Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở hà tĩnh, năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 102 trang )

CỤC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN AIDS
TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ Ở HÀ TĨNH, NĂM 2011

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đường Công Lự
Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh
Cơ quan quản lý đề tài: Cục phòng, chống HIV/AIDS

Năm 2011

1


CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN AIDS
TẠI 2 PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ Ở HÀ TĨNH, NĂM 2011

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đường Công Lự
Cơ quan thực hiện: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh
Cấp quản lý: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Thời gian thực hiện: từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011
Tổng kinh phí thực hiện đề tài 55


triệu đồng

Trong đó: kinh phí SNKH

55

triệu đồng

Nguồn khác (nếu có)

0

triệu đồng

Năm 2011

2


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

1. Tên đề tài: Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan
của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh, năm 2011
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Đường Công Lự
3. Cơ quan thực hiện đề tài: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Tĩnh
4. Cơ quan quản lý đề tài: Cục Phòng, chống HIV/AIDS
5. Thư ký đề tài: ThS. Võ Ánh Quốc
6. Danh sách những người thực hiện chính:
- TS. Đường Công Lự
- ThS. Võ Ánh Quốc

- ThS. Trần Thi Bích Trà
- BS. Dương Viết Bằng
7. Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011

3


Phần A - TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
1.

Kết quả nổi bật của đề tài.

1.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về TTĐT ARV
 Kiến thức về điều trị ARV: Có 95,9% ĐTNC biết khái niệm thuốc ARV là thuốc
kháng vi rút; 100% ĐTNC biết công thức điều trị ARV gồm ít nhất 3 loại thuốc,
khoảng cách giửa các lần uống thuốc là 12 giờ và thuốc ARV phải uống 2
lần/ngày; 96,9% ĐTNC biết điều trị ARV là phải uống thuốc suốt đời và có
23,7% đối tượng không biết thuốc ARV có tác dụng phụ. 37,1% ĐTNC có kiến
thức đạt về điều trị ARV.
 Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV: 91,8% bệnh nhân biết tuân thủ điều trị ARV là
phải uống đúng thuốc, trên 85% bệnh nhân biết tuân thủ điều trị ARV là phải uống đúng
liều, đúng khoảng cách và chỉ có 47,4% biết nguyên tắc uống suốt đời. 58,8% BN có
kiến thức đạt về tác hại của việc không tuân thủ điều trị và 37,1% ĐTNC có kiến thức
đạt về tuân thủ điều trị ARV.

 Thái độ về tuân thủ điều trị ARV: 97,9% ĐTNC có thái độ tích cực với tuân thủ
điều trị ARV.
 Thực hành tuân thủ điều trị ARV: 100% bệnh nhân uống thuốc 2 lần/ngày và
khoảng cách giửa các lần uống là 12 tiếng. 28,9% BN có quên thuốc trong vòng 1
tháng qua. Các lý do quên thuốc: bận 75%; không ai nhắc nhở 46,6%. 10,7% BN

xữ trí sai khi quên thuốc. 35,1% BN gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là nổi mẩn (47,1%). 76,5% đi tư vấn bác sỹ khi
gặp tác dụng phụ và 71,1% bệnh nhân thực hành tốt về tuân thủ điều trị ARV.
 Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV: 97,9% bệnh nhân được tập huấn, tư vấn cá
nhân trước điều trị ARV. 64% bệnh nhân gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị
ARV từ 3 buổi trở lên. 73,2% BN được tư vấn thường xuyên trong quá trình điều trị.
72,2% BN nhận được sự hỗ trợ tích cực từ người thân và 100% BN tham gia tư vấn cho
rằng nội dung tư vấn trong quá trình điều trị là rất hữu ích và cần thiết.

 Mong muốn của bệnh nhân AIDS: Được đối xử bình đẳng 90,7%; an ủi, động viên
thông cảm 84,5%.

1.2. Kết quả điều trị ARV sau 6 tháng
 78,4% bệnh nhân tăng cân. Trung bình cân nặng của bệnh nhân tăng 3,7kg
4


 79,4% BN đã hết NTCH. Tỷ lệ BN mắc NTCH sau 6 tháng điều trị giảm một
cách có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ BN mắc NTCH trước điều trị (P<0,001).
 73,2% BN có tăng số lượng TCD4, trung bình số lượng TCD4 tăng là 51 tế bào.
 51,5% bệnh nhân có kết quả tốt sau 6 tháng điều trị (tăng cân, không có nhiễm
trùng cơ hội và số lượng tế bào TCD4 tăng).
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành và kết quả điều trị
Các yếu tố tác động tích cực đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV: Nghiên cứu
cho thấy có nhiều yếu tố tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến kiến thức tuân thủ
điều trị ARVcủa bệnh nhân: Sống ở vùng nông thôn; thời gian nhiễm HIV dưới 3 năm;
thời gian điều trị ARV dưới 3 năm; thường xuyên được tập huấn.
Các yếu tố tăng cường thái độ tuân thủ điều trị ARV: Thời gian nhiễm HIV
dưới 3 năm; thời gian ĐT ARV dưới 3 năm; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; có kiến
thức TTĐT.

Các yếu tố tăng cường thực hành tuân thủ điều trị ARV:, Thời gian nhiễm
HIV dưới 3 năm; thời gian ĐT ARV dưới 3 năm; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; có
dùng biện pháp nhắc nhở uống thuốc; sự hỗ trợ tích cực của người thân, kiến thức
TTĐT tốt, thái độ tích cực với TTĐT.
Các yếu tố tăng cường hiệu quả điều trị ARV: sống ở vùng nông thôn; trình
độ học vấn từ PTTH trở lên; khoảng cách từ nhà tới PKNT ≤ 20kn; thời gian nhiễm
HIV ≤ 3 năm; thời gian ĐTdưới 3 năm; có tập huấn trước ĐT; tập huấn trước ĐT từ 4
buổi trở lên; thường xuyên tham gia tập huấn kiến thức tốt về điều trị ARV; kiến thức
TTĐT tốt; Thái độ TTĐT tốt; thực hành TTĐT tốt.

2.

Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.
 Cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp tăng cường việc tuân thủ điều trị ARV,
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân AIDS tại địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh
 Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan: Cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch
dự phòng, can thiệp phòng lây nhiễm HIV/AIDS

3.

Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương NC đã được phê
duyệt.
a. Tiến độ
• Kéo dài thời gian nghiên cứu
5





Tổng số tháng kéo dài 1/2 tháng
Lý do phải kéo dài: Thời tiết không thuận lợi (bạo lụt) nên không
thu thập được số liệu.
b. Thực hiện mục tiêu nghiên cứu.



• Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra
c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương.
• Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương



d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí.
Tổng kinh phí thực hiện đề tài:

55

triệu đồng.

Trong đó: Kinh phí sự nghiệp khoa học:

55

triệu đồng.

0

triệu đồng


43

Triệu đồng

Kinh phí từ nguồn khác:
Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán:
Chưa thanh quyết toán xong:

12

Triệu đồng

Kinh phí tồn đọng:

12

triệu đồng.

Lý do (ghi rõ): Thời gian thực hiện kéo dài, nên chưa báo cáo
tổng kết được. (dự kiến hoàn tất trước 10/1/2012)
4.

Các ý kiến đề xuất.
a. Đề xuất về tài chính:
- Do kinh phí cấp chậm, lại vào dịp cuối năm (kinh phí tháng 12 mới
được cấp) và yêu cầu về thanh quyết toán chứng từ trong tháng 12,
như vậy là không hợp lý, rất khó khăn cho người thực hiện. vì vậy đề
nghị kéo dài thời hạn quyết toán đến hết tháng 1 năm 2012.

6



DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AIDS
ART
ARV
BN
CBYT
CTM
ĐTNC
ĐTV
GSV
HIV
HAART
NTCH
NC
PC
PKNT
TCD4
TTĐT
TTPC HIV/AIDS
TTYT
UNAIDS
UNGASS
WHO

: Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
: Anti Retrovirus Therapy (Điều trị kháng retrovirus)
: Anti Retrovirus (Thuốc kháng retrovirus)

: Bệnh nhân
: Cán bộ y tế
: Công thức máu
: Đối tượng nghiên cứu
: Điều tra viên
: Giám sát viên
: Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)
: High Active Anti Restroviral Therapy
(Liệu pháp điều trị kháng retrovirus hoạt tính cao)
: Nhiễm trùng cơ hội
: Nghiên cứu
: Phòng chống
: Phòng khám ngoại trú
: Tế bào lympho T mang phân tử CD4
: Tuân thủ điều trị
: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
: Trung tâm y tế
: United Nation Programme on HIV/AIDS
(Chương trình Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDS)
: United Nation General Assembly Special Session (Phiên họp
đặc biệt của Đại hội đồng liên hợp quốc về HIV/AIDS)
: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

7


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT..............................................................7
MỤC LỤC................................................................................................................................8

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................11
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................................13
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU......................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................................6
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................7
1.1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam..........................................................7
1.2. Thực trạng Chăm sóc, Điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam........................9
1.3. Một số nghiên cứu đã tiến hành......................................................................................11
................................................................................................................................................14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.................................................................................15
2.3. Thiết kế nghiên cứu:.......................................................................................................15
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.....................................................................................15
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................................16
2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.........................................................................17
2.7. Xác định chỉ số, biến số cần đánh giá (phụ lục 7).........................................................18
2.8. Các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu.........................18
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................20
2.10. Hạn chế, sai số và các biện pháp khắc phục của nghiên cứu.......................................20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.....................................................................22
3.1.1. Đặc điểm về giới tính và vùng miền...........................................................................22
Biểu đồ 1: Giới tính và vùng miền của ĐTNC.....................................................................22
3.1.2. Đặc điểm về tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập....................................22
Bảng 1: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC..................................23
3.1.3. Đặc điểm về về hôn nhân, tình trạng sống và khoảng cách đến PKNT......................23
Bảng 2: Tình trạng hôn nhân và khoảng cách từ nhà đến PKNT.........................................23
3.1.4. Đặc điểm về lây nhiễm HIV của ĐTNC.....................................................................24

Biểu đồ 2: Nguyên nhân lây nhiễm HIV của ĐTNC............................................................24
Bảng 3: Tình trạng TCMT, thời gian phát hiện nhiễm HIV và đã từng điều trị ARV.........24
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành tuân về điều trị và tuân thủ điều trị ARV.......................25
3.2.1. Kiến thức về điều trị ARV..........................................................................................25
Bảng 4 : Kiến thức về điều trị ARV......................................................................................25
Bảng 5:Tỷ lệ kể tên được một số tác dụng phụ hay gặp của thuốc (n = 74).........................26
Biểu đồ 3: Kiến thức chung về điều trị ARV phân bố theo giới tính....................................27
3.2.2. Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV............................................................................27
Bảng 6: Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV (n = 97)...........................................................27
3.2.3. Thái độ tuân thủ điều trị ARV....................................................................................28
Bảng 7: Thái độ về tuân thủ điều trị ARV............................................................................28
3.2.4. Thực hành về tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS........................................29
Bảng 8: Thực hành tuân thủ điều trị ARV............................................................................29
8


Bảng 9: Lý do quên dùng thuốc và cách xữ trí khi quên thuốc (n=28).................................29
Bảng 10: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị....................................30
Biểu đồ 4: Cách xữ trí khi gặp tác dụng phụ.........................................................................31
Biểu đồ 5: Thực hành tuân thủ điều trị ARV theo nhóm tuổi...............................................31
Biểu đồ 6: Kiến thức, thái độ, thực hành chung về tuân thủ điều trị ARV...........................32
3.3. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV.......................................................................32
Bảng 11: Tham gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV........................................32
Bảng 12: Nội dung tập huấn (n = 95)....................................................................................33
Bảng 13: Quá trình, nội dung và tác dụng của tư vấn trong quá trình điều trị ARV............33
Bảng 14: Sự hỗ trợ của người thân trong qua trình điều trị tại nhà......................................34
Bảng 15: Đánh giá chung về sự hỗ trợ của người thân.........................................................34
Bảng 16: Nhu cầu và mong muốn của bệnh nhân AIDS......................................................35
3.4. Kết quả điều trị ARV của bệnh nhân AIDS tại Hà Tĩnh................................................35
Bảng 17: Cân nặng của bệnh nhân trước và sau khi điều trị bằng ARV..............................35

Bảng 18: So sánh tỷ lệ NTCH trước ĐT và sau ĐT 6 tháng.................................................35
Bảng 19: Chỉ số miễn dịch trước và sau khi điều trị.............................................................36
Bảng 20: Kết quả điều trị theo các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng....................................36
3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành TTĐT ARV........................37
3.5.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức điều trị ARV..................................................37
Bảng 21: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về điều trị ARV........................................37
3.5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV....................................39
Bảng 22: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV...............................39
3.5.3. Một số yếu tố liên quan đến thái độ tuân thủ điều trị ARV........................................40
3.5.4. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị ARV...................................40
Bảng 23 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố xã hội..................41
Bảng 24 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố khác.....................42
3.5.5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ARV.....................................................43
Bảng 25 : Mối liên quan giửa kết quả điều trị ARV với một số yếu tố xã hội.....................43
Bảng 26 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với một số yếu tố từ PKNT.......................44
Bảng 27 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với kiến thức, thái độ, thực hành..............45
Chương 4. BÀN LUẬN.........................................................................................................46
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu....................................................................46
4.2. Đặc điểm về kiến thức, thái độ, thực hành và kết quả điều trị.......................................48
4.3. Hoạt động tư vấn và hỗ trợ điều trị ARV:......................................................................52
4.4. Hiệu quả điều trị ARV...................................................................................................54
4.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành TTĐT ARV........................55
4.5. Hạn chế của nghiên cứu:................................................................................................58
Chương 5. KẾT LUẬN..........................................................................................................59
Chương 6. KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................61
PHỤ LỤC..............................................................................................................................65
Phụ lục 1................................................................................................................................65
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TỪ BỆNH ÁN..............................................................65
Phụ lục 2................................................................................................................................66
PHIẾU PHỎNG VẤN..........................................................................................................66

Phụ lục 3................................................................................................................................75
CÁCH ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM..........................................................................................75
Phụ lục 4................................................................................................................................78
GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI NGHIÊN CỨU.....................................................78
Phụ lục 5................................................................................................................................80
KẾ HOẠCH KINH PHÍ........................................................................................................80
Phụ lục 6................................................................................................................................82
9


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU.........................................................................82
Phụ lục 7. CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ.........................................................................................84
Phụ lục 8. Một số yếu tố liên quan đến thái độ tuân thủ điều trị ARV.................................88

10


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC.
Error: Reference
source not found
Bảng 2: Tình trạng hôn nhân và khoảng cách từ nhà đến PKNT. Error: Reference source
not found
Bảng 3: Tình trạng TCMT, thời gian phát hiện nhiễm HIV và đã từng điều trị ARV
Error: Reference source not found
Bảng 4 : Kiến thức về điều trị ARV
Error: Reference source not found
Bảng 5:Tỷ lệ kể tên được một số tác dụng phụ hay gặp của thuốc (n = 74)
Error:
Reference source not found

Bảng 6: Kiến thức về tuân thủ điều trị ARV (n = 97)
Error: Reference source not found
Bảng 7: Thái độ về tuân thủ điều trị ARV Error: Reference source not found
Bảng 8: Thực hành tuân thủ điều trị ARV Error: Reference source not found
Bảng 9: Lý do quên dùng thuốc và cách xữ trí khi quên thuốc (n=28)
Error: Reference
source not found
Bảng 10: Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng phụ trong quá trình điều trị
Error: Reference
source not found
Bảng 11: Tham gia tập huấn, tư vấn cá nhân trước điều trị ARV Error: Reference source
not found
Bảng 12: Nội dung tập huấn (n = 95)
Error: Reference source not found
Bảng 13: Quá trình, nội dung và tác dụng của tư vấn trong quá trình điều trị ARV
Error: Reference source not found
Bảng 14: Sự hỗ trợ của người thân trong qua trình điều trị tại nhà Error: Reference source
not found
Bảng 15: Đánh giá chung về sự hỗ trợ của người thân Error: Reference source not found
Bảng 16: Nhu cầu và mong muốn của bệnh nhân AIDS Error: Reference source not found
Bảng 17: Cân nặng của bệnh nhân trước và sau khi điều trị bằng ARV Error: Reference
source not found
Bảng 18: So sánh tỷ lệ NTCH trước ĐT và sau ĐT 6 tháng
Error: Reference source
not found
Bảng 19: Chỉ số miễn dịch trước và sau khi điều trị
Error: Reference source not found
Bảng 20: Kết quả điều trị theo các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
Error: Reference
source not found

Bảng 21: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về điều trị ARV Error: Reference source
not found
Bảng 22: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị ARV Error: Reference
source not found
Bảng 23 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố xã hội Error:
Reference source not found
11


Bảng 24 : Mối liên quan giửa thực hành TTĐT ARV với một số yếu tố khác
Error:
Reference source not found
Bảng 25 : Mối liên quan giửa kết quả điều trị ARV với một số yếu tố xã hội
Error:
Reference source not found
Bảng 26 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với một số yếu tố từ PKNT
Error:
Reference source not found
Bảng 27 : Mối liên quan giửa kết quả ĐT ARV với kiến thức, thái độ, thực hành Error:
Reference source not found

12


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Giới tính và vùng miền của ĐTNC
Error: Reference source not found
Biểu đồ 2: Nguyên nhân lây nhiễm HIV của ĐTNC.
Error: Reference source not found
Biểu đồ 3: Kiến thức chung về điều trị ARV phân bố theo giới tính

Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4: Cách xữ trí khi gặp tác dụng phụ
Error: Reference source not found
Biểu đồ 5: Thực hành tuân thủ điều trị ARV theo nhóm tuổi
Error: Reference source
not found
Biểu đồ 6: Kiến thức, thái độ, thực hành chung về tuân thủ điều trị ARV Error: Reference
source not found

13


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Theo UNAIDS, tính đến hết tháng 12 năm 2008 có khoảng 33,4 triệu người
nhiễm HIV/AIDS, xấp xỉ 4 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng retrovirus
(ARV) tại các nước đang phát triển, tăng gấp 10 lần so với năm 2003 [29]. Điều trị
bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) là một trong những phương pháp hiệu quả nhất
giúp người nhiễm HIV/AIDS nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và mang ý nghĩa
nhân văn sâu sắc. Đây là quá trình liên tục kéo dài suốt cả cuộc đời, việc tuân thủ
điều trị là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị ARV. Hà Tĩnh, tính đến
31/12/2010 toàn tỉnh có 1.316 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 341 người
chuyển AIDS và 238 người đã tử vong do HIV/AIDS. 12/12 huyện/thị và 147/262
xã/phường của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Từ năm 2004, Hà Tĩnh đã triển
khai chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị toàn diện cho người nhiễm HIV. Đến
nay đã mở rộng điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú (PKNT) ở Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh và ở Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Sơn,
tổng số bệnh nhân hiện tại là 118 người và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới .
Tuy nhiên tại tỉnh hiện vẫn chưa có hệ thống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuân
thủ điều trị ARV của bệnh nhân AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng

và nguyên nhân dẫn đến tình trạng không tuân thủ điều trị.
Nghiên cứu “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên
quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011” với
mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành tuân thủ điều trị ARV; (2) Xác
định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV; (3) Đánh giá kết quả sau 6
tháng điều trị thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng. Đối tượng nghiên
cứu là tất cả bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV được 6 tháng trở lên tại 2 phòng
khám ngoại trú ở Hà Tĩnh. Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang và hồi cứu
bệnh án. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 37,1% ĐTNC có kiến thức đạt về điều trị
ARV; 37,1% ĐTNC có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị ARV; 97,9% ĐTNC có
thái độ tích cực với tuân thủ điều trị ARV; 71,1% bệnh nhân thực hành tốt về tuân
thủ điều trị ARV; 72,2% BN nhận được sự hỗ trợ tích cực từ người thân; Kết quả

1


sau 6 tháng điều trị có: 78,4% bệnh nhân tăng cân. Trung bình cân nặng của bệnh
nhân tăng 3,7kg; 79,4% bệnh nhân đã hết nhiễm trùng cơ hội; 73,2% bênh nhân có
tăng số lượng TCD4, trung bình số lượng TCD4 tăng là 51 tế bào; 51,5% bệnh nhân
có kết quả tốt sau 6 tháng điều trị. Các yếu tố tác động tích cực đế kiến thức, thái
đô, thực hành tuân thủ điều trị và kết quả điều trị là: Sống ở vùng nông thôn; thời
gian nhiễm HIV dưới 3 năm; thời gian điều trị ARV dưới 3 năm; thường xuyên
được tập huấn; tập huấn trước điều trị ≥ 4 buổi; sự hỗ trợ tích cực của người thân…
NC cũng đã đưa ra một số khuyến nghị nhăm tăng cường việc tuân thủ điều trị
ARV, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS
tại Hà Tĩnh.

2



ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là thách thức của nhân loại, theo báo cáo của
UNAIDS tính đến hết tháng 12 năm 2008 có khoảng 33,4 triệu người nhiễm
HIV/AIDS. Chỉ tính riêng năm 2008 đã có khoảng 2,7 triệu người nhiễm mới và 2
triệu người tử vong vì AIDS. Xấp xỉ 4 triệu người được điều trị bằng thuốc kháng
retrovirus (ARV) tại các nước đang phát triển, tăng gấp 10 lần so với năm 2003
[29].
Tại Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2010, cả nước có 176.436 người nhiễm
HIV đang còn sống được báo cáo, trong đó có 41.239 bệnh nhân AIDS còn sống và
đã có 47.466 người chết do AIDS. Công tác điều trị bệnh nhân AIDS tiếp tục được
mở rộng, tính đến tháng 6/2010, toàn quốc có 315 cơ sở điều trị ARV, trong đó 287
phòng khám ngoại trú người lớn, gồm 3 cơ sở thuộc tuyến Trung ương, 129 cơ sở
tuyến tỉnh, 155 cơ sở tuyến huyện. Đối với cơ sở điều trị nhi, có 117 cơ sở điều trị,
trong đó 02 cơ sở thuộc Trung ương, 69 cơ sở tuyến tỉnh, 43 cơ sở tuyến huyện,
phần lớn các cơ sở điều trị nhi được lồng ghép với các cơ sở điều trị HIV/AIDS
người lớn. Tính đến tháng 4/2010 cả nước đã điều trị cho 42.081 bệnh nhân AIDS,
tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2009, mặt khác số trẻ em được điều trị ARV tăng
đáng kể, tính đến tháng 4/2010 có 2.236 trẻ em đang được điều trị ARV, tăng
42,1% so với cùng kỳ năm 2009 [6].
Hà Tĩnh, tính đến 31/12/2010 toàn tỉnh có 1.316 người nhiễm HIV/AIDS,
trong đó có 341 người chuyển AIDS và 238 người đã tử vong do HIV/AIDS. 12/12
huyện/thị và 147/262 xã/phường của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS [15].
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng số người nhiễm HIV và số người chuyển
sang giai đoạn AIDS, công tác chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS ngày
càng trở nên cấp thiết. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy chăm sóc, hỗ trợ và
điều trị là biện pháp tốt nhất để chống kỳ thị, phân biệt đối xử, dự phòng lây nhiễm
HIV và kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong những năm gần đây,
phương pháp điều trị bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) là một trong những

3



phương pháp hiệu quả nhất giúp người nhiễm HIV/AIDS nâng cao sức khoẻ, kéo
dài tuổi thọ, từ đó họ sẽ có niềm tin vào cuộc sống và có ý thức phòng tránh lây
nhiễm HIV cho cộng đồng. Điều trị ARV đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối và là yếu tố
đóng vai trò quyết định thành công của điều trị, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng tới sự tuân thủ điều trị. Đây là quá trình liên tục kéo dài suốt cả cuộc đời, do
vậy việc điều trị ARV đặt ra một thách thức lớn, đó là tuân thủ điều trị (TTĐT).
Tuân thủ điều trị được định nghĩa một cách ngắn gọn là uống đủ liều thuốc
được chỉ định và uống đúng giờ [1]. Tuân thủ điều trị tốt giúp duy trì nồng độ thuốc
ARV trong máu người có HIV để kìm hãm sự nhân lên của virus, đủ thời gian cho
phép hệ miễn dịch được phục hồi và từ đó phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội
(NTCH), cải thiện sức khỏe và sống lâu hơn. Nếu không tuân thủ (nghĩa là thuốc
không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong
máu thấp, làm xuất hiện các đột biến của HIV kháng thuốc và thất bại điều trị sớm
muộn cũng sẽ xảy ra. Nghiên cứu (NC) của Paterson tại Mỹ cũng cho thấy có mối
liên quan thuận giữa việc tuân thủ điều trị và việc hạn chế sự nhân lên của virus
HIV (p<0,001) [25]. NC thuần tập của Mannheimer và cộng sự trên 1.095 BN với
các mức độ tuân thủ là 100%, 80-99% và 0-79% có số TCD4 tăng lần lượt là 179,
159 và 53 TB/mm3 sau 12 tháng điều trị so với lúc trước khi điều trị (p<0,0001)
[23]. Do đó, tuân thủ điều trị là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị ARV.
Từ tháng 06/2004, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai chương trình chăm sóc, hỗ trợ
và điều trị toàn diện cho người nhiễm HIV, bắt đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đến
nay đã mở rộng điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú (PKNT) ở Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS Hà Tĩnh và ở Trung tâm y tế dự phòng huyện Hương Sơn,
tổng số bệnh nhân hiện tại là 118 người, trong đó 2 bệnh nhân là trẻ em <15 tuổi và
sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới [15]. Tuy nhiên tại tỉnh hiện vẫn chưa có hệ
thống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm
HIV/AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình
trạng không tuân thủ điều trị.


4


Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị có ý nghĩa
quan trọng để tìm ra các biện pháp thích hợp cải thiện tình trạng không tuân thủ.
Một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị như yếu tố cá nhân,
phản ứng thuốc, hệ thống chăm sóc... đã được biết đến qua các nghiên cứu của
Golin, Paterson và cộng sự [22], [25]. Tuy nhiên Hà Tĩnh là tỉnh có địa bàn khá
rộng, điều trị ARV chỉ tập trung tại 2 phòng khám ngoại trú, điều này đã gây không
ít khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại và tiếp cận cơ sở điều trị; tại tỉnh hiện
vẫn chưa có hệ thống báo cáo đầy đủ về việc theo dõi tuân thủ điều trị ARV của
bệnh nhân AIDS và chưa có nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn
đến tình trạng không tuân thủ điều trị. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của
bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011” nhằm đánh
giá kết quả việc tuân thủ điều trị và đưa ra các giải pháp tăng cường việc tuân thủ
điều trị ARV, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

5


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về điều trị và tuân thủ điều trị ARV của
bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh
năm 2011.


2.

Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân
AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh năm 2011.

3.

Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV tại 2 phòng
khám ngoại trú ở Hà Tĩnh sau 6 tháng điều trị thông qua một số chỉ số lâm
sàng và cận lâm sàng.

6


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới
Theo công bố của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến cuối năm 2008, trên toàn thế
giới có khoảng 33,4 triệu (31,1 -35,8) người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống; trong
đó 31,3 triệu người lớn, 15,7 triệu người là phụ nữ, trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 2,1
triệu người; trung bình mỗi ngày có thêm 14.000 trường hợp nhiễm HIV mới (2.000
trẻ em và 12.000 người lớn), trong đó 95% trường hợp ở các nước đang phát triển
và đến nay có trên 14 triệu trẻ em bị mồ côi do HIV/AIDS. Chỉ tính riêng năm 2008
đã có khoảng 2,7 triệu người nhiễm mới, trong đó có 430.000 trẻ em và 2 triệu
người tử vong vì AIDS. HIV/AIDS xuất hiện ở khắp các khu vực, số người nhiễm
mới được phát hiện đang tăng lên tại các khu vực: Tây Âu, Trung Á và các nơi khác
ở châu Á, khu vực châu Phi vùng cận Sahara chiếm tới 71% tổng số người nhiễm
mới trong năm 2008. Đặc biệt hình thái lây nhiễm qua quan hệ đồng tính ở nam giới

ngày càng tăng lên tại các nước phát triển [29].
Nhìn chung xu hướng dịch thay đổi theo thời gian. Tại Đông Âu và Trung Á,
trước đây cơ bản là lây nhiễm qua tiêm chích ma túy và hiện nay lây nhiễm qua
quan hệ tình dục ngày càng gia tăng, nhiều nơi khác ở châu Á lây nhiễm qua đường
tình dục vẫn tiếp tục tăng [29].
1.1.2. Tình hình HIV/AIDS tại Châu Á
Tính đến hết tháng 12 năm 2008, châu Á hiện có 4,7 triệu (3,8 - 5,5) người
hiện nhiễm HIV. Riêng trong năm 2008 có 350.000 người nhiễm mới, trong đó
21.000 là trẻ em, 330.000 người tử vong do AIDS. Châu Á đứng thứ 2 chỉ sau khu
vực Cận Sahara Châu Phi về số người nhiễm HIV/AIDS, trong đó Ấn Độ chiếm
một nửa số người nhiễm tại Châu Á.[29]
Với những đáp ứng còn thấp, châu Á hiện nay không thể tránh khỏi tác động
xấu của dịch HIV/AIDS, nếu không có những đáp ứng mạnh mẽ, dự đoán đến năm
2010 dịch HIV/AIDS sẽ kéo theo 6 triệu hộ nghèo đói tại châu Á.

7


Dịch HIV/AIDS tại châu Á vẫn đang trong giai đoạn tập trung, chủ yếu trong
nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm, khách hàng của họ và nhóm đồng tính
nam. Tuy nhiên dịch tại nhiều nơi châu Á đang có xu hướng lan ra nhóm nguy cơ
thấp qua quan hệ khác giới. Tỷ lệ nữ giới nhiễm HIV đã tăng từ 19% năm 2000 lên
35% năm 2008. Bởi vậy, đáp ứng về phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn tới
cần quan tâm đến nhóm nguy cơ thấp có nhiều khả năng lây nhiễm qua bạn tình của
họ có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an
toàn. [29]
1.1.3. Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam
Tính đến nay cả nước có 156.802 người nhiễm HIV đang còn sống được báo
cáo, trong đó có 34.391 bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.232 người chết do
AIDS. Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tổng số người nhiễm

HIV cao nhất nước chiếm 26,3% các trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên toàn
quốc. Kế đến là Hà Nội với 15.528 người nhiễm HIV hiện còn sống, Hải Phòng
6.540 người, Sơn La 5.183 người, Thái Nguyên 5.122 người, Nghệ An 3.711 người,
An Giang 3.667 người và Bà Rịa – Vũng Tàu 3.427 người.
Toàn quốc có tới 70,51% xã/phường, 97,53% quận/huyện và 63/63
tỉnh/thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV. Trong 9 tháng đầu năm 2009 toàn
quốc ghi nhận thêm 02 huyện mới phát hiện có người nhiễm HIV tại hai tỉnh: Nghệ
An (01 huyện) và Lai Châu (01 huyện). 82 xã, phường báo cáo mới ghi nhận có
người nhiễm HIV, trong đó khu vực Miền núi phía Bắc: 19 xã, tiếp theo là khu vực
Bắc Trung Bộ: 17 xã và cuối cùng là khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: 16 xã. So với
cùng kỳ năm 2008, số lượng huyện và xã báo cáo phát hiện nhiễm HIV giảm: số
huyện giảm 01 huyện, số xã giảm 265 xã/phường (năm 2008 tăng 337 xã/phường).
Lứa tuổi nhiễm HIV chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi từ 20-29 tuổi chiếm
hơn 50%, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nhiễm HIV trong nhóm tuổi 30-39
tuổi có xu hướng tăng hơn so với các năm trước tăng từ 30% năm 2008 lên đến
41% trong năm 2009. Hình thái lây nhiễm HIV trên toàn quốc chủ yếu qua đường
máu (do tiêm chích ma túy không an toàn), tuy nhiên hình thái có sự khác biệt giữa
các vùng miền. Khu vực miền Bắc, miền núi phía Bắc chủ yếu do tiêm chích ma túy
8


nhưng các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Tây Nam bộ chủ yếu các trường hợp
nhiễm HIV được phát hiện do quan hệ tình dục. Tại Trà Vinh số nhiễm HIV qua
quan hệ tình dục trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV phát hiện lên tới 80,7%,
Quảng Bình 73,2%, Cà Mau 69,4%, Quảng Trị 62,0%, An Giang 55,8%, Thừa
Thiên Huế 50,8%.
Phân bố theo giới: đa phần các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện là nam
giới, toàn quốc chiếm 79%. Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ đã có sự thay đổi qua các
năm gần đây với tỷ lệ nữ giới bắt đầu tăng từ 15% năm 2005 lên tới 23% năm 2009,
tuy nhiên, dự báo trong tương lai tỷ lệ người nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng

tăng lên. Hiện nay nhiễm HIV không chỉ tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ
cao như nghiện chích ma tuý, gái mại dâm mà rất đa dạng về ngành, nghề như lao
động tự do, công nhân, nông dân, bộ đội, công an, học sinh, sinh viên, nhân viên
hành chính, phạm nhân và trẻ em. Điều này cũng phù hợp về hình thái lây truyền,
khi lây truyền qua quan hệ tình dục gia tăng làm đa dạng hơn về ngành nghề của đối
tượng nhiễm và nguy cơ lây nhiễm HIV ra cộng đồng sẽ cao hơn. [6]
Cũng theo ước tính đến năm 2012, số người nhiễm HIV sẽ tăng khoảng
60.000 trường hợp đưa tổng số người nhiễm HIV vào năm 2012 sẽ vào khoảng
280.000 người (ước tính cao là 360.106 người, ước tính thấp là 200.119 người)
(chiếm 0,31% dân số).Việc số người hiện nhiễm HIV tăng lên phản ánh tác động
của chương trình điều trị trong việc kéo dài thời gian sống của người nhiễm HIV,
cùng với các trường hợp nhiễm HIV mới tiếp tục xuất hiện. Số người nhiễm HIV
tăng, tiếp tục xuất hiện các trường hợp nhiễm mới trong nhóm quần thể có nguy cơ
cao và các bạn tình của họ, đòi hỏi việc duy trì, củng cố và tiếp tục mở rộng các
chương trình chăm sóc, điều trị và dự phòng HIV/AIDS trong các nhóm quần thể
này. [7]
1.2. Thực trạng Chăm sóc, Điều trị HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Phương pháp điều trị kháng retrovirus hiệu quả cao (HAART) bắt đầu được
áp dụng từ năm 1996 tại các nước phát triển và đến nay đã phát triển rộng ra nhiều
nước trên thế giới như Braxin, Thái Lan, Ấn Độ. [2]
9


Một trong những yếu tố để bảo đảm sự thành công của phương pháp HAART
là việc cung ứng đủ thuốc cho công tác điều trị. Chính vì vậy, Braxin và Thái Lan
đã xây dựng các chính sách nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho công tác điều trị
HIV/AIDS.
Tại Braxin: Pháp luật Braxin quy định bệnh nhân AIDS được điều trị miễn
phí. Chính phủ đã dành 300-330 triệu USD/năm cho chương trình HIV/AIDS, trong

đó 250 - 270 triệu USD được dùng để mua thuốc kháng HIV. Để giảm chi phí điều
trị, Braxin đã tự sản xuất 9 loại thuốc kháng HIV, trong đó thuốc sản xuất trong
nước chiếm khoảng 40% tổng số thuốc cần cho chương trình điều trị. Bên cạnh đó,
Chính phủ Braxin đã chủ động thảo luận với các công ty thuốc đa quốc gia về việc
cung cấp thuốc kháng HIV đang trong giai đoạn bảo hộ bản quyền cho Braxin với
mức giá hợp lý và kêu gọi các tổ chức phi Chính phủ cùng tham gia hỗ trợ điều trị
cho bệnh nhân AIDS. Đồng thời để giảm tải cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS,
Braxin đã áp dụng biện pháp điều trị ngoại trú và điều trị ngay tại nhà cho bệnh
nhân AIDS. Nhờ các biện pháp trên, kể từ 1997 đến 2001, Braxin đã giảm được
358.000 lượt người đến bệnh viện và đã tiết kiệm được 1,1 tỷ USD; giảm nhiễm
trùng cơ hội (NTCH) từ 60% đến 80%; giảm tỷ lệ người chết do AIDS xuống còn
50%.
Tại Thái Lan: Việc tiếp cận thuốc kháng HIV của bệnh nhân AIDS tại Thái
Lan được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Chính phủ đã đàm phán với các công
ty thuốc đa quốc gia để giảm giá thuốc kháng HIV; cho phép sản xuất thuốc kháng
HIV dưới dạng tên gốc. Nhờ vậy, chi phí điều trị bệnh nhân AIDS chỉ khoảng 365
USD/bệnh nhân/năm với phác đồ điều trị 3 loại thuốc. Kể từ khi áp dụng công thức
điều trị phối hợp 3 thuốc kháng HIV kèm theo điều trị NTCH bằng thuốc sản xuất
trong nước, ngân sách của Chính phủ Thái Lan dùng cho chương trình phòng chống
HIV/AIDS đã tiết kiệm được 40% chi phí.
Đến nay, một số nước khác thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương (bao gồm
Cam-pu-chia, Trung Quốc, Pa-pua Niu Ghinê) đã xây dựng chương trình chăm sóc,
hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS làm nền tảng cho việc mở rộng điều trị kháng HIV với

10


sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về chỉ đạo, tài chính và sự tham gia tích cực
của các ban, ngành, đoàn thể trong xã hội.
1.2.2. Tại Việt Nam

Hệ thống điều trị bệnh nhân AIDS đã thiết lập được 288 điểm điều trị bằng
thuốc đặc hiệu kháng vi rút (ARV): 14 điểm tại tuyến Trung ương, 125 điểm tuyến
tỉnh, thành phố và 149 điểm tại tuyến quận. Tính đến 30/9/2009, toàn quốc đã tiến
hành điều trị thuốc ARV cho 35.126 bệnh nhân, trong đó có 33.116 bệnh nhân
AIDS người lớn, 1.879 trẻ em. Hiện nay một số tỉnh, thành số bệnh nhân được tiếp
cận điều trị còn thấp dưới 20 bệnh nhân như: Phú Yên, Lâm Đồng, Kom Tum, Hậu
Giang, Đắc Nông. Nhưng một số tỉnh, thành phố công tác này làm tương đối tốt
như TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Nguyên. [6]
1.3. Một số nghiên cứu đã tiến hành
1.3.1. Trên thế giới
Nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá về liên quan
giữa tuân thủ điều trị với hiệu quả điều trị ARV, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến TTĐT, các rào cản TTĐT … và cũng đã đề xuất các biện pháp giúp tăng cường
TTĐT.
Tsertsvadze T và cộng sự ở Trung tâm nghiên cứu bệnh Truyền nhiễm, AIDS và
miễn dịch lâm sàng tại Geogia đã tiến hành nghiên cứu trên 594 BN cho kết quả:
55/594 trường hợp thất bại điều trị với 47 trường hợp thất bại về virus học, 7 trường
hợp thất bại về miễn dịch và 1 trường hợp thất bại về lâm sàng, trong những trường
hợp thất bại về virus học thì có 72% do kháng thuốc tự nhiên và 28% do không tuân
thủ. [28]
Nghiên cứu về các rào cản tuân thủ, các tác giả Kalichman SC, Amaral CM,
White D và cộng sự đã nghiên cứu về sự liên quan giữa tuân thủ điều trị và việc sử
dụng rượu bia trên 145 BN được điều trị ARV cho kết quả: 40% có sử dụng rượu
bia trong quá trình điều trị, trong đó 25% đã ngừng sử dụng thuốc kháng virus ARV
khi họ sử dụng rượu bia. Sử dụng rượu bia là một rào cản đối với tuân thủ điều trị vì
mặc dù người bệnh biết việc sử dụng rượu bia với ARV có thể dẫn tới bị ngộc độc,
nhưng họ không thể cai được rượu bia nên ngừng thuốc khi dùng rượu bia. Qua đó,
11



các tác giả cũng khuyến cáo rằng, thầy thuốc cần phải giáo dục cho BN hiểu rằng,
họ cần phải tiếp tục uống thuốc ARV ngay cả khi họ vẫn đang sử dụng rượu.[27]
Một nghiên cứu tại Ấn Độ do Cauldbeck MB và cộng sự về các yếu tố ảnh
hưởng tới TTĐT như: khoảng cách từ nhà BN đến phòng khám phát thuốc, số
người sống chung với BN trong cùng một gia đình, tuổi của BN, đã hoặc chưa được
điều trị NTCH, giới, trình độ học vấn, phác đồ điều trị, tác dụng phụ của thuốc, thu
nhập, … và đi tới kết luận rằng: các yếu tố làm tăng tuân thủ bao gồm: sống trong
gia đình có nhiều người, bệnh nhân cao tuổi, nữ, đã được điều trị NTCH từ trước,
phác đồ điều trị đơn giản, không có tác dụng phụ của thuốc; các yếu tố như: học
vấn, thu nhập, khoảng cách tới phòng khám … không ảnh hưởng tới việc TTĐT.
[26]
Trong một nghiên cứu về liên quan giữa sự kỳ thị và tuân thủ điều trị ARV trên
1457 BN tại 5 nước châu Phi, Dlamini PS và cộng sự đã đi đến kết luận rằng: người
bệnh bị kỳ thị càng nhiều thì sự tuân thủ điều trị càng kém, vì vậy việc giảm kỳ thị
với người nhiễm HIV là một biện pháp giúp làm tăng TTĐT với các thuốc ARV.
[21]
Mellins CA, Havens JF, McDonnell C và cộng sự nghiên cứu trên 1138 người
nhiễm HIV/AIDS có rối loạn tâm thần và rối loạn do thuốc gây nghiện cho kết quả
45% BN không sử dụng ARV trong vòng 3 ngày tính đến thời điểm trả lời phỏng
vấn. Sử dụng rượu và các chất gây nghiện là bệnh nhân suy sụp tinh thần, ít chú ý
đến các buổi hẹn của nhân viên y tế, không tuân thủ cả việc uống thuốc điều trị tâm
thần và giảm khả năng tự báo cáo về tình trạng tâm thần của mình. Kết quả nghiên
cứu đưa ra khuyến nghị rằng vấn đề bệnh lý tâm thần và sử dụng chất gây nghiện
cần phải được chứ ý giải quyết để làm tăng tuân thủ điều trị của bệnh nhân với
thuốc ARV. [24]
Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV trong các bệnh
nhân HIV/ADS ở vùng nông thôn Trung Quốc tại vùng Shenqiu tỉnh Hồ Nam và
Fuyang tỉnh An Huy cho thấy có 89,5% bệnh nhân báo cáo xuất hiện tác dụng phụ,
66,3% bệnh nhân khẳng định “không tuân thủ điều trị thuốc kháng retrovirus có thể


12


×