Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG bộ TỈNH lâm ĐỒNG LÃNH đạo THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH dân tộc từ 1986 đến 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.08 KB, 100 trang )

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Ban Chấp hành Trung ương

BCHTƯ

2

Cơ sở hạ tầng

CSHT

3

Chủ nghóa xã hội

CNXH

4

Chính sách dân tộc

CSDT

5



Hệ thống chính trò

HTCT

6

Kinh tế-xã hội

KT-XH

7

Nhà xuất bản

Nxb

8

Trang

tr.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
4

Chương 1 TÌNH HÌNH DÂN TỘC TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ SỰ

LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC TỪ 1986 ĐẾN 2003

1.1. Tình hình dân tộc của tỉnh Lâm Đồng.
1.2.

10
10

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước,

Đảng
bộ Lâm Đồng vận dụng thực hiện ở đòa phương từ

21

1986 đến 2003
Chương 2 THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

51

LÂM ĐỒNG TỪ 1986 ĐẾN 2003

2.1

Những thành tựu và khuyết điểm tồn tại của Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
từ 1986 đến 2003


51


2.2

Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc lãnh đạo
thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng từ
1986 đến 2003

76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

93
96

PHỤ LỤC

100

KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vấn đề dân tộc từ lâu đã đặt ra trong hoạt động của loài người và hiện
nay vẫn đang là một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp
trong đời sống chính trò trên phạm vi thế giới cũng như nhiều quốc gia dân
tộc. Ở nhiều nước, các cuộc xung đột sắc tộc, những cuộc đấu tranh chính
trò xảy ra đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc hoặc có liên quan đến vấn đề dân
tộc. Dân tộc là vấn đề lớn còn tồn tại lâu dài, hiện nay đang diễn biến sôi

động và phức tạp. Chủ nghóa đế quốc và bọn phản động quốc tế triệt để
khai thác, lợi dụng những vấn đề phức tạp về dân tộc để can thiệp vào
công việc nội bộ các nước, chống lại xu thế độc lập dân tộc, hòa bình và
tiến bộ xã hội.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, theo tổng điều tra dân số và nhà
ở năm 1999, với tổng số dân là 76.323.173 người gồm 54 dân tộc anh em,
trong đó dân tộc Kinh đa số, có 65.795.718 người, chiếm 86,2%, còn 53
dân tộc thiểu số chiếm 13,8% dân số.
Chính sách dân tộc là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống
chính sách của Đảng và Nhà nước. Cùng với chính sách khác, CSDT tác


động trực tiếp đến các nhân tố xã hội, đến cộng đồng các dân tộc, đến
nhân tố con người, tạo nên sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn
dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghóa.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn khẳng đònh tầm
quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng
nước ta. Đảng và Chủ tòch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng đã xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở chủ nghóa MácLênin, đã đề ra những quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn và giải
quyết có kết quả trong thực tiễn. CSDT của Đảng và Nhà nước ta luôn
được bổ sung, hoàn thiện, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng và phát
triển đất nước. Trong công cuộc đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến
nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách
KT-XH nhằm không ngừng cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của đồng bào dân tộc. KT-XH ở vùng dân tộc ít người đã có
bước phát triển khá, đồng bào ít người có cuộc sống ngày càng ấm no, tiến
bộ. Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự ổn đònh chính trò xã
hội của đất nước.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam của Tây Nguyên, là đòa bàn
chiến lược có vai trò quan trọng về chính trò, kinh tế, quốc phòng an ninh

của Tây Nguyên và của cả nước. Lâm Đồng là tỉnh có nhiều dân tộc cùng
sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số, còn lại là trên 30 dân tộc
thiểu số. Từ xa xưa, các dân tộc trong tỉnh luôn chung sống hòa thuận, đùm
bọc nhau, đóng góp vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Trong các thời
kỳ cách mạng, các dân tộc Lâm Đồng một lòng theo Đảng, tích cực tham
gia cuộc Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và kháng chiến
chống Mỹ.
Trong những năm đổi mới, cùng với phát triển KT-XH, Đảng bộ tỉnh
Lâm Đồng chú trọng đến việc lãnh đạo thực hiện CSDT, nhất là từ khi có
Nghò quyết số 22/NQ-TƯ, ngày 27 tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trò và


Quyết đònh 72-HĐBT, ngày 13 tháng 2 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách phát triển KT-XH
miền núi, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và
Nghò quyết lần thứ bảy BCHTƯ Đảng khóa IX; Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng
đã quán triệt và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đòa phương,
lãnh đạo phát triển KT-XH ở vùng dân tộc thiểu số góp phần đáng kể vào
sự nghiệp phát triển KT-XH đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên
đòa bàn tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện CSDT, còn nhiều hạn
chế, nhất là về phát triển KT-XH trong đòa bàn cư trú của các dân tộc. Đời
sống của một bộ phận nhân dân trong vùng đồng bào dân tộc, nhất là các
xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, đời sống vật
chất, tinh thần chưa được nâng lên đáng kể, so với yêu cầu, sự lãnh đạo
của các cấp các ngành còn hạn chế, đầu tư cho xây dựng thiếu đồng bộ và
vững chắc. Các thế lực thù đòch đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để
thực hiện âm mưu, thủ đoạn ly khai chia rẽ khối đại đoàn kết thống nhất
giữa các dân tộc, hòng gây mất ổn đònh chính trò xã hội, ảnh hưởng tới nền
sản xuất xã hội.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo thực hiện

CSDT ở vùng dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết để góp phần nghiên
cứu, khẳng đònh giá trò khoa học và thực tiễn CSDT của Đảng và Nhà nước
ta và đánh giá đúng đắn sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng trong
việc thực hiện CSDT, rút ra những kinh nghiệm bước đầu làm căn cứ phát
triển cho những năm tới. Nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo
thực hiện CSDT trong thời kỳ đổi mới vừa là vấn đề cơ bản vừa là vấn đề
cấp bách hiện nay.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh
đạo thực hiện CSDT từ 1986 đến 2003”, để viết luận văn thạc só lòch sử,
chuyên ngành Lòch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Đã có nhiều công trình khoa học được công bố đề cập đến vấn đề dân
tộc, công tác dân tộc, CSDT của Đảng và Nhà nước ở nhiều khía cạnh góc
độ khác nhau.
Một số công trình tiêu biểu về dân tộc Việt Nam và CSDT của Đảng
và Nhà nước đã được công bố như: Nông Quốc Chấn cùng nhiều tác giả,
Văn hóa và sự phát triển của các dân tộc Việt Nam, Nxb văn hóa dân tộc,
Hà Nội, 1997; Nguyễn Văn Diệu, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Văn
hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; Nxb giáo dục, Hà Nội 1997; Phạm
Văn Vang, Kinh tế miền núi và các dân tộc thực trạng vấn đề giải pháp ,
Nxb khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1996; Tổng cục chính trò Cục tư tưởng-văn
hóa, Một số vấn đề dân tộc và quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước, Nxb Chính trò Quốc gia, Hà Nội 1995; Các văn kiện của Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX; Văn kiện Hội nghò lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX; Nghò quyết Bộ Chính trò số
22/NQ-TW; Quyết đònh của Hội đồng Bộ trưởng số 72/HĐBT. Đảng và
Nhà nước ta đều quan tâm đến CSDT.
Một số công trình nghiên cứu chung, trong đó có viết về các dân tộc

tỉnh Lâm Đồng như: Nguyễn Văn Chiểu chủ biên và các tác giả, Tây
Nguyên-Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , Nxb khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội, 1995; Ngô Sáu, chính sách dân tộc của Đảng cộng sản
Việt Nam trong thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghóa xã hội (1976-1994) qua
thực tiễn ở Tây Nguyên, Luận án Thạc só khoa học Lòch sử, Hà Nội 1995;
Trương Minh Dục, Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân
tộc thiểu số Tây Nguyên trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng, tạp chí Lòch sử Đảng, tháng 4 năm 2003.
Các công trình nghiên cứu trực tiếp về các dân tộc tỉnh Lâm Đồng như:
Trần Só Thứ, Dân tộc-Dân cư Lâm Đồng, Nxb Thống kê, Lâm Đồng 1999;
Mạc Đường chủ biên và các tác giả, Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, Sở văn
hóa tỉnh Lâm Đồng xuất bản 1983; Ngô Xuân Trường, “ Đảng bộ Lâm


Đồng 3 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo” , Tạp chí Lòch sử
Đảng, số 11, tháng 11 năm 1997; Nguyễn Hoài Bão, “ Lâm Đồng thực
hiện tốt chính sách dân tộc miền núi góp phần củng cố quốc phòng-an
ninh”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 7 năm 2003; Trương Ngọc
Vinh, “ Lâm Đồng tập trung đầu tư phát triển cùng đồng bào các dân tộc
thiểu số ….”, Tạp chí Lòch sử Đảng, số 12, tháng 12 năm 2002 và các Nghò
quyết của Đảng bộ, báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về thực
hiện CSDT trong những năm đổi mới.
Nghiên cứu về lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng
trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2003 thì chưa có công trình nào đề cập
một cách đầy đủ, sâu sắc.
Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài
luận văn, tác giả tiếp thu, kế thừa những kết quả đó trong quá trình thực
hiện luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích:

Nghiên cứu, chủ trương và sự chỉ đạo, đánh giá những thành tựu, hạn
chế việc lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng thời kỳ đổi
mới, qua đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng để thực hiện CSDT ở Lâm
Đồng và các đòa phương khác có hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ:
- Làm rõ đường lối, CSDT của Đảng và Nhà nước nhất là thời kỳ đổi mới.
- Trình bày có hệ thống quá trình vận dụng đường lối, CSDT của Đảng
và Nhà nước vào thực tế vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng từ 1986
đến 2003.
- Nêu rõ những thành tựu, hạn chế thiếu sót, nguyên nhân chủ yếu và
kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng từ


1986 đến 2003. Đề xuất những kiến nghò về việc lãnh đạo thực hiện CSDT
trong thời gian tới.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài:
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng thực hiện CSDT trên
đòa bàn tỉnh từ 1986 đến 2003.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghóa Mác-Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và CSDT.
- Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về CSDT và đại
đoàn kết dân tộc.
Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lòch sử Đảng, kết
hợp phương pháp lòch sử và phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích
tổng hợp, tổng kết thực tiễn, điều tra, thống kê so sánh. Đồng thời tận
dụng phương pháp chuyên gia để hoàn thành luận văn.
5. Ý nghóa của luận văn

Luận văn góp phần nghiên cứu, tổng kết một lónh vực hoạt động của
Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng từ 1986 đến 2003. Cung cấp thêm những tư liệu
về thực hiện CSDT của Đảng và Nhà nước ở vùng dân tộc, giúp các cơ
quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo hoạch
đònh các chủ trương chính sách cho phù hợp.
Kết quả của luận văn góp phần khẳng đònh tính đúng đắn của đường
lối, CSDT của Đảng và Nhà nước. Là cơ sở để đấu tranh ngăn ngừa làm
thất bại âm mưu xuyên tạc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế
lực thù đòch, góp phần củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chế
độ xã hội chủ nghóa.


Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu ở tỉnh
Lâm Đồng và nghiên cứu giảng dạy, học tập bộ môn Lòch sử Đảng ở các
học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 2 chương (4 tiết).

Ch¬ng 1
TÌNH HÌNH DÂN TỘC TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
TỪ 1986 ĐẾN 2003
1.1. Tình hình dân tộc của tỉnh Lâm Đồng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi vùng cao nam Tây Nguyên, ở giữa tọa
độ 11-13 độ vó bắc và 107-109 độ kinh đông, cách bờ biển phía Đông 110
km, phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông; phía Đông giáp tỉnh Khánh
Hòa, Ninh Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Bình
Phước và Đồng Nai. Có độ cao biến thiên từ 300m đến 2.400m so với mặt

nước biển.
Diện tích 10.737 km2, có trên 250.000 ha đất bazan và đất phù sa màu
mỡ, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày,
sản xuất lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc. Diện tích đất rừng


chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên, có nhiều động vật, thực vật quý hiếm.
Lâm Đồng có một tiềm năng lớn về khoáng sản như bô xít, thiếc, cao lanh,
than, đá quý, vàng… và có tiềm năng để phát triển thủy điện.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa, mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhiệt độ trung
bình từ 16oC đến 24oC, lượng mưa từ 1.600mm đến 3.000mm một năm.
Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện, các quốc lộ 20,11,27,8 nối
liền Lâm Đồng với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, miền
Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Đường ô tô đã đến trung tâm
các huyện và nhiều xã trong tỉnh, tuy nhiên ở một số vùng sâu, vùng xa,
vùng căn cứ cách mạng cũ, việc đi lại của đồng bào còn gặp nhiều khó
khăn, nhất là trong mùa mưa. Lâm Đồng là một tỉnh không có đường biên
giới, không có bờ biển, nhưng lại có một khí hậu lý tưởng với những cảnh
quan du lòch nổi tiếng.
Qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, tỉnh Lâm Đồng có nhiều
lầøn thay đổi đơn vò hành chính. Trước năm 1899 vùng đất Lâm Đồng ngày
nay thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Ngày 01/11/1899, toàn

quyền Pôn Đume (Paul Doumer) ký quyết đònh thành lập tỉnh Đồng Nai
Thượng và hai trạm hành chính ở Tánh Linh và trên cao nguyên Langbian.
Năm 1905 bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, vùng đất này lại thuộc tỉnh Bình
Thuận. Ngày 06/01/1916, toàn quyền Ru Mơ (E.Rou me) ký quyết đònh

thành lập tỉnh Langbian. Ngày 24/4/1916, Hội đồng nhiếp chính vua Duy
Tân ra dụ thành lập tại vùng Langbian với trung tâm đô thò Đà Lạt. Năm
1920 tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập gồm 3 quận, Di Linh, Blao, Dran,
tỉnh lỵ đóng tại Di Linh.
Tháng 8/1945, khởi nghóa giành chính quyền thắng lợi, Ủy ban nhân
dân cách mạng lâm thời và Ủy ban Việt Minh tỉnh Lâm Viên và tỉnh Đồng
Nai Thượng được thành lập. Để thống nhất sự chỉ đạo đối với các tỉnh cực
Nam Trung Bộ, theo đề nghò của Ủy ban kháng chiến hành chính Miền


Nam Trung Bộ, ngày 22/02/1951, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra Nghò đònh số 73-TTg hợp nhất hai tỉnh Lâm Viên và Đồng
Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt, thò xã Bảo Lộc và 9
huyện, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm,
Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên vớiø 128 xã phường. Dân số tỉnh Lâm Đồng
tăng đáng kể trong quá trình hình thành và phát triển. Trước năm 1900,
dân số cư chú chủ yếu là các dân tộc Cơ Ho, Mạ, Churu, M’nông và một
số dân tộc khác từ khi thực dân Pháp tập trung xây dựng Đà Lạt thành nơi
nghỉ dưỡng và bắt đầu khai thác tài nguyên, lập đồn điền, thì nhu cầu sức
lao động ngày càng lớn, người Kinh đến ngày càng nhiều.
Sau khi Hiệp đònh Giơ ne vơ được ký kết có đến trên 30.000 đồng bào
thiên chúa giáo, đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc di cư vào Lâm Đồng
và một bộ phận đồng bào các tỉnh vùng tự do khu V bò đòch đàn áp, khủng
bố vào làm ăn sinh sống, vì vậy dân số tăng đáng kể.
Từ năm 1975 sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thực hiện chủ
trương phân bố dân cư, phát triển các vùng kinh tế, đồng bào các tỉnh miền
Bắc, miền Trung và dân di cư tự do đến Lâm Đồng xây dựng kinh tế mới, cho
nên dân số càng tăng lên đáng kể, tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số so với
tổng dân số của tỉnh giảm nhiều.

Nền kinh tế vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Lâm Đồng trước năm
1975 còn ở trình độ sơ khai với một nền kinh tế tự cấp, tự túc theo phương
hướng du canh du cư kết hợp với hái lượm, chăn nuôi gia súc, nhìn chung trình
độ sản xuất còn lạc hậu, mang tính nguyên thuỷ. Sau ngày giải phóng, nền
kinh tế Lâm Đồng còn tồn đọng nhiều khó khăn phức tạp, Đảng bộ, nhân dân
tỉnh Lâm Đồng đã từng bước tháo gỡ, tổ chức lại sản xuất tạo nên bước
chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế, tạo ra cơ sở sử dụng các tiềm
năng lao động trong dân cư để phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc. Với
diện tích rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, Lâm Đồng có điều kiện


thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trồng
những loại cây công nghiệp cho thu hoạch cao.
Sau ngày giải phóng, công tác giáo dục, y tế còn nghèo nàn về cơ sở vật
chất, thiếu giáo viên, song các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành chuyên
môn quan tâm chỉ đạo phát triển mạng lưới y tế cơ sở nhất là ở vùng sâu,
vùng xa nhằm từng bước giải quyết các loại dòch bệnh sốt rét, tả, kiết lỵ, chăm
sóc sức khoẻ cho đồng bào. Ngành y tế chú trọng đến công tác xây dựng cơ sở
vật chất, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Từ năm
1975 đến năm 1986, trường Trung học y tế tỉnh đã đào tạo được 164 cán bộ y tế
người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 14,84% so với tổng số đào tạo tại trường,
trong đó 117 y só, 30 y tá, 11 dược tá, 6 nữ hộ sinh. Trong quá trình học tập, học
sinh người dân tộc được hưởng trợ cấp cao hơn học sinh người Kinh, được cấp
tiền ăn, quần áo, sách vở, đồ dùng sinh hoạt và học tập. Ngành y tế đã từng bước
nâng cao sức khoẻ của đồng bào tuy nhiên còn nhiều tồn tại yếu kém. Đồng
bào chưa hiểu được một số kiến thức về bảo vệ sức khoẻ và chủ động
phòng bệnh và sử dụng thuốc đối với một số bệnh thông thường; công tác
đào tạo cán bộ y tế chất lượng chưa cao, chương trình chưa phù hợp với
học sinh thiểu số.
Công tác văn hóa thông tin tuy còn ở mức thấp nhưng có ảnh hưởng rất

lớn trong đồng bào, góp phần đưa ánh sáng văn hóa cách mạng đến vùng
đồng bào, phát huy cái đẹp trong văn hóa của các dân tộc, nâng cao đời
sống đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy lùi và từng bước xóa dần ảnh hưởng
của nền văn hóa nô dòch, phản động.
Toàn tỉnh có 12 tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau, trong đó đạo Thiên
Chúa, Cao Đài, Tin Lành có số dân khá đông, chiếm tỷ lệ 30%, còn lại là
các đạo khác. Đặc biệt chú ý là đạo Tin Lành, đây là một đạo truyền bá
sang Việt Nam sau các đạo khác, số giáo dân theo đạo này không nhiều
nhưng phần lớn lại là đồng bào dân tộc ít người. Lâm Đồng là một trong
những đòa phương có các tổ chức tôn giáo hoạt động mạnh, đặc biệt hoạt


động truyền đạo trái phép của các tổ chức Tin Lành. Những năm gần đây
vấn đề này trở lên nổi cộm mang tính thời sự, được các ngành các cấp đặc
biệt quan tâm. Ngoài những nét chung, tôn giáo ở Lâm Đồng có những đặc
thù riêng, người dân bản đòa ở Lâm Đồng chủ yếu là dân tộc thiểu số. Bộ
phận này thực hành tín ngưỡng đa thần nguyên thủy, chủ yếu là tín ngưỡng
nông nghiệp. Những năm gần đây một bộ phận tín đồ phản động chống lại
chính quyền đòi lại những cơ sở thờ tư trái phépï, tìm những sơ hở của ta
nhằm khoét sâu mâu thuẫn giữa người Kinh với đồng bào dân tộc thiểu số.
Bọn phản động khoác áo tôn giáo tìm cách khơi dậy tâm lý tự ti của đồng
bào dân tộc thiểu số, nuôi dưỡng tư tưởng thành lập một “ Nhà nước Đề
Ga tự trò ” ở Tây Nguyên.
Trước năm 1975 tình hình chính trò hết sức phức tạp. Sau ngày giải
phóng miền Nam công tác xây dựng HTCT ở vùng dân tộc thiểu số là
nhiệm vụ cơ bản, cấp bách được đặt ra. Phát động đồng bào từng bước làm
chủ buôn làng, ổn đònh sản xuất, đời sống, đấu tranh giải quyết vấn đề
FULRO, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, công an, dân quân ở
vùng dân tộc được thành lập. Công tác xây dựng HTCT ở vùng dân tộc
thiểu số luôn gắn liền với các phong trào cách mạng của quần chúng, từ đó

phát hiện những người trung kiên, thanh lọc những phần tử xấu.
Số đảng viên người dân tộc thiểu số phân bố không đều, phần lớn ở
các vùng căn cứ kháng chiến cũ và được kết nạp trong kháng chiến, nhiều
đảng viên trình độ thấp, tuổi cao sức yếu, năng lực lãnh đạo hạn chế, chưa
thể hiện được vai trò tiền phong gương mẫu trước quần chúng, nặng lo việc
gia đình nên bỏ sinh hoạt, công tác còn mê tín dò đoan. Tỷ lệ đảng viên
nắm chức danh chủ chốt ở xã còn thấp, chế độ chính sách đối với cán bộ
dân tộc thiểu số cơ sở chưa phù hợp.
Công tác phát triển đảng viên chưa được quan tâm đầy đủ, nhiều tổ
chức cơ sở đảng giảm sút sức chiến đấu, có nơi buông lỏng vai trò lãnh


đạo. Số đảng viên được kết nạp còn ít và chuyển biến rất chậm về chất
lượng, tỷ lệ đảng viên so với dân số là 1/165.
Tổ chức chính quyền ở các xã dân tộc sớm được hình thành và ngày
càng được xây dựng củng cố đều khắp. Đến năm 1986 ở cấp xã có 885 đại
biểu Hội đồng nhân dân, 28 chủ tòch, 52 phó chủ tòch, 26 ủy viên thư ký là
người dân tộc thiểu số.
Các tổ chức đoàn thể ở cơ sở góp phần tích cực trong việc thuyết phục
FULRO nằm trong các buôn làng ra trình diện và đứng vào mặt trận đoàn
kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ buôn làng.
Tuy nhiên, các tổ chức trong HTCT ở cơ sở chưa được xây dựng vững
chắc, hoạt động còn hình thức, giản đơn, có nơi quan liêu, mệnh lệnh cửa
quyền, gia trưởng có thời gian một số cơ sở bò FULRO khống chế lũng loạn
vô hiệu hóa.
Nhân dân tỉnh Lâm Đồng vốn có truyền thống kiên cường, bất khuất
trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây. Hiện nay tình
hình chính trò được ổn đònh, kinh tế từng bước phát triển trên các lónh vực
nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, du lòch, chăn nuôi, dòch vụ, mỗi
năm đón hàng vạn khách du lòch trong và ngoài nước đến nghỉ mát tham

quan Đà Lạt. Tình hình đầu tư trên đòa bàn tỉnh và các huyện ngày một
tăng. Tính đến tháng 6 năm 2001 trên đòa bàn tỉnh có 44 dự án liên doanh,
với tổng số vốn 864.669.989 USD trong đó nước ngoài đầu tư vốn 29 dự án
với tổng số vốn 58.901.586 USD. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống
nhân dân không ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên Lâm Đồng vẫn còn là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát
triển so với tiềm năng và thế mạnh của đòa phương. Kết cấu hạ tầng một
số vùng còn thấp, đời sống của các dân tộc trong tỉnh có nhiều khó khăn,
trình độ dân trí thấp, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng kinh tế mới,
vùng sâu vùng xa; cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế chưa đáp ứng được nhu
cầu của nhân dân. Tổ chức lực lượng văn hóa thông tin ở các vùng dân tộc


thiểu số còn mỏng, công tác đào tạo, bồi dưỡng hạt nhân văn hóa thông tin
cơ sở còn hạn chế, công tác sưu tầm, nghiên cứu truyền thống văn hóa
nghệ thuật các dân tộc thiểu số chưa được chú trọng đúng mức.
Các thế lực thù đòch từ thực dân Pháp, phát xít Nhật, Mỹ ngụy, chúng
đều thực hiện âm mưu biến Lâm Đồng thành một căn cứ chiến lược. Tổ
chức FULRO thành lập từ năm 1964 do Mỹ tổ chức và chỉ đạo đã câu kết
với một số ngụy quân, nhân viên ngụy quyền trước đây nhằm thực hiện kế
hoạch hậu chiến của Mỹ. Bọn đầu sỏ trong tổ chức FULRO lợi dụng chiêu
bài độc lập tự trò, thần quyền giáo lý và những khó khăn, khuyết điểm của
ta trong việc thực hiện chính sách giải quyết đời sống để chúng tuyên
truyền, mê hoặc, tranh thủ quần chúng để chống lại ta, chia rẽ các dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, FULRO đã từng là công cụ trong tay
đế quốc Mỹ để phá hoại các căn cứ của quân giải phóng, bộc lộ bản chất
phản động và thổ phỉ của chúng.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, lực lượng FULRO đã câu
kết với các tổ chức phản động trong và ngoài nước. Hoạt động của FULRO
thực hiện âm mưu chiến lược của Mỹ muốn nắm lấy Tây Nguyên, một đòa

bàn chiến lược quan trọng ở Đông Dương. FULRO tiến hành các hoạt động
vũ trang, bắt bớ cướp bóc, ám sát cán bộ và dân thường, gây hoang mang
lo lắng cho nhân dân, quấy nhiễu cuộc sống đồng bào Tây Nguyên, xuyên
tạc CSDT của Đảng và Nhà nước ta, gây lên hận thù giữa các dân tộc. Vì
vậy vấn đề FULRO gắn liền với toàn bộ vấn đề Tây Nguyên và các dân
tộc thiểu số Tây Nguyên. Đến năm 1981 về cơ bản tổ chức FULRO đã bò
tan rã, một số chạy sang đònh cư ở Mỹ và chúng tiếp tục hoạt động chống
phá.
Qua công tác tuyên truyền, vận động, đồng bào dân tộc thiểu số thấy
rõ âm mưu của đòch là lừa gạt, lôi kéo con em họ ra rừng nên đã mạnh dạn
đấu tranh trực diện với FULRO, kêu gọi chồng, con, em trở về buôn làng.


Hiện nay chủ nghóa đế quốc và các thế lực thù đòch sử dụng tổng hợp
những biện pháp phá hoại về kinh tế, chính trò, văn hóa, xã hội, quân sự
trong đó phá hoại “ trên lónh vực tư tưởng” và “ nuôi dưỡng thế lực dân
chủ” được chúng coi là khâu đột phá. Chúng triệt để lợi dụng dân trí thấp,
đời sống còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề dân tộc, tôn giáo tập trung vào
đồng bào dân tộc để kích động lôi kéo đồng bào bằng các thủ đoạn mua
chuộc về vật chất, xây dựng chùa chiền, tuyên truyền rao giảng đạo, thông
qua danh nghóa “ viện trợ nhân đạo”, “ trợ giúp khó khăn”, đòi tự do phong
và điều động chức sắc, đòi tự do hành đạo, tự do in ấn, xuất bản, nhập các
loại sách báo tôn giáo… để vận động lôi kéo mua chuộc đồng bào dân tộc .
Chúng lợi dụng sự khác nhau về phong tục tập quán, tín ngưỡng để kích
động gây mâu thuẫn trong nhân dân giữa đồng bào dân tộc với người Kinh;
lợi dụng tình trạng tiêu cực, tham nhũng của một số cán bộ đảng viên thoái
hóa biến chất để xuyên tạc nói xấu Đảng, chính quyền, tách quần chúng ra
khỏi sự lãnh đạo của Đảng làm suy yếu bộ máy chính quyền từ cơ sở thôn xã.
Bên cạnh đó chúng còn lợi dụng danh nghóa du lòch, hợp tác kinh tế,
khảo sát viện trợ, lập khu bảo tồn thiên nhiên, tìm kiếm hài cốt binh lính

Mỹ để đi vào vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ của ta để thăm
dò, nghiên cứu, khảo sát và tuyên truyền, móc nối chỉ đạo các hoạt động
chống phá ta.
Kết hợp “Diễn biến hòa bình” với bạo loạn lật đổ là một đặc trưng của
thủ đoạn phá hoại của đòch ở nước ta nói chung và ở Tây Nguyên nói
riêng. Trong những năm gần đây chúng có ý đồ thành lập Nhà nước của
người Thượng (Nhà nước Đề Ga tự trò) ở Tây Nguyên do Ksor Kơk cầm
đầu, kích động đồng bào bỏ nương, bỏ rẫy đi quấy rối gây bạo loạn chính
trò ở Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 vừa qua. Lâm Đồng tuy chưa xảy
ra các vụ việc trên nhưng các thế lực thù đòch đang tìm mọi cách lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, chính quyền nhất là vùng đồng bào
dân tộc.


Với điều kiện tự nhiên, xã hội đó, Lâm Đồng có một vò trí chiến lược
quan trọng trong phát triển KT-XH, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghóa ở khu vực Tây Nguyên hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm tình hình dân tộc của tỉnh Lâm Đồng
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, với nhiều cuộc di dân,
làm cho dân số Lâm Đồng có những biến động lớn và kéo theo sự đan xen
các phong tục tập quán của nhiều dân tộc, nhiều đòa phương của miền Bắc,
miền Trung, miền Nam tạo cho Lâm Đồng có đặc trưng vùng.
Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều dân tộc, dân số hiện nay khoảng hơn
1.000.000 người, trong đó người Kinh có hơn 776.000 người chiếm đa số,
còn lại hơn 30 dân tộc thiểu số có số dân hơn 224.000 người, chiếm trên
21% tổng dân số của tỉnh. Ngoài dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số bao gồm
các dân tộc bản đòa vùng Trường Sơn-Tây Nguyên như: Cơ Ho, Mạ, Churu,
M’nông, Raglai, Giétriêng, Xtiêng, Bru-Vân Kiều, Bana, Ê Đê, Gia Rai,
Tà Oi, Cho Ro, Xơ Đăng, Hê Rê, Co, Tu, một số dân tộc ít người như: Khơ
me, người Chăm và có các dân tộc thiểu số khác ở miền núi phía Bắc cùng

chung sống như: Hoa, Tày, Nùng, Thái, Dao, H’mông, Sán Chay, Sán Dìu,
Thổ Giáy…
Các dân tộc thiểu số đã cư trú từ lâu đời và ổn đònh trên đất Lâm Đồng
(gọi là các dân tộc gốc Tây Nguyên), có số dân tương đối nhiều. Theo điều
tra dân số năm 1999, dân tộc Cơ Ho có 112.737 người, cư trú chủ yếu tại
huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Lạc Dương, Đơn Dương; dân tộc Mạ
có 25.298 người, cư trú chủ yếu tại huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc và rải rác ở
các huyện Cát Tiên, Đạ Huoai, Đạtẻh, Di Linh, Đức Trọng. Dân tộc
M’nông có 9.679 người, cư trú tập trung ở các huyện Lạc Dương, Đức
Trọng, Lâm Hà; dân tộc Churu có 14.000 người cư trú chủ yếu trên đòa bàn
huyện Đơn Dương; một số dân tộc có số dân ít hơn như: Gia Rai, Raglai, Ê
Đê, Bana, Xơ Đăng… sống rải rác ở các nơi trong tỉnh. Cả tỉnh có 24 trên


128 xã, phường là người dân tộc thiểu số, trong đó có 4 xã nằm dọc quốc
lộ 20 và 2 xã nằm bên quốc lộ 21, còn lại đều là ở vùng núi hẻo lánh.
Từ thế kỷ XIX trở về trước, vùng đất Lâm Đồng hiện nay là một vùng
rừng núi hoang vu, các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng
trọt, phá rừng làm rẫy là chủ yếu, họ thường sống du canh du cư trên
những sườn núi cao thuộc cao nguyên Langbian và cao nguyên Di Linh.
Với phương thức đốt rừng làm rẫy, công cụ sản xuất còn thô sơ, sản phẩm
xã hội còn ít, chế độ tư hữu ít có điều kiện phát triển nên các quan hệ
huyết thống còn rất nặng nề.
Ngoài ra còn có những dân tộc trồng lúa nước thường sống thành từng
làng tương đối ổn đònh, trồng lúa thường nhờ vào nước mưa hoặc nguồn
nước từ các mương nối liền với các ngọn suối, nhánh sông mà họ xây
dựng. Chăn nuôi chủ yếu bằng hình thức thả rong và chuồng trại bao gồm
trâu, bò, dê, ngựa. Trâu, bò dùng để làm lễ hiến sinh, giết thòt và có sử
dụng làm sức kéo...
Nghề thủ công gia đình đóng vai trò quan trọng đối với đồng bào dân

tộc thiểu số như: Nghề rèn, đan lát, mây tre, dệt vải, nghề gốm… tạo ra
dụng cụ sản xuất và đồ dùng trong gia đình. Ngoài ra đồng bào thường
dùng nỏ, bẫy để săn bắt, câu cá, thu lượm mộc nhó, nấm hương, các loại
rau rừng…
Từ khi thực dân Pháp xâm lược và khai thác tài nguyên, những sinh
hoạt kinh tế của đồng bào dân tộc dần dần thay đổi. Tư bản Pháp tiến hành
mở đồn điền, nghiên cứu khả năng trồng cây công nghiệp, nhất là cây trà
và cây cà phê. Tư bản Pháp chiếm đất đai, nương rẫy của đồng bào để lập
đồn điền trà, cà phê, biến họ thành những người lao động không công cho
chúng. Với sự phát triển của đồn điền, đội ngũ công nhân người dân tộc
thiểu số ngày càng tăng, sự phân công lao động đã xuất hiện.
Dưới chế độ Mỹ-Ngụy, đi đôi với chính sách đàn áp, khủng bố, chúng
còn dùng các thủ đoạn lừa bòp, mò dân bằng chương trình viện trợ giúp kinh


tế, cung cấp tiền vốn, phân bón, giống, thuốc trừ sâu, máy bơm nước… cho
một số vùng dân tộc thiểu số. Với phương tiện đó một bộ phận đồng bào
đã thay đổi phương thức canh tác cổ truyền, từ việc làm rẫy, làm lúa nước,
các loại cây lương thực còn tiến hành trồng đậu xanh, đậu nành, các loại
rau thương phẩm, cây ăn quả và một số cây trồng khác.
Trước năm 1975 tình hình kinh tế các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng
đã có những biến đổi. Nhưng nhìn chung đời sống kinh tế của đồng bào
các dân tộc thiểu số vùng căn cứ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế
chủ yếu mang tính tự cấp, tự túc và có sự chênh lệch giữa các đòa bàn.
Sau năm 1975, Đảng bộ Lâm Đồng đã tích cực chỉ đạo giải quyết
những vấn đề cứu trợ cho đồng bào về lương thực, thuốc trừ sâu, thuốc
chữa bệnh, vải mặc, muối ăn, hạt giống, dụng cụ sản xuất. Nhờ vậy đồng
bào sớm vượt qua những khó khăn ban đầu, bắt tay vào sản xuất và dần
dần ổn đònh cuộc sống. Tuy nhiên tình hình kinh tế vùng dân tộc thiểu số
từ năm 1975 đến năm 1985 còn nhiều khó khăn, đời sống đồng bào chưa

thực sự ổn đònh, nhiều nơi tuy đã đònh canh đònh cư nhưng việc xác đònh cơ
cấu kinh tế chưa phù hợp với từng vùng, từng dân tộc nên hiệu quả thấp,
đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn.
Tình hình kinh tế của đồng bào dân tộc trên đây là cơ sở quan trọng để
Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đề ra chủ trương để phát triển kinh tế đối
với vùng dân tộc thiểu số trong những năm đổi mới trên đòa bàn của tỉnh.
Các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng thường cư trú theo từng đại gia đình
nhỏ hợp thành. Trong cơ cấu xã hội cổ truyền, chế độ đại gia đình vẫn là
hình thức phổ biến nhất, đó là các tổ chức cơ sở để tạo thành cộng đồng
làng truyền thống.
Về mặt xã hội, buôn là một tổ chức xã hội cơ bản mang tính tổng hợp
về lãnh thổ, dân cư, xã hội và văn hóa của các dân tộc thiểu số. Nhưng
buôn của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng có


những sắc thái riêng: Tính cộng đồng trong mỗi buôn cũng như tính đóng
kín của mỗi buôn với bên ngoài là khá rõ nét, so với các dân tộc thiểu số ở
vùng khác thì phân hóa xã hội trong buôn làng Tây Nguyên chưa rõ nét,
tính cộng đồng vẫn là nguyên tắc hàng đầu trong mọi quan hệ ứng xử.
Những sáng tạo và hưởng thụ văn hóa vẫn là của cộng đồng và thuộc về
cộng đồng.
Đứng đầu buôn là già làng, người có uy tín, có kinh nghiệm trong sản
xuất, già làng có nhiệm vụ quan trọng là quản lý toàn bộ đất đai, rừng núi,
sông suối thuộc phạm vi buôn mình và có uy quyền tuyệt đối với mọi thành
viên trong buôn, những lời khuyên bảo của già làng được mọi người chấp
hành.
Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng rất
phóng phú, đa dạng mang những nét văn hóa riêng biệt, những phong tục
tập quán, tín ngưỡng còn tồn tại cho đến ngày nay. Bằng những vật liệu có
sẵn, họ sáng tạo ra các nhạc cụ như sáo dùng sức gió, sáo bằng quả bầu

khô, kèn bằng sừng trâu hoặc sừng dê, kèn bầu, trống gỗ bòt da nai, còng
chiêng, đàn đá… ngoài các nhạc cụ khá độc đáo, các dân tộc thiểu số có
những loại hình sinh hoạt văn hóa cổ truyền mang đậm đà bản sắc dân
gian như các lễ hội truyền thống, thể hiện sự kính trọng, lòng ngưỡng mộ
của mỗi dân tộc trước những vật thể có ý nghóa trong đời sống.
Các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng tuy có số dân chênh lệch nhau, có trình
độ phát triển KT-XH không đều, có ngôn ngữ, phong tục tập quán tín
ngưỡng và sắc thái văn hóa khác nhau. Nhưng vẫn có mối quan hệ gắn bó
đoàn kết, tương trợ, sống bình đẳng, hòa thuận với nhau. Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các dân tộc thiểu số đã nêu cao
tinh thần đoàn kết và truyền thống kiên cường, dũng cảm chống lại âm
mưu thâm độc của kẻ thù. Từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đồng
bào các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng vẫn một lòng, một dạ đi theo Đảng
thực hiện tốt đường lối, chủ trương và chính sách, pháp luật của Nhà nước.


1.2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ Lâm Đồng
vận dụng thực hiện ở đòa phương từ 1986 đến 2003
1.2.1. Quan điểm chủ nghóa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc
Chủ nghóa Mác-Lênin chỉ rõ trong xã hội có giai cấp vấn đề giai cấp
và vấn đề dân tộc luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, sự áp bức bóc lột của
giai cấp này với giai cấp khác là nguồn gốc áp bức bóc lột của dân tộc này
đối với dân tộc khác. C.Mác và Ph.Ăng ghen đã nêu lên luận điểm nổi
tiếng: “Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này
bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bò xoá bỏ.
Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn
nữa thì sự thù đòch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo” [26, tr.624].
Trong thời đại đế quốc chủ nghóa, khi chủ nghóa đế quốc bóc lột và nô
dòch nhân dân toàn thế giới, vấn đề dân tộc càng trở lên quan trọng và cấp

thiết, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp
tư sản và cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc đòa, bò áp bức chống đế
quốc ngày càng trở lên chặt chẽ. V.I.Lênin và Quốc tế cộng sản đã phát
triển học thuyết của C.Mác và Ph. Ăng ghen về vấn đề dân tộc và cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc đề ra khẩu hiệu: “ Vô sản tất cả các nước và
các dân tộc bò áp bức đoàn kết lại”.
V.I.Lênin cho rằng: “ Chỉ có một sự quan tâm lớn lao đến lợi ích của
các dân tộc khác thì mới loại trừ được nguồn gốc của mọi sự xung đột, mới
trừ bỏ được lòng nghi ngờ lẫn nhau, mới trừ bỏ được nguy cơ gây ra những
mưu đồ nào đó, mới tạo được lòng tin” [25, tr.281].
V.I.Lênin là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật về hai xu hướng
đối lập nhau trong quan hệ dân tộc, đã vạch ra những yêu cầu cơ bản mang
tính chất cương lónh về vấn đề dân tộc. Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề
dân tộc và thuộc đòa, gọi tắt là (cương lónh dân tộc). Cương lónh bao gồm
ba nội dung cơ bản:


Các dân tộc có quyền bình đẳng: Theo V.I.Lênin: “ Nguyên tắc bình
đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc bảo đảm quyền lợi của các
dân tộc thiểu số… bất cứ một thứ đặc quyền nào giành riêng cho một
dân tộc và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc
thiểu số đều bò bác bỏ” [24, tr.179].
Các dân tộc có quyền tự quyết: Quyền tự quyết của các dân tộc chính là
quyền tự chủ đối với vận mệnh và con đường phát triển của các dân tộc, bao
gồm quyền tự quyết về thể chế chính trò kể cả quyền phân lập về mặt chính
trò.
Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: Đoàn kết giai cấp công nhân
các dân tộc chính là đoàn kết gắn bó lực lượng nòng cốt của phong trào
đấu tranh cho tiến bộ, hòa bình và phát triển, kết hợp hài hòa giữa chủ
nghóa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả, đấu tranh cho độc

lập dân tộc cho hòa bình, tiến bộ và phồn vinh của nhân loại.
Thực hiện cương lónh dân tộc của V.I.Lênin là một nguyên tắc nhất
quán, lâu dài trong CSDT của các đảng cộng sản. Làm trái những nguyên
tắc đó sẽ dẫn đến những sai lầm trong lãnh đạo thực hiện CSDT. Phải
nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn và vận dụng một cách sáng tạo nội dung
cương lónh dân tộc của V.I.Lênin trong giải quyết mối quan hệ giữa các dân
tộc trên thế giới và trong từng quốc gia.
Hồ Chí Minh nghiên cứu và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghóa MácLênin về vấn đề dân tộc vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng nước ta. Đại
đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn của Người.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tòch Hồ Chí Minh nêu cao tư
tưởng bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc, coi đó là nhân tố
quan trọng hàng đầu bảo đảm cho cách mạng thành công. Trong thư gửi
Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam ngày 19/4/1946 chủ tòch Hồ Chí
Minh đã viết những lời tâm huyết: “ Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay
Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác,


đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thòt. Chúng ta sống chết có
nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Sông có thể cạn núi có thể
mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt” [28,
tr.217].
Tư tưởng bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là nội dung
cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Người đã đề cập sâu
sắc vấn đề phát triển các dân tộc thiểu số và miền núi nước ta với những
tư tưởng cơ bản sau đây:
Về đại đoàn kết các dân tộc : Đại đoàn kết các dân tộc góp phần quyết
đònh thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ở mọi thời kỳ. Hồ Chí
Minh viết: “ Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc,
nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình
đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chò em trong một nhà,

không có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc
để giành được độc lập phải đoàn kết bây giờ để giữ lấy nền độc lập cần
phải đoàn kết hơn nữa “ [ 27, tr.110].
Hồ Chí Minh còn chỉ ra các dân tộc anh em sinh sống trên đất nước
Việt Nam phải đoàn kết với nhau, Người viết: “ Đã gọi đoàn kết thì phải
giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong nhà. Dân tộc nhiều người phải giúp đỡ
dân tộc ít người, dân tộc ít người cần cố gắng làm ruộng. Hai bên phải giúp
đỡ lẫn nhau” [29, tr.227].
Hồ Chí Minh đánh giá cao vò trí, vai trò quan trọng của đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp cách mạng của cả nước. Hồ Chí
Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, chiến só và đồng bào các dân tộc cả nước
phải coi trọng vấn đề dân tộc, đây là vấn đề chiến lược của cách mạng
Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và ổn đònh đất nước.
Hồ Chí Minh coi trọng việc đề ra các biện pháp và những bước đi thích
hợp để phát triển kinh tế, văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Đặc biệt lưu ý tính đặc thù dân tộc, những khác biệt cụ thể của từng vùng,


từng dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào
Mèo thì tuyên truyền huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào
Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp” [30, tr.128]. Hồ Chí Minh
yêu cầu cán bộ phải hiểu rõ phong tục tập quán, hiểu rõ đồng bào, có chủ
trương, chính sách, biện pháp phù hợp, không rập khuôn máy móc đem lợi
ích của dân tộc này cho đồng bào dân tộc khác.
Hồ Chí Minh xác đònh rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ quản lý
của Nhà nước, của cơ quan Trung ương và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các
dân tộc là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa
ở miền núi nước ta. Người yêu cầu: “ Trung ương Đảng và Chính phủ mà trực
tiếp là cấp ủy Đảng, các ủy ban đòa phương, các cô, các chú phải làm sao
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc” [30, tr. 134135].

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
người dân tộc thiểu số và coi đây là nhân tố có tính quyết đònh để thực
hiện thắng lợi CSDT của Đảng và Nhà nước ta. Người cho rằng vấn đề cán
bộ có vò trí đặc biệt quan trọng, đối với vùng dân tộc thiểu số thì càng quan
trọng hơn. Bởi vì trình độ dân trí thấp, ít người biết tiếng phổ thông và chữ
phổ thông, khả năng tiếp thu chủ trương chính sách của đồng bào dân tộc
còn hạn chế. Phải quan tâm đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số, đội
ngũ cán bộ này đem đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với
đồng bào dân tộc.
Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm sâu sắc đến các dân tộc Tây
Nguyên. Trong điện gởi đồng bào, chiến só và cán bộ Tây Nguyên ngày
30/11/1968, Người viết: “Quân và dân Tây Nguyên, già trẻ gái trai, Kinh
hay Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng,
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua diệt giặc, lập công, giữ gìn buôn
rẫy, thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược… đồng bào và chiến só Tây Nguyên đã đoàn kết, càng


phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, cố gắng không ngừng, phát huy mạnh mẽ
thắng lợi đã giành được, luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm
mưu của đòch, ra sức củng cố và phát triển vùng giải phóng và phục vụ
tiền tuyến” [31, tr.414, 415].
Đảng ta tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghóa Mác-Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, đề ra đường lối,
CSDT đúng đắn, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng nước ta trong từng thời
kỳ.
Chính sách dân tộc là sự cụ thể hóa đường lối chính trò của Đảng và
pháp luật của Nhà nước ta trên các lónh vực của đời sống xã hội vào tình
hình thực tiễn của vùng dân tộc, miền núi bằng các sách lược, kế hoạch
nhằm thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát triển giữa các

dân tộc. CSDT nhằm mục đích phát triển các lónh vực kinh tế, văn hóa xã
hội, an ninh và quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số, xây dựng khối đại
đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề dân tộc và đề
ra đường lối CSDT đúng đắn. CSDT có nội dung xuyên suốt bao trùm là
thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ. Nghò quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ II (1951) đã viết: Các dân tộc sống trên đất Việt Nam đều
bình đẳng về quyền lợi và nghóa vụ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng
chiến và kiến quốc.
Trong xây dựng CNXH ở miền Bắc, CSDT đã được xác đònh: Làm cho
miền núi tiến kòp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kòp đa số, giúp các dân
tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình. Trong cán bộ
cũng như nhân dân khắc phục tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp
hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên CNXH.
Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau là một tất yếu khách quan trong quan hệ
giữa các dân tộc. Sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc bao hàm
cả việc các dân tộc đa số có trình độ phát triển cao hơn giúp đỡ các dân


×