Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Cơ hội và thách thức với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.08 KB, 45 trang )

GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

MỤC LỤC

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

6

Từ viết tắt
AEC

Nghĩa Tiếng Anh đầy đủ
Nghĩa Tiếng Việt đầy đủ
ASEAN
Economic Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN

Community
Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông



FTA
KTQT
MNCs/

Asian Nations
Free trade agreement
International economics
Multinational corporations/

Nam Á
Hiệp định thương mại tự do
Kinh Tế Quốc Tế
Công ty đa quốc gia/

TNCs

Transational Corporations

Công ty xuyên quốc gia

TMQT

International trade

Thương Mại Quốc Tế

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901



GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

DANH MỤC BẢNG

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam- ASEAN giai đoạn
2008- 2015....................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu xuất khẩu mặt hàng chủ lực sang thị trường ASEAN trong
năm 2015.......................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.3:

Cơ cấu hập khẩu mặt hàng chủ lực từ thị trường ASEAN trong năm 2015
Error: Reference source not found

Biểu đồ 2.4:

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên
ASEAN năm 2015..............................Error: Reference source not found

Biểu đồ 2.5:

Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thành viên
ASEAN năm 2015..............................Error: Reference source not found

Biểu đồ 2.6:


Kim ngạch xuất, nhập khẩu và các cân thương mại Việt Nam- ASEAN
giai đoạn 2008- 2015..........................Error: Reference source not found

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài
Gần đây, vấn đề hội nhập kinh tế ASEAN không chỉ được Việt Nam mà hầu hết
các nước trong khu vực đều hết sức quan tâm. Tại Tun bố Tầm nhìn ASEAN 2020
thơng qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển ASEAN
thành một cộng đống ASEAN.
Ý tưởng đó được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (tháng 10/2003),
thể hiện trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II. Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến
mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN. Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột chính
là hợp tác chính trị- an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế
(Cộng đồng Kinh tế ASEAN- AEC) và hợp tác Văn hóa Xã hội ASEAN- ASCC).
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015 và được
đánh giá là một bước ngoặt đánh dấu sự hịa nhập tồn diện của các nền kinh tế khu
vực Đông Nam Á. AEC đã tạo ra một thị trường chung cho các nước trong khu vực,
hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại
và đầu tư. Điều đó sẽ có những tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam và đặc
biệt là tới hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP
của Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì việc nhận định những cơ hội
và thách thức đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam là vơ cùng cần thiết.
Điều đó góp phần định hướng những lợi ích và những khó khăn mà AEC sẽ mang lại
cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam. Từ đó có những giải pháp phù hợp,

khắc phục những khó khăn góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào
một thị trường chung và thống nhất.
Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức với hoạt
động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia AEC” cho đề án môn
học chuyên ngành.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá những cơ hội và thách thức với
hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC)
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

1


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
-

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, tác giả tập trung vào ba nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, làm rõ, phân tích sâu hơn một số vấn đề lý luận về hoạt động
thương mại quốc tế và tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc
gia thành viên.
Thứ hai, phân tích tồn diện về thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Việt
Nam khi tham gia AEC, qua đó đánh giá về tác động của AEC đến hoạt động thương
mại quốc tế của Việt Nam khi Việt Nam là thành viên của AEC

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TMQT
của VN khi tham gia vào AEC
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại

quốc tế của Việt Nam
-

Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian nghiên cứu: khoảng thời gian được chọn để làm đề tài là 20082015. Nguyên nhân lựa chọn mốc thời gian này là do giai đoạn 2008- 2015 là giai
đoạn thích hợp để thu thập các dữ liệu về thương mại quốc tế của Việt Nam vì trong
những năm này vấn đề hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng được quan tâm một
cách sâu rộng và xét trong thời gian dài như vậy sẽ thấy rõ sự thay đổi và tăng trưởng
mạnh trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam.
+ Về không gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu về hoạt động thương
mại quốc tế với một số mặt hàng của cả nước Việt Nam trong điều kiện tham gia Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC)
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các số
liệu qua các năm về tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu, về giá trị xuất nhập khẩu với
các nước ASEAN…sau đó so sánh thực trạng của hoạt động thương mại quốc tế trước
và sau khi Việt Nam tham gia AEc để từ đó dùng phương pháp phân tích đánh giá
những cơ hội và thách thức khi tham gia AEC với thương mại quốc tế của Việt Nam.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được kết
cấu bao gồm ba chương sau:
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901


2


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động TMQT và tác động của
AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia thành viên
Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức đối với hoạt động TMQT của VN khi
tham gia AEC
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TMQT
của Việt Nam khi tham gia vào AEC

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

3


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TMQT

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

4


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động TMQT và tác

động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia thành viên
1.1.
Khái niệm về TMQT
Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có
mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc
tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng. Nền kinh tế thế giới, theo cách tiếp
cận hệ thống bao gồm hai bộ phận cơ bản là các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thế
giới và các quan hệ kinh tế quốc tế
Các quan hệ kinh tế quốc tế là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế thế giới, là kết quả
tất yếu của sư tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc
tế là tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, khoa
học cơng nghệ có liên quan đến tất cả các giai đoạn của q trình tái sản xuất. Nó diễn
ra giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế. Căn
cứ vào đối tượng vận động, quan hệ kinh tế quốc tế chia thành các hoạt động: thương
mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ, các
dịch vụ quốc tế nhằm thu ngoại tệ. Trong đó, thương mại quốc tế là hoạt động ra đời
sớm nhất và giữ vị trí trung tâm.
Thương mại quốc tế là q trình trao đổi hàng hố và dịch vụ giữa các quốc gia thông
qua mua bán, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Sự
trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc của những
người sản xuất hàng hóa riêng biệt của từng quốc gia về kinh tế. Có hai điều kiện đề TMQT
ra đời, tồn tại và phát triển: thứ nhất, có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa- tiền tệ,
kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương mại; thứ hai, có sự ra đời của nhà nước và sự
phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước.
TMQT là hoạt động ra đời sớm nhất trong các quan hệ KTQT, từ dưới chế độ
chiếm hữu nô lệ và sau đó là chế độ nhà nước phong kiến. Do kinh tế tự nhiên còn
chiếm địa vị thống trị nên trong xã hội nô lệ và phong kiến, TMQT chỉ phát triển với
quy mô nhỏ. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để phục vụ cho tiêu dung cá nhân, việc lưu
thơng hàng hóa giữa các quốc gia chiếm một phần rất nhỏ. TMQT chỉ thực sự phát
triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa và trở thành động lực phát triển quan trọng của

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ngày nay, để tồn tại và phát triển các quốc gia đều phải tham gia vào phân công
lao động quốc tế và trao đổi hàng hóa với bên ngồi. Hơn thế nữa, ngày nay TMQT
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

5


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
không chỉ đơn thuần là buôn bán với bên ngoài mà thực chất là cùng với các quan hệ
kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân cơng lao động quốc tế. Vì vậy, cần coi
TMQT không chỉ là nhân tố bổ sung cho kinh tế trong nước mà còn phải coi sự phát
triển kinh tế trong nước phải thích nghi với lựa chọn phân cơng lao động quốc tế.
Sự thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước là nhận thức
được mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế với
bên ngoài. Vấn đề ở đây là phải khai thác được mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan
trong nước phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế
quốc tế. Đồng thời, phải tính tốn lợi thế tương đối có thể dành được và so sánh
điều đó với cái giá phải trả. Thuận lợi có thể tạo ra được nhờ tham gia vào buôn
bán và phân công lao động quốc tế bao giờ cũng tăng thêm khả năng liên kết kinh
tế, hòa nhập với kinh tế bên ngồi, địi hỏi có khả năng xử lý thành công mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau.
1.2.
Đặc điểm của TMQT
1.2.1. TMQT có quy mơ lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh.
Việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay thực hiện gia cơng khơng cịn giới hạn trong
phạm vi một quốc gia và phát triển không ngừng cùng với xu hướng gia tăng mở cửa
nền kinh tế của các nước.
Sở dĩ TMQT có tốc độ tăng trưởng nhanh, thậm chí nhanh hơn tăng trưởng GDP
của thế giới là do phân công lao động quốc tế ở mức sâu hơn dẫn tới chun mơn hóa

sản xuất phát triển ở mức cao. Do tác động của khoa học kỹ thuật nên việc phân công
lao động quốc tế rất phát triển, không chỉ chuyên mơn hóa đến từng thành phẩm cuối
cùng mà chun mơn hóa đến từng chi tiết, từng cơng đoạn của sản phẩm. Do vậy khi
chun mơn hóa sản phẩm tất yếu phải có sự trao đổi TMQT phát triển nhanh hơn sự
phát triển của kinh tế thế giới. Hơn nữa, khi các doanh nghiệp trong nước phát triển tới
một mức độ nào đó đến khi thị trường trong nước trở nên quá hạn hẹp so với khả năng
của các doanh nghiệp, thì thị trường nội địa cũng khơng đủ để đáp ứng cho những
tham vọng của các doanh nghiệp trong nước. Điều đó địi hỏi cần có sự trao đổi hàng
hóa ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Từ đó làm cho TMQT
ngày càng có quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh.
1.2.2. Mang đặc điểm của xu hướng tồn cầu hóa, dẫn tới tự do hóa
thương mại giữa các quốc gia
Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại
trong hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

6


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các hoạt động TMQT phát triển cả về bề rộng lẫn
bề sâu. Tự do hóa thương mại trước hết nhằm mở rộng quy mô sản xuất của mỗi nước,
cũng như đạt tới những điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu. Kết quả của tự do
hóa thương mại là ngày càng mở cửa dễ dàng hơn thị trường nội địa cho hàng hóa, cơng
nghệ nước ngồi cũng như các hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập vào thị trường
nội địa, đồng thời cũng đạt được một số thuận lợi hơn từ phía các bạn hàng cho việc
xuất khẩu hành hóa và dịch vụ trong nước ra nước ngồi. Điều đó có nghĩa là phải đạt
tới một sự hài hòa giữa tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu.
Các biện pháp để thực hiện tự do hóa thương mại chính là việc điều chỉnh theo
chiều hướng nới lỏng dần với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương

và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn
tại trong quan hệ TMQT. Về thực chất, đó là việc thực hiện các biện pháp cắt giảm
thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan đã và đang được áp dụng trong bn
bán quốc tế. Việc hình thành các liên kết KTQT với các tổ chức KTQT cũng tạo thuận
lợi cho tự do hóa thương mại, trước hết trong khn khổ của các tổ chức đó.
1.2.3. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trở thành trung tâm của TMQT
Các quốc gia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương đều là các quốc gia có nền
kinh tế hết sức năng động, đạt nhịp độ phát triển cao, liên tục qua nhiều năm. Đây là
khu vực có những quốc gia có trình độ phát triển cao dẫn đầu về các phát minh, sáng
chế… và do đó khu vực này đang làm cho trung tâm của nền kinh tế thế giới dịch
chuyển dần về khu vực này. Đặc biệt trong hoạt động TMQT vị thế của các nước trong
khu vực này cũng ngày càng trở nên quan trọng, các hoạt động trao đổi buôn bán hàng
hóa, dịch vụ thường xuyên được diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh, cơ cấu các
mặt hàng trao đổi cũng vô cùng phong phú và đa dạng.
1.2.4. Hoạt động của các công ty quốc tế (MNCs/ TNCs) có vai trị rất lớn
trong TMQT
Các cơng ty đa quốc gia có vai trị to lớn trong việc thúc đẩy hoạt động TMQT
giữa các quốc gia. Đây là các cơng ty có quy mơ rất lớn, mạng lưới hoạt động bao phủ
rộng khắp thế giới, có sự cọ xát giữa các nền văn hóa với nhau. Trong qúa trình hoạt
động của mình các TNCs đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và
gia công quốc tế. Hay nói cách khác là TNCs thúc đẩy thương mại phát triển với ba
dịng lưu thơng hàng hố cơ bản là: hàng hố xuất nhập khẩu từ cơng ty mẹ, hàng hoá
bán ra từ các chi nhánh ở nước ngồi và hàng hố trao đổi giữa các cơng ty trong cùng
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

7


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
một tập đoàn. TNCs chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các

kênh lưu thơng xun quốc gia của mình.
Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia thì giá trị xuất khẩu của
các chi nhánh TNCs chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Ngày nay, kinh tế thế giới càng
phát triển thì vai trị của các TNCs cũng ngày càng cao. Với tỷ trọng lớn trong thương
mại thế giới thì các TNCs chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ
cấu đối tác trong thương mại thế giới.
1.3
Vai trò của TMQT với các nước nói chung và với Việt Nam nói riêng
1.3.1 TMQT là động lực để một quốc gia tăng trưởng kinh tế
TMQT tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, mở ra cơ hội cho tất
cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Nhờ có TMQT mà các
doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, đáp ứng không chỉ cho thị trường nội địa mà
cho cả thị trường nước ngoài. TMQT mang lại cho người tiêu dùng tại các nước sự lựa
chọn đa dạng hơn về hàng hóa.
Việc sản xuất ra hàng hóa và đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng trong
nước sẽ có giới hạn, chính vì vậy hoạt động thương mại sẽ giúp một quốc gia mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm, dịch vụ đó đến những người tiêu dùng ở
khắp các quốc gia trên tồn thế giới. Từ đó các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất, tận
dụng những lợi thế của mình góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia.
1.3.2

TMQT thúc đấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các

quốc gia theo hướng tích cực
Khi các quốc gia giao thương, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau họ ln muốn
tận dụng được lợi thế của mình và của đối tác để gia tăng lợi ích về mặt kinh tế. Một
quốc gia thường sẽ xuất khẩu những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh và nhập khẩu
sản phẩm mình khơng có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh giữa các quốc gia được tạo
nên bởi sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, năng suất lao động,
sự khác biệt về nguồn lực kinh tế và việc sử dụng các yếu tố đó.

Hoạt động TMQT sẽ góp phần giúp các quốc gia đấy mạnh sản xuất những mặt
hàng mà mình có ưu thế để đem trao đổi và buôn bán với nước ngồi. Từ đó góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia theo hướng tích cực, các quốc gia sẽ tận dụng
được những lợi thế của mình.
1.3.3

TMQT giúp quốc gia thu được nguồn tài ngun của nước ngồi

góp phần làm giảm chi phí sản xuất.
Sinh viên thực hiện: Đồn Thanh Ngọc - 11132901

8


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như bộ phận
cấu thành các sản phẩm hoàn tất được sản xuất ở nước ngồi có thể làm giảm chi phí
cho họ. Điều này khiến cho tỷ suất lợi nhuận có thể tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí
có thể chuyển sang người tiêu thụ, như thế sẽ cho phép nhiều người tiêu thụ sản phẩm
hơn. Các chiến lược như thế có thể cho phép cơng ty cải tiến chất lượng sản phẩm của
họ hoặc ít nhất cũng làm cho họ khác với đối thủ cạnh tranh, như thế mới gia tăng
được thị phần và lợi nhuận của công ty.
1.3.4

TMQT góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức

sống thực tế cho các tầng lớp dân cư.
Thông qua hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã
thu hút hàng triệu lao động tham gia với thu nhập khơng thấp. Điều đó đã giải quyết
được vấn đề bức xúc nhất trong xã hội hiện nay, tạo ra công ăn việc làm cho người lao

động, góp phần đảm bảo hơn cho đời sống của các tầng lớp dân cư. Xuất khẩu còn tạo
ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp
ứng nhu cầu ngày một phong phú hơn của nhân dân.
1.3.5 TMQT là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại.
Các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ có vai trị tăng cường sự hợp tác
quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên thương trường
quốc tế. Xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu
tư, mở rộng vận tải quốc tế. Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng
ta vừa kể trên lại tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh hoạt động TMQT.
Trong TMQT, hoạt động xuất khẩu đóng vai trị chất xúc tác hỗ trợ phát triển
kinh tế và nó cịn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham
gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn, kỹ thuật, lao
động, nguồn tiêu thụ thị trường ... Thông qua hoạt động TMQT sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi
thế, các tiềm năng và cơ hội của quốc gia.
1.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TMQT của các quốc gia.
1.4.1 Nhân tố bên trong
1.4.2
Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở
cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh
hưởng đến loại hàng, quy mơ hàng xuất nhập khẩu của quốc gia.
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

9



GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Vị trí địa lý có vai trị như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển
kinh tế cũng như hoạt động TMQT của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều
kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy
xuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng...
1.4.2.1
Tiềm lực của quốc gia về lao động, vốn
Một nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
trong nước xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt
ngắn hạn, nguồn nhân lực được xem như là khơng biến đổi, vì vậy chúng ít tác động
tới sự biến động của hoạt động TMQT.
Vốn cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tác động sâu sắc và mạnh mẽ
đến hoạt động TMQT của các quôc gia. Nếu một quốc gia có tiềm lực về nguồn tài chính
mạnh mẽ sẽ là điều kiện vơ cùng thuận lợi để đẩy mạnh và xúc tiến các hoạt động TMQT,
mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng và góp phần làm tăng trưởng kinh tế.
1.4.2.2
Cơ sở hạ tầng quốc gia
Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố khơng thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt
động TMQT. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống
thông tin, hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TMQT. Nếu các
hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả xuất nhập khẩu, ngược lại nó sẽ kìm
hãm tiến trình xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
1.4.2.3
Các chính sách và quy định của quốc gia về hoạt động TMQT
Thơng qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường
pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động TMQT. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó
dưới các khía cạnh sau:
Thuế quan và quota: Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế quan và quota.

Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu
ngoại tệ của đất nước. Thuế nhập khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làm
tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước.
Cịn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu, có tác động một mặt
làm giảm số đầu mối tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợi
cho những người xin được quota xuất nhập khẩu.
Các chính sách khác của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp
gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách
Sinh viên thực hiện: Đồn Thanh Ngọc - 11132901

10


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
tín dụng xuất nhập khẩu ... cũng góp phần to lớn tác động tới hoạt động TMQT của
một quốc gia. Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính
sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ như
thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong các nhân tố tác
động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
1.4.3 Nhân tố bên ngoài
1.4.3.1
Sự cạnh tranh, áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài
Hoạt động TMQT của một quốc gia thường bị cạnh tranh và bị ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi hoạt đông của các doanh nghiệp nước ngoài. Khi bị cạnh tranh một cách mạnh
mẽ điều đó sẽ tạo ra áp lực cho quốc gia, từ đó quốc gia sẽ có những chính sách và
chiến lược để đẩy mạnh hoạt động TMQT, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc
gia khác trên thị trường thế giới.
1.4.3.2
Ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội thế giới
Trong xu thế tồn cầu hố thì phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì

vậy mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngồi đều có
những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Hoạt động TMQT
là hoạt động trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và
tác động của các nhân tố ở nước ngồi nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một
sự thay đổi nào về chính sách TMQT, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng
trưởng và suy thoái kinh tế... của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động TMQT
của các doanh nghiệp ở mỗi quốc gia.
1.4.3.3
Sự phát triển của công nghệ
Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và
mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao. Nhờ sự
phát triển của hệ thống bưu chính viễn thơng,các doanh nghiệp ngoại thương có thể
đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín... giảm bớt những chi phí đi
lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin
về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, nhờ có hoạt động
TMQT mà các quốc gia được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế
giới, thay thế, đổi mới công nghệ. Khoa học cơng nghệ cịn tác động tới các lĩnh vực
như vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng... Đó cũng chính là các
yếu tố tác động tới hoạt động TMQT.
1.4.3.4
Tỷ giá hối đoái
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

11


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Tỷ giá hối đối và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện
chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Trong quan hệ bn bán ngoại
thương, tỷ giá hối đối có vai trị quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất

nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hoá xuất nhập
khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.5
1.5.1

Tổng quan về AEC
Lịch sử hình thành và mục tiêu của AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là
một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thành
lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng
đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối cùng
của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực
kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn,
kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào
năm 2020. Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010) - Chương
trình Hành động Vientian đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng
lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
kinh tế của ASEAN.
1.5.2 Bản chất của AEC
AEC thực chất chưa được coi là một Cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng
đồng kinh tế châu Âu bởi AEC khơng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kết
ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể.
AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa
thuận hay Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu
của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố…giữa các nước ASEAN
có liên quan tới các mục tiêu này. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết
có tính rang buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu

hướng tới không bắt buộc của các nước ASEAN.
Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây
và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
1.6

Tác động của AEC đối với hoạt động TMQT của một quốc gia

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

12


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
thành viên
Việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN( AEC) đã mang lại nhiều tác động tích
cực và có cả tác động tiêu cực đối với hoạt động TMQT của các quốc gia thành viên.
AEC là một thị trường chung với quy mô rộng lớn, điều đó đã tạo điều kiện
thuận lợi cho các quốc gia thành viên mở rộng việc xuất khẩu hàng hóa ,tăng thêm
khối lượng hàng hóa được trao đổi đối với các nước trong khu vực. Cùng với đó là
việc tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của các quốc gia, vì khi tham gia
AEC, thị trường được tự do mở cửa hơn nên việc xuất khẩu hàng hóa khơng gặp nhiều
cản trở và khó khăn, các quốc gia đững trước sự cạnh tranh với hàng hóa từ nhiều
quốc gia khác trong nội khối. Đồng thời tham gia AEC cũng góp phần thay đổi cơ cấu
mặt hàng xuất nhập khẩu cũng như thị trường xuất nhập khẩu của một quốc gia thành
viên.
Tuy nhiên, khi tham gia AEC các quốc gia thành viên cũng đứng trước những
“bài tốn khó”, những tác động tiêu cực cần có giải pháp để giải quyết triệt để. Cán
cân thương mại của các quốc gia thành viên có thể rơi vào tình trạng mất cân bằng.
Khơng những thế khi tham gia vào AEC thì các sản phẩm xuất khẩu của các quốc gia
sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa các nước khác trong nội khối ASEAN.

Đồng thời, nhiều hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh
gay gắt đối với các sản phẩm và các lĩnh vực sản xuất trong nước. Chính phủ và các
doanh nghiệp của mỗi quốc gia thành viên cần chuẩn bị những chính sách và giải pháp
để nâng cao hiệu quả của hoạt động TMQT khi tham gia vào AEC.
1.7

Một số kinh nghiệm của các quốc gia khi chuẩn bị tham gia vào

AEC và bài học cho Việt Nam
1.7.1 Kinh nghiệm của các quốc gia khi chuẩn bị tham gia vào AEC
Khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN các quốc gia thành viên đã
chuẩn bị cho mình những hành trang nhất định để hội nhập tốt hơn, tận dụng mọi lợi
thế để góp phần phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia đó.
Đối với đất nước Singapore, họ hy vọng việc hình thành Cộng đồng Kinh
tế ASEAN (AEC) sẽ giúp giảm chi phí kinh doanh và cho phép di chuyển tự do
trong khu vực. Bên cạnh đó, họ tin rằng AEC sẽ giúp ASEAN trở nên toàn
diện, với bản sắc khu vực mạnh mẽ và củng cố vị thế của khối trên trường quốc
tế. Tuy nhiên, Singapore cho rằng tồn bộ tiến trình này sẽ cần có thời gian,
với sự tham gia khơng chỉ của chính phủ mà cịn của toàn bộ người dân các
nước trong khu vực.
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

13


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Quan điểm của Singapore về Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng tương đối giống
với đa phần người dân các nước khác. Theo đó, 60% số người được hỏi bày tỏ sự lạc
quan giống như người Malaysia và Philippines rằng công việc kinh doanh của họ sẽ tốt
hơn, khi ASEAN trở thành một cộng đồng. Gần 40% người được hỏi ở Indonesia và

Thái Lan cũng có quan điểm tương tự. Bên cạnh đó, khoảng 75% người Singapore cho
rằng việc hình thành cộng đồng sẽ giúp ASEAN trở nên cạnh tranh hơn. Tâm lý lạc
quan tương tự cũng được thể hiện ở Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan.
Chính vì tâm lý lạc quan đó nên chính phủ các nước đã có những chính sách để tận
dụng lợi thế của các quốc gia, như ở Singapore việc tham gia AEC giúp người dân
nước này có cơ hội nghề nghiệp rất lớn trong ngành dịch vụ du lịch, bởi Singapore có
nhiều kinh nghiệm hơn so với các nước trong khu vực.
Singapore hay các nước như Thái Lan, Malaysia cũng tận dụng cơ hội này để
đầu tư ra nước ngoài. Như Singapore, trong khi người Việt Nam khơng quan tâm thì
người Singapore đã biết tận dụng AEC để mua nhà ở Việt Nam, vì vốn dĩ giá nhà ở
Việt Nam chỉ bằng 1/7 so với giá nhà ở Singapore.
Ngoài ra, để hội nhập tốt hơn các quốc gia trong nội khối cũng đã có
những chính sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút lao động giỏi
từ các nước trong nội khối để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của quốc
gia mình.
1.7.2 Bài học cho Việt Nam
Khi tham gia vào AEC Việt Nam cần chuẩn bị cho mình tâm thế thật tốt để
chuẩn bị cho việc hội nhập, tâm lý tốt sẽ là động lực để giúp Việt Nam hội nhập tốt
hơn. Thêm vào đó, Chính phủ cùng các doanh nghiệp trong nước sẽ có những chính
sách để đẩy mạnh tiến trình hội nhập. Việc thu hút nhân tài, không để xảy ra hiện
tượng “ chảy máu chất xám” cũng là một vấn đề đáng quan tâm của nhà nước khi AEC
đi vào thực thi.
Việc tiếp thu những kinh nghiệm của các nước trong nội khối và áp dụng một
cách linh hoạt vào trong điều kiện nước mình cũng là một trong những bài học quan
trọng mà Việt Nam cần áp dụng.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

14



GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

15


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TMQT
CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA AEC

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

16


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng

Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức đối với hoạt động TMQT
của Việt Nam khi tham gia AEC
2.1 Phân tích thực trạng hoạt động TMQT của Việt Nam với các nước ASEAN
trước khi tham gia AEC
2.1.1 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam
2.1.1.1 Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu
Trong giai đoạn từ 2008- 2015, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
với các quốc gia thành viên ASEAN có sự thay đổi không đồng đều.
Trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng

giá trị giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức liên
kết khu vực này chỉ đạt con số 22,9 tỷ USD. Trong khi đó tổng giá trị kim ngạch xuất
nhập khẩu năm 2008 là 30 tỷ USD. Như vậy năm 2009, giá trị kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam với các quốc gia thành viên trong ASEAN giảm 24% so với năm
trước đó.
Sang giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, sau khủng khoảng kinh tế trong
năm 2009, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam –ASEAN hồi phục trở lại với mức
tăng trưởng 2 con số, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn này đạt 19%/năm. Cụ thể
trong năm 2010, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN
là 27,3 tỷ USD và nó đã tăng lên đến con số 38,7 tỷ USD vào năm 2012, tăng 69%
so với năm 2009.
Từ năm 2013 đến tháng 11 năm 2015, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa
giữa Việt Nam với nội khối ASEAN tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Cụ thể trong
năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 40,1 tỷ USD, tăng 3,5%; năm 2014 đạt
42,8 tỷ USD, tăng 6,9% và tính trong đến 11 tháng từ đầu năm 2015 đạt con số 39,2
tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,1% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm trước.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

17


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Biểu đồ 2.1: Giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam- ASEAN giai đoạn
2008- 2015
Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục Hải Quan
2.1.1.2 Xuất khẩu
Trước năm 2010, tính chung ASEAN là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất,

chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị
trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị
trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu-EU. Năm 2009
giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước ASEAN là 8.9 tỷ USD, giảm 14,4% so
với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng ngay sau
đó đến năm 2010 giá trị xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang ASEAN đã được
khôi phục trở lại, đạt mức 10.6 tỷ USD.
Từ năm 2010 đến nay, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam
(sau Trung Quốc) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của doanh nghiệp Việt Nam
(sau Hoa Kì và Liên minh châu Âu- EU). Từ năm 2010 cho đến nay, giá trị xuất khẩu
của Việt Nam sang các nước ASEAN có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2014
đạt 19.4 tỷ USD, tăng 83.7% so với năm 2008.
2.1.1.3 Nhập khẩu
Trước năm 2010, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hóa lớn
thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam (sau Trung Quốc). Năm 2009, giá trị kim ngạch
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

18


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN của Việt Nam là 14 tỷ USD, giảm 28.6% so
với năm 2008, cũng là bới sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đến
năm 2010, giá trị kim ngạc nhập khẩu được khôi phục đạt 16.7 tỷ USD.
Từ năm 2010 đến nay, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hóa
lớn thứ 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam( sau Trung Quốc, Hàn Quốc). Cũng kể từ
năm 2010 cho đến nay, giá trị kim ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN có xu hướng
tăng nhưng tăng chậm. Tính đến thới điểm 11 tháng đầu năm 2015 tổng giá trị kim
ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN đạt 22.4 tỷ USD.
2.1.1.4 Cán cân thương mại

Trong giai đoạn từ 2008- 2015, Việt Nam luôn nhập siêu trong buôn bán với các
nước thành viên ASEAN, nhưng mức nhập siêu ngày càng thu hẹp lại do tốc độ tăng
xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Cụ thể, năm 2008 có thâm hụt 9.2 tỷ
USD; đến năm 2010 thâm hụt 6 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu là 57%; năm 2014 thâm
hụt 4 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu giảm xuống còn 20.3%. Trong 11 tháng tính từ đầu
năm 2015, do kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 16.8 tỷ USD, giảm 6.3% và kim ngạch
nhập khẩu đạt 22.4 tỷ USD, tăng 5.5% nên mức thâm hụt thương mại là 5.6 tỷ USD,
tăng 40% so với cùng kì năm 2014 và tỷ lệ nhập siêu là 33.5%.
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam
2.1.2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 2.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường ASEAN
từ năm 2008- 2015
Đơn vị: 1000USD

Xăng dầu
các loại
Sắt thép
các loại
Sản phẩm
từ sắt thép
Sản phẩm
từ chất dẻo
Phương
tiện vận tải
và phụ

Năm

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

553056


9168106

1154736

1090563

861544

660342

588505

284420

595896

1129912

1372661

1502661

1485000

1210219

121080

167488


189538

221179

245641

278933

311879

119665

209203

274792

347664

358734

328945

353422

161173

323445

535832


707108

949050

827000

919280

tùng

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

19


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Máy vi tính
và linh kiện
Máy móc

731637

647603

519605

637766

1468031


1886245

1196345

1388421

393444

625563

749749

921893

1001893

1132867

1215055

192666

202832

214481

315940

343512


378550

434125

497802

178171

196972

254535

325099

346437

419567

436256

616384

1706535

1995272

1476871

1175589


1046345

1026187

1571128

1379713

1813577

1311500

1523231

1423316

206802
132657

259860
183929

594035
300033

517998
222024

383785
212024


243151
207080

103833

133718

195749

230000

256453

286532

305656

2385

2395

1686

1746

1875

2054


2298

1758723

4253706

6076802

7046398

7953423

7735203

1358327

1731211

1813572

1818725

1804385

9

2

2


8

8

thiết bị
dụng cụ
phụ tùng
khác
Hải sản
Hàng dệt
may
Gạo

1524966

Dầu thơ

2824388

Cao su
Cà phê
Các sản

63190
144380

phẩm hóa

133013
2

230460
4
66289
99828

chất
Đá quý,
kim loại
quý và sản
phẩm
Mặt hàng
khác
Tổng

56468

4478949

200455

1019481

1
859186

5

7

9168106


Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2010 là năm bản lề với tiến trình liên kết các thành viên Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN)-chuyển sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu
hình thành Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2015 dựa trên trên ba trụ cột Cộng đồng
Chính trị-An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội
(ACSC). Do đó, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN từ năm 2008 đến nay cũng
chia thành 2 giai đoạn.
Trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị
trường ASEAN chủ lực có dầu thơ và gạo, đây là 2 nhóm hàng có nhiều biến động về
giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của
giá dầu thô và gạo trên thị trường thế giới. Tổng trị giá xuất khẩu 2 nhóm hàng trên
sang thị trường ASEAN chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

20


GVHD: Nguyễn Thị Thúy Hồng
Nam sang khu vực thị trường này. Năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu gạo từ Việt Nam
sang ASEAN đạt mức hơn 1,5 tỷ USD, nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới nên đến năm 2009 con số này đã giảm đi 12,78%. Sau đó, đến năm
2010 giá trị xuất khẩu cho mặt hàng gạo của Việt Nam với các nước ASEAN đã khôi
phục trở lại và đạt đến mức hơn 1,7 tỷ USD. Với mặt hàng dầu thô, giá trị xuất khẩu
sang các nước ASEAN tuy có giảm dần từ năm 2008- 2010, tuy nhiên mặt hàng này
vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các mặt hàng khác xuất khẩu sang ASEAN.
Kể từ năm 2010 đến nay, mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN rất đa dạng phong
phú. Ngồi 2 nhóm hàng truyền thống dầu thơ và gạo xuất sang ASEAN thì các doanh
nghiệp ở Việt Nam còn phát triển xuất khẩu sản xuất nhiều nhóm hàng như máy vi
tính và linh kiện; sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng. Ngoài ra,

một số sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt
may, thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
ASEAN.

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thanh Ngọc - 11132901

21


×