Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bình luận bản án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.13 KB, 16 trang )

BÌNH LUẬN BẢN ÁN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

VỤ VIỆC SỐ 1. Tranh chấp hợp đồng mua bán dây chuyền thiết bị giữa Công
ty xây dựng A và Công ty trách nhiệm hữu hạn TX
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Công ty xây dựng A thuộc Tổng công ty xây dựng MT là doanh nghiệp nhà nước
được cổ phần hóa thành Công ty cổ phần xây dựng 81.
Trước đó, ngày 24/7/2010, Công ty xây dựng A và Công ty trách nhiệm hữu hạn TX
(gọi tắt là Công ty TX) ký Hợp đồng mua bán số 611/HĐKT/2010 kèm theo các phụ lục
hợp đồng với nội dung: Công ty TX cung cấp cho Công ty xây dựng A dây chuyền thiết
bị đồng bộ sản xuất tấm trần nhựa; dây chuyền sản xuất phụ kiện PVC và các hệ thống
điện động lực, hệ thống nước làm mát, hệ thống khí nén dùng cho các dây chuyền trên.
Tổng giá trị hợp đồng là 212.304 USD. Thời gian giao hàng là 45 ngày; thời gian đưa dây
chuyền vào hoạt động là 90 ngày, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Thực hiện Hợp đồng, ngày 31/12/2010 Công ty TX đã bàn giao toàn bộ 03 dây
chuyền và được hai bên ký nhận vào biên bản ngày 01/01/2011. Ngày 21, 22/9/2011, hai
bên ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên Công ty
xây dựng A mới chỉ thanh toán 100.000 USD cho Công ty TX.
Trong quá trình phát sinh tranh chấp về việc thanh toán thì Công ty cổ phần xây
dựng A được tách thành hai công ty là Công ty cổ phần xây dựng A và Công ty cổ phần
xây dựng B, một số hàng hoá mua của Công ty TX đã chuyển giao cho Công ty cổ phần
xây dựng B quản lý, sử dụng.
Đầu năm 2012, Công ty TX khởi kiện yêu cầu Công ty cổ phần xây dựng A thanh
toán 112.304 USD và lãi chậm trả là 896.690.273 đồng.
1


Bình luận:
- Có quan điểm cho rằng việc tách công ty là chuyện nội bộ của Công ty cổ phần
xây dựng A nên chỉ xác định Công ty cổ phần xây dựng A là bị đơn. Quan điểm này là


không đúng.
Trước hết cần xác định việc Công ty TX khởi kiện Công ty cổ phần xây dựng A là
đúng vì Công ty này kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của Công ty xây dựng
A trước khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, sau khi cổ phần hóa, trong quá trình thực hiện hợp
đồng, Công ty cổ phần xây dựng A đã được tách thành hai Công ty là Công ty cổ phần
xây dựng A và Công ty cổ phần xây dựng B, vì vậy, phải áp dụng khoản 3 Điều 151 Luật
Doanh nghiệp 2005 để xác định trách nhiệm liên đới của công ty bị tách và công ty được
tách về các khoản nợ chưa thanh toán, cụ thể là trách nhiệm của Công ty cổ phần xây
dựng A và Công ty cổ phần xây dựng B.
Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
Tách doanh nghiệp
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một
phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc
một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền
và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của
công ty bị tách.
2. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như
sau:
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị
tách thông qua quyết định tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của
công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị
tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách;
thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ
2


nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông
qua quyết định.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông

qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy
định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết
định tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ,
khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.
Vì vậy, nếu giữa TX và Công ty cổ phần A, Công ty cổ phần B đã có thoả thuận về
việc Công ty cổ phần A chịu toàn bộ trách nhiệm về nghĩa vụ thanh toán đối với hợp
đồng này thì mới xác định chỉ Công ty cổ phần A là bị đơn của vụ kiện.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá giữa hai bên thoả thuận thanh toán bằng USD là đã
vi phạm quy định về hạn chế giao dịch bằng ngoại hối (Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối năm
2005 và Điều 29 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi
hành pháp lệnh Ngoại hối (49)). Hợp đồng được coi là vô hiệu do vi phạm điều cấm theo
quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005.
Điều 122 BLDS quy định:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội;
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
3


Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp
pháp luật có quy định.
Các trường hợp được coi là vi phạm điều luật “cấm” là vi phạm những quy định
cấm không được làm (ví dụ: Điều 11 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về các hành

vi bị cấm), không cho phép làm mà vẫn làm (ví dụ: quy định của Điều 22 Pháp lệnh
Ngoại hối), không có thẩm quyền làm mà vẫn làm (ví dụ: chồng tự định đoạt tài sản
chung vợ chồng khi chưa có sự đồng ý của vợ) và buộc phải làm mà không làm (ví dụ:
doanh nghiệp buộc phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký nhưng
đã kinh doanh không đúng).
Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối quy định:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người
cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ
chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại
lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Điều 29 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP quy định:
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người
cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau:
- Các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ
ngoại hối;
- Người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản
(giữa

đơn

vị





cách pháp nhân với đơn vị hạch toán phụ thuộc và ngược lại);
- Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam;
- Người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng uỷ

thác xuất, nhập khẩu;
4


- Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán
bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và
chuyển ra nước ngoài;
- Người cư trú là tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm được nhận ngoại tệ chuyển
khoản của người mua bảo hiểm đối với các loại hàng hoá và dịch vụ phải mua tái bảo
hiểm ở nước ngoài;
- Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở
khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được nhận
thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam từ việc cung cấp hàng hoá và cung ứng dịch
vụ;
- Người cư trú là cơ quan hải quan, công an cửa khẩu tại các cửa khẩu quốc tế và
kho ngoại quan được nhận ngoại tệ từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị
thực xuất nhập cảnh hoặc phí cung ứng dịch vụ;
- Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được thu phí thị thực
xuất nhập cảnh và các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ;
- Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng
và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức;
- Người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú
khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ;
- Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét,
chấp thuận.
VỤ VIỆC SỐ 2. Tranh chấp hợp đồng mua bán thiết bị điện tử giữa Công ty
thương mại - dịch vụ - xây dựng TL (sau đây gọi tắt là Công ty TL) và Cửa hàng âm
thanh - ánh sáng - nhạc cụ DT (sau đây gọi tắt là Cửa hàng DT)
Tóm tắt nội dung vụ việc:


5


Công ty TL và Cửa hàng DT (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh
doanh cá thể là Cơ sở DT do Ông Nguyễn D T là chủ cơ sở) ký kết Hợp đồng mua bán
hàng hoá số 1905 HQ06 ngày 19/5/2010 và Phụ lục Hợp đồng số 1905 PLHQ ngày
27/6/2010. Nội dung chính của hợp đồng là Cửa hàng âm thanh - ánh sáng - nhạc cụ DT
bán cho Công ty TL 08 thiết bị điện tử (âm thanh, ánh sáng) với tổng giá trị là
190.366.000 đồng, gồm: Mixer Mackie 12 CH; Digitech Multi Effect; Loa JBL Full
Range 2 Way-15” 600W; Loa IBL Subwoofer Bass-18”X2-1200W; Ce Ance Amplifier
3600W; Shure Wrieless Microphone-UHF; Dây loa + dây tín hiệu; Jack Speakon ra loa;
hợp đồng và phụ lục hợp đồng còn ghi rõ số lượng, chủng loại, model, xuất xứ mỗi loại
thiết bị, thời gian giao nhận và bảo hành thiết bị… Hợp đồng có quy định trong trường
hợp phát sinh tranh chấp, vụ việc sẽ được trung tâm trọng tài thương mại tại Hà Nội giải
quyết.
Sau khi nhận hàng được khoảng 4 tháng, Công ty TL mới phát hiện thiếu hàng và
có văn bản đề nghị Cửa hàng DT giao thêm hàng còn thiếu nhưng Cửa hàng từ chối. Hai
bên không giải quyết được tranh chấp nên ngày 27/7/2011, Công ty TL khởi kiện ra
Trung tâm trọng tài X tại Hà Nội để buộc Cửa hàng DT phải giao đủ hàng, nếu không sẽ
huỷ hợp đồng.
Bình luận:
- Thoả thuận trọng tài bị vô hiệu theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài
thương mại, vì vậy, Công ty TL phải khởi kiện ra Toà án mới đúng thẩm quyền (Điều 5
Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003).
Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định:
Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện
tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Mặc dù thời điểm Công ty TL khởi kiện, Luật Trọng tài thương mại đã có hiệu lực
(01/01/2011) nhưng hợp đồng được xác lập vào thời điểm Pháp lệnh Trọng tài thương
mại đang có hiệu lực nên theo nguyên tắc áp dụng luật vào thời điểm xác lập giao dịch và

6


theo quy định tại Điều 81 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì hợp đồng vẫn chịu sự
điều chỉnh của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 để xem xét về hiệu lực của thỏa
thuận trọng tài.
Điều 81 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định:
Hiệu lực thi hành của Luật Trọng tài thương mại
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 03/2003/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày
Luật này có hiệu lực.
Các thỏa thuận trọng tài được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực được thực
hiện theo các quy định của pháp luật tại thời điểm ký thỏa thuận trọng tài.
Như vậy theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại thì thoả thuận
trọng tài sẽ bị vô hiệu vì không quy định rõ tên trung tâm trọng tài cụ thể có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp, trừ khi các bên có thoả thuận bổ sung. Tại Hà Nội không chỉ có
duy nhất một Trung tâm trọng tài, vì vậy thoả thuận trọng tài của các bên trong hợp đồng
không có hiệu lực. Trong trường hợp này, Công ty TL nếu không thoả thuận được với
Cửa hàng DT về tổ chức trọng tài cụ thể nào tại Hà Nội có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp thì sẽ phải khởi kiện vụ việc ra Toà án theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài
thương mại.
Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại quy định:
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
- Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản
3 Điều 2 của Pháp lệnh này;
- Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp
luật;
- Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

7



- Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp,
tổ chức trọng tài có thẩm giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận
bổ sung;
- Thỏa thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này;
- Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa
thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là sáu
tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài
mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
Nếu thời điểm ký hợp đồng là sau ngày 01/01/2011 thì thoả thuận trọng tài của các
bên không bị coi là vô hiệu. Trong trường hợp này nguyên đơn và bị đơn sẽ phải thống
nhất để chọn một trung tâm trọng tài cụ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, nếu hai
bên không thống nhất được thì nguyên đơn có quyền lựa chọn.
- Công ty TL đã mất quyền khiếu nại đối với lô hàng theo quy định của Điều 318
Luật Thương mại năm 2005 về thời hạn khiếu nại nên yêu cầu khởi kiện của Công ty TL
sẽ không được Toà án chấp nhận.
Điều 318 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Thời hạn khiếu nại
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu
nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được
quy định như sau:
1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2.Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong
trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời
hạn bảo hành;

8



3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại
về các vi phạm khác.
Theo quy định của Điều 318 thì Công ty TL có quyền khiếu nại đối với số lượng
hàng hoá trong vòng 3 tháng kể từ ngày giao hàng nếu hợp đồng không có thoả thuận
khác. Trên thực tế, sau gần 4 tháng kể từ ngày giao hàng Công ty TL mới phát hiện thiếu
hàng và có văn bản đề nghị Cửa hàng DT giao đủ hàng là đã mất quyền khiếu nại đối với
hàng thiếu. Điều đó đồng nghĩa với việc Cửa hàng DT không có vi phạm, vì vậy yêu cầu
khởi

kiện

của

Công

ty

TLsẽ

không

được

Toà

án

chấp nhận (Tham khảo thêm: Báo cáo tổng kết ngành Toà án năm 2006).
VỤ VIỆC SỐ 3. Tranh chấp hợp đồng mua khoai mì lát giữa Công ty trách

nhiệm hữu hạn thương mại HN (sau đây gọi tắt là HN) và Doanh nghiệp tư nhân
Ánh P (sau đây gọi tắt là Ánh P)
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 20/3/2009, HN ký Hợp đồng số 34/HĐĐN-06 mua khoai mì lát của Ánh P số
lượng 3.000 tấn, đơn giá 1.730.000 đồng/1tấn, tổng giá trị hợp đồng là 5,19 tỷ đồng.
Ngày 09/5/2009, HN tiếp tục ký Hợp đồng số 35/HĐĐN-06, mua khoai mì lát của Ánh P,
số lượng 2.000 tấn, đơn giá 1.730.000 đồng/tấn, tổng giá trị hợp đồng là 3.460.000.000
đồng. Tổng giá trị hai hợp đồng là 8.650.000.000 đồng.
Thực hiện hợp đồng, HN đã thanh toán cho Ánh P bằng chuyển khoản 7 lần (từ
ngày 22/3/2009) với tổng số tiền là 8.000.000.000 đồng. Sau khi nhận tiền, Ánh P đã giao
cho HN 5.000 tấn khoai mì lát khô vào kho trữ hàng tại Campuchia do Ánh P thuê; Ánh P
cam kết sẽ giao hàng tại cảng Việt Nam theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.
Ngày 04/6/2009, hai bên lập Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát; theo đó, Ánh P
đồng ý mua lại số lượng (5.000 tấn mì lát) mà HN đã ứng tiền để Ánh P mua trữ với điều
kiện: Ánh P sẽ trả lại tiền của HN đã ứng tổng cộng là 08 tỷ đồng và tiền lãi là 160
đồng/1kg, tổng cộng 8.800.000.000 đồng; thời hạn thanh toán chậm chất là ngày
9


15/8/2009; nếu quá thời hạn trên mà không thanh toán thì Ánh P phải chịu lãi suất chậm
thanh toán 1,1%/tháng (kể từ ngày 16/6/2009) và phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh
toán là 10%/tháng (kể từ ngày 16/8/2009); cộng hai khoản là 11,1% /tháng trên số tiền
còn nợ.
Ngày 05/6/2009, Ánh P và Công ty HN ký Biên bản thanh lý hợp đồng số
38/BBTLHĐ/2009 với nội dung chính (tóm tắt): “... Hai bên thống nhất chấm dứt Hợp
đồng mua bán số 34/HĐĐN-06 ngày 20/3/2009 để được thay thế bằng một nghĩa vụ dân
sự khác, cụ thể: Ánh P xác nhận đã nhận đủ số tiền ứng trước mua hàng của HN… với số
lượng giá trị của 3.000 tấn khoai mì lát khô; nay Ánh P không muốn thực hiện tiếp tục
Hợp đồng số 34/HĐĐN-06 nên xin thanh lý hợp đồng và cam kết sẽ trả cho HN số tiền
đã thực nhận là 4.800.000.000 đồng và cộng với số tiền lãi mỗi kg khoai mì lát là 160

đồng/kg, tương tự số tiền là 480 triệu đồng; tổng cộng Ánh P phải thanh toán cho HN số
tiền là 5.280.000.000 đồng”.
Cùng ngày 05/6/2009, Ánh P cũng ký Biên bản thanh lý Hợp đồng số
39/BBTLHĐ/2009 với nội dung tương tự như Biên bản thanh lý hợp đồng số
38/BBTLHĐ/2009; theo đó, Ánh P xác nhận đã nhận đủ 3.200.000.000 đồng trị giá của
2.000 tấn khoai mì lát, nhưng chưa giao khoai mì lát khô cho HN và cam kết sẽ hoàn trả
cho HN số tiền 3,2 tỷ đồng; cộng với số tiền lãi mỗi kg khoai mì lát là 160đồng/kg, tương
tự số tiền là 320.000.000 đồng; tổng cộng là 3.520.000.000 đồng.
Sau khi ký biên bản thoả thuận mua lại khoai mì lát, Ánh P mới trả cho HN số tiền
800.000.000 đồng vào các ngày 11/7/2009 (500.000.000 đồng), ngày 12/8/2009
(100.000.000 đồng), và ngày 30/8/2009 (200.000.000 đồng) bao gồm 447.425.125 đồng
tiền

lãi



352.574.875

đồng

tiền

phạt

vi

phạm

nghĩa


vụ

thanh toán.
Ngày 30/8/2009, HN và Ánh P lập Phụ lục Biên bản thoả thuận bán khoai mì lát;
theo đó, Ánh P xác nhận còn nợ HN số tiền là 8.447.425.125 đồng và cam kết đến ngày
30/9/2009 mà chưa thanh toán hết thì Ánh P phải chịu thêm 5%/tháng trên tổng số tiền
còn nợ, cộng với 11,1%/tháng đã thoả thuận ngày 04/6/2009 là 16,1%/tháng.
10


Sau đó, HN và Ánh P đã nhiều lần đối chiếu công nợ và ngày 14/9/2010, hai bên lập
Biên bản thoả thuận giải quyết công nợ; theo đó, Ánh P xác nhận tính đến ngày
14/9/2010 còn nợ HN số tiền 41.475.062.625 đồng (gốc, lãi + phạt vi phạm nghĩa vụ
thanh toán (16,1%/tháng) nhưng xin HN chốt công nợ lại còn 30 tỷ đồng và chịu lãi suất
chậm thanh toán từ 01/7/2010 là 1,5%/tháng; đồng thời tự nguyện giao 5 Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (bản chính) cho HN để thế chấp đảm bảo thanh toán số nợ
29.574.453.657 đồng.
Ngày 05/12/2010, HN và Ánh P lập Biên bản làm việc; theo đó, Ánh P xác nhận nợ
quá hạn chưa thanh toán gồm nợ gốc 29.574.453.657 đồng và lãi quá hạn là
2.040.135.597 đồng; tổng cộng 31.614.589.254 đồng.
Do Ánh P nhiều lần xác nhận công nợ nhưng đến nay chưa trả, nên ngày 25/3/2011
Công ty HN khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện T, tỉnh N yêu cầu buộc Doanh nghiệp tư
nhân Ánh P trả tổng cộng số tiền là 31.614.589.254 đồng.
Bình luận:
- Trong tranh chấp này phải xác định chính xác bị đơn là chủ doanh nghiệp tư nhân
Ánh P chứ không phải là Doanh nghiệp tư nhân Ánh P theo quy định của khoản 3 Điều
143 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:
Quản lý doanh nghiệp

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh
nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và
vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
11


3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh
nghiệp.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Thoả thuận của các bên về phạt vi phạm hợp đồng cho hành vi vi phạm nghĩa vụ
thanh toán không phù hợp với quy định của Điều 301 và Điều 306 Luật Thương mại năm
2005.
Điều 306 không quy định một cách rõ ràng rằng khi bên mua vi phạm nghĩa vụ
thanh toán thì bên bán có quyền được yêu cầu bên mua thanh toán tiền lãi theo thoả thuận
hoặc theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và bên bán được quyền áp dụng
mức phạt khác, nhưng cụm từ “trừ trường hợp có thoả thuận khác” cũng có thể được
hiểu là trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác về mức phạt lãi hoặc trừ trường hợp
các bên có thoả thuận khác về phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán cộng với phạt lãi. Tuy
nhiên, theo cấu trúc Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 thì việc áp dụng nhiều mức
phạt là cho nhiều hành vi vi phạm khác nhau. Ở đây hành vi chậm thanh toán chỉ là một
hành vi vi phạm, vậy có đồng thời áp dụng cả Điều 301 và Điều 306 hay không là điều
chưa thực sự rõ ràng. Quan điểm của tác giả là chỉ áp dụng một mức phạt cho một hành
vi vi phạm, vì vậy, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc áp dụng mức phạt theo Điều 301
hoặc áp dụng mức phạt theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 cho một hành vi vi
phạm nghĩa vụ thanh toán.

Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Điều 266 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
12


1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định
có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các
bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định
có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng
trực tiếp yêu cầu giám định.
3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương
nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán
thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu
trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại
thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
- Việc Ánh P tự nguyện giao 05 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp
cho khoản nợ mà không thực hiện thủ tục công chứng là vi phạm quy định của Điều 130
Luật Đất đai. Mặt khác, nếu chế độ sử dụng đất của Ánh P là đất thuê trả tiền hàng năm
thì Ánh P chỉ được thế chấp tài sản trên đất để vay vốn của các tổ chức tín dụng theo quy
định của Điều 111 Luật Đất đai năm 2003.

Điều 111 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
Quyền



nghĩa

vụ

của

tổ

chức

kinh

tế

sử

dụng

đất thuê:
Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này;

13



b) Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại
các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh
theo quy định của pháp luật;
c) Bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê;
người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;
d) Cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được
phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu kinh tế;
Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi
hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho
nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các
quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật này trong thời hạn đã trả tiền thuê đất;
trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải
nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại
Điều 110 của Luật này.
Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ quy
định tại khoản 1 Điều này.
Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật về dân sự.
Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
Trình tự, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất và xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh để thu hồi nợ:
1. Việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ nộp
14


tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp bên thế chấp, bên được bảo lãnh là

hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển
cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công
chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ
gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc
chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất;
b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín
dụng, bên thế chấp, bên được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký thế
chấp, bảo lãnh theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh vào hồ sơ địa
chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho bên nhận bảo lãnh, bên nhận thế chấp.
2. Việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được
quy định như sau:
a) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, người đã thế chấp, đã được bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất gửi đơn xin xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh đến nơi đã
đăng ký thế chấp, bảo lãnh;
b) Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin xoá
đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra
việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của người xin xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo
lãnh và thực hiện việc xoá đăng ký thế chấp, xoá đăng ký bảo lãnh trong hồ sơ địa chính
và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp cần thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất khi xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh để thu hồi nợ thì
văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ

15


ban nhân dân cấp có thẩm quyền để làm thủ tục thu hồi hoặc cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất.
3. Việc xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh để thu hồi nợ được quy
định như sau:
a) Khi bên thế chấp, bên được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng thì quyền sử dụng đất
đã thế chấp, đã bảo lãnh được xử lý theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp, hợp đồng
bảo lãnh; trường hợp không xử lý được theo thoả thuận đã ghi trong hợp đồng thì bên
nhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được
thế chấp, đã được bảo lãnh cho người khác để thu hồi nợ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo
quy định của pháp luật;
b) Người nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm a khoản này được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng đất theo mục đích đã xác định và có các
quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này trong thời hạn sử dụng đất còn lại; đối với
đất ở thì người sử dụng đất được sử dụng ổn định lâu dài.

16



×