Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Bài Giảng Thai Chậm Tăng Trưởng Trong Tử Cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.42 KB, 30 trang )

THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG
TRONG TỬ CUNG
GVHD : PGS.TS Trần Thị Lợi
HV : BS Trịnh Hoài Ngọc


MỤC TIÊU
1. Định nghĩa được thai chậm tăng trưởng trong tử
cung (TCTTTTC).
2. Trình bày sinh lý bệnh TCTTTTC.
3. Phân biệt TCTTTTC đối xứng và bất đối xứng.
4. Biết được các yếu tố nguy cơ của TCTTTTC.
5. Lâm sàng - cận lâm sàng chẩn đoán TCTTTTC.
6. Nêu được nguyên tắc xử trí TCTTTTC.


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Thai chậm tăng trưởng trong tử cung hiện vẫn là 1
trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng bệnh
suất và tử suất chu sinh.
 Chiếm tỉ lệ cao:
- Thống kê tại Mỹ 1997: Tỉ lệ trẻ nhẹ cân lúc sanh
là 8% trong đó 16% có suy dinh dưỡng bào thai.
- Tại Việt Nam, theo Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
2005: Tỉ lệ trẻ <2500gr lúc sanh là 6% trong đó
thai chậm tăng trưởng trong tử cung chiếm 25%.
 Nhiều biến chứng và di chứng nặng nề.


ĐẶT VẤN ĐỀ



ĐỊNH NGHĨA
Thai chậm tăng trưởng
là khi trọng lượng thai
dưới đường bách phân
vị thứ 10 của biểu đồ
trọng lượng theo tuổi
thai tùy theo dân số xác
định.
AGA (Average Gestational Age); LGA (
Large Gestational Age); SGA (Small
Gestational Age)


ĐỊNH NGHĨA
 Cần phân biệt:
SGA (small for gestational age): ước lượng cân
thai < bách phân vị 10
IUGR (intrauterine growth restriction): SGA +
thiếu oxy máu mạn hoặc suy dinh dưỡng.
 Lưu ý : Không phải trẻ nhẹ cân nào cũng là trẻ
suy dinh dưỡng, và ngược lại, không phải trẻ suy
dinh dưỡng nào cũng buộc phải nhẹ cân.


SINH LÝ BỆNH
Dinh dưỡng của bào thai tùy thuộc vào: di truyền
- sự chuyển tải chất dinh dưỡng - sự trao đổi tại
nhau, - hấp thu - chuyển hoá tại cơ thể thai nhi.
Trước nhau: bệnh lý mẹ: THA, thiếu máu, suy

tim, suy hô hấp.
 Tại nhau: kích thước, vò trí, bề dày, chất lượng
của bánh nhau: nhau bám màng, NTĐ, nhồi máu
bánh nhau; bánh nhau phụ.
 Sau nhau: dây rốn thắt nút, dây rốn bám
màng, dây rốn có hai mạch máu và các rối loạn
tại cơ thể thai nhi kém hấp thu.


SINH LÝ BỆNH
Hiện nay có 3 cơ chế đang còn bàn cãi.
 Giảm tiềm năng tăng trưởng của thai: Có thể do
di truyền, độc hại, nhiễm trùng ảnh hưởng từ lúc
thụ thai hoặc ít nhất từ giai đoạn phôi.
 Suy tử cung nhau: Tất các yếu tố ảnh hưởng đến
sự trao đổi giữa mẹ và thai. Hình ảnh chủ yếu là
sự mất đáng kể số lượng tiểu ĐM.
 Suy dinh dưỡng thai: Là nguồn gốc chính của
IURG. Dinh dưỡng thai phụ thuộc vào chuyển tải
chất dinh dưỡng từ mẹ đến bánh nhau, sự trao đổi
tại nhau và sự chuyển hóa của thai nhi.


PHÂN LOẠI
Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên sự tăng
trưởng của thai xảy ra qua 3 thời kỳ:
Tăng sinh: Thai chậm tăng trưởng đối xứng.
Phì đại đơn thuần: Bất đối xứng.
Phì đại: Đối xứng hoặc bất đối xứng.



PHÂN LOẠI
1. Đối xứng: chiếm 20 – 30%.
- Khởi phát sớm.
- Giảm khả năng tăng trưởng thai nội sinh.
- Tất cả thông số về tăng trưởng đều bị ảnh hưởng
như nhau: cân nặng, chiều cao, vòng đầu ( PI bình
thường )
- Tỷ lệ mắc các dị dạng bẩm sinh thì rất cao; có
khoảng 25% có bộ NST bất thường.
- Yếu tố sinh bệnh học ảnh hưởng từ giai đoạn phôi
: Nhiễm trùng, DTBS, bất thường NST…


PHÂN LOẠI
2. Bất đối xứng: chiếm 70 – 80%

- Khởi phát muộn.
-

Thứ phát sau rối loạn chức năng tử cung-nhau

-

Chỉ có cân nặng bị ảnh hưởng ( PI giảm ).

-

Các yếu tố sinh bệnh học ảnh hưởng đến cơ quan
trong tam cá nguyệt thứ ba: THA, DTD, bệnh thận,

bệnh mạch máu…

- Hình dáng bên ngoài: đầu lớn bất tương hợp ( do hậu
quả của hiệu ứng tiết kiệm não ).
-

Nguy cơ cao suy thai và chết thai


PHÂN LOẠI
3. Trung gian: Chiếm 5 – 10%
- Xảy ra trong thời kì trung gian của sự phát triển
thai, giai đoạn tăng sản và phì đại # 20 – 28
tuần.
- Tăng huyết áp mãn, Lupus, hoặc các bệnh lý
khác của mẹ nghiêm trọng và bắt đầu sớm.


PHÂN LOẠI


NGUYÊN NHÂN
Các yếu tố từ mẹ:
Suy giảm tưới máu tử cung – nhau: Tăng huyết
áp, đái tháo đường, bệnh thận, mạch máu…
Yếu tố dinh dưỡng.
Thiếu máu mãn.
Bệnh lý huyết học, miễn dịch.
Chất độc: Thuốc lá, rượu , heroin, wafarin,
methotrexate…

Bất thường tử cung: dị dạng, kém phát triển…


NGUYÊN NHÂN
Các yếu tố từ thai nhi:
Bất thường NST: Trisomy 18, 13, thể tam bội, bất
thường NST giới tính…
Dị tật bẩm sinh: hệ thần kinh, xương khớp, thận,
dị dạng động mạch rốn…
Nhiễm trùng: Cytomegalovirus, Toxoplasmosis,
Rubeolla, Herpes…
Đa thai.


NGUYÊN NHÂN
Các yếu tố từ bánh nhau:
Bướu máu bánh nhau.
Nhau tiền đạo.
Nhau bong non.


CHẨN ĐOÁN
1. LÂM SÀNG
 Tuổi thai tính theo ngày kinh chót: tính theo
công thức Naegele.
 Đo bề cao tử cung: nghi ngờ TCTTTTC nếu từ
tuần lễ 16 – 32 BCTC < 5cm so với giá trị bình
thường.
 Sờ nắn bụng: Nếu sờ rõ được các phần thai gợi
ý một tình trạng thiểu ối.

 Đếm cử động thai.


CHẨN ĐOÁN
2. CẬN LÂM SÀNG
 Siêu âm:
-Xác định chính xác tuổi thai trong 3 tháng đầu.
-Đo và theo dõi các chỉ số cơ thể: Chu vi bụng,
chu vi đầu, ĐKLĐ, CDXĐ.
-Đo thể tích nước ối.
-Phát hiện TCTTTTC đối xứng và bất đối xứng.
 Nhịp tim thai : Non Stress Test, Stress Test.
 Trắc đồ sinh – vật lý.


CHẨN ĐOÁN
 Siêu âm Doppler: Hiện nay là phương pháp rất có
giá trị để chẩn đoán và phát hiện sớm TCTTTTC.
- Doppler ĐMTC còn tồn tại chổ khuyết tiền tâm
trương ở thai > 26 tuần, hoặc là mất hay đảo
ngược dòng tiền tâm trương.
- Doppler ĐMR: S/D tăng dần theo tuổi thai,
thiếu vắng hay đảo ngược dòng cuối tâm trương.
- Doppler ĐM não giữa: S/D giảm.


XỬ TRÍ
NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ:
 Tùy thuộc độ trưởng thành, tình trạng sức khỏe
thai nhi và các bất thường đi kèm

 Nếu nghi ngờ IURG thì tìm nguyên nhân để
điều trị.
 Phải lấy thai ra khỏi môi trường trở nên bất lợi
cho sự phát triển của thai đúng lúc, tránh can
thiệp quá sớm vô ích.
 Đánh giá mức độ suy thai để giúp quyết định
thời điểm và phương pháp xử trí đúng.


XỬ TRÍ
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
 Điều trị và ổn định bệnh lý mẹ, cải thiện tình
trạng huyết động mẹ.
 Tăng dinh dưỡng mẹ.
 Cải thiện chức năng tuần hoàn nhau thai.
 Nghỉ ngơi kiểm soát chế độ ăn.
 Điêù trị dự phòng bằng Aspirin liều thấp kéo
dài.


XỬ TRÍ
SẢN KHOA
 Mục đích kéo dài thai kỳ càng gần ngày dự
sanh càng tốt.
 Tùy theo mức độ IURG mà cho theo dõi
ngoại trú hay nội trú như sau:
 Siêu âm sinh trắc 1 tuần / lần.
 Doppler 2 tuần/ lần.
 Tim thai 2-3 lần/ ngày.
 Dấu hiệu sinh tồn mẹ 1-2 lần/ tuần.

 Xét nghiệm về TSG 2 lần / tuần


XỬ TRÍ
THỜI ĐIỂM CHẤM DỨT THAI KỲ
Tùy thuộc nguyên nhân và mức độ trầm trọng của
TCTTTTC.
Không kể đến tuổi thai khi co dấu hiệu trở nặng
của bệnh lý mẹ.
Sau tuần lễ 36 nên chủ động chấm dứt thai kỳ.
Thai 30 – 34 tuần nên cân nhắc cẩn thận và sử
dụng thuốc hỗ trợ phổi cho bé
Nếu thai quá non chỉ nên CDTK khi các chỉ số
sinh học không tăng sau 3 tuần theo dõi


TIÊN LƯỢNG
1. MẸ
 Biến chứng do các bệnh lý sẵn có: TSG, ĐTĐ,
Bệnh thận…
 Tăng tỉ lệ mổ lấy thai
2. THAI
 Biến chứng sớm:
- HC hít ối có phân su.
- Hạ đường huyết, hạ canxi, hạ thân nhiệt.
- Ngạt và toan hóa.


TIÊN LƯỢNG
- Đa hồng cầu.

- DTBS.
- Xuất huyết trong não thất.
- Chức năng miễn dòch yếu kém.
- Viêm ruột hoại tử.


×