Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ LỊCH sử ĐẢNG ĐẢNG bộ TỈNH KHÁNH hòa LÃNH đạo PHÁT TRIỂN GIÁO dục đào tạo từ năm 1989 đến 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 112 trang )

3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua quá trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân
tộc Việt Nam đã hình thành một nền giáo dục đặc sắc, đó là truyền thống dạy
chữ để làm người. Những người yêu nước Việt Nam từ xưa đến nay bao giờ
cũng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, tiêu biểu nhất là Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh. Theo Người: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, vì thế trong thư
gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập tháng
9-1945, Người đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang hay không một phần lớn là nhờ
công lao học tập của các em” [29, tr.33]
Phát huy truyền thống dân tộc, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đảng
coi sự nghiệp giáo dục là một mặt trận đặc biệt quan trọng trong công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Trong mấy thập kỷ gần đây, cuộc cách mạng KH-CN trên thế giới đã
phát triển như vũ bão, đưa KH-CN đạt tới trình độ rất cao, tạo tiền đề hình
thành nền văn minh trí tuệ.Trong hoàn cảnh đó, nước ta chỉ có thể sớm thoát
khỏi nghèo nàn, lạc hậu so với các nước phát triển, nếu có chiến lược đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tiếp thu, làm chủ và ứng dụng
sáng tạo những thành tựu KH-CN tiên tiến của thời đại. Muốn vậy, GD-ĐT
phải đi trước một bước để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế-xã hội
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, qua các kỳ Đại hội VI,
VII, VIII, IX cùng với các NQTW4 (KhoáVII), NQTW 2 (KhoáVIII) và
NQTW 6 (Khoá IX), Đảng ta đã từng bước đổi mới và hoàn chỉnh đường lối
giáo dục - đào tạo. Đường lối đó thể hiện rõ, giáo dục được coi là “quốc sách


4



hàng đầu”, là “động lực và điều kiện để thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã
hội”, là “chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”. Đồng thời khẳng định:
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”
Đối với tỉnh Khánh Hoà, trong thời gian 16 năm kể từ khi tái
lập(1989)đến nay, tình hình KT - XH của tỉnh không ngừng phát triển, đời
sống nhân dân được nâng lên đáng kể, nên có điều kiện để chăm lo việc học
hành cho con em. Dưới ánh sáng đường lối giáo dục của Đảng, được sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự nghiệp “trồng người” của
Khánh Hoà đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Hệ thống, quy mô và
loại hình trường lớp phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp
nhân dân theo định hướng xây dựng một xã hội học tập; chất lượng, hiệu quả
GD-ĐT của các ngành học, bậc học và cấp học dù chưa đồng đều nhưng cũng
đã ngày càng chuyển biến tích cực; cơ sở vật chất kỹ thuật và ngân sách không
ngừng được tăng cường… Bên cạnh đó, sự nghiệp GD-ĐT của Khánh Hoà
cũng còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Hơn lúc nào hết, xã hội đang rất
quan tâm tới GD-ĐT, đòi hỏi phải có những giải pháp đủ mạnh để kiên quyết
và nhanh chóng khắc phục những khó khăn, hạn chế cũng như những mặt tiêu
cực đang còn tồn tại trong học đường, để GD-ĐT thực sự xứng đáng với vị trí,
vai trò của mình.
Việc nhận thức đúng và thực hiện thắng lợi đường lối GD-ĐT của
Đảng, vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đã và đang là
vấn đề bức xúc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hoà.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lãnh đạo phát triển GD-ĐT từ
1989 đến 2005 để đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế và rút ra được
những bài học kinh nghiệm cho tương lai là vấn đề đặc biệt quan trọng.


5


Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lãnh
đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ 1989 đến 2005” làm luận văn tốt nghiệp
cao học, ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề được mọi thời đại, mọi quốc gia quan
tâm. Do vậy, trên thế giới cũng như trong nước đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Các công trình liên quan đến Luận văn có thể khái
quát thành các nhóm nghiên cứu sau:
Các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu nước ngoài bàn về GD-ĐT Việt
Nam: Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc(UNESCO)
có Dự án “Nghiên cứu tổng thể về giáo dục, đào tạo. Phân tích nguồn lực
VIE89/002”- Dự án báo cáo đánh giá tình hình giáo dục, đào tạo của Việt Nam;
Ngân hàng thế giới(WB)cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam tổ chức hội thảo chủ đề “Lựa chọn chính sách cải cách giáo
dục đại học”, tại Hà Nội(8/1993); N.Borep xkaia “Cải cách giáo dục – chìa
khóa để phát triển mạnh mẽ kinh tế”, Hà Nội, 2002… Những công trình này chủ
yếu nghiên cứu mối quan hệ tác động của các nguồn lực, các chính sách lớn đến
giáo dục, đào tạo Việt nam.
Những bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Tiêu biểu là các công trình của: Hồ Chí Minh, “Bàn về công tác giáo dục”,
Nxb ST, HN, 1972; Phạm Văn Đồng, “Về vấn đề giáo dục - đào tạo”, Nxb
Chính trị quốc gia, HN. 1999; Đỗ Mười, “Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào
tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”,
Nghiên cứu giáo dục (01)1996. Các bài nói, bài viết này thể hiện những tư
tưởng, quan điểm cơ bản của Đảng ta về GD-ĐT trong công cuộc xây dựng
con người mới, xã hội mới.
Những công trình nghiên cứu, những chuyên khảo của tập thể, cá nhân
nhà khoa học về lĩnh vực giáo dục- đào tạo: Đề tài KX 04. 06 “Trí thức và thời



6

đại”, do Giáo sư Phạm Tất Dong, chủ nhiệm; Chương trình KX 07 “Con người
Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội”, do Giáo sư,
Viện sĩ Phạm Minh Hạc, chủ nhiệm; Bộ GD-ĐT có các công trình định hướng,
“Phấn đấu tạo bước chuyển cơ bản về giáo dục - đào tạo” và “Một số định
hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo ở Việt Nam từ nay đến thế kỷ
XXI”; Nguyễn Quốc Anh, “Công bằng giáo dục ở nước ta hiện nay”, Tạp chí
Cộng sản(7) 2000, tr. 53-58; Nguyễn Thanh Hà, “Đa dạng hóa nguồn tài chính
giáo dục - đòn bẩy của sự phát triển giáo dục”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục,(2)
2000, tr. 5 – 7; Lê Khanh, “Xã hội hóa giáo dục - một chủ trương mang tính đột
phá nhằm đẩy mạnh sự phát triển giáo dục - đào tạo ở nước ta”, Tạp chí Công
tác khoa giáo,(4) 2000, tr. 15 – 18…Những công trình này đã đi sâu nghiên cứu
nhiều vấn đề mà GD-ĐT đang đặt ra và luận giải những quan điểm cơ bản của
Đảng ta về GD-ĐT trong điều kiện mới.
Một số luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Đảng về đề tài giáo dục như:
Phạm Quốc Huy, “Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp đổi mới ngành giáo
dục đại học nước nhà (1987 - 1995)”; Hà Văn Định “Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên
(tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ 1986 - 2000”; Lê
Văn Nê, “Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo sự nghiệp phát triển giáo dục - đào
tạo trong thời kỳ đối mới (1986 - 2000)”. Các công trình này đã đề cập đến sự
lãnh đạo của Đảng, trên những vấn đề, những mặt hoặc ở các địa phương về
giáo dục-đào tạo.
Ở Khánh Hòa, ngoài các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Báo
cáo…của Tỉnh ủy, UBND và Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa về phát triển GD-ĐT,
là tư liệu chính để tác giả xây dựng luận văn này, còn có một số bài viết đề cập
đến các khía cạnh khác nhau của GD-ĐT trong tỉnh, đăng trên các tạp chí Văn
hóa – Thông tin và KH- CN Khánh Hòa.
Như vậy, có thể nói những công trình đề cập đến GD-ĐT là rất đa dạng
và phong phú, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Song nghiên cứu về lĩnh



7

vực GD-ĐT của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà từ 1989 đến 2005, dưới góc độ lịch
sử Đảng thì chưa có công trình nào đề cập tới. Tuy nhiên, các công trình nêu
trên là những tài liệu tham khảo quý giá đối với tác giả trong quá trình thực
hiện luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích: Làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà nhằm phát triển GD-ĐT từ 1989 đến 2005,
từ đó tiếp tục vận dụng thực hiện hiệu quả hơn đường lối GD-ĐT của Đảng
trong thời kỳ mới.
* Nhiệm vụ:
- Trình bày khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH, tình hình GD-ĐT ảnh
hưởng đến chủ trương phát triển GD-ĐT của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà thời kỳ
1989 - 2005
- Làm rõ quan điểm, đường lối GD-ĐT của Đảng trong công cuộc đổi
mới CNH, HĐH đất nước.
- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà nhằm
phát triển GD-ĐT từ 1989 đến 2005.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; rút ra những kinh
nghiệm bước đầu trong quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lãnh đạo phát triển
GD-ĐT từ 1989 đến 2005.
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh
Hoà về GD-ĐT từ 1989 đến 2005.
*Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những quan điểm, chủ
trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa nhằm phát triển GD-ĐT
trên địa bàn tỉnh, thời gian từ tháng 7-1989 đến tháng 9-2005. Tuy nhiên để
đạt mục đích nghiên cứu, Luận văn còn đề cập đến một số vấn đề liên quan

trong cả nước, trước và sau mốc thời gian trên.


8

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo.
* Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử
và phương pháp lôgíc; kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc là
chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, tổng kết
thực tiễn, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia để hoàn thành luận văn.
5. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần nghiên cứu, tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Khánh
Hòa lãnh đạo phát triển GD-ĐT từ 1989 đến 2005. Cung cấp thêm những tư liệu về
thực hiện đường lối giáo dục của Đảng ở một tỉnh Nam Trung Bộ; qua đó khẳng
định tính đúng đắn của đường lối GD-ĐT của Đảng trong thời kỳ mới.
- Luận văn rút ra một số kinh nghiệm bước đầu có giá trị phục vụ công
tác lãnh đạo, công tác tổ chức thực hiện đường lối GD-ĐT của Đảng, trước
hết là đối với tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử Đảng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.


9


Chương I
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HOÀ
VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ 1989 ĐẾN 2005
1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế –xã hội, tình hình giáo
dục và đào tạo của Khánh Hoà khi tái lập tỉnh
1.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hoà
Khánh Hoà là một tỉnh ở miền duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa
lý từ 11045'50'' đến 12052'15'' vĩ Bắc và từ 108040'33'' đến 109027'55'' kinh
Đông. Ngoài diện tích đất liền Khánh Hoà còn có thềm lục địa, vùng lãnh
hải rộng lớn và hơn 200 đảo và quần đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển
Đông, trong đó có huyện đảo Trường Sa cách đất liền hàng trăm hải lý. Như
vậy, cả trên đất liền và hải đảo tỉnh Khánh Hoà nằm ở vùng đất phía cực
Đông của Việt Nam.
Khánh Hoà là một tỉnh có vị trí điạ lý quan trọng mang tầm chiến
lược, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía
Tây giáp hai tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông.
Khánh Hoà có diện tích tự nhiên là 5.197km 2. Địa bàn Tỉnh nằm trên trục
giao thông quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam, là cửa ngõ của Tây
Nguyên xuống đồng bằng qua quốc lộ 26. Bờ biển Khách Hoà dài 385km,
có nhiều cảng biển quan trọng, đặc biệt cảng Cam Ranh là một trong ba
cảng biển có điều kiện thiên nhiên nổi tiếng trên thế giới về mặt rộng, độ
sâu và kín gió. Khánh Hoà có các bãi biển tuyệt đẹp như Đại Lãnh, Dốc
Lết, Bãi Trũ, Vân Phong... và mới đây vịnh Nha Trang được công nhận là
một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Khánh Hoà còn có đường hàng không
nằm trong hành lang bay của đường bay Bắc - Nam với các sân bay Nha
Trang, Cam Ranh, rất thuận lợi cho phát triển du lịch.


10


Nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, Khánh Hoà chịu ảnh hưởng
khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo, ôn hoà, quanh năm nắng ấm,
thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 270C. Giờ nắng hàng năm từ 2300 - 2600 giờ. Điều kiện tự nhiên ưu đãi
cho Khánh Hoà có nhiều nguồn tài nguyên quí giá như: Yến sào, loại dược liệu
quí hiếm có giá trị xuất khẩu cao, được coi là "vàng trắng"; mỏ cát trắng với trữ
lượng lớn, hàng năm có thể xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn. Khánh Hoà xưa
được gọi là "xứ Trầm hương", bởi nơi đây có các lâm, đặc sản nổi tiếng như
trầm hương và kỳ nam
Trước thế kỷ XVII vùng đất Khánh Hoà ngày nay thuộc đất Chiêm
Thành. Năm 1653, sau khi đánh bại quân Chiêm Thành, chúa Nguyễn đã mở
rộng đất Việt Nam đến Bắc sông Phan Rang gồm tỉnh Khánh Hoà và một phần
của tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Trải qua thời gian với nhiều thay đổi, đến năm
1832 trấn Bình Hòa chính thức đổi thành tỉnh Khánh Hoà, gồm 2 phủ, 4 huyện,
tỉnh lỵ đặt tại thành Diên Khánh. Đến ngày 30-4-1924, vua Khải Định ra đạo
dụ thành lập thị trấn Nha Trang là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hoà và đến ngày 153-1944, vua Bảo Đại ra đạo dụ nâng thị trấn Nha Trang lên thành thị xã Nha
Trang. Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, tỉnh Khánh Hoà
có 2 phủ là Ninh Hoà và Diên Khánh, ba huyện là Cam Lâm, Vĩnh Xương,
Vạn Ninh và một thị xã là Nha Trang. Trong suốt thời kỳ chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, địa giới hành chính các huyện của Khánh Hoà từng lúc, từng
nơi có sự thay đổi chút ít, song không đáng kể.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 12 năm 1975 tỉnh Khánh
Hoà hợp nhất với tỉnh Phú Yên thành tỉnh Phú Khánh. Đến ngày 01-7-1989, tỉnh
Phú Khánh lại được tách ra thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà theo Quyết
định số 83 QĐ/TW ngày 4-3-1989 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VI)
và Nghị quyết ngày 30-6-1989 của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá VIII. Hiện nay,


11


tỉnh Khánh Hoà có 8 đơn vị hành chính, gồm một thành phố tỉnh lỵ là thành phố
Nha Trang, một thị xã Cam Ranh và sáu huyện: Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên
Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và huyện đảo Trường Sa. Toàn Tỉnh có 137 xã,
phường, thị trấn, trong đó có 104 xã, 28 phường, 5 thị trấn; có 23 xã, thị trấn
miền núi, 32 xã ven biển và 2 xã đảo[17, tr.10,13,15].
Khánh Hoà là tỉnh có dân số đông, gia tăng mạnh sau thời kỳ thống
nhất đất nước. Năm 1989 có 822.223 người, đến năm 2005 có số dân tăng lên
gần 1,2,triệu người, trong đó người Kinh chiếm đa số (khoảng 95%) ngoài ra
còn có 31 dân tộc thiểu số khác như Raglây, Êđê, Kơho, Chăm, Hoa ... Mật
độ dân số trung bình của Tỉnh là 224 người/km 2. Khánh hòa có địa bàn nông
thôn rộng với hơn 60% dân cư sinh sống và lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp, số dân cư làm nghề biển là 10,3%, dịch vụ là 11,2% và công nghiệp là
12,7%[17, tr.15,28].
Nền kinh tế Khánh Hòa, 16 năm qua phát triển nhanh và năng động. Thu
ngân sách năm 2005 đạt 3.406 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 768USD. Tổng sản phẩm nội địa(GDP)
tăng bình quân hằng năm khoảng 10,84%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực
theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp. Năm 2005,
cơ cấu tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế là: Công nghiệp 40,9%, dịch vụ
41,1%, nông nghiệp 18%, tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên
67%. Kinh tế đối ngoại, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh về số lượng và chuyển
biến tốt về chất lượng. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 458 triệu USD, trong
đó xuất khẩu địa phương đạt 416 triệu USD, nhập khẩu là 205 triệu USD[4, tr .
14,15,16,17]. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đặc biệt là cơ sở hạ tầng
về giao thông, điện, thủy lợi, trường học, bệnh viện, thiết chế văn hóa…Chương
trình phủ điện nông thôn(1996-2000) đã đưa điện lưới quốc gia đến 100% xã,
thôn, buôn trong toàn tỉnh.


12


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 04 trường Đại học, 01 trường
Dự bị đại học, 03 trường Cao đẳng và 04 trường THCN, hàng năm đào tạo
hơn 20.000 sinh viên; có 287 trường phổ thông với khoảng 250.000 học sinh;
có 100% xã, phường đạt chuẩn PCGDTH và xóa mù chữ vững chắc. Về y tế,
có 11 bệnh viện, 19 phòng khám đa khoa khu vực và 137/ 137 xã có trạm y tế,
60% xã có bác sĩ, hàng năm khám chữa bệnh cho 2,5 triệu lượt người[17,
tr.138,142]. Vấn đề giải quyết việc làm được Tỉnh quan tâm thực hiện tốt,
mỗi năm giải quyết từ 1,8 vạn đến 2,2 vạn chỗ làm mới. Từ năm 2000, toàn
tỉnh đã không còn hộ đói. Năm 2005 số hộ nghèo còn dưới 2%(theo chuẩn
cũ); 100% xã có trạm truyền thanh, 95% địa bàn dân cư được phủ sóng phát
thanh, truyền hình; có 339 thôn, khóm, buôn đạt tiêu chuẩn “thôn, khóm,
buôn văn hóa”[4, tr.21,22,23,24].
Vùng đất Khánh Hoà có cư dân sinh sống từ rất lâu, cả ở miền núi và
đồng bằng, gồm các tộc người thuộc ngữ hệ Malayô -Polinêxiên và ngữ hệ
Môn - Khơme. Người Kinh đến cư trú và khai phá đất đai trên địa bàn Khánh
Hoà vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII (1653), khi bờ cõi Việt Nam được mở
rộng về phía nam. Các vùng đất ven sông Cái ở Nha Trang, sông Dinh ở Ninh
Hoà được người Kinh khai phá sớm, trở thành những xóm làng trù phú. Cuối
thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX có một số người Hoa từ các tỉnh ven biển miền
Nam Trung Quốc đến lập nghiệp tại tỉnh Khánh Hoà, họ sống xen kẽ với người
Việt tại các thị trấn: Nha Trang, Vạn Ninh, Ninh Hoà. Mỗi tộc người có ngôn
ngữ riêng, phong tục tập quán, nền nếp sinh hoạt mang những đặc điểm của tổ
tiên mình, có những nét đặc thù khác nhau. Trải qua các thời kỳ lịch sử, những
cư dân nơi đây đã từng bước khai phá đất đai, xây dựng xóm làng, mở mang
đời sống KT - XH của mình và không ngừng vươn lên theo đà phát triển của
lịch sử.


13


Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cũng như mọi người dân Việt Nam
nhân dân Khánh Hoà đã hưởng ứng phong trào Cần Vương cứu nước. Lịch sử
Khánh Hoà mãi mãi ghi nhớ công ơn của những người con ưu tú đã hi sinh vì
nghiệp lớn như: Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh,... Các ông đã được
nhân dân nhắc đến với lòng kính trọng và tự hào sâu sắc. Trong những năm đầu
của thế kỷ XX, Khánh Hoà cũng là nơi hoạt động của các nhà chí sĩ yêu nước
như: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp... những người đề
xướng phong trào Duy Tân nhằm khuyến khích tân học, khai dân trí, chấn dân
sinh.
Ngày 24-2-1930, Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà được thành lập. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ, phong trào cách mạng được mở rộng và phát triển.
Đông đảo quần chúng nhân dân đã tham gia các phong trào đấu tranh ủng hộ
Xô Viết Nghệ - Tĩnh, chống sưu cao, thuế nặng, đòi dân sinh, dân chủ… Đến
ngày 19-8-1945, chính quyền cách mạng ở Khánh Hoà chính thức được thành
lập(cùng ngày với thủ đô Hà Nội), chấm dứt ách nô lệ của thực dân phong
kiến và tay sai.
Nhưng niềm vui “đổi đời "không bao lâu thì thực dân Pháp trở lại xâm
chiếm Sài Gòn rồi tiến ra Nha Trang. Ngày 23-10-1945, nhân dân Nha Trang
đã nổ súng chống lại sự xâm chiếm của thực dân Pháp, mở đầu cho 101 ngày
đêm chiến đấu anh dũng, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh "Chính phủ Dân chủ cộng hoà rất khen ngợi chiến sĩ ở các mặt trận
miền Nam, đặc biệt là các chiến sĩ ở Nha Trang và ở Trà Vinh, đã làm gương
anh dũng cho toàn quốc. Tổ quốc biết ơn các bạn, toàn thể đồng bào noi
gương các bạn"[29, tr.120]. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp,
tỉnh Khánh Hoà là chiến trường vùng sau lưng địch. Quân và dân Khánh Hoà
đã làm nên nhiều chiến thắng to lớn, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống


14


thực dân Pháp đến ngày thắng lợi. Song niềm vui chưa được trọn vẹn, cùng
với miền Nam "đi trước về sau" nhân dân Khánh Hoà tiếp tục cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa bàn tỉnh Khánh Hoà
luôn là chiến trường nóng bỏng. Đảng bộ Khánh Hoà đã lãnh đạo nhân dân
trong tỉnh thực hiện một cuộc kháng chiến lâu dài, gian nan ác liệt chống chủ
nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đến tháng 4-1975, phối hợp với lực
lượng chủ lực, quân và dân Khánh Hoà đã kịp thời đồng loạt tấn công địch,
giải phóng thị xã Nha Trang vào ngày 2-4-1975, kết thúc 30 năm đấu tranh
kiên cường bất khuất bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Quê hương đã được giải phóng, Đảng bộ Khánh Hoà lãnh đạo nhân dân
trong tỉnh bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, để khắc phục hậu quả do
chiến tranh để lại và từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân. Một trong
những nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà quan tâm hàng đầu là xây dựng
và phát triển nền giáo dục mới.
1.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của Khánh Hoà trước ngày tái lập
tỉnh
Nền giáo dục Khánh Hoà nếu tính từ ngày Cai cơ hùng Lộc, lập ra
Dinh Thái Khang (1653), mở mang vùng đất mới Khánh Hoà đến nay, thì đã
trải qua một thời gian dài hơn 350 năm, gắn liền với các cuộc di dân của cư
dân các tỉnh miền ngoài kéo về đây khai hoang, lập ấp và tổ chức việc học
hành. Nền giáo dục ấy đã trải qua bao thăng trầm, biến đổi của lịch sử, từ một
vùng đất thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn Đàng Trong, hết thời Tây
Sơn đến nhà Nguyễn rồi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hầu như
chưa phát triển được gì nhiều.


15


Nền giáo dục cách mạng Khánh Hoà, kể từ mùa thu năm 1945 đến nay
cũng vừa tròn 60 năm. Trong đó 30 năm trước ngày giải phóng (1945-1975),
hầu hết vùng đất Khánh Hoà nằm trong vùng tạm chiếm, chính quyền cách
mạng chủ yếu ở các vùng chiến khu rừng núi. Trong bối cảnh chiến tranh đầy
gian khổ và ác liệt, sự nghiệp giáo dục không thể mở mang được, chủ yếu là
các lớp bình dân học vụ, xoá mù chữ, các lớp bổ túc văn hoá dành cho con em
nhân dân trong vùng giải phóng, cho cán bộ chiến sĩ và nhất là cho bà con dân
tộc thiểu số được biết ánh sáng văn hoá của cách mạng, được biết "cái chữ"
của Bác Hồ.
Nền giáo dục Khánh Hoà chỉ thực sự phát triển là từ năm 1975 đến
nay. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Khánh Hoà cùng với cả nước
khẩn trương bắt tay vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, chung sức, chung
lòng xây dựng quê hương. Mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, thử
thách trên các lĩnh vực chính trị - xã hội, nhưng trên cơ sở xác định phát triển
giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần ưu tiên hàng đầu, Đảng
bộ và nhân dân Khánh Hoà đã đồng cam cộng khổ, quyết tâm khắc phục khó
khăn thiếu thốn, dành hết tâm huyết, sức lực để tiến hành cải tạo nền giáo dục
cũ, xoá bỏ những tàn tích văn hoá tư tưởng của địch, từng bước xây dựng và
phát triển sự nghiệp giáo dục XHCN. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vô cùng lớn
lao là vừa đẩy mạnh công tác xoá nạn mù chữ cho hàng vạn nhân dân lao động,
vừa không ngừng mở rộng các ngành học, cấp học, đảm bảo quyền lợi học tập
của con em nhân dân. Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Tỉnh đã không
ngừng tăng cường đầu tư, chỉ đạo về mọi mặt để tạo đà cho sự nghiệp giáo
dục vươn lên tầm cao mới.
Trong 30 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục Khánh Hoà
(1975-2005), có những dấu mốc đáng ghi nhớ, đó là:


16


Ngày 2-4-1975 Khánh Hoà được giải phóng. Khi các đoàn quân giải
phóng đang tiến về Sài Gòn và tiếp tục truy đuổi tàn quân địch ở các tỉnh
Nam bộ thì thầy trò ở Khánh Hoà đã đến trường, cùng bắt tay vào việc tuyên
truyền, cổ động những chủ trương, chính sách mới của cách mạng. Ngày 224-1975, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cho năm học 1974-1975. Ngày 910-1975, đồng loạt giải thể các trường tư thục và chuyển sang công lập những
trường có điều kiện. Tiếp đó từ ngày 16 đến ngày 19-10-1975 các trường học
trong tỉnh tổ chức lễ khai giảng năm học mới (1975-1976), đầu tiên dưới
chính quyền cách mạng, Đồng thời, mở các lớp bình dân học vụ, các lớp bổ
túc văn hoá cho cán bộ và các lớp sư phạm cấp tốc để kịp thời phục vụ cho
nhu cầu giáo dục đang nở rộ sau ngày giải phóng.
Ngày 27-12-1975, hai tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên nhập một thành
tỉnh Phú Khánh. Sự nghiệp giáo dục Phú Khánh kéo dài một dải trên 300km
duyên hải miền Trung, với đủ các vùng núi, hải đảo, nông thôn và thành phố,
thị xã, như một Việt Nam thu nhỏ. Quãng đường hơn 10 năm sau ngày giải
phóng là những năm tháng cực kỳ gian khó, nhiều công việc giáo dục hầu như
phải gây dựng từ đầu, trong bối cảnh đất nước phải đương đầu với thù trong
giặc ngoài, thiên tai địch hoạ... Nhờ tập hợp và đoàn kết tốt đội ngũ cán bộ,
giáo viên từ nhiều nguồn khác nhau, giáo dục Phú Khánh đã vượt qua thử
thách, dành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa đặt nền móng vững chắc cho
những thành quả giáo dục to lớn sau này. Đó là đã nhanh chóng xoá bỏ nạn
mù chữ, được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3. Công tác
bổ túc văn hoá đã không ngừng lớn mạnh, thu hút đông đảo những cán bộ và
thanh niên ưu tú không có điều kiện đi học trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ . Nhiều học viên bổ tục văn hoá ngày ấy, sau này đã học lên và cũng đã
trưởng thành về mọi mặt. Song thành tựu lớn nhất vẫn là cải tạo nền giáo dục
cũ và tập trung xây dựng phát triển sự nghiệp giáo dục XHCN một cách toàn


17

diện. Đưa sự nghiệp giáo dục đến với nhân dân, đảm bảo nơi nào có dân cư

sinh sống tập trung - dù nơi ấy là miền núi, hải đảo, vùng kinh tế mới... cũng
đều có lớp học và các thầy cô giáo đứng lớp, kiên quyết không để người dân
thất học vì thiếu thầy, thiếu lớp.
Ngày 1-7-1989 Phú Khánh lại được tách ra. Thời điểm tái lập tỉnh Khánh
Hoà, gắn liền với những năm đầu đổi mới đất nước. Các cấp uỷ Đảng, chính
quyền và các lực lượng xã hội của Khánh Hoà có điều kiện chăm lo chu đáo hơn
cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh. 16 năm học qua, GD-ĐT Khánh Hoà đã thu
được những thành tựu to lớn, đây là bước phát triển mới của giáo dục tỉnh nhà
cần được đánh giá đúng để làm cơ sở cho các bước phát triển tiếp theo.


18

Bảng : Quy mô giáo dục Khánh Hoà khi tái lập tỉnh
Ngành học
* Phổ thông
Trường
Lớp
Giáo viên
Học sinh
* Nhà trẻ
Nhà
Nhóm
Giáo viên
Học sinh
* Mẫu giáo
Trường
Lớp
Giáo viên
Học sinh

* Bổ túc văn hoá
Học viên tập trung
Học viên tại chức
* Sư phạm
Cao đẳng sư phạm
Trung học sư phạm
Đại học hoá

Năm học 1989-1990

Năm học 1990-1991

194
4.322
5.574
153.347

196
4.359
5.498
154.734

97
198
631
3.128

82
156
485

2.510

92
912
1.203
24.853

101
905
1.161
23.329

321
2.049

310
2.269

539
139
44

110
109
55

Nguồn : Sở giáo dục Khánh Hoà - Báo cáo công tác năm 1990.
1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà về phát triển giáo
dục và đào tạo từ 1989 đến 2005
1.2.1. Quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo trong

thời kỳ đổi mới
Trên cơ sở nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và xuất phát từ thực tiễn cách mạng, Đảng ta xác định rõ: Chiến lược phát
triển GD-ĐT là một bộ phận quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược
con người đứng ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lược KT - XH của đất nước.


19

Hay nói cách khác, xây dựng chiến lược con người thông qua GD-ĐT, là quan
điểm nhất quán của Đảng ta từ trước đến nay.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986), đã tạo ra
bước ngoặt lớn trong sự nghiệp đổi mới sâu sắc và toàn diện đất nước. Từ đó
tư duy của Đảng ta về GD-ĐT được nâng dần lên một tầm cao mới. "Giáo dục
nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa
của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề,
phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội"[18, tr.89].
Trong 5 năm đầu của công cuộc đổi mới (1986-1990), ngành GD-ĐT
đã thực hiện những đổi mới bước đầu theo hướng đồng bộ, toàn diện và sâu
sắc, tích cực điều chỉnh cải cách giáo dục gắn liền với định hướng đổi mới KT
- XH nước ta và hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước tiên tiến trên
thế giới. Bên cạnh những kết quả đạt được "một số mặt ổn định hoặc phát
triển"[19, tr.33], sự nghiệp GD-ĐT còn những hạn chế lớn do phải chịu sự tác
động bất lợi của cuộc khủng hoảng KT - XH trong nước, đồng thời bản thân
sự đổi mới của Ngành còn nhiều lúng túng, vướng mắc nên sự chuyển biến
còn chậm.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã đánh giá đúng đắn
thực trạng của GD-ĐT và khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu, “đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươn

lên trình độ tiên tiến của thế giới"[19, tr.79] và “mục tiêu của giáo dục- đào tạo
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"[19, tr.81]
Để cụ thể hóa đường lối của Đại hội VII, Hội Nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, khoá VII (1993) đã ra Nghị quyết “về tiếp tục đổi mới
sự nghiệp giáo dục, đào tạo”. Nghị quyết đã xác định 4 quan điểm chỉ đạo sau:


20

Một là: Cùng với KH-CN, GD-ĐT được coi là quốc sách hàng đầu. Đó là
động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện những
mục tiêu KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là: Phát triển GD-ĐT phải nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài.
Ba là: Giáo dục và đào tạo phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất
nước, vừa phải hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Bốn là: Đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội
trong giáo dục và đào tạo.
Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII) còn đề ra 12 chủ trương, chính
sách và giải pháp lớn nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và 3 năm thực hiện NQTW
4 (khoá VII) "sự nghiệp giáo dục đào tạo... và nhiều hoạt động xã hội khác có
những mặt phát triển và tiến bộ" [20, tr.60]. Riêng trong hoạt động giáo dục đã
đa dạng hoá các loại hình giáo dục, sắp xếp mạng lưới trường học, củng cố hệ
thống trường chuyên, lớp chọn, các trường phổ thông dân tộc nội trú. Việc học
nghề, học ngoại ngữ và tin học phát triển ở các đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh đó
giáo dục vẫn chưa ra khỏi tình trạng yếu kém cả về chất lượng và hiệu quả.
Nhiều vấn đề về nội dung chương trình, phương thức đào tạo chưa được xác
định phù hợp với yêu cầu phát triển. Nhiều trường, sở xuống cấp nghiêm trọng,
thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu khoa học thiếu thốn và lạc hậu. Tình trạng yếu

kém của hệ thống trường sư phạm và đội ngũ giáo viên rất đáng lo ngại. Cán bộ
quản lý giáo dục các cấp ít được đào tạo, bồi dưỡng. Chi phí học tập còn quá lớn,
ảnh hưởng đến việc học hành của con em gia đình nghèo. "Chất lượng giáo dục
đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp. Người nghèo không đủ tiền chữa bệnh và cho
con em đi học[20, tr.65].


21

Để khắc phục tình trạng trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng (6-1996), xác định: "Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục đào tạo trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên,
có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào
tạo"[20, tr.107].
Sau Đại hội VIII, Hội nghị Trung ương lần thứ 2(12-1996) ra Nghị
quyết "về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000". Nghị quyết nêu tư
tưởng chỉ đạo phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH với 6 nội dung sau:
Một là: Giữ vững mục tiêu XHCN của giáo dục và đào tạo.
Quan điểm này thể hiện mục tiêu nhiệm vụ cơ bản của GD-ĐT là nhằm
xây dựng những con người có đủ phẩm chất và năng lực, vừa có đức lại vừa có
tài, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Con người mới theo tinh thần NQTW2 là: Gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc
và CNXH, có đạo đức trong sáng và quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết
giữ gìn phát huy giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu các giá trị văn hoá
nhân loại, có ý thức cộng đồng, tự lực, tự cường để làm chủ tri thức KH-CN hiện
đại, sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi và tính tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ tốt.
Định hướng XHCN trước hết thể hiện ở nền tảng tư tưởng của giáo
dục, là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải coi trọng và làm
tốt việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục

vì: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã
hội chủ nghĩa"[32, tr.310]. Định hướng XHCN trong GD-ĐT còn được thể
hiện ở toàn bộ nội dung giáo dục, ở tất cả các cấp học đều nhằm xây dựng,
phát triển thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.


22

Định hướng XHCN của GD-ĐT, một mặt còn được thể hiện qua các
chính sách, đặc biệt là chính sách CBXH, chính sách đối với con em công nông. Điều này rất quan trọng, để khẳng định tính hơn hẳn của chế độ XHCN
trong giáo dục. Ở chế độ cũ hầu hết con em công nhân, nông dân lao động
nghèo khó, không được đi học. Họ đã phải lao động, chiến đấu, hy sinh để có
độc lập, tự do cho Tổ quốc, có nền giáo dục Việt Nam XHCN, nền giáo dục
của dân, do dân, vì dân. Trong nền giáo dục mới, mọi người đều có quyền đi
học, song đối với con em giai cấp công - nông phải có những chính sách ưu
tiên để đảm bảo sự công bằng xã hội. Tất nhiên công bằng không có nghĩa là
bằng nhau mà phải trên cơ sở thống nhất bằng chính sách và những tiêu chuẩn
cụ thể. Công bằng xã hội trong GD-ĐT còn thể hiện trong quản lý, tổ chức
đánh giá thi tuyển... chống tiêu cực. Thực hiện tốt CBXH trong giáo dục sẽ
tạo điều kiện hết sức cơ bản để thực hiện các quyền dân chủ, tự do của người
dân. Mặt khác, để đảm bảo định hướng XHCN phải chống khuynh hướng
"thương mại hoá", "phi chính trị hoá' trong giáo dục và ảnh hưởng của các tôn
giáo đối với giáo dục.
Hai là: Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu
Quan điểm này đã được nêu lên từ Đại hội VII(1991), đến
NQTW2(Khóa III) được cụ thể hoá thành 4 nội dung:
Thứ nhất, coi GD-ĐT là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước, đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển (không chỉ đầu tư tiền bạc mà cả nhân
tài, vật lực, trí tuệ...) Đầu tư cho phát triển phải tăng nhanh hơn chi cho tiêu
dùng, nếu cần có thể đi vay, sử dụng vốn vay để phát triển.

Thứ hai, GD-ĐT là bộ phận quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát
triển KT - XH ở từng địa phương, từng khu vực và cả nước.
Thứ ba, có những chính sách ưu tiên cao nhất cho GD-ĐT, đầu tư ưu
tiên, tiền lương ưu đãi.
Thứ tư, có những giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục và đào tạo.


23

Để cho quan điểm này trở thành hiện thực ở cả tầm vĩ mô và vi mô, cần
phải thực hiện mấy việc sau đây:
Phải coi GD-ĐT là công việc hàng đầu của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền, đoàn thể các cấp. Quốc sách hàng đầu là phải được bàn định đầu tiên
trong chương trình công tác ở mọi cấp. Ở cấp độ vĩ mô như Quốc hội, phải
dành những phiên họp, kỳ họp bàn riêng về GD - ĐT và phải thông qua, điều
chỉnh sửa đổi Luật giáo dục cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Ở phía
Chính phủ, các chỉ tiêu về GD - ĐT phải được coi là chỉ tiêu pháp lệnh, giao
cho các ngành, các cấp phải lo thực hành cho được. Các cấp, các ngành phải
đưa GD - ĐT vào chương trình làm việc của cấp mình, ngành mình. Việc
đánh giá hoạt động hàng năm và cả nhiệm kỳ công tác, phải lấy tiêu chuẩn đã
chăm lo cho sự nghiệp GD - ĐT như thế nào, để làm tiêu chuẩn đánh giá số
một. Cũng cần phải coi tiêu chuẩn này là cơ sở để xem xét năng lực của cán
bộ khi bổ nhiệm vào các chức vụ. Đặc biệt, các cấp uỷ Đảng phải coi đây là
một trong các tiêu chuẩn để xếp loại đảng viên và chi bộ, đảng bộ vững mạnh
trong sạch, để mọi người thực sự có trách nhiệm trong việc hiện thực hoá
quan điểm “coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”.
Phải dành sự ưu tiên, đầu tư hàng đầu cho giáo dục và đào tạo. Sự ưu
tiên này thể hiện ở cả nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn lực vật chất
khác, ưu tiên cả về tài trợ quốc tế, cả về nhân sự và về quản lý. Trong đó ngân
sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục - đào

tạo. Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho GD-ĐT để đạt được 15% tổng chi
ngân sách vào năm 2000 (năm 1996 10,14%). Ngoài ra phải huy động hợp
lý sự đóng góp tiền bạc cho giáo dục của nhân dân, của các đoàn thể, các tổ
chức KT - XH, các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Thực hiện được những ưu
tiên đó thì GD-ĐT mới đúng là quốc sách hàng đầu và quốc sách đó mới được
thực hiện.


24

Phải tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, đó là môi trường phải
được “năm nhà” cùng lo: Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, gia đình và xã hội.
Phát triển phong trào toàn dân học tập, toàn xã hội làm giáo dục với những
hình thức và biện pháp khác nhau. Giáo dục nhà nước là nòng cốt, đi đôi với
đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo.
Phải củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm, xây
dựng một số trường đại học sư phạm trọng điểm, để vừa đào tạo giáo viên có
chất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. Thực
hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, nâng cao
phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên, để đến năm 2000 có ít nhất 50%
giáo viên phổ thông và 30% giáo viên đại học đạt tiêu chuẩn quy định.
Phải có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực
được đào tạo. Trọng dụng người tài, khuyến khích mọi người, nhất là thanh
niên say mê học tập và tự bồi dưỡng vì tiền đồ bản thân và tương lai đất nước
Ba là: Gíáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước
và của toàn dân
Đây chính là quan điểm về xã hội hóa giáo dục. Thực chất XHHGD là
"Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức
xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước"[5, tr.16]. Nói
cách khác là thực hiện nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; mọi người dân đều

được học tập suốt đời; có sự phối hợp liên ngành cùng chăm lo giáo dục; các
đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các gia đình... tích cực tham gia thúc
đẩy sự phát triển của nền giáo dục quốc dân; nhà trường, gia đình, xã hội kết hợp
chặt chẽ trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Để quan điểm giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của
toàn dân được thực hiện tốt, trước hết, Đảng và Nhà nước phải có chính sách
đúng đắn và cần chỉ đạo, quản lý cụ thể từng ngành, từng cấp trong xã hội. Xã


25

hội hoá không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nước, tăng gánh
nặng cho nhân dân, khoán trắng cho nhà trường. Mà Nhà nước phải nắm giáo
dục, chăm lo nhiều hơn cho giáo dục. Gia đình thực sự là tế bào của xã hội,
ngoài việc đóng góp nguồn lực cho GĐ-ĐT, còn phải có trách nhiệm giáo dục
con cái. Giáo dục trong gia đình không thể tách rời nhà trường và xã hội.
Trường học không chỉ là nơi dạy chữ, mà phải cùng với gia đình và cộng
đồng tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của con người.
XHHGD thực chất là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của
toàn dân, toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp đó. XHHGD không chỉ
tạo điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực,
tạo động lực cho nền giáo dục Việt Nam từng bước hoà nhập với xu thế phát
triển chung của nền giáo dục thế giới, mà còn làm chuyển biến tích cực trong
nhận thức và hành động của toàn Đảng toàn dân trong việc chăm lo sự nghiệp
“trồng người".
Bốn là: Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
Giáo dục và đào tạo gắn liền với nhu cầu phát triển KT - XH có nghĩa
là: Trước hết, phương hướng và mục tiêu phát triển GD-ĐT phải nhằm vào
thực hiện phương hướng và mục tiêu phát triển KT - XH. Ngược lại chiến

lược phát triển KT - XH sẽ quy định phương hướng và mục tiêu phát triển
giáo dục - đào tạo. Kế hoạch GD-ĐT do đó cũng nằm trong và phục vụ kế
hoạch phát triển KT - XH trong phạm vi cả nước, ở các địa phương, cơ sở và
trong phạm vi từng ngành. Việc hoạch định cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề
và nhất là cơ cấu lao động, thị trường lao động sẽ quy định cơ cấu đào tạo,
quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực con người mà giáo dục cần
tạo ra. Chẳng hạn giáo dục phải đào tạo được những con người phù hợp với
yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đủ sức cạnh tranh theo cơ chế thị
trường, đủ bản lĩnh hội nhập vào thế giới mới. Đó là cách chung nhất, còn ở


26

từng địa phương, từng ngành lại phải cụ thể hoá quan điểm chỉ đạo trên theo
đặc trưng và yêu cầu KT - XH của địa phương mình, ngành mình.
Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều nước có tốc độ phát triển nhanh và
cao trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng: Chỉ có thể thực hiện thành công
CNH, HĐH khi có được lực lượng lao động dồi dào, có thể lực và trí lực.
Muốn có nguồn nhân lực như vậy phải thông qua giáo dục và đào tạo. Vì chỉ
có GD-ĐT mới tạo ra sự chuyển biến về chất trong lực lượng lao động, góp
phần quyết định nhất trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH.
Chính vì GD-ĐT có tác động trực tiếp đến sự phát triển KT - XH như vậy,
nên cần “phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự
phát triển toàn diện của đất nước. Gắn chiến lược phát triển giáo dục với
chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và cả hai đều gắn với chiến lược
phát triển kinh tế –xã hội.[21, tr.10].
Năm là: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo
Công bằng xã hội là một khái niệm phức tạp, được hiểu là sự ngang
nhau trên phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và
hưởng thụ, trong xã hội kinh tế thị trường hiện đại còn hàm ý cả giữa việc chi

trả và dịch vụ được hưởng của các thành viên trong xã hội. Nguyên tắc chỉ
đạo việc xác định CBXH là mọi người thực hiện nghĩa vụ (cống hiến) ngang
nhau thì sẽ được hưởng quyền lợi (hưởng thụ) ngang nhau. Bảo đảm CBXH
có nghĩa là tất cả người dân phải được xã hội đảm bảo quyền hưởng một mức
phúc lợi và dịch vụ cơ bản tối thiểu phù hợp với trình độ phát triển và khả
năng đáp ứng chung của xã hội. Trong đó, một số những người có thể được
hưởng nhiều hơn do đã thực hiện nghĩa vụ, có cống hiến hoặc chi trả nhiều
hơn. Điều đó cho thấy CBXH không phải là sự cào bằng bình quân, mà
CBXH có thể chấp nhận một sự chênh lệch hợp lý về phúc lợi xã hội được
hưởng giữa người này với người khác, giữa nhóm, tầng xã hội này với nhóm,
tầng xã hội khác. CBXH là một trong những vấn đề chính của việc thực hiện
chính sách xã hội, do đó Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc đảm


27

bảo CBXH. Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục với quan điểm đúng
đắn về bình đẳng và CBXH chính là thực hiện định hướng XHCN mà Đảng ta
đã đề ra và lãnh đạo. Thực chất của quan điểm này là thể hiện tính ưu việt của
chế độ ta, đồng thời thể hiện bản chất giai cấp công nhân trong chiến lược
giáo dục và đào tạo. CBXH trong GD-ĐT được thể hiện cụ thể ở một số nội
dung sau:
Mọi người dân đều có quyền học tập và học tập suốt đời, đồng thời
phải có nghĩa vụ cống hiến, góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT trên cơ sở
khả năng thực tế của từng người, từng vùng, từng địa phương và theo khuôn
khổ luật định.
Thực hiện CBXH bằng nguyên tắc điều chỉnh và ưu tiên trong xã hội.
Nhất thiết phải ưu tiên người có công với nước, với chế độ XHCN và có sự
trợ giúp đối với những vùng khó khăn, dân tộc ít người, các đối tượng khuyết
tật. Những nhóm người này rất cần sự quan tâm không chỉ của Nhà nước mà

còn của cả các nhóm người khác, các vùng thuận lợi hơn. Người có công
nhiều hơn, công hiến nhiều hơn phải được xã hội và Nhà nước chăm lo nhiều
hơn, người có tội phải chiụ phạt đúng với mức độ sai phạm.
Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân
bằng biện pháp XHHGD phải tránh chủ nghĩa bình quân, mà cách huy động và
mức huy động phải tuỳ theo điều kiện và mức thu nhập thực tế của đối tượng.
Sáu là: Đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo
Đa dạng hoá loại hình GD-ĐT nhằm thực hiện ước muốn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và nguyện vọng thiết tha của nhân dân lao động "ai cũng được học
hành", quan điểm này cũng phù hợp với xu thế phát triển giáo dục hiện đại ngày
nay.
Việc đa dạng hoá các loại hình GD-ĐT trước hết là để tạo ra và duy trì
sự bình đẳng về giáo dục, đồng thời để đáp ứng nhu cầu bức bách của việc
học đối với nước ta trong tình hình hiện nay. Đa dạng hoá các loại hình GD-


×