Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở quận hồng bàng, hải phòng theo yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.3 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

VŨ THỊ CÚC

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CỦA
HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HỒNG
BÀNG,
HẢI PHÒNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

VŨ THỊ CÚC

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CỦA
HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HỒNG
BÀNG, HẢI PHÒNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05

c¸n bé h-íng dÉn : GS.TS. NguyÔn §øc ChÝnh


hµ néi - 2008


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp, tác giả đã
nhận đƣợc sự động viên, khuyến khích, sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị, các
cấp lãnh đạo, của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Khoa sƣ phạm, khoa sau đại học quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã nhiệt
tình giúp đỡ tác giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố
Hải Phòng, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hồng Bàng, Ban giám hiệu, các phòng
chuyên môn, các tổ bộ môn, các thầy cô giáo, đồng nghiệp các trƣờng THCS quận
Hồng Bàng - Hải Phòng đã tham gia, đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin, tƣ liệu
cho tác giả trong quá trình điều tra, nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn
Đức Chính, ngƣời đã dành cho tác giả những lời chỉ bảo ân cần, những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu, giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả kính mong sự thông cảm và những đóng góp chân thành của các
thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn
thành và có giá trị thiết thực với thực tế.

Hà Nội, tháng 11 năm 2008
Tác giả

Vũ Thị Cúc


KÝ HIỆU VIẾT TẮT


CBQL

: CÁN BỘ QUẢN LÝ

CBQLGD-ĐT : Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo
CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSVC

: Cơ sở vật chất

CTQL

: Chủ thể quản lý

GD & ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GV

: Giáo viên


HP

: Hiệu phó

HS

: Học sinh

HT

: Hiệu trƣởng

KT- XH

: Kinh tế xã hội

KTQL

: Khách thể quản lý

NXB

: Nhà xuất bản

PPDH

: Phƣơng pháp dạy học

QLGD


: Quản lý giáo dục

SGK

: Sách giáo khoa

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TW

: Trung ƣơng

UBND

: Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang tiến bƣớc vào thế kỉ XXI, thời đại của trí tuệ, của văn minh,
của KHCN và bùng nổ thông tin. Đất nƣớc ta đang tiến bƣớc vững chắc đổi mới
theo hƣớng CNH, HĐH. Do vậy, vấn đề đặt ra cho xã hội nói chung và giáo dục
nói riêng những mục tiêu cần thiết về nguồn lực, đặc biệt là chất lƣợng của nguồn
lực. Đó là chất lƣợng toàn diện về phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ và thể lực.

Tƣơng lai của mỗi gia đình, của đất nƣớc phụ thuộc vào chất lƣợng giáo dục
thế hệ từ khi ngồi trên ghế nhà trƣờng. Trong hệ thống giáo dục phổ thông, THCS
là bậc học nằm giữa tiểu học và THPT. Với thời gian học là 4 năm (từ lớp 6 đến
lớp 9) nhiệm vụ chủ yếu của bậc học THCS là “nhằm giúp học sinh củng cố và
phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học: Có trình độ học vấn phổ thông và
những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ
thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [11].
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Một trong những khâu đột phá để nâng
cao chất lƣợng đào tạo THCS là phụ thuộc vào đội ngũ thầy cô giáo đang đứng lớp
và năng lực quản lí hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng. Bởi: Ngƣời hiệu trƣởng là
nhân tố quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự thành công việc thực hiện một
mục tiêu, một chiến lƣợc Giáo dục và Đào tạo đƣợc triển khai trên các đơn vị cơ sở
là trƣờng học.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới giáo dục toàn diện đã đƣợc các cấp
quản lý đặc biệt quan tâm. Các chƣơng trình giáo dục đào tạo thƣờng xuyên đƣợc
đổi mới: phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện giáo dục, hình thức dạy học mới
thƣờng xuyên đƣợc nghiên cứu, triển khai và áp dụng vào nhà trƣờng để nâng cao
chất lƣợng giảng dạy.
Đi liền với việc đổi mới giáo dục toàn diện là việc đổi mới quản lý dạy - học
của hiệu trƣởng theo yêu cầu đổi mới. Việc tìm hiểu nghiên cứu để các biện pháp


quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng trƣờng phổ thông trong hệ thống giáo
dục quốc dân nói chung và của hiệu trƣởng các trƣờng THCS nói riêng, đáp ứng
yêu cầu đổi mới là việc làm mang tính thời sự và cần thiết hơn bao giờ hết. "Hiệu
trưởng là thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn các mặt hoạt động của
trường, là người có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn, thay mặt
nhà trường xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng, với các lực
lượng xã hội nói chung để tạo môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục theo định

hướng XHCN cho học sinh".
[ Đặng Huỳnh Mai - Nguyên thứ trƣởng Bộ GDĐT ].
Thực tế, quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng các trƣờng THCS quận
Hồng Bàng, Hải Phòng đã có nhiều cố gắng và đạt đƣợc những thành tích đáng kể.
Song theo yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay thì việc quản lý của
hiệu trƣởng đối với hoạt động dạy - học trong các trƣờng THCS là việc làm cần đƣợc chú trọng hơn nữa.
Chính vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Những biện pháp quản
lý hoạt động dạy - học của hiệu trưởng các trường THCS quận Hồng Bàng, Hải
Phòng theo yêu cầu đổi mới giáo dục". để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên
ngành quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn sẽ đề xuất những biện
pháp quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng các trƣờng THCS quận Hồng
Bàng, Hải Phòng theo yêu cầu đổi mới giáo dục THCS hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, giả thuyết khoa học đã đƣợc xác định, đề tài tập
trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trưởng các
trường trug học cơ sở


3.2. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trưởng
các trường Trung học cơ sở quận Hồng Bàng, Hải Phòng
3.3. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trưởng các
trường Trung học cơ sở quận Hồng Bàng, Hải Phòng theo yêu cầu đổi mới giáo
dục
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng các trƣờng THCS
quận Hồng Bàng , Hải Phòng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng các trƣờng
THCS thuộc quận Hồng Bàng, Hải Phòng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng các trƣờng THCS quận Hồng
Bàng, Hải phòng đã có nhiều cố gắng, nhƣng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu
phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH. Nếu thực hiện đồng bộ những biện pháp quản
lý đƣợc đề xuất trong luận văn này, việc quản lý hoạt động dạy - học của hiệu
trƣởng theo yêu cầu đổi mới giáo dục sẽ đạt chất lƣợng và hiệu quả.
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Đề tài đƣợc tập trung nghiên cứu những biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng THCS quận Hồng Bàng, Hải Phòng theo yêu cầu
đổi mới giáo dục gồm:
- Bồi dƣỡng lý luận và thực tiễn cho đội ngũ hiệu trƣởng.
- Xây dựng kế hoạch tuyển chọn và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên.
- Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động dạy- học .
- Chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học.
- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.


- Xây dựng kế hoạch tăng cƣờng cơ sở vật chất.
- Chỉ đạo đổi mới công tác thi đua khen thƣởng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp điều tra .
- Phƣơng pháp phỏng vấn.
- Phƣơng pháp tổng kết.
7.3. Nhóm phương pháp chuyên gia

- Xin ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học.
- Trƣng cầu ý kiến của cán bộ quản lý.
7.4. Phương pháp thống kê
- Thống kê toán học để xử lí số liệu.
8. Cấu trúc luận văn
- Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc quản lí hoạt động dạy - học trƣờng Trung học cơ
sở theo yêu cầu đổi mới giáo dục
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng các
trƣờng Trung học cơ sở quận Hồng Bàng, Hải Phòng
Chƣơng 3: Những biện pháp quản lý hoạt động dạy - học của hiệu trƣởng các
trƣờng Trung học cơ sở quận Hồng Bàng, Hải Phòng theo yêu cầu đổi mới giáo
dục


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO
DỤC
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Quản lý
Từ khi xuất hiện xã hội loài ngƣời, con ngƣời đã biết quy tụ thành bầy, thành
nhóm để tồn tại và phát triển. Từ lao động đơn lẻ đến lao động phức tạp, con ngƣời
đã biết phân công lao động cao hơn. Sự phân công, hợp tác đó đòi hỏi phải có sự
chỉ huy, phối hợp, điều hành... đó chính là chức năng quản lý.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khoa học quản lý, sau đây là một số định
nghĩa dƣới những cách tiếp cận, những góc độ khác nhau về quản lý.
Thuật ngữ quản lý (từ Hán Việt) lột tả bản chất của hoạt động này trong thực
tiễn. Nó gồm hai mặt tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn,
duy trì ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sửa sang sắp xếp, đƣa hệ vào thế “

phát triển”.
Theo W.Taylor(1856 - 1915) thì “quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính
xác cái cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất”[20,tr.1].
Theo Henry Fayon (1841 - 1925) thì “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu
của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo
(lãnh đạo) và kiểm tra”. Ông còn khẳng định “Khi con người lao động hợp tác thì
điều tối quan trong là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành và


các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mục tiêu của tổ chức" [20,
tr. 46].
Theo H. Koontz (ngƣời Mỹ) thì “Quản lý là hoạt động đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức trong một môi trường
và đối với những điều kiện nguồn lực cụ thể” [34, tr.46].
Theo Mary Parker Pollett thì: quản lý là "Nghệ thuật hoàn thành công việc
thông qua người khác" là “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm tra công việc của các thành viên của tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn
lực sẵn có của tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức” [Stoner, 1995].
Theo từ điển Bách khoa về Giáo dục học, khái niệm quản lý nhà nƣớc về
giáo dục đƣợc giải nghĩa là việc “Thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động
giáo dục trong phạm vi toàn xã hội".
Theo theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mĩ Lộc định nghĩa kinh điển
về quản lý là: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý). Trong một tổ chức nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.
"Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các
hoạt động (chức năng): kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra"
[20, tr.1].
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Là khoa học vì các hoạt
động của quản lý có tổ chức, có định hƣớng trên cơ sở những quy luật, nguyên tắc

và phƣơng pháp hoạt động cụ thể. Là nghệ thuật vì nó đòi hỏi vận dụng một cách
năng động, sáng tạo, đối tƣợng cụ thể của một tổ chức, cần sự kết hợp của nhiều
yếu tố trong các mặt của hoạt động đời sống xã hội.
Bản chất của quản lý là sự tác động có mục đích của ngƣời quản lý đến tập
thể ngƣời bị quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trƣờng đó là


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường Trung học, Nxb Giáo dục.
Hà Nội, 2000.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện Nghị quyết trung
ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. Nxb Giáo dục. Hà
Nội, 2002.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 51/2008/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 15/ 9/
2008 bổ sung 1 số điều đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
Ban hành theo quyết định 40/ 2006.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn số 906/ 2006/ THCS ngày 5/ 9/ 2006 về
đánh giá xếp loại giờ dạy, 2006.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 12/ 2006 - BGD&ĐT ngày 5/ 4/ 2006
về việc ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, 2006.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn số 06/ 2008/ CT-BGD&ĐT ngày 5/8/2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện khảo thí, kiểm định
chất lượng và quản lý nghiên cứu khoa học, 2008.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số.../ QĐ-BGD&ĐT ngày ... của Bộ
Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy định về nội dung và hình thức tuyển
dụng giáo viên.
8. Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010, Ban hành quyết định số 201/
2001/ QĐ-TTg ngày 28/ 12/ 2001 của Thủ Tƣớng chính phủ.
9. Chính phủ, Quyết định số 09/ 2005/ QĐ-TTg ngày 11/ 01/ 2005 của Thủ Tướng
Chính phủ phê duyệt dự án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010".
10. Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Nxb giáo dục.
Hà Nội, 2002.


11. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục. Nxb
Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2005.
12. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục nghị
quyết số 38, 2000.
13. Phòng Giáo dục và Đào tạo Hồng Bàng, Báo cáo tổng kết năm học 20052006, 2006-2007, 2007-2008.
14. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia.
Hà Nội, 2006.
15. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia.
Hà Nội, 2005.
16. Đặng Quốc Bảo, Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học quản lý khoá 6.
Đại học Quốc gia. Hà Nội, 2007.
17. Đặng Quốc Bảo, Quản lý, quản lý giáo dục, tiếp cận từ những mô hình.
Trƣờng CBQLGD - ĐT. Hà Nội, 1997.
18. Đặng Quốc Bảo, Kế hoạch tổ chức và quản lý. Một số vấn đề về lý luận và
thực tiễn. Nxb thống kê, 1999.
19. Đặng Quốc Bảo, một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trƣờng CBQLGD ĐT Trung ƣơng 1, 1997
20. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý.
Hà Nội, 2004.
21. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những quan điểm giáo dục hiện
đại. Tập bài giảng cao học quản lý giáo dục. Hà Nội, 2007.
22. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý (Tập bài
giảng lớp cao học quản lý giáo dục). Hà Nội, 2007.
23. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và quản lý chất lượng Giáo dục và
Đào tạo. Bài giảng lớp cao học quản lý, Hà Nội.
24. Nguyễn Đức Chính, Đo lường, đánh giá kết quả học tập của học sinh (Bài

giảng lớp cao học quản lý giáo dục). Hà Nội, 2007.


25. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học và kỹ
thuật. Hà Nội, 2005.
26. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ
XXI. Nxb Chính trị Quốc gia, 1999.
27. Đặng Bá Lãm (Chủ biên), Quản lý nhà nước về giáo dục, lí luận và thực tiễn.
NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005.
28. Nguyễn Thị Mĩ Lộc, Tâm lý quản lý. Bài giảng lớp cao học quản lý.
Hà Nội, 2003.
29. Bùi Trọng Tuân, Tập bài giảng về lý luận giáo dục nhà trường. Trƣờng
CBQLGD - ĐT. Hà Nội, 2002.
30. Tài liệu dùng cho hệ cử nhân quản lý giáo dục (quyển 2), Trƣờng CBQLGD ĐT. Hà Nội, 2001.
31. Trần Kiểm, Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc gia.
Hà Nội, 2002.
32. Trần Kiểm, Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. Viện khoa học giáo dục.
Hà Nội, 1997.
33. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục.
Trƣờng CBQLGD - ĐT. Hà Nội, 1989.
34. H.Koon Tz. Cdonnen, H.Werich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Nxb
khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 1998.
35. M.L.Kôn đa cốp, Những vấn đề về quản lý giáo dục. Trƣờng CBQLGD - ĐT.
Hà Nội, 1985.



×