Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

VĂN HÓA XẾP HÀNG GIỮA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.63 KB, 2 trang )

VĂN HÓA XẾP HÀNG
Ở nước ta, cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường
khác là khá phổ biến, khiến nhiều người khó chịu. Đã có rất nhiều người lên án gay gắt hành vi này
nhưng có vẻ nhưng chen lấn, xen ngang vẫn tồn tại và trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.
Ở nước ngoài, việc phải xếp hàng mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các lĩnh vực là điều dĩ nhiên, không có gì
phải bàn cãi. Sau vụ thảm họa kép xẩy ra năm 2012 tại Nhật Bản, hẳn chúng ta ai cũng xúc động trước
hình ảnh những hàng người kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi đến lượt mình được nhận khẩu phần cứu trợ
trong thời khắc khó khăn và thiếu thốn nhất. Vì sao như vậy? Bởi họ tin tưởng, biết chắc chắn phần họ
mong đợi sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng. Họ có lòng tin vào việc xếp hàng.
Ai trong chúng ta đi qua thời bao cấp, đều đã quen với việc phải xếp hàng. Từ việc mua lương thực thực
phẩm, trở thành biên chế chính thức tại các cơ quan nhà nước, đến việc nhập hộ khẩu vào thành phố đều
phải xếp hàng tuần tự và theo tiêu chuẩn đặt ra. Thế tại sao bây giờ người Việt chúng ta không còn xếp
hàng nữa?
Nếu nói rằng: Do ý thức của người Việt Nam chúng ta kém, không kiên nhẫn xếp hàng e là chưa chính
xác. Tôi thấy người Việt Nam khi ra nước ngoài đều xếp hàng và kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình theo
trật tự của nước sở tại. Tôi cũng không ít lần chứng kiến người nước ngoài ở Việt Nam lái xe máy phóng
vèo vèo, vượt đèn đỏ, chen lấn còn khỏe hơn người Việt.
Tại một phòng khám bệnh, khi tất cả mọi người đang chờ đợi đến lượt mình được thăm khám thì bỗng
nhiên có một người khoác áo blus trắng, dẫn theo một người bệnh đi thẳng vào phòng khám khỏi cần phải
xếp hàng chờ gọi tên mặc cho nhiều con mắt ngỡ ngàng nhìn họ.
Có một nhân viên đang làm việc ở sở nọ than phiền rằng: Họ đã nhiều năm công tác theo hình thức ký
hợp đồng có thời hạn, làm việc hết mình và yên tâm chờ đợi sẽ đến lượt được vào biên chế chính thức
theo quy định. Nhưng đùng một cái, tiêu chuẩn “Công chức nhà nước” đã không đến được với họ mà tự
nhiên rơi vào một nhân viên mới vào chưa được bao lâu. Nghe nói người này cháu của “Chú Hai”. Đã và
đang còn rất nhiều trường hợp xen ngang chiếm chỗ tương tự như vậy xẩy ra.
Không thay đổi được, xã hội đành chấp nhận cho sự “xen ngang” tồn tại trong cuộc sống như một tất yếu.
Chen lấn thay thế cho xếp hàng và lâu dần tiến lên đến tầm “Chạy”. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện
tượng này? Rõ ràng có một phần do ý thức của một bộ phận dân chúng còn lạc hậu, nhưng có lẽ chủ yếu
do quản lý xã hội của chúng ta còn thiếu tính công khai, minh bạch. Thêm vào đó là nạn tham nhũng, nạn
“con ông cháu cha”…đã xói mòn và triệt tiêu sự công bằng của xã hội và cơ hội của mọi người. Điều đó
làm cho mọi người mất dần lòng tin. Và vì thế khiến cho việc xếp hàng gần như không tồn tại trong tư


duy người Việt nữa.
Vì vậy, việc xếp hàng trong xã hội không thể có được nếu chỉ kêu gọi thay đổi ý thức và nếp sống của
người dân mà quan trọng nhất là phải bắt đầu từ cách quản lý xã hội của thể chế. Phải minh bạch công
khai, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và chia đều cơ hội cho tất cả mọi người. Sự công bằng phải luôn được
thực thi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Nếu có được điều đó chắc chắn niềm tin sẽ trở lại với mọi
người và mọi người sẽ gương mẫu xếp hàng để xây dựng một nếp sống văn minh.
Việc kiên nhẫn và thoải mái khi xếp hàng của bất kỳ người Nhật Bản nào xuất phát từ bài học từ thủa mẫu giáo: Kỷ
luật tự giác, hợp tác và tôn trọng.
Ví dụ, không có gì ngạc nhiên khi trường mẫu giáo và cấp 1 ở Nhật Bản thường tổ chức các buổi biểu diễn với sự
tham gia của khoảng hơn 100 học sinh, chia thành 2 nhóm: Một nhóm chơi nhạc cụ và nhóm khác chỉ ngồi im lặng
và lắng nghe.


Trong khi nhóm học sinh trình diễn có thể học hỏi được cách phải bắt kịp với những người khác, phối hợp tạo ra
màn trình diễn hoàn hảo nhất thì nhóm “khán giá” luyện tập được tính kiên nhẫn và kiềm chế.
Với hiện trạng trưởng thành nhanh chóng như hiện nay, các thanh thiếu niên Nhật Bản bắt đầu tương tác với xã hội
nhiều hơn.
Và kể từ khi đa phần người dân Nhật Bản phải sống trong những thành phố bí bách, chật hẹp mọi người nhanh
chóng nhận ra rằng để lấy một thứ gì đó, họ sẽ phải đợi.
Khi Nhật Bản phải trải qua trận động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011, không hề xuất hiện nạn cướp bóc và
mất trộm.
Khi cơ hội để được lấy các loại hàng hóa cơ bản như trái cây và quần áo tại cửa hàng địa phương đến, bất kỳ ai cũng
cảm động trước cảnh đám đông những người dân Nhật Bản vẫn xếp hàng nghiêm túc và chỉ có 1 hàng duy nhất.



×