Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bình luận bản án tranh chấp hợp đồng xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.72 KB, 14 trang )

BÌNH LUẬN CÁC BẢN ÁN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

VỤ VIỆC SỐ 1. Tranh chấp hợp đồng tư vấn xây dựng giữa Công ty EDE ky
nghệ môi trường N (sau đây gọi tắt là Công ty EDE N) và Công ty cổ phần thương
mại du lịch P (sau đây gọi tắt là Công ty P)
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 24/6/2009, chủ đầu tư dự án - Công ty P có ký bản thỏa thuận giao cho Công
ty EDE N để thực hiện việc tư vấn thiết kế xây dựng và lập kế hoạch hoạt động của khu
công nghiệp - khu dân cư Xuyên Á tại Mỹ Hạnh, huyện ĐH, tỉnh L với tổng giá trị là
985.000 USD với thời gian thực hiện từ ngày 02/9 đến ngày 31/10/2009.
Công ty EDE N đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và giao đầy đủ các tài liệu tư vấn,
thiết kế cho Công ty P, nhưng Công ty P không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán như
thỏa thuận. Công ty EDE N yêu cầu Công ty P phải thanh toán số tiền còn thiếu của bản
thỏa thuận ngày 24/6/2009 là 563.500 USD; số tiền của bản thỏa thuận ngày 02/9/2009 là
280.500 USD; tổng cộng là 844.000 USD và tiền lãi phát sinh từ hai khoản tiền chậm trả
trên theo lãi suất chậm trả, tính từ ngày hết hạn thỏa thuận đến ngày xét xử sơ thẩm; buộc
Công ty P phải chịu phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vào thời điểm ký kết hợp đồng và phát sinh tranh chấp, Công ty EDE N đã có văn
phòng đại diện ở Việt Nam nhưng không có giấy phép thầu tư vấn xây dựng tại Việt
Nam.
Bình luận:
- Công ty EDE N ký kết và thực hiện hai thỏa thuận tư vấn xây dựng ngày
24/6/2009 và ngày 02/9/2009 do dự án xây dựng tại Việt Nam của Công ty P trong khi
không có “Giấy phép thầu tư vấn xây dựng” là vi phạm quy định tại Điều 5 Quyết định


số 87/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/5/2004 về việc ban hành Quy chế
quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Theo
Quyết định này để được thực hiện công việc tư vấn xây dựng tại Việt Nam, Công ty EDE
N phải có hồ sơ xin giấy phép thầu. Do đó, hai thỏa thuận tư vấn xây dựng được ký kết


đã vi phạm Điều 122 BLDS năm 2005 và đều bị vô hiệu toàn bộ.
Điều 5 Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg quy định:
1. Để được xem xét cấp giấy phép thầu tại Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải gửi
hồ sơ đăng ký tới cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tại Điều 10 và Điều 16 của Quy
chế này. Hồ sơ xin cấp giấy phép thầu gồm: a) Đơn xin cấp giấy phép thầu (theo mẫu do
Bộ Xây dựng hướng dẫn). b) Bản sao văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn
thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp. c) Bản sao Giấy phép thành lập và Điều lệ
công ty (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức, giấy phép hoạt động
tư vấn đối với cá nhân) và chứng chỉ hành nghề của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài
mang quốc tịch cấp. d) Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc
nhận thầu và báo cáo kiểm toán tài chính trong 3 năm gần nhất (đối với trường hợp nêu
tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này). e) Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc bản
cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ
sơ dự thầu hay hồ sơ chào thầu). g) Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là
người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
2. Đơn xin cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ, tài liệu khác
của nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự (trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc
Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác). Các giấy tờ, tài
liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công
chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Mặc dù Công ty EDE N là pháp nhân nước ngoài nhưng khi có tranh chấp, Công
ty EDE N có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên theo quy định tại mục 4 phần I của
Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân


dân tối cao hướng dẫn khoản 3 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự thì thẩm quyền giải quyết
vụ việc thuộc Toà án nhân dân cấp quận, huyện chứ không phải Toà án cấp tỉnh.
Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là

Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh
chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của
Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h
và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
2. Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 28
của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự
của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án nhân dân cấp huyện.
Mục 4 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP quy định:
4. 1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:
Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà
không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự, đương sự là
người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài


không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu
cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án.
Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con
nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của
nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại
khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ
chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại điện tại Việt Nam vào thời
điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự.
4.2. Tài sản ở nước ngoài
Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy đỉnh của BLDS ở ngoài biên
giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Toà án thụ lý
vụ việc dân sự.
4.3. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho
Toà án nước ngoài.
Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà
án nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành
một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Toà án Việt Nam không thể
thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện
hoặc đề nghị Toà án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
4.4. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án
Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
khoản 3 Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1, 4.2
và 4.3 mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền,


nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài,
cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án
nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3
Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1, 4.2 và 4.3
mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu
trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và
không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho

Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án
nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
VỤ VIỆC SỐ 2. Tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng giữa Công ty trách
nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ - tư vấn - đầu tư - xây dựng Song H (sau đây
gọi tắt là Công ty Song H) với bà Huỳnh Quế C
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Đầu năm 2010, Bà Huỳnh Quế C ký hợp đồng thi công xây dựng nhà với mục đích
cho Công ty điện thoại A thuê làm văn phòng giao dịch với Công ty Song H. Hợp đồng
đã được thực hiện, nhưng bà Huỳnh Quế C vẫn còn nợ số tiền thi công là 300.000.000
đồng. Trong quá trình trao đổi để giải quyết nợ, bà Huỳnh Quế C do già yếu và đau ốm
nên đã uỷ quyền cho con gái là Phạm K được toàn quyền đại diện thay mặt mình giải
quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng nói trên. Giấy uỷ quyền có ghi: “Kể từ ngày uỷ
quyền, Bà Phạm K sẽ được giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng xây dựng với
Công ty Song H, có quyền tham gia tố tụng tại Toà án khi cần thiết”. Sau nhiều lần hai
bên thương lượng không thành, Công ty Song H khởi kiện bà Phạm K ra Toà án để yêu
cầu trả nợ. Sau đó Công ty sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện với nội dung kiện bà Huỳnh
Quế C, rút yêu cầu khởi kiện đối với bà Phạm K.
Bình luận:


- Hợp đồng giữa Công ty Song H và bà Huỳnh Quế C là hợp đồng trong hoạt động
kinh doanh thương mại giữa pháp nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp với cá
nhân không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận nên mặc dù theo
quy định của khoản 1 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự, tranh chấp này không thuộc thẩm
quyền của Toà kinh tế, nhưng theo quy định hướng dẫn của Nghị quyết 01/2005/NQHĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì loại tranh
chấp trên được giao cho Toà kinh tế giải quyết.
Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ

chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;


n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Mục 1 Phần I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn giải quyết các vụ việc dân sự:
Căn cứ vào Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Chương III Phần thứ nhất của Bộ luật
Tố tụng dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động Toà án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tố tụng dân sự được thực hiện như
sau:
a) Toà dân sự có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về

dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại các Điều 25, 26, 27 và 28 của Bộ luật Tố tụng
dân sự;
b) Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về
kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các
tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh
doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận;
c) Toà lao động có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về
lao động quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự;
- Do nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện đối với bà K nên Toà án sẽ phải ra quyết
định đình chỉ giải quyết yêu cầu đối với bà K theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004.


Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định về việc đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không
được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ
quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi
kiện không có quyền khởi kiện;
d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn
hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;
đ) Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án;
e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
g) Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

h) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
2. Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xoá tên vụ án đó trong sổ
thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu vụ án
thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 168 của Bộ luật này.
VỤ VIỆC SỐ 3. Tranh chấp hợp đồng giao nhận thầu cơ khí lắp dựng công
trình giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại dịch vụ T (sau đây
viết tắt là Công ty T) và Công ty trách nhiệm hữu hạn S (sau đây viết tắt là Công ty
S)
Tóm tắt nội dung vụ việc:


Ngày 20/5/2011, Công ty T và Công ty S đã ký kết Hợp đồng giao nhận thầu cơ khí
lắp dựng công trình số 02/HĐXL với hạng mục là cơ khí lắp dựng, tổng diện tích xây
dựng là (96x36) m = 3456m2, giá trị hợp đồng là 1.425.000.000 đồng. Hai bên đã thực
hiện xong hợp đồng này, khối lượng, chất lượng công trình đã được nghiệm thu và đưa
vào sử dụng. Thời gian bảo hành là 03 năm, kể từ ngày bàn giao. Ngoài hợp đồng nêu
trên, hai bên còn ký kết 02 Phụ lục hợp đồng gồm Phụ lục ngày 22/6/2011 với nội dung:
Công ty T xây dựng công trình công nghiệp là nhà xưởng sản xuất mở rộng của Công ty
S (đổ móng nền nhà xưởng) với giá trị Phụ lục hợp đồng là 368.800.000 đồng. Phương
thức thanh toán làm 4 đợt. Thời gian bảo hành công trình cũng là 03 năm, kể từ ngày
nghiệm thu bàn giao.
Công ty T đã thi công xong công trình, hai bên đã lập biên bản nghiệm thu vào ngày
10/10/2011, Công ty S đã thanh toán được 03 đợt. Số tiền còn lại của đợt thứ 4 là
110.640.000 đồng, Công ty S chưa thanh toán.
Phụ lục ngày 06/7/2011 với nội dung: Công ty T thực hiện việc lắp đặt tấm vách
ngăn 3D, thay cho vách gạch và Tole. Giá trị của Phụ lục hợp đồng này là 303.000.000
đồng. Phương thức thanh toán làm 05 đợt. Công ty T đã thi công xong công trình, phụ lục
hợp đồng được Công ty T và giám sát công trình của Công ty S là ông Nguyễn Trung Th
ký biên bản nghiệm thu vào ngày 03/11/2011. Công ty S đã thanh toán được 04 đợt. Số
tiền còn nợ của đợt thứ 5 là 60.075.360 đồng, Công ty S chưa thanh toán vì công trình

đang trong giai đoạn bảo hành và có lỗi về kỹ thuật.
Công ty T khởi kiện tại Tòa án với yêu cầu Công ty S phải thanh toán số tiền còn
thiếu của 02 Phụ lục hợp đồng và tiền phạt vi phạm hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa
vụ thanh toán tổng là 197.167.055 đồng và đã được Toà án chấp nhận.
Công ty S cũng có yêu cầu phản tố về việc buộc Công ty T sửa chữa sự cố là sơn
phủ toàn bộ diện tích nền nhà xưởng là 3456m2 bằng sơn chống mài mòn Epoxy, tháo dỡ
và lắp dựng lại toàn bộ tấm vách 3D hoặc nếu không sửa chữa thì phải bồi thường
1.200.000.000 đồng. Trước khi vụ án được thụ lý, Công ty S đã đơn phương thuê Công ty
cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Chi nhánh Miền Nam tiến hành kiểm định


chất lượng tấm vách 3D và sơn phù nền Epoxy mà không có sự thỏa thuận của Công ty
T. Công ty T đã có yêu cầu giám định lại nhưng Tòa án vẫn công nhận kết quả kiểm định,
không chấp nhận yêu cầu giám định lại của Công ty T.
Bình luận:
- Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty T về việc buộc Công ty S
trả toàn bộ số tiền xây dựng công trình (hợp đồng ngày 28/5/2011 và 02 bản Phụ lục hợp
đồng kèm theo) còn thiếu là 197.167.055 đồng, trong khi công trình đang trong giai đoạn
bảo hành và có lỗi kỹ thuật cần phải khắc phục là vi phạm Điều 29, Điều 30 Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây
dựng.
Điều 29 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP quy định:
Bảo hành công trình xây dựng
1. Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng
mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thành để đưa vào sử dụng và được
quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình còn lại.
2. Mức tiền bảo hành công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình

có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo các mức sau:
- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây
dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình xây
dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.


b) Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình
chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được
chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;
c) Tiền bảo hành công trình xây dựng, bảo hành thiết bị công trình được tính theo
lãi suất ngân hàng do hai bên thoả thuận. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và chủ
đầu tư có thể thỏa thuận việc thay thế tiền bảo hành công trình xây dựng bằng thư bảo
lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương.
Điều 30 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP quy định:
Trách

nhiệm

của

các

bên

về

bảo

hành


công

trình

xây dựng:
1. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm sau
đây:
a) Kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu
thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế.
Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ đầu tư, chủ sở hữu
hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện.
Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành công trình xây dựng;
b) Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây
dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng;
c) Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây
dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình
có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ
quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi phí tổn khắc phục;


b) Từ chối bảo hành công trình xây dựng và thiết bị công trình trong các trường hợp
sau đây:
- Công trình xây dựng và thiết bị công trình hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu
gây ra;
- Chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền
buộc tháo dỡ;
- Sử dụng thiết bị, công trình xây dựng sai quy trình vận hành.

3. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi
công xây dựng công trình, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình phải bồi
thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng công trình xây dựng, sự cố công trình
xây dựng kể cả sau thời gian bảo hành, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy
định của pháp luật.
- Việc Toà án chấp nhận kết quả giám định của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và
thiết kế xây dựng chi nhánh Miền Nam mà Công ty S thuê để làm căn cứ chấp nhận yêu
cầu phản tố của Công ty S là vi phạm Điều 67, Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng
dẫn tại tiểu mục 6.2 mục 6 phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ”.
Điều 67 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Người giám định
Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của
pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định được các bên đương sự thoả thuận lựa
chọn hoặc được Toà án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc
các bên đương sự.
Điều 90 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:
Trưng cầu giám định


1. Theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một
hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định
trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám
định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám
định.
2. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám
định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi
phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết

định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Việc giám định lại có thể do người đã tiến
hành giám định trước đó thực hiện hoặc do tổ chức chuyên môn khác thực hiện theo quy
định của pháp luật.
Tiểu mục 6 phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP quy định:
6.1. Sự thoả thuận lựa chọn hoặc yêu cầu Toà án trưng cầu giám định phải được thể
hiện bằng văn bản (có thể làm bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi
trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất).
6.2. Thẩm phán phải căn cứ vào Điều 90 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Pháp lệnh
Giám định tư pháp, Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp để ra quyết định trưng
cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên Toà án ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức giám định nếu Toà án trưng cầu tổ chức giám định hoặc
họ, tên, địa chỉ của người giám định viên được trưng cầu giám định nếu Toà án trưng cầu
người đó tiến hành giám định;
c) Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định;
d) Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo;


đ) Những vấn đề cần giám định;
e) Các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định;
g) Thời hạn trả kết luận giám định.
6.3. Quyết định trưng cầu giám định phải được gửi cho các đương sự, tổ chức giám
định tư pháp, giám định viên.



×