Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Khóa luận tốt nghiệp xác định bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HẢI DƯƠNG HỌC

Trần Vinh Quang

XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ

Khóa luận đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn
(Chương trình đào tạo Chuẩn)

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HẢI DƯƠNG HỌC

Trần Vinh Quang

XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ

Khóa luận đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn
(Chương trình đào tạo Chuẩn)


Cán bộ hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn
ThS. Ngô Chí Tuấn

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp: “Xác định bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn
thương do lũ lụt trên địa bàn huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị” hoàn thành tại
Khoa Khí tượng - Thủy văn - Hải Dương học thuộc trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 5 năm 2016, dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của PGS - TS. Nguyễn Thanh Sơn và ThS. Ngô Chí Tuấn.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới PGS - TS. Nguyễn Thanh Sơn
và ThS. Ngô Chí Tuấn đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu
khóa luận. Sinh viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa
Khí tượng - Thủy văn và hải Dương học đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt trong quá
trình học tập và nghiên cứu khóa luận. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý
kiến đóng góp quý báu của các anh, chị và bạn bè sinh viên Khoa Khí tượng –
Thủy văn và Hải dương học.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, sinh viên rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu từ phía độc giả và những người quan tâm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Trần Vinh Quang


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ ........................................... 8
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 8
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 8
1.1.2 Nghiên cứu trong nước ................................................................................... 9
1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................... 10
1.1.1

Đặc điểm địa lí tự nhiên ............................................................................ 10

1.2.2

Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................. 13

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO
LŨ LỤT ....................................................................................................................... 16
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ................................ 16
2.1.1 Sự phát triển của khái niệm tính dễ bị tổn thương ........................................ 16
2.1.2 Khái niệm tính dễ bị tổn thương do lũ .......................................................... 18
2.2 TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ ............................................................... 19
2.2.1 Độ phơi nhiễm (E) ........................................................................................ 19
2.2.2 Tính nhạy (S) ................................................................................................ 19
2.2.3 Khả năng phục hồi (R) .................................................................................. 20
2.3 GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ........................ 20
2.3.1 Phương pháp UNESCO-IHE ........................................................................ 20
2.3.2 Phương pháp Messner và Meyer .................................................................. 20
2.3.3 Phương pháp ShantoshKarki ........................................................................ 20
2.3.4 Phương pháp Villagran de Leon ................................................................... 21
2.3.5 Phương pháp Ibidun O. Adelekan................................................................. 21

2


2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔN THƯƠNG LŨ THEO CÔNG THỨC CỦA
BALICA .................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG HUYỆN
ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ .............................................................................. 25
3.1 TÌNH HÌNH SỐ LIỆU ........................................................................................ 25
3.1.1 Bản đồ ........................................................................................................... 25
3.1.2 Số liệu khí tượng thủy văn ........................................................................... 27
3.1.3 Phiếu điều tra ................................................................................................ 27
3.2 CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN ................................................................................. 27
3.2.1 Bước 1: Lựa chọn vùng................................................................................ 27
3.2.2 Bước 2: Thiết lập bộ tiêu chí ....................................................................... 27
3.2.3 Bước 3: Chuẩn hóa các tham số đánh giá .................................................... 29
3.2.4 Bước 4: Tính giá trị chỉ số dễ bị tổn thương ................................................. 30
3.2.5 Bước 5: Phân hạng và xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương. ................... 30
3.3 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN..................................................................................... 31
3.3.1Chuẩn hóa các tham số .................................................................................. 31
3.2 Tính FVI ........................................................................................................... 33
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 40

3


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. Thành phần hệ thống FVI ( Balica, 2012; UNESCO–IHE, 2013)

22


Bảng 2. Sự thể hiện tính dễ bị tổn thương do lũ ( Balica, 2012 )

24

Bảng 3. Bảng tham số vùng miền núi

29

Bảng 4. Bảng phân cấp mức độ tổn thương do lũ

32

Bảng 5. Các giá trị tham số độ phơi nhiễm ( E ) đã được chuẩn hóa

32

Bảng 6. Các giá trị tham số tính nhạy ( S ) đã được chuẩn hóa

33

Bảng 7. Các giá trị tham số độ phơi nhiễm ( R ) đã được chuẩn hóa

33

Bảng 8. Kết quả tính FVI thành phần

34

Bảng 9. Kết quả tính FVI


34

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị

11

Hình 2. Bản đồ mạng lưới sông suối huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị

26

Hình 3. Bản đồ sử dụng đất huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị

27

Hình 4. Bản đồ phân vùng theo giá trị dễ bị tổn thương huyện Đakrông

35

Hình 5. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI xã hội của các xã huyện Đakrông

36

Hình 6. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI kinh tế của các xã huyện Đakrông

37

Hình 7. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI môi trường của các xã huyện Đakrông


37

Hình 8. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI vật lí của các xã huyện Đakrông

38

Hình 9. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI của các xã huyện Đakrông

39

4


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
IPCC Intergovermental Panel on Climate Change (Ban Liên chính phủ về Biến
đổi khí hậu)
ISDR International Strategy for Disaster Reduction (Chiến lược giảm nhẹ thiên
tai quốc tế)
SAR Second Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần II)
UNESCO United Nations Emducation, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)

5


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Namnói chung và khu vực miền Trung nói riêng là nơi giao lưu của nhiều
đới khí hậu phức tạp nên thời tiết thay đổi và biến động rất nhanh, đặc biệt khu vực
Quảng Trị là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ với tần suất và cường độ ngày càng
tăng. Để tăng cường ứng phó với lũ lụt ngoài các biện pháp công trình thì các biện

pháp phi công trình đang đóng vai trò rất quan trọng, mà trong đó có tính dài hạn và
bền vững như các biện pháp quy hoạch sử dụng đất, nâng cao nhận thức của người
dân. Mặt khác, các biện pháp tức thời để ứng phó nhanh như cảnh báo, dự báo vùng
ngập, di dời và sơ tán dân cư đến khu vực an toàn… đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc
hạn chế những tổn thương về người và tài sản người dân.
Tính dễ bị tổn thương do lũ lụt gây ra (FVI) được đánh giá dựa trên các phân
tích đa chiều, cho phép so sánh tính dễ tổn thương do lũ lụt gây ra giữa các lưu vực
khác nhau. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, khi được xây dựng hoàn chỉnh, FVI trở
thành một công cụ giúp xác định các yếu tố chịu trách nhiệm chính cho sự dễ tổn
thương của lưu vực, được sử dụng như một chỉ số mang tính tổng hợp để đánh giá,
quản lý và quy hoạch các vấn đề liên quan đến lũ lụt, khai thác và bảo vệ nguồn nước.
Do vậy, để đánh giá được tính dễ bị tổn thương do lũ lụt gây ra đối với kinh tế xã hội thì hướng tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý tổng hợp rủi ro thiên tai là
cần thiết để xây dựng các giải pháp nhằm giảm nhẹ tác hại của lũ gây ra. Đây cũng là
lý do dẫn đến sự hình thành luận văn “Xác định bộ chỉ số đánhgiá tính dễ bị tổn
thương do lũ lụt trên địa bàn huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị”. Kết quả nghiên
cứu sẽ là cơ sở khoa học, thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính
sách xác định chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo an ninh xã hội. Bố cục luận
văn bao gồm:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá tính dễ
bị tổn thương do lũ

6


Chương 2: Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt
Chương 3: Kết quả tính toán tính dễ bị tổn thương huyện Đakrông tỉnh Quảng
Trị
Kết luận
Tài liệu tham khảo


7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Trong các nghiên cứu của IPCC - CZMS đã nghiên cứu, đề xuất phương pháp
đánh giá tính dễ bị tổn thương đơn giản nhằm xác định và đánh giá các tác động của
mực nước biển dâng đến đời sống người dân trên bề mặt hành tinh và được ứng dụng
tại nhiều nơi. Phương pháp này kết hợp các nhận định của chuyên gia với dữ liệu về
các đặc tính vật lý và kinh tế - xã hội, từ đó phân tích, ước tính phổ các tác động của
mực nước biển dâng bao gồm cả phần giá trị mất đi của các vùng đất và đất ngập
nước. Các thông tin thu được từ cách đánh giá này được sử dụng như là cơ sở cho các
bước mô hình hóa tiếp theo. Phương pháp bao gồm 7 bước: (1) xác định khu vực
nghiên cứu; (2) thu thập và phân tích các đặc trưng khu vực nghiên cứu; (3) xác định
các yếu tố phát triển kinh tế xã hội tương ứng; (4) đánh giá các biến động về mặt vật
lý; (5) xây dựng chiến lược ứng phó; (6) đánh giá hồ sơ dễ bị tổn thương; (7) xác định
các nhu cầu trong tương lai. Tuy nhiên, đến 1999 Klein và Nicholls đã chỉ ra 5 hạn
chế cơ bản của phương pháp này liên quan đến các ràng buộc về kỹ thuật và khả năng
cung cấp số liệu trong việc mô hình hóa hệ thống và đánh giá định lượng.
Conner (2007) đã đưa các biện pháp công trình và phi công trình vào tính toán
chỉ số tổn thương lũ, nó thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng dân cư mà
không xét đến sự phơi nhiễm của cộng đồng đó trước nguy cơ lũ. Hay Sebastian
(2010) đã xác định tính tổn thương lũ là sự kết hợp giữa xác suất, tác động (thiệt hại)
và khả năng chống chịu. Theo như nghiên cứu này chưa xét đến phơi nhiễm, khả năng
phục hồi của hệ thống, chưa xét đề cập ảnh hưởng của vùng miền (các yếu tố tự
nhiên) nên chưa hoàn chỉnh hay nói cách khác chưa biểu diễn được mối tương tác tự
nhiên – kinh tế xã hội khi xem xét bài toán tổng hợp đánh giá tính dễ bị tổn thương.


8


Fussel, Hebb và Mortsch đã phân chia các nhóm yếu tố quyết định đến khả
năng dễ bị tổn thương của cộng đồng, khu vực (hệ thống) nhằm xác định các chỉ số
thành bốn nhóm, dựa vào sự tổ hợp giữa hai hệ thống là kinh tế xã hội và tự nhiên từ
nhóm các yếu tố nội và ngoại sinh, tuy nhiên, việc sử dụng số liệu và tính toán cũng
còn chưa hoàn chỉnh về cả tự nhiên và xã hội.
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Theo luận văn của Đặng Đình Khá [1] đã viết: Trong nghiên cứu của Việt
Trinh (2010) về “Đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị”,
tác giả đã đánh giá rủi ro do lũ dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn
thương, coi tính dễ tổn thương do lũ là một hàm của bản đồ sử dụng đất và mật độ dân
sốchưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Với cách tiếp cận này, Việt Trinh
chỉ dựa trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong khu vực nghiên cứu, dựa trên
giả thiết tính dễ bị tổn thương của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh tế xã hội là
giống nhau.
Với nghiên cứu“Đánh giá các thống số rủi ro lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy,
đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”của Mai Đăng (2010) thì khái niệm tính dễ bị tổn
thương đã được mở rộng, bao gồm các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Trong
nghiên cứu đó, tác giả đã đánh giá trọng số ảnh hưởng của các yếu tố đến tính dễ tổn
thương lũ như: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các công trình phòng lũ, sự ô
nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác.
Trong công trình củaCấn Thu Văn và Nguyễn Thanh Sơn [8] đã đánh giá khả
năng dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, đã đưa vào
các thành phần sinh kế, môi trường, điều kiện chống lũ, sự hỗ trợ, kinh nghiệm chống
lũ,... Tuy có thêm được khá nhiều và đầy đủ các thành phần quan trọng để tính giá trị
dễ bị tổn thương do lũ nhưng vẫn chưa đưa vào được thành nhóm bao quát hơn như
kinh tế, môi trường, xã hội, vật lý.


9


1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1.1 Đặc điểm địa lí tự nhiên
a) Vị trí địa lí và đơn vị hành chính
Đa Krông là một huyện miền núi vùng cao biên giới phía tây nam của tỉnh
Quảng Trị. Thành lập ngày 1.1.1997 trên cơ sở 10 xã của huyện Hướng Hóa và 3 xã
của huyện Triệu Phong. Diện tích 123.332ha dân số 25.917 người. Hiện nay có hơn
34.160 người.
14 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Krông Klang và 13 xã: A Bung, A
Ngo, A Vao, Ba Lòng, Ba Nang, Đa Krông, Hải Phúc, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò
Ó, Tà Long, Tà Rụt, Triệu Nguyên.
Vị trí: Nằm ở vị trí 16017`55`` đến 16049`12`` vĩ độ Bắc và 106044`01`` đến
107014`15`` kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với các huyện Gio Linh, Cam Lộ. Phía
Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Phía Đông
giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa.
b) Địa hình - Địa chất
+Tổng diện tích (ha): 122.332,21
+ Diện tích đất nông nghiệp (ha): 5.523,1
+ Diện tích đất lâm nghiệp (ha): 72.779,8
+ Diện tích đất chưa khai thác (ha): 41.634,1
* Đặc điểm địa hình - địa mạo: Địa hình vùng đồi núi nghiên cứu có cấu tạo
dạng bậc khá rõ nét: phía Tây là dãy núi trung bình, phần giữa là núi thấp xen đồi,
thung lũng và phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp. Đặc trưng các dạng địa hình sau:
địa hình núi trung bình khối tảng, kiến tạo - bóc mòn, địa hình núi thấp cấu trúc kiến
tạo - bóc mòn, địa hình khối núi bóc mòn Karst, địa hình đồi trước núi xâm thực - bóc
mòn. Tuy nhiên, qua các đợt khảo sát thực địa cho thấy hầu hết các điểm DCĐĐ xảy


10


ra mạnh mẽ trong vùng địa hình núi trung bình khối tảng kiến tạo - bóc mòn có độ cao
tuyệt đối 500m - 800m, > 800m, độ che phủ rừng tới 70 - 80%, độ dốc sườn lớn, phổ
6 biến từ 260 đến 450 , và > 450 , mức độ chia cắt sâu 300 - 500m/km2

Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: Bản đồ ATLAT năm 2009)

11


Địa hình Đakrông cao về phía Đông – Đông Nam thấp về phía Tây - Tây Bắc.
Cao nhất là đỉnh Kovalađút 1251m, thấp nhất là khu vực bãi bồi Ba Lòng 25m. Đồi
núi tập trung ở phía Đông Nam của huyện.
Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau nên đất đai ở Đakrông
rất đa dạng và phong phú bao gồm bảy loại chính đó là: Đất màu tím trên đá sét, đất
nâu vàng trên phù sa cổ, đất phú sa bồi, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét, đất đỏ
vàng trên đất mácmaxit và đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất có địa hình đồi chiếm
hơn 95% diện tích phù hợp trông các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê,
tiêu, cao su vv…….. Ngoài ra có đât phú sa sông phù hợp trồng cây nông nghiệp như
bắp đậu v.v..
*Đặc điểm địa chất: Xuất phát từ quan điểm tác động của nước dưới đất như là
một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai biến địa chất sườn dốc, nhất là trượt
lở đất đá. Nước dưới đất xuất hiện và vận động xuôi theo SD, MD, làm tăng khối
lượng thể tích, giảm lực kháng cắt của đất đá, tạo ra áp lực thủy tĩnh (Aw), áp lực
thủy động (Dw) làm giảm lực chống trượt, tăng lực gây trượt, tức là làm giảm hệ số
ổn định, gây trượt đất cấu tạo SD, MD. Trên cơ sở khảo sát thực địa, xác định lưu
lượng các mạch lộ, tài liệu bơm hút, ép nước thí nghiệm ở một số lỗ khoan, tác giả

không phân tầng địa chất thủy văn và mô tả các đơn vị địa tầng địa chất thủy văn theo
phương pháp địa chất thủy văn khu vực truyền thống mà khái quát đặc điểm địa chất
thủy văn theo độ phong phú nước như sau: nhóm phức hệ địa chất thủy văn khe nứt vỉa nghèo nước; khe nứt - vỉa nghèo nước, khe nứt có độ chứa nước trung bình; khe
nứt - vỉa, khe nứt giàu nước; khe nứt - karst - vỉa rất giàu nước.
c) Khí hậu
Đakrông cá khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ ở chế độ mưa và gió mùa.
Khí hậu Đakrông chịu ảnh hưởng rõ rệt của bức xạ nội chí tuyến và đặc điểm địa lý
ma trước hết là sự xuất hiện của dãy núi Trường Sơn, nằm trong khu vục chuyển tiếp
của hai mùa khí hậu mùa nóng và mùa lạnh.

12


d) Thủy văn
Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Nam và đông Nam
huyện Đakrông có chiều dài 85km. Sông Quảng Trị chảy qua Đakrông là hợp lưu của
hai con sông Đakrông và sông Rào Quán. Thượng lưu gọi là sông Đakrông, hạ lưu gọi
lá sông Ba Lòng Trong hệ thống sông Đakrông có nhiều con suối tương đối lớn đổ ra
như Paây, Scam, Ra Ngao, Ta Sam Ba Le, Rơlay vv….. Ngoài ra còn có nhiều con
suối đỏ vào song Ba Lòng như Khe Làng An, Khe Vẽ,… Sông Đakrông có độ dài
ngắn và dốc nên tốc độ chảy cao về mùa mua lũ thưỡng xảy ra tình trạng lũ lụt lớn.
e) Lớp phủ thực vật
Vùng đồi núi Đakrông có độ che phủ thuộc loại cao so với cả nước, chiếm
khoảng 20 đến 80% nhưng không đồng đều (theo số liệu thống kê của Viện Điều tra
quy hoạch rừng). Qua các đợt khảo sát thực địa cho thấy, hiện tượng ‘ dịch chuyển đất
đá’ xảy ra khá nhiều nơi trong vùng nghiên cứu, tập trung chủ yếu ở các xã , A Ngo,
A Vao mà một trong các nguyên nhân chính là do hoạt động chặt phá rừng lấy gỗ,
đốt phá rừng làm rẫy, trồng cây công nghiệp trên các sườn núi dọc tuyến nghiên cứu.
Việc chặt phá, đốt rừng làm làm nương rẫy tạo ra những khu đất trống đồi trọc, giảm
tỷ lệ che phủ rừng dẫn đến làm tăng nhanh quá trình TLĐĐ.

1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
a) Lịch sử hình thành
Trong lịch sử vùng đất Đakrông từng thuộc các huyện Hướng Hóa, Gio Linh,
Cam Lộ, Triệu phong, do ảnh hưởng của chiến tranh do yêu cầu cách mang nên nhiều
lần tách ra hợp vào nhiều lần. Đakrông là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa thời tiền
sử. Qua các phat hiện khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết của thời kỳ đá mới thuộc văn
hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở Đakrông. Ở đây còn phát hiện nhiều dấu vết của nền văn
hóa đồ đồng như rìu đồng giáo đồng lưỡi câu đồng và một số đồ trang sức vv. Qua
những dữ kiện đó chúng tỏ Đakrông có bề dày lịch sử lâu đời là nơi con người lập
nghiệp từ rất sớm có những đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử dân
13


tộc. Vào buổi đầu của lịch sử nơi đây là địa bàn cư trú của bộ Việt Thường. Từ cuối
thế kỷ II đến thế kỷ XIV thuộc về châu Ô, Châu Lý của nhà nước Chăm Pa. Từ năm
1306 thuộc về nhà nước Đại Việt sau khi Chế Mân lấy Châu ô Châu Lý làm lễ vật cầu
hôn Huyền Trân công chúa Năm1307 nhà Trần đổi Châu Ô, Châu Lý thành Thuận
Châu và Hóa Châu, Đakrông lúc này thuộc Hóa Châu.
b) Dân cư – Văn hóa
Dân cư ở đây không chỉ có người Chăm mà gồm cả đồng bào dân tộc ít người
như Vân Kiều, PaCô cùng người kinh định cư lâu đời. Từ 1831 khi nhà Nguyễn thành
lập tỉnh Quảng Trị thì Đakrông chính thức thuộc về tỉnh QT từ đó đến 1976 Đakrông
thuộc tỉnh Bình Trị Thiên Đến ngày 18.5.1981 xã Đakrông được thành lập trên cơ sở
sát nhập các thôn Taliêng, Pa ra Từng, Chân Rò tách từ xã Tà Long và thôn Ba ngao,
Làng Cát, Vùng Kho. Các xã A Túc, A Xốc và Kỳ Nơi thuộc huyện Hướng Hóa nhập
vào làm một và lấy tên là A Túc .Dân cư Đakrông ngoài các dân tộc thiểu số như Ba
Hy, Vân Kiều, Pa Cô là chủ yếu còn có người kinh sinh sống tính đến 2005 Có
khoảng 34.160 người Mặc dù thành phần dân tộc phức tạp nhưng trải qua quá trình
chung sống vật lộn đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm cư dân Đakrông đã
trở thành một khối thống nhất trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của

cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng. Cộng đồng cư dân
sinh sống đầu tiên ở trên địa bàn huyện Đakrông đó là cộng đồng người Ba Hy. Họ
sống theo dạng du canh du cư tù ngọn núi này sang ngọn núi khác nhưng sau một thời
gian sinh sống họ gặp phải dịch bệnh và thú dũ tấn công nên đã chuyển di nơi khác
sinh sống Sau khi người Ba Hy dời đi thì những người mới đến định cư ở đây (còn
gọi là người Bru nghĩa là nhũng người sống ở trên cao). Ngoài người Vân Kiều còn
có người Pa cô cư trú ở phía Tây Nam của huyện ở các xã A Bung, Tà Rụt.
Ngôn ngữ của của đồng bào VK gọi là Kado, Kanay, thuộc ngữ hệ Môn –
Khơme Người Vân kiều Pa cô sống thánh các bản làng gọi là Vil hay Vel mỗi bản
thường có 20-30 gia đình Đưng đầu Vil hay Vel là Aryay vel có thể là người đứng
đầu dòng họ hoặc được bầu lên nói chung đó là người có uy tín và trách nhiệm với
14


cộng đồng được cộng đồng tin tưởng Nhà ở của đồng bào Đakrông đều là nhà sàn lợp
bằng lá tranh, mây, sàn lát băng núa hoặc gỗ Giữa hai cộng đồng có nhiều điểm tương
đồng về văn hóa như cà răng, căng tai, các mô típ trang trí, hay các câu truyện dân
gian vv.
Sau khi người kinh lên sinh sống cùng với cộng đồng ở đây dã trở thành một
cộng đồng cư dân mới hết sức đoàn kết và gắn bó cùng nhau tồn tại và phát triển.
c) Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2014 của tỉnh Quảng Trị thì Đakrông là một
trong những huyện có dân số ít nhất của tỉnh Quảng Trị với số dân vào khoảng 38.176
người, mật độ dân số cũng thuộc loại thưa thớt nhất cả tỉnh với 38 người/km². Trong
đó, nam giới chiếm khoảng 49,25 %, và nữ giới chiếm 50,75 % trong cơ cấu dân số
của huyện. Tốc độ gia tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2010-2014 là vào
khoảng 1 %/năm. Dân số phân bố ở thành thị của huyện rất thấp chỉ chiếm 9,4 % dân
số, còn lại dân số tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn chiếm đến 90,6 % dân số.
d) Cơ cấu kinh tế
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân: 13,9%

+ Thu nhập bình quân đầu người: 2,5 triệu đồng
+ Thu ngân sách trên địa bàn: 2,08 tỷ̉ đồng
+ Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 49,27% - 20,16% - 30,57%
(Số liệu thống kê cuối năm 2008)

15


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO LŨ LỤT
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
2.1.1 Sự phát triển của khái niệm tính dễ bị tổn thương
Khái niệm về tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã
có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh
giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến tính dễ
bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực cũng khác nhau.
Đặc biệt, trong những năm gần đây khái niệm dễ bị tổn thương đã được nhiều
nhà khoa học quan tâm hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý lũ lụt. Việc đánh giá
tính dễ bị tổn thương là một hệ thống nhằm phân tích các rủi ro từ nguy cơ bên ngoài
cũng như nội bộ bên trong của nó. Điều này nhằm mục đích tăng khả năng phục hồi
của xã hội bằng cách tăng khả năng chống chịu của những yếu tố dễ bị tổn thương.
Có rất nhiều những khái niệm dễ bị tổn thương được sử dụng, có thể chỉ ra 3
trường phái về tính dễ bị tổn thương: (1) Chú trọng đến sự tiếp xúc với các hiểm họa
sinh lý bao gồm phân tích điều kiện phân bố các hiểm họa, khu vực hiểm họa mà con
người đang sống, mức độ thiệt hại và phân tích các đặc trưng tác động (e.g., Heyman
và cộng sự. 1991, Alexander 1993); (2) Chú trọng đến các khía cạnh xã hội và các tổn
thương liên quan đến xã hội nhằm đối phó với các tác động xấu trong cộng đồng dân
cư bao gồm cả khả năng chống chịu và khả năng tự phục hồi đối với hiểm họa (e.g.,
Blaikie và cộng sự 1994, Watts and Bohle 1993); (3) Kết hợp cả hai phương pháp và
xác định tính dễ bị tổn thương như là hiểm họa nơi mà chứa đựng những rủi ro sinh lý

cũng như những tác động thích ứng của xã hội (Cutter 1996, Weichselgartner 2001:
169 ff).

16


Quan điểm thứ (1):
"Tổn thương" có nguồn gốc từ chữ Latin có nghĩa là sự tổn hại Ở một mức độ
rất cơ bản, dễ bị tổn thương có thể được định nghĩa là "khả năng bị thương" (Kates
1985, Dow 1992) hoặc "thiệt hại tiềm năng"(Cutter năm 1996). Tuy nhiên, định nghĩa
chung dễ bị tổn thương không chỉ định loại của sự thiệt hại hoặc các cá nhân, nhóm,
hoặc tổn thất xã hội (Cutter, 1996), Dow (1992).
Quan điểm thứ (2):
Blaikie (1994) cho rằng: Dễ bị tổn thương có nghĩa là các đặc tính của một
người hoặc một nhóm về năng lực của họ có thể dự đoán, đối phó, chống lại, và phục
hồi từ tác động của thiên tai. Nó là sự kết hợp của các yếu tố xác định mức độ mà
cuộc sống và sinh kế của người khác được đặt tại rủi ro bằng một sự kiện rời rạc và
nhận dạng trong tự nhiên hoặc trong xã hội.
Theo Christian Kuhlicke quan niệm Tính dễ bị tổn thương xuất phát từ một
khái niệm về sự không hiểu biết có nghĩa là con người đối phó như thế nào với kiến
thức hạn chế của mình.
Khái niệm dễ bị tổn thương áp dụng cho một hệ thống xã hội do đó có thể được
hiểu là "một tập hợp các điều kiện và quy trình kết quả từ vật lý, các yếu tố xã hội,
kinh tế và môi trường, làm tăng tính nhạy cảm của một cộng đồng có các mối nguy
hiểm tác động " (ISDR 2002).
Quan điểm thứ (3):
Joanne Linnerooth-Bayer định nghĩa “Tổn thương là một thuật ngữ phân tích,
Tính dễ bị tổn thương là khái niệm được hiểu trong một phạm vi rộng và có quy tắc,
bao gồm cả địa lý, rủi ro, hiểm họa, kỹ thuật, nhân chủng học và sinh thái”.
Trong điều kiện tiếp xúc với một số căng thẳng hoặc khủng hoảng, Tính dễ bị

tổn thương không chỉ bởi tiếp xúc với sự nguy hiểm mà còn phụ thuộc vào khả năng
đối phó của những người bị ảnh hưởng (Anderson và Woodrow 1991; Dow 1992;

17


Watts và Bohle 1993; Cutter 1996, Clark và cộng sự 1998; Wu và cộng sự 2002. ).
Khả năng đối phó đã được xác định như là một sự kết hợp giữa sức kháng cự (khả
năng đối phó các tác động gây hại của mối nguy hiểm và tiếp tục tác động) cũng như
khả năng phục hồi tổn thương một cách nhanh chóng.(Dow (1992), Cutter (1996),
Clark và cộng sự. (1998), và Wu và cộng sự. (2002).
Năm 1996, SAR đã xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ mà biến đổi khí
hậu có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; nó không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy
của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện
khí hậu mới. Nó được xem như những tác động còn lại của biến đổi khí hậu sau khi
các biện pháp thích ứng được thực hiện (Downing, 2005). Định nghĩa này bao gồm sự
lộ diện, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các định nghĩa này đã thể hiện sự phát triển về quan điểm các nghiên cứu về
trường phái thứ 3 ngày càng nhiều. Trong đó họ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa
các hoạt động con người và tác động của thiên tai theo chiều hướng tổn thương kinh
tế xã hội đã tăng lên. Các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đã dần được cải thiện
thể hiện một cái nhìn toàn diện của xã hội, liên quan đến lĩnh vực tự nhiên và kinh tế
xã hội của hệ thống.
2.1.2 Khái niệm tính dễ bị tổn thương do lũ
Khái niệm tính dễ bị tổn thương mà tác giảm sử dụng dựa trên khái niệm của
UNESCO-ihe “ Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong
những những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng phục
hồi”.
Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là trong

chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007) đã đưa ra một
khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ “làbản đồ cho biết vị trí các vùng
nơi mà conngười, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủiro do các thảm hoạ có thể

18


dẫn đến những hậuquả nghiêm trọng như thiệt hại về người, gây ônhiễm môi
trường”.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khác định nghĩa: Khái niệm tính dễ bị tổn
thương lũ lụt là việc xem xét lựa chọn tiếp xúc, nhạy cảm, và các chỉ số đối phó của
người dân trong khu vực nghiên cứu. Phân tích các chỉ số này cung cấp một cái nhìn
sâu sắc vào các đặc tính dễ bị tổn thương của người dân bị ảnh hưởng và tác động đối
với quản lý nguy cơ lũ lụt. (Ayoade 1979; Ayoade và Akintola 1980; Olaniran 1983;
Ologunorisa và Terso năm 2006). Khi định lượng được tính dễ bị tổn thương của một
vùng nào đó thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ trong việc ra quyết
định nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà xã hội phải hứng chịu. [2]
2.2 TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ
Ba thành phần được lựa chọn để đánh giá tính dễ bị tổn thương được có thể
được xác định theo đánh giá thứ 3 của IPCC: “Tính dễ bị tổn thương là một hàm của
các đặc trưng, độ lớn, và tỷ lệ thay đổi nhiệt độ với độ phơi nhiễm của hệ thống, mức
độ nhạy cảm và khả năng đối phó” (McCarthy và cộng sự 2001). Vì vậy, theo định
nghĩa này, tính dễ bị tổn thương có ba thành phần: tiếp xúc (độ phơi nhiễm), mức độ
nhạy cảm và khả năng ứng phó. Ba thành phần này được mô tả như sau:
2.2.1 Độ phơi nhiễm (E)
Độ phơi nhiễm được hiểu như là mối đe dọa trực tiếp, bao hàm tính chất, mức
độ thay đổi các yếu tố cực đoan của khu vực như: Bản đồ tự nhiên; bản đồ sử dụng
đất; bản đồ ngập lũ (tần suất, thời gian, lượng lũ); dân số, tỷ lệ dân cư nông thôn,
thành thị, dân tộc thiểu số, phong tục, tập quán, tỷ lệ ngành nghề sản xuất.
2.2.2 Tính nhạy (S)

Tính nhạy mô tả các điều kiện môi trường của con người có thể làm trầm trọng
thêm mức độ nguy hiểm, cải thiện những mối nguy hiểm hoặc gây ra một tác động
nào đó như: Thu nhập, chi tiêu hộ gia đình; tỷ lệ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, giáo
dục, hệ thống giao thông, liên lạc, thời gian ở trong khu vực ảnh hưởng lũ, kinh
19


nghiệm đối phó với lũ, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về rủi ro lũ lụt, sự
chuẩn bị cho việc xuất hiện lũ.
2.2.3 Khả năng phục hồi (R)
Khả năng phục hồi là khả năng thực hiện các biện pháp thích ứng nhằm ngăn
chặn các tác động tiềm năng như: Năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ, hỗ trợ có
thể nhận được từ chính quyền địa phương, Cấu trúc nhà ở, hệ thống đê điều phòng và
chống lũ, dịch vụ y tế công cộng, hiện trạng hệ sinh thái. [3]
2.3 GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ
2.3.1 Phương pháp UNESCO-IHE
Bên cạnh đó [UNESCO-IHE]lại đưa ra một cách tính khác . Trong hướng dẫn
của Viện giáo dục UNESCO-IHE đề xuất một dạng quan hệ khác của chỉ số dễ bị tổn
thương:
Chỉ số dễ bị tổn thương = Độ phơi nhiễm + Tính nhạy – Khả năng phục hồi
2.3.2 Phương pháp Messner và Meyer
Tác giả cũng đã đề xuất quan hệ về chỉ số dễ bị tổn thương dạng đơn giản trong
trường hợp giá trị tính nhạy và khả năng phục hồi khó xác định thì có thể kết hợp
thành chỉ số khả năng chống chịu:
Chỉ số dễ bị tổn thương = Phơi nhiễm – Khả năng chống chịu
Như vậy việc tiến hành nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ về các khía cạnh
như: Phơi nhiễm (Exposue), tính nhạy (suscepcibility), khả năng chống chịu (Coping
capacity) sẽ mang tính tổng quát và có ý nghĩa.
2.3.3 Phương pháp ShantoshKarki
Theo chương trình Rừng và cuộc sống đã đề xuất quan hệ giữa tổn thương như

sau:

20


Chỉ số dễ bị tổn thương = (Tần suất lũ + Độ phơi nhiễm) x mức độ nghiêm
trọng
Phương pháp này không tính đến những tác động xã hội của lũ lụt
2.3.4 Phương pháp Villagran de Leon
Từ năm 2006, Villagran de Leon đã đề xuất mối quan hệ giữa tính dễ bị tổn
thương, tiếp xúc, nhạy cảm và khả năng đối phó như sau:
Chỉ số dễ bị tổn thương = [(Độ phơi nhiễm) x (Tính nhạy)] / (Khả năng chống
chịu)
2.3.5 Phương pháp Ibidun O. Adelekan
Phương pháp này chủ yếu dựa vào hình thức điều tra xã hội học và phân tích
kết quả đạt được thông qua các chỉ số tổn thương mà người nghiên cứu đưa ra.
Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn chính và phụ. Nguồn dữ
liệu chính được thực hiện thông việc quản lý hình thức thiết kế bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm các tham số:
- Chỉ số kinh tế - xã hội: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng
và nghề nghiệp
- Chỉ số nhạy cảm (tính nhạy): Cấu trúc nhà, thời gian ở trong khu vực ảnh
hưởng lũ, kinh nghiệm đối phó với lũ, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về rủi ro
lũ lụt, sự chuẩn bị cho việc xuất hiện lũ.
- Chỉ số phơi nhiễm (tiếp xúc): khoảng cách từ nhà tới dòng sông, suối, độ sâu
ngập lũ
- Chỉ số chống chịu: năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ, hỗ trợ có thể nhận
được.

21



2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔN THƯƠNG LŨ THEO CÔNG THỨC CỦA
BALICA
Trong các nghiên cứu và tính toán giá trị FVI (Flood Vulerability Index) trước
đây phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định các đặc trưng lũ, đây cũng là một khó khăn
trong việc áp dụng để tính toán cho các khu vực, lưu vực không nằm trong vùng ngập.
Công thức theo các cách tính trên sẽ gặp khó khăn khi tính giá trị dễ bị tổn thương ở
những vùng không ngập. Vì thế Balica phát triển một phương pháp cải tiến để tính
toán chỉ số dễ bị tổn thương lũ (Balica, 2007), dựa trên bộ tham số không phụ thuộc
vào các đặc trưng lũ mà thay vào đó là các tham số lượng mưa, bốc hơi và độ dốc địa
hình, nhằm đánh giá tổn thương lũ lụt ở các khu vực khác nhau: lưu vực sông, các
tiểu lưu vực và khu vực đô thị.
Phương pháp này sử dụng khái niệm tính dễ bị tổn thương, trong đó bao gồm
ba khái niệm liên quan gọi là yếu tố dễ bị tổn thương gồm: Độ phơi nhiễm, tính nhạy
và khả năng phục hồi. Các tham số được sử dụng liên quan đến lũ lụt thực tế; sự hiểu
biết của cộng đồng dân cư nơi chịu tổn thương, được gọi là thành phần dễ bị tổn
thương. Các tham số được lựa chọn để xác định tính dễ bị tổn thương được chia thành
4 nhóm thành phần gồm: nhóm tham số tính tổn thương xã hội, nhóm tham số tính tổn
thương kinh tế, nhóm tham số tính tổn thương môi trường và nhóm tham số tính tổn
thương tự nhiên.
Bảng 1. Thành phần hệ thống FVI (Balica, 2012; UNESCO-IHE, 2013)

Các
Chỉ số lộ diện
Tính nhạy
Viết tắt
yếu tố (E)
(S)


Viết
tắt

Xã hội - Mật độ dân
số
- Người
khuyết tật và
người ngoài
độ tuổi lao

CM

PD
%
disable

- Tỷ lệ tử
vong trẻ em

22

Khả năng phục
hồi
(R)

Viết tắt

- Hệ thống cảnh WS
báo
- Sơ tán trên các ER

tuyến đường
- Các dịch vụ
ES
khẩn cấp


động
- Di sản văn
CH
hóa
- Tăng trưởng Pg
dân số
Kinh
tế

- Độ gần đến
sông
- Các ngành
công nghiệp
- Sự xả sông

CR
IND
RD

Môi
- Lượng mưa
trường

Rainfall


Vật lý - Sự liên hệ
với sông
- Địa hình

CR

- Nơi tạm trú
- Kinh nghiệm
trước đây
- Nhận thức và
chuẩn bị

S
PE

- Thất nghiệp UM
- Tăng trưởng UG
đô thị
- Chỉ số phát HDI
triển con
người

- Số tiền đầu tư
- Bảo hiểm lũ
lụt
- Sức chứa các
đập nước

Aminv

FI
D - Sc

- Tăng trưởng UG
đô thị

- Mức độ bốc
hơi
- Sử dụng đất

EV
LU

- Lưu trữ thông
qua dòng chảy
hàng năm
- Các đê
- Tốc độ mưa
bốc hơi

𝑆𝐶
⁄𝑉𝑦𝑒𝑎𝑟

T

A/P

D-L
𝐸𝑉
𝑅𝑎𝑖𝑛𝑓𝑎𝑙𝑙


Phương pháp phát triển phân biệt quy mô khác nhau về không gian khu vực dễ
bị tổn thương lũ: lưu vực sông, các tiểu lưu vực và khu vực đô thị. Điều này cho phép
một sự giải thích chi tiết các chỉ tiêu cụ thể về mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến
từng vùng và các biện pháp để giảm bớt tác hại gây ra của sự tổn thương.Công thức
chung cho FVI được tính bằng cách phân loại các thành phần theo ba nhóm chỉ tiêu:
độ phơi nhiễm (E), tính nhạy cảm (S) và khả năng phục hồi (R) (Balica và cộng sự,
2012.).
𝐹𝑉𝐼 =

𝐸×𝑆
𝑅

23


×