Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số phương pháp dạy và học đá cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.76 KB, 6 trang )

GV Nguyễn Thị Xoa

Một số phương pháp dạy và học đá cầu

I/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN

Để có kết quả tốt khi học môn đá cầu cho các em học sinh khối THCS thì
trước hết các em phải hiểu và nắm vững phần lý thuyết, sau đó thông qua thực
hành. Cùng với dụng cụ môn học. Đây là những yếu tố quan trọng và cần thiết
không thể thiếu được và giúp các em có được kết quả tốt khi tham gia học môn
học đá cầu. Bên cạnh đó nó còn giúp các em phát triển toàn diện những năng lực
,phẩm chất đạo đức khác nhau như: Biết phân tích, làm mẫu, quan sát, thực
hành, luyện tập một cách có hiệu quả nhất, đưa trí tưởng tượng cao hơn, sáng
tạo, chủ động, kỷ luật, trung thực, khéo léo, sự linh hoạt, dẻo dai, phản xạ nhanh
chính xác. Đặc biệt hơn nữa giúp học sinh có sức khỏe tốt như sức mạnh, sức
nhanh, sức bền. Tuy nhiên qua thực tế dạy thực hành giáo viên phải thử
nghiệm , tìm hiểu nguyên nhân nào, tại sao dẫn đến kết quả luyện tập chưa đạt
được cao, mà tài liệu để tham khảo tìm tòi đã đề cập đến nhưng chưa đủ.
Từ những lý do trên cho chúng ta thấy “Dạy đá cầu” và “Học đá cầu” hay
bất kỳ môn thể dục thể thao nào khác.Điều cần chú ý đến là phải hiểu và lắm
vững phần lý thuyết thông qua thực hành cùng với dụng cụ môn học,thì sẽ giúp
các em có được kết quả tốt trong hoc tập và có sức khỏe tốt .
II/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lý luận:
Ngay từ khi mới thành lập nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng
Hòa xã hội chủ nghiã việt Nam, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Trong bài: “ Sức khỏe và thể dục”,( Đăng trên báo cứu quốc số 199, ngày
27/3/1946) Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,
việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là
cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe…..”.
Trong thư Bác Hồ gửi cho thiều nhi nhân dịp tết trung thu với nền độc lập, ngày


17/9/1945 có đoạn viết: “……phải siêng tập thể thao cho mình được nở nang”.
Trên Thế giới nói chung và nước ta nói riêng, vấn đề sức khỏe đều được các cấp
lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quan tâm, không chỉ trong nhà trường mà trên
thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình luôn khẳng định: “ Sức khỏe là vốn quý
của con người”, từ đó có phương pháp giảng dạy tất cả các môn thể thao, để
không chỉ có các em học sinh và tất cả mọi người cùng hưởng ứng tham gia.Riêng
bản thân tôi, kinh nghiệm còn hạn chế nhưng qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu
môn học này dễ học quan trọng giúp các em hiểu được các vấn đề cơ bản nhất thì
sẽ có được kết quả tốt trong rèn luyện.
a/ Thuận lợi.
- Đa số các em đang trong lứa tuổi hiếu động ,rất tích cực,học hỏi tìm tòi,
thích cái mới lạ, hăng hái ,say mê, môn học này.
- Các em đa số đều có sức khỏe tốt,đủ sức khỏe để tham gia môn học.
- Dụng cụ môn học rất nhiều, dể mua sắm, giá cả phải chăng phù hợp người
tiêu dùng.
2015 - 2016


GV Nguyễn Thị Xoa

Một số phương pháp dạy và học đá cầu

b/ Khó khăn:
- Nhà trường chưa đáp ứng được về nhu cầu môn học như: Sân đá cầu, lưới,
cầu.
Số học sinh tham gia trong lớp học còn quá đông.
- Giáo viên có nghiệp vụ riêng về môn này còn rất ít, dẫn đến phong trào
tham
gia nội, ngoại khóa môn học này chưa cao.
- Dụng cụ đá cầu có một số loại không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến khó tập

luyện, học sinh dễ nhàm chán.
- Môn học này mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nên một phần
nào đó còn hạn chế, do điều kiện của môn học, địa phương, đất nước.
c/ Số liệu thống kê:
Khảo sát học sinh nội dung tâng cầu
Lớp
Sĩ số

6/1
36

6/2
36

6/3
38

6/4
37

6/5
38

6/6
37

6/7
37

Tổng


Chưa đạt

19

16

18

15

21

19

22

130

Đạt

17

20

20

22

17


18

15

129

2 Các giải pháp của đề tài.
a/ Nội dung:
Giới thiệu môn học – dụng cụ môn học.
Một số kỹ thuật cơ bản :
- Tâng cầu bằng đùi.
- Tâng cầu bằng má trong bàn chân.
- Tâng cầu bằng mu bàn chân.
- Kỹ thuật chuyền cầu theo nhóm 2 người.
Đây là kỹ thuật cơ bản, dễ thực hành, khi cho các em học thì các em rất thích,
tập luyện tích cực.Để có được kết quả tốt trong học tập, rèn luyện,điều quan
trọng là người dạy phải chỉ rõ những điểm sai để sửa chữa ngay tại chỗ, dễ
làm dễ hiểu đối với từng kỹ thuật,cụ thể cho từng học sinh.
b/ Biện pháp thực hiện:
Một số sai lầm thường mắc khi học sinh tâng không được nhiều lần liên tục.
- Góc độ tiếp tiếp xúc của đùi, má trong bàn chân, mu bàn chân với cầu
chưa đúng.
- Lực tác động vào cầu khi mạnh khi nhẹ.
- Di chuyển chưa đúng hướng cầu rơi.
- Ý thức tập luyện của học sinh chưa tích cực.
Cách sửa chữa:
- Tập động tác nâng đùi không có cầu.
2015 - 2016



GV Nguyễn Thị Xoa

Một số phương pháp dạy và học đá cầu

- Nâng đùi, má trong, mu bàn chân đặt cầu vào điểm cần tiếp xúc.
- Tập tâng cầu bằng đùi, bằng cách tung cầu lên rồi tâng một lần sau đó bắt
cầu lại cho đến khi ổn định thì tăng số lần tâng lên hai, ba….
- Đặc biệt chú ý những điểm sau.
+ Xác định đúng vị trí, điểm rơi của cầu.
+ Di chuyển kịp thời đúng hướng cầu rơi.
+ Lực tác động vừa phải, không để cầu lao đi khỏi tầm kiểm soát của
mình.

Các sai lầm thường mắc khi chuyền cầu nhóm hai người.
- Chuyền cầu không đúng hướng.
Cách sửa chữa:
- Ngoài những cách sách giáo khoa đã nêu ra.
- Tập một người tung cầu một người nhận cầu sau đó chuyền lại cho người
tung cầu sao cho cầu đi đúng vào vị trí của người tung cầu, sau đó tập
ngược lại, nếu có điều kiện thì tập chuyền cầu qua lưới đến khi động tác
tương đối ổn định thì hai người chuyền qua lại.

2015 - 2016


GV Nguyễn Thị Xoa

Một số phương pháp dạy và học đá cầu


• Ví dụ 1: Tại sao khi chuyền cầu theo nhóm 2 người thì học sinh thực hành
được số lần liên tục tăng lên mà lại bị cầu rơi ngay xuống đất?
• Khi đá cầu, đường đi của quả cầu theo hình cung, vậy phải sử dụng chính
xác các điểm của bàn chân và điểm rơi của quả cầu( Thành mặt phẳng nghiêng
thì cầu mới đi theo hình vòng cung),kết hợp với sự:
• Di chuyển nhanh, khéo léo, linh hoạt, phản xạ nhanh,phán đoán đúng điểm
rơi của cầu.
• Chuyền cầu đúng hướng, đúng tầm (độ cao dưới 3m).
• Ví dụ 2: Tại sao cho các em đá cầu hoặc tâng cầu theo trò chơi dân gian thì
các em rất thích, tích cực, siêng năng, sáng tạo, chủ động, linh hoạt, khéo léo thể
hiện rất tốt phần bài tậpcủa mình ?
• Học kết hợp với trò chơi là rất đúng với tâm lý lứa tuổi để các em tự khẳng
định mình, chính những lúc đó giáo viên đã kích thích đam mê, hứng thú hơn
nữa về môn học này.
*/ Biện pháp thứ hai:
GV cho học sinh xem tranh ảnh minh họa kỹ thuật ,làm mẫu kỹ thuật
động tác.
GV sẽ đưa ra một số bài tập cụ thể:
- Bài tập đơn giản tập tâng cầu, chuyền cầu từng lần một khi nào đúng kỹ
thuật động tác rồi mới được tập lần tiếp theo (thời gian không hạn chế) .Đặc biệt
giáo viên phải trực tiếp quan sát từng em một nhận xét bài tâp và sửa sai cho em
đó đến khi nào tập được mới thôi, phải luôn luôn tâp luyện ở trường và ở nhà.
- Bài tập nâng cao thành tích:
Yêu cầu đạt: số lần tâng cầu liên tục là 10,15,20 và hơn thế nữa.
Số lần chuyền cầu liên tục là 2,3,4,5 và hơn thế nữa. Đặc biệt giáo viên phải
trực tiếp quan sát từng em một nhận xét bài tâp và sửa sai cho em đó đến khi nào
tập được mới thôi, phải luôn luôn tâp luyện ở trường và ở nhà.
Và hơn thế nữa bài tập này sẽ theo suốt cuộc đời mỗi con người.
Bài tập trò chơi:Thi tâng cầu nhanh(cá nhân,tập thể) ,thi tâng cầu tiếp sức
,tâng cầu thời gian quy định ,thi chuyền cầu …

III/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
2015 - 2016


GV Nguyễn Thị Xoa

Một số phương pháp dạy và học đá cầu

Qua quá trình rèn luyện, sau khi kết thúc môn học, từ thực tế kết quả kiểm tra
rất cao do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học, giáo dục cho học
sinh có được kiến thức kỹ năng, kỹ xảo tốt về môn học. Đồng thời qua đó rèn
luyện những phẩm chất đạo đức,ý thức kỷ luật, góp phần phát triển toàn diện
nhân cách cho học sinh.Để sau này trở thành những người con có ích cho xã
hội.Điều đáng mừng nhất ở đây sau khi kết thúc môn học em nào cũng nở nụ
cười thật tươi với kết quả bài tập mình đạt được và sau này lớn khôn khi đi học
tiếp tục hoặc đi làm ,lao động,tham quan du lich bất kì trong hoàn cảnh nào, tập
thể hoặc cá nhân thì bài tập đá cầu rất thu hút hấp dẫn mọi người xung quanh
sau những giờ lao động chân tay ,trí óc mệt mỏi giải trí thư giãn thật tuyệt vời
rất tốt và có lợi cho sức khỏe con người.
Bảng thống kê số liệu kết quả khi kết thúc môn học:
LỚP

6/1

6/2

6/3

6/4


6/5

6/6

6/7

Tổng

Sĩ số

36

36

38

37

38

37

37

259

Đạt

36


36

38

36

37

37

37

257

Chưa đạt

0

0

0

1

1

0

0


2

Từ những thống kê trên cho ta thấy số học sinh đạt kết quả xếp loại đạt rất
cao, số học sinh xếp loại chưa đạt chiếm tỷ lệ rất thấp.(học sinh bị bênh ảnh
hưởng đến thần kinh)
Biểu đồ so sánh trước và sau khi áp dụng

IV/ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua thực tế giảng dạy là giáo viên tôi thấy rằng: Người thầy không chỉ
truyền thụ kiến thức cho các em những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo trong sách yêu
cầu mà phải từ thực tế của từng môn học khác nhau để người giáo viên giúp học
sinh tiếp thu bài một cách nhanh nhất,tốt nhất. Từ đó các em mới có ý chí, niềm
tin, say mê, miệt mài ,tự giác tích cực với môn học mình tham gia. Như vậy từ
đó các em mới phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động, tự giác của
người học sinh…phương pháp tự học tự tập luyện ở trường ở nhà.Sau đây là ý
kiến đề xuất khuyến nghị của bản thân tôi môn học đá cầu mới được đưa vào
2015 - 2016


GV Nguyễn Thị Xoa

Một số phương pháp dạy và học đá cầu

giảng dạy mấy năm gần đây nên duy trì và áp dụng liên tục ở các cấp học như
hiện nay không bỏ đi và thay thế môn thể thao khác.
V/ TÀI LIỆUTHAM KHẢO:
1/ Sách giáo viên thể dục lớp 6- 7-8-9.
Tác giả: Trần Đồng Lâm.
Nhà xuất bản giáo dục năm 2002, 2003, 2004, 2005.
2/ Sách đổi mới phương pháp dạy học trường THCS, viện khoa học giáo dục

năm 1999.
3/ Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT. Nhà xuất bản giáo
dục năm 1998.
4/ Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh.Môn thể dục năm 2014.
5/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,kỹ năng môn thể dục THCS năm
2010.
6/ Báo chí ,thông tin truyền hình ,mạng internet .

2015 - 2016



×