Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên viện đại học mở hà nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.94 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN XUÂN SƠN

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC
CHO SINH VIÊN VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số
: 60 14 05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2008


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đạo đức là yêu cầu khách quan của sự nghiệp "trồng người", nó
giúp đào tạo ra thế hệ SV vừa "hồng" vừa "chuyên" nhằm phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Các nội dung và hình thức giáo dục đạo
đức cho sinh viên cần phong phú, đa dạng. Chủ yếu là giáo dục lý tưởng độc lập
dân tộc, chủ nghĩa xã hội, thế giới quan cộng sản chủ nghĩa, phương pháp luận
duy vật biện chứng, tinh thần tự chủ, sáng tạo, văn hóa giao tiếp… Giáo dục
truyền thống đạo đức cho sinh viên, thông qua nhiều hình thức giáo dục phù hợp
với đối tượng sinh viên và mang lại hiệu quả cao đã và đang là một vấn đề cần
được nghiên cứu.


Trong quá trình sống và hoạt động xã hội của con người, ý thức đạo đức được hình
thành. Trong các xã hội, nhất là các xã hội dựa trên đối kháng giai cấp, ý thức đạo đức bao giờ
cũng mang tính giai cấp. Trên thực tế, ở các xã hội khác nhau, đạo đức và ý thức đạo đức biểu
hiện ở sự khuyến khích nhằm ngăn chặn những hành vi xấu xa pháp luật mới cấm và kích
thích những điều tốt đẹp trên quan điểm lợi ích chung, lợi ích xã hội. Nói cách khác, sự phát
triển của ý thức đạo đức có những biến thái cơ bản tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội
bởi vì mỗi hình thức sở hữu đều sản sinh ra lý luận luân lý của nó.
Đối với Việt Nam, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các giá trị truyền thống
đạo đức giữ một vai trò quan trọng. Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu nhằm tạo nên
những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả
các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế
nhiều ngành với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại.
Như vậy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quá trình rộng lớn và phức tạp. Trong điều
kiện nước ta, việc tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ tác động tích cực trên nhiều
phương diện.
Thứ nhất, công nghiệp hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết tình
trạng công nghệ lạc hậu hiện nay, dẫn tới tăng năng suất lao động, làm cho tổng sản phẩm xã
hội tăng lên và do vậy có điều kiện để nâng cao phúc lợi cho nhân dân. Hơn nữa, cũng chính sự


phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mở rộng phân công lao động xã hội, góp phần giải
quyết tình trạng thiếu việc làm hiện tại, tăng năng lực sản xuất, làm cho nền kinh tế hàng hóa
phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và tiếp thu các thành tựu của văn
minh nhân loại.
Thứ hai, sự phát triển kinh tế do công nghiệp hoá có sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước
sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo sự ổn định chính trị, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Quá
trình công nghiệp hóa theo định hướng XHCN sẽ làm cho mối quan hệ giữa các ngành, các
lĩnh vực và các vùng tăng lên, nhờ đó mối quan hệ giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ,
giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân, nông dân và trí thức ngày càng củng cố và phát
triển.

Thứ ba, những thành tựu kinh tế - xã hội của công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ góp phần
quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mở
mang dân trí, nâng cao nhận thức, phát triển văn hóa, củng cố truyền thống yêu nước và lòng tự
hào dân tộc, tăng thêm niềm tin vào chế độ xã hội.
Như vậy, công nghiệp hóa - hiện đại hóa có tác dụng to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa - tư tưởng đến an ninh quốc phòng. Điều này càng có
ý nghĩa sống còn khi "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh theo định
hướng xã hội chủ nghĩa" là mục tiêu phát triển của nước ta.
Ngày nay, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa con người vẫn nhận
thức rằng: giá trị và giá trị đạo đức luôn là vấn đề ý nghĩa đối với bất cứ xã hội nào, thời đại
nào. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cái nhìn đạo đức đã là cái nhìn truyền thống của nhiều xã
hội. Trong nền văn minh hiện đại, việc đánh giá trình độ tiến bộ của các hiện tượng xã hội,
trên thực tế vẫn rất cần sự tham gia của các tiêu chuẩn đạo đức. Bên cạnh đó, tính đặc thù,
tính giai cấp, tính khu vực… vốn là những tính chất cố hữu của đạo đức càng làm cho các
chuẩn mực đạo đức khó ăn nhập với đời sống hiện thực. Trong khi đó, bên cạnh đạo đức còn
có hàng loạt giá trị cùng loại như phong tục, tập quán, lối sống, nếp tư duy... cũng đang được
coi là cái cần phải tính đến khi xác định tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Đây là cái giá trị mà
nếu thiếu vắng nó thì xã hội công nghiệp hiện đại dễ có nguy cơ biến hành "nơi bất hạnh"
của con người. Cũng cần nói thêm rằng: nhịp độ phát triển của xã hội hiện đại đã làm cho
mối tương quan giữa con người và thế giới (xã hội và tự nhiên) xung quanh ngày càng trở
nên phức tạp hơn. Một mặt, con người được chứng kiến những dấu hiệu to lớn của sự phát


triển, nhưng mặt khác con người cũng nhận thấy những nguy cơ khủng khiếp tồn tại phản
tiến bộ.

Có thể nói rằng, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa sẽ đem lại những
yếu tố mới làm sâu sắc thêm, phong phú thêm những giá trị truyền thống đồng
thời cũng gây ra những xáo trộn, những thay đổi trong lối sống, những quan niệm
về các chuẩn mực đạo đức xã hội. Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để thực hiện công

nghiệp hóa - hiện đại hóa mà vẫn giữ được nét đẹp riêng, những giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc. Đây quả là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho toàn xã hội
Việt Nam hiện nay.
Cơ chế thị trường đã làm cho kinh tế - xã hội Việt Nam trong nhiều năm gần đây có
những bước phát triển đáng kể, song đi theo những thành tựu kinh tế - xã hội lớn lao đó, chúng
ta không thể không bị ảnh hưởng bởi những mặt trái của nó. Xã hội phân hóa, tệ nạn xã hội
gia tăng, nhiều chuẩn mực đạo đức truyền thống bị đảo lộn, thay đổi. Trong những biểu hiện
không lành mạnh đó, phải kể trước hết là tình trạng một số không nhỏ học sinh sinh viên tiêm
nhiễm tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; số sinh viên này ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm
trước, đó là một quy luật phổ biến. Chính ở các nước phát triển cũng đang phải đối mặt với
thực tế: nạn bạo lực và tệ nạn xã hội trong nhà trường tăng. Tỷ lệ sinh viên Mỹ nghiện ma túy
gấp nhiều lần sinh viên các nước trên thế giới. Số sinh viên chán học, bỏ học tăng nhanh.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên của các trường ĐH
đã trở thành một vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược của nhiều quốc gia
hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế các trường ĐH của ta lại chưa có những biện pháp giáo dục
truyền thống đạo đức cho sinh viên mang lại hiệu quả cao.
Có nhiều nguyên nhân đã dẫn sinh viên đến tình trạng yếu kém về đạo đức, trong đó
phải kể đến sự không thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng giáo dục trong các nhà
trường, ở gia đình và ngoài xã hội. Đôi khi còn trái ngược nhau về cách thức tác động.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Biện pháp tổ chức công tác giáo
dục truyền thống đạo đức cho sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”
làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức công tác giáo dục
truyền thống đạo đức giáo dục của Viện Đại học Mở Hà Nội, luận văn đề xuất
các biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên để
nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường ĐH nói chung và của Viện Đại học Mở

Hà Nội nói riêng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể: Biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả đào tạo đại học
3.2. Đối tượng: Xác định các biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo đại học

4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục truyền thống đạo đức là một quá trình phức tạp, bị chế ước chi
phối bởi nhiều yếu tố khách quan. Nếu có những BP tổ chức một cách đúng đắn,
hợp lý, kiên trì thực hiện phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội, phát huy tối đa
những yếu tố tích cực, phối hợp tốt sự tác động của các lực lượng trong và ngoài
nhà trường thì giáo dục truyền thống đạo đức nói riêng, công tác đào tạo của các
trường ĐH nói chung, sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ
5.1. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức của
các trường đại học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên đại
học
5.2. Làm rõ thực trạng tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên Viện
Đại học Mở Hà Nội và cho sinh viên đại học hiện nay

5.3. Đề xuất những cách thức tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức
cho sinh viên đại học hiện nay
6. Phƣơng pháp nghiên cứu


6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phân
loại tài liệu nhằm mục đích xác định cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a)


Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

b)

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

c)

Phương pháp đàm thoại phỏng vấn

6.3. Phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu được
7. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo
đức cho sinh viên ở các trường ĐH trong thời kỳ đổi mới, thông qua việc khảo sát nghiên cứu ở
Viện Đại học Mở Hà Nội trong thời gian vừa qua.

- Đề xuất các biện pháp tổ chức của lãnh đạo về công tác giáo dục đạo đức
cho sinh viên các trường ĐH hiện nay.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo kết quả nghiên
cứu của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc xác lập các biện pháp tổ chức công tác
giáo dục truyền thống đạo đức cho sinh viên các trường đại học
Chƣơng 2: Thực trạng việc tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức
cho sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội hiện nay
Chƣơng 3: Biện pháp chủ yếu về tổ chức công tác giáo dục truyền thống đạo đức cho
sinh viên các trường đại học hiện nay



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
HIỆN NAY

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Chúng ta đã biết, lịch sử phát triển giáo dục luôn gắn với lịch sử phát triển xã hội loài
người. Mục tiêu của bất cứ một nền giáo dục phát triển nào cũng là đào tạo con người, những
người có đủ năng lực và phẩm chất, có đức và có tài. Bất cứ nhà trường nào khi mang sứ mệnh
giáo dục thế hệ trẻ, đều thông qua việc truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm mà hình thành
cho thể hệ trẻ nhân cách của thời đại. Do đó khi nói đến quá trình giáo dục đại học của một nhà
trường, người ta thường nói một cách vắn tắt, hình ảnh là “Dạy nghề” và “Dạy người”. Nói
một cách khác, phạm trù giáo dục đạo đức luôn gắn với quá trình đào tạo. Chỉ có tiến hành giáo
dục đạo đức, có chất lượng cao, các trường ĐH mới thực hiện được mục tiêu cao cả của mình.

Chúng ta có thể thấy vấn đề nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền
thống đạo đức cho sinh viên các trường ĐH hiện nay đã được đề cập, nghiên
cứu trong nhiều năm nay ở Việt Nam. Tuy vậy chưa có tác giả nào đi sâu nghiên
cứu về cách phối hợp các biện pháp chủ yếu về tổ chức công tác giáo dục
truyền thống đạo đức để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh
viên các trường ĐH hiện nay, chuẩn bị tích cực cho việc đào tạo nguồn nhân lực
cho xã hội Việt Nam thế kỷ 21. Việc phối hợp các biện pháp tổ chức công tác
giáo dục truyền thống đạo đức để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh
viên các trường ĐH hiện nay đang là những vấn đề thời sự cấp bách cần có đề
tài nghiên cứu khoa học để giải quyết về cơ sở lý luận lẫn cơ sở thực tiễn.

1.2. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu
1.2.1. Đạo đức và giáo dục truyền thống đạo đức



1.2.1.1. Đạo đức
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” thì “đạo đức” là:
“Phép tắc về quan hệ giữa người với người; giữa cá nhân với tập thể, với
xã hội.”
“Phẩm chất tốt đẹp của con người (sống có đạo đức)” [24, tr 96].
Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh: “Đạo đức là một hình thái ý thức - xã hội bao gồm những
nguyên tắc, qui tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù
hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa người với
người” [25, tr 44].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì đạo đức có thể được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
“Đạo đức theo nghĩa hẹp là luân lý, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong
quan hệ của con người với con người, với công việc, với bản thân, kể cả với thiên nhiên và môi
trường sống.
Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật,
lối sống, đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân
được xã hội hóa” [12, tr.158].
Như vậy, đạo đức là luân lý, là chuẩn mực ứng xử tức là đã gắn khái niệm đạo đức với
giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Theo tác giả Hà Nhật Thăng: “Khi những giá trị
đạo đức biến thành nhận thức chung của mọi thành viên thì nó trở thành truyền thống, có sức
mạnh vật chất điều chỉnh nhận thức và hành động chung của toàn xã hội. Vì vậy đạo đức có vai
trò, có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [18, tr
19].
Nhưng trước hết phải hiểu đạo đức là “một hình thái ý thức xã hội”, là “thành phần cơ
bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của cá nhân được xã hội hóa” thì mọi hành vi
ứng xử của con người với xã hội, với tự nhiên đều phản ánh đạo đức của mỗi người; đạo đức
đó đều phản ánh những giá trị, những chuẩn mực mà người ta nhận thức. Như vậy với cá nhân,
mỗi hành vi ứng xử đều phản ánh một giá trị dương (+), vì nó chỉ thể hiện sự thỏa mãn những
nhu cầu, những nhận thức, tình cảm của cá nhân với xã hội. Nhưng với xã hội (tách khỏi chủ



quan cá nhân) thì giá trị đó là âm (-) hay là dương (+) còn tùy thuộc vào chuẩn mực, qui tắc mà
xã hội lúc đó qui định, thừa nhận.
Như vậy chúng ta cũng có thể hiểu khái niệm:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là thành phần cơ bản của nhân cách
mỗi người. Nó phản ánh những chuẩn mực giá trị của mỗi hành vi ứng xử của
mỗi người với công việc, với bản thân và môi trường sống theo nhận thức và
đánh giá riêng của mỗi người với chuẩn mực chung của xã hội.
Khái niệm đạo đức luôn gắn với giá trị đạo đức, chuẩn mực đạo đức.
Giá trị đạo đức (chuẩn mực đạo đức) là thước đo giá trị cần có ở mỗi
người, là những phẩm chất đạo đức có tính chuẩn mực, được nhiều người thừa
nhận, được xã hội thừa nhận, xác định như một đòi hỏi khách quan. Nó có giá trị
định hướng chi phối, chế ước quá trình nhận thức, điều chỉnh thái độ, hành vi của
mỗi người. Giá trị đạo đức bao gồm: tính khách quan, tính xã hội, tính thời đại,
tính truyền thống.
Khi nghiên cứu đạo đức, chúng ta phải nghiên cứu cơ chế vận hành của nó
trong các quan hệ xã hội.
Đạo đức với cơ chế vận hành trong các quan hệ xã hội. Đạo đức bao giờ
cũng gắn với các quan hệ xã hội nhất định và nó luôn luôn bị chi phối bởi 3 nhân
tố (3 bộ phận) để hợp thành nên đặc điểm của mỗi người. Đó là:
+ Ý thức đạo đức: đó là những nhận thức của con người về các nguyên tắc,
qui tắc đánh giá đạo đức của cá nhân, của xã hội, mối quan hệ của đạo đức với
các hình thái ý thức xã hội khác (nghệ thuật, tri giác, triết học...)
Đó là những nhận thức của con người về những chuẩn mực của hành vi,
thói quen, phong tục đạo đức tác động mạnh đến tâm thế, tình cảm, hành vi của
con người.


+ Hành vi đạo đức: ý thức đạo đức bao giờ cũng được thể hiện qua hành vi
đạo đức, chi phối hành vi đạo đức.

Hành vi đạo đức là biểu hiện của nhận thức, tình cảm đạo đức cá nhân và
bị chi phối bởi các chuẩn mực đạo đức, qui tắc đạo đức của xã hội.
+ Tình cảm, niềm tin đạo đức: tình cảm, niềm tin đạo đức là hiệu quả của
nhận thức, hành vi đạo đức. Có tình cảm đạo đức, niềm tin đạo đức đúng đắn là
có động lực hình thành nhận thức và hành vi đúng phù hợp với các thước đo, các
chuẩn mực, qui phạm của xã hội.
1.2.1.2. Giáo dục truyền thống đạo đức
Theo tác giả Phạm Minh Hạc về khái niệm giáo dục truyền thống đạo đức
có thể hiểu:
“Giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình
thành thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin và hành vi, thói quen đạo đức” [12,
tr.156].
Theo tác giả Hà Nhật Thăng: “Giáo dục đạo đức là hình thành ở mọi công
dân thái độ đúng đắn, tình cảm niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi
người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra
xung quanh” [18, tr 209].
Từ quan niệm đúng đắn trên đây, chúng ta thấy giáo dục truyền thống đạo đức trước hết là một
quá trình, không thể nóng vội, không thể áp đặt. Nó


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý
Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4 . Bộ giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Giáo dục Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Phối hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh,

sinh viên giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, Kỷ yếu Hội nghị khoa học.
6. Chính phủ (2005), Nghị quyết đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai
đoạn 2006-2020, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
8. Đinh Xuân Dũng (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Giáo dục Hà Nội 20
9. Nguyễn Văn Đạm (chủ biên) (1999), Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
10. Lê Văn Giang (2001), Những vấn đề cơ bản của Khoa học giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
11. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Quốc Chí (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Trường cán
bộ quản lý giáo dục và đào tạo.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục, Giáo
trình Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.
15. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học Tập 2, Giáo trình trường ĐHSP, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (1982), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.


17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005); Luật Giáo dục, Nxb Lao động
– Xã hội, Hà Nội.
18. Hà Nhật Thăng (2005), Đạo đức học và giáo dục đạo đức, Bộ GD&ĐT, Giáo trình của các
trường CĐSP.
19. Hà Nhật Thăng (1999), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Hà Nhật Thăng, Phạm Khắc Chƣơng (1998), Đạo đức học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
21. Hà Nhật Thăng (1999), Chuẩn mực và giải pháp hình thành đạo đức con người Việt Nam

trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đề tài KHXH – 04-04, Hà Nội.
22. Thái Duy Tuyên (2002), Giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Huy Tú (1996), Tâm lý học giáo dục, Giáo trình cao học tâm lý học, Viện Khoa học
giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
25. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



×