Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.14 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Bùi Quang Hiệp

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp
luật lao động Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ

Hà Nội - 2007

1


MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG, PHÁP LUẬT
LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN PHẢI THIẾT BẢO VỆ
NGƢỜI LAO ĐỘNG

6

1.1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG

6

1.1.1

Khái niệm về thị trƣờng lao động

6

1.1.2

Đặc điểm của thị trƣờng lao động Việt nam

12

1.2

Pháp luật lao động Việt nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng

17

1.2.1

Quá trình ra đời và phát triển của pháp luật lao động Việt Nam

17

1.2.2


Đặc điểm của luật lao động Việt nam

22

1. 3

Sự cần thiết phải bảo vệ ngƣời lao động

26

1.3.1

Thực trạng về việc làm và thất nghiệp ở Việt nam

26

1.3.2

Những bất cập trong quá trình lao động

28

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG

32

2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG
QUAN HỆ LAO ĐỘNG

32


2.1.1

Việc làm và bảo đảm việc làm

32

2.1.2

Hợp đồng lao động

36

2.1.3

Tiền lƣơng

43

2.1.4

An toàn lao động - Vệ sinh lao động

48

2.1.5

Bảo hiểm xã hội

52


2.2

HÌNH THỨC VÀ CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG.

56

2.2.1

Hình thức bảo vệ ngƣời lao động

56

2.2.2

Cơ chế bảo vệ ngƣời lao động

68

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ
NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG

2

81


3.1

Thực trạng bảo vệ ngƣời lao động ở nƣớc ta


81

3.1.1

Quan hệ giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong nền kinh tế
thị trƣờng

81

3.1.2

Thực trạng áp dụng pháp luật trong bảo vệ ngƣời lao động

83

3.2

Giải pháp nhằm bảo vệ ngƣời lao động

90

3.2.1

Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động

90

3.2.2


Nhóm các giải pháp khác

99
103

KẾT LUẬN CHUNG

3


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động-việc làm là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia
trong nền kinh tế thị trƣờng. Lao động-việc làm cũng là một trong những nhân tố chính
trong thị trƣờng lao động, phản ánh một cách khái quát nhất thực trạng kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia.
Thị trƣờng lao động là một trong những thị trƣờng non trẻ ở nƣớc ta, mới chỉ bắt đầu
hình thành và phát triển trong những năm gần đây với chủ trƣơng chuyển đổi nền kinh tế kế
hoạch hoá sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Tuy nhiên,
theo dự báo thị trƣờng này đang và sẽ diễn ra một cách hết sức phức tạp và có nhiều bức
xúc đặc biệt là trong quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của đất
nƣớc.
Lao động Việt nam trƣớc thềm mở cửa, trƣớc các cơ hội quốc tế hoá và hội nhập,
những thách thức đặt ra với một thị trƣờng lao động còn non trẻ ngày một nhiều. Trƣớc các
sức ép về việc làm cho ngƣời lao động, trƣớc thực trạng thất nghiệp của ngƣời lao động,
trƣớc khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc, sức ép gia tăng dân số, ngƣời lao động hiên nay
càng khó khăn trong công cuộc tìm kiếm việc làm. Sự mất cân đối giữa cung và cầu lao
động đang làm cho sức cạnh tranh trên thị trƣờng lao động ngày càng khốc liệt, làm giản đi
cơ hội lựa chọn của ngƣời lao động đối với việc làm. Cho đến nay, ngƣời lao động Việt
Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, sau đó là những

khó khăn, bất cập trong quá trình lao động, sự vi phạm về thực hiện nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng lao động, sự trƣợt giá trên thị trƣờng làm khoảng cách chênh lệch giữa mức thu nhập
và giá cả thị trƣờng. . .Khi tham gia vào thị trƣờng lao động, ngƣời lao động không có
mong muốn gì ngoài việc sẽ tìm đƣợc một việc làm phù hợp, với mức thu nhập có khả năng
nuôi sống bản thân và nếu có thể nuôi sống gia đình. Sau khi có đƣợc việc làm mong muốn
tiếp theo của họ là đƣợc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trong lao động . Mong muốn
này là chính đáng và hoàn toàn hợp lý và có cở sở, bởi vì trong mối quan hệ lao động giữa
ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động bao giờ cũng ở thế yếu về mặt
kinh tế, và bị động trong quan hệ pháp lý so với ngƣời sử dụng lao động, vì vậy họ cần và
mong muốn đƣợc bảo vệ từ phía Nhà nƣớc với công cụ hữu hiệu nhất là pháp luật, đặc biệt
là trong giai đoạn hiện nay khi cung lao động lớn hơn rất nhiều so với cầu lao động, luôn
đƣợc bổ sung hàng năm.
Khi sự cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càn khốc liệt, vì lợi nhuận không ít các tổ chức,
cá nhân sử dụng lao động đã vi phạm các quy định của pháp luật, sẵn sàng vi phạm nghĩa

4


vụ đối với ngƣời lao động, xâm phạm đến các lợi ích của ngƣời lao động, những vi phạm
này mới đầu có thể rất nhỏ và trong phạm vi hẹp nhƣng dần dần nó trở nên phổ biến và bức
xúc không chỉ cho bản thân ngƣời lao động mà đối với cả xã hội. Để bảo vệ quyền lợi cho
ngƣời lao động cần thiết phải có một cơ chế, chủ trƣơng phát triển một thị trƣờng lao động
lành mạnh của nhà nƣớc và các quy định của pháp luật có khả năng bảo vệ hiệu quả ngƣời
lao động, bảo vệ nguồn nhân lực của đất nƣớc.
Chủ trƣơng xây dựng thị trƣờng lao động ở nƣớc ta đƣợc đặt ra trong Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt nam là “Mở rộng thị trƣờng lao động
trong nƣớc có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động và của
ngƣời sử dụng lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và hiệu quả. Hoàn thiện
hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho ngƣời lao động, tạo
điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngƣời lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ, đào

tạo lại, học nghề mới để ngƣời lao động có cơ hội tìm đƣợc công việc tốt hơn”.
Bộ luật lao động 1994 ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều chỉnh quan hệ
lao động trong nền kinh tế thị trƣờng trên cơ sở thiết lập các chế định cơ bản bảo vệ ngƣời
lao động làm công ăn lƣơng, bảo vệ ngƣời lao động trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời sử dụng lao động. Thực tế thi hành bộ luật lao động đã bảo vệ ngƣời lao
động nhƣ thế nào? hiệu quả của việc thực hiện và thực trạng ngƣời lao động đã đƣợc bảo vệ
tốt hay chƣa theo tinh thần, ý nghĩa của Bộ luật lao động đề ra? Ngƣời lao động đã thật sự
vận dụng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ mình trƣớc sự xâm phạm từ phía ngƣời
sử dụng lao động? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động áp dụng và thực thi pháp
luật của nƣớc nhà, và một phần phụ thuộc vào khả năng am hiểu pháp luật của ngƣời lao
động.
Với mong muốn nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật lao động, đặc biệt
nghiên cứu cơ chế bảo vệ ngƣời lao động trong luật lao động hiện nay đặt trong mối liên hệ
thực tế giữa các quy định của pháp luật và thực tế thi hành để thấy đƣợc luật đã bảo vệ
ngƣời lao động nhƣ thế nào, ngƣời lao động đã đƣợc ra sao trong nền kinh tế thị trƣờng? tôi
đã chọn đề tài “ Bảo vệ ngƣời lao động bằng pháp luật lao động Việt nam trong nền kinh tế
thị trƣờng”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Có thể nói, nghiên cứu về vấn đề lao động, thị trƣờng lao động mới chỉ đƣợc đề cập
đến chủ yếu dƣới góc độ kinh tế-lao động. Việc nghiên cứu lĩnh vực này thuộc về các chế
định của luật lao động cụ thể cũng đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra ở các cấp độ khác
nhau của đề tài nhƣ vấn đề về Bảo hiểm xã hội; An sinh xã hội; Việc làm; Hợp đồng lao

5


động. . . nhƣng nghiên cứu dƣới dạng tổng quát về việc bảo vệ ngƣời lao động trong pháp
luật lao động Việt nam thì chƣa có nhiều. Do vậy, đề tài luận văn chỉ muốn góp thêm một
phần rất nhỏ vào việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản của luật Lao động Việt nam trong
điều kiện nền kinh tế thị trƣờng.

3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tình hình lao động-việc làm hiện nay ở nƣớc ta, thực trạng ngƣời
lao động ngày càng có vị thế yếu đi, sự phát triển nhanh chóng của tốc độ đô thị hoá và
công nghiệp hoá đất nƣớc đã ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến ngƣời lao động. Ngƣời lao động
đã đƣợc bảo vệ nhƣ thế nào bằng các quy định của pháp luật, thực trạng về hiện tƣợng vi
phạm các quy định của pháp luật trong bảo vệ ngƣời lao động, từ đó đƣa ra các kiến nghị,
giải pháp nhằm hạn chế sự vi phạm, và bảo vệ một cách tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp
của ngƣời lao động cũng nhƣ ngƣời sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao
động, đặc biệt là các quy định trong Bộ luật lao động 1994 đã đƣợc sửa đổi bổ sung năm
2002. Ngoài các quy định của pháp luật luận văn còn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp
luật lao động ở Việt nam. Tuy nhiên lao động-việc làm là hai vấn đề hết sức phức tạp, do
đó trong phạm vi đề tài tác giả không có tham vọng có thể giải quyết toàn bộ tất cả các vấn
đề, và toàn diện đƣợc những vấn đề đƣa ra, mà chỉ tập trung vào một số các vấn đề đang trở
nên bức xúc hiện nay trong lĩnh vực lao động nhƣ: việc làm, hợp đồng lao động; tiền lƣơng.
. .đó là những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ lao động làm công ăn lƣơng giữa ngƣời
lao động với ngƣời sử dụng lao động, đối tƣợng chủ yếu của luật lao động.
Với mục đích và đối tƣợng nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ:
- Xem xét những vấn đề có tính khái quát chung về thị trƣờng lao động, đặc điểm của
thị trƣờng lao động Việt nam dấn đến nhu cầu cần thiết phải bảo vệ ngƣời lao động.
- Nghiên cứu quá trình hình thành, pháp triển và đặc điểm của pháp luật lao động Việt
nam.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ ngƣời lao động, đặc biệt là các
quy định của Bộ luật lao động 1994 đã đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2002. Thực tế ngƣời lao
động và ngƣời sử dụng lao động đã vận dụng và thực hiện nó nhƣ thế nào, trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc bảo vệ ngƣời lao động.

6



- Đƣa ra các kiến nghị nhằm bảo đảm cho việc thực hiện tốt các quy định của pháp
luật cũng nhƣ trong việc bảo vệ tốt hơn nữa những quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao
đọng, ngƣời sử dụng lao động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để tiếp cận và giải quyết vấn đề, tác giả sử dụng phép biện chứng và duy vật lịch sử
của triết học Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và Pháp luật. Ngoài ra để
phù hợp với đề tài, và những vấn đề của luận văn, tác giả còn sử dụng đan xen các phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Hệ thống hoá; phân tích; tổng hợp, khảo sát. . .
5. Ý nghĩa của luận văn
Khi thực hiện đề tài, tác giả không có nhiều tham vọng, tuy nhiên với những gì đƣợc
viết trong đề tài này tác chỉ mong muốn luận văn sẽ đƣa ra đƣợc những vấn đề đang cần
đƣợc quan tâm, đáng quan tâm khi chúng ta mong muốn phát triển nguồn nhân lực dồi dào
của đất nƣớc, luận văn đã:
- Làm sáng tỏ thêm những vấn đề có tính lý luận về lao động, thị trƣờng lao động, sức
lao đọng, vấn đề việc làm, cũng nhƣ ý nghĩa của việc bảo vệ ngƣời lao động, giải quyết
việc làm, chống thất nghiệp dƣới góc độ kinh tế- xã hội cũng nhƣ góc độ điều chỉnh của
pháp luật.
- Tìm hiểu đƣợc những bức xúc của ngƣời lao động, khó khăn mà họ gặp phải, cũng
nhƣ những tồn tại của quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật ở nƣớc ta, vai trò của các cơ
quan nhà nƣớc trong việc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc.
- Đƣa ra một số kiến nghị có tính chất phƣơng hƣớng, cũng nhƣ một số giải pháp cụ
thể, nhằm góp phần đƣa pháp luật vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn, bảovệ tốt nhất
ngƣời lao động trong nền kinh tế thị trƣờng
Ngoài ra luận văn còn có ý nghĩa tham khảo đối với những ai quan tâm.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chƣơng.
Chƣơng 1: Khái quát chung về thị trƣờng lao động, pháp luật lao động Việt nam, sự
cần thiết phải bảo vệ ngƣời lao động trong nền kinh tế thị trƣờng.
Chƣơng 2: Nội dung pháp luật bảo vệ ngƣời lao động trong luật lao động Việt nam

Chƣơng 3:Các giải pháp để bảo vệ ngƣời lao động tốt hơn trong nền kinh tế thị
trƣờng.

7


CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG, PHÁP LUẬT
LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN PHẢI THIẾT BẢO VỆ NGƢỜI LAO ĐỘNG.
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG
1.1.1 Khái niệm về thị trƣờng lao động
1.1.1.1 Khái niệm về thị trường lao động
Cùng với thị trƣờng hàng hoá và dịch vụ, thị trƣờng khoa học và công nghệ, thị trƣờng
vốn, thị trƣờng chứng khoán. . . thị trƣờng lao động là một trong những thị trƣờng đặc biệt
vì nó liên quan trực tiếp đến con ngƣời, đến sức lao động của con ngƣời. Lý luận về thị
trƣờng lao động đã đƣợc đề cập nhiều trong các tác phẩm kinh điển, trong sách giáo trình
kinh tế học hiện đại cũng nhƣ trong các công trình nghiên cứu khoa học.
Thị trƣờng lao động là thị trƣờng luôn vận động và thay đổi qua các chế độ xã hội
khác nhau do đó các khái niệm về thị trƣờng lao động cũng thay đổi và hoàn thiện cùng với
sự phát triển của kinh tế- xã hội, và nhận thức về thị trƣờng lao động cũng không thể đồng
nhất, bất biến mà nó có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của các điều kiện về kinh tế, lịch
sử và xã hội. Dƣới đây ta tiếp cận các khái niệm khác nhau về thị trƣờng lao động.
Khái niệm thị trƣờng lao động đã đƣợc đƣa ra trong Đại từ điển kinh tế thị trƣờng là:
“Thị trƣờng lao động là nơi mua bán sức lao động của ngƣời lao động”. Định nghĩa đƣợc
đƣa ra ở đây nhấn mạnh về một loại hàng hoá phổ biến và chủ yếu của thị trƣờng lao động,
đó là sức lao động. Quan điểm coi sức lao động là một loại hàng hoá đã đƣợc các nhà kinh
điển nghiên cứu và đƣa ra, cụ thể nhƣ Mác đã nghiên cứu về giá trị của sức lao động và đƣa
ra định nghĩa về quy luật giá trịvà giá trị thạng dƣ trong kinh tế chính trị.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đƣa ra một định nghĩa về thị trƣờng lao động đó là thị
trƣờng trong đó các dịch vụ lao động đƣợc mua và bán thông qua quá trình để xác định
mức độ có việc làm của ngƣời lao động cũng nhƣ mức độ tiền công. Khái niệm trên của

ILO lại định nghĩa về thị trƣờng lao động về khía cạnh việc làm và tiền công mà không
phải là sức lao động nhƣ định nghĩa trên.
Với cách đặt vấn đề khác nhau, nhấn mạnh ở một phƣơng diện nào chúng ta sẽ đƣa ra
định nghĩa về thị trƣờng lao động dựa trên phƣơng diện đó. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể
đƣa ra khái niệm về thị trƣờng lao động có tính chất phổ biến, và dễ hiểu nhất đó là:
Trƣớc hết thị trƣờng lao động phải là nơi thực hiện mua bán hàng hoá giữa bên bán và
bên mua, hàng hoá đƣợc mang ra trao đổi chính là sức lao động và công việc phải làm đƣợc
trả công. Trong quan hệ mua bán này ngƣời mua chính là ngƣời sử dụng lao động, có thể là
tổ chức hoặc cá nhân. Ngƣời bán là cá nhân ngƣời lao động, và chính bản thân ngƣời lao

8


động phải tham gia, họ mang sức lao động của mình làm một công việc nhất định và đƣợc
trả công cho công việc đó. Do đó, khái niệm thị trƣờng lao động có thể hiều là nơi thực
hiện việc làm được trả công qua các quan hệ mua và bán giữa người cung ứng lao động và
người sử dụng lao động, tức là thông qua các quan hệ về cung cầu lao động.
1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường lao động
Lao động đƣợc đem ra mua bán trên thị trƣờng lao động không phải là lao động trừu
tƣợng mà là lao động cụ thể, lao động đó thể hiện qua việc làm, và để đánh giá chất lƣợng
lao động chúng ta đánh giá thông qua năng suất lao động của ngƣời lao động. Một thị
trƣờng lao động tốt, lý tƣởng là thị trƣờng ở đó số lƣợng và chất lƣợng cung ứng việc làm,
sử dụng việc làm về cơ bản là tƣơng ứng nhau.
Thị trƣờng lao động ra đời và phát triển khi xuất hiện chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản
xuất, ở đó có những ngƣời bị bần cùng hoá, không có tƣ liệu sản xuất đã phải bán sức lao
động, tài sản duy nhất của mình cho ngƣời có trong tay tƣ liệu sản xuất và có nhu cầu thuê
mƣớn ngƣời khác làm việc cho mình , quan hệ thuê mƣớn này luôn gắn liền với việc thực
hiện một công việc nhất định đó là việc làm, nhƣng cho đến khi chủ nghĩa tƣ bản ra đời,
sức lao động của con ngƣời mới hoàn toàn đƣợc giải phóng và là tài sản riêng của mỗi cá
nhân con ngƣời, thị trƣờng lao động mới thực sự đúng với nghĩa của nó. Trải qua quá trình

phát triển, các đặc trƣng phân biệt thị trƣờng lao động với các thị trƣờng khác chủ yếu dựa
vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá sức lao động. Trong các nƣớc, dù thể chế chính trị- xã
hội và trình độ phát triển khác nhau nhƣng đặc trƣng của thị trƣờng lao động có những nét
tƣơng đồng đó là:
- Lao động không thể tách rời khỏi ngƣời cung ứng (ngƣời lao động), sức lao động là
một loại hàng hoá, khác với hàng hoá thông thƣờng mối quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời
bán kết thúc khi đã thoả thuận xong việc mua bán, quyền của ngƣời mua sẽ đƣợc thiết lập
khi đã thực hiện việc thanh toán, còn ngƣời bán không còn sở hữu hàng hoá của mình khi
đƣợc thanh toán. Nhƣng đối với hàng hoá sức lao động thì lúc này quan hệ lao động mới
bắt đầu đƣợc hình thành, ngƣời làm thuê không hoàn toàn tách biệt sức lao động của mình
mà phải tích cực chủ động trong quá trình khai thác và sử dụng sức lao động của mình để
tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ với số lƣợng, chất lƣợng ngày càng tốt hơn.
- Ngƣời lao động vẫn giữ quyền kiểm soát sức lao động, do vậy mối quan hệ lao động
là mối quan hệ lâu dài. Việc duy trì và phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp là cần thiết
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, ngƣời sử dụng lao động cần phải xây dựng
một chế độ đãi ngộ, khuyến khích, tạo động lực phù hợp với ngƣời lao động thông qua việc

9


thực hiện chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng và phúc lợi xã hội. . . là những công cụ hữu hiệu
góp phần duy trì và phát triển quá trình lao động.
- Chất lƣợng lao động của ngƣời lao động không đồng nhất. Chất lƣợng lao động ở
mỗi ngƣời lao động khác nhau về giới tính, tuổi tác, thể lực, trí lực và trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm làm việc, khả năng khéo léo, độc lập trong công việc, sức sáng tạo. . .do vậy
việc đánh giá chất lƣợng lao động của ngƣời lao động là công việc hết sức khó khăn cho
ngƣời tuyển dụng, bởi khả năng này nhiều khi chỉ đƣợc bộc lộ thông qua quá trình làm
việc.
- Lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa là yếu tố quyết định số lƣợng và
chất lƣợng của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, do vậy các chính sách về tuyển dụng, tiền

lƣợng, bảo hiểm. . .không chỉ ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một tổ chức
mà còn ảnh hƣởng đến các chính sách vĩ mô nhƣ giá cả, việc làm. . .
- Kết quả của quá trình lao động đƣợc phản ánh qua năng suất lao động của ngƣời lao
động, thông thƣờng năng suất lao động này luôn mang lại lợi ích hơn giá trị ban đầu của nó
(khoản tiền công đƣợc trả để ngƣời lao động làm việc) do vậy nó thƣờng đem lại lợi nhuận,
làm tăng thêm giá trị hàng hoá nên dễ phát sinh tình trạng bóc lột nên cần sự quản lý, điều
tiết của Nhà nƣớc.
1.1.1.3 Hàng hoá sức lao động và việc làm trên thị trường lao động
Khi tham gia thị trƣờng lao động, ngƣời lao động luôn mong muốn sẽ bán đƣợc hàng
và ngƣời sử dụng lao động luôn móng muốn sẽ mua đƣợc hàng. Hàng hoá ở đây chính là
sức lao động của ngƣời loa động và việc làm có trả công của ngƣời sử dụng lao động.
a) Sức lao động
Sức lao động của cá nhân ngƣời lao động, là tài sản gắn liền với ngƣời lao động, nó
chính là năng lực làm việc của ngƣời lao động bao gồm cả thể lực và trí lực. Đặc trƣng của
sức lao động:
- Sức lao động luôn tồn tại gắn liền với bản thân ngƣời lao động. Nó là loại hàng hoá
đặc biệt không thể nhìn thấy, sờ thấy, không thể mang ra đong đếm đƣợc nhƣng nó lại là
hàng hoá có giá trị nhất, chính vì vậy mà ngƣời ta không thể định tính hay định lƣợng đƣợc
trong việc xác định giá trị đích thực của nó. Tuy không nhìn thấy, nhƣng không vì thế mà
nó trừu tƣợng mà ngƣợc lại nó đƣợc biểu hiện ra ngoài hết sức cụ thể thông qua ngƣời lao
động cụ thể.
- Sức lao động không thể đem ra mua đứt, bán đoạn nhƣ các loại hàng hóa khác, nó
đƣợc thực hiện trong một thời gian dài và luôn có sự giàng buộc giữa ngƣời lao động và

10


DANH MC TI LIU THAM KHO
1. Lê Duy Đồng (2001), Lao động việc làm thời kỳ 1991-2000 và ph-ơng
h-ớng giai đoạn 2001-2010 , Tạp chí Lao động và Xã hội (Chuyên đế số

III/2001), 1-3.
2. Nguyễn Hữu Dũng (2000), Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ
CNH, HĐH đất nưỡc, Tạp chí Lao động và Công đoàn, (228).
3. Nguyễn Lê Minh (2000), Thị trường lao động và Hội chợ việc làm , Tạp
chí Lao động và Xã hội, (160), 24-25.
4. Đào Thị Hằng (2003), Vấn đế bảo vệ người lao động nữ trong Luật sửa
đổi, bổ sung một số Điếu ca BLLĐ, Tạp chí Luật học, (3), 30-34.
5. Hà Văn Chi (2000), Một số nét vế thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
theo Bộ luật lao động, Tạp chí Lao động và Xã hội (Số tháng 11/2000),
6. Phạm Thị Thu Hương (2004), Vấn đế việc làm-thất nghiệp ở khu vực
thành thị, Kinh tế và Dự báo (11/2004), 16-17.
7. Nguyễn Thị Phúc-Đức Tùng (2002), Qua thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện chính sách BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội, Tạp
chí Lao động và Xã hội (192).
8. Nguyễn Lê Minh (2002), Thị trường lao động trong nến kinh tế thị
trường, Tạp chí Lao động và Xã hội, (192).
9. Đăng Đình Hải-Nguyễn Ngọc Thụy (2005), Đẩy mạnh công tác dạy nghế
cho lao động nông thôn, Tạp chí Lao động và Xã hội (259)
10. Trương Giang Long (2002), Vấn đế phát triển nguồn nhân lực ở nưỡc ta
hiện nay, Tạp chí Cộng sản, (1), 53-58
11. Lưu Bình Nhướng (2003), Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp, (01), Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Chí (2003), Pháp luật hợp đồng lao động Việt nam thực
trạng và phát triển, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội

13. Nguyễn Thị Tú Uyên (2002), Tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của
luật lao động , Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

11



14. Nolwen HENAFF Jean-Yves MARTIN (2001), Lao động, việc làm và
nguồn nhân lực ở Việt nam 15 năm đổi mới, Nhà xuất bản Thế giới
15. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Viện thông tin khoa học
xã hội -1999), Thị tr-ờng lao động trong nền kinh tế thị tr-ờng, Hà nội1999.
16. Nguyễn Bá Ngọc-Trần Văn Hoan (2002), Toàn cầu hoá: Cơ hội và thách
thức đối với lao động Việt nam, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.
17. Trần Quang Hùng-Mạc Văn Tiến (1998), Đổi mới chính sách bảo hiểm xã
hội đối với ng-ời lao động, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
18. Phạm Quý Thọ (2003), Thị tr-ờng lao động Việt nam-Thực trạng các giải
pháp phát triển, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội.
19. Quốc hội (2001), Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung, Chính trị quốc gia,
Hà nội
20. Quốc hội (1994), Bộ luật lao động của n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt nam, Chính trị quốc gia, Hà nội.
21. Quốc hội (2002) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động,
Chính trị quốc gia, Hà nội
22. Chính ph (2004), Nghị định ca Chính ph số 113/2004/NĐ-CP ngày
16/4/2004 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm
pháp luật lao động
23. Chính ph (2002), Nghị định ca Chính ph số 114/2002/NĐ-CP ngày
31/12/2002 Quy định chi tiết và h-ớng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật lao động vế tiến lương.
24. Chính phủ (1995), Nghị định của Chính phủ số 41/CP ngày 6/7/1995
Quy định chi tiết và h-ớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao
động vế kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất
25. Chính ph (2003), Nghị định ca Chính ph số 33/2003/NĐ-CP ngày
02/02/2003 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày
6/7/1995 Quy định chi tiết và h-ớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
lao động vế kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.


12


26. Chính ph (2003), Nghị định ca Chính ph số 44/2003/NĐ-CP ngày
9/6/2003 Quy định chi tiết và h-ớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
lao động vế hợp đồng lao động.
27. Chính ph (2003), Nghị định ca Chính ph số 39/2003/NĐ-CP ngày
18/4/2003 Quy định chi tiết và h-ớng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật lao động vế việc làm.
28. Chính ph (2003), Nghị định ca Chính phủ số 03/2003/NĐ-CP ngày
15/1/2003 Về việc điều chỉnh tiền l-ơng, trợ cấp xã hội và đổi mới một
bưỡc cơ chế quản lý tiến lương.
29. Chính ph (1996), Nghị định ca Chính ph số 51/CP ngày 18/9/1996
quy định các doanh nghiệp không được đình công.
30. Chính ph (1994), Nghị định ca Chính ph số 196/CP ngày
31/12/1994 Quy định chi tiết và h-ớng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật lao động vế thoả ưỡc lao động tập thể.
31. Chính ph (2002), Nghị định ca Chính ph số 110/2002/NĐ-CP ngày
27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Bộ luật lao động vế an toàn lao động, vệ sinh lao động.
32. Chính ph (1995), Nghị định ca Chính ph số 12/CP ngày 26/1/1995
về việc ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội.
33. Chính ph (2002) Chiến lược toàn diện vế tăng trưởgn và xoá đói giảm
nghèo Th tưỡng chính phê duyệt tại văn bản số 2685/VPCP-QHQT ngày
21/5/2002, Hà nội
34. Chính phủ (2001), Quyết định của Thủ t-ớng Chính phủ số
143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ t-ớng Chính phủ phê duyệt
Ch-ơng trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm giai

đoạn 2001-2005.
35. Bộ lao động-Thương binh và Xã hội (2003) Báo cáo vế tình hình, kết
quả thực hiện ch-ơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc
làm năm 2002, phương hưỡng, mục tiêu, giải pháp năm 2003.

13


36. Bộ lao động-Thương binh và Xã hội (2005) Báo cáo vế tình hình, kết
quả thực hiện ch-ơng trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc
làm năm 2004, ph-ơng h-ớng, mục tiêu, giải pháp năm 2005.
37. Bộ lao động-Th-ơng binh và Xã hội (2000), Chiến l-ợc việc làm thời kỳ
2001-2010.
38. Tổng cục Thống kê (2002), Báo cáo số 30/TCTK-TH ngày 25/12/2002 về
tình hình kinh tế-xã hội năm 2002.
39. Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động.
40. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật lao động.
41. Tr-ờng đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Giáo trình Kinh tế Lao động./.

14



×