Tiết 29-30:
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT
NAM
A .MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS:
- Hệ thống được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã
học trong chương trình Ngữ văn 11
- Tự đánh giá được kiến thức về văn học tung đại và phương pháp ôn tập, từ
đó rút ra kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-
SGK, SGV
-
Tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Hs thảo luận nhóm trao đổi những nội dung ôn tập, đại diện nhóm trình
bày trước lớp. GV tổng kết, nhấn mạnh những kiến thức cơ bản, trọng tâm
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HS trao đổi, thảo luận nhóm cử
đại diện trình bày
GV tổng kết, nhấn mạnh ý trọng
tâm
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. NỘI DUNG
Câu 1.
Bên cạnh những nội dung yêu nước đã có trong
các giai đoạn trước, hai giai đoạn văn học sau này
còn xuất hiện thêm nhưncg nội dung mới:
- Ý thức về vai trò của người hiền tài đối với đất
nước
- Tư tưởng canh tân đất nước
- CN yêu nước trong văn học nửa cuối TK XIX
mang âm hưởng bi tráng qua các sang tác của
Nguyễn Đình Chiểu.
HS trao đổi, thảo luận nhóm cử Câu 2
đại diện trình bày
Có thể nói chủ nghóa nhân đạo trong văn học giai
GV tổng kết, nhấn mạnh ý trọng đoạn từ TK XVII đến đầu thế kỉ XIX xuất hiện
tâm
thành trào lưu. Bởi vì: những tác phẩm mang giá
trị nhân đạo xuất hiện nhiểu, xuất hiện liên tiếp
với nhiều tác phẩm có giá trị lớn: Truyện Kiều,
Chinh phụ ngâm, Thơ HXH…
- Nội dung nhân đạo:
+ Thương cảm trước bị kịch và đồng cảm với khát
vọng của con người.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp
lên con người
+ Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghóa của dân
tộc
- Cảm hứng nhân đạo ở VH giai đoạn này có
những biểu hiện mới:
- hướng vào quyền sống của con người, nhất là
con người trần thế: Truyện Kiều, thơ HXH…
+ Ý thức về cá nhân đâïm nét hơn (quyền sống cá
nhân, hạnh phúc ca nhân, tài năng cá nhân…):
Đọc Tiểu Thanh kí, Tự tình, Bài ca nhất ngưởng
HS trao đổi, thảo luận nhóm cử
đại diện trình bày
GV tổng kết, nhấn mạnh ý trọng
tâm
Câu 3.
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là bức tranh chân
thực nơi phủ chúa, được khắc họa ở hai phương diện:
- Cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa và
đầy uy quyền:
+ Giàu sang từ ơi ở đến tiện nghi sinh hoạt. Xa
hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống
+ Thâm nghiêm, uy quyền: tiếng quát tháo
truyền lệnh, nhưngc con người oai vệ,
+ Những con người khúm núm, sợ sệt, người
ra vào phải qua rất nhiều cửa gác,
+ Mọi việc phải có quan truyền lệnh, chỉ dẫn,
+ Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải
nín thở, khúm núm lạy tạ.
- Cuộc sống thiếu sinh sinh khí: ám khí bao trùm
không gian, cảnh vật, ngấm sâu vào hình hài, thể
tạng con người, tất cả thiếu một điều căn bản là
sự sống, sức sống, biểu hiện rõ nhất là thế tử
Cán.
HS trao đổi, thảo luận nhóm cử Câu 4:
đại diện trình bày
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn
GV tổng kết, nhấn mạnh ý trọng Nguyễn Đình Chiểu
tâm
- Trước NĐC, văn học dân tộc chưa có một hình
tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân –
nghóa só.
- Hình ảnh người anh hùng nông dân – nghóa só.
Mang vẻ đẹp bi tráng
+ Bi (đau thương): đời sống lam lũ, vất vả, nỗi
đau thương, mất mát của người nghóa só và tiếng
khóc xót thương của người còn sống, tiếng khóc
cho đất nước trong cảnh ngộ đau thương.
+ Tráng (hào húng, tráng lệ): lòng căm thù giặc,
lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của
ngóa quân, sự ca ngợi công đức những người anh
hùng hi sinh vì quê hương, đất nước, tiếng khóc
lớn lao, cao cả.
HS lập bảng tổng kết về tác giả, II. PHƯƠNG PHÁP
tác phẩm văn học trung đại (lớp 1. Lập bảng tổng kết tác giả, tác phẩm
11) theo mẫu SGK/77
HS tự làm
2. Đặc điểm của văn học trung đại:
a. Tư duy nghệ thuật: thường nghó theo mẫu có
sẵn đã thành công thức
Bài “Thu điếu” có các hình ảnh ước lệ: thu thiên
(trời xanh ngắt), thu thủy (nước trong veo), thu
diệp (lá vàng), ngư ông (tựa gối buông cần…)
- Sáng tạo: cảnh thu mang nét riêng của mùa thu
ở đồng bằng Bắc bộ, chiếc ao có làn sóng hơi
gợn, nước trong veo, lạnh lẽo.; vần eo gợi cảm
giác không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tónh
lặng, thu hẹp dần.
b. Quan niệm thẩm mó: hướng về cái đẹp trong
quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng
những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học
c. Bút pháp nghệ thuật: thiên về bút pháp ước lệ,
tượng trưng
d. Thể loại:
- Tác phẩm có tên mà thể loại gắn liền với tên
tác phẩm:
+ Vịnh khoa thi Hương
+ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
+ Văn tế nghóa só Cần Giuộc
+ Chiếu cầu hiền
- Đặc điểm của các thể loại: thơ Đường luật, văn
tế, hát nói,
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
Chuẩn bị bài: Thao tác lập luận so sánh
Tiết 31:
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kó năng
về văn nghị luận
- Tiếp tục rèn luyện kó năng về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;
thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-
SGK, SGV
-
Tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Phương pháp thuyết trình kết hợp phát vấn để chỉ ra những ưu, khuyết điểm
của HS về kó năng làm bài văn nghị luận.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Gv Hướng dẫn HS phân tích đề
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Phân tích đề
II. NHẬN XÉT KẾT QUẢ BÀI VIẾT
- Ưu, khuyết điểm về nội dung, kiến thức
- Ưu, khuyết điểm về phương pháp: bố cục, lập
luận, cách hành văn (dùng từ, đặt câu, diễn đạt,
chữ viết, trình bày…)
- Giới thiệu bài văn, đoạn văn khá, tốt của HS
III. TRẢ BÀI VÀ RÚT KINH NGHIỆM
E. DẶN DÒ:
Soạn bài: Thap tác lập luận so saùnh
Tiết 32:
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
A .MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS:
- Nắm được mục đích, yêu cầu và cách so sánh trong bài văn nghị luận
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học về thao tác lập luận so sanh
để viết một đoạn trong bài văn nghị luận
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-
SGK, SGV
-
Tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Trình bày theo phương pháp quy nạp. GV nêu câu hỏi để HS trả lời, sau đó
căn cứ vào nhận xét các văn bản đưa ra những nguyên tắc chung
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục
đích, yêu cầu của thao tác lập
luận so sánh
HS đọc đoạn văn /70 và trả lời
các câu hỏi hướng dẫn
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC
LẬP LUẬN SO SÁNH
- Dùng so sánh nhằm làm sáng tỏ, làm vững chắc
hơn lập luận của mình.
* Đoạn trích của Chế Lan Viên
1. Đối tượng được so sánh: Bài văn “Chiêu hồn”
- Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán
ngâm, Truyện Kiều
2. Giống nhau: Yêu người, đó là một truyền thống
cũ
- Khác nhau:
+ Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm: nói về một
lớp người trong xã hội (người phụ nữ có chồng đi
chinh chiến, ngưởi cung nữ bị vua lạnh nhạt,..)
+ Truyện Kiều: nói đến một xã hội
+ Văn Chiêu hồn: cả loài người lúc sống và lúc
chết…
3. Mục đích so sánh: Văn chiêu hồn mở rộng địa
dư thơ ca vào tận cõi chết.
*Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS cách so sánh
II. CÁCH SO SÁNH
1. Tìm hiểu ngữ liệu
- Nguyễn Tuân đã so sánh Ngô Tất Tố với quan
HS đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi niệm của hai loại người.
phía dưới đoạn văn /80
+ Loại chủ trương hương ẩm: cho rằng chỉ
cần cải cách những hủ tục thì đời sống của
người dân sẽ được nâng cao
+ Loại người hoài cổ: cho rằng chỉ cần trở về
với cuộc sống thuần phác trong sạch ngày
xưa thì đời sống người nông dân được cản
thiện.
- Mục đích: Chỉ ra ảo tưởng của 2 loại người trên,
làm nổi bật cái đúng của NTTố: người nông dân
phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lottj, áp
bức mình .
so sánh khác nhau
2. Cách so sánh
- Đối tượng so sánh phải có liên quan với nhau về
một phương diện, một mặt nào đó.
Khi so sánh, ta cần chú ý đến - Khi so sánh phải có tiêu chí rõ ràng(ss ở mặt
điều gì?
nào, điểm nào)
- Kết luận rút ra phải liên quan đến tiêu chí đó.
Học Ghi nhớ SGK/80
* Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS làm Luyện tập
III. LUYỆN TẬP
Tác giả so sánh “Bắc” và “Nam về những mặt :
- Văn hóa
- Lãnh thổ
- Phong tục
- Chính quyền riêng
- Hào kiệt
Chứng tỏ nước Đại Việt là một nước độc lập tự
chủ. Ý đồ muốn thôn tính, muốn sát nhập Đại
Việt vào Trung Quốc là hoàn toàn trái đạo trời,
không thể chấp nhận được.
Tiết 33-35:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU
THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Gíup HS:
- Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam
từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 năm 1945. Đó chính là cơ sở , điều kiện
hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học
thời kỳ này
- Nắm được những kiến thức cần thiết , tối thiểu về một xu hướng, trào
lưu văn học. Có kỹ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học
những tác giả, tác phẩm cụ thể.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Đọc sáng tạo, đối thoại, diễn giảng, thảo luận…
( GV hướng dẫn HS đọc kỹ bài học trong SGK, chuẩn bị những câu hỏi ở
phần hướng dẫn học bài ).
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, SGV, giáo án.
D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Bài “Ôân tập văn học trung đại” đã khép lại một chặng đường của văn
học Việt Nam với những giá trị văn hóa lâu bền vượt thời gian. Từ đầu thế kỷ
XX, văn học Việt Nam có những biến đổi đáng kể và cũng đạt rất nhiều thành
tựu rực rỡ, không kém giai đoạn văn học Hán-Nôm. Để tìm hiểu chung về giai
đoạn văn học VN từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945, chúng ta phải học kỹ bài
“Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8 năm 1945”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV gọi HS đọc phần kết I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
quả cần đạt (trang 82)
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8 NĂM 1945:
1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:
a. Khái niệm “hiện đại hóa văn học”:được hiểu là: quá
Thời kỳ văn học từ đầu thế trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp vaên
kỷ XX đến CMT8-1945 có học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương
mấy đặc điểm cơ bản?
Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
Đó là những đặc điểm gì? b. Cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển của văn học
theo hướng hiện đại hóa
* Về XH: Do hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp, XH Việt Nam có sự biến đổi sâu sắc.
+ Nhiều đô thị, thị trấn mọc lên như những trung tâm
kinh tế văn hóa, hành chính của XH thực dân.
+ Có nhiều tầng lớp XH mới: công nhân, dân nghèo
thành thị, tư sản, tiểu tư sản, tầng lớp trí thức Tây
học… Họ có nhu cầu văn hóa thẩm mỹ mới -> đòi
hỏi một thứ văn chương mới.
* Về VH’:
- Dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến
Trung Hoa, ảnh hưởng của tư tưởng và văn hoá phương
Anh (chị) hiểu thế nào là Tây qua tầng lớp trí thức Tây học.
khái niệm :hiện đại hóa - Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, phong trào báo
văn học”?
chí và phong trào dịch thuật ra đời và phát triển.
Quá trình hiện đại hóa của
VHVN từ đầu thế kỷ XX
đến CMT8-1945 diễn ra
qua mấy giai đoạn?
Nội dung mỗi giai đoạn là
gì?
Vì sao giai đoạn thứ hai
(1920 -> 1930) gọi là giai
đoạn quá độ hay giao thời?
- Nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kỹ thuật
hiện đại phát triển khá mạnh.
c. Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hóa văn học :
* Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỷ XX đến 1920):
Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc
hiện đại hóa.
- Phong trào dịch thuật có tác động khá quan trọng tới
việc hình thành và phát triển nền văn xuôi quốc ngữ.
- Phần lớn truyện ngắn, tiểu thuyết viết theo lối mới còn
vụng về, non nớt.
- Thành tựu chủ yếu là thơ văn của các chí só CM:
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền,
Ngô Đức Kế… Nhưng thể loại, ngôn ngữ, thi pháp vẫn
thuộc phạm trù văn học trung đại.
* Giai đoạn thứ hai ( 1920 -> 1930): Quá trình hiện đại
hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể
- Nhiều tác giả đã khẳng định được tài năng và sáng tạo
các tác phẩm có giá trị: Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn,
Nguyễn Bá Học, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Vũ Đình
Vì sao đến giai đoạn thứ
ba VHVN mới có thể trở
thành thực sự hiện đại?
VHVN thời kỳ này phát
triển với nhịp độ như thế
nào? Vì sao có nhịp độ ấy?
VHVN thời kỳ này phân
hóa ra sao? Vì sao có sự
phân hóa như thế?
Bộ phận văn học phát
triển bất hợp pháp có quan
niệm sáng tác ra sao và đã
sáng tạo được hình tượng
chiến só như thế nào?
Tìm dẫn chứng trong
chương trình THCS về tác
phẩm thuộc xu hướng lãng
mạn và tác phẩm thuộc xu
Long, Nam Xương…
- Truyện ký của Nguyễn i Quốc viết bằng tiếng Pháp
có tính chiến đấu cao,bút pháp điêu luyện.
- Nhiều yếu tố của văn học cổ vẫn tồn tại .
-> VH từ 1900 -> 1930 được gọi là văn học giao thời.
* Giai đoạn thứ ba ( 1930 -> 1945): có những cuộc cách
tân sâu sắc trên mọi thể loại, diện mạo nền VH biến đổi
toàn diện thực sự hiện đại.
- Truyện ngắn & tiểu thuyết được viết theo lối mới.
- Thơ ca đổi mới cả về nội dung và nghệ thuật.
- Thể loại mới xuất hiện: kịch nói, phóng sự, phê bình
văn học
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều
xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để
cùng phát triển
a. Nguyên nhân: Do sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá
trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
b. Hai bộ phận văn học:
Văn học công khai
Là văn học hợp pháp, tồn tại
trong vòng pháp luận của
chính quyền thực dân PK.
Do khác nhau về quan điểm
nghệ thuật và khuynh hướng
thẩm mó Phân hóa thành
hai xu hướng chính:
* Văn học lãng mạn:
- Là tiếng nói cá nhân đầy
cảm xúc, khẳng định “cái
tôi” cá nhân, quan tâm đến
số phận cá nhân và những
quan hệ riêng tư.
- Thường chú trọng diễn tả
cảm xúc mạnh mẽ.
- Góp phần thức tỉnh ý thức
cá nhân, đấu tranh chống
Văn học không công khai
Là văn học bị đặt ra ngoài
vòng pháp luật, phải lưu
hành bí mật.
- Thơ văn cách mạng bí mật,
đặc biệt là thơ của các chí só
và cách chiến só CM sáng
tác trong tù: Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Huỳnh
Thúc Kháng, Tố Hữu, HỒ
Chí Minh…
- Coi thơ văn là vũ khí sắc
bén chiến đấu chống lại kẻ
thù dân tộc, là phương tiên
để truyền bá tư tưởng yêu
nước và CM.
- Nói lên khát vọng độc lập,
đấu tranh để giải phóng dân
hướng hiện thực?
Lịch sử Việt Nam có
những truyền thống tư
tưởng gì? Đóng góp mới
của văn học thời kỳ này
đối với những truyền thống
ấy là gì?
Tinh thần dân chủ đã đem
đến cho tư tưởng truyền
thống điều gì?
Nêu đặc điểm hình thức và
luân lý, giải phóng con người tộc, tinh thần yêu nước, niềm
cá nhân.
tin vào chiến thắng.
* Văn học hiện thực:
- Phơi bày những thực trạng
bất công, thối nát của xã hội
đương thời.
- Phản ánh tình cảnh thống
khổ của các tầng lớp nhân
dân bị áp bức với thái độ
cảm thông sâu sắc.
Các bộ phận, các trào lưu, các xu hướng luôn luôn có
sự tác động qua lại với nhau để cùng phát triển.
3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng
Văn học phát triển nhanh về số lượng tác giả, tác phẩm
cũng như độ kết tinh chất lượng nghệ thuật. “Ở nước ta, một
năm có thể kể như 30 năm ở người” (Vũ Ngọc Phan)
* Nguyên nhân:
- Do sự thúc bách của thời đại; sự vận động tự thân của
nền văn họa dân tộc.
- Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân.
- Văn chương trở thành hàng hóa, viết văn trở thành nghề
kiếm sống.
II. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT
NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CMT8-1945:
1. Về nội dung, tư tưởng:
a. Chủ nghóa yêu nước:
- Gắn liền với dân.
- Gắn với lí tưởng XHCN và tinh thần quốc tế vô sản.
b. Chủ nghóa nhân đạo:
- Gắn liền với sự thức tỉnh ý thức cá nhân.
c. Tinh thần dân chủ:
- Quan tâm tới tầng lớp nhân dân nô lệ lầm than…
- Đề cao vai trò của nhân dân anh hùng.
2. Về thể loại và ngôn ngữ văn học:
a. Tiểu thuyết:
- Sự ra đời của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ là dấu hiệu
của công cuộc hiện đại hóa văn học.
ngôn ngữ của thể loại tiểu
thuyết ở thời kỳ này? Tiểu
thuyết hiện đại khác
truyện thơ Nôm thời trung
đại như thế nào?
GV hướng dẫn HS dùng
phương pháp so sánh văn
học (so sánh 1 số tác phẩm
cùng thời và cùng thể loại)
Để rút ra nhận định về sự
đa đa dạng của phong cách
nghệ thuật truyện ngắn.
Ngoài ra VH thời kỳ này
còn có thêm các thể loại
mới nào, kể tên vài tác giả
tiêu biểu của mỗi thể loại?
- Nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định được tên tuổi là Hồ
Biểu Chánh. Tuy mô phỏng tiểu thuyết phương
Tây nhưng ông đã Việt hóa và khắc họa được cảnh trí,
con người, lối sống của nhân dân Nam Bộ.
- Đầu những năm 1930, nhóm Tự lực văn đoàn đã đẩy
cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước :
. Chú trọng xây dựng tính cách nhân vật;
. Đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật;
. Nghệ thuật hội họa, điêu khắc được vận dụng để tả
cảnh hoặc tả chân dung nhân vật.
. Lối dựng truyện tự nhiên, bố cục linh hoạt…
TGTB: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo…
- Tác giả các tiểu thuyết hiện thực đưa công cuộc cách
tân tiểu thuyết lên 1 tầm cao mới:
. Xây dựng những bức tranh hiện thực có tầm khái quát
rộng lớn,
. Khắc họa khá thành công những tính cách điển hình
trong hoàn cảnh điển hình.
. Ngôn ngữ được chắt lọc và nâng lên trình độ nghệ
thuật cao.
TGTB: Vũ Trọng Phụng,Nam Cao, Ngô Tất Tố…
b. Truyện ngắn: có nhiều kiệt tác, phát triển mạnh mẽ,
liên tục; đa dạng về phong cách:
. Truyện ngắn trào phúng rất ngắn & vui của Nguyễn
Công Hoan
. Truyện “không có chuyện”,tinh tế, đậm chất thơ của
Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.
. Truyện ngắn phong tục của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim
Lân.
. Truyện ngắn phân tích tâm lý nhvật đạt trình độ bậc
thầy của Nam Cao.
c. Phóng sự: ra đời & phát triển mạnh từ đầu những năm
1930.
Vũ Trọng Phụng được coi là cây bút xuất sắc nhất.
d. Bút kí, tùy bút: cũng phát triển.
. Nguyễn Tuân là 1 cây bút tài hoa, độc đáo (Chiếc lư
đồng mắt cua, Một chuyến đi…)
. Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường).v.v..
e. Kịch nói: là thể loại mới, có vài vở gây được tiếng
vang.
. Nam Xương (Ông Tây An Nam)
. Vi Huyền Đắc ( Kim tiền)
Thơ hiện đại khác thơ . Đoàn Phú Tứ (Ngã ba)
trung đại như thế nào về . Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tô).
thi luật, về cái “tôi”trong f. Thơ ca: là 1 trong những thành tựu lớn nhất.
thơ? Nêu ví dụ?
. Khám phá ra thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh,
V
thế giới phong phú, tinh vi của nội tâm con người & tạo
nên nhiều tác phẩm xuất sắc viết về thnhiên, về tình yêu.
. Nhà thơ vô sản biến ngục thất thành tao đàn, sáng tạo
ra những vận thơ yêu nước hay nhất ngay trong ngục thất.
Tiêu biểu: + “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh
+ “Từ ấy” của Tố Hữu.v.v…
HVN thời kỳ từ đầu thế kỷ
XX đến CMT8-1945 có vị
trí quan trọng như thế nào
trong toàn bộ tiến trình
phát triển của lịch sử
VHVN?
III. KẾT LUẬN:
- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8-1945 có một vị trí
hết sức quan trọng trong lịch sử VHVN.
- Thành tựu của VH giai đoạn này đã thừa kế tinh hoa
của truyền thống văn học dân tộc, mở ra một thời kỳ mới
với những kinh nghiệm còn ảnh hưởng lâu dài trong
tương lai.
E. CỦNG CỐ:
Ghi nhớ:
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945 có 3
đặc điểm cơ bản: đổi mới theo hướng hiện đại hóa ; hình thành hai bộ phận với
nhiều xu hướng văn học ; phát triển hết sức nhanh chóng. Thành tựu chủ yếu
của văn học thời kì này là đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất,
sâu sắc nhất của văn học Việt Nam : chủ nghóa yêu nước và chủ nghóa nhân
đạo, đồng thời đem tới cho văn học một đóng góp mới của thời đại : tinh thần
dân chủ.
Về nghệ thuật,văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu hết sức to
lớn, gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ.Có được những
thành tựu nói trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng,mãnh liệt của dân tộc được
nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và do sự
thức tỉnh trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân.
F. DẶN DỊ:
-Học bài cũ.
-Soạn bài mới nhan đề "Hai đứa trẻ" (TL)
Tiết 36:
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A .MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS:
- Biết vận dụng các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong văn nghị
luận.
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề văn học .
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
-
SGK, SGV
-
Tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV ra đề, hướng dẫn cách làm bài, các yêu cầu về bài làm. HS làm bài.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. ĐỀ BÀI:
II. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Đọc kó đề bài
a. Xác định vấn đề cần nghị luận
b. Yêu cầu về phương pháp:
- Có khả năng dùng lí lẽ và dẫn chứng để diễn
đạt những ý nghó của mình một cách thuyết phục
- Yêu cầu về bố cục bài văn: gồm đủ ba phần:
mở bài; thân bài; kết bài.
- Yêu cầu về liên kết:
-
Liên kết hình thức: biết sử dụng các phép
liên kết đã học ở chương trình ngữ văn
THCS
-
Liên kết nội dung: có ý thức bảo đảm về
sự liền mạch, về nội dung giữa các câu với
câu, đoạn với đoạn trong tòan bộ bài văn.
III. GI Ý CÁCH LÀM BÀI:
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
- Xây dựng bố cục
Viết bài chính xác: tránh lỗi chính tả, từ ngữ, cú
pháp… Chú ý sử dụng các biện pháp tu từ để bài
văn thêm gợi cảm.
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Soạn bài : Hai đưa trẻ – Thạch Lam
Tiết 37-39:
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những
người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông trân trọng của nhà
văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch
Lam qua truyện ngắn trữ tình “ Hai đứa trẻ”: ít sự kiện, hành động nhưng
đầy ắp suy tư, rung cảm tinh tế, lời văn trong sáng gợi cảm hết sức thú vị
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
B1/ Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài giảng
B2/ Chuẩn bị của học sinh:
Đọc văn bản và tóm tắt nội dung truyện.
Tìm chi tiết đặc sắc nhất của tác phẩm
Tìm hiểu thái độ của Thạch Lam với những người lao động nghèo
được mô tả trong tác phẩm.
Trả lời câu hỏi trong hướng dẫn bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP:
Đọc sáng tạo, đối thoại, thảo luận, gợi tìm.
D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1/ Kiểm tra bài cũ:
a) Quá trình hiện đại hóa văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng
tháng 8 năm 1945 diễn ra qua mấy giai đoạn? Trong khoảng thời gian nào?
b) Nêu các thành tựu chủ yếu của văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách
mạng tháng 8 năm 1945 ?
2/ Giới thiệu bài mới:
Thạch Lam là nhà văn hiện thực hay lãng mạn? Câu hỏi đăït ra bởi trong
tác phẩm của Thạch Lam chất lãng mạn và chất hiện thực hòa quyện chặt chẽ
với nhau. Người ta nói tới giá trị hiện thực trong sáng tác của ông song lại càng
không thể quên cái tình của Thạch Lam trải đều trong các tác phẩm. Ở “ Hai
đứa trẻ” có thể nói đến tình người giữa những người lao động nghèo, có thể nói
đến sự tàn tạ của ngày tàn, chợ tàn, người tàn… có thể nói tới khát vọng của
những người bình thường, nhỏ bé và hơn hết có thể nói tới cái tình của nhà văn
với những con người nghèo khổ, đặc biệt là những đứa trẻ nơi phố huyện tăm
tối kia…
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
VÀ HỌC SINH
Giáo viên yêu cầu học sinh:
Đọc phần tiểu dẫn trong sách
giáo khoa ( trang 94):
Cho học sinh rút ra nhận xét về
tác giả trong phần tiểu dẫn và
nhấn mạnh ý về phong cách nghệ
thuật của ông .
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả Thạch Lam:
-Ông có quan niệm văn chương lành mạnh,
tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông
thường viết về những truyện không có chuyện,
chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong
cuộc sống thường ngày.
-Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ
trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng
biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự
nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của
cảnh vật và lòng người
-Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà
thâm trầm, sâu sắc.
2/ Tóm tắt nội dung:
Truyện viết về cuộc sống tối tăm nghèo nàn
Giáo viên gọi học sinh trình bày
phần tóm tắt chuẩn bị ở nhà, sau của những người lao động nghèo ở một phố
huyện nhỏ bé. Chị em Liên và An được cha mẹ
đó trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì về cốt truyện giao cho trông nom một cửa hàng tạp hóa nhỏ.
Cũng như những người dân nơi phố huyện, chị
và giọng văn của truyện?
em Liên vừa bán hàng, vừa trông chờ chuyến
tàu đêm từ Hà nội về. Chuyến tàu mang một
chút ánh sáng của Hà nội ầm ầm chạy vụt qua
rồi im tiếng trong màn đêm sâu thẳm. Phố
huyện và chị em Liên chìm dần vào giấc ngủ
yên tónh.
Nhận xét: Đây là truyện có cốt truyện đơn
giản, gần như không có chuyện nhưng lại có sưc
gợi cảm sâu sắc. Giọng văn nhẹ nhàng, trong
sáng, gợi cảm.
II/ PHÂN TÍCH:
1/ Cảnh phố huyện:
a/ Thời gian:
Thời gian chiều tối: Thời gian kết thúc của một
GV: Em hãy cho biết khung cảnh
ngày và mở ra đêm tối.
phố huyện được mô tả ở thời gian
Truyện được mô tả trong một không gian tónh
nào? Dụng ý của tác giả khi chọn
nhưng thời gian động: hoàng hôn đêm đêm
thời điểm này?
khuya vì thế cảnh mỗi lúc một tối hơn => Thời
gian hóa quyện với không gian để tạo ra một thế
giới nghệ thuật riêng.
GV: Em hãy cho biết cảm nhận
của em về quang cảnh của phố
huyện?
GV: Không gian biến chuyển theo
chiều hướng nào? Màu sắc chủ
đạo của bức tranh là gì? Em hãy
cho biết tương quan ánh sángbóng tối trong truyện được thể
hiện như thế nào? Vì sao đọc
truyện ngắn này, người đọc đều
cảm nhận có một cái gì đó u buồn
tăm tối?
b/ Không gian nơi phố huyện:
-Cảnh chiều tàn đi dần vào đêm khuya
được thu hẹp trong một không gian nhỏ bé của
phố huyện nghèo.
-Không gian yên tónh, êm đềm của buổi
chiều quê, “ một buổi chiều êm ả như ru” đang
chuyển vào đêm.
-Đêm mùa hạ “ Êm như nhung và thoảng
qua gió mát” .
-Âm thanh: Tiếng trống thu không báo hiệu
ngày tàn; tiếng trống cầm canh rời rạc điểm nhịp
cho cuộc sống nặng nề trôi; tiếng dế, tiếng ếch,
tiếng côn trùng của cuộc sống dân dã; tiếng đàn
bầu bật trong yên lặng => âm thanh gợi nỗi niềm
xao xác trong lòng người.
Không gian vừa có vẻ đẹp thơ mộng vừa có
vẻ buồn xao xác
-Không gian toàn cảnh nơi phố huyện chìm
ngập trong bóng tối ( không gian rộng) đối lập
với không gian chập chờn, mờ ảo của ánh sáng
quanh những ngọn đèn ( không gian hẹp).
-nh sáng:
+Đèn của chị Tý: quầng sáng.
+Bếp lửa của bác Siêu: chỉ là “ một chấm
lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối”
thớt.
+Ngọn đèn của Liên: từng hột sáng thưa
-Bóng tối:
+Bóng tối đến với tiếng trống thu không
từ trên chòi cao.
+Bóng tối sắp đến với những đám mây
hồng như hòn than sắp tàn.
+Bóng tối đến với dãy tre làng đen lại.
+Bóng tồi đến với tiếng muỗi bay vo ve.
+Bóng tối bao trùm phố huyện: trên
đường ra sông, qua chợ, các ngõ vào làng.
+Bóng tồi về khuya như đặc lại…
* Nhận xét: nh sáng le lói , hiếm hoi đối
nghịch với đêm tối mênh mông => bóng tối như
một ám ảnh, vượt qua ranh giới tự nhiên, thâm
nhập, luồn lách, bám sát vào cảnh vật, con
người; đè nặng, thấm vào tâm hồn con người,
gợi nỗi buồn sâu lắng => không gian nghệ thuật
là không gian bóng tối, gợi cảm xúc cho người
đọc.
GV: Hình ảnh những con người
c/ Con người nơi phố huyện:
trong bóng tối được mô tả như thế
-Chợ đã vãn từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà
nào?
nghèo còn nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay
bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán
hàng để lại.
-Mẹ con chị Tý dọn hàng nước nghèo nàn.
-Chị em Liên chuẩn bị đóng cửa hàng “ đôi
mắt chị bóng tối ngập đầy dần”.
-Bác Siêu gánh phở đi bán, bóng bác mênh
mang ngả một vùng dài xuống đất.
GV: trong số những người nghèo
-Bà cụ Thi lảo đảo bước đi trong bóng tối
khổ ấy, theo em ai là người đáng
-Gia đìmh bác Sẩm trên manh chiếu hẹp
thương nhất? Tại sao?
GV để cho HS thảo luận, lựa chọn trải dưới đất.
tùy theo nhận thức của các em * Nhận xét:
Đó là những kiếp người tàn tạ, những thân
song có thể định hướng:đó là
những đứa trẻ và giải thích cho các phận, những con người bé nhỏ, sống lay lắt, héo
em rõ để từ đó có thể thấy được mòn .
nhan đề và tình cảm của nhà văn
Nhịp sống của họ cứ lặp đi, lặp lại ngày
đối với trẻ thơ.
này sang ngày khác, đơn điệu, mòn mỏi, lam lũ,
buồn tẻ, quẩn quanh trong cái nghèo túng nhưng
họ vẫn hy vọng “ Chừng ấy người trong bóng tối
GV: Em có nhận xét gì về hoàn mong đợi cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ
của họ”.
cảnh của chị em Liên
2/ Hình ảnh chị em Liên:
a/ Hoàn cảnh:
-Cha mất việc, mẹ làm hàng xáo, kinh tế
gia đình sa sút.
-Chuyển từ Hà nội về phố huyện nghèo
sinh sống.
-Chị em Liên được giao trông coi cửa hàng
tạp hóa nhỏ thuê lại của người khác Liên là
người con gái hiếu thảo, đảm đang.
Chị em Liên đã hòa nhập được vào cuộc sống
nơi phố huyện, đã quen với cảnh sống tối tăm,
GV: Trong hoàn cảnh tăm tối nơi
nghèo túng ở đây, khác hẳn với lúc sống ở Hà Nội.
phố huyện nghèo, tâm hồn Liên
b/ Tâm trạng:
vẫn rất trong sáng, vì sao?
-Liên cảm thương cho những người nghèo
mà đêm nào Liên cũng nhìn thấy: chị Tý, bác
sẩm, bà cụ Thi, những đứa trẻ ở chợ… Liên là
người con gái giàu tình thương, biết suy nghó,
hay trầm tư trước cảnh đời mà Liên bắt gặp
-Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên
và những người xung quanh đang sống đắm chìm
trong bóng tối, chị em Liên muốn quên đi thực
tại xót xa “ An và Liên lặng ngước mắt lên các
vì sao đûể tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau
GV có thể bình về đôi mắt Liên: ông Thần Nông”
nhà văn không đặt tả đôi mắt kỹ
-Chị em Liên luôn hoài niệm về quá khứ
càng song lại cho thấy đôi mắt ấy xa xưa, êm đềm ở Hà Nội “ Liên nhớ lại khi ở
thể hiện một tâm trạng lắng đọng Hà Nội, chị được hưởng những thức quà ngon lạ,
sâu xa).
bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi bờ hồ
uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”; còn bây
GV: Hình ảnh đoàn tàu là hình
ảnh có ý nghóa nghệ thuật, em hãy
cho biết ý nghóa đó? Tại sao người
dân phố huyện lại chờ đợi đoàn
tàu? Thái độ của Thạch Lam khi
viết về sự chờ đợi này?
giờ: “ Phở của bác Siêu là món quà xa xỉ, hai chị
em không bao giờ mua được.
-Đêm nào hai chị em cũng cố thức để chờ
đoàn tàu đi qua – chuyến tàu đêm, hoạt động
cuối cùng của đêm khuya, mang lại một chút
ánh sáng và âm thanh rộn rã của Hà thành hoa
lệ cho phố huyện nghèo tăm tối.
3/ Ý nghóa hình ảnh đoàn tàu:
a/Đối với chị em Liên:
-Con tàu mang đến thế giới của kỷ niệm,
đánh thức dậy trong chị em Liên hình ảnh đẹp
của quá khứ, mang đến cho Liên nguồn sáng lấp
lánh khác hẳn nguồn sáng hiu hắt của phố
huyện.
-Chị em Liên chờ đợi tàu không phải để
bán được thêm hàng mà vì muốn được nhìn thấy
một thế giới khác sôi động, sang trọng hơn, vì
thế việc chờ đoàn tàu đem lại niền vui cho chị
em Liên.
=> chờ đợi tàu trở thành một nhu cầu có thể
khỏa lấp những khoảng trống mênh mông trong
tâm hồn Liên, giúp Liên thấy rõ hơn, sâu hơn
cuộc sống phủ đầy bóng tối nơi phố huyện.
GV: Đặt câu hỏi gợi ý tổng hợp về
các nội dung:
Qua nội dung phân tích, em
hãy cho biết tại sao Thạch Lam lại
đật tên cho truyện là “ Hai đứa
trẻ”? Em thử đặt cho truyện một
tên khác?
b/ Đối với dân phố huyện:
Dựa vào tác phẩm “ Hai
-Con tàu mang đến cho phố huyện một thế
đứa trẻ”, em hãy nêu những nhận
giới khác, thế giới với ánh sáng xa lạ của thế
định về Thạch Lam.
giới thị thành cho dù ánh sáng ấy chỉ thoáng vụt
qua trong giây lát cũng đủ để đem lại cho họ
một chút dư vị, dư âm khác lạ.
-Âm thanh của đoàn tàu dù thoáng qua
cũng đủ sức át đi trong chốc lát không khí buồn
tẻ, đơn điệu của phố huyện.
-Khi đoàn tàu đã đi qua, phố huyện lại
chìm trong bóng tối nhưng sự chờ đợi và hy vọng
vẫn còn âm vang, ngày này qua ngày khác.
Con tàu tác động vào lòng người một aán
tượng mạnh mẽ, đưa phố huyện ra khỏi cảnh
sống tù đọng u uẩn – dù chỉ trong chốc lát =>
chờ đợi con tàu trở thành nhu cầu không thể
thiếu của người dân phố huyện. Chờ đợi con tàu
chính là niềm vui, niềm an ủi, niềm hy vọng –
dẫu còn mơ hồ - về một ngày mai tươi sáng; là
khát vọng sống mãnh liệt chợt bùng lên trong
tâm hồn những con người nghèo khổ => thạch
Lam đã nhìn thấy và mô tả được khát vọng sống
ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn người lao động
nghèo khổ
Tóm lại: bằng tình cảm và tấm lòng nhân hậu
của mình, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhìn
trong trẻo, nhẹ nhàng ngưng sâu lắng về người
lao động nghèo, đặc biệt là trẻ thơ.
III/ Tổng kết :
1/ Chủ đề: Tác phẩm thể hiện tấm lòng yêu
mến, trân trọng của Thạch Lam với người lao
động nghèo khổ và khát vọng mơ hồ của tuổi
thơ
2/ Kết luận:
-Tác phẩm thể hiện tâm hồn nhân ái, nồng
hậu sâu kín của Thạch Lam đối với những kiếp
người nghèo khổ, tăm tối.
Thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của
Thạch Lam: Truyện không có cốt truyện rõ
ràng, thiên về khai thác nội tâm, hành vi, hành
văn nhẹ nhàng, mềm mại; có sự đan cài của chất
hiện thực, chất trữ tình, chất tương phản tạo cho
tác phẩm có sức hút đặc biệt.
IV/Bài tập thực hành củng cố kiến thức:
1/ Phân tích giá trị nhân đạo của “ Hai đứa
trẻ”
2/ Phân tích tâm trạng chị em Liên
E. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Học bài:
2. Soạn bài: Ngữ cảnh