Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Xây dựng mô hình truyền thống ứng phó biến đổi khí hậu có sự tham gia của người dân xã nam phú, huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ TÚ ANH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI
DÂN XÃ NAM PHÚ, HUYỆN TIỀN HẢI,
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN THỊ TÚ ANH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ SỰ THAM GIA CỦA
NGƢỜI DÂN XÃ NAM PHÚ, HUYỆN TIỀN HẢI,
TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ


HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 5
1.1. Các khái niệm, định nghĩa ......................................................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về truyền thông BĐKH ............................................... 9
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về truyền thông BĐKH ............................................ 9
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về truyền thông BĐKH ......................................... 12
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 19
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 19
2.2. Tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả ứng phó với BĐKH của hoạt động/mô hình/cách
làm hay ........................................................................................................................... 19
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 27
2.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu – xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ............... 32
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ KIỂM NGHIỆM MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG ỨNG
PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ......................... 36
3.1. Tiến trình xây dựng mô hình truyền thông ứng phó BĐKH có sự tham gia của
cộng đồng dân cƣ xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. ................................. 36
3.2. Mô hình truyền thông ứng phó BĐKH có sự tham gia của cộng đồng ................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 51
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 52


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 54

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 58


CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng học viên, các số liệu
khảo sát, thực nghiệm đƣợc công bố trong luận văn chƣa đƣợc ngƣời nào nghiên cứu
và công bố cả trong nƣớc và trên thế giới.

Tác giả

Nguyễn Thị Tú Anh


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau Đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ trong suốt quá
trình nghiên cứu, hoàn thành và bảo vệ luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo trong Hội đồng xét duyệt Đề cƣơng luận văn
đã có những định hƣớng, góp ý cho tôi ngay từ bƣớc đầu xây dựng đề cƣơng luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn bè, đồng nghiệp thuộc
Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã giúp tôi trong quá
trình nghiên cứu thực địa để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên
cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cho đến khi hoàn thành và
bảo vệ luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Tú Anh


DANH MỤC VIẾT TẮT

KHCNMT
AMDI

APEC

Khoa học công nghệ môi trƣờng
Asian management & development institule: Viện quản lý và phát
triển châu Á
Asia pacific economic cooperation: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
– Thái Bình Dƣơng

ASEM

The Asia – Europe Meeting: Diễn đàn hợp tác Á – Âu

BĐKH


Biến đổi khí hậu

CARE

Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu

COP

Conference of Parties: Hội nghị các bên

ĐKHĐ

Đăng ký hành động

FAO

Food and agriculture organization of United nations: Tổ chức
Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

G8

Group of eight: nhóm 8 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới.

GDHĐ

Giáo dục hành động

IDRC
IMHEN
IPCC

ISET
MCD

International development research centre: Trung tâm quốc tế
nghiên cứu phát triển.
Viện Khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng
Intergovernmental panel on climate change: Uỷ ban liên chính phủ
về biến đổi khí hậu
Viện Chuyển đổi Xã hội và Môi trƣờng
Centre for Marinelife Conservation and Community Development:
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng

NGO

Non-governmental organization: Tổ chức phi chính phủ

NISTPASS

Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ

PCLB

Phòng chống lụt bão

PRA
PT KT-XH

Participatory rural appraisal: phƣơng pháp đánh giá nhanh nông
thôn.
Phát triển kinh tế xã hội



SRD

Centre for sustainable rural development: Trung tâm phát triển nông
thôn bền vững

UBND

Uỷ ban nhân dân

UN

United Nations: Liên Hợp Quốc

UNDP

UNFCCC
WB

United Nations development programe: Chƣơng trình Phát triển
Liên Hợp Quốc
United nations Framework convention on Climate Change: Công ƣớc
Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu
World bank: Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các thảm họa xảy ra ở xã Nam Phú ..............................................................34
Bảng 2.2: Thông tin tổng hợp của ba xã Nam Phú, Nam Thịnh và Nam Hƣng ...............35

Bảng 3.1: Kết quả điều tra trƣớc khi xây dựng mô hình truyền thông ..........................37
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả sau khi triển khai mô hình ...............................................45

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Tiến trình xây dựng Mô hình truyền thông ứng phó BĐKH ........................37
Hình 3.2: Lớp tập huấn cho tuyên truyền viên ..............................................................41
Hình 3.3: Biểu đồ So sánh kết quả trƣớc và sau khi xây dựng mô hình truyền thông .........47
Hình 3.4: Sơ đồ mô hình truyền thông ........................................................................................46


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn đối với toàn cầu
và Việt Nam, đặc biệt với các vùng ven biển. Trƣớc khi công bố bản báo cáo đánh giá
thứ tƣ của IPCC vào cuối năm 2007, một nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới cho
thấy Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất trên toàn cầu
từ các hậu quả của hiện tƣợng biến đổi khí hậu: trong 84 quốc gia đang phát triển ven
biển đƣợc điều tra về mực nƣớc biển dâng [20]. Việt Nam đứng đầu về những tác động
đến dân số, GDP, khả năng mở rộng đô thị và các khu vực đất ngập nƣớc, cũng nhƣ
xếp hạng 2 đối với các ảnh hƣởng về quỹ đất (sau Bahamas) và khả năng mở rộng đất
nông nghiệp (sau Ai Cập) [31].
Cùng nhận định nhƣ nghiên cứu trên, bản Đánh giá Stern nổi tiếng về kinh tế
học của hiện tƣợng biến đổi khí hậu xác nhận mức độ tổn thƣơng cao của Việt Nam
đối với các biến đổi khí hậu [30]. Khoảng 43 triệu ngƣời Việt Nam hoặc hơn 55% dân
số cả nƣớc (38% dân số đô thị Việt Nam) đang sinh sống tại những vùng ven biển có
cao độ thấp và dễ bị tổn thƣơng [26]. Đây là tỉ lệ phần trăm cao nhất trên toàn thế giới.
Đặc biệt, sinh kế trong các vùng đồng bằng chủ yếu, tập trung đông dân cƣ của sông
Cửu Long và sông Hồng đang bị ảnh hƣởng. Ví dụ, tới 20.000 km2 của lƣu vực đồng
bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập sau mực nƣớc biển tăng 1 m [23].
Biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức lớn với mọi cộng đồng. Những nơi khó

khăn và sinh kế phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là nơi dễ bị tổn
thƣơng nhất do biến đổi khí hậu. Ngƣời dân ven biển là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất
do chủ yếu sinh kế dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ có năng lực thích ứng hạn
chế và thƣờng sinh sống ở những vùng địa lý dễ bị tổn thƣơng nhất bởi thiên tai, trong khi
lại thiếu các nguồn lực cần thiết để đƣơng đầu với rủi ro. Vì thế một trong những nhiệm
vụ quan trọng đƣợc nhấn mạnh trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách
nhiệm cho toàn xã hội về biến đổi khí hậu, với mục tiêu đến năm 2015 có trên 80% cộng
đồng dân cƣ và 100% công chức, viên chức nhà nƣớc có hiểu biết cơ bản về biến đổi khí
hậu và các tác động của nó [15].

1


Công tác truyền thông đƣợc xem là một công cụ quan trọng có tác động làm
thay đổi nhận thức và hành vi, để con ngƣời tự nguyện tham gia vào các hoạt động ứng
phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện nay dù công tác tuyên truyền đƣợc tiến hành
tích cực, nhận thức về biến đổi khí hậu đƣợc nâng cao hơn trong mấy năm trở lại đây
song phần lớn ngƣời dân mới biết đến biến đổi khí hậu mà chƣa hiểu một cách sâu sắc,
đầy đủ những vấn đề cơ bản của biến đổi khí hậu và những tác động của chúng. Hơn
thế nữa về những giải pháp mà bản thân và cộng động phải thực hiện để thích ứng và
giảm nhẹ biến đổi khí hậu chƣa đƣợc thể hiện trên thực tế, trong đó đặc biệt là tham
gia quá trình ra quyết định.
Trong bối cảnh đó, việc nâng cao nhận thức và tăng cƣờng năng lực ứng phó
với biến đổi khí hậu sẽ đặc biệt quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp của
các giải pháp thích ứng cả từ phía chính quyền và khu vực tƣ nhân. Đồng thời tăng
cƣờng vai trò của các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng nhất trong quá trình ra quyết định.
Vì vậy, việc xây dựng các công cụ, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả các
thông tin chính xác về ứng phó với biến đổi khí hậu và chia sẻ tri thức từ các nguồn
khác nhau là thực sự cần thiết. Đó sẽ là cơ sở để hỗ trợ cho tất cả quá trình ra quyết

định liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu. Truyền thông ứng phó
với biến đổi khí hậu có sự tham gia của ngƣời dân là hƣớng nghiên cứu mới đƣợc tổng
kết từ những kinh nghiệm truyền thông về biến đổi khí hậu. Theo đó, tăng cƣờng tính
dân chủ, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng, nâng cao hiệu quả của truyền thông.
Nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là nghiên cứu các hình thức truyền thông và phƣơng
pháp truyền thông để từ đó lựa chọn và xây dựng một mô hình truyền thông về ứng
phó với biến đổi khí hậu bảo đảm có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ, phù hợp với
tình hình, đặc điểm của địa phƣơng đảm bảo tính hiệu quả và khả thi, đồng thời có thể
nhân rộng ra những địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự.
Tác giả lựa chọn xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để tiến hành
triển khai nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông ứng phó với biến đổi khí hậu có
sự tham gia của ngƣời dân vì các lý do sau:
Cộng đồng dân cƣ đang sinh sống tại địa bàn nghiên cứu của tác giả, xã Nam
Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đang chịu ảnh hƣởng hết sức to lớn của biến đổi
khí hậu và nguy cơ của nó ngày càng lớn. [17]
2


Từ năm 2008 xã Nam Phú đã đƣợc Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát
triển cộng đồng (MCD) triển khai một số dự án và đã có những kết quả đƣợc ghi nhận.
Đây chính là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả khi tiếp xúc, làm việc và triển
khai nghiên cứu tại địa bàn xã.
Cho đến nay, đã có một số dự án và một vài chƣơng trình tuyên truyền, phổ biến
kiến thức về biến đổi khí hậu đƣợc thực hiện tại xã, tuy nhiên chƣa có một mô hình truyền
thông ứng phó với biến đổi khí hậu nào đƣợc xây dựng và triển khai. Bên cạnh đó hiệu quả
của các chƣơng trình hay dự án này còn hạn chế và vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân
cƣ trong việc ứng phó biến đổi khí hậu vẫn chƣa đƣợc nâng cao nhƣ mong đợi.
Từ những lý do trên tên đề tài đƣợc xác định là “Xây dựng mô hình truyền
thông ứng phó với biến đổi khí hậu có sự tham gia của người dân xã Nam Phú, huyện
Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc mức độ nhận thức và sự tham gia của ngƣời dân trong việc chủ
động ứng phó biến đổi khí hậu tại thời điểm nghiên cứu, xác định đƣợc nội dung
truyền thông.
- Nghiên cứu, áp dụng đƣợc các cách tiếp cận mới trong truyền thông và xây
dựng đƣợc mô hình truyền thông ứng phó với biến đổi khí hậu có sự tham gia của
ngƣời dân hiệu quả và khả thi với địa phƣơng nhằm nâng cao nhận thức và tăng cƣờng
năng lực chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó xây dựng đƣợc một Bảng đăng
ký cải thiện hành động ứng phó với biến đổi khí hậu có sự tham gia của ngƣời dân.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
-

Các hộ gia đình có sinh kế chính là nông nghiệp, thủy sản và du lịch tại xã

Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
-

Các hình thức, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả và khả thi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian nghiên cứu: Giới hạn phạm vi nghiên cứu tại địa bàn xã Nam Phú,

huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, bên cạnh nghiên cứu mở rộng điều tra tại hai xã Nam

3



Hƣng và Nam Thịnh giáp với xã Nam Phú và cùng thuộc vùng đệm Khu Bảo tồn thiên
nhiên huyện Tiền Hải để đối chứng.
-

Thời gian nghiên cứu: tháng 10 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả Luận văn góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc khẳng định đƣợc vai
trò sự tham gia của cộng đồng trong việc truyền thông ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đồng thời, xây dựng đƣợc mô hình truyền thông ứng phó với biến đổi khí hậu có sự
tham gia của công đồng có hiệu quả.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững kinh tế, xã hội tại địa phƣơng đồng thời đề tài
là cơ sở để mở rộng áp dụng các mô hình truyền thông nâng cao nhận thức và tăng
cƣờng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó xây dựng đƣợc các thỏa thuận
chung có sự tham gia và cam kết của ngƣời dân tại các xã có điều kiện tƣơng tự xã
Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Xây dựng và kiểm nghiệm mô hình truyền thông ứng phó với biến
đổi khí hậu có sự tham gia của cộng đồng dân cƣ.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm, định nghĩa
1.1.1. Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc
nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó theo
một xu hƣớng nhất định, đƣợc duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là vài thập
kỷ hoặc dài hơn.[24]
Biến đổi khí hậu có thể xảy ra do các nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo:
Các yếu tố tự nhiên có thể làm cho khí hậu của trái đất thay đổi bao gồm sự
thay đổi về cƣờng độ bức xạ của mặt trời, sự thay đổi chậm về quỹ đạo của trái đất
quanh mặt trời, các hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất, các hoạt động núi lửa, sự thay
đổi chuyển động của các dòng hải lƣu trong các đại dƣơng.
Các hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển (ví dụ việc
đốt nhiên liệu hóa thạch) và làm thay đổi bề mặt trái đất (ví dụ nhƣ nạn phá rừng, khai
khoáng, canh tác nông nghiệp, đô thị hóa, sa mạc hóa, v.v.)
Nguyên nhân chính của sự biến đổi khí hậu hiện nay của trái đất là do sự gia
tăng các hoạt động tạo ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, các hoạt động khai thác quá
mức các bể hấp thụ và bể chứa cácbon nhƣ các hệ sinh thái rừng, các hệ sinh thái biển,
ven bờ và đất liền khác.
Những biến đổi trên sẽ tác động và gây hậu quả rất lớn đến tất cả các lĩnh vực
của xã hội [9].
1.1.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu [14]
Biến đổi khí hậu đang diễn ra và là quá trình không thể đảo ngƣợc. Nhân loại có
thể ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách thích ứng với tác động của nó (để làm
giảm thiệt hai do biến đổi khí hậu gây ra) và bằng cách giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính (giảm nhẹ) để làm giảm mức độ và cƣờng độ của sự thay đổi.
a. Thích ứng với biế n đổ i khí hậu [14]
5


Thích ƣ́ng với biế n đổ i khí hâ ̣u là sƣ̣ điề u chỉnh c ác hê ̣ thố ng tƣ̣ nhiên hoă ̣c con

ngƣời đố i với s ự thay đổi của hoàn cảnh s ống hoă ̣c môi trƣờng , nhằ m mu ̣c đić h giảm
khả năng bị tổn thƣơng do bi ến đổi khí hậu và tâ ̣n du ̣ng các cơ hô ̣i do nó mang la ̣i c ả
trong ngắn hạn và dài hạn.
b. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu [14]
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cƣờng độ
phát thải khí nhà kính trong nh ững thập kỷ tới. Hiệu quả giảm nhẹ chỉ có thể đạt đƣợc
khi các chính sách phù hợp đƣợc đƣa ra một cách đầy đủ và loại bỏ đƣợc các rào cản
liên quan.
Năng lực thích ứng và giảm nhẹ phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế-xã hội và môi
trƣờng cũng nhƣ tính sẵn sàng của hệ thống thông tin và trình độ công nghệ của mỗi
quốc gia.
1.1.3. Truyền thông
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm… chia
sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn
nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu
phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. [10]
a. Các yếu tố của truyền thông
Truyền thông thông tin bao gồm 9 yếu tố, trong đó 2 yếu tố là những thành
phần chính yếu của một quá trình truyền thông thông tin – ngƣời gửi (sender) và ngƣời
nhận (receiver). Hai thành phần khác chính là những công cụ truyền thông chủ yếu –
thông điệp (message) và phƣơng tiện truyền thông (media). 4 yếu tố còn lại là các
chức năng của truyền thông thông tin – mã hóa, giải mã, phản ứng và phản hồi. Yếu tố
sau cùng là sự nhiễu thông tin trong hệ thống này. Những yếu tố trên đƣợc giải thích
nhƣ sau: [10]
-

Ngƣời gửi: là bên gửi thông điệp cho một bên khác.

-


Mã hõa: là quá trình diễn dịch tƣ duy thành hình thức biểu tƣợng.

-

Thông điệp: là tập hợp các biểu tƣởng mà ngƣời gửi chuyển đi.

6


-

Phƣơng tiện truyền thông: là những kênh truyền thông mà thông qua đó thông
điệp di chuyển từ ngƣời gửi đến ngƣời nhận.

-

Giải mã: là quá trình mà nhờ đó ngƣời nhận ấn định ý nghĩa cho các biểu tƣợng
đã đƣợc mã hóa bởi ngƣời gửi.

-

Ngƣời nhận: là bên tiếp nhận thông điệp đƣợc gửi bởi một bên khác.

-

Phản ứng: là những hành động phản ứng của ngƣời nhận sau khi đã xem thông
điệp.

-


Thông tin phản hồi: là một phần phản ứng của ngƣời nhận đƣợc truyền thông
ngƣợc lại cho ngƣời gửi.

-

Nhiễu thông tin: là trạng thái ngoài dự kiến hay sự méo mõ của thông tin xảy ra
trong suốt quá trình truyền thông thông tin, nó gây hậu quả là ngƣời nhận sẽ tiếp
nhận một thông điệp khác hẳn so với thông điệp ban đầu của ngƣời gửi.
b. Mục đích truyền thông
Nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của ngƣời nhận

thông tin thông qua các cách tiếp nhận, hình thức và phƣơng tiện khác nhau, ngƣời
làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) sẽ truyền đạt các thông tin (thông điệp
truyền thông) tới ngƣời nhận thông tin (đối tƣợng truyền thông). [10]
c. Các phương thức truyền thông
Có 3 phƣơng thức truyền thông thƣờng đƣợc sử dụng. Đó là:
- Truyền thông một chiều: Bằng phƣơng thức này ngƣời truyền thông gửi thông
điệp truyền thông tới ngƣời nhận thông điệp truyền thông qua kênh truyền thông mà
không có điều kiện nhận đƣợc sự phản hồi của đối tƣợng truyền thông. [10]
Phƣơng thức này thƣờng đƣợc dùng để truyền những thông điệp truyền thông
có tính khẩn cấp (thí dụ: vỡ đê, cháy nhà v.v…) hoặc là những thông tin cần phổ biến
(thí dụ: ngày, giờ, địa điểm họp, ngày lĩnh lƣơng v.v…).
- Truyền thông hai chiều: Theo phƣơng thức này, thông điệp truyền thông đƣợc
trao đổi giữa ngƣời gửi và ngƣời nhận thông điệp thông qua kênh truyền thông. Ngƣời
gửi thông điệp có điều kiện thu thập các thông tin phản hồi từ phía ngƣời nhận. Quá
trình này có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần. [10]
7


Phƣơng thức này thƣờng đƣợc sử dụng trong các cuộc thăm dò ý kiến, dƣ luận

xã hội về một chủ trƣơng, một dự án v.v…hoặc về một sản phẩm, một dịch vụ…cần
tham khảo ý kiến rộng rãi nhằm hoàn thiện trƣớc khi triển khai.
- Phương thức truyền thông nhiều chiều: Khác với phƣơng thức truyền thông
hai chiều, phƣơng thức truyền thông nhiều chiều đòi hỏi ngƣời gửi thông điệp truyền
thông cần hiểu biết đối tƣợng truyền thông trƣớc khi gửi thông điệp truyền thông. Để
làm đƣợc việc này, ngƣời làm truyền thông phải tổ chức thu thập thông tin từ phía đối
tƣợng truyền thông. Có nhiều phƣơng pháp thu thập thông tin, song phổ biến và hiểu
quả nhất là tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế tại cơ sở. Vì vậy quá trình
truyền thông theo phƣơng thức nhiều chiều bao gồm 3 bƣớc thu thập thông tin về đối
tƣợng truyền thông, gửi thông điệp truyền thông tới đối tƣợng truyền thông, phản hồi
thông tin từ phía đối tƣợng truyền thông. [10]
Phƣơng thức truyền thông nhiều chiều thƣờng đƣợc sử dụng trong các chiến
dịch truyền thông quy mô lớn (thí dụ: về Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, về phòng
chống HIV/AIDS, v.v…). Các kênh truyền thông trong phƣơng thức này thƣờng là các
phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình v.v…) hoặc kết hợp
với nhiều kênh khác nhau (nhƣ mít tinh, cổ động, hội nghị, hội thảo, huấn luyện
v.v…kết hợp với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.
1.1.4. Tham gia
Tham gia – participation đƣợc dịch thành 2 từ tham dự và tham gia. Theo GS
Tô Duy Hợp thì tham dự là tham gia ở mức thấp còn tham gia là tham dự ở mức cao.
Và phƣơng pháp luận tham gia là phƣơng pháp luận đi từ dƣới lên tức là đi từ ngƣời
dân và trở thành khoa học.
Tham gia của cộng đồng
Khái niệm “sự tham gia của cộng đồng” (community participation) đƣợc hình
thành từ hai yếu tố: đó là yếu tố “cộng đồng” (community) và yếu tố “sự tham gia”
(participation).
Theo Wates Nick, “cộng đồng” có thể định nghĩa là “một nhóm ngƣời sống trong
cùng một khu vực địa lý và có chia sẻ nhiều đặc điểm chung”. Còn theo Nabeel Hamdi
trong cuốn sách (viết cùng Reinhard Goethert) “Hành động trong quy hoạch thành phố:
8



định hƣớng cho sự tham gia của cộng đồng” (Action Planning for Cities: A Guide to
Community Practice, 1997), khái niệm “cộng đồng” có “tính chất địa lý và xã hội” và
“diễn tả một nhóm ngƣời sống trong cùng một khu vực sinh sống và có những hoạt động
mang tính chất tập thể nhằm hƣớng tới một mục tiêu chung” [32].
Theo Wates Nick để định nghĩa “sự tham gia” (participation): cũng trong cuốn
“Sổ tay về quy hoạch cộng đồng” của ông thì “sự tham gia” có thể hiểu là “hành động
hƣởng ứng bằng cách tham dự vào một công tác nào đó”. Tuy nhiên, định nghĩa này
vẫn chƣa thật sự rõ ràng.
Theo Clanrence Shubert định nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” là
quá trình trong đó các nhóm dân cƣ của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch,
thực hiện, quản lý, sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt
động. Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không đƣợc coi là sự tham gia của
cộng đồng.
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về truyền thông BĐKH
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, bắt đầu đƣợc quan tâm nghiên
cứu từ đầu thế kỷ 19 [40]. Biến đổi khí hậu bắt đầu đƣợc quan tâm nghiên cứu từ
những năm 1960. Tuy nhiên, phải đến nửa cuối thập niên 1980, các chiến dịch truyền
thông về biến đổi khí hậu mới thực sự đƣợc khởi xƣớng. Thời gian đầu, đa số các hoạt
động truyền thông cho công chúng chủ yếu tập trung vào các phát hiện khoa học về
biến đổi khí hậu và các báo cáo tổng hợp, đôi khi là về một số hiện tƣợng thời tiết cực
đoan, các cuộc họp cấp cao hoặc các cuộc họp hoạch định chính sách.
Trong thời gian gần đây, biến đổi khí hậu trở thành chủ đề của nhiều Diễn đàn và
Hội nghị cấp cao trên thế giới. Chủ đề này nhận đƣợc nhiều sự chú ý của Liên Hợp
Quốc (các báo cáo của IPCC, hội nghị các bên công ƣớc khí hậu COP, báo cáo của
UNDP), của các nƣớc G8, IGOS (Ngân hàng Thế giới, OECD) và các tổ chức phi chính
phủ. Do qui mô toàn cầu của biến đổi khí hậu, những hậu quả về môi trƣờng, xã hội và
văn hóa, vấn đề này ngày càng là chủ đề quan trọng trong truyền thông quốc tế [27].

Nhiều Hội nghị đã ra tuyên bố về biến đổi khí hậu nhƣ Hội nghị cấp cao Á - Âu
lần thứ 6 (ASEM 6) họp tháng 11 năm 2006 tại Copenhagen (Đan Mạch), Hội nghị
9


thƣợng đỉnh các nƣớc công nghiệp phát triển (G8) họp tháng 6 năm 2007, Hội nghị
cấp cao APEC họp tháng 9 năm 2007 tại Úc, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc họp tháng
9 năm 2007, Hội nghị quốc tế về Biến đổi khí hậu họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 12
năm 2007, và gần đây là Hội nghị diễn đàn kinh tế thế giới họp tại Đa vốt (Thụy Sĩ)
tháng 1 năm 2008 v.v... Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon phát biểu trong
thông điệp gửi Chính phủ các nƣớc rằng "Biến đổi khí hậu cũng khiến nhân loại phải
đối mặt với những đe dọa to lớn nhƣ chiến tranh", rằng "Biến đổi khí hậu không chỉ là
vấn đề môi trƣờng, mà còn là mối đe dọa toàn diện, ảnh hƣởng đến sức khỏe con
ngƣời, đến tình trạng cung cấp lƣơng thực toàn cầu, đến vấn đề di dân và đe dọa nền
hòa bình và anh ninh thế giới". Nhiều nƣớc đã thành lập các tổ chức để chỉ đạo và điều
phối các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng các chƣơng trình, chiến
lƣợc hoặc kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cộng đồng khoa học từ lâu đã thừa nhận tầm quan trọng của việc truyền thông
về biến đổi khí hậu. Kể từ đầu những năm 1990, nhiều nghiên cứu đã xuất hiện trong
đó phân tích cách thức truyền thông hiện nay về biến đổi khí hậu đối với các đối tƣợng
khác nhau. Số lƣợng các nghiên cứu này ngày một tăng lên [22]. Đã có một vài bài
viết giới thiệu trong lĩnh vực này, chẳng hạn nhƣ của Susanna Moser (2010), Truyền
thông biến đổi khí hậu: Lịch sử, thách thức, quá trình, định hƣớng tƣơng lai [28];
Alison Anderson (2009), Xây dựng một chƣơng trình nghiên cứu để phân tích sâu hơn
trung gian truyền thông biến đổi khí hậu; hay Anabela Carvalho (2010 ) Mô tả các
khía cạnh chính trị của truyền thông đầy đủ, an toàn và nghiên cứu tổng quan về các
lĩnh vực của nó trong khi chƣa có đối tƣợng và đặc điểm.
Nhiều dự án truyền thông đƣợc nghiên cứu, xây dựng, tài trợ và triển khai bởi
các tổ chức lớn nhƣ UN, FAO, UNDP, NGOs…Tuy nhiên chúng không đi sâu vào
nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông ứng phó biến đổi khí hậu mà chủ yếu là

lồng ghép các hoạt động truyền thông hoặc tiếp cận ở qui mô khác nhau.
Một số nghiên cứu, dự án, hội nghị ở các khu vực khác nhau đƣợc triển khai, ví
dụ nhƣ:
Năm 2007, tại Bali - Indonesia đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về Truyền
thông biến đổi khí hậu đƣợc tổ chức bởi Viện Quốc tế về phát triển kinh tế, một trong
các Hội nghị biến đổi khí hậu hàng năm của Liên hợp quốc.
10


Năm 2002 và 2007, tại Phần Lan, chƣơng trình truyền thông biến đổi khí hậu
đƣợc tài trợ và phối hợp một số sáng kiến truyền thông quy mô nhỏ. Để đáp ứng nhu
cầu phối hợp liên tục, một nhóm hƣớng dẫn Truyền thông biến đổi khí hậu đặc biệt
đƣợc thành lập bởi Bộ Môi trƣờng. Mục đích chính của nhóm là tạo cơ sở nền tảng để
phối hợp các chiến lƣợc và thực hiện truyền thông của cơ quan nhà nƣớc có hiệu quả
bằng cách cải thiện sự hợp tác giữa các tổ chức khác nhau. Nhóm này đảm bảo rằng
các công dân và đô thị đƣợc cung cấp các thông tin về các biện pháp giảm thiểu và
thích ứng.
Năm 2008, Đại học Yale, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và triển khai dự án về
truyền thông biến đổi khí hậu quy mô lớn cho toàn thể ngƣời dân nƣớc Mỹ, với mục
tiêu: Nâng cao hiểu biết của công chúng về biến đổi khí hậu cũng nhƣ các giải pháp
thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu; Thúc đẩy hành động của
các nhà lãnh đạo, quần chúng, các doanh nghiệp, giới học giả và truyền thông nhằm
cài thiện hơn nữa kiến thức và hiểu biết cho ngƣời Mỹ [33].
Năm 2013, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hội nghị quốc tế về Truyền thông biến
đổi khí hậu: Nghiên cứu và Thực hành. Hội thảo đƣợc phối hợp tổ chức bởi Trung tâm
Truyền thông biến đổi khí hậu Trung Quốc (China4C), Oxfam Hồng Kông và Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội Báo chí Đại học Renmin.
Năm 2010, tại Guatemala, dự án do UNDP, GEF tài trợ "Truyền thông quốc gia
thứ hai tham gia UNFCCC ". Thông qua dự án này, UNDP Guatemala đã có thể hỗ trợ
trong việc tăng cƣờng các sáng kiến biến đổi khí hậu của Bộ Môi trƣờng và Tài nguyên

thiên nhiên hỗ trợ giáo dục, quá trình nhận thức và đào tạo công lập, cũng nhƣ cho phép
Bộ đạt đƣợc tầm lãnh đạo chính trị trong việc tăng cƣờng pháp lý và thể chế của vấn đề
biến đổi khí hậu. Ngoài ra, dự án đã đóng một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ các chính
phủ Guatemala tại các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong các
vòng đàm phán cuối cùng của Nghị định thƣ Kyoto và các hội nghị lần thứ 15 của các bên
tham gia Công ƣớc Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Năm 2013, tại Ghana Dự án “Khuôn khổ truyền thông rủi ro biến đổi khí hậu
cho chính sách phát triển đô thị ven biển” đƣợc triển khai. Mục tiêu dự án nhằm tích
hợp phân tích rủi ro khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào quy hoạch phát triển thành
phố ven biển Ghana.
11


Năm 2013, chính phủ Australia tiếp tục phát động chƣơng trình quốc gia lần
thứ 6 về truyền thông biến đổi khí hậu. Trong đó các khu vực ven biển là trọng tâm
của chƣơng trình.
Tựu chung, trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về truyền
thông biến đổi khí hậu ở các khu vực, quy mô và đối tƣợng khác nhau, đặc biệt trong
vòng 30 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu về việc xây dựng mô hình truyền
thông ứng phó với biến đổi khí hậu thì mới chỉ đƣợc nghiên cứu trong những năm gần
đây theo các cách tiếp cận khác, chƣa thể đƣa ra một kết quả tổng quan chung hay một
mô hình xác định.
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về truyền thông BĐKH
Biến đổi khí hậu đối với Việt Nam không còn là một vấn đề xa lạ, vấn đề này
đƣợc nghiên cứu từ những năm 1990 và đƣợc chú trọng nghiên cứu từ năm 2000 đăc
biệt là từ năm 2008 đến nay. Các nghiên cứu trong thời gian đầu tập trung chủ yếu vào
tìm hiểu bản chất, nguyên nhân, diễn biến và đề xuất nguyên tắc, giải pháp chung để
thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu [12].
Nƣớc ta đã có nhiều chƣơng trình, nhiều nghiên cứu nhằm ứng phó với biến đổi
khí hậu nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (2008),

Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cho Việt Nam (2011), Chiến lƣợc quốc
gia về Biến đổi khí hậu (2011)… Tuy nhiên, những nghiên cứu, dự án, chƣơng trình về
truyền thông biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế về số lƣợng. Bên cạnh đó, các nghiên
cứu này chủ yếu đƣợc thực hiện bằng nguồn vốn của nƣớc ngoài, chƣa có nghiên cứu
chuyên biệt nào về mô hình truyền thông ứng phó với biến đổi khí hậu có sự tham gia
của cộng đồng dân cƣ ven biển.
Theo nhận xét mới đƣợc đƣa ra của PANOS, một mạng lƣới toàn cầu của các tổ
chức phi chính phủ hợp tác về truy ền thông để thúc đẩy phát triển, cho rằng các nƣớc
đang phát triển chịu ảnh hƣởng nặng nề nhấ t của biến đổi khí hậu, tuy nhiên hoa ̣t đô ̣ng
truyền thông của họ không mặn mà lắm trong việc đƣa tin về thảm họa môi trƣờng này
và Viê ̣t Nam cũng không nằm ngoài nhận xét trên.
Cũng trong kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe, môi trƣờng và
phát triển nhận xét rằ ng hiện nay, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam chỉ đƣa tin về
12


biến đổi khí hậu ở bề rộng ở mức độ quốc gia và toàn cầu, không có mối liên quan
giữa các vấn đề và hiện trạng ở địa phƣơng.
Mặc dù có rất nhiều bài báo đề cập đến các thảm họa thiên nhiên do biến đổi
khí hậu gây ra nhƣ lũ lụt, bão, nƣớc ngầm nhƣng chƣa có nhà báo nào chỉ ra mối liên
hệ giữa các hiện tƣợng trên và biến đổi khí hậu.
Thiên tai và Biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động rõ rệt đến đời sống và
môi trƣờng của ngƣời dân, đặc biệt ở vùng nông thôn ven biển ở Đồng bằng Sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao năng lực ứng phó, phục hồi và thích
nghi với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tốt hơn cho ngƣời dân đang là mục
tiêu của Đề án 1002 về Quản lý Rủi ro Thiên tai Dựa vào Cộng đồng của Chính phủ và
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2020. Các chƣơng trình
này đang đƣợc triển khai ở các tỉnh với nhiều công cụ và phƣơng pháp truyền thông
khác nhau kể cả phƣơng tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cộng đồng và
cán bộ các cấp.

Tại Việt Nam, truyền thông về biến đổi khí hậu đã và đang đƣợc nhiều tổ chức
nghiên cứu và đánh giá. Theo Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMWF) từng công bố trong
kết quả nghiên cứu về “Sự thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Nam”, có
khoảng 49% ngƣời đƣợc phỏng vấn không biết về các chính sách và quy trình của Nhà
nƣớc, 72% không biết về các kế hoạch chuẩn bị phòng chống thiên tai… vì thế, họ
không có khả năng lên kế hoạch và chuẩn bị ứng phó với thiên tai [36].
Kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu môi trƣờng, Viện Khoa học xã hội
vùng Nam Bộ về hoạt động truyền thông thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng
dân cƣ ven biển ở xã Hiệp Thạnh (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) và xã Đất Mũi
(tỉnh Cà Mau) cho thấy, có đến 58,7 % số ngƣời chƣa từng nghe đến khái niệm biến
đổi khí hậu, 35,3% số ngƣời đã từng nghe đến biến đổi khí hậu nhƣng không biết ý
nghĩa của cụm từ này [35].
Do có địa bàn sát biển và chịu tác động của các nguy cơ sói lở, nhiều hộ gia
đình cần các thông tin dự báo thời tiết. Tuy nhiên, đã có 58,9% số ngƣời dân cho rằng
khi có các sự kiện thời tiết nghiệm trọng đã không nhận đƣợc các thông tin trƣớc đó.
Còn lại 41,1% có nhận đƣợc thông tin về sự kiện thời tiết nghiệm trọng nhƣng nguồn
nhận chủ yếu cũng từ truyền hình…[35]
13


Việc ứng phó với vấn đề thiên tai, mỗi ngƣời dân cần có những kiến thức, kỹ
năng cần thiết. Tuy nhiên, với ngƣời dân ven biển, việc ứng phó với vấn đề này chủ
yếu dựa trên kinh nghiệm đúc kết của bản thân (37,9%), còn kiến thức và kỹ năng có
đƣợc qua hoạt động tập huấn, do đƣợc ngƣời khác hƣớng dẫn, chính quyền địa phƣơng
phổ biến chỉ có 16,0%, còn lại 5,3% tiếp nhận và học tập từ báo đài [35].
Một kết quả nghiên cứu khác của BBC Media Action năm 2013 về “Ngƣời dân
Việt Nam đang thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào và truyền thông có thể làm gì để
hỗ trợ họ” trong khuôn khổ dự án Climate Asia do Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh
(DFID) tài trợ, cho thấy có 41% ngƣời dân ở ĐBSCL cho rằng chƣa bị ảnh hƣởng tức là chƣa cần phải hành động, trong khi có 14% cố tồn tại: quá khó khăn để làm
đƣợc gì, 10% chật vật: có hành động nhƣng gặp khó khăn, 16% thích ứng: đã và muốn

hành động thêm và 19% sẵn lòng lo lắng về tƣơng lai [3]. Báo cáo cũng đƣa ra nhận
định rằng những ngƣời dân đƣợc thông tin đầy đủ thì ứng phó tốt hơn. Do đó, tổ chức
truyền thông về biến đổi khí hậu cần phải chú ý đến những giá trị và ƣu tiên của ngƣời
dân, họ muốn nhìn thấy những lợi ích rõ ràng nếu họ hành động. Về thông tin và
truyền thông khuyến khích hành động: để thành công cũng cần phải tính đến hiệu ứng
lan tỏa của các nhóm đối tƣợng. Sự tham gia và thảo luận của cộng đồng chứng minh
là chìa khóa để ngƣời dân thực hiện các hành động phức tạp hơn trong việc chuẩn bị
trƣớc thời tiết cực đoan và thích ứng với biến đổi khí hậu [13].
Đã có nhiều dự án liên quan đến truyền thông biến đổi khí hậu đƣợc thực hiện
tại Việt Nam, tuy nhiên các dự án này chỉ tập trung chủ yếu tăng cƣờng nhận thức về
biến đổi khí hâu và trong các dự án này, truyền thông biến đổi khí hậu chỉ đƣợc lồng
ghép trong các hoạt động dự án mà chƣa có một mô hình truyền thông ứng phó với
biến đổi khí hậu có sự tham gia nào của ngƣời dân đƣợc xây dựng. Một số dự án cũng
đề cập đến việc xây dựng mô hình truyền thông nhƣng các mô hình hầu nhƣ chỉ truyền
thông về tác động và rủi ro do biến đổi khí hậu. Dƣới đây, tác giả giới thiệu một số dự
án liên quan đến truyền thông biến đổi khí hậu nhƣ sau:
Năm 2007, Dự án “Nâng cao nhận thức và tăng cƣờng năng lực cho địa phƣơng
trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ƣớc
Khung của Liên hiệp quốc và Nghị định thƣ Kyoto về biến đổi khí hậu”, do Trung tâm
Khoa học Công nghệ Khí tƣợng Thuỷ văn và Môi trƣờng thực hiện với sự tài trợ các
14


dự án nhỏ, Quĩ Môi trƣờng toàn cầu (GEF SGP). Mục tiêu dự án là nâng cao nhận
thức và hiểu biết về biến đổi khí hậu và tăng cƣờng năng lực quản lý của các địa
phƣơng tham gia dự án (Lào Cai, Ninh Thuận và Bến Tre) trong việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; tuyên truyền, phổ
biến kiến thức về biến đổi khí hậu trong cộng đồng các địa phƣơng tham gia dự án,
góp phần nâng cao nhận thức trong toàn xã hội.
Năm 2009, Dự án “Nghiên cứu, đánh giá các mô hình thích ứng biến đổi khí

hậu tại Việt Nam” đƣợc thực hiện từ tháng 09/2014 với sự hỗ trợ của Mạng lƣới các tổ
chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu (VNGO&CC) do Bộ
Ngoại giao và Thƣơng mại Úc (DFAT) và đƣợc thực hiện thông qua Trung tâm Phát
triển Nông thôn Bền vững (SRD). Mục tiêu của dự án là thống kê, tổng hợp đƣợc các
mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu đã đƣợc thực hiện bởi các tổ chức phi chính
phủ tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014; xây dựng đƣợc bộ tiêu chí cấp Cục đánh giá
tính thích ứng của các mô hình dựa trên cơ sở khoa học; áp dụng thí điểm bộ tiêu chí
để đánh giá một số mô hình thích ứng trên 04 tỉnh thí điểm; xuất bản đƣợc ấn phẩm
tổng kết các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu có hiệu quả cao kèm theo khuyến
cáo sử dụng đối với từng điều kiện cụ thể [37].
Trong khuôn khổ Quỹ Hợp tác địa phƣơng, dự án Nâng cao năng lực về Biến
đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự (2009-2011) hƣớng đến Nhóm làm việc về
biến đổi khí hậu (CCWG) và Mạng lƣới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến
đổi khí hậu (VNGO&CC). Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) đóng vai
trò điều phối. Cuốn “Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu” là một trong
những hoạt động khác của dự án. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho
các tổ chức xã hội dân sự trong việc giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu và lồng
ghép nhiệm vụ này vào các chƣơng trình liên quan hiện có hoặc trong tƣơng lai, nhằm
đóng góp vào sự phát triển bền vững lâu dài của Việt Nam. Trong số nhiều mục tiêu,
nâng cao nhận thức của ngƣời dân và phát triển nguồn nhân lực là ƣu tiên hàng đầu
của dự án. [37]
Năm 2011, Dự án “Nghiên cứu mô hình truyền thông về rủi ro biến đổi khí hậu
liên quan đến nƣớc ở khu vực đồng bằng sông Mekong tại Việt Nam” – Dƣ̣ án tài trơ ̣
bởi Ma ̣ng lƣới Nghiên cƣ́u sông Mekong Bề n vƣ̃ng (Sumernet). Dự án đƣợc tiến hành
15


bởi các viện nghiên cứu và trƣờng đại học tại những khu vực thƣờng xảy ra thiên tai
liên quan đến nƣớc ở Việt Nam, Campuchia và Thái Lan từ tháng 07/2011 đến tháng
09/2012. Những tổ chức tham gia dự án ở Việt Nam gồm có: Viện Chiến lƣợc và

Chính Sách Khoa học công nghệ (NISTPASS), Viện Quản lý và Phát triển Châu Á
(AMDI), tỉnh An Giang, đại học An Giang [39].
Tháng 12 năm 2011, Cuốn tài liệu “Các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu Kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam” là sản phẩm kết quả của quá
trình tổng hợp & nghiên cứu về những mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)
tại Việt Nam do các tổ chức phi chính phủ/xã hội dân sự thực hiện. Nhóm chuyên gia
có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh nghiên cứu vực nghiên cứu tài liệu
hóa về các vấn đề liên quan đến môi trƣờng, BĐKH của Trung tâm Sống và Học tập vì
Môi trƣờng và Cộng đồng (Live&Learn) thực hiện với sự hỗ trợ của nhóm cán bộ dự
án thuộc Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD). Đây là hoạt động nằm
trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng năng lực về BĐKH cho các tổ chức xã hội dân sự
Việt Nam” đƣợc Đại sứ quán Phần Lan tài trợ cho Nhóm làm việc về BĐKH (CCWG)
và mạng lƣới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC) do Trung
tâm SRD triển khai. [37]
Năm 2012, Dự án “Mô hình truyền thông về rủi ro do biến đổi khí hậu hỗ trợ cho
công tác thích ứng tại các cộng đồng ven biển và châu thổ tại Việt Nam” đƣợc tài trợ bởi
Trung tâm Phát triển Quốc tế Canada (IDRC), Canada và Viện Chuyển đổi Xã hội và Môi
trƣờng (ISET) bắt đầu hoạt động. Các đối tác của dự án gồm có: Viện Chiến lƣợc và
Chính sách Khoa học công nghệ (NISTPASS), Viện Quản lý và Phát triển Châu Á
(AMDI) và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam. Dự án hƣớng đến việc xác định các
phƣơng thức cải thiện và chia sẻ một cách hiệu quả những hiểu biết về các rủi ro liên
quan đến biến đổi khí hậu và phát triển cũng nhƣ các ýếu tố bất định giữa các bên liên
quan, làm cơ sở hỗ trợ giảm thiểu rủi ro của những hiểm họa liên quan đến nƣớc (nhƣ lũ,
xâm nhậm mặn…) cũng nhƣ nâng cao năng lực thích ứng của các cộng đồng ven biển và
châu thổ ở các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ [38].
Năm 2012, Dự án nghiên cứu “Mô hình truyền thông về rủi ro do biến đổi khí
hậu và thích ứng tại các cộng đồng ven biển” tại thành phố Đà Nẵng do Hội Liên hiệp

16



×