ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN MINH THÙY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN CỪ
HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN MINH THÙY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN CỪ
HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: TS. NGUYỄN TRỌNG HẬU
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy
giáo, cô giáo, cán bộ trường Đại học Giáo dục-Đại học quốc gia Hà Nội đã
tận tình giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS.Nguyễn Trọng Hậu, người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tác
giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT
Nguyễn Văn Cừ, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ tác
giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tác giả đã cố gắng rất
nhiều, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả
kính mong quý thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp chỉ dẫn góp ý để tác giả
tiếp tục hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Trần Minh Thùy
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giáo viên
HS
HS
HT
Hiệu trưởng
PHT
Phó Hiệu trưởng
TCM
Tổ chuyên môn
THPT
Trung học phổ thông
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTCM
Tổ trưởng chuyên môn
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ........................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoa ̣t đô ̣ng TCM ở trường THPT ..... 2
3.2. Nghiên cứu thực trạng hoa ̣t đô ̣ng TCM , thực trạng quản lý hoa ̣t đô ̣ng
TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM .................... 2
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng TCM ở trường
THPT
Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM ....................................................... 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2
4.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 2
4.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2
5.1. Giới hạn về khách thể khảo sát .................................................................. 2
5.2. Giới hạn về thời gian khảo sát ................................................................... 2
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 3
8.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................... 3
8.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
9. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ..................................................... 3
iii
9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................ 4
9.3. Phương pháp bổ trợ .................................................................................... 4
10. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHUYÊN MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài............................................................ 7
1.2.1. Quản lý .................................................................................................... 7
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................... 12
1.2.3. Quản lý nhà trường ............................................................................... 13
1.2.4. Tổ chuyên môn ...................................................................................... 14
1.3. Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông và những yêu cầu đổi mới đối
với trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay .............................. 15
1.3.1. Mục tiêu của giáo du ̣c trung học phổ thông.......................................... 15
1.3.2. Những yêu cầu đổi mới đối với trường trung học phổ thông trong giai
đoạn hiện nay .................................................................................................. 15
1.4. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường trung ho ̣c phổ thông ................. 17
1.4.1. Vai trò và nhiệm vụ của hiệu trưởng .................................................... 17
1.4.2. Vai trò và nhiệm vụ của phó hiệu trưởng ............................................. 19
1.5. Hoạt động tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường
trung học phổ thông ........................................................................................ 20
1.5.1. Đặc điểm hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên môn ở trường trung ho ̣c phổ thông ..... 20
1.5.2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông ............... 21
1.5.3. Đặc điểm quản lý tổ chuyên môn ở trường trung ho ̣c phổ thông ......... 21
1.5.4. Nội dung quản lý hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên môn ......................................... 23
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên môn ................. 37
1.6.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 37
1.6.2. Yếu tố khách quan ................................................................................. 37
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 38
iv
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN
MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN CỪ
HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................... 39
2.1. Khái quát về trường trung ho ̣c phổ thông Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc
Môn thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 39
2.1.1. Quá trình phát triển của trường trung ho ̣c phổ thông Nguyễn Văn Cừ 39
2.1.2. Quy mô trường lớp ................................................................................ 40
2.1.3. Chất lượng giáo du ̣c .............................................................................. 41
2.1.4. Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý ........................................... 44
2.2. Thực trạng tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên môn ở trường trung ho ̣c phổ
thông Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh .................. 46
2.2.1. Cơ cấu tổ chuyên môn ở trường trung ho ̣c phổ thông Nguyễn Văn Cừ
huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 46
2.2.2. Thực trạng hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên môn ở trường trung ho ̣c phổ thông
Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh ............................ 47
2.2.3. Đánh giá chung thực trạng hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên môn ở t rường trung ho ̣c
phổ thông Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh........... 48
2.3. Thực trạng quản lý hoađô
̣t ̣ng tổ chuyên môn ở trường trung ho ̣c phổ thông
Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh ............................ 49
2.3.1. Quản lý công tác quy hoạch, bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn ............ 50
2.3.2. Quản lý công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch hoa ̣t đô ̣ng của tổ chuyên
môn .................................................................................................................. 52
2.3.3. Quản lý hoạt động dạy học và hoạt động đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c của
tổ chuyên môn................................................................................................... 53
2.3.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá cho điểm của tổ chuyên môn ..... 57
2.3.5. Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn ............. 58
2.3.6. Quản lý các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề ......................................... 64
v
2.3.7. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên môn
ở trường
trung ho ̣c phổ thôngNguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh
......................................................................................................................... 71
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 74
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN
MÔN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN VĂN CỪ
HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................... 76
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên
môn ở trường trung ho ̣c phổ thông ................................................................. 76
3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu .......................................................................... 76
3.1.2. Bảo đảm tính khoa học.......................................................................... 76
3.1.3. Bảo đảm tính thực tiễn .......................................................................... 76
3.1.4. Bảo đảm tính khả thi ............................................................................. 76
3.1.5. Bảo đảm tính đồng bộ ........................................................................... 77
3.1.6. Bảo đảm tính kế thừa ............................................................................ 77
3.2. Biện pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng tổ chuyên môn ở trường THPT Nguyễn Văn
Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh................................................... 77
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bổ nhiệm tổ trưởng chuyên
môn đảm bảo hiệu quả hoa ̣t đô ̣ng của các tổ chuyên môn. ............................ 77
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồ i dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và
nghiê ̣p vu ̣ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn................................................. 79
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
dạy học của tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học 81
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo hoa ̣t đô ̣ng sinh hoạt của tổ
chuyên môn theo
hướng đề cao vai trò tự chủ của tổ chuyên môn ............................................. 82
3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng nề n nế p hoa ̣t đô ̣ng giao lưu , học tập, trao đổi
kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn ............................................................. 86
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả lao động của
giáo viên gắn với thi đua khen thưởng, kỷ luật............................................... 88
vi
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 89
3.3. Thăm dò ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuấ t89
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 95
1. Kết luận ....................................................................................................... 95
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1:
Bảng thống kê về số lớp, số HS của trường THPT Nguyễn Văn
Cừ năm 2012-2015 ..................................................................... 40
Bảng 2.2:
Bảng thống kê về chất lượng hạnh kiểm của HS trường THPT
Nguyễn Văn Cừ năm 2012-2015 ................................................ 41
Bảng 2.3:
Bảng thống kê về chất lượng học lực của HS trường THPT
Nguyễn Văn Cừ năm 2012-2015 ................................................ 42
Bảng 2.4:
Bảng thống kê về tỉ lệ tốt nghiệp THPT của trường THPT
Nguyễn Văn Cừ năm 2012-2015 ................................................ 43
Bảng 2.5:
Bảng thống kê về thâm niên công tác của GV năm ho ̣c 2014-2015
..................................................................................................... 44
Bảng 2.6:
Bảng thống kê chất lượng đội ngũ GV trường THPT Nguyễn
Văn Cừ năm ho ̣c 2014-2015 ....................................................... 45
Bảng 2.7:
Bảng cơ cấu TCM trường THPT Nguyễn Văn Cừ ..................... 46
Bảng 2.8:
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý công tác
quy hoạch, bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn .............................. 50
Bảng 2.9:
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý công tác
xây dựng, thực hiện kế hoạch hoa ̣t đô ̣ng của TCM .................... 52
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý hoa ̣t
đô ̣ng da ̣y ho ̣c ............................................................................... 53
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý hoa ̣t
đô ̣ng đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c của tổ chuyên môn ............ 55
Bảng 2.12: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý việc
kiểm tra đánh giá cho điểm của TCM ........................................ 57
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý hoa ̣t
đô ̣ng lao động của đội ngũ giáo viên .......................................... 58
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý hồ sơ
chuyên môn ................................................................................. 60
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý việc thực
hiện chương trình, kế hoạch giáo du ̣c của tổ chuyên môn ......... 61
Bảng 2.16: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý hoa ̣t
đô ̣ng dự giờ, thao giảng, hội giảng ............................................. 63
viii
Bảng 2.17: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý công tác
sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém . 64
Bảng 2.18: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý hoa ̣t
đô ̣ng nghiên cứu khoa học của GV và nghiên cứu khoa học kỹ
thuật của HS ................................................................................ 66
Bảng 2.19: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý việc kèm
cặp, bồi dưỡng các thành viên của TCM .................................... 67
Bảng 2.20: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về các nội dung quản lý việc học
tập của TCM với các trường bạn ................................................ 69
Bảng 2.21: Bảng tổng hợp điểm bình quân của thực trạng quản lý hoa ̣t đô ̣ ng
TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM
..................................................................................................... 70
Bảng 3.1:
Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các
biện pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng TC M ở trường THPT Nguyễn Văn
Cừ, huyện Hóc Môn TPHCM. .................................................... 90
Bảng 3.2:
Bảng tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện
pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ ,
huyện Hóc Môn TPHCM............................................................ 92
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ biểu diễn quy mô HS của trường THPT Nguyễn Văn
Cừ năm 2012-2015 ................................................................. 40
Biểu đồ 2.2:
Biểu đồ biểu diễn chất lượng hạnh kiểm của HS trường THPT
Nguyễn Văn Cừ năm 2012-2015 ............................................ 41
Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ biểu diễn chất lượng học lực của HS trường THPT
Nguyễn Văn Cừ năm 2012-2015 ............................................ 42
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ tốt nghiệp lớp 12 của trường THPT
Nguyễn Văn Cừ năm 2012-2015 ............................................ 43
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ biểu diễn thâm niên công tác của GV trường THPT
Nguyễn Văn Cừ năm 2015 ..................................................... 44
Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ biểu diễn trình độ chuyên môn và danh hiệu thi đua
của đội ngũ GV trường THPT Nguyễn Văn Cừ năm ho ̣c 20142015......................................................................................... 45
Biểu đồ 3.1:
Biểu đồ biểu diễn sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp............................................................... 93
Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ các chức năng quản lý .................................................. 11
x
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục không những có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà còn có vai trò quan trọng
đối với xã hội loài người. Nên trong văn kiện đại hội lần thứ XI, Đảng đã
khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo nhu cầu phát triển
của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.”[11, tr.180]
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ), Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ giải pháp đột phá để phát triển giáo dục
giai đoạn 2011-2020 là giải pháp: “ Đổi mới quản lý giáo dục.” [27, tr.19]
Trước những yêu cầu mà Đảng, Nhà nước đặt ra đối với ngành
GD&ĐT đòi hỏi ngành GD&ĐT phải có các giải pháp để thực hiện những
yêu cầu này. Trong đó, giải pháp đổi mới quản lý hoạt động TCM là một
trong những giải pháp được nhiều nhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm.
Mặt khác, TCM ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc triển
khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học trong
nhà trường. TCM còn là cầu nối giữa cán bộ quản lý với GV và HS. Nếu hoạt
đô ̣ng TCM tốt sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất lượng
giáo dục, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục. Chính vì vậy hoạt
đô ̣ng TCM ở trường THPT là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và
rất cần thiết để đổi mới giáo dục.
Thực tế quản lý hoạ t đô ̣ng TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ
huyện Hóc Môn TPHCM còn có nhiều vấn đề chưa được tốt, công tác quản lý
TCM chưa chuyên sâu, hoạt động TCM đạt hiệu quả chưa cao. Do đó còn
nhiều hạn chế trong việc quản lý hoạt động TCM.
1
Bản thân là TTCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn
TPHCM, tác giả rất băn khoăn, trăn trở trong việc tìm ra biện pháp nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ
huyện Hóc Môn TPHCM.
Với tính cấp thiết và quan trọng trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý hoạt
đôṇ g tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ huyện
Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Nguyễn Văn
Cừ huyện Hóc Môn TPHCM nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM ở trường
THPT
3.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động TCM, thực trạng quản lý hoạt
đôṇ g TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường
THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động TCM ở trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc
Môn TPHCM.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Giới hạn về khách thể khảo sát
Khảo sát cán bộ quản lý, TTCM và GV trường THPT Nguyễn Văn Cừ
huyện Hóc Môn TPHCM.
5.2. Giới hạn về thời gian khảo sát
2
Khảo sát ở các năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Thực tế hoạt động TCM và thực tế quản lý hoạt động TCM ở trường
THPT Nguyễn Văn Cừ như thế nào?
Cần những biện pháp quản lý nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động
TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM?
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác hoạt động TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ
huyện Hóc Môn TPHCM đã và đang được thực hiện nhưng còn thiếu sự
đồng bộ, vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa nâng
cao chất lượng giáo dục và chưa nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của đội ngũ GV.
Nếu đề xuất được biện pháp quản lý hoạt động TCM phù hợp thì có thể
nâng cao chất lượng hoạt động TCM góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM.
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
8.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM ở trường THPT.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm sáng tỏ thực trạng quản lý hoa ̣t đô ̣ng
TCM ở trường THPT
Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM.
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT
Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
quản lý và TTCM các trường THPT trong công tác quản lý hoạt động TCM.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu,
đặc biệt về quản lý hoạt động TCM ở nhà trường phổ thông.
3
Phân tích, so sánh và tổng hợp các khái niệm, tài liệu khoa học và các
văn bản của Bộ GD&ĐT liên quan đến đề tài.
9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu: Xây dựng bảng câu hỏi cho đội ngũ
cán bộ quản lý, TTCM và GV trường THPT Nguyễn Văn Cừ.
9.3. Phương pháp bổ trợ
Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn đươ ̣c cấu trúc thành ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường
trung ho ̣c phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung
học phổ thông Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt đô ̣ng tổ chuyên môn ở trường trung
học phổ thông Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh.
4
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trong nước cũng nghiên cứu
các vấn đề về quản lý giáo dục . Trong đó có các công trình nghiên cứu của
một số tác giả như: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Lộc,... Các
tác giả đã trình bày các vấn đề chung về quản lý giáo dục, lý luận quản lý giáo
dục.
Trong các công trình này có một số công trình đề cập cụ thể về đội
công tác, các đặc trưng quan trọng và các kiểu đội công tác trong nhà trường.
Đây chính là những căn cứ quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu hoạt
đô ̣ng TCM ở trường THPT bởi vì TCM ở trường THPT chính là đội công tác
trong một tổ chức.
Đặc biệt một số học viên cao học chuyên ngành quản lý giáo dục cũng
đã chọn một số vấn đề ít nhiều có liên quan đến quản lý hoạt động của TCM
trong trường phổ thông để làm luận văn thạc sĩ nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý của TCM và đáp ứng yêu cầu của giáo dục. Trong số các luận văn đó có:
- Luận văn của Hoàng Mạnh Hùng với đề tài Quản lý hoạt động TCM ở
trường THPT Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn, năm 2013. Luận văn đã nghiên cứu
lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động TCM ở trường THPT Đồng Bành, tỉnh
Lạng Sơn và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở trường THPT
Đồng Bành, tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt các biện pháp đề xuất vừa có nội dung
mang tính tình thế, vừa có nội dung mang tính lâu dài, vừa có các biện pháp
quản lý truyền thống, vừa có các biện pháp quản lý hiện đại;
- Luận văn của Nguyễn Thị Hải Yến với đề tài Một số biện pháp quản
lý hoạt động TCM ở trường THPT huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, năm 2012.
Luận văn đã trình bày những vấ n đề lý luận cơ bản như: Trường THPT, TCM
5
ở trường THPT,...Đặc biệt luận văn đi sâu vào các vấn đề cụ thể như: Chất
lượng hoạt động của TCM, những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của
TCM. Luận văn đã khẳng định hoạt động TCM ở trường THPT huyện Nghi
Xuân tỉnh Hà Tĩnh đã đi vào quỹ đạo , định hướng phát triển Giáo du ̣c -Đào
tạo. HT các trường THPT luôn bám sát mục tiêu, đường lối phát triển giáo
dục của Đảng, Nhà nước, địa phương. Tuy nhiên hoạt động TCM chưa vững
chắc, đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, tự học; tự bồi dưỡng vươn lên
của một bộ phận cán bộ quản lý và GV chưa cao, các biện pháp chỉ đạo và
quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trong nhà trường có
lúc chưa thống nhất, cán bộ quản lý còn sử dụng kinh nghiệm của bản thân
nhiều hơn khoa học trong điều hành hoạt động TCM. Luận văn đã đề xuất
một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM ở các
trường THPT huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh;
- Luận văn của Giang Thị Thu Hà với đề tài Biện pháp chỉ đạo của HT
đối với TTCM tại các trường THPT Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội, năm
2012. Luận văn đã trình bày những nội dung cơ bản và chủ yếu của các khái
niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường THPT, chức năng chỉ đạo
trong nhà trường , nội dung hoạt động chuyên môn của nhà trường, nội dung
chỉ đạo TTCM của HT trường THPT trong hoạt động TCM và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động TCM... Qua khảo sát nghiên cứu thực trạng, luâ ̣n văn đã
nêu bật được thực trạng hoạt động của các TCM cũng như công tác chỉ đạo
quản lý của HT. Đặc biệt luận văn đã cho thấy HT chỉ cần quản lý vĩ mô trên
cơ sở chỉ đạo TTCM, tránh lấn sâu vào công tác chỉ đạo đến từng GV, ngoài
ra luận văn cũng đề xuất 7 biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động TCM của HT
xuất phát từ thực tiễn của trường THPT Lý Thường Kiệt.
Nhìn chung các đề tài trên đã nghiên cứu, phân tích những vấn đề giáo
dục, dạy học của GV trong mối quan hệ với TCM, biện pháp quản lý của
TTCM, công tác quản lý hoạt động TCM của HT ở các địa phương một cách
cụ thể. Trên cơ sở khoa học và từ thực trạng hoạt động TCM ở các địa
6
phương thì các công trình đó cũng đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý hoạt động TCM.
Tuy nhiên ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM
đến nay chưa vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm
công tác quản lý hoạt động TCM. Công tác quản lý hoạt động TCM ở trường
THPT Nguyễn Văn Cừ chưa chuyên sâu, có nhiều vấn đề chưa được tốt.
Từ thực tế nêu trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Quản lý
hoạt động TCM ở trường THPT Nguyễn Văn Cừ huyện Hóc Môn TPHCM”
là hết sức cấp bách và cần thiết để giúp HT trường THPT Nguyễn Văn Cừ có
được một số biện pháp quản lý hoạt động TCM thiết thực, khoa học, và làm
cho hoạt động TCM trở nên tích cực và có hiệu quả cao nhằm đáp ứng yêu
cầu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Nguyễn Văn
Cừ huyện Hóc Môn TPHCM.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Quản lý
Ngày nay hoạt động quản lý đã được nhiều học giả nghiên cứu và vận
dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau để mang lại hiệu quả trong đời sống, lao
động, kinh tế, xã hội,... Có thể nói hoạt động quản lý tồn tại trong mọi lĩnh
vực, trong mỗi lĩnh vực thì hoạt động quản lý có những đặc điểm cụ thể riêng
biệt. Các nhà khoa học đứng dưới những góc độ tiếp cận khác nhau nên khái
niệm quản lý cũng phong phú và đa dạng, càng làm cho hoạt động quản lý
phát triển và lôi cuốn các nhà khoa học nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng ở
các lĩnh vực khác nhau.
Theo tác giả Vũ Lan Hương: “Quản lý là hoạt động tác động một cách
có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để
điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề
ra.” [19, tr.1]
Theo tài liệu về chương trình bồi dưỡng công tác quản lý cho TTCM
7
trường trung học năm 2014 của trường cán bộ quản lý giáo dục TPHCM thì:
“Quản lý là hoạt động, tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản
lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt được mục đích của tổ chức.” [29, tr.2]
Theo tác giả Bùi Hữu Đức “Quản lý là các hoạt động thể hiện quá trình
tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong các tổ chức một cách
linh hoạt nhằm đạt được mục tiêu chung trong điều kiện biến động của môi
trường.”[13, tr.12]
Theo tác giả Bùi Minh Hiển: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề
ra.” [17, tr.13]
Theo hai tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì hiện nay
hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: “Quản lý là quá trình đạt
đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế
hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.” [6, tr.9]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là tác động có hướng đích của chủ
thể quản lý, dựa trên nhận thức những quy luật khách quan của hệ quản lý đến
các quá trình đang diễn ra nhằm đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu.”[20,tr.9]
Theo tác giả Nguyễn Lộc: “Quản lý có thể được mô tả như là một
chương trình của các hoạt động mà người quản lý thực hiện để đảm bảo đạt
được các mục tiêu đề ra của tổ chức. Quá trình quản lý bao gồm sự phối hợp
của: con người, thời gian, công việc, tiền tệ, địa điểm, máy móc (công nghệ),
nguồn nguyên vật liệu.” [24, tr.20]
Tuy khái niệm quản lý có rất nhiều song các nhà khoa học đã có những
nhận định chung về quản lý như chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu
quản lý, phương pháp quản lý.
Như vậy, hoạt động quản lý nhằm làm cho tổ chức, hệ thống vận hành
nhịp nhàng để đạt được mục tiêu đã đề ra . Đó là hoạt động đặc thù của con
người gắ n với sự phân công cụ thể và hợp tác lao động nhằm đạt tới mục tiêu
8
chung trong tương lai, nó diễn ra theo một quá trình hết sức biến động đòi hỏi
phải có những phương pháp quản lý thật khéo léo, phù hợp để đạt được những
mục tiêu của quản lý. Do đó nhiều nhà khoa học đã khẳng định quản lý là một
nghệ thuật, mà Mary Parker Follet (Mĩ) đã khẳng định: “Quản lý là nghệ thuật
khiến công việc được thực hiện thông qua người khác.” [10, tr.46]
Ngoài ra trong hoạt động quản lý, chủ thể quản lý phải vận dụng các tri
thức, các quy luật, các nguyên tắc một cách sáng tạo để giải quyết các vấn đề
đặt ra, vì thế quản lý đòi hỏi phải có khoa học. Không thể quản lý máy móc
mà phải vận dụng các phương pháp quản lý phù hợp với sự thay đổi của thực
tế diễn ra. Vì vậy quản lý cũng là khoa học.
Từ những nhận định trên chúng ta có thể khái quát “Quản lý là sự vận
dụng các tri thức, các quy luật, các nguyên tắc nhằm vận hành tổ chức đạt
được các mục tiêu đã đề ra".
1.2.1.2. Các chức năng quản lý
Khi nghiên cứu về quản lý thì các nhà khoa học có nhiều ý kiến khác nhau
về phân loại chức năng quản lý, tuy nhiên nhìn chung có 4 chức năng cơ bản và
quan trọng đối với bất kỳ cấp quản lý nào và người quản lý nào cũng phải thực
hiện đó là kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
- Chức năng kế hoạch hóa: Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Kế
hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai
của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt mục tiêu, mục đích
đó.” [25, tr.123]
Kế hoạch hóa là khâu đầu tiên trong một chu trình quản lý, có ý nghĩa sống
còn đối với sự tồn tại, vận hành và phát triển của nhà trường trong tương lai. Kế
hoạch hóa có tác dụng định hướng phát triển, chỉ lối, dẫn đường cho các chức
năng khác của kế hoạch. Thông qua kế hoạch hóa, tổ chức có thể xác định và
hình thành các mục tiêu; xác định và đảm bảo tính chắc chắn về các nguồn lực
của tổ chức để đạt được các mục tiêu này; quyết định xem những hoạt động
nào là cần thiết, khả thi để đạt được các mục tiêu đó.
9
- Chức năng tổ chức: Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “là tập hợp
những người có cùng mục đích, nhiệm vụ; có sự phối hợp, hợp tác với nhau
trong quá trình hoạt đô ̣ng; có trật tự kỷ cương nền nếp.” [25, tr.150]
Về mặt thực tiễn thì tổ chức là xây dựng các mối liên hệ giữa các thành
viên, các bộ phận riêng rẽ gắn kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống hoàn
chỉnh hoạt động nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất để đạt được mục tiêu
đã đề ra. Tổ chức tốt, có hiệu quả sẽ làm tăng động lực sáng tạo của cá nhân
và các bộ phận, làm cho các hoạt động thích ứng với mọi sự thay đổi để đi
đến sự phát triển bền vững. Ngược lại tổ chức không tốt sẽ triệt tiêu động lực,
ngại sáng tạo, không phát huy được tiềm năng, không thích ứng với mọi sự
thay đổi và dẫn đến kém phát triển.
- Chức năng chỉ đạo: Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Chỉ đạo là
quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới các thành viên khác
sao cho họ tích cực, tự giác và chủ động để hoàn thành nhiệm vụ với chất
lượng cao.” [25, tr.159]
Chỉ đạo có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong quá
trình quản lý bởi vì sau khi đã xây dựng được kế hoạch, nhân sự đã được tổ chức
thì cần phải có người đứng ra để lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức đi đến mục tiêu, mục
đích đã đề ra.
- Chức năng kiểm tra: Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Kiểm tra trong
quản lý nói chung hay kiểm tra trong quản lý giáo dục nói riêng là quá trình xem
xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm
và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra góp phần đưa toàn bộ hệ
thống quản lý đến một trình độ cao hơn". [25, tr.181]
Chức năng kiểm tra nhằm xem xét và đánh giá việc thực hiện các hoạt
đô ̣ng, mục tiêu đề ra và giúp nhà quản lý tiến hành sửa chữa những sai phạm
và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với thực tiễn. Để khâu kiểm tra đánh
giá đạt hiệu quả cao đòi hỏi người quản lý cần phải xây dựng các bộ chuẩn để
kiểm tra và đánh giá thành quả của các hoạt động.
10
Các chức năng trên nếu hoạt động một cách độc lập với nhau, thiếu
thông tin liên hệ với nhau sẽ làm giảm hiệu quả quản lý. Ngày nay với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì thông tin lại càng trở nên cần
thiết, nó giúp cho nhà quản lý nắm bắt tình hình nhanh chóng và chính xác để
quản lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì thế ta có thể khẳng định rằng:
Không có thông tin sẽ không có quản lý, mà theo viện sĩ Berg nêu lên một
định đề: “Thông tin là nền thể của quản lý.” Còn nhà toán học Xô Viết (cũ)
Kônmôgôrốp khẳng định “Bản chất của hoạt động quản lý là sự vận động của
thông tin.” [6, tr.277]
Mặt khác thông tin đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý,
nó tạo nên mối liên hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, nó giúp cho các bộ
phận truyền và nhận thông tin một cách kịp thời, chính xác. Sự trao đổi thông
tin, liên hệ giữa các bộ phận làm cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và thông
tin còn giúp cho người quản lý có thể đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu.
Mối liên hệ giữa các chức năng của quản lý theo sơ đồ các chức năng
quản lý dưới đây [25, tr. 184]
Kế hoạch
Kiểm tra
Thông tin
quản lý
Tổ chức
Chỉ đạo
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các chức năng quản lý
Mỗi chức năng có vai trò , vị trí riêng trong chu trình quản lý nhưng
11
chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau và vận hành
một cách nhịp nhàng như một cơ thể thống nhất tạo thành chu trình quản lý.
Trong chu trin
̀ h đó , thông tin đươ ̣c xem như là mạch máu , nó được truyền đi
một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục
là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,
thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.”[25, tr.16]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý gi áo dục là quá trình tác
động có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của
quá trình dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả
và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.” [25, tr.16]
Theo tác giả Bush T: “Quản lý giáo dục , một cách khái quát, là sự tác
động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng
quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt
nhằm đạt mục tiêu đề ra.” [25, tr.17]
Từ những nhận định trên ta có thể hiểu quản lý giáo dục là quá trình tác
động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý giáo dục đến đối tượng quản
lý giáo dục bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo,
kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Mục đích của quản lý giáo dục chính là tổ chức quá trình giáo dục có
hiệu quả để đào tạo ra những thế hệ thanh niên hoàn thiện nhân cách, phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống và có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, năng động, sáng tạo, tích cực phấn đấu, lao động vì sự phát triển, vì hạnh
phúc của bản thân và xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động dạy học của GV và hoạt
đô ̣ng học tập của HS tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục , sự hình
12
thành và phát triển nhân cách của HS. Vì thế, thực chất của quản lý giáo dục
chính là quản lý hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS
nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục , hình
thành và phát triển nhân cách của HS.
1.2.3. Quản lý nhà trường
1.2.3.1. Nhà trường
Theo tác giả Trần Kiểm: “Nhà trường là thiết chế chuyên biệt của xã
hội, nơi tổ chức, thực hiện và quản lý quá trình giáo dục. Quá trình này được
thực hiện bởi hai chủ thể: Người được giáo dục (người học) và người giáo dục
(người dạy). Trong quá trình giáo dục, hoạt động của người học (hoạt động
học theo nghĩa rộng) và hoạt động của người dạy (hoạt động dạy theo nghĩa
rộng) luôn gắn bó, tương tác, hỗ trợ nhau, tựa vào nhau để thực hiện mục tiêu
giáo dục theo yêu cầu của xã hội.” [20, tr.77]
Nhà trường là một tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc
dân, là nơi thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước.
Vì vậy trong bất cứ nhà trường nào, xã hội nào thì mọi hoạt động của nhà
trường đều hướng tới các hoạt động giáo dục và hoạt động quản lý giáo dục.
1.2.3.2. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của
các cơ quan quản lý, về bản chất là huy động các nguồn lực để tổ chức các
hoạt động giáo dục trong nhà trường theo mục tiêu giáo dục.” [32, tr.369]
Theo tác giả Nguyễn Trọng Hậu: “Quản lý nhà trường là quá trình tổ
chức nhà trường và thực hiện các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra các lĩnh vực hoạt động của nhà trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục
đã đề ra.” [16, tr.83]
Như vậy quản lý nhà trường chính là quản lý tất cả các hoạt động bên
trong của nhà trường, quản lý các mối lên hệ giữa nhà trường với các tổ chức
xã hội bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
Các nội dung hoạt động quản lý cụ thể của nhà trường là quản lý hoạt
13