đề hết sức quan
trọng góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững. Thực tiễn cho thấy, vấn đề
giải phóng phụ nữ từ lâu đã được các nhà tư tưởng và các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin quan tâm nghiên cứu và được đề cập rất sớm. Ở Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và Nhà nước ta ngay từ những


ngày đầu của cách mạng đã quan tâm đến vấn đề này, coi việc giải phóng
phụ nữ, nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội,
thực hiện bình đẳng nam nữ là một nội dung của cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và tâm huyết của các nhà khoa
học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề giới, bình đẳng giới đã
được đặt ra để xem xét và đề ra những biện pháp giải quyết. Những năm gần

đây, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ đã được
thành lập, đã có nhiều công trình nghiên cứu góp phần luận giải nhiều vấn
đề thực tiễn đặt ra trong nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong gia đình và
ngoài xã hội, thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông
thôn.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến giới và bình
đẳng giới tiêu biểu như:
- GS Lê Thi (1998) “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam”,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội, là một trong những công trình nghiên cứu chỉ rõ thực
trạng đời sống lao động nữ trong giai đoạn đổi mới của đất nước và những
vấn đề cần quan tâm giải quyết.
- Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân (1996) “Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều
kiện kinh tế thị trường”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. GS Lê Thi (1999):
“Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam”, “Việc làm, đời sống
phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã làm rõ sự cần thiết
phải tạo các điều kiện, cơ hội đề người phụ nữ nông thôn được vươn lên,
phát huy vai trò của mình trong công cuộc đổi mới hiện nay.
- Trung tâm Nghiên cứu gia đình và phụ nữ (1998-2000) “Điều tra cơ bản
về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đề tài này chỉ ra sự biến đổi các mối quan
hệ cơ bản trong gia đình như quan hệ cha mẹ, vợ chồng, con cái. Qua đó
phân tích, làm rõ quan hệ bình đẳng giới trong gia đình cũng có sự chuyển
biến theo một cách rõ rệt. Nếu trước đây người mang lại thu nhập chính cho
gia đình đồng thời cũng là người có uy quyền tối cao khi đưa ra các quyết
định lớn trong gia đình là người đàn ông trong gia đình, thì ngày nay vị thế
của người phụ nữ được khẳng định hơn đối với các vấn đề này.
- TS Hoàng Bá Thịnh (2002) “Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong
công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trong đó tác giả đã phân tích những đóng góp quan trọng của phụ nữ nông

thôn đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, qua đó kiến nghị một số
giải pháp chủ yếu về phát triển chuyên môn - kỹ thuật và nâng cao sức khỏe
cho phụ nữ nông thôn.


- TS Trần Thị Thu (2003) Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (phân tích tình hình tại Hà Nội), Nxb Lao
động xã hội, Hà Nội. Cuốnsách đã chỉ ra, trong thời kỳ đổi mới đất nước đã
và đang tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nữ trong các khu vực
kinh tế với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, nhưng cũng đặt ra
những khó khăn tìm kiếm việc làm, mà người chịu thiệt thòi là lao động nữ.
- Vũ Tuấn Huy (2004) “Xu hướng gia đình ngày nay” (một vài đặc điểm từ
nghiêncứu thực nghiệm tại tỉnh Hải Dương). Công trình nghiên cứu này đã
phân tích về sự biếnđổi gia đình ngày nay, cuốn sách cũng nhấn mạnh “Sự
biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội,các yếu tố thị trường, thay đổi công nghệ, di
cư, sự biến đổi của định hướng giá trị đã tác động đến sự hình thành hôn
nhân, quan hệ giữa các thế hệ, phân công lao động trong giađình, số con và
khoảng cách sinh con…”.
- PGS,TS Phan Thanh Khôi, PGS,TS Đỗ Thị Thạch (chủ biên) (2007)
“Những vấn đề giới: từ lịch sử đến hiện đại”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Công trình nghiên cứunày đã đi sâu phân tích về vấn đề giới trong tư tưởng
của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, làm rõ địa vị của người
phụ nữ trong gia đình và xã hội ở các xã hội cótình trạng đối kháng giai cấp,
áp bức, bất công. Các tác giả còn đi sâu phân tích quanđiểm giới, bình đẳng
giới trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước…
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Bình đẳng giới,
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Đề cập đến bình đẳng giới trong các lĩnh
vực của đời sống xãhội và gia đình như bình đẳng giới trong lĩnh vực: chính
trị; kinh tế; lao động; giáo dụcvà đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa,
thông tin, thể dục, thể thao; y tế; gia đình.

- GS,TS Trịnh Quốc Tuấn, PGS, TS Đỗ Thị Thạch (chủ biên) (2008) Khoa
học giới những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà
Nội. Công trìnhnghiên cứu này ngoài việc nêu bật quan điểm về giới và bình
đẳng giới của các nhà kinhđiển chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh còn đề
cập đến vấn đề giới trong lĩnh vực lãnhđạo quản lý, văn hóa, giáo dục đào
tạo, giới trong chiến lược giảm nghèo, trong gia đình và chiến lược dân số,
giới trong lĩnh vực kinh tế - lao động.
Ở Bình phước, những năm qua liên quan đến đề tài có một số tư liệu sau:
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Phước các từ năm 2005 đến 2008.
- Báo cáo tổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh từ năm 2005
đến 2008.
- Báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh từ năm 2005
đến 2008.


Kết quả nghiên cứu của các đề tài, các công trình khoa học, các báo cáo
nêu trên là những tài liệu tham khảo rất quý giá cho việc nghiên cứu về bình
đẳng giới trong laođộng và việc làm. Song những công trình ấy đã đề cập
đến vấn đề phụ nữ, giới và phát triển, vấn đề bình đẳng giới trong lao động
và việc làm ở một phạm vi rộng, có tính chất bao quát chưa đi sâu làm rõ
vấn đề bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn nói chung, ở
khu vực nông thôn tỉnh Bình Phước nói riêng. Trước tình hình đó, tác
giảchọn đề tài “Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh
Bình Phước hiện nay” với mong muốn góp phần công sức nhỏ của mình vào
sự nỗ lực chung của toàn xã hội đối với vấn đề giải phóng phụ nữ cả về lý
luận lẫn thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích
Trên cơ sở nhận diện đúng thực trạng bình đẳng giới trong lao động và

việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay, luận văn nêu những định
hướng và đề xuất mộtsố giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở lĩnh vực
này trong thời gian tới.
Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận của vấn đề bình đẳng giới trong lao động và việc
làm.
- Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện bình
đẳng giới
trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay.
- Nêu lên những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp chủ yếu
góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm ở
Bình Phước trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng bình đẳng giới trong
lao động và việc làm, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia lao động của
phụ nữ và nam giớiở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay.
Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện bình đẳng giới
trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước từ khi tách tỉnh
(1997) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề
bình đẳng giới và mối quan hệ giữa bình đẳng giới với lao động và việc làm
nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp
kết hợp logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học - so sánh.


6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Trên cơ sở khái quát về giới, bình đẳng giới, lao động, việc làm và vai

- Trên cơ sở khái quát về giới, bình đẳng giới, lao động, việc làm và vai trò
của bình đẳng giới trong lao động và việc làm, luận văn góp phần làm rõ tầm
quan trọng củabình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh
Bình Phước hiện nay.
- Từ việc khảo sát, đánh giá đúng thực trạng bình đẳng giới trong lao động
và việc làm ở nông thôn cấp tỉnh, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, luận
văn đề xuất một số định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục
thúc đẩy bình đẳng giới trong thờigian tới ở Bình Phước.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận cho việc hoạch định chính sách, đặt biệt là
chính sách xã hội có liên quan đến yếu tố giới trong lĩnh vực lao động và
việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ các cấp, các
ngành có liên quan ở tỉnh Bình Phước nhằm điều chỉnh các chủ trương,
chính sách theo hướng có trách nhiệm giới.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA BÌNH
ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
Giới và giới tính là hai khái niệm cặp đôi, có liên hệ chặt chẽ với nhau. Do
đó, để hiểu rõ khái niệm giới trước hết cần tìm hiểu khái niệm giới tính.
Khái niệm Giới tính
Phụ nữ và nam giới khác nhau ở hai phương diện: sinh học và xã hội.
Những khác biệt về mặt sinh học của phụ nữ và nam giới gọi là sự khác biệt
về mặt giới tính. Như vậy“giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”

[36, tr.2], là một thuật ngữ chỉ sự khácbiệt giữa nam giới và nữ giới xét về
mặt sinh học, sự khác biệt căn bản về hình dáng bênngoài của cơ thể, sự
khác nhau về chức năng sinh học tạo nên vai trò của giới tính như:phụ nữ
mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ. Về mặt sinh học, nam và nữ
không giống nhau trên nhiều phương diện nhưng chủ yếu nhất là hình dáng,
giọng nói vàchức năng sinh sản.


Giới tính có đặc trưng cơ bản như: Tính bẩm sinh: Về phương diện sinh
lý (hoóc môn, nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục…) nam giới và nữ giới đã
khác nhau ngay từ trongbào thai, được quy định bởi tự nhiên, không theo và
không phụ thuộc vào mong muốn của con người. Nó ổn định về tương quan
giữa hai giới trong quá trình sinh sản. Chức năng sinh sản của nữ giới hay
nam giới là không thể thay thế, thay đổi hay chuyển dịch cho nhau. Tính
đồng nhất: Nam giới hay nữ giới trên khắp thế giới đều có cấu tạo về mặ
tsinh lý học giống nhau, đều tham gia và mang các yếu tố đóng góp vào quá
trình sinh sản như nhau. Tính không đổi và không thay đổi: Về phương diện
sinh lý, chức năng sinh sảncủa nữ giới hay nam giới là không thể thay đổi
hay chuyển dịch cho nhau được. Sự khác biệt về giới tính hầu như bất biến
cả về thời gian cũng như về không gian. Ngoài nhữngkhác biệt sinh học như
đã nêu, giữa phụ nữ và nam giới còn khác nhau ở nhiều đặc điểm về mặt xã
hội, và những khác biệt này dùng để phân biệt giới.
Khái niệm Giới
Giới là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt
giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và
quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ.
Vai trò, trách nhiệm và quyền lợi đó thể hiện trước hết ở sự phân công lao
động,phân chia các nguồn của cải vật chất và tinh thần, tức là cách đáp ứng
nhu cầu của nam và nữ trong xã hội. Theo quan niệm và thói quen đã có từ
lâu đời ở nhiều nước, nhiều khu vực thìphụ nữ phải làm hầu hết các công

việc trong nhà như nấu ăn, chăm sóc con, phục vụ chồng… Còn nam giới có
trách nhiệm lao động sản xuất để nuôi gia đình và làm các công việc xã hội.
Khi sinh ra con người chưa có trong bản thân sự phân biệt giới mà họ dần
tiếpthu và chấp nhận từ nền nếp gia đình, quy ước của xã hội và chuẩn mực
của nền văn hóa.
Như vậy, khi nói giới tính là nói đặc điểm của con người do tự nhiên quy
định. Nó ổn định, thậm chí, hầu như bất biến đối với cả nam và nữ, xét cả về
mặt không gian và thời gian. Chẳng hạn, phụ nữ trong mọi thời đại, mọi chế
độ chính trị, mọi nền văn hóađều giống nhau ở khả năng mang thai và sinh
sản. Còn nói đến giới là nói đến địa vị xã hội, thái độ và hành vi ứng xử giữa
nam và nữ do hoàn cảnh, điều kiện, văn hóa, xã hội…tạo nên. Địa vị, thái độ
và hành vi đó không bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi củahoàn cảnh,
điều kiện xã hội, văn hóa.
Giới và giới tính có quan hệ chặt chẽ với nhau. Giới tính là tiền đề sinh
học của giới, là dấu hiệu đầu tiên và lâu dài để phân biệt nam, nữ. Không
nên và không thể xem nhẹ sự khác biệt về giới tính giữa nam, nữ. Trái lại,
cần tìm hiểu rõ những sự khác biệt này vì điều đó cho phép người ta hiểu
được đầy đủ hơn năng lực, sở trường, nhucầuriêng của nam, nữ để có sự


phân công lao động phù hợp nhằm phát huy năng lực và đápứng đúng hơn
nhu cầu riêng của nam và nữ.
Hiểu rõ vai trò của giới và giới tính trong mối quan hệ qua lại là điều cần
thiết để tổ chức và triển khai sự phân công lao động hợp lý. Tuy thế cần thấy
vai trò của từngnhân tố và quan hệ giữa chúng không đơn giản và luôn thay
đổi do tác động của hoàn cảnh xã hội, văn hóa, điều đó được biểu hiện rõ ở
thời kỳ đầu của lịch sử loài người, ởthời kỳ này, nhân tố giới tính chi phối
mạnh hơn, bởi con người sống theo bản năng tựnhiên, còn quan hệ xã hội thì
mới sơ khai. Đặc điểm tự nhiên của con người lúc đó tácđộng mạnh hơn so
với tác động của quan hệ xã hội. Do vậy, đặc điểm giới tính của nhómxã hội

nào phù hợp với tính chất, trình độ của nền sản xuất thì nhóm đó tự nhiên có
đượcvị trí cao hơn. Ví dụ, thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người, đặc điểm
giới tính của phụnữ phù hợp hơn với nền kinh tế hái lượm và trồng trọt và
đó chính là cơ sở tự nhiên của chế độ mẫu quyền. Khi xã hội chuyển sang
nền kinh tế lấy chăn nuôi săn bắn là chính thìđặc điểm giới tính của đàn ông
tỏ ra phù hợp và họ đã giành được vị trí thống trị của phụnữ trước đó và chế
độ phụ quyền được xác lập.
Từ khi chế độ phụ quyền được xác lập, đàn ông với ưu thế sẵn có đã buộc
xã hội chấp nhận quan niệm và cách sắp xếp của họ. Điều đó được nâng lên
thành hệ tư tưởng vàđược thể chế hóa thành pháp luật, lâu dần thành thói
quen, thành nếp sống, phong tục tập quán… Đến lúc này, giới tính được
nhìn nhận và giải thích theo quan niệm thiên lệch củanam giới. Thực nghiệm
khoa học và thực tế xã hội đã chứng minh đầy thuyết phục rằng khảnăng tư
duy logic của nữ không kém nam, mặt khác, khả năng chăm sóc, nuôi dạy
con của nam cũng không khác nữ nhiều. Tuy nhiên từ trước đến nay, trong
xã hội gần như tuyệt đốihóa sự phân công, nam thì lao động trí óc, làm công
việc khoa học, phụ nữ thì nuôi con vàlàm mọi công việc nhà. Sự phân công
đó in sâu vào quan niệm của mọi người, cả nam và nữ.
Nhiều thế hệ được giáo dục theo tinh thần chấp nhận, tuân thủ sự phân công
đó từ trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong xã hội, người ta thường lấy sự khác biệt về giới tính để giải thích sự
khác biệt về giới. Các quan niệm rập khuôn, những thói quen đã làm những
điều mà xã hộichấp nhận thường được coi là thước đo hành vi, là chuẩn mực
đánh giá phẩm chất của mỗi giới. Những tác động này làm duy trì và tăng
thêm khoảng cách khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong xã hội.
Qua đó cho thấy, giới có đặc trưng là do dạy và học mà có: Đứa trẻ được
dạy dỗ để trở thành nữ giới hay nam giới theo khuôn mẫu của xã hội. Bắt
đầu từ khi sinh ra, đứatrẻ đã được đối xử và dạy dỗ tùy theo nó là trai hay là
gái. Đó là sự khác biệt về quần áo,đồ chơi, màu sắc, cách nói năng, thái độ
và có thể cả về thức ăn và tình cảm của cha mẹ,anh chị. Con trai không được



khóc, phải tỏ ra mạnh mẽ, dũng cảm, không chơi búp bê,con gái không được
cáu kỉnh, không nên nói to, phải dịu dàng, giúp mẹ cơm nước, nội trợ. Giới
còn có đặc trưng có thể thay đổi được. Mặc dù rất khó khăn và lâu dài,
nhưngcác quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội là hoàn toàn có thể thay đổi
được. Quan niệm“bếp núc” là “thiên chức” của nữ giới đang được xem xét
lại khi rất nhiều đầu bếp giỏi, các thợ giặt tinh xảo là nam giới. Trong nhiều
gia đình hạt nhân, khi cả vợ và chồng cùngphải tham gia tích cực vào quá
trình sản xuất nhằm tăng thu nhập thì nam giới cũng đangtham gia một cách
tích cực vào các công việc nội trợ như: nấu ăn, chăm sóc con cái…Thậm chí
trong một số gia đình, khi người vợ tham gia công việc quản lý, điều hành
xã hội, tham gia vào các công việc sản xuất nhiều hơn người chồng thì người
chồng đã thay vai trò của người vợ trong các công việc gia đình. Bởi vậy, để
thay đổi quan hệ giớivà các đặc trưng giới cần vượt qua những định kiến và
quan niệm cũ, tức là cần bắt đầutừ việc đổi mới nhận thức, thái độ, hành vi
của từng người về giới. Do đó, điều mà nhânloại đang hướng tới không phải
là sự bình đẳng về giới tính giữa nam và nữ, mà là sự bình đẳng giới. Bình
đẳng về giới tính là việc không thể làm được và cũng không chủ thểnào
muốn làm, mà mục tiêu của thế giới là tiến tới bình đẳng giới.
Khái niệm Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được
hưởng vị trí ngang nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ
tiềm năng của mình nhằmcống hiến cho sự phát triển quốc gia và được
hưởng lợi từ các kết quả đó [49]. Luật Bìnhđẳng giới (2007) tại Điều 5 chỉ
rõ: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngangnhau, được tạo
điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển củacộng
đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đó [36,tr.2]. Điều quan trọng nhất, bình đẳng giới có nghĩa là nam giới và
phụ nữ được hưởngcác thành quả một cách bình đẳng. Tuy nhiên, việc đối

xử như nhau, cơ hội như nhaukhông đem lại kết quả như nhau đối với giới
nữ và giới nam. Vì vậy, bình đẳng giới cầnđược hiểu là sự đối xử ngang
quyền giữa hai giới nam và nữ có xét đến những đặc điểmgiống nhau và
khác nhau của mỗi giới, và được điều chỉnh bởi các chính sách đối vớitừng
giới một cách hợp lý.
Nếu như cả phụ nữ và nam giới cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy
hết khảnăng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để
tham gia, đóng gópvà hưởng thụ từ các nguồn lực của xã hội và quá trình
phát triển; được hưởng tự do vàchất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng
thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực củaxã hội, thì xã hội đó đã đạt được
bình đẳng giới. Nếu những tiêu chí này không được xác lập có nghĩa là trong
xã hội đang tồn tại bất bình đẳng giới.


Không nên hiểu bình đẳng giới theo cách đơn giản là nam giới và nữ giới
tham gia như nhau trong tất cả các hoạt động, cũng không phải phương
châm phụ nữ “vùng lên” đòi hỏi quyền lợi ngang bằng nam giới, bất chấp sự
khác biệt về đặc tính sinh học giữa nam và nữ. Hơn nữa, việc không phân
định rõ ràng sự khác biệt mang tính chất giới và giới tính lạichỉ thấy có một
phía là không bình đẳng nghiêng về nữ, chắc sẽ dẫn đến hệ quả ngược lạivới
mong muốn ban đầu mang tính nhân văn sâu sắc của nhận thức giới và cách
giải quyếtsẽ chỉ là: hoặc hoán vị vai trò giới một cách máy móc những gì
phụ nữ có và phải làm thì đem chuyển cho nam giới và ngược lại, hoặc đi
đến chủ nghĩa bình quân giữa nam và nữđể chỉ chia nhau cơ hội, lợi ích,
trách nhiệm…
Bình đẳng giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn cần phải gắn với
quan điểm phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Nó đòi hỏi
một sự chuyển biến đồng bộ của tất cả mọi thành phần, mọi lứa tuổi, nhưng
trước hết đối với nam giới trong hàng loạt vấn đề: từ nhận thức đến thái độ
ứng xử xã hội và hành vi cụ thể trong mối quan hệ với phái nữ. Để có thể

đáp ứng được yêu cầu trên, cần đảm bảo hai yếu tố:
Thứ nhất. Đó là sự tôn trọng giá trị nhân phẩm (quyền con người toàn
diện) cũng như giá trịlao động của lao động nam cũng như lao động nữ trong
những đóng góp của họ đối vớixã hội và gia đình. Thứ hai. Là cả lao động
nữ lẫn lao động nam đều có trách nhiệm, chia sẻ với nhau trong thực hiện
công việc gia đình và công việc chung của xã hội.
Muốn đạt được bình đẳng giới thì một trong những điều kiện quan trọng là
nam và nữđược bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, trong đó lĩnh vực kinhtế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếu nhất.
Khái niệm Lao động
Lao động là một phạm trù kinh tế, một mặt, lao động là quá trình tác động
giữa con người với tự nhiên, trong quá trình đó, con người cải biến những
vật tự nhiên làm cho nó thích ứng với nhu cầu của mình; mặt khác, lao động
luôn luôn được tiến hành trong xã hội, vì vậy nó đòi hỏi những quan hệ nhất
định giữa người với người trong quá trình tác động vào tự nhiên.
C.Mác chỉ ra: Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ
thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu
làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bản
thân sự sống của con người. Con người phải vận dụng sức lực tiềm tàng
trong cơ thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một
cách có mục đích, ý thức nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù
hợp với nhu cầu của mình. Vì vậy, trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền
sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không
thể thiếu của sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội loài người, là sự tất


yếu vĩnh viễn, một điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người với
tự nhiên. Trong quá trình lao động diễn ra việc sử dụng lao động.
Ph.Ăngghen viết: Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là
nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự

nhiên là giới cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải.
Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa. Lao động là
điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến
một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng
tạo ra bản thân con người [23, tr.641].
Từ khi con người xuất hiện, con người đã tiến hành các hoạt động như
kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật…, trong đó hoạt động kinh tế giữ vị trí
trung tâm và là cơ sở cho các hoạt động khác. Để tiến hành các hoạt động
này, trước hết con người phải tồn tại. Con người muốn tồn tại thì phải được
đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại…Muốn vậy, con người
phải sản xuất và không ngừng sản xuất. C. Mác và Ph.Ăngghen đã khám phá
ra: sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội.
Sản xuất vật chất ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi ở con người chức
năng sáng tạo và luôn đòi hỏi người lao động nâng cao trình độ mọi mặt
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Có thể khái quát nhu
cầu của con người trên ba mặt: Thứ nhất là nhu cầu sinh tồn, phát triển và
hưởng thụ về vật chất; Thứ hai là nhu cầu về tinh thần; Thứ ba là nhu cầu
hoạt động lao động. C.Mác dự đoán trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, năng
suất lao động xã hội cao, sản phẩm sản xuất ra quá dư thừa đủ để thực hiện
phân phối theo cơ chế làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, khi đó lao
động là nhu cầu đầu tiên của đời sống con người; còn trong giai đoạn hiện
nay, thời kỳ đầu của quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, năng suất
lao động chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của con người,
thì lao động vẫn còn là phương tiện sinh sống của con người.
Trong những điều kiện lịch sử nhất định và cho đến nay lao động là
phương tiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của thu nhập đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của mỗi thành viên và xã hội loài người. Do vậy, ở các
quốc gia cũng như ở nước ta, vấn đề lao động luôn luôn được coi trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau khi lãnh đạo nhân dân
ta làm Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân

dân Đảng ta đã lãnh đạo xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Từ
sau khi giành chính quyền đến nay, Nhà nước đã nhiều lần thông qua Hiến
pháp, đầu tiên là Hiến pháp 1946, sau đó là các Hiến pháp sửa đổi, bổ sung
vào các năm 1959, 1980, 1992. Trong tất cả các Hiến pháp nói trên đều quy
định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.


Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã
hội loài người. Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm thế giới
xung quanh những sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân mình. Khi xã
hội phát triển, những hoạt động lao động sản xuất nói chung ấy, được phân
chia thành những ngành nghề cụ thể khác nhau và người lao động được làm
việc trong những lĩnh vực phù hợp với khả năng của mình. Mỗi người tham
gia lao động sản xuất với một việc làm cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi
sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. Từ đó cho thấy lao động có
sự liên quan chặt với vấn đề việc làm.
Khái niệm Việc làm
Theo C.Mác vấn đề việc làm trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có liên
quan chặt chẽ với lao động. Xét về mặt xã hội, việc làm thể hiện mối quan
hệ giữa người với ngườitrong những giới hạn cần thiết mà trong đó quá trình
lao động đang diễn ra, đồng thời nócũng là điều kiện cần thiết để thỏa mãn
nhu cầu xã hội về lao động. Xét về mặt kinh tế,việc làm thể hiện mối tương
quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố
vật chất trong quá trình sản xuất.
Vấn đề việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, đó là công việc của
mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội. Có việc làm, không những người
lao động có thu nhập nuôi sống bản thân mà còn tạo ra một lượng của cải
lớn cho xã hội. Việc làm có ý nghĩa kinh tế xã hội và chính trị rất quan trọng
đối với mỗi quốc gia. Hiện nay, đảm bảo an toàn việc làm là một trong
những yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững.

Trên thế giới có những cách hiểu không giống nhau về “người có việc
làm”,“người thất nghiệp”, theo ILO:
“Lực lượng lao động” hay “dân số hoạt động kinh tế” là một bộ phận
dânsố trong độ tuổi quy định, bao gồm người có việc làm và người thất
nghiệp.
Người có việc làm là những người làm một việc gì đó (không bị pháp luật
cấm) được trả tiền công, lợi nhuận hoặc thanh toán bằng hiện vật, hoặc
nhữngngười tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì
lợi ích hay vì thu nhập gia đình mà không được trả tiền công hoặc hiện vật.
Người thất nghiệp là người không có việc làm nhưng đang tích cực
tìmviệc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc.
Còn người không thuộc lực lượng lao động là một bộ phận dân số gồm
những người không có việc làm và cũng không phải là người thất nghiệp, đó
là học sinh, những người mất khả năng lao động, nội trợ và những người
thuộctình trạng khác [45, tr.49].


Từ quan niệm trên về việc làm cho thấy, dân số hoạt động kinh tế là một bộ
phận dânsố thường ở trong độ tuổi trên dưới 15-60 (có khác nhau ở các
nước).
Ở Việt Nam, trong công cuộc đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa đã có sự đổi mới trong quan niệm về việc làm.
Trước đây, ngườicó việc làm chủ yếu ở thành phần kinh tế nhà nước và tập
thể, lao động theo kế hoạch từtrên xuống, thu nhập bình quân là chính,
không thừa nhận hiện tượng thất nghiệp, laođộng dư thừa. Hiện nay ở nước
ta, lực lượng lao động là bộ phận dân số có độ tuổi từ 15 đến 55 đối với nữ
và từ 15 đến 60 đối với nam và tại Điều 13, chương II, Bộ luật Bộ luật
Laođộng bổ sung sửa đổi năm 2003 nêu rõ: Mọi hoạt động tạo ra thu nhập,
không bị phápluật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
Vấn đề việc làm luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm giải

quyết, tạo điều kiện để người lao động có việc làm, tăng thu nhập, thể hiện
trong các văn bản pháplý như: Điều 58, Hiến pháp 1980 quy định: “Nhà
nước dựa vào phát triển kinh tế và vănhóa mà tạo thêm việc làm, bố trí công
tác căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân vànhu cầu xã hội, nâng cao
trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động, không ngừng cảithiện điều
kiện làm việc của lao động chân tay và lao động trí óc”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định: “Nhà nước cố gắng tạo thêm
việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo việc làm bằng cách
khuyến khích pháttriển kinh tế gia đình, khai thác mọi khả năng của các
thành phần kinh tế khác, kể cảthành phần kinh tế tư bản tư nhân” [5, tr.88].
Đảng, Nhà nước đã xác định tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm
và thấy rõ mối quan hệ giữa các vấn đề giải quyết việc làm với phát huy
nhân tố con người.Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhận định: “giải
quyết việc làm là yếu tố quyếtđịnh để phát huy nhân tố con người, ổn định
và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội,đáp ứng nguyện vọng chính đáng
và yêu cầu bức xúc của nhân dân” [7, tr.210].
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu, trong
đó khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm,
khuyến khíchlàm giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an
sinh xã hội” [8, tr.187]
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề việc làm, giải quyết
việclàm, song hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp
ở cả lao độngnam và lao động nữ, tình trạng đó nghiêng về phía lao động nữ
nhiều hơn, qua đó chothấy rõ trong xã hội và gia đình đã và đang tồn tại vấn
đề giới trong lao động và việc làm.
Hai khái niệm lao động và việc làm có mối quan hệ chặt chẽ và rất khó
phân biệt


rạch ròi, do vậy tác giả đề tài xin không tách biệt, mà trình bày gắn kết

chung về hai kháiniệm trên, nghĩa là trình bày cả cụm từ: lao động và việc
làm.
Khái niệm Bình đẳng giới trong lao động và việc làm
Theo Luật Bình đẳng giới (2007), bình đẳng giới trong lao động được xác
định:
“Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơilàm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội,
điều kiện lao động và cácđiều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu
chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành
nghề có tiêu chuẩn chức danh [36, tr.5].
Bình đẳng giới trong lao động, việc làm là đảm bảo cơ hội ngang bằng
cho cả nữ giới và nam giới trong lĩnh vực lao động và việc làm. Điều này
bao gồm cơ hội tiếp cậncác nguồn lực đầu tư cho “vốn con người”, các
nguồn lực sản xuất, cơ hội được tham giathị trường lao động và có được việc
làm phù hợp với khả năng, sở thích và có thể pháthuy hết tiềm năng của bản
thân.
Tuy nhiên, cùng với việc đảm bảo cơ hội ngang nhau giữa nam, nữ là việc
cầ thấy rõ vai trò giới, nhu cầu giới của nam, nữ có thể giống và khác nhau,
chỉ có một phầnnhỏ sự khác biệt này là do những khác nhau về đặc điểm
sinh học giữa nam và nữ, cònphần lớn là do những định kiến và quan niệm
xã hội tạo nên. Mức độ ảnh hưởng củanhững điểm bất lợi này đối với những
tầng lớp phụ nữ khác nhau là khác nhau. Chẳnghạn như, mức độ ảnh hưởng
sẽ trầm trọng nhất và sâu sắc nhất là đối với những em bégái phải bỏ học
hay đi làm sớm do gia đình quá nghèo, do đông anh em, hay do quanniệm là
con gái không cần học nhiều…Trong tương lai, các em sẽ phải chịu những
rủi rothất nghiệp cao hoặc làm những công việc đem lại thu nhập thấp, hoặc
những công việccó gây tổn hại cho bản thân như mại dâm. Những phụ nữ đã
có gia đình, những phụ nữ ở nông thôn, trong những hộ gia đình nghèo là
những người chịu nhiều thiệt thòi nhiều hơntrước những bất lợi này.
Không có công việc hay nghề nghiệp nào chỉ dành riêng cho nam hay cho

nữ mà chỉ có công việc phù hợp với khả năng và sở thích của mỗi người.
Nếu có bất kỳ sự phânbiệt đối xử nào cũng có thể dẫn tới những hậu quả
xấu, chẳng hạn như với quan niệm namgiới không nên làm công việc bán
hàng, trong điều kiện nam giới đang thất nghiệp nhiều, sẽkhiến cho tỷ lệ thất
nghiệp càng tăng, mức thu nhập của nhiều hộ gia đình do vậy sẽ bị ảnh
hưởng.
Thực tế cho thấy vấn đề giới trong lao động và việc làm thể hiện ở các
khía cạnh sau:
Về việc làm:


Một là, lao động nữ ít có cơ hội hơn trong tiếp cận với việc làm (nhất là
việc làm
phù hợp) và dễ bị thất nghiệp hơn so với lao động nam. Trong rất nhiều các
đơn vị, doanh nghiệp, quy trình tuyển dụng lao động (quảng cáo, tiêu chuẩn
tuyển dụng, kiểm tra tuyểnchọn, phỏng vấn…) đã công khai ẩn ý thu hẹp
hoặc gạt bỏ cơ hội của lao động nữ. Phụ nữ dễ bị thất nghiệp hơn, nhất là ở
vào những thời điểm mà các quốc gia đang có biến cố như:chiến tranh,
khủng hoảng kinh tế, chuyển đổi nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hai là, chỉ những hoạt động kinh tế được trả thù lao bằng tiền hoặc hiện
vật thông qua trả lương, trả công…mới được nhìn nhận là việc làm. Ngoài
ra, nhiều hoạt động khácthuộc vai trò tái sản xuất ra con người không được
coi là việc làm, như nội trợ, nuôi con,chăm sóc người già, ốm.
Ba là: vấn đề giới còn thể hiện cụ thể hơn ở các ngành nghề ngoài xã hội,
cộng đồng và trong gia đình mà nam và nữ tham gia. Ngoài xã hội, trong
phân công lao động thể hiện vấn đề giới rất rõ, ở chỗ tỷ lệ nam nữ trong các
ngành nghề rất khác nhau, phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng
lao động ở các ngành nghề như nông nghiệp thương mại buôn và bán lẻ.
Nghĩa là phụ nữ làm nhiều ở các ngành nghề kỹ thuật thấp,lao động giản
đơn và ít làm quản lý hơn…do vậy, vất vả hơn và thu nhập thấp hơn so

vớinam giới. Các hoạt động thuộc lĩnh vực công cộng như tham gia xây
dựng đường sá, vệ sinh và các công trình cộng đồng nói chung nam và nữ
đều tham gia, nhưng nam thường ở vị trí quyết định, làm công việc gián tiếp.
Riêng các công việc trong gia đình không được trả công như nấu ăn, chăm
sóc con cái, mua bán…khoảng cách giới rất lớn [45,tr.51].
Khoảng cách giới còn khá lớn, thể hiện ở thời gian làm việc giữa nam và
nữ. Phần lớn trong số lao động làm việc trên 50 giờ một tuần là phụ nữ. Ở
mọi lứa tuổi, phụ nữ phải làm việc nhà nhiều hơn nam giới. Ở lứa tuổi từ 25
đến 55, một năm người phụ nữ phải làm đến khoảng 700 giờ việc nhà, thì
người nam giới chỉ khoảng 300 giờ [50].
Nhìn chung, phụ nữ làm nhiều việc hơn, thời gian nhiều hơn, vất vả hơn và
thu nhập thấp hơn so với nam giới. Ngày nay, đang có sự san sẻ chuyển đổi
nhất định về vai trò giới trong xã hội, cộng đồng và gia đình nhưng rất chậm
chạp. Thực trạng đó cho thấy có những điểm chưa thật hợp lý.
Về tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực
Có việc làm mới chỉ là khởi đầu. Việc làm ấy được tiến hành trong thực tế,
tức là lao động, khi quá trình này “con người có công cụ sản xuất và nắm
được kỹ năng sản xuất, đã thay đổi ngoại giới và làm cho đối tượng lao động
phù hợp với nhu cầu của mình” [47, tr.299]. Nghĩa là tiếp cận và kiểm soát
được các nguồn lực cho hoạt động kinh tế. Các nguồn lực hoạt động kinh tế
của người lao động bao gồm các yếu tố hữu hình (công cụ sản xuất, đối


tượng lao động, hạ tầng cơ sở…) và vô hình (khả năng, chuyên môn làm
việc…)
Hiện nay, trên thế giới còn có khoảng cách giới trong tiếp cận và kiểm soát
các nguồn lực trong lĩnh vực lao động, việc làm, thậm chí mang tính phổ
biến như:
Do học vấn thấp hơn, hạn chế trong đào tạo nghề, lao động nữ trong gia
đình và xã hội (doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh…) tiếp cận các công cụ

lao động kém kỹ thuật hơn, các đối tượng lao động kém hiện đại và ít giá trị
hơn nam giới.
Phần lớn lao động nữ không được quyền quyết định vốn sản xuất, vay vốn
ngân hàng khó hơn nam giới, thậm chí có những quốc gia (kể cả ở Mỹ) chỉ
có chồng chứ người vợ không được vay vốn ngân hàng.
Tổ chức Ngân hàng thế giới đã khái quát bức tranh hiện tại và tương lai
của vấn đề tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong lĩnh vực lao động và
việc làm như sau:
Phụ nữ vẫn tiếp tục một cách có hệ thống có ít dần khả năng đòi hỏi
hàngloạt những nguồn lực sản xuất như giáo dục, đất đai, thông tin và tài
chính. Ở châu Á, phụ nữ có số năm đi học trung bình chỉ bằng nửa của nam
giới và tỷ lệ nhập học của bé gái ở cấp trung học chỉ bằng hai phần ba tỷ lệ
đó ở các bé trai. Khi có thể có đất đai, phụ nữ thường đòi phần sở hữu đất
của mình ít hơn nam giới. Ở phần lớn các khu vực đang phát triển, các
doanh nghiệp do phụ nữ điều hành thường thiếu vốn, khó tiếp cận đến các
nguồn lực như máy móc, phân bón, thông tin và tín dụng hơn các doanh
nghiệp do nam giới điều hành [35,tr.10]
Việc tiếp cận đã bất bình đẳng giới thì việc kiểm soát (quản lý, chi phối…)
lại càng có khoảng cách giới nhiều hơn. Điều này là do lao động nữ hạn chế
về chuyên môn, nhất là chiếm tỷ lệ thấp trong quản lý, lãnh đạo xã hội…do
vậy, ít có cơ hội quản lý, chi phối các yếu tố, các khâu hoạt kinh tế, hoạt
động lao động tạo thu nhập và có thu nhập cao: chủ gia đình, giám đốc
doanh nghiệp, thủ trưởng cơ quan kinh tế và tổ chức sản xuất kinh doanh.
Ở Việt Nam, trong điều kiện của nền kinh tế nhiều thành phần, định kiến
giới vẫn còn…thì bất bình đẳng nam, nữ về tiếp cận và kiểm soát các nguồn
lực trong lĩnh vực nói chung, trong lao động và việc làm còn tồn tại ở những
dạng nhất định như:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai trong gia đình trước khi có Luật
Đất đai sửa đổi 2003, chủ yếu chỉ ghi tên chồng, kể cả hiện nay, khi Luật
Đất đai sửa đổi đã quy định lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai

mang tên cả hai người thì phần lớn vẫn do nam giới đứng tên. Theo số liệu
thống kê về giới của Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam thì:
trung bình đất đai canh tác do phụ nữ quản lý chỉ bằng khoảng một nửa đất


canh tác do nam giới quản lý. Điều này gây khó khăn cho việc vay vốn,
thiếu chủ động về vốn của lao động nữ khi đầu tư sản xuất kinh doanh.
Trong nông nghiệp, việc tiếp cận các hình thức chuyển giao khoa học, kỹ
thuật phục vụ sản xuất, chăn nuôi (tập huấn, hội thảo, mô hình, tham
quan…) phần lớn là nam giới. Qua công cụ phân tích giới tiếp cận và kiểm
soát “càng nhận thấy tình trạng bất hợp lý và bất bình đẳng giữa nam và
nữ, vì phần lớn phụ nữ nước ta ở nông thôn và làm nông nghiệp (75%)” [45,
tr.58]. Do vậy, sự hiểu biết về kiến thức khoa học, kỹ thuật canh tác chăn
nuôi của lao động nữ thấp hơn lao động nam, nên lao động nữ thường làm
những công việc giản đơn, năng suất lao động thường không cao, thu nhập
thấp.
Về điều kiện và môi trường làm việc
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có lồng ghép giới trong nghiên
cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến điều kiện và môi trường làm việc
của người lao động, nếu có khác biệt giới thì quy định riêng cho nam và nữ.
Ví dụ: danh mục việc làm, môi trường làm việc mà chỉ lực lượng lao động
nam mới làm được, được tuyển dụng; danh mục cấm lao động nữ (không lợi
cho sức khỏe và không phù hợp đạo đức…, điều kiện bảo vệ sản phụ trong
lao động…). Ở Việt Nam, đã có nhiều văn bản của Nhà nước về công tác
bảo hộ lao động. Bộ luật Lao động dành riêng một chương về vấn đề này.
Trong ý thức xã hội về an toàn lao động, vệ sinh lao động được nâng cao.
Việc giải quyết những hậu quả xấu do điều kiện và môi trường làm việc
không thuận lợi gây ra khá tốt, chính sách xã hội bảo hộ lao động
gây ra khá tốt, chính sách xã hội bảo hộ lao động nữ có nhiều tiến bộ. Tuy
nhiên, trong thực tế việc thực hiện các chính sách trên còn hạn chế, vấn đề

giới đang xuất hiện ngày càng nhiều như:
Ở các cơ sở lao động, các thành phần kinh tế thường xảy ra tình trạng vi
phạm hoặc coi nhẹ công tác bảo hộ lao động, nhất là không chú ý đến đặc
thù lao động nữ, tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn ở các cơ sở kinh tế
nhỏ, ngoài quốc doanh.
Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường công nghiệp (bụi, tiếng ồn, nhiệt độ) ở
nhiều doanh nghiệp đã vượt quá, thậm chí vượt quá nhiều lần so với tiêu
chuẩn cho phép, gây tác hại lớn đến sức khỏe và cả tính mạng người lao
động, nhất là lao động nữ. Do “miếng cơm, manh áo”, một số người lao
động cả nam và nữ, nhất là nữ, đã phải tự nguyện làm những công việc
không cho phép, không phù hợp, phải chấp nhận mạo hiểm làm việc ở môi
trường độc hại, không an toàn, quá nặng nhọc. Tỷ lệ lao động nặng nhọc,
độc hại, nguyhiểm, lao động nữ chiếm tới 76% so với lao động nam, có
8,66% tổng số doanh nghiệp có lao động nữ đang làm các nghề cấm sử dụng


lao động nữ. Cao nhất là các ngành hóa chất –cao su, vật liệu xây dựng, cơ
khí năng lượng…
Ở nông thôn, ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường lao động nói
riêng cũng bắt đầu tăng. Nữ nông thôn mắc bệnh phụ khoa ngày càng nhiều.
Ở các ngành công nghiệp lao động nữ hay mắc các bệnh bụi phổi, viêm xạm
da, điếc nghề nghiệp [45,tr.62].
Về lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của: việc làm, tiếp cận và kiểm soát các
nguồn lực, môi trường lao động. Lợi ích kinh tế thỏa đáng, công bằng giữa
nam và nữ là động lực mạnh mẽ trong lao động.
Trên thế giới, ở mọi quốc gia, nghiên cứu, bàn về lợi ích kinh tế là chủ đề
hàng ngày, nổi bật. Lợi ích kinh tế chủ yếu của người lao động thể hiện rất
cụ thể: lương, tiềncông, tiền thưởng vật thưởng, tiếp cận phúc lợi xã hội…
Bình đẳng giới về lợi ích kinh tế là trả công, trả lương…bằng nhau cho nam

và nữ ở những công việc có giá trị như nhau.
Ở Việt Nam, từ khi đổi mới đến nay, thực hiện phân phối chủ yếu theo kết
quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp
vốn của các nguồn lựckhác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi
xã hội là cơ sở và điều kiện thuận lợi để bình đẳng giới hơn về lợi ích kinh
tế. Bộ luật Lao động, điều 111 ghi rõ “Người sử dụng lao động phải thực
hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương
và trả công lao động”.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, người lao động cả nam và nữ có cơ
hội việc làm nhiều hơn, do vậy có quyền lựa chọn ngành nghề có thu nhập
cao. Tuy vậy, nền kinhtế nhiều thành phần, đã làm nảy sinh không ít vấn đề
giới trong phân phối, đó là: Thứ nhất, những công việc vệ tinh, những việc
làm thuộc vai trò tái sản xuất mà phần lớn do phụ nữ thực hiện, vẫn không
được xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng mức. Thứ hai, laođộng nữ thường có
mức thu nhập thấp hơn lao động nam. Thứ ba, có không ít hiện tượng người
sử dụng lao động vi phạm luật Lao động về điều khoản quy định về tiền
lương (không đủ mức tiền lương tối thiểu, không đóng các loại bảo hiểm, trả
lương chậm và không đền bù, trả lương làm thêm giờ không tương xứng…),
nhưng phần lớn chịu hậu quả của sự vi phạm ấy là lao động nữ. Thứ tư, Lợi
ích kinh tế thể hiện ở thu nhập, nhưng đồng thời còn thông qua hưởng thụ.
Người lao động nam, nữ trở về nhà là thành viên giađình. Phụ nữ Việt Nam
thường quản tiền nong, nhưng trước hết họ là những người vợ, người mẹ,
tiêu thì nhiều nhưng hưởng thì ít hơn chồng con.
1.1.2. Ý nghĩa của bình đẳng giới trong lao động và việc làm
Thứ nhất: Vị trí quyết định của lao động và việc làm trong phát triển xã
hội,phát triển con người.


.Lao động, việc làm giúp con người từ vượn thành người, giúp con người
thành con người xã hội.

C. Mác đã chỉ ra rằng: thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã
làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên, con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn
con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên. Tính xã hội của con người
biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu
hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao
động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ
đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập
quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất
xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng
đồng xã hội.
Lao động, việc làm tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho xã hội,
nhờ đó xã hội phát triển tiến bộ. Theo quan điểm duy vật lịch sử: vật chất
quyết định ý thức. Lao động, việc làm tạo ra kinh tế, quy định sự phát triển
của xã hội, xã hội phát triển được hay không trước hết phải trên cơ sở phát
triển kinh tế.
Lao động và việc làm là lĩnh vực quan trọng quyết định của đời sống xã
hội. Không có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện thỏa
mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất, tinh thần của cả lao động nam và
nữ, nhất là đối với lao động nữ, chất lượng cuộc sống giảm sút. Cả lao động
nam, nữ có việc làm, có thu nhập, một mặt góp phần xây dựng kinh tế gia
đình, mặt khác góp phần vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi quá trình phát triển.
Phát triển của một quốc gia hay địa phương phải quan tâm đến hai nhân tố:
sự phát triển tiềm lực chung như công nghiệp, thương mại, giao thông vận
tải, cơ sở hạ tầng…và sự phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân
lực có liên quan trực tiếp với chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chất lượng cuộc sống có thể hiểu là mức độ phúc lợi xã hội và sự thỏa mãn
một số nhu cầu của con người. Chất lượng cuộc sống càng cao, mức độ phúc
lợi xã hội, sự thỏa mãn nhu cầu của con người càng cao và càng thích ứng.
Các yếu tố cốt lõi của chất lượng cuộc sống bao gồm: sức khỏe, giáo dục,

công việc làm, tiền bạc (do có thu nhập), quan hệ xã hội, môi trường. Do đó,
có việc làm, có thu nhập do việc làm đemlại được coi là hai yếu tố quan
trọng trong các yếu tố cấu thành chất lượng cuộc sống của con người.
Thứ hai: bình đẳng giới trong lao động và việc làm góp phần trực tiếp
phát huy lực lượng lao động nam, nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Để phát triển đất nước cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực con
người trở thành yếu tố quan trọng nhất. Nguồn lực con người bao gồm cả lao
động nam và lao động nữ, khi có bình đẳng giới sẽ phát huy được cả hai lực


lượng lao động này, lao động nữ chiếm một nữa bầu trời, nếu họ được bình
đẳng với nam giới họ sẽ phát huy hết tiềm năng, như vậy nguồn lực lao động
sẽ có chất lượng hơn.
Thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm, đồng nghĩa với việc
giúp lao động nữ có điều kiện, cơ hội tìm kiếm việc làm như lao động nam,
từ đó giúp họ tự khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội, đồng thời
cân bằng cuộc sống cho bản thân, cho con và các thành viên trong gia đình,
qua đó giúp họ có lòng tin đối với xã hội,và cũng chính là điều kiện thực
hiện quyền cơ bản nhất trong Hiến pháp, đó là quyền được làm việc.
Để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới theo các cam kết quốc tế mà Việt
Nam đã ký thì việc khắc phục và xóa bỏ dần khoảng cách giới trong lĩnh vực
lao động, việc làm là điều kiện quan trọng nhất. Thực hiện bình đẳng giới
trong lao động và việc làm sẽ tạo điều kiện cho lực lượng lao động yếu thế
hơn (chủ yếu là lực lượng lao động nữ) có cơ hội tìm kiếm việc làm, góp
phần phát huy được vai trò của họ trong quản lý gia đình, nuôi dạy con cái,
giảm nghèo khổ, tăng thu nhập, đảm bảo sự bình đẳng nam nữ; phát triển thể
lực, trí lực, tài năng, sáng tạo, cũng như nâng cao nhân cách, địa vị của
người lao động, trong đó có lao động nữ, đó còn là một trong những biện
pháp hữu hiệu hạn chế sự phát sinh những tệ nạn xã hội, nhức nhối nhất là tệ
nạn mại dâm. Ý nghĩa sâu xa của việc thực hiện bình đẳng giới trong lao

động và việc làm sẽ giúp lực lượng lao động yếu thế hơn tái sản xuất ra sức
lao động mới tốt hơn, sinh và nuôi dưỡng được những đứa con khỏe mạnh,
thông minh, góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp.
Thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm đồng nghĩa với việc
tạo điều kiện cho lực lượng lao động yếu thế (nghiêng về phía lao động nữ)
tránh được các yếu tố rủi ro xảy ra trong quá trình tìm kiếm việc làm, qua đó
tạo cho lao động nữ cơ hội được độc lập về kinh tế, phát triển các mối quan
hệ xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm cũng sẽ tạo cho lao
động yếu thế được tiếp cận với các cơ hội đào tạo và phát triển, nâng cao
trình độ nhận thức, khắc phục dần và đi đến xóa bỏ định kiến về giới, từ đó
tạo tiền đề vật chất (công nghệ, kỹ thuật, vốn và môi trường pháp lý) để tạo
việc làm, tự tạo việc làm của lao động, góp phần tăng thu nhập ổn định cuộc
sống và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Điều này không chỉ có lợi cho bản thân
người lao động mà còn có lợi cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.
Thứ ba: bình đẳng giới trong lao động và việc làm là cơ sở thúc đẩy bình
đẳng giới trong các lĩnh vực khác
Bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm là nguyên nhân tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên bất bình đẳng giới trong giáo dục, y tế,
quản lý…ở cả xã hội, cộng đồng và gia đình. Bất bình đẳng giới trong lao


động và việc làm ở nước ta thường nghiêng về lao động nữ, làm giảm vai trò
quan trọng có tính truyền thống của phụ nữ Việt Nam, thiệt hại đến thu
nhập, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt qua đó ảnh
hưởng đến thiên chức sinh đẻ, phát triển nòi giống, thiệt hại đến nguồn nhân
lực mai sau.
Bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm, dù nghiêng về phía lao
động nam hay nữ cũng đều dẫn đến lãng phí, không phát huy được nguồn
lực con người trong lao động, sản xuất, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm

vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới hiện nay là phát triển kinh tế. Hiện nay,
trên thế giới, bất bình đẳng giới nói chung, bất bình đẳng giới trong lao động
và việc làm nói riêng mang tính phổ biến, nhiều nơi rất trầm trọng, là một
thực tế cản trở không nhỏ đến thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế của
nhiều nước. Việt Nam hiện nay chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển, thậm
chí vẫn đang có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, cho nên, phát triển kinh tế được
xác định là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước. Phấn đấu
bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm là một nội dung quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời là cơ sở để Việt
Nam thực hiện được những cam kết quốc tế trong việc thực hiện Các mục
tiêu thiên niên kỷ.
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1.2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới trong lao động và việc
làm
Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp và xuất hiện tình trạng áp bức bóc
lột, người phụ nữ luôn ở vị trí thấp kém nhất trong xã hội và là đối tượng bị
áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức. Do vậy, từ rất sớm, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã làm rõ địa vị của người phụ nữ trong các xã hội cũ, nhất
là trong chủ nghĩa tư bản, đồng thời vạch trần tính chất tàn bạo và dã man
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với lao động nữ, từ đó chỉ ra
con đường và điều kiện để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam, nữ,
trong đó thực hiện bình đẳng nam, nữ trong lao động, việc làm là một lĩnh
vực quan trọng của đời sống.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là khi chế độ tư hữu
xuất hiện, địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội bắt
đầu có những thay đổi, thậm chí là một sự hoán đổi vị trí một cách triệt để
nhất trong lịch sử: từ địa vị là người làm chủ gia đình và xã hội, giờ đây
người phụ nữ phải phục tùng tuyệt đối vào quyền lực của đàn ông. Tình

trạng bất bình đẳng nam, nữ ngày càng gia tăng và được đánh dấu bằng sự


sụp đổ hoàn toàn của chế độ mẫu quyền do chế độ phụ quyền thay thế, mà
hậu quả là người phụ nữ rơi xuống địa vị thấp hèn nhất, Ph.Ăngghen viết:
Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại có tính chất lịch sử toàn thế
giới của giới nữ. Ngay cả trong nhà, người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai
quản, còn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự
dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần [24, tr.93].
Từ đây, trong gia đình “người vợ trở thành người đầy tớ chính và không
được tham gia vào nền sản xuất xã hội” [24, tr.115], trở thành “nô lệ” của
đàn ông. Thân phận bị nô dịch và bị áp chế của người phụ nữ ngày càng gia
tăng cùng với sự gia tăng về mức độ và tính chất bóc lột lao động làm thuê
của chế độ tư hữu. Đến chủ nghĩa tư bản khi chế độ tư hữu phát triển ở trình
độ cao và tính chất bóc lột lao động ngày càng trở nên gay gắt, trong gia
đình, người phụ nữ vẫn tiếp tục bị áp chế. Tuy nhiên, do mục đích lợi nhuận
của giai cấp tư sản, thân phận người phụ nữ tư sản và người phụ nữ vô sản
cũng có những điểm khác biệt. Trong xã hội tư sản, giai cấp tư sản nắm giữ
quyền sở hữu tư liệu sản xuất và bóc lột giai cấp không có của. Tình hình
này cũng diễn ra trong gia đình - nơi mà người chồng nắm giữ vị trí thống trị
về kinh tế - và do đó nắm giữ vị thế thống trị người vợ. Trong gia đình vô
sản, xét dưới góc độ kinh tế, quan hệ vợ chồng trở nên bình đẳng hơn so với
gia đình tư sản, vì hôn nhân trong gia đình vô sản không còn bị chi phối bởi
lợi ích kinh tế, không bị chi phối bởi những toan tính vụ lợi kiểu tư bản chủ
nghĩa, nhất là trong điều kiện “đại công nghiệp đã giật được người đàn bà ra
khỏi nhà” và ném họ vào thị trường lao động, vào công xưởng và trở thành
chủ thể chính kiếm tiền nuôi sống gia đình.
Trong chủ nghĩa tư bản, sự phát triển của sản xuất công nghiệp tư bản chủ
nghĩa đã tạo ra những điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia vào các hoạt
động kinh tế, đó là một xu hướng tiến bộ, C.Mác và Ph.Ăngghen viết:

“Chúng tôi coi khuynh hướng của nền công nghiệp hiện đại thu hút trẻ em
và thiếu niên nam nữ tham gia vào công việc sản xuất xã hội lớn lao là một
khuynh hướng tiến bộ, lành mạnh và chính đáng, mặc dù, trong chế độ tư
bản đó đã mang những hình thức quái gở” [22, tr.216].
Việc sử dụng lao động nữ trong nền sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa
được xem là một khuynh hướng tiến bộ, bởi vì, nó là tác nhân quan trọng
làm thay đổi từng bước trong nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của
người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, từ đó dẫn đến những thay đổi
trong quan hệ giữa nam và nữ, đồng thời là yếu tố thúc đẩy tiến tới bình
đẳng giới trên thực tế sau này. Như vậy, quan điểm bình đẳng nam, nữ nói
chung và bình đẳng giới trong lao động, việc làm đã được C.Mác bàn đến từ
rất sớm. Mặc dù, trình độ phát triển kinh tế không hoàn toàn quyết định mức
độ bình đẳng nam, nữ, song nó là cơ sở vật chất kinh tế quan trọng, cần thiết


để tiến tới thực hiện giải phóng phụ nữ và bình đẳng nam nữ trên thực tế.
Vấn đề này được C.Mác khẳng định trong bộ Tư bản: “Trong khi đem lại
cho phụ nữ, thiếu niên và trẻ em gái một vai trò quyết định trong quá trình
sản xuất xã hội có tổ chức ngoài phạm vi gia đình, đại công nghiệp cũng vẫn
tạo ra một cơ sở kinh tế mới cho hình thức cao hơn của gia đình và của mối
quan hệ giữa nam và nữ” [25, tr.696].
Tuy nhiên, trong chủ nghĩa tư bản, việc sử dụng lao động nữ trong nền sản
xuất xã hội lại dẫn đến sự mâu thuẫn và sự xung đột gay gắt với việc thực
hiện chức năng gia đình và chức năng xã hội của người phụ nữ. Sự xung đột
này không thể giải quyết triệt để trong chủ nghĩa tư bản, trái lại, nó càng làm
trầm trọng thêm tình trạng “một cổ hai tròng” của người phụ nữ - vừa bị nô
dịch trong gia đình, vừa bị áp bức ngoài xã hội
Mặc khác, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra “sự quái gở” và vạch trần
tích chất dã man, tàn bạo và vô cùng tinh vi của giới chủ tư sản khi sử dụng
lao động nữ trong quá trình sản xuất công nghiệp. Bọn chủ tư bản bóc lột

sức lao động của phụ nữ bằng cách kéo dài thời gian lao động của họ trong
môi trường thiếu vệ sinh, thiếu không khí. Họ phải làm việc cật lực trung
bình ngày 16 giờ và trong mùa may mặc thì có khi làm một mạch 30 giờ
không nghỉ. Hậu quả dẫn đến tình trạng sức khỏe suy sụp về tinh thần và thể
xác, thậm chí tử vong. Động cơ của nền sản xuất tư bản là lợi nhuận, là làm
giàu nên họ bất chấp tất cả, C.Mác viết:
Tất cả các nữ công nhân may mặc, nữ công nhân may thời trang, nữ
công nhân may áo và nữ công nhân may thông thường đều chịu 3 thứ tai
họa: lao động quá sức, thiếu không khí và thiếu ăn…Nếu một nữ công nhân
may áo tạo ra được một ít khách hàng thì sự cạnh tranh bắt buộc người đó
phải làm việc cho đến chết ở nhà để giữ khách và nhất định phải bắt người
giúp việc mình cũng làm quá mức như thế [25, tr.374].
Trong các công xưởng tư bản chủ nghĩa, lao động nữ phải chịu bao nỗi
nhục nhã, đắng cay, phải lao động cực nhọc từ lúc mang thai đến lúc sinh
nở, họ phải cật lực làm việc, thậm chí không được nghỉ cho con bú và khi
con ốm. Với đồng lương ít ỏi không đủ nuôi sống gia đình, việc làm bấp
bênh, nên nhiều phụ nữ sinh con được vài ba ngày đã phải đến công xưởng
để làm việc trong điều kiện hết sức tồi tệ.
Như vậy, thực chất, giới chủ tư sản sử dụng lao động nữ trong các công
xưởng hoàn toàn không phải vì mục đích giải phóng phụ nữ khỏi những
công việc gia đình, khỏi sự áp chế của đàn ông trong gia đình, mà trước hết
vì chính lợi ích, lợi nhuận của họ, nhằm bóc lột lao động ngày càng nhiều
hơn và tinh vi hơn. Bởi lẽ, lao động phụ nữ thuộc loại lao động rẻ mạc, dễ
sai bảo và ít chống đối, do đó là loại lao động năng xuất hơn lao động nam.
Vì vậy, các ông chủ tư sản thích sử dụng lao động nữ trong các công xưởng


Ông E…một chủ xưởng cho biết rằng ông ta chỉ toàn dùng phụ nữ để
đứng máy dệt thôi, ông thích sử dụng đàn bà đã có chồng rồi, nhất là những
người có gia đình mà họ phải nuôi; họ chăm chỉ hơn và dễ bảo hơn là những

người phụ nữ chưa chồng và hơn nữa họ buộc phải làm việc cật lực để kiếm
được những tư liệu sinh hoạt cần thiết [25, tr.578].
Ở đây, sự khác biệt giới được giới chủ khai thác triệt để nhằm phục vụ cho
lợi ích của chúng. Bản chất của phụ nữ là thường xuyên chăm lo vun vén
cho gia đình, sẵn sàng hy sinh vì chồng vì con nên họ dễ dàng chấp nhận
một khoản lương ít ỏi miễn là có việc làm, có thu nhập để duy trì cuộc sống
và nuôi sống gia đình, con cái; hơn nữa, bản tính của phụ nữ là dịu dàng,
ngoan ngoãn, nhẫn nhục chịu đựng, ít chống đối… “Như vậy là những đức
tính đặc biệt của người phụ nữ lại quay trở lại làm hại họ, cũng như sự dịu
dàng và nết na trong bản chất người phụ nữ đã trở thành công cụ biến họ
thành nô lệ và làm cho họ đau khổ” [25, tr.578].
Có thể thấy rõ là, vì lợi nhuận, giới chủ tư bản một mặt không ngừng cải
tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ sản xuất để tăng cường bóc lột lao động làm
thuê nói chung, mặc khác, không ngừng thay thế lao động nam giới bằng lao
động phụ nữ vào tất cả các loại lao động, kể cả những công việc nặng nhọc
hao tổn nhiều sức lực và hoàn toàn không phù hợp với lao động nữ. Giới chủ
tư bản đã nhận thức rất rõ sự khác biệt giữa lao động nữ và lao động nam
nên họ đã khai thác triệt để sự khác biệt giới này vì mục đích lợi nhuận chứ
hoàn toàn không vì hướng tới cải thiện điều kiện lao động cho phù hợp với
từng giới. Điều này thể hiện ở chỗ mặc dù thích sử dụng lao động nữ thay
thế cho lao động nam trong các công xưởng, song giới chủ không hề quan
tâm đến điều kiện lao động của nữ, không chịu mở hầu bao để trích một
phần ít ỏi so với lợi nhuận kết xù mà họ đã thu được từ việc bóc lột lao động
làm thuê. Trái lại, họ bắt lao động nữ phải làm việc lẫn lộn với lao động nam
trong những điều kiện hết sức tồi tệ, thậm chí là sử dụng cả lao động nữ vào
những ngành nghề sản xuất đặc biệt có hại cho cơ thể của người phụ nữ và
không phù hợp với đạo đức.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện và vạch trần ra một xu hướng chung
về việc sử dụng lao động của giới chủ tư bản, đó là việc bọn chủ tư bản tăng
cường tuyển dụng lao động phụ nữ và trẻ em gái, tất cả vì mục đích lợi

nhuận, vì lao động của đàn bà và trẻ em rẻ hơn lao động của đàn ông. Đây là
sự tính toán tinh vi của giới chủ tư bản nhằm đạt lợi ích kinh tế cao nhất.
Tính tham lam, bỉ ổi của giai cấp tư sản đã tạo nên bao nhiêu là bệnh tật.
Phụ nữ không thể sinh đẻ, trẻ con tàn tật:
Không mấy chốc họ đã thấy mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược, ăn mất ngon,
đau vai, đau lưng, đau thắt lưng, nhất là đau đầu; sau đó là xương sống bị
vẹo, hai vai nhô cao và biến dạng, gầy mòn, mắt sưng, chảy nước mắt và nói


chung nhức nhối, cận thị, ho, ngực lép, khó thở và mọi thứ bệnh phụ nữ [21,
tr.589].
“Công nhân gồm đàn ông và đàn bà, người lớn và trẻ em thuộc cả hai
giới…trong một số ngành thì ban đêm đàn bà và nữ thanh niên làm việc lẫn
lộn với đàn ông” [25, tr.377-378].
Như vậy, chỉ trên góc độ cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nam và
nữ, giới chủ tư bản cố tình không đếm xỉa đến sự khác biệt giới, hay nói như
cách nói hiện nay là mù giới.
Không chỉ làm rõ thân phận của người phụ nữ trong các chế độ cũ và trong
chủ nghĩa tư bản, cũng như vạch rõ những nguồn gốc căn bản dẫn đến bất
bình đẳng nam, nữ, nhất là bất bình đẳng giới trong lao động và việc làm,
C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ ra con đường và những điều kiện để giải
phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam, nữ trên thực tế về mọi mặt,
Ph.Ăngghen khẳng định:
Một sự bình đẳng thực sự giữa phụ nữ và nam giới chỉ có thể trở thành
hiện thực khi đã thủ tiêu được chế độ bóc lột của tư bản đối với cả hai giới
và khi công việc nội trợ riêng của gia đình đã trở thành một nền công nghiệp
xã hội [26, tr.341].
Bổ sung vào bức tranh của C.Mác và Ph.Ăngghen về tình cảnh của phụ nữ
nói chung, lao động nữ nói riêng trong xã hội tư bản, trong bài Chủ nghĩa tư
bản và lao động nữ, V.I.Lênin viết: “Hàng triệu và hàng triệu phụ nữ trong

những gia đình như vậy đang sống (hoặc nói cho đúng hơn đang bị đọa đầy)
trong kiếp “gia nô”, ra sức lo ăn, lo mặc cho cả gia đình bằng từng xu nhỏ
mà họ phải trả giá bằng những cố gắng phi thường hàng ngày và bằng “sự
tiết kiệm” tất cả mọi thứ, chỉ trừ có “tiết kiệm” lao động của bản thân”
[13,tr.173].
Trong bài Nền sản xuất nhỏ trong nông nghiệp [13, tr.173], V.I.Lênin
phân tích số liệu so sánh lao động của phụ nữ ở nước Áo với ở nước Đức và
đã chỉ ra rằng việc bóc lột sức lao động của phụ nữ trong nền sản xuất nhỏ
kiểu tư bản chủ nghĩa đã đạt tới một trình độ cao và quy mô sản xuất càng
nhỏ thì thành phần sức lao động càng tồi; tỷ lệ lao động nữ càng lớn, tức là
sự bóc lột sức lao động nữ càng nhiều. Ông viết:
Ở Áo, cuộc điều tra năm 1902 cho thấy rằng trong số 9.070.682 người
làm công trong nông nghiệp, thì có 4.422.981 phụ nữ, tức là 48,7% là phụ
nữ. Ở Đức là nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triển cao hơn rất nhiều, thì phụ
nữ chiếm đa số trong tổng số người lao động làm việc trong nông nghiệp, cụ
thể là 54,8%. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển trong nông nghiệp, thì nó
càng sử dụng lao động của phụ nữ nhiều hơn, nghĩa là càng làm cho điều
kiện sinh hoạt của quần chúng lao động thêm tồi tệ. Trong nền công nghiệp
Đức, phụ nữ chiếm 25%, còn trong nông nghiệp thì gấp hơn 2 lần. Điều đó


×