Tải bản đầy đủ (.pptx) (66 trang)

DƯỢC LIỆU CHỮA TIM MẠCH – cầm máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 66 trang )

DƯỢC LIỆU CHỮA TIM
MẠCH – CẦM MÁU



CÂY TRÚC ĐÀO

Nerium oleander Họ trúc đào (Apocynaceae)


Đặc điểm thực vật:
Cây nhỡ, cao 3-5m.
Cành mọc thẳng đứng, khi non có màu
xanh, già có màu nâu xám.
Lá đơn, mép nguyên, mọc đối hoặc
vòng 3 lá một.
Hoa mọc thành ngù ở đầu cành, màu
trắng, hồng.
Quả 2 đại, lúc chín nứt dọc, trong
chứa
nhiều hạt, hạt có chùm lông.
Toàn cây có nhựa mủ trắng.


Bộ phận dùng:
Lá. Thu hoạch vào mùa hạ, chiết xuất hoạt chất.


Thành phần hóa học:
Glycosid Tim là Oleandrin (neriolin).


Công dụng: Chữa suy tim, loạn nhịp, hở van Tim, phù do Tim.

Cách dùng, liều lượng:
Dung dịch Oleandrin 1/5000 (thuốc độc A). Uống ngày 3 lần, mỗi lần X giọt.
Viên Neriolin 0,1mg : ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.


CÂY SỪNG DÊ HOA VÀNG
Strophanthus divaricatus. Họ trúc đào (Apocynaceae)
Cây bụi, cao 3-4m, cành non vuông màu
lục nhạt, cành già hình trụ màu nâu đen. Vỏ có
nhiều nốt sần.
Lá mọc đối, hình trứng dài, cuống ngắn.
Hoa tự, mọc thành xim ở đầu cành, màu
vàng. Quả gồm 2 đại dính vào nhau, nằm
ngang trên cành giống như sừng con dê, chứa
nhiều hạt dẹt, hình thoi, màu nâu, đầu hạt có
mang chùm lông.


Bộ phận dùng:
Hạt. Thu hái vào mùa đông khi quả già, lấy hạt, bỏ chùm lông, phơi
hoặc sấy khô.


Thành phần hóa học:
Glycosid Tim là divaricosid (còn gọi D- Strophantin)


Công dụng: Chữa bệnh suy Tim cấp, và mãn tính, tăng sức co bóp

của tim, làm chậm nhịp, điều hòa nhịp tim.

Cách dùng, liều lượng:
Cồn hạt Sừng dê 1/10 (độc A): dùng theo chỉ định của thầy
thuốc.
Thuốc tiêm D- Strophantin 0,25 mg/2ml: tiêm TM chậm 1-2
ống/ ngày.


CÂY BA GẠC VIỆT NAM
Rauwolfia verticillata Họ trúc đào (Apocynaceae)
Đặc điểm thực vật:
Cây nhỏ, cao 1-2m, cành
non dẹt.
Lá mọc vòng, phiến lá
hình mác.
Hoa mọc thành xim, tán
kép, màu trắng.
Quả hình trứng, khi chín
có màu đỏ tươi.


Bộ phận dùng:
Vỏ rễ. Thu hái vào lúc cây bắt đầu ra hoa, rữa sạch phân loại. Rễ <
0,5cm, thì để nguyên, > 0,5cm, thì bóc lấy vỏ rễ, phơi sấy khô.


Thành phần hóa học: Alcaloid (Reserpin).
Công dụng:
Rễ ba gạc dùng để điều chế cao lỏng, và chiết xuất Reserpin.

Dùng để chữa cao huyết áp.

Cách dùng, liều lượng:
Cao lỏng 1,5% Alcaloid toàn phần, ngày uống 2 lần. Mỗi lần X
giọt.
Viên nén Reserpin 0,1mg, ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên (độc B)


CÂY HÒE
Sophora japonica. Họ đậu (Fabaceae)




Đặc điểm thực vật: Cây nhỡ, cao
5-10m, sống lâu năm.
Lá mọc so le, kép lông chim lẻ.
Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở đầu
cành, có màu vàng.
Quả loại đậu, hạt hơi dẹt.


Bộ phận dùng:
- Nụ hoa (hòe hoa).
- Hạt hòe (hòe giác).


Thành phần hóa học:
- Nụ có Glycosid là Flavonid (Rutin).
- Hạt có dầu béo, protein



Công dụng:
- Nụ hoa dùng sống: Làm bền vững thành mạch, chữa cao huyết áp.
- Sao vàng: cầm máu, chữa chảy máu cam, băng huyết, ho ra máu,
tiểu tiện ra máu, và thanh nhiệt.
- Hạt: chữa viêm gan, mật, chữa Tim lo âu, hồi hộp, chống mặt.
Cách dùng, liều lượng:
- Nụ hoa: dùng 5-10g/ngày, dạng thuốc
hãm, sắc.
- Hạt: dùng 6-12g/ngày, dạng sắc.
- Viên Rutin C: 6 viên/ngày, chia 3 lần.


CÂY TRẮC BÁCH
Biota orientalis, Thuja orientalis Họ trắc bách (Cupressaceae)


Đặc điểm thực vật:
Cây nhỏ, cao 3-5m. Thân mọc
thẳng,
cành phân sang 2 bên, theo những
mặt phẳng,
thẳng đứng. Lá mọc đối rất nhỏ,
hình vẩy dẹt.
Hoa hình tròn, hoa cái ở đầu cành,
hoa đực ở
gốc. Quả hình trứng, hạt có một sẹo.



Bộ phận dùng:
Lá và cành. Thu hoạch
quanh năm phơi trong
bóng râm.
Hạt (bá tử nhân). Thu khi
quả già, phơi khô lấy hạt.


Thành phần hóa học:
Lá: tinh dầu (L-borneol), chất nhựa, chất đắng.
Hạt : dầu béo, saponoid.
Công dụng:
Lá và cành: cầm máu, chữa bệnh chảy máu cam, nôn ra máu, lỵ, tiểu
tiện ra máu, Phụ nữ băng huyết.
Hạt: Bổ âm, an thần, nhuận tràng, chữa Tim hồi hộp, hay quên, bệnh
mất ngủ, chữa táo bón.
Cách dùng, liều lượng:
- Lá và cành sao vàng: 10-20g/ngày, dạng thuốc sắc.
- Hạt: 3-6g/ngày, dạng thuốc sắc.



×