Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát
triển khu vực Mỹ Latinh sau chiến tranh lạnh
Tổng quan
Nghiên cứu về sự nghiệp đổi mới ở nước ta và cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước
đang phát triển khu vực Mỹ La tinh sau chiến tranh lạnh là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, đề
cập đến vấn đề này có thể kể đến những công trình: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh
đạo sự nghiệp đổi mới đất nước (2008), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội; Đảng Cộng sản Việt Nam
(2005), “Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006)”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Trọng Phúc (2005), “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đổi mới”,
Tạp chí Lịch sử Đảng (01); Nguyễn Phú Trọng (2008), “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn
đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (1993), “Chủ nghĩa xã hội
hiện thực – khủng hoảng, đổi mới và xu hướng phát triển”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn
Hoàng Giáp (2006), “Sự phối hợp hoạt động của Đảng Cộng sản và cánh tả trên thế giới hiện nay”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Hoàng Giáp – Nguyễn Thị Quế (2007), “Phong trào cộng sản
quốc tế trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (21); Nguyễn Hoàng Giáp – Nguyễn Thị Quế
(11/2004), “Phong trào cộng sản ở các nước tư bản phát triển trước các vấn đề lý luận chính trị đặt
ra trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí Lý luận Chính trị; Thái Văn Long (2007), “Phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Cộng sản (10); Trương Khắc Lôi,
Tự Lập Bình (1997), “Lịch sử, hiện trạng và tương lai của chủ nghĩa xã hội”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội (sách biên dịch); Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực, Nguyễn Hoàng Giáp (2005), “Quá trình triển
khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; Trình Mưu (2005), “Đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào cộng sản quốc
tế”, Tạp chí Lý luận Chính trị (02); Nguyễn Xuân Phách (1999), “Phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế từ 1991 đến nay”, Đề tài cấp Bộ; Phong trào công nhân quốc tế - những vấn đề lịch sử và lý
luận, tập 1 và tập 2 (2004), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (Sách biên dịch); Nguyễn Thị Quế
(2005), “Phong trào cộng sản ở một số nước liên minh châu Âu, thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Ngoài ra còn có nhiều công trình khác nghiên cứu những vấn đề có liên quan. Tuy nhiên vấn đề Sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển
khu vực Mỹ la tinh sau chiến tranh lạnh chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu.
Tính cấp thiết
Thế kỷ XX, nhiều quốc gia thuộc địa và nửa thuộc địa đã giành được nền độc lập, đó là tiền đề quan
trọng dẫn đến sự ra đời của các quốc gia đang phát triển. Sự xuất hiện và phát triển của các nước
đang phát triển cùng với sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa là một thành quả cách
mạng to lớn của loài người tiến bộ. Các nước đang phát triển ra đời đã khẳng định tinh thần đấu
tranh kiên cường chống lại sự áp bức, cường quyền của chủ nghĩa đế quốc, thực dân của các dân tộc
bị áp bức. Củng cố độc lập, lựa chọn con đường phát triển phù hợp là một vấn đề có ý nghĩa quan
trọng đối với các nước đang phát triển.
Sau khi ra đời, các nước đang phát triển đã từng bước khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong
đời sống chính trị thế giới và đã có những đóng góp tích cực trong việc giải quyết các vấn đề mang
tính toàn cầu. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó việc
bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Vào những thập niên cuối của
thế kỷ XX, các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với những biến động to
lớn và toàn diện của thế giới: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) lâm vào khủng hoảng
nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, đã làm thay đổi cơ bản
quan hệ chính trị của thế giới. Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã và đang
tác động với những mức độ khác nhau tới các quốc gia. Bên cạnh đó rất nhiều những vấn đề mang
tính toàn cầu như: dân số, môi trường, tôn giáo, sắc tộc, bệnh dịch… là những vấn đề thời sự đặt ra
đối với các quốc gia đang phát triển.
Toàn cầu hoá đã trở thành xu thế nổi bật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhân loại. Quá trình
ấy diễn ra đặc biệt sôi động trong lĩnh vực kinh tế. Thực tiễn cho thấy rằng, đây chính là một quá
trình tất yếu khách quan, bắt nguồn từ sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ,
một yếu tố chủ yếu tạo nên bước phát triển đột phá về chất của lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng
về khoa học và công nghệ đã và đang là nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá,
phân công lao động và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao
độ. Những tiến bộ về khoa học, đặc biệt là những phát triển vượt bậc trong lĩnh vực tin học và viễn
thông đã thu hẹp khoảng cách không gian địa lý giữa các quốc gia, châu lục, làm cho các nước gắn
kết với nhau chặt chẽ hơn. Toàn cầu hóa đã mang lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển, nếu
biết nắm bắt và vận dụng thì nó có thể trở thành nguồn lực quan trọng để các nước đang phát triển
rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, tuy nhiên nó cũng có thể trở thành thách thức, thậm
chí là nguy cơ lấn át và chi phối của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển.
Trước những biến đổi to lớn về tình hình trong nước và quốc tế trong những thập niên cuối của thế
kỷ XX đã đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn. Trong bối cảnh đó,
Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu là giữ vững ổn định chính trị, duy trì môi trường hòa bình để
phát triển, từng bước tham gia hội nhập quốc tế. Định hướng chiến lược đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta là nhằm các mục tiêu cơ bản: bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ môi
trường hòa bình; tranh thủ và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước; nâng cao vị thế
của nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động đối ngoại của Việt Nam bị tác động lớn bởi sự
biến động của tình hình thế giới mà nổi bật là sự chi phối của các nước lớn và các vấn đề toàn cầu.
Bằng sự nhạy cảm về chính trị và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã tiến hành đổi mới
toàn diện đất nước trong đó đổi mới về chủ trương, chính sách đối ngoại là một bộ phận quan trọng
tạo tiền đề để nước ta tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân
tộc, hợp tác và phát triển.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với cộng
đồng quốc tế nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Trong thời gian qua, cùng với việc
thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa được triển
khai chủ động, hiệu quả và sáng tạo, quá trình hợp tác với các nước đang phát triển đã góp phần
quan trọng trong việc giới thiệu đất nước và con người Việt Nam sau hơn 25 năm đổi mới; ngày càng
nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn
bè trên thế giới; góp phần thiết thực vào thành tích đối ngoại chung của cả nước; góp phần duy trì,
củng cố và phát triển một thế giới hòa bình, hợp tác và phát triển.
Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố nền độc lập dân
tộc của các nước đang phát triển ở khu vực Mỹ Latinh. Thành tựu của quá trình hợp tác giữa Việt
Nam với các nước đang phát triển ở khu vực Mỹ Latinh trong thời kỳ đổi mới đã góp phần vào những
thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên còn có nhiều vấn đề mới được đặt
ra. Hiện nay, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc xuất hiện nhiều vấn đề phi truyền thống, do đó cần
phải có nhận thức mới để kịp thời có những đối sách phù hợp là một yêu cầu cấp bách đối với mỗi
quốc gia dân tộc, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Đứng trước những thay đổi đó, sự phối
hợp giữa Việt Nam với các nước đang phát triển ở khu vực Mỹ Latinh đối với cuộc đấu tranh bảo vệ
độc lập dân tộc trong điều kiện mới cần phải được nghiên cứu và triển khai một cách khoa học.
Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc của các nước đang phát triển khu vực Mỹ Latinh sau chiến tranh lạnh” làm đề tài khoa học
và công nghệ cấp Đại học Thái Nguyên.
Mục tiêu
Đề tài làm rõ quá trình hình thành, phát triển, thực hiện đường lối đổi mới của Việt Nam từ năm
1986 đến nay, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm về bảo vệ độc lập dân tộc.
Những đóng góp của Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang
phát triển ở khu vực Mỹ Latinh sau chiến tranh lạnh, đồng thời dự báo triển vọng và đưa ra một số
đề xuất về sự phối hợp này đến năm 2020.
Nội dung
Chương 1: SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VÀ KINH NGHIỆM BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT
NAM
1.1. Tất yếu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
1.2. Kinh nghiệm bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong quá trình đổi mới
Chương 2: NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU
TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC MỸ LA
TINH SAU CHIẾN TRANH LẠNH
2.1. Những khó khăn đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang
phát triển nói chung và các nước ở khu vực Mỹ Latinh nói riêng
2.2. Đóng góp nhận thức lý luận về độc lập dân tộc của Việt Nam đối với các nước đang
phát triển nói chung và đối với các nước ở khu vực Mỹ latinh nói riêng
2.3. Sù phèi hîp trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam với các nước
đang phát triển ở khu vực Mỹ Latinh thông qua các cơ chế hợp tác đa phương.
Chương 3: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở KHU VỰC MỸ LA
TINH VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và triển vọng về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của các nước
đang phát triển ở khu vực Mỹ la tinh.
3.2. Triển vọng về sự phối hợp của Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của
các nước đang phát triển ở khu vực Mỹ Latinh trong thời gian tới
3.3. Một số đề xuất về chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong cuộc đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam và các nước đang phát triển ở khu vực Mỹ
Latinh trong tình hình mới.
Tải file Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang
phát triển khu vực Mỹ Latinh sau chiến tranh lạnh tại đây
PP nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để thực hiện đề tài là phương pháp lịch sử và logic. Bên cạnh đó,
còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… nhằm làm sáng tỏ
những nội dung đề tài đặt ra.
Hiệu quả KTXH
- Là một công trình nghiên cứu, góp phần làm rõ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nói
chung và quan hệ giữa Việt Nam với các nước đang phát triển ở khu vực Mỹ la tinh nói riêng.
- Là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy cho giáo viên và sinh viên.
ĐV sử dụng
- Các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu và những người nghiên cứu lĩnh vực liên quan đến vấn đề đối
ngoại của Việt Nam nói chung và quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh nói riêng.