Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tóm tắt luận văn phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.6 KB, 4 trang )

TÓM TĂT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam”
Tác giả luận văn: Lại Thị Bích Ngọc

Khóa 2014A

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn
Từ khóa: Tín dụng đầu tư
Nội dung tóm tắt:
a. Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế, vốn đầu tư là một trong những yếu tố có ý
nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế. Tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước là
kênh hỗ trợ vốn quan trọng cho các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế thuộc các
ngành, lĩnh vực, các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn cần được khuyến khích đầu
tư và các chương trình kinh tế lớn trọng điểm của Chính phủ góp phần quan trọng
trong việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước. Được coi là công cụ tài
chính của Chính phủ Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) có nhiệm vụ chính là
thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ thông qua
hoạt dộng TDĐT. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động TDĐT phát triển của Nhà nước tại
VDB còn chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động, chưa đáp ứng tốt yêu cầu
phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Để hạn chế những rủi ro trong hoạt động hoạt động TDĐT, VDB đã và đang cố
gắng tìm mọi giải pháp để hoàn thiện hoạt động TDĐT, tăng cường công tác quản lý,
phòng ngừa rủi ro hoạt động TDĐT nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác những tiềm năng của đất nước cho sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH)
b. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động TDĐT của Ngân hàng
phát triển nhằm nâng cao nhận thức về hoàn thiện hoạt động TDĐT;



1


- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TDĐT tại Ngân hàng phát triển Việt
Nam để tìm ra các cơ sở cho việc đề xuất giải pháp;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TDĐT tại Ngân hàng phát
triển Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động TDĐT và hiệu quả TDĐT tại
Ngân hàng phát triển;
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Hoạt động sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn TDĐT;
+ Hoạt động TDĐT tại Ngân hàng phát triển Việt Nam từ năm 2011 – 2015;
+ Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TDĐT tại
Ngân hàng phát triển Việt Nam đến năm 2020.
c. Nội dung chính và những đóng góp mới của luận văn
Nội dung chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát
triển.
Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa và phát triển một số vần đề lý luận về công tác TDĐT
- Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng, những ưu điểm mạnh, nhược điểm,
của công tác TDĐT.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá chung về TDĐT , từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác TDĐT của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

d. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, những
vấn đề lý luận về TDĐT, Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, so
sánh và phân tích hoạt động kinh tế trong quá trình nghiên cứu.

2


e. Kết luận
Tín dụng đầu tư là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế một cách bền
vững, công bằng. TDĐT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo sự phát triển
nhanh và bền vững của nền kinh tế, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô các quan
hệ cân đối lớn của nền kinh tế và hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế.
TDĐT góp phần giải quyết khó khăn của NSNN trong thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư
phát triển, TDĐT góp phần nâng cao vị thế của quốc gia, tạo điều kiện mở rộng và
phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Tuy vậy, hoạt động TDĐT của VDB vẫn còn
những tồn tại do những nguyên nhân cả về phía chủ quan và khách quan nhiều phía,
trong đó nguyên nhân từ chính sách của Nhà nước có những điểm chưa phù hợp, sự
phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và năng lực triển khai của VDB …
Phát huy những thế mạnh và ưu điểm đã có, hạn chế và khắc phục các điểm tồn
tại, triển khai tốt các nghiệp vụ của ngân hàng là một yêu cầu quan trọng nhằm hoàn
thiện hoạt động TDĐT của Nhà nước, phục vụ một cách tốt nhất cho mục tiêu thúc đẩy
tăng trưởng theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và định hướng
chiến lược phát triển của nền kinh tế.
Hệ thống các giải pháp và kiến nghị được đề xuất phù hợp với định hướng
chiến lược phát triển của VDB, của đất nước đồng thời mang lại hiệu quả đầu tư. Do
vậy, các giải pháp cần được triển khai đồng bộ và trong một khoảng thời gian dài, đòi
hỏi sự quyết tâm cao độ của toàn bộ Lãnh đạo và nhân viên trong hệ thống VDB. Bên
cạnh đó, cần có sự giúp đỡ tạo điều kiện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các
Bộ, ngành, chính quyền các địa phương.

Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hoạt động TDĐT tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam, học viên đã đi sâu phân tích hoạt động TDĐT tại VDB, tìm ra
những tồn tại, hạn chế trong hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp biện pháp hoàn
thiện đối với hoạt động TDĐT của VDB
Qua thời gian nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tế về công tác TDĐT tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, học viên nhận thấy VDB là một trong những đơn vị hoạt
động tuân thủ tương đối tốt những nguyên tắc, quy định về việc bảo đảm chất lượng
tín dụng. Đồng thời qua nghiên cứu thực trạng cũng nhận thấy những dấu hiệu rủi ro

3


tiềm ẩn có khả năng phát sinh trong tương lai làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động
TDĐT so với hiện nay, học viên đã đưa ra một số giải pháp cơ bản để hạn chế tối đa
những khả năng xấu có thể phát sinh nhằm hoàn thiện công tác TDĐT tại VDB.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng còn hạn chế, tính chất
phức tạp và luôn luôn đổi mới, cập nhật thông tin của lĩnh vực nghiên cứu đề tài nên
luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy em Rất mong nhận
được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô, nhà khoa học và những độc giả
quan tâm đến đề tài để em tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo của Viện Kinh tế và Quản lý,
các nhà khoa học, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.

4



×