Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Hoàn thiện công tác khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân của công ty TNHH MTV cao su quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

h

TẠ THỊ HẢI YẾN

tế
H

uế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

họ

cK

in

HOAÌN THIÃÛN CÄNG TAÏC KHOAÏN
VÆÅÌN CÁY CAO SU CHO HÄÜ CÄNG
NHÁN CUÍA CÄNG TY TNHH MTV
CAO SU QUAÍNG TRË

Đ
ại

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ng



MÃ SỐ: 60 34 01 02

ườ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Tr

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN HÒA

HUẾ, 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.

uế

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được

tế
H

cảm ơn. Các số liệu và thông tin trích dẫn được nêu trong luận văn này đã được ghi
rõ nguồn gốc.

Huế, ngày 28 tháng 2 năm 2014


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

Tác giả luận văn

i

Tạ Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến tới tất cả những tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài.


uế

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, TS. Phan Văn

tế
H

Hòa đã giành nhiều thời gian, công sức và tình cảm, trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế, Phòng KHCN –
HTQT – ĐTSĐH, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị cùng toàn thể quý Thầy, Cô

h

giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

in

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban thuộc Tỉnh

có thể hoàn thiện luận văn này.

cK

Quảng Trị đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác và cung cấp những tài liệu cần thiết để tôi

Cám ơn sự hỗ trợ, chia sẽ, động viên, nhiệt tình giúp đỡ của các đồng nghiệp,

họ


bạn bè và người thân trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Luận văn hoàn thành chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.

Đ
ại

Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục giúp
đỡ, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

ườ

ng

Tác giả

Tr

Tạ Thị Hải Yến

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên:

Tạ Thị Hải Yến

Chuyên ngành:


Quản trị kinh doanh

Niên khóa : 2012- 2014

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN VĂN HOÀ

uế

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU CHO HỘ
CÔNG NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ

tế
H

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Trị là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển cây
công nghiệp, trong đó cao su được xác định là cây trồng chính, cây kinh tế mũi
nhọn của tỉnh. Phát triển cao su là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp

in

theo mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa.

h

cho các hộ nông dân nghèo có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc giao đất, giao khoán vườn cây


cK

lâu dài cho người lao động, Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị đã chú trọng,
triển khai để cho người lao động tự làm chủ trên luống cày của họ. Mặc dù thời gian
qua công ty đã có nhiều cố gắng thành lập Ban giao khoán, xây dựng và triển khai

họ

các phương án khoán cụ thể cho hộ công nhân, tuy nhiên đến nay mô hình khoán
vườn cây cao su cho hộ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế nảy sinh.

Đ
ại

Xuất phát từ đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: ”Hoàn thiện công tác khoán
vườn cây cao su cho hộ công nhân của Công ty TNHH MTV cao su Quảng
Trị” làm luận văn thạc sĩ.

ng

2. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng khoán vườn cây cao su
cho hộ công nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khoán vườn cây

ườ

cao su của hộ công nhân của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị đến năm 2020.

Tr

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

- Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giao khoán sản
phẩm trong nông nghiệp và giao khoán vườn cây cao su;
- Đề tài đã phân tích thực trạng công tác khoán vườn cây cao su cho hộ công

nhân của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn 2002-2012;
- Đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao khoán
vườn cây cao su cho hộ công nhân của Công ty đến năm 2020.

iii


Bình quân

CN

Công nhân

CS

Cao su

CSKD

Cao su kinh doanh

Cty

Công ty

DT


Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GKVC

Giao khoán vườn cây

GNK

Giao nhận khoán

GNKVC

Giao nhận khoán vườn cây

IRSG

Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế

KD

Kinh doanh

KTCB



NN&PTNT

SX

tế
H

h

in

Kinh tế - xã hội
Lao động

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nông trường

Đ
ại

NT

Kiến thiết cơ bản

họ

KTXH

uế


BQ

cK

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Sản xuất
Sản xuất kinh doanh

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

ng

SXKD

Tài sản cố định

VRG

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Tr

ườ

TSCĐ

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Sản lượng cao su thiên nhiên của một số nước chủ yếu trên thế giới giai
đoạn 2004-2009 ....................................................................................26

Bảng 1.2:

Sản lượng cao su thiên nhiên của một số nước chủ yếu trên thế giới giai
đoạn 2008-2011 ....................................................................................27
Diện tích trồng, khai thác và năng suất cao su một số nước trên thế giới

uế

Bảng 1.3:

Bảng 1.4:

tế
H

giai đoạn 2011-2012 .............................................................................29
Diện tích, năng suất và sản lượng cao su Việt Nam

giai đoạn 2001 - 2012 ...........................................................................30
Xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn 2001 - 2012 .............................31

Bảng 1.6:


Một số thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt nam

h

Bảng 1.5:

Tình hình liên doanh, liên kết của Cty MTV cao su Quảng Trị với các

cK

Bảng 2.1.

in

giai đoạn 2009 - 2011 ...........................................................................33

đơn vị khác ...........................................................................................41
Tình hình sử dụng lao động của Cty năm 2012 ...................................42

Bảng 2.3.

Tình hình biến động diện tích cao su của Cty 2011-2012 ....................43

Bảng 2.4.

Diện tích, sản lượng cao su của Công ty 2011-2012 ............................44

Bảng 2.5.


Sản lượng cao su chế biến và tiêu thụ của Công ty 2011-2012 ...........44

Bảng 2.7.
Bảng 2.8.

Đ
ại

Bảng 2.6.

họ

Bảng 2.2.

Tình hình đầu tư vốn cho SXKD của Cty giai đoạn 2011-2012 45
Kết quả SXKD của Cty giai đoạn 2011-2012 47
Sản lượng, năng suất mủ cao su giao khoán cho hộ CN của Cty giai

ng

đoạn 2010-2012 ....................................................................................54

Bảng 2.9.

Đơn giá khoán theo từng loại cao su của Cty qua 3 năm 2010-2012 56

ườ

Bảng 2.10. Định mức các loại vật tư trang bị theo khoán vườn cây của Cty giai
đoạn 2010-2015 ....................................................................................57


Tr

Bảng 2.11. Định mức dụng cụ cạo mủ giao khoán theo tấn sản phẩm làm được của
Cty giai đoạn 2010-2015 ......................................................................58

Bảng 2.12. Kết quả thực hiện khoán vườn cây cao su của Cty
qua 3 năm 2010-2012 ...........................................................................59
Bảng 2.13. Thông tin chung về cán bộ công ty được điều tra .................................63

v


Bảng 2.14. Thông tin chung về các cán bộ công ty được điều tra ..........................64
Bảng 2.15. Thông tin chung về hộ CN nhận khoán được điều tra .........................66
Bảng 2.16. Tình hình đầu tư phân bón cho các hộ điều tra của công ty ................68
Bảng 2.17. Kết quả kiểm định giá trị kỳ vọng và giá trị đáp ứng của Cty về công
tác GKVC CS cho hộ CN .....................................................................70

uế

Bảng 2.18. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................73

tế
H

Bảng 2.19. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................73
Bảng 2.20. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test ........................................74
Bảng 2.21. Kết quả phân tích nhân tố đánh giá của hộ CN về công tác giao khoán
vườn cây CS của Công ty TNHH MTV CS Quảng Trị ......................77


h

Bảng 2.22. Độ phù hợp của mô hình hồi quy .........................................................79

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

Bảng 2.23. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ........................................................79

vi


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...............................................................................................................i
Lời cảm ơn .................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn ................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................iv


uế

Danh mục các bảng ....................................................................................................v

tế
H

Mục lục .....................................................................................................................vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHOÁN VƯỜN CÂY CAO

h

SU CHO HỘ CÔNG NHÂN ......................................................................................5

in

1.1. LÝ LUẬN VỀ KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU CHO HỘ CÔNG NHÂN ......5

cK

1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và khai thác mủ cao su .................................................5
1.1.2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa kinh tế của cây cao su .................................................12
1.1.3. Khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân .....................................................15

họ

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ

TRONG NƯỚC .......................................................................................................25

Đ
ại

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mủ cao su trên thế giới ..................................25
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mủ cao su ở nước ta .......................................30
1.3. TÌNH HÌNH KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU VÀ KINH NGHIỆM NÂNG
CAO KẾT QUẢ CÔNG TÁC KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU Ở NƯỚC TA .....34

ng

1.3.1. Tình hình khoán vườn cây cao su ở nước ta ..................................................34
1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao kết quả công tác khoán vườn cây cao su ở một số công

ườ

ty cao su trong nước .................................................................................................35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU CHO

Tr

HỘ CÔNG NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ ..........38
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ .......38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty ....................................................38
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Cty ...................................................................39
2.1.3. Tình hình sử dụng đất đai và lao động của công ty .......................................41

vii



2.1.4. Tình hình trồng, khai thác và tiêu thụ mủ cao su của công ty .......................43
2.1.5. Đầu tư vốn sản xuất kinh doanh của Công ty ................................................45
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .....................................46
2.2. TÌNH HÌNH KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU CHO HỘ CÔNG NHÂN CỦA
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ ....................................................48

uế

2.2.1. Tổ chức bộ máy, nội dung, thời gian, hình thức và cách tiến hành giao khoán

tế
H

vườn cây cao su của công ty cho hộ công nhân .......................................................48
2.2.2. Tình hình xây dựng kế hoạch và định mức khoán .........................................53
2.2.3. Kết quả thực hiện khoán vườn cây cao su của công ty ..................................59
2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC GIAO

h

NHẬN KHOÁN VƯỜN CÂY CỦA CÔNG TY ....................................................62

in

2.3.1. Phân tích ý kiến đánh giá của cán bộ công ty được điều tra ..........................62
2.3.2. Phân tích ý kiến đánh giá của hộ nhận khoán ................................................66

cK


2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU CHO
HỘ CÔNG NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ ..........80

họ

2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................80
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân .......................................................................82
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KHOÁN VƯỜN CÂY

Đ
ại

CAO SU CHO CÁC HỘ CÔNG NHÂN .................................................................86
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG ........................................................................86
3.1.1. Quan điểm nâng kết quả và hiệu quả kinh tế của công tác khoán vườn cây cao

ng

su tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 ..............................................................................86
3.1.2. Định hướng khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân của công ty ..............87

ườ

3.1.3. Dự báo về xu hướng biến động của ngành cao su đến năm 2020 .................87
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU

Tr

CHO HỘ CÔNG NHÂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU QUẢNG TRỊ .88
3.2.1.Hoàn thiện mô hình giao khoán vườn cây cho hộ công nhân .........................88

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách khoán vườn cây cho hộ công nhân .................90
3.2.3. Nâng cao năng lực phục vụ hộ công nhân nhận khoán của cán bộ, nhân viên
của Cty ......................................................................................................................92

viii


3.2.4. Tăng diện tích, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm mủ cao su của
công nhân nhận khoán ..............................................................................................93
3.2.5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mủ cao
su của công nhân nhận khoán ...................................................................................94
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................96

uế

1. Kết luận ................................................................................................................96

tế
H

2. Kiến nghị ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................100
PHỤ LỤC ...............................................................................................................105
PHẢN BIỆN 1

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

cK

in

h

PHẢN BIỆN 2

ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một trong những cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao của miền
Trung nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đó là cây cao su. Thật vậy, cao su
thiên nhiên được xem là một trong những nguyên liệu chủ yếu của ngành công

uế

nghiệp hiện đại, chỉ đứng sau dầu mỏ, than đá và sắt thép. Không chỉ mang lại hiệu

tế
H


quả kinh tế cao, sản xuất cao su còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi

trường sinh thái. Sản phẩm chính của nó là mủ cao su - nguồn nguyên liệu quan
trọng cho ngành công nghiệp, ngành vận tải. Do tính chất lý học và hóa học đặc biệt
của cao su tự nhiên mà cao su nhân tạo không thể thay thế dùng để sản xuất một số

h

sản phẩm kỹ thuật có giá trị kinh tế cao.

in

Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có điều kiện
thuận lợi để phát triển cây cao su. Hiện nay và trong những năm tới, chủ trương của

cK

Chính phủ là mở rộng diện tích trồng cao su ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và
cả các tỉnh khu vực Tây Bắc. Cây cao su không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, tạo thêm

họ

việc làm, thu hút nhiều lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống
kinh tế - xã hội mà còn tăng cường củng cố xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, góp
phần giữ vững an ninh quốc phòng đặc biệt đối với các vùng biên giới nơi có nhiều

Đ
ại

đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chấm dứt tình trạng du canh du cư và phủ xanh

đất trống đồi núi trọc.

Quảng Trị là một tỉnh miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển cây công

ng

nghiệp, trong đó cao su được xác định là cây trồng chính, cây kinh tế mũi nhọn của
tỉnh. Phát triển cao su là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp cho các

ườ

hộ nông dân nghèo có điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo
mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa.

Tr

Cùng với sự phát triển của các mô hình cao su trong cả nước, tỉnh Quảng Trị

cũng đã hình thành và phát triển mô hình cao su gần 20 năm qua, sản phẩm cao su
của tỉnh cũng đã xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đặc biệt, từ quyết định số 2855
QĐ/BNN - KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố việc xác
định cây cao su là cây đa mục đích, việc quy hoạch và mở rộng diện tích trồng cao
su trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng.

1


Trước tình hình đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH
MTV) cao su Quảng Trị ra đời và là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động
kinh doanh chủ yếu là: Trồng mới, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cao su.

Ngoài ra, căn cứ vào nghị định số: 01/ NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 1995 của
Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất về mục đích Nông nghiệp, Lâm nghiệp trong

uế

các doanh nghiệp nhà nước là cơ sở pháp lý cho việc giao khoán. Chủ trương giao

đất, giao khoán vườn cây lâu dài cho người lao động đã được Công ty TNHH MTV

tế
H

cao su Quảng Trị chú trọng, tạo bước đột phá, không để tình trạng bao cấp kéo dài
mà phải để cho người lao động tự làm chủ trên luống cày của họ.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, hài hòa chia sẽ lợi ích và tối đa hóa
lợi nhuận từ vườn cây cao su của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị, đồng thời

h

thực hiện đúng chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước về việc tạo công ăn

in

việc làm góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo giúp các hộ công nhân có cuộc

cK

sống khá giả hơn và có công việc ổn định lâu dài đòi hỏi phải có một mô hình giao
khoán vườn cây cao su kinh doanh hoàn thiện hơn.

Xuất phát từ thực tế đó, qua nghiên cứu tìm hiểu về chủ trương giao khoán

họ

vườn cây lâu dài cho người lao động tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: ”Hoàn thiện
công tác khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân của Công ty TNHH MTV

Đ
ại

cao su Quảng Trị”
2. Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận của công tác khoán trong nông nghiệp nói chung và khoán
vườn cây cao su nói riêng là gì?

ng

- Thực trạng công tác giao khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân của

Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị trong những qua như thế nào?

ườ

- Những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giao khoán

Tr

vườn cây cao su cho hộ công nhân của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị?
- Những giải pháp chủ yếu nào nhằm hoàn thiện công tác khoán vườn cây


cao su của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng khoán vườn cây cao su cho hộ

2


công nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khoán vườn cây cao su
của hộ công nhân của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị đến năm 2020.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giao khoán sản phẩm
trong nông nghiệp và giao khoán vườn cây cao su;
Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị giai đoạn 2002-2012;

uế

- Phân tích thực trạng công tác khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân của

tế
H

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao khoán vườn cây cao su
cho hộ công nhân của Công ty đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

h

4.1. Đối tượng nghiên cứu


in

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
công tác khoán sản phẩm cao su trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, với các chủ thể là các
4.2. Phạm vi nghiên cứu

cK

hộ công nhân trồng cao su nhận khoán của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị.

Quảng Trị.

họ

- Về không gian: Tỉnh Quảng Trị, cụ thể là Công ty TNHH MTV cao su
- Về thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp giai đoạn 2002-2020, của công ty

Đ
ại

giai đoạn 2010-2012. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, đề tài sử dụng các phương pháp

ng

nghiên cứu và phân tích chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu


ườ

Thông tin số liệu thứ cấp: được thu thập từ các cơ quan ban ngành trung

ương đến địa phương; kết quả công bố của các tổ chức trên thế giới; báo cáo tổng

Tr

kết của Tập đoàn cao su Việt Nam, tình hình giao khoán vườn cây và tình hình hoạt
động, kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị...
Thông tin số liệu sơ cấp: Đề tài tiến hành chọn khảo sát 180 hộ công nhân

nhận khoán vườn cây cao su của công ty và 60 cán bộ nhân viên công ty, đội
trưởng, đội phó các đội giao khoán nhằm phân tích so sánh ý kiến nhận xét của hai
đối tượng trên (đối tượng giao khoán và đối tượng nhận khoán) về công tác khoán

3


vườn cây cao su của công ty thời gian qua. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo
danh sách cán bộ và hộ nhận khoán ở các đội của công ty. Phương pháp thu thập
bằng phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp các cán bộ và hộ đã chọn.
5.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Phương pháp thống kê mô tả: tất cả các thông tin số liệu thu thập được hệ

uế

thống thành các tiêu chí cụ thể được mô tả qua các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị.


tế
H

Phương pháp phân tổ thống kê: Phân và nhóm các thông tin số liệu thành các
tổ theo các tiêu chí nhất định để phân tích.

Phương pháp thống kê so sánh: nhằm so sánh các chỉ tiêu khác nhau qua
không gian, thời gian để đánh giá nhận xét.

h

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình nghiên cứu đề tài,

in

chúng tôi sẽ tiến hành tham khảo các ý kiến của các cơ quan chức năng như Sở
NN&PTNT; Trung tâm khuyến nông tỉnh, huyện; Phòng nông nghiệp, Phòng thống

cK

kê huyện. Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến với các chuyên gia có kinh nghiệm của
công ty trong công tác khoán vườn cây cao su đến hộ công nhân.

họ

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận và thực tiễn về công tác khoán vườn cây cao su cho hộ


Đ
ại

công nhân;

Chương 2. Thực trạng công tác khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân của
Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị

ng

Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác khoán vườn cây cao

Tr

ườ

su cho các hộ công nhân của Công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị

4


PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU CHO HỘ CÔNG NHÂN

uế

1.1. LÝ LUẬN VỀ KHOÁN VƯỜN CÂY CAO SU CHO HỘ CÔNG NHÂN
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và khai thác mủ cao su


tế
H

1.1.1.1. Đặc điểm nguồn gốc và sinh trưởng phát triển của cây cao su

Cây CS có nguồn gốc từ Nam Mỹ, ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa
Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của
cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi

h

trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là

in

“Nước mắt của cây” (cao là gỗ, Uchouk là chảy ra hay khóc).

cK

Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn
tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang
Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil. Năm 1898, một đồn điền trồng CS

họ

đã được thành lập tại Malaysia, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng CS nằm tại
Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới.

Đ
ại


Ở Trung Quốc có toàn bộ diện tích (DT) CS 776.000 ha, nằm trong vùng
ngoài truyền thống, riêng tỉnh Vân Nam đã bắt đầu trồng CS từ đầu thập niên 1950
hiện có trên 300.000 ha, trong đó có những vùng CS giáp giới với Việt Nam thuộc
hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Tại Myanma DT CS đã trồng được gần 400,000 ha.

ng

Tại Lào đã trồng được 140.626 ha tập trung chủ yếu vùng Bắc Lào, giáp Tây Bắc
Việt Nam. Như vậy CS vùng núi phía Bắc được bao bọc bởi các vùng CS đã và

ườ

đang được phát triển, là kinh nghiệm tốt cho phát triển CS vùng núi phía Bắc của
Việt Nam. Sự phát triển cây CS tại các vùng lân cận khẳng định sự phù hợp của cây

Tr

CS về mặt sinh thái trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Ở Việt Nam, năm 1897 đã đánh dấu sự hiện diện của cây CS ở Việt Nam.

Công ty (Cty) CS đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh,
Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và Cty CS ra đời, chủ yếu là của
người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ: SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số

5


đồn điền CS tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. Đến năm 1920, miền Đông
Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn.

Cây CS được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong
giai đoạn 1960 - 1962, trên những vùng đất có độ cao 400 - 600 m so với mực nước biển,
sau đã ngưng vì chiến tranh.

uế

Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp

miền Bắc, cây CS đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng
giống từ Trung Quốc, DT đã lên đến khoảng 6.000 ha.

tế
H

Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 - 1963 bằng nguồn
Sau 1975, cây CS được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ

h

1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới CS, thoạt tiên do các nông

in

trường (NT) quân đội, sau 1985 do các NT quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã
tham gia trồng CS. Ở miền Trung sau 1984, cây CS được phát triển ở Quảng trị,

Tiến bộ trong SX CS

cK


Quảng Bình trong các Cty quốc doanh.

Theo thống kê năm 1976, tổng DT CS được trồng ở nước ta mới chỉ có

họ

76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn.
Năm 2005, cả nước đã có 480.000 ha, và đạt sản lượng 468.600 tấn mủ. Riêng khối

Đ
ại

quốc doanh có khoảng 287.800 ha (chiếm 72,7%) và 380.500 tấn (81,2%) với năng
suất khá cao, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống cao sản.
Về giống: Tập đoàn Công nghiệp CS Việt Nam đã có một số sơ sở cho việc

ng

đề xuất cơ cấu giống cho vùng núi phía Bắc, đó là:
+ Trong nước: Các cơ sở dữ liệu vườn giống Phú Thọ đã ghi nhận được một

ườ

số giống sinh trưởng, chống chịu lạnh và cho năng suất mủ tốt có thể bước đầu làm
cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu bộ giống cho khu vực miền Bắc như các giống

Tr

GT1, PB260, IAN 873, RRIM600, RRIM 712;
Từ kết quả điều tra thực tế qua đợt rét kéo dài đầu năm 2008 tại các tỉnh phía


Bắc và mạng lưới khảo sát giống tại các tỉnh phía Bắc xác định được một số giống
triển vọng năng suất cao có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu rét và phục hồi sau
rét nhanh là cơ sở cho khuyến cáo trong những năm trước mắt.

6


+ Ngoài nước: Giống Trung Quốc tại vùng Vân Nam, giáp với Lai Châu và
có điều kiện sinh thái vùng tương tự như ở Lai Châu và Sơn La cho thấy các giống
Trung Quốc YITC 77-2 (Yunyan 77-2) và YITC 77-4 (Yunyan 77-4) là các giống
đang được khuyến cáo trồng, có khả năng chống chịu lạnh và cho năng suất khá,
các giống này cũng đã được trồng ở Bắc Lào là cơ sở cho việc xem xét nhập nội.

uế

Đặc điểm cây cao su

tế
H

Cây CS có thể cao đến 40m, vòng thân cách mặt đất từ 1m đến hơn 5 m, tuổi

thọ có thể đến 100 năm. Rễ trụ dài 3 - 5 m, nhiều rễ ngang, vươn xa 6 – 10 m. Thân
thẳng đứng, hình trụ tròn, thường phân cành ở độ cao 2,00 -2,50 m. Lá kép hình
lông chim, ba lá chét, mọc cách, tán gọn. Vỏ thân có 3 lớp, lớp thứ 3 trong cùng là

h

lớp da lụa, có nhiều mạch mủ. Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thành chùm lớn, quả


in

nang có 3 vỏ, 3 buồng, mỗi buồng có 1 hạt, khi chín quả nứt dọc, bắn tung hạt ra.
Hạt hình tròn hoặc bầu dục, màu nâu co vân.

cK

Tuy nhiên, khi được nhân trồng trong SX, thì đặc điểm như sau:
Chiều cao trung bình: 25 - 30 m

họ

Tuổi thọ trung bình: 30 - 40 năm

Mật độ trung bình: 450 - 555 cây/ha
Nhiệt độ trung bình thích hợp: 250C - 300C, nếu trên 400C và dưới 100C đều

Đ
ại

ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và năng suất cho mủ. Ở nhiệt độ 25 - 270C là
nhiệt độ tối thích để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Lượng mưa tối thiểu để cây sinh trưởng bình thường 1500 - 2000 mm/năm.

ng

Số ngày mưa thích hợp: 100 – 150 ngày mỗi năm.
Lượng giờ nắng tối thiểu cần thiết: 1600 giờ nắng/năm, là cây ưa sáng, thời


ườ

gian và cường độ chiếu sáng càng nhiều giúp cho quá trình quang hợp cây càng
nhiều, ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cây, tăng sức đề kháng

Tr

cho cây.

Tốc độ gió: nếu tốc độ lớn hơn 8m/s – 13m/s sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng,

nếu lớn hơn 17,20 m/s sẽ làm cho thân gãy và nếu lớn hơn 25 m/s sẽ làm gốc đổ và
giảm năng suất mủ.
Cây CS cũng giống như các loại cây trồng khác, cũng có những đặc tính sinh

7


học riêng nên trong việc trồng và khai thác cần có những quy trình riêng cho phù
hợp. Nhưng CS lại có những đặc thù riêng so với loại cây khác đó chính là quá trình
trồng, chăm sóc và khai thác CS được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn thiết kế cơ
bản và giai đoạn KD.
Giai đoạn thiết kế cơ bản: Là khoảng thời gian từ 5 - 8 năm đầu tiên của cây

uế

CS khi trồng cây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vành thân cây CS đạt được

50 cm đo cách mặt đất 1m. Tùy theo điều kiện sinh thái, chăm sóc, giống và điều


tế
H

kiện sinh thái đặc thù của các vùng Việt Nam sẽ có những con số khác nhau. Thời

gian kiến thiết cơ bản (KTCB) phổ biến từ 7- 8 năm. Tuy nhiên với điều kiện chăm
sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có

h

thể rút ngắn thời gian KTCB từ 6 tháng đến 1 năm [24].

in

Giai đoạn KD: Là khoảng thời gian khai thác mủ CS. Cây CS được khai
thác khi có trên 50% tổng số cây có vành thân ≥ 50cm. Giai đoạn KD có thể dài từ

cK

25 đến 30 năm. Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp
hơn nhiều so với giai đoạn KTCB.

họ

1.1.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cao su:
Trong suốt chu kỳ trồng, chăm sóc cây CS tại vườn ươm, nhiều tác giả đã
chia quá trình này thành 5 giai đoạn như sau:

Đ
ại


Giai đoạn 1: Giai đoạn cây con trong vườn ươm
Giai đoạn này bắt đầu từ khi gieo hạt đến lúc xuất khỏi vườn, có thể kéo dài
6 tháng (bầu non không tầng lá) đến 24 tháng (stump lở, stump bầu....).

ng

Đặc điểm của giai đoạn này là cây con chủ yếu tăng trưởng theo chiều cao,
sự sinh trưởng các tầng lá theo chu kỳ và mọc ra trên thân chính. Đường kính thân

ườ

tăng trưởng chậm hơn chiều cao rất nhiều.
Giai đoạn 2: Giai đoạn KTCB

Tr

Là khoảng thời gian từ 5 – 7 năm đầu tiên kể từ khi trồng cây, tuỳ vào từng

giống CS. Đây là khoảng thời gian cây CS đạt 50cm đo cách mặt đất 1m. Tùy điều
kiện sinh thái, chăm sóc và giống, như ở miền Trung thì thông thường thời gian
kiến thiết từ 6 – 7 năm.
Tuy nhiên, nếu chăm sóc và quản lý vườn cây đúng quy trình chọn giống và
sử dụng đúng những vật liệu cần thiết thì có thể rút ngắn thời gian KTCB.

8


Giai đoạn 3: Giai đoạn KD
Đây là giai đoạn dài nhất, bắt đầu từ khi cây có khả năng khai thác mủ đến

lúc cây bị thanh lý. Căn cứ vào sự biến thiên về năng suất hằng năm, người ta chia
thời kỳ này thành 04 giai đoạn: giai đoạn đầu KD, giai đoạn thịnh vượng, giai đoạn
cầm chừng và giai đoạn suy thoái.

uế

Giai đoạn đầu KD: Khoảng từ năm thứ 8 - 10: giai đoạn này cây tiếp tục

tế
H

sinh trưởng mạnh, cành nhánh, chu vi thân (vanh), độ dày vỏ, sản lượng mủ cũng
tăng nhanh.

Giai đoạn thịnh vượng: Khoảng từ năm thứ 11 đến năm thứ 16: giai đoạn này
cây càng tăng trưởng mạnh, sản lượng mủ tăng rất nhanh và đạt mức cao nhất. Tốc độ

h

tăng sản lượng hàng năm phụ thuộc vào giống, chế độ khai thác và chăm sóc.

in

Giai đoạn cầm chừng: Khoảng từ năm thứ 17 đến năm thứ 19: giai đoạn này
sản lượng mủ của cây không thể tăng được nữa, vẫn duy trì ở mức sản lượng khá

cK

cao, giai đoạn này lâu hay ngắn tuỳ thộc nhiều vào việc khai thác ở 2 giai đoạn
trước và việc chăm bón phân cho cây.


họ

Giai đoạn suy thoái: Khoảng từ năm thứ 21 đến năm thứ 22: khi vườn cây
có hiện tượng giảm năng suất mủ trong nhiều năm liền thì vườn cây đã bước vào
thời kỳ này. Tốc độ giảm năng suất nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào giống và

Đ
ại

chế độ chăm sóc và khai thác các thời kỳ trước đó.
1.1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất, khai thác mủ cao su
Để trồng cây CS có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần phải chú ý những

ng

đặc điểm, điều kiện về thực vật học của cây CS và những điều kiện sinh thái nhất
định để có những tác động thích hợp. Những điều kiện đó là:

ườ

Điều kiện thời tiết, khí hậu:
- Nhiệt độ: Cây CS cần nhiệt độ trung bình ở mức cao và đều, với nhiệt độ

Tr

thích hợp nhất từ 25-30 oC. Nhiệt độ trên 40oC cây sẽ trở nên khô héo và ở mức
dưới 10 oC cây có thể chịu đựng được một thời gian tương đối ngắn. Mức nhiệt độ
trung bình khoảng 25oC thì cây cho năng suất mủ ở mức cao nhất. Trong khoảng
thời gian khai thác mủ (1-5 giờ sáng) thì yêu cầu nhiệt độ phải mát dịu để lượng mủ

lấy ra đạt chất lượng tốt và nhiều [24].

9


- Lượng mưa: Cây CS có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng thích
hợp nhất vẫn là những vùng đất có lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm. Tuy vậy đối
với các vùng có lượng mưa thấp <1500mm/năm thì lượng mưa cần phân bố đều
trong các tháng của năm. Đất trồng CS phải có khả năng giữ nước tốt, có thành
phần sét trong đất chiếm khoảng 25%. Ở những nơi không có những điều kiện

uế

thuận lợi như đã nêu ở trên thì cây CS cần lượng mưa trung bình hàng năm vào
khoảng 1800-2000mm [24].

tế
H

- Bên cạnh lượng mưa theo yêu cầu chung thì mưa buổi sáng có ảnh hưởng
lớn đến việc cạo mủ. Nếu mưa từ 5 giờ sáng kéo dài đến 12 giờ trưa thì việc cạo mủ
coi như không thực hiện được vì vỏ cây bị ướt và mủ sẽ bị rửa trôi nếu cạo mủ

h

trong thời điểm này.

in

- Gió: Tốc độ gió thích hợp là từ 1-2m/giây vì gió giúp cho cây thông

thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Nếu tốc độ

cK

gió từ 8-13,8m/giây (gió cấp 5- cấp 6) sẽ làm lá non bị xoắn lại, lá bị rách nên sẽ
ảnh hưởng đến việc tăng trưởng và phát triển của cây CS. Bản thân cây CS có tính
giòn, dễ gãy nên gió quá mạnh sẽ làm cây gãy đỗ và bị xóa sổ vườn cây [24].

họ

- Giờ chiếu sáng: Giờ chiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây CS bình quân từ
1800-2800 giờ/năm. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản

Đ
ại

lượng cao. Nếu sương mù quá nhiều gây ra một tiểu khí hậu ẩm ướt sẽ tạo cơ hội
cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây CS như trường hợp bệnh phấn
trắng trong thời gian qua.

ng

Điều kiện địa hình: Cây CS có khả năng sinh trưởng tốt ở địa hình không
cao so với mực nước biển, thường ở địa hình bằng phẳng hoặc dốc  5o là tốt nhất.

ườ

Nếu có độ dốc cao, sẽ bị rửa trôi lớn, sạt lở và nếu là trong lòng chảo có độ cao thấp
sẽ gây tình trạng ngập úng. Do vậy, cây CS được phân bổ chủ yếu trên vùng đất gò


Tr

đồi và núi thấp, có địa hình chia cắt nhẹ, dốc thoải, thoát nước tốt. Nếu điạ hình quá
cao so với mực nước biển thì cây càng chậm lớn và năng suất thấp. Hơn nữa, những
DT ở trên đất dốc sẽ phải có chi phí về hệ thống đê, mương lớn cũng như sẽ gặp
khó khăn trong công tác cạo mủ, thu mủ,vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
Điều kiện về đất đai: Cây CS có thể phát triển trên các loại đất khác nhau, ở
vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, nhưng hiệu kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý khi

10


nhân trồng CS trên quy mô lớn vì chu kỳ SX và KD kéo dài, đầu tư lớn, nên sẽ rủi ro
cao nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng. Do vậy việc lựa chọn các vùng đất thích hợp
cho cây CS là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.
- Cao trình: Cây CS thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đối thấp.
Càng lên cao càng bất lợi do nhiệt độ thấp dần và gió càng mạnh. Độ cao thích hợp

uế

nhất là 500-600m so với mực nước biển.

- Độ dốc: Đất càng dốc thì độ xói mòn càng lớn, khiến cho chất dinh dưỡng

tế
H

ở trong đất nhất là lớp đất mặt bị mất đi. Khi trồng cây CS ở vùng đất dốc nên có hệ
thống chống xói mòn đất, vì vậy nên trồng CS ở khu ít đất dốc.
- Độ pH: Thích hợp cho cây CS là 4,5-5,5


h

- Đất có tầng canh tác dày khoảng 2m, tuy nhiên trên thực tế các loại đất có

in

tầng canh tác dày từ 1 mét trở lên có thể xem là đạt yêu cầu để trồng CS. [24]
* Kỹ thuật khai thác mủ:

cK

Khai thác mủ (cạo mủ) là động tác kỹ thuật cắt một khoảng vỏ trên cây CS.
Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm trong lớp vỏ cạo khiến cho chất
dịch trong ống mủ chảy tràn ra ngoài để thu được một số sản phẩm đặc biệt gọi là

họ

mủ CS. Sản lượng khai thác mủ phụ thuộc vào:
Tỷ lệ cây sống cho sản phẩm:

Đ
ại

Quy trình kỹ thuật thông thường được áp dụng hiện nay là trồng 550 - 555
cây trên 1 ha, nhưng đến thời kỳ thu hoạch chỉ còn khoảng 70,00-80,00% cây sống
sót. Số cây cho mủ càng nhiều thì sản lượng trên 1 đơn vị DT đất càng cao.
Tiêu chuẩn cây cạo:

ng


Khi vành thân (đường kính vành thân) đạt 42-50cm trở lên, điểm đo cách

ườ

mặt đất 60cm (nếu là cây thực sinh), và 1m (nếu là cây ghép) thì có thể đưa vào
khai thác.

Tr

Chất lượng mủ CS:
Nếu chăm sóc tốt thì chất lượng mủ càng cao, ảnh hưởng đến cả giá bán mủ,

mủ càng chất lượng (độ DRC cao) thì giá bán càng cao.
Năng suất mủ trên một cây CS:
Nếu trồng đúng quy trình kỹ thuật, thì đến năm thứ 10 trở đi CS sẽ cho sản
lượng cao nhất và ổn định, đó là thời kỳ thịnh vượng nhất.

11


Thời vụ cạo trong năm:
Việc mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào
tháng 3 - 4 và tháng 10 - 11.
Phụ thuộc nhiều vào thời tiết ở địa phương, ở khu vực Nam Đông, do thời
Độ sâu cạo mủ:

uế

gian mùa mưa đến sớm nên chỉ có thể cạo được 180 ngày (nhát cạo) trong 1 năm.

Cạo cách tượng tầng 1,00 - 1,20mm (1mm cho lát cạo xuôi; 1,20 - 1,50mm

tế
H

cho lát cạo ngược). Độ sâu lát cạo thích hợp nhất là 1,00 - 1,05 mm.

Tóm lại, cạo mủ CS là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, trình độ kỹ thuật
và tính kỷ luật cao. Sự khai thác CS hợp lý sẽ tạo nên sự cân bằng giữa hoạt động
tái tạo mủ của các tế bào ống mủ với những hoạt động sinh lý khác trong cây nhằm

in

mang lại hiệu quả kinh tế cho cây CS.

h

đảm bảo thu được lượng mủ cao mà không ảnh hưởng đến đời sống lâu dài của cây

cK

1.1.2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa kinh tế của cây cao su

Cây CS được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào sản phẩm
đặc biệt của cây là mủ CS, đó là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công

họ

nghiệp hiện nay. Ngoài ra cây CS còn cho các sản phẩm khác cũng có công dụng
không kém phần quan trọng như: gỗ, dầu hạt... Cây CS còn có tác dụng bảo vệ môi


Đ
ại

trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là các vùng miền núi, góp phần
bảo vệ an ninh quốc phòng tại các vùng biên giới.
Theo các chuyên gia ở Tập đoàn CS Việt Nam, vào năm 2010, DT CS có thể
đạt mức 700.000 ha; trong đó DT khai thác từ 420.000 đến 450.000 ha và cho sản

ng

lượng trên 600.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được ở mức trên 1 tỷ USD.

ườ

Đến năm 2015, DT khai thác đạt 520.000 đến 530.000 ha, và sản lượng ước đạt
750.000 - 800.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 - 1,6 tỷ USD. vị thế của ngành
CS Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Trước năm 2005, Việt Nam

Tr

là nước SX CS thiên nhiên đứng thứ 6 trên thế giới (sau các nước Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc).
Năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn
lên hàng thứ 5. Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4,
với sản lượng tăng dần qua các năm, từ 273.400 tấn (năm 2000), lên 308.100 tấn

12



(2001), 454.800 tấn (2002), 433.106 tấn (2003), 513.252 tấn (2004), 587.110 tấn
(2005) và 690.000 tấn (năm 2006).
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu CS của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006
bình quân đạt 17,66%/năm, là cao nhất vùng Đông Nam Á trong khi đó Thái Lan
(2,37%), Indonesia (5,27%), Malaysia (3,52%). Năm 2005, tổng kim ngạch xuất

uế

khẩu CS đạt 804 triệu USD (xếp thứ 2 trong số các mặt hàng nông SX khẩu sau

tế
H

gạo); năm 2006 đã đạt 1,27 tỷ USD.

Theo tính toán, năm 2006, bình quân mỗi ha CS đã đạt mức tổng thu khoảng
46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng (đối với CS tiểu
điền), trung bình của Tổng Cty CS Việt Nam đạt mức bình quân hơn 50 triệu

h

đồng/ha.

in

Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây CS còn góp phần giải
quyết việc làm cho khoảng 110.000 LĐ khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông

cK


dân tiểu điền. Những năm gần đây, do thị trường và giá cả thuận lợi, năng suất lại
gia tăng nên thu nhập của người trồng CS có nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa

họ

phương đã sử dụng cây CS như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.
Thực tế, tại các vùng trồng cây CS, hệ thống giao thông vận chuyển được
đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn,

gần đây.

Đ
ại

nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây CS trong những năm

Với DT năm 2006 khoảng 500.000 ha, cây CS cũng còn được các chuyên gia

ng

đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn đất, nhất là tại
các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.

ườ

Nghiên cứu và dự báo của nhiều tổ chức quốc tế đều cho rằng nhu cầu CS thiên

nhiên sẽ còn gia tăng liên tục cho đến năm 2035. Các nước như Thái Lan, Indonesia

Tr


cũng đã có các chương trình khuyến khích phát triển cây CS. Malaysia còn đưa phát triển
CS vào các dự án trồng rừng. Trung Quốc cũng đang khuyến khích các nhà đầu tư của
mình vào trồng CS tại các nước Philippines, Lào, Campuchia...
Hiện nay có 500.000 ha rừng CS khai thác nhựa, chu kỳ khai thác nhựa 25
năm. Như vậy mỗi năm có khoảng 20.000 ha CS thanh lý sau khai thác nhựa.

13


Những DT này đưa vào khai thác cho sản lượng bình quân 50m3 gỗ CS/ha, hàng
năm cung cấp ra thị trường khoảng 1 triệu m3 gỗ để làm hàng mộc xuất khẩu.
Các chuyên gia cũng cho biết, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành
CS, có cả phần xuất khẩu đồ gỗ CS vào khoảng 190 triệu USD, tức chiếm khoảng
10% trong năm 2006. Triển vọng xuất khẩu đồ gỗ từ cây CS trong tương lai sẽ còn

uế

gia tăng, ước đạt 400-500 triệu USD/năm là hoàn toàn khả thi. Ngoài ra, với việc

tế
H

cải thiện các quy trình công nghệ chế biến sản phẩm mủ CS ngày càng hiện đại hơn,
chắc chắn giá trị gia tăng của các ngành hàng CS sẽ còn cao hơn.
Các sản phẩm kinh tế
+ Mủ cao su nguyên liệu

h


Sản phẩm chủ yếu của CS là mủ CS với các đặc tính hơn hẳn CS tổng hợp về

in

độ giãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ
luyện... Mủ CS là nguyên liệu không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của

cK

con người. Các sản phẩm CS có thể chia thành các loại chính như: Vỏ, ruột xe; các vật
dụng phục vụ cho công nghiệp, y tế...

họ

+ Gỗ cao su

Khi CS hết niên hạn kinh tế phải thanh lý thì gỗ CS là một sản phẩm rất quan
trọng, một nguồn kinh tế đáng kể. Sản lượng gỗ tùy thuộc vào mật độ cây còn lại trên

Đ
ại

vườn và vào độ lớn của cây (đường kính, chiều cao cây...), nếu tính bình quân vườn cây
CS khi thanh lý còn 200 cây với sản lượng gỗ bình quân là 0,25 - 0,3 m3 gỗ/cây thì mỗi
ha CS có được 50 - 60 m3 gỗ và một khối lượng củi ước lượng từ 30 - 40% lượng gỗ. Gỗ

ng

CS đang được giới tiêu thụ trên thế giới ưa chuộng.
+ Dầu hạt cao su


ườ

Vườn cây CS trưởng thành (6-7 tuổi trở lên) hàng năm sẽ SX hạt CS với khối

Tr

lượng 200-300kg/ha.
Nhân hạt CS ngoài thành phần dầu còn chứa một tỷ lệ đáng kể protein nên

bánh dầu của hạt sau khi ép được dùng làm thức ăn gia súc bằng cách pha trộn với
cám theo một tỷ lệ thích hợp. Bên cạnh đó sử dụng dầu hạt CS để SX sơn, vecni; xà
phòng; và một số chất độn pha thuốc kích thích mủ CS [13].

14


+ Mật ong
Ngoài các sản phẩm nêu trên, hàng năm vào mùa CS ra lá non vừa ổn định,
có thể nuôi ong để lấy mật từ các tuyến mật ở cuống lá. Chất lượng mật ong từ cây
CS rất tốt và có màu sáng. Khoảng 30% lượng mật ong SX từ Ấn độ là thu hoạch từ
vườn CS. Tại Việt Nam, các nhà nuôi ong hằng năm vẫn đưa đàn ong vào các vườn

uế

CS vào mùa thích hợp để lấy mật ong.
+ Các sản phẩm khác

tế
H


Ngoài các sản phẩm nêu trên, trong vườn cây CS còn có thể thu được các sản

phẩm do các cây trồng giữa hàng CS trong thời gian KTCB như: Cây thảm phủ, cây
trồng xen...

Ngoài ra có thể chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm trong vườn CS.

h

1.1.3. Khoán vườn cây cao su cho hộ công nhân

in

1.1.3.1. Khái niệm khoán vườn cây cao su

cK

+ Giao khoán: Giao khoán là sự thống nhất cho một hoặc một số thỏa thuận
giữa bên giao khoán và bên nhận khoán về các chỉ tiêu, định mức, cách thức làm
việc,… để thực hiện một hoặc một số công việc trong một quá trình sản xuất (SX),

họ

một chính sách hoặc một dự án.

Đối với phạm vi nghiên cứu của đề tài, do hạn chế về thời gian, không gian
và điều kiện về năng lực, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và hoàn thiện mô hình

Đ

ại

giao khoán đối với hộ nông nghiệp SX trồng cây cao su kinh doanh (CSKD).
+Vườn cây cao su kinh doanh: là vườn cây SX gồm các cây CSKD được
trồng cho mục đích kinh doanh (KD) thông qua việc lấy mủ và chu kỳ sống của cây

ng

được tính từ lúc trồng cho đến khi cây hết cho mủ.
+ Giao khoán vườn cây (GKVC) CSKD: là khái quát những điểm chung nhất về

ườ

cách thức tổ chức SX KD vườn cây cao su (CS) của đơn vị và tuân theo các hệ thống chỉ

Tr

tiêu, định mức, tác động lên cây CS được thỏa thuận giữa hai bên.
Bên giao khoán: là tổ chức có tài sản, có cơ sở vật chất, có tư cách pháp

nhân, có các chỉ tiêu, định mức điều chỉnh công việc giao khoán trong một số giai
đoạn của quá trình SX.
Bên nhận khoán là các cá nhân, tổ chức bỏ sức lao động (LĐ) và trí lực
tham gia làm việc của một quá trình SX và tuân theo các chỉ tiêu định mức mà bên
giao khoán đặt ra.

15



×