Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TÔ VĂN PHƯƠNG

KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI VÙNG
BIỂN VEN BỜ HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
Ngành đào ta ̣o: Kỹ thuâ ̣t khai thác thủy sản
Mã ngành: 62620304

TÓM TẮT LUẬN ÁN

KHÁNH HÒA - 2016


Công trın
̀ h này đươ ̣c hoàn thành ta ̣i Trường Đa ̣i ho ̣c Nha Trang

Người hướng dẫn khoa ho ̣c: 1. TS. Trầ n Đức Phú
2. TS. Phan Tro ̣ng Huyế n

Phản biêṇ 1: TS. Hồ Thọ
Phản biêṇ 2: TS. Nguyễn Duy Chỉnh
Phản biêṇ 3: TS. Thái Văn Ngạn

KHÁNH HÒA - 2016
2


TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


Đề tài luận án: Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.

Ngành: Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số: 62620304

Nghiên cứu sinh: Tô Văn Phương
Khóa:

2012

Người hướng dẫn: 1. TS. Trần Đức Phú

2. TS. Phan Trọng Huyến

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang
Nội dung:

- Luận án tổng hợp và phân tích rõ nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật

thiết đến đề tài, làm cơ sở trın
̀ h bày lý luận và nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy
sản. Đưa ra phương pháp và mô hình tính toán các giá trị khai thác hợp lý NLTS.

- Luận án đánh giá thực trạng hoạt động khai thác, đánh giá thực trạng về cấu trúc ngư

cụ, ngư trường, mùa vụ và kích thước một số loài khai thác chính tại vùng biển ven bờ
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tìm ra giá trị sản lượng và cường lực khai thác hợp

lý cho từng nghề khai thác (MSY, fMSY), giá trị ước tính trữ lượng nguồn lợi và các giá

tri ̣sản lươ ̣ng và cường lư ̣c khai thác tố i ưu.

- Đề tài luận án đánh giá tính hợp lý về: sản lượng, cường lực khai thác từng nghề khai

thác (MSY, fMSY), cấu trúc ngư cụ, ngư trường, mùa vụ và kích thước một số loài khai
thác chính tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

- Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn để khai thác hợp
lý NLTS vùng biển nghiên cứu, làm cơ sở nhân rộng ra các vùng biển ven bờ khác của
nghề cá Việt Nam.

Người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

3


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

Tiếng Việt

1. Tô Văn Phương. 2013. Qúa tải cường lực nghề cá qui mô nhỏ ở Việt Nam. Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Số 02/2013: (56-62).

2. Tô Văn Phương, Phan Trọng Huyến và Trần Đức Phú. 2014. Khai thác hợp lý

nguồn lợi thủy sản. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Số 4/2014: (5965).

3. Tô Văn Phương. 2015. Kết quả nghiên cứu thực trạng nghề khai thác thủy sản

ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy
sản, Số 1/2015: (49-57).

4. Nguyễn Trọng Lương, Trần Đức Phú và Tô Văn Phương. 2015. Giải pháp bảo
vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam, Số 2/2015.
Tiếng Anh

5. To Van Phuong and Tran Duc Phu. 2013. Managing Overcapacity of Small –
scale fisheries in Vietnam. Fish for the People Journal. Volume 11 number
2:2013 (32 – 41).

6. To Van Phuong, Phan Trong Huyen and Kari S Fridriksson. 2016. Estimating
the Maximum Sustainable Yield for Coastal Fisheries: A Case in Nui Thanh

District, Quang Nam Province, Viet Nam. Journal of fish for the people. Vol.14
number 01:2016

4


MỞ ĐẦU

Nghề khai thác ven bờ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng về nguồn sinh kế và

thu nhập của hàng triệu người ven biển. Vùng biển ven bờ đang bị khai thác quá mức
do khai thác bất hợp lý, nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Tính đến năm 2014,

có khoảng 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ
công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây ra sức ép lớn lên nguồn lợi nơi đây

[44, 51, 78].

Vùng biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam không phải là ngoại lệ với 85%

số lượng tàu thuyền trong tổng số 1.527 chiếc của huyện này có công suất dưới 90CV

hoạt động chủ yếu ở ven bờ với nhiều ngư cụ bất hợp pháp (ví dụ: sử dụng kích thước

mắt lưới nhỏ, ngư cụ cấm...) [44]. Đặc biệt, bên cạnh 871 tàu có công khai thác vùng
biển ven bờ, trong đó có 142 tàu lưới Kéo dưới 45CV hoạt động (chiếm 38,5% trong

tổng số 369 tàu lưới kéo toàn tỉnh), kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt không có chọn

lọc và gần như hoạt động quanh năm khu vực ven bờ nên đã tàn phá ngư trường và

nguồn lợi, thậm chí còn phá hủy môi trường sinh thái rạn san hô, thảm cỏ, rong biển. Hê ̣
quả là làm mất nơi sinh cư, tận diệt các loài thủy sản. Bên cạnh đó, nghề lưới Kéo còn
gây xung đột, cạnh tranh ngư trường khai thác với tàu thuyền nghề khác như nghề câu
vàng đáy, lưới rê. Dẫn đến thu hẹp ngư trường hoạt động của các nghề này, ảnh hưởng

đến an sinh xã hội cho cộng đồng ngư dân, đặc biệt là các hộ ngư dân nghèo khai thác
ven bờ.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê trong khoảng 10 năm trở lại đây, rất khó có thể

thấy được các đàn cá Chim, cá Sủ, cá Thiều trên địa bàn huyện. Các đàn cá Hồng, cá
Song không còn thấy xuất hiện nữa mà chỉ nhiều cá tạp, cá không rõ nguồn gốc [45].
Đă ̣c biêṭ ở nghề cá Núi Thành, từ trước đế n nay chưa có công trı̀nh nghiên cứu nào về

khai thác hơ ̣p lý NLTS, chưa có mô hın

̣
̀ h tın
́ h toán nào liên quan đưa ra các giá tri tham
chiế u, phu ̣c vu ̣ cho đánh giá thực tra ̣ng nghề cá, lâ ̣p kế hoa ̣ch quản lý khai thác hơ ̣p lý
NLTS trong vùng biể n.

Chính vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp mang tính đột phá nhằm khai

thác hợp lý nguồn lợi thủy sản (NLTS) vùng biển ven bờ trong cả nước nói chung và
vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đó chính là lý do Nghiên

cứu sinh (NCS) chọn thực hiện đề tài Luận án tiến sĩ của mình, tên đề tài: “Khai thác
hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”.
5


1.1.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
1.1.1.1.

Vị trí địa lý

Núi Thành là một trong sáu huyện thị và nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam.

Phía bắc giáp Tam Kỳ, phía nam giáp huyện Bình Sơn, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng


Ngãi, phía tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có bờ biển
trải dài 37 km với nhiều làng chài như Biển Rạng, Tam Hải, Tam Tiến [31, 41].
1.1.1.2.

Diện tích

Huyện Núi Thành có diện tích đất là 533,03 km2. Trong đó đất dành cho sản xuất

nông nghiệp là 110,048 km² chiếm 21% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất quân sự

chiếm diện tích khá lớn so với các địa phương khác do có sự hiện diện của căn cứ Chu
Lai có sân bay Chu Lai với diện tích hơn 40 km² chiếm gần 10% diện tích tự nhiên của
huyện, còn lại là rừng núi [40].
1.1.1.3.

Địa hình

Địa hình Núi Thành có độ nghiêng lớn từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể chia

làm 3 dạng như sau: Dạng địa hình trung du và miền núi; địa hình đồng bằng; địa hình

ven biển. Vùng hạ lưu có nhiều đầm phá thuận lợi cho phát triển nghề cá. Ngoài ra, vùng

này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam
Tiến, Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Mang, Hòn Dứa, Bàn Than... [40, 41].
1.1.1.4.

Sông ngòi


Hệ thống sông ngòi chảy qua huyện gồm sông Tam Kỳ, sông Trường Giang, sông

Ba Túc, sông An Tân, sông Trâu... Các con sông này đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây

Bắc chảy về phía Đông đổ ra biển qua cửa An Hòa và cửa Lở, qua đây hình thành nên
khu vực cửa biển rộng là nơi neo đậu tàu thuyền, khu tránh trú bão.
1.1.1.5.

Đặc điểm khí tượng thủy văn

Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25,7oc, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, trong

khi từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau nhiệt độ thấp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới

điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh

miền Bắc. Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện. Bão
thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt [40, 43].
1.1.2. Tổng quan nghề cá huyện Núi Thành
1.1.2.1.

Giới thiệu khái quát nghề cá huyện Núi Thành

1. Lao động nghề cá

6


Dân số toàn huyện có khoảng 140.000 người. Số người trong cơ cấu độ tuổi lao


động có khoảng 73.000 người (chiếm 52%) [39, 42]. Trong đó, lao động Nông – Lâm –
Thủy sản chiếm 58,2%. Năm 2013, tổng lao động làm nghề cá là 17.545 [23], trong đó:
Khai thác thủy sản: 9.410 người, chiếm 53,63%, Nuôi trồng thủy sản: 6.250 người,
chiếm 35,62%, Chế biến và dịch vụ thủy sản: 1.885 người, chiếm 10,75%.
2. Tình hình phát triển kinh tế thủy sản qua các năm

Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh về các giá trị sản xuất thủy sản đều có xu

hướng tăng mạnh, giá trị dịch vụ thủy sản có xu hướng ngược lại. Giá trị sản xuất thủy
sản chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng toàn ngành kinh tế và chiếm gần 2/3 tỷ trọng nông – lâm
– thủy sản của toàn huyện Núi Thành trong chuỗi thời gian này.
1.1.2.2.

Tổng quan nghề khai thác thủy sản huyện Núi Thành

Tàu thuyền và sản lượng khai thác thủy sản ở huyện Núi Thành được thống kê

tại Bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2: Thống kê năng lực tàu thuyền, sản lượng giai đoạn 2003 ÷ 2013

Năm

Sản lượng
(tấn)

Số lượng tàu thuyền (ĐVT: tàu)

Tổng


Tàu gắn máy

Thuyền thủ công

1.447

1.007

440

1.547

1.127

2003

17.000

1.415

2005

18.850

1.470

2004

18.700


2006

19.840

2007

21.300

2008

23.479

2009

24.000

2010

26.840

2011

28.780

2012
2013

34.000
34.750


Nguồn: [22, 23]

1.1.2.3.

2.444
2.445
2.445
2.445
2.492
2.437
2.437

975

1.035
1.467
1.480
1.498
1.519
1.544
1.578
1.527

440
435
420
977
965
947
916

948
859
910

Tổng công
suất (CV)
29.305
35.000
40.327
47.950
48.200
51.300
52.250
64.000
94.859

103.151
113.151

Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

Dịch vụ hậu cần nghề cá từ sản xuất nước đá, đóng mới/sửa chữa tàu thuyền, thu

mua sản phẩm hay các nhu yếu phẩm cần thiết... khá nhiều, tập trung chủ yếu ở các xã
có hoạt động nghề cá phát triển mạnh (Tam Quang, Tam Hải), đây là nguồn lực giúp
nghề cá địa phương phát triển mạnh.

7



1.1.2.4.

Lực lượng quản lý nghề cá huyện Núi Thành

Công tác quản lý dư ̣a trên các lực lươ ̣ng quản lý sau: Chi cục Khai thác và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành, Bộ đội biên phòng.
1.1.3. Đặc điểm tự nhiên vùng biển ven bờ huyện Núi Thành
1.1.3.1.

Phạm vi vùng biển ven bờ huyện Núi Thành

Đươ ̣c xác đinh
̣ theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Thủ tướng
Chính phủ, vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản theo thứ
tự: vùng biển ven bờ, vùng lộng và vùng khơi [33].
1.1.3.2.

Đặc điểm địa hình, chất đáy

Địa hình đáy biển có độ dốc lớn, gần bờ có nhiều bãi rạn san hô và gò rạn. Nền

đáy biển từ độ sâu 50m nước trở vào bờ chủ yếu là cát và cát sỏi; trên 50m trở ra chủ
yếu là cát pha vỏ sò. Địa hình chất đáy vùng biển ven bờ có sự khác nhau khá lớn theo
hướng Bắc Nam [26 - 29].
1.1.3.3.

Đặc điểm các hệ sinh thái vùng biển ven bờ

a. Phân bố rạn san hô


Rạn san hô phát triển mạnh ở khu vực Bàn Than – An Hòa (xã Tam Hải và Tam

Quang huyện Núi Thành). Có hơn 130 loài san hô với 2 kiểu rạn san hô chính là rạn
riềm ven đảo và rạn nền trên các bãi cạn, đồi ngầm, thuộc nhóm rạn hở [27, 29].
b. Cỏ biển

Có 8 loài cỏ biển, phân bố thành các thảm cỏ với diện tích khoảng 1.000 ha. Khu

vực An Hoà, cỏ biển phân bố đến hơn 600 hecta, thuộc địa bàn các xã Tam Giang, Tam

Hải, Tam Quang. Thảm có biển là nơi có tài nguyên nguồn lợi thủy sản khá đa dạng,
nơi cư ngụ các loài tôm, cá, cua, ghẹ, hàu, ốc [27].
c. Rong biển

Vùng biển ven bờ huyện Núi Thành đã xác định được 41 loài rong biển (25 giống,

15 họ, 3 ngành). Rong biển chủ yếu sống trú bám trên các rạn san hô, tập trung chủ yếu

ở vùng biển ven bờ của các xã Tam Hải, Tam Quang và Tam Giang. Các loài chủ yếu
như rong Sargassum, rong vôi, rong câu chân vịt,… [27].
1.1.3.4.

Hiện trạng nguồn lợi thủy sản vùng biển nghiên cứu

Vùng biển ven bờ mũi Bàn Than đã xác định được 137 loài thuộc 12 bộ và 38 họ

cá rạn san hô. Có 2 trong 4 loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao phân bố ở vùng biển miền

Trung, đó là tôm Hùm Đỏ và tôm Hùm Sỏi (Parulinus longipes, P. Stimpsoni). Chúng
phân bố ở phần thềm ngoài của rạn Đông Bắc Hòn Dứa [28].

8


1.2.

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản được hiểu là ta sử dụng quy mô ngư cụ phù

hợp để khai thác sản lượng hợp lý mà không làm ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản, sinh

trưởng và bổ sung (recruitment) NLTS trong tương lai [59, 60]. Có nhiều công trình đưa

ra kết quả nghiên cứu về cường lực khai thác hợp lý (được hiểu là cường lực khai thác
sản lượng bền vững tối đa) và sản lượng khai thác hợp lý (sản lượng bền vững tối đa) ở
nhiều nghề cá khác nhau trên thế giới.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đưa ra các bước tính toán, xác định giá trị sản

lượng và cường lực khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, một số công trình
nghiên cứu sử dụng các mô hình tính toán không phù hợp với nghề cá đa loài, đa ngư
cụ như ở Việt Nam. Cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các phương pháp tính toán đơn
giản hơn để phù hợp với đặc trưng nghề cá ven bờ Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu về giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, cu ̣

thể như: chương trình mua lại tàu, quy định kiểm soát đơn, kiểm soát kép, chính sách


tăng trưởng không, tăng trưởng âm, quy định về thời gian khai thác, phân vùng khai

thác, mô hình rạn nhân tạo, hay quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng…đã góp phần quan

trọng vào việc giảm cường lực khai thác hướng đến cường lực khai thác sản lượng bền
vững tối đa, đồng thời giúp bù đắp nguồn lợi vốn đang cạn kiệt.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Công trình nghiên cứu về sản lượng khai thác hợp lý (bền vững tối đa) trong nước

đã bước đầu đạt được kết quả nhất định, khi sử dụng chuỗi dữ liệu đầu vào (sản lượng

và cường lực) – vốn là hai yếu tố chính và dễ dàng thu thập được ở nghề cá đa loài, đa
ngư cụ như ở Việt Nam vào các mô hình tính toán giá trị sản xuất thặng dư.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI
2.1.

THỦY SẢN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS

2.1.1. Thế nào là khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản

Khai thác hợp lý được hiểu là ta sử dụng quy mô ngư cụ phù hợp để khai thác

một sản lượng hoặc trọng lượng hợp lý mà không làm ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản
(spawning), sinh trưởng (growth) và bổ sung (recruitment) trong tương lai [59].

Để nghề cá được khai thác hợp lý thì trữ lượng sinh khối cần ở trạng thái cân


bằng; nghĩa là tốc độ tăng trưởng sinh khối trữ lượng bằng với việc khai thác một sản
9


lượng và từ đó xác định được sản lượng hợp lý và cường lực khai thác được sản lượng
đó [100].

Trong đó:

=

=



= 0  G(x) = y

(1)

là sự thay đổi tức thời của trữ lượng theo thời gian

G(x) là tăng trưởng sinh khối, là hàm của sinh khối

y là sản lượng khai thác, được biểu diễn bằng công thức:
y = Y(f, x) => y = q.f.x

(2)

Trong đó: q là hệ số đánh bắt, f là cường lực khai thác và x là qui mô trữ lượng.


2.1.2. Nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản

Hợp lý về sản lượng khai thác: Hợp lý về tổng sản lượng khai thác, tỷ lệ sản lượng
giữa các chủng loài, sản lượng khai thác về độ tuổi, kích thước các loài thủy sản, thời
gian, mùa vụ khai thác và về không gian (khu vực sinh sản).

Hợp lý về cường lực khai thác: Sử dụng tổng cường lực hợp lý, mật độ hoạt động đội
tàu theo không gian, thời gian hoạt động, về chủng loại, cấu trúc ngư cụ
2.2. MÔ HÌNH TÍNH TOÁN KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS

2.2.1. Hàm tăng trưởng trữ lượng nguồn lợi

Hàm tăng trưởng trữ lượng được thể hiện qua công thức:

x  G( x)  y

Trong đó:

x là sự thay đổi tức thời về trữ lượng;

(1)

y là sản lượng khai thác, là hàm số của 2 biến số, cụ thể: cường lực khai thác (f) và trữ
lượng cá (x).

2.2.2. Mô hình Schafer

Mô hı̀nh đươ ̣c trı̀nh bày qua công thức: Y = a.f + b.f2 (11)


Từ biểu thức (11), giá trị MSY và fMSY được xác định cụ thể:
f MSY

a
a
và MSY 

4b
2b

2

(12)

2.3. GIẢI PHÁP NỀN TẢNG GIÚP KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS

Bảng 2.1: Phương pháp quản lý, giải pháp ngăn cản, điều chỉnh động cơ khai thác






Công cụ ngăn cản động cơ
Công cụ điều chỉnh động cơ
Hạn chế vào ngư trường khai thác;
 Hạn ngạch chuyển nhượng cá nhân
(ITQs)
Chương trình mua lại tàu;
 Thuế và phí thuê tài nguyên;

Hạn chế tàu thuyền và ngư cụ;
Hạn ngạch cường lực cá nhân (hạn ngạch  Quyền khai thác theo nhóm (bao gồm
hạn ngạch phát triển cộng đồng
chung);
10


(CDQs) và quản lý dựa vào cộng đồng
 Hạn chế sản lượng theo tàu không chuyển
khác;
nhượng
 Hạn ngạch nỗ lực/sản lượng cá nhân  Quyền sử dụng lãnh thổ (TURFs)
(IEQs)
Nguồn: [60]

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

Nghiên cứu trọng tâm vào thực trạng nghề khai thác, ước tính được cường lực và

sản lượng hợp lý cho toàn vùng biển. Đề xuất giải pháp khả thi cho khai thác thủy sản
hướng đến phát triển bền vùng nghề cá.
3.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Công trình nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính, cụ thể: i) Thực trạng


khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ huyện Núi Thành; ii) Đánh giá tính hợp lý của khai

thác nguồn lợi vùng biển Núi Thành; iii) Đề xuất giải pháp, mô hình quản lý nhằm khai
thác hợp lý NLTS.
3.3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

Hoa ̣t đô ̣ng khai thác thủy sản ta ̣i vùng biể n ven bờ huyê ̣n Núi Thành thời gian

từ 2012 - 2015.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: gồ m nghiên cứu tài liệu và số liệu thống kê sẵn có.

Thu thập số liệu sơ cấp: qua thực điạ trên biể n, bế n cá và phiế u khảo sát ngư dân

3.3.3. Phương pháp chọn cỡ mẫu và thu mẫu ngẫu nhiên

Từ số liệu thống kê đạt được sau quá trình phân tích, trích lọc và xử lý số liệu
thống kê, chúng tôi xác định được nhóm tàu thuyền thực tế khai thác ở vùng biển ven
bờ để làm căn cứ xác định số lượng tàu thuyền khai thác cần nghiên cứu và đánh giá.

Bảng 3.2: Thống kê tàu thuyền theo nghề dải công suất, địa phương
Tỉnh Quảng Nam
Địa
Huyện Núi Thành
Tỉnh

Huyện
Tổng
phương
khác
Tam
Tam Tam Tam Xã
TT Nghề
khác
Hải Quang Tiến Hòa khác
Công suất
(CV)
<20
153
50
11
50
58
0
0
322
1

20-45
4
5
2
6
4
0
0

21
11


Kéo

2
3

Câu
Lặn

4
5

Mành

6

Vây

Tổng

<20
20 - 400
<20
20-45
<20
20-45
<20

20 - 45
<20
20-45

16
0
14
2
125
0
8
1
0
6
329

1
7
19
61
2
0
0
0
0
20
165

1
88

19
1
0
0
41
10
0
21
194

2
26
2
0
10
0
0
0
0
1
97

1
0
0
0
0
0
0
0

0
1
64

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
22
0
0
0
0
0
0
0
0
22

21
143

54
64
137
0
49
11
0
49
871

3.3.4. Phương pháp điều tra kích thước sản phẩm khai thác

Chúng tôi thực hiện 4 đợt khảo sát vào các tháng 01, 05, 08, 10/2014 để xác định

kích thước, thành phần sản phẩm khai thác.

3.3.5. Phương pháp xác định sản lượng khai thác

Theo hướng dẫn của FAO [58], tổng sản lượng khai thác được ước tính theo các

yế u tố chın
́ h gồ m: Năng suất khai thác, hê ̣ số khai thác BAC, sản lượng khai thác của
từng nghề, tổng sản lượng khai thác của toàn vùng biển...

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ
HUYỆN NÚI THÀNH

4.1.1. Thực trạng tàu thuyền hoạt động ven bờ huyện Núi Thành


4.1.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác ven bờ giai đoạn 2011 – 2014
Cơ cấu tàu thuyền từ năm 2011 – 2014 được trình bày qua Bảng dưới đây:
Bảng 4.1: Tàu thuyền khai thác ven bờ huyện Núi Thành qua các năm

TT Nghề khai thác
1
2
3
4
5
6

Nghề lưới Rê
Nghề lưới Kéo
Nghề Câu
Nghề Mành
Nghề Lặn
Nghề Vây
Tổng

Năm (ĐVT: tàu thuyề n)

2011

2012

240
75
100

45
119
45
624

275
100
101
51
131
49
707

12

2013
330
157
110
60
134
49
840

2014
343
164
118
60
137

49
871


4.1.2. Thực trạng về cấu trúc ngư cụ

Bảng 4.6: Thống kê tình trạng kích thước ngư cụ khai thác

TT

Ngư cụ

1
-

Nghề lưới Rê
Lưới rê cá chuồn
Lưới rê cá đáy

-

Lưới rê ba lớp

2

Lưới Kéo:

Lưới Kéo cá:
- Tàu dưới 90CV
- Từ 90 ÷ 150CV


-

3
4
-

Lưới Kéo tôm:
- Tàu dưới 45CV
- Trên 45CV
Lưới Mành:
Cá Cơm, cá Nục
Tôm nhí
Lưới Vây:
Cá cơm

-

Cá nục, cá khác

-

Kích thước mắt lưới tối thiểu ở
bộ phận giữ cá (mm)
Quy
Tỷ lệ vi
Thực tế
định
phạm


20 ÷ 25
100 ÷ 150
48 ÷ 50
Lớp ngoài:
200 ÷ 300
Lớp trong:
15÷30
50-100

Sử dụng kết hợp ánh sáng (W)
Thực tế

Quy
định

Tỷ lệ vi
phạm

68,75

18 ÷ 20
18 ÷ 20

28
34 ÷
40

16 ÷ 18
18 ÷ 20


20
30

100

4÷7
4÷6

10÷18
10÷18

100
100

1000

500

100

4÷8
10-12 ở
tùng
17,5 ÷ 20

10

100

1000 ÷ 2000 500


100

18

100

1000 ÷ 2000 500

100

100

4.1.3. Ngư trường khai thác

Ngư trường của nghề khai thác tại khu vực nghiên cứu thể hiện tại bảng 4.7:
Bảng 4.7: Khu vực hoạt động nghề khai thác ven bờ địa phương nghiên cứu

TT Nghề khai thác

Cách bờ
(hải lý)

1

Nghề lưới Rê

1 ÷ 4/9

3


Nghề Câu

3 ÷ 15

Nghề lặn

0,5 ÷ 3

2
4
5
6

Nghề lưới Kéo

Nghề mành
Nghề Vây

1÷5

1÷7
5 ÷ 15

Khu vực khai thác chủ yếu

Xã Tam Tiến đến mũi Bàn Than (xã Tam Hải)
Từ bờ ra đến hòn Ông (khoảng 9 hải lý)
Tam Tiến, Mũi Bàn Than, Biển Rạng
Tam Tiến trở ra gần Hòn Ông, đến giáp ranh Bình

Thuận (Bình Sơn – Quảng Ngãi)
Mũi Bàn Than, hòn Dứa (Tam Hải), Biển Rạng
(Tam Quang)
Dọc ven biển huyện Núi Thành
Dọc ven biển huyện Núi Thành
13


Bảng 4.8. So sánh năng suất khai thác giữa khu vực nghiên cứu và phạm vi cả nước
TT Khu vực khai thác
1
2
3
4

Vùng biển ven bờ Núi Thành
Vùng bờ theo qui hoạch đến
năm 2020, tầm nhìn 2030
Sản lượng ven bờ Núi Thành
Sản lượng vùng bờ theo qui
hoạch đến năm 2020, tầm nhìn
2030

896

Số lượng Sản
tàu thuyền lượng
(chiếc)
(tấn)
871


896

7.545

Diện tích
(km2)
183.440

95.000

183.440

Mật độ
1,0 km2/tàu

1,93 km2/tàu

8,42 tấn/km2

800.000 4,36 tấn/km2

4.1.4. Thực trạng về thời gian hoạt động khai thác của đội tàu

Từ số ngày tiềm năng và hệ số hoạt động tàu (BAC), kết quả số ngày tàu hoạt
động thực tế trong năm được thể hiện ở bảng 4.11 dưới đây:
Bảng 4.11: Số ngày hoạt động thực tế của các nghề khai thác (ĐVT: ngày)
TT Nghề khai thác
1
2

3
4
5
6

Lưới Rê
Lưới Kéo
Câu
Lưới Mành
Lặn
Lưới Vây

1
10
5
6
9
6
9

2
9
7
8
7
12
11

4.1.5. Năng suất khai thác


3
16
27
17
21
28
19

4
17
24
20
21
24
17

Tháng trong năm
5
6
7
8
21 20 18 23
25 26 25 24
20 19 20 20
22 20 19 19
27 28 29 18
21 18 22 16

9
15

17
20
8
17
13

10
13
14
18
11
10
10

11
12
12
12
9
8
10

12
15
11
15
13
6
13


Tổng
188
216
194
181
213
178

Nghiên cứu cho thấy, năng suất khai thác (CPUE – Sản lượng khai thác trên 1
đơn vị cường lực khai thác) của các nghề hoạt động tại vùng biển ven bờ huyện Núi
Thành giảm dần theo thời gian, cụ thể tại Bảng 4.12:
Bảng 4.12: Năng suất khai thác của các nghề khai thác (kg/ngày tàu)
Năm
TT
Nghề khai thác
2011
2012
2013
2014
1
Nghề lưới Rê
48,16
44,04
37,20
31,03
2
Nghề lưới Kéo
208,82
163,97
137,06

119,12
3
Nghề Câu
40,07
30,05
24,04
20,03
4
Nghề lưới Mành
78,86
56,33
45,34
39,43
5
Nghề Lặn
25,48
19,11
15,29
12,74
6
Nghề lưới Vây
70,67
58,20
49,89
41,57
Trung bình
78,68
61,95
51,47
43,99

Tỷ lệ giảm các năm so với
21
35
44
năm 2011 (%)
14


4.1.6. Sản lượng khai thác

Sản lượng khai thác theo nghề hoạt động, cụ thể tại Bảng 4.13 dưới đây:
Bảng 4.13: Sản lượng của các nghề khai thác ven bờ Núi Thành (tấn)

TT
1
2
3
4
5
6

Nghề khai thác

Nghề lưới Rê
Nghề lưới Kéo
Nghề Câu
Nghề Mành
Nghề Lặn
Nghề Vây
Tổng


2011
2.140
4.067
759
621
611
556
8.754

Năm
2012
2013
2.242
2.273
3.362
4.412
575
501
503
476
505
413
498
427
7.684
8.501

2014
1.970

4.005
448
414
352
356
7.545

Bảng 4.13 cho thấy: sản lượng nghề lưới Kéo chiếm tỷ trọng cao nhất (53%), kế
đến là nghề lưới Rê chiếm khoảng 26%. Các nghề khai thác khác chiểm tỷ trọng nhỏ và
tương đương nhau.

4.1.7. Đánh giá thực trạng của từng nghề khai thác
4.1.7.1.

Nghề lưới Rê

Sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Rê đươ ̣c tı́nh toán lầ n lươ ̣t

là: 279 tàu và 2.209 tấ n. Từ giá trị ước lượng trên, số lượng tàu thuyền nghề lưới Rê cần
phải giảm là 64 tàu thuyền để đạt cường lực hợp lý.
4.1.7.2.

Nghề lưới Kéo

Sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Kéo đươ ̣c tı́nh toán lầ n
lươ ̣t là: 146 tàu và 4.217 tấ n. Từ giá trị ước lượng trên, số lượng tàu thuyền nghề lưới
Kéo cần phải giảm là 18 tàu thuyền để đạt cường lực hợp lý.
4.1.7.3.

Nghề Câu


Sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Câu đươ ̣c tı́nh toán lầ n
lươ ̣t là: 69 tàu và 831 tấ n. Từ giá trị ước lượng trên, số lượng tàu thuyền nghề Câu cần
phải giảm là 49 tàu thuyền để đạt cường lực hợp lý.
4.1.7.4.

Nghề lưới Mành

Sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Mành đươ ̣c tı́nh toán lầ n

lươ ̣t là: 39 tàu và 609 tấ n. Từ giá trị ước lượng trên, có thể thấy số lượng tàu thuyền
nghề lưới Mành cần phải giảm là 21 tàu thuyền để đạt cường lực hợp lý.
4.1.7.5.

Nghề Lặn

Sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của nghề Lă ̣n đươ ̣c tı́nh toán lầ n lươ ̣t là:

78 tàu và 853 tấ n. Từ giá trị ước lượng trên, có thể thấy số lượng tàu thuyền nghề Lặn
cần phải giảm là 59 tàu thuyền để đạt cường lực hợp lý.
15


4.1.7.6.

Nghề lưới Vây

Sản lượng và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Vây đươ ̣c tı́nh toán lầ n
lươ ̣t là: 29 tàu và 780 tấ n. Từ giá trị ước lượng trên, số lượng tàu thuyền nghề lưới Vây
cần phải giảm là 20 tàu thuyền để đạt cường lực hợp lý.

4.1.8. Đánh giá thực trạng heo loài khai thác

Sản lượng khai thác hợp lý cho từng loài thủy sản khai thác chính. Kết quả được

tổng hợp tại Bảng 4.27.
TT

Bảng 4.27: Sản lượng khai thác hợp lý các loài thủy sản vùng biển nghiên cứu

Tỷ lệ tổng sản
Ước lượng sản
lượng đánh bắt (%) lượng hợp lý (tấn)

Nhóm nguồ n lơ ̣i

1

Nhóm cá nổ i

2

Nhóm cá tầ ng đáy
Tổng sản lượng khai thác hợp lý (MSY)

43

57

100%


4.1.9. Tính toán giá trị trữ lượng nguồn lợi ven bờ huyện Núi Thành

4.085

5.415

9.500

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng sản lượng và cường lực khai thác ở vùng biển

ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Trữ lượng tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành được ước lượng theo Mô hình

tăng trưởng Logistic Schaefer có giá trị lớn nhất là: 17.510 tấn, với giá trị trữ lượng tại

sản lượng bền vững tối đa là 8.755 tấn tương ứng với cường lực khai thác là khoảng 700
tàu thuyền.

MEY

Khai thác
tối ưu

fMEY

Hình 4.21: Mô hình biến động doanh thu và chi phí theo cường lực khai thác
Hình 4.21 cho thấy, cường lực khai thác tối ưu (optimal fishing effort) ở mức 518

tàu tương lực với sản lượng khai thác (optimal catch) là 7.146 tấn và lợi nhuận tối đa

(maximize profit) là 155.406 triệu đồng.

16


4.1.10. Thực trạng kích thước các loài thủy sản chính (cu ̣ thể ta ̣i mu ̣c 4.2.5)
4.1.11. Thực trạng hoạt động khác ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản

Nghiên cứu cho thấy, bên cạnh tình hình vi phạm về sử dụng chất nổ, đèn cao áp,

lưới kéo (giã cào) khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ, khai thác tôm hùm trong thời

gian cấm, sử dụng xung điện để khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Núi
Thành có diễn biến ngày càng phức tạp.

Bên cạnh đó, rong mơ tập trung nhiều ở vùng biển nơi đây (đặc biệt là khu vực

mũi Bàn Than, xã Tam Hải). Rong mơ là giống tảo lớn có vai trò quan trọng trong việc

điều hòa hệ sinh thái môi trường biển, là ngôi nhà của nhiều loài cá, giáp xác, thân mềm
và loài thuỷ sinh khác, trong đó phải kể đến một số loài có giá trị kinh tế quan trọng như
hải sâm, cua, cá chình, cá mú, cá hồng…

4.1.12. Thực trạng nguồn lợi thủy sản tại khu vực rạn san hô huyện Núi Thành

Kết quả nghiên cứu của công trình “Nghiên cứu xây dựng mô hình chà – rạn nhân

tạo nhằm khai thác bền vững và tái tạo nguồn lợi ven bờ tỉnh Quảng Nam” [29] cho
thấy: Các loài sinh vật có giá trị trên rạn san hô còn lại không nhiều và nhiều loài trong


số chúng đã bị khai thác cạn kiệt. Các loài cá rạn như cá mú, cá hồng, cá hè, cá kẽm
hiếm gặp. Các loài động vật không xương sống có giá trị như tôm hùm, trai tai tượng,
ốc đụn, trai ngọc, bào ngư, hải sâm, ốc tù và… hầu như khan hiếm.

4.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
4.2.1. Sản lượng và cường lực khai thác

Cường lực khai thác bất hợp lý là 231 tàu. Sản lượng khai thác hiện nay đang ở

mức thấp hơn nhiều so với sản lượng hợp lý (bền vững tối đa) khoảng 2.000 tấn.
4.2.2. Ngư trường khai thác

- Nghề khai thác có tính xâm hại môi trường đáy biển thường khai thác khu vực

gần bờ. Tập trung quá nhiều nghề vào một phạm vi hẹp của vùng biển.

- Số lượng tàu thuyền khai thác, theo mật độ tàu thuyền (km2/tàu thuyền) và Sản

lượng khai thác trên một đơn vị diện tích (tấn/km2) của vùng biển ven bờ huyện Núi
Thành là bất hợp lý khi tàu thuyền và sản lượng khai thác gần như gấp đôi so với qui
hoạch tổng thể của toàn vùng bờ của biển Việt Nam.
4.2.3. Mùa vụ khai thác

Nhìn chung, tàu thuyền khai thác quanh năm ven bờ huyện Núi Thành, tập trung

khai thác từ tháng 2 đến tháng 10. Điều này là bất hợp lý vı̀ tác động tiêu cực đến mùa
sinh sản của các loài thủy sản tại đây, thời gian dao động từ tháng 2 đến tháng 8.
4.2.4. Cấu trúc ngư cụ khai thác và các hoạt động khác

Bảng 4.36 đánh giá tính hợp lý về ngư cụ sử dụng như sau:

17


TT

1

Bảng 4.36: Đánh giá tính hợp lý của ngư cụ khai thác

Ngư cụ

Nghề lưới Rê
Lưới rê cá chuồn
Lưới rê cá đáy
Lưới rê ba lớp
Lưới Kéo các loại
Lưới Mành các loại
Lưới Vây các loại
Nghề câu
Lặn

Đánh giá
Hợp lý
Bất hợp lý

Lý do

X

Vi phạm loại 1

Không vi phạm
Không vi phạm
X
Vi phạm loại 1
2
X
Vi phạm loại 1 và loại 2
3
X
Vi phạm loại 1 và loại 2
4
X
Không vi phạm
5
X
Không vi phạm
6
Ghi chú: Vi phạm loại 1: là ngư cụ có kích thước mắt lưới ở phần giữ cá nhỏ hơn quy
X
X

định của pháp luật. Vi phạm loại 2: là nghề khai thác có sử dụng nguồn sáng trong đánh
bắt vượt giới hạn cho phép về công suất nguồn sáng theo quy định của pháp luật.
4.2.5. Thành phần loài của sản lượng và kích thước một số loài chính

Thành phần và kích thước một số sản phẩm chính từ các nghề khai thác tại vùng

biển nghiên cứu là bất hợp lý, Bảng 4.37 tóm tắt bất hợp lý ở hầu hết tất cả thành phần
sản phẩm chính đánh bắt được từ các nghề khai thác.


Bảng 4.37: Tổng hợp đánh giá tı́nh hợp lý đối với sản phẩm khai thác chính

TT

Sản phẩm
chính

1

Cá chuồn

3

Cá Mối thẩn

2

Cá tạp

4

Cá Bánh đường

6

Cá Hố

5
7
8

9

10
11

Tôm he

Tôm hùm nhí

Cá Liệt

Cá Nục

Cá Nục

Cá Cơm

Nghề khai thác
Nghề lưới Rê
Nghề lưới Kéo
Nghề Câu
Nghề Lặn

Nghề Mành
Nghề lưới Vây

Tỷ lệ sản phẩm chính có kích
thước nhỏ hơn quy định TT02
Kích thước
Tỷ lệ

Tỷ lệ
theo TT02 cho phép thực tế
(cm)
(%)
(%)
12
15
59,8
20

15

15

82,9

30

15

11,6

10,7*

15

86,3

100**
84


12

15

77,5

5

15

64,2

12

15

41,1

Bất
hợp lý
X
X

68,4

15

15


Hợp lý

49,3

12*
10

Đánh giá

X
X
X

X
X
X
X
X
X

Ghi chú: * là chiều dài thành thục của cá; ** là tỷ lệ vi phạm về loài cấm khai thác.

18


4.2.6. Tình trạng san hô và sử dụng nguồn lợi khu vực rạn san hô

- Rạn san hô đang bị hủy diệt bởi các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp lý (từ

nghề lưới kéo, nghề lặn...). Chúng cũng bị hủy diệt bởi việc khai thác rong mơ, bởi thiên

tai và đặc biệt là trực tiếp khai thác san hô về làm đồ lưu niệm.

- Nguồn lợi sinh vật khu vực rạn san hô nói riêng và vùng biển ven bờ huyện Núi

Thành nói chung đang cạn kiệt và thưa thớt. Số lượng loài thủy sản bắt gặp không nhiều

và mức độ bắt gặp các loài thấp (có đến 66,7% loài chỉ bắt gặp 1 lần). Đây là vấn đề bất
hợp lý trong khai thác NLTS cần được giải quyết.

4.3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
4.3.1. Cường lực khai thác hợp lý

Để khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành thì

cường lực khai thác ở mức hợp lý là 640 tàu, tổng số tàu thuyền cần cắt giảm là 231,

Tuy nhiên, xét về dài hạn, tổng cường lực khai thác nên ở mức tối ưu là 518 tàu

thuyền, so với 640 tàu ở mức khai thác hợp lý, để đạt được giá trị sản lượng cao nhất
xét về khía cạnh kinh tế sinh học.

4.3.2. Sản lượng khai thác hợp lý

Giá trị sản lượng khai thác hợp lý theo từng nghề như bảng 4.39.

Bảng 4.39: Phân bổ sản lượng khai thác hợp lý theo nghề khai thác

Sản lượng khai thác hợp lý
(tấn)
1 Nghề lưới Rê

2.209
2 Nghề lưới Kéo
4.217
3 Nghề Câu
831
4 Nghề lưới Mành
609
5 Nghề Lặn
853
6 Nghề lưới Vây
780
Tổng
9.500
4.3.3. Giải pháp quản lý cấ u trúc ngư cu ̣ khai thác
TT

Nghề khai thác

Có cơ chế đố i với các cơ sở chế ta ̣o ngư lưới cu ̣. Yêu cầ u bắ t buô ̣c cơ sở chế ta ̣o

ngư lưới cu ̣ tuân thủ các qui đinh
̣ về kıć h thước mắ t lưới tố i thiể u ứng với từng loa ̣i nghề

khai thác. Không theo yêu cầ u của ngư dân. Cơ quan quản lý nghề cá tăng cường kiể m
tra, giám sát viê ̣c chấ p hành pháp luâ ̣t đố i với cơ sở chế ta ̣o ngư cu ̣, đồ ng thời ta ̣o cơ chế
giấ y phép đố i với các cơ sở này, không để sản xuấ t tràn lan như hiêṇ nay.

Khuyế n khıć h ngư dân, cơ sở chế ta ̣o ngư cu ̣ sử du ̣ng mắ t lưới hın
̀ h vuông, lưới


phân loa ̣i và các thiế t bi thoa
̣
́ t cá – áp du ̣ng cho những loài thủy sản không mong muố n.
19


Chẳ ng ha ̣n như nghề lưới Kéo, cầ n sử du ̣ng mắ t lưới hı̀nh vuông ở đu ̣t lưới, đảm bảo
không bi ̣khép mắ t lưới khi sử du ̣ng, giúp thoát cá con.

Mô ̣t trong những yêu cầ u bắ t buô ̣c đố i với giải pháp này là tăng cường công tác

thanh tra thủy sản, tăng khung hın
̀ h pha ̣t để đảm bảo tın
́ h răn đe, xử lý nghiêm các trường
hơ ̣p vi pha ̣m về qui đinh
̣ cấ u trúc ngư cu ̣, áp du ̣ng biê ̣n pháp tich
̣ thu và tiêu hủy.
4.3.4. Giải pháp phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Kết quả cho thấy, việc ứng dụng rạn nhân tạo để bảo vệ, tái tạo và phát triển

nguồn lợi tại vùng biển Bàn Than giúp sử dụng hợp lý NLTS đạt hiệu quả cao. Hệ sinh

thái tại vùng biển thả rạn có dấu hiệu phục hồi – vốn là một trong những yếu tố quan
trọng của phục hồi NLTS, chẳng hạn như:

+ Đa dạng loài tăng lên theo thời gian thả rạn.

+ Mật độ các loài sinh vật tăng khá nhanh sau khi thả rạn.


+ Sản lượng và năng suất khai thác tại vùng thả rạn và xung quanh tăng lên theo

thời gian thả rạn

Hạn chế hoặc loại bỏ được một số nghề khai thác trong vùng biển thả rạn như

nghề lưới kéo, lưới rê và lưới vây.

4.3.5. Giải pháp nâng cao nhận thức ngư dân

- Thành lập tổ cộng đồng quản lý khu vực chà – rạn nhân tạo, là người địa phương,

tham gia khai thác thủy sản, bám sát địa bàn, có uy tín trong cộng đồng, có trách nhiệm cao
trong công việc và có kinh nghiệm trong công tác dân vận. Ưu tiên các thành viên đã hoặc
đang là tổ viên của các mô hình tương tự. Tổ cộng đồng quản lý khu chà – rạn nhân tạo
được tái thiết lập.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS tỉnh Quảng

Nam, Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành (là 2 cơ quan quản lý trực tiếp) với Trường

Đại học Nha Trang và các viện nghiên cứu về thủy sản...để tổ chức đánh giá toàn diện
hiện trạng khai thác NLTS vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tổ chức các lớp tập huấn

về ứng dụng ngư cụ tiên tiến, có tính chọn lọc; tập huấn, tuyên truyền về công tác bảo
vệ và phát triển NLTS nơi đây, giúp ngư dân nhận thức được tầm quan trọng về khai
thác hợp lý NLTS.

- Tổ chức nhiều lớp đào tạo cấp chứng chỉ thuyền trưởng và công tác an toàn tàu


cá cho người lao động trên tàu.

20


4.3.6. Giải pháp về quản lý hành chính

- Cần có cơ chế, chính sách giúp ngư dân khai thác theo mùa vụ hợp lý, không ảnh

hướng xấu đến môi trường hệ sinh thái biển, ảnh hưởng mùa sinh sản của các loài thủy
sản, đặc biệt nạn khai thác rong mơ trùng với thời gian sinh sản. Rong mơ cần được khai
thác muộn hơn 2  3 tháng.

- Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề khai thác: Đa số là những ngư dân nghèo, có

trình độ học vấn thấp, thiếu vốn sản xuất, cuộc sống gắn với nghề biển là chính, với giải
pháp “ly ngư nhưng không ly hương”.

- Nghiên cứu xây dựng thí điểm mô hình quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng.

- Từ giải pháp mô hình khai thác dựa vào quyền cộng đồng, căn cứ sản lượng,
cường lực khai thác hợp lý, là tiền đề quan trọng ứng dụng mô hình quản lý theo hạn
ngạch cá nhân hoặc hạn ngạch chuyển nhượng cá nhân (IQ hay ITQ) vào nghề cá.

- Nhà nước cần tăng cường đội ngũ chuyên môn, cơ sở vật chất và cơ chế chính

sách... giúp có đủ nhân lực, vật lực thường xuyên kiểm tra, giám sát và kiểm soát các
hoạt động khai thác trên vùng biển, kịp thời ngăn chặn và điều chỉnh hành vi khai thác
trái phép, tiến hành xử phạt hành chính khi cần.


- Nghiên cứu xây dựng các khung xử phạt hành chính, kiên quyết xử lý nghiêm

khắc để có tính răn đe.

5.1.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Cơ sở lý luận về khai thác hợp lý được đưa ra để tiến hành đánh giá tình trạng

hoạt động khai thác nói chung và tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam nói riêng.

2. Toàn huyện có 1527 tàu gắn máy trong đó có 1305 tàu có công suất dưới 90CV

chiếm khoảng 86%. Qui mô tàu thuyền xét về số lượng và đơn vị công suất có xu hướng
tăng trong 10 năm trở lại đây.

3. Có 871 tàu khai thác vùng biển ven bờ, phầ n lớn tàu thuyền có kết cấu khá đơn

giản, thô sơ, khả năng chịu sóng gió kém và trang bi ha
̣ ̀ ng hải, cứu na ̣n còn sơ sài.

4. Sản lượng khai thác cũng có xu hướng tương tự với xu hướng qui mô tàu thuyền

– tăng theo thời gian. Tuy nhiên, năng suất khai thác (sản lượng trên một đơn vị cường

lực khai thác - CPUE) lại có xu hướng giảm mạnh theo thời gian. CPUE giảm từ 21 –

44% trong 4 năm từ 2011 đến 2014.

21


5. Sản lượng khai thác hợp lý ở mức 9.500 tấn và cường lực khai thác hợp lý ở

mức 640 tàu thuyền, so với quy mô cường lực hiện tại thì cần cắt giảm 231 tàu.

6. Giá trị sinh khối lớn nhất là 17.510 tấn, cường lực khai thác tối ưu là 518 tàu

thuyền để đạt được sản lượng là 7.145 tấn và giá trị lợi nhật tối đa là 155.406 triệu đồng.

7. Một số loài thủy sản chính có tỷ lệ vi phạm cao theo quy định về kích thước tối

thiểu được phép đánh bắt hoặc chưa trưởng thành khoảng 60 đến 85%. Đây là hệ quả

của việc sử dụng ngư cụ sai quy định về kích thước mắt lưới và công suất nguồn sáng
dao động từ 68 đến 100% vi phạm tùy theo loại ngư cụ.

8. Các nghề chính khai thác ven bờ là nghề lặn, câu, lưới kéo, lưới rê, lưới vây,

mành. Ngư trường khai thác, chủ yếu cách bờ từ 0,5 đến 7 hải lý, thời gian khai thác
chính từ tháng 2 đến tháng 8, mùa phụ từ tháng 9 đến tháng 1. Hệ số hoạt động tàu BAC
khoảng 0,7.

9. Mô hình rạn nhân tạo đóng vai trò quan trọng làm hạn chế tàu thuyền xâm hại

đến môi trường sinh thái ven biển. Ứng dụng rạn nhân tạo để bảo vệ, tái tạo và phát
triển nguồn lợi tại vùng biển Bàn Than giúp sử dụng hợp lý NLTS đạt hiệu quả cao.

5.2.

10. Một số giải pháp quản lý giúp khai thác hợp lý NLTS ven bờ, cụ thể:

Thực hiện giải pháp cắt giảm tàu thuyền xuống còn khoảng từ 640 tàu để đạt sản
lượng khai thác hợp lý là 9.500 tấn.

Thực hiện giải pháp phục hồi và tái tạo NLTS bằng cách xây dựng mô hình chà
– rạn nhân tạo giúp khai thác hợp lý NLTS.

Nâng cao nhận thức ngư dân thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn,
thông tin truyên truyền liên quan đến nghề nghiệp.

Trao quyền quản lý cho cộng đồng và tiếp cận đến xây dựng mô hình quản lý
theo Hạn ngạch cá nhân và Hạn ngạch chuyển nhượng cá nhân (IQ, ITQ)

Chuyển đổi nghề cho ngư dân, hạn chế khai thác rong mơ vào mùa sinh sản của
các loài thủy sản.
KIẾN NGHỊ

Để các giải pháp đề xuất có thể thực hiện được với tính khả thi cao cho hoạt động

khai thác thủy sản ven bờ vốn đa loài, đa ngư cụ và phức tạp như ở Việt Nam nói chung
và địa phương nghiên cứu nói riêng thì cần phải có giải pháp đồng bộ từ cấp trung ương
đến địa phương, từ các lĩnh vực quản lý ngành khác nhau vì không một giải pháp đơn
lẻ nào có thể giải quyết được vấn đề này.

22



Sự quan tâm đúng mức của cơ quan quản lý thủy sản, tinh thần trách nhiệm của

cán bộ quản lý và ý thức của ngư dân đặc biệt quan trọng trong khai thác hợp lý NLTS

vùng biển ven bờ nói chung và Núi Thành nói riêng. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính
sách hỗ trợ cả về kinh phí đầu tư, kỹ thuật công nghệ giúp ngư dân sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên nước quan trọng này.

Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là một lĩnh vực nghiên cứu rất mới, chưa có

một công trình nghiên cứu khoa học nào cụ thể và toàn diện. Đề tài luận án đã đưa ra
cơ sở lý luận về khai thác hợp lý. Cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện nội dung về

khai thác hợp lý NLTS. Cần có các nghiên cứu tổng thể, toàn diện hơn, đặc biệt khai
thác hợp lý NLTS vùng biển ven bờ giúp phát triển bền vững nghề cá.

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, kinh phí tiến hành hạn hẹp nên kết quả nghiên

cứu có thể chưa toàn diện. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, bao quát hơn về đặc

điểm kinh tế xã hội, hoạt động khai thác, sản lượng, ngư trường nguồn lợi vùng biển
ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam để có đánh giá tổng thể nhằm đưa ra các giải
pháp hoàn chỉnh, khoa học giúp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt
1.
Nguyễn Thị Kim Anh (2010), Thử nghiệm khả năng ứng dụng các mô hình đồng
2.

3.

4.

5.
6.
7.

quản lý ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Tạp chí NN&PTNN, Hà Nội.

Hoàng Xuân Bền (2005), Nghiên cứu phân vùng chức năng cho khu bảo tồn Biển
Rạn Trào - Vạn Ninh, BC tổng kết đề tài, Nha Trang.

Sở Nông nghiê ̣p và Phát triể n nông thôn Khánh Hòa (2015), Kế hoa ̣ch đồ ng quản

lý nghề cá ven bờ: Phường Ninh Hải, Thi xa
̣ ̃ Ninh Hòa, tı̉nh Khánh Hòa thuô ̣c Dự
án nguồ n lơ ̣i ven biể n vı̀ sự phát triể n bề n vững. Khánh Hòa

Phan Thị Dung (2009), Chỉ số đánh giá phát triển bền vững trong khai thác thủy

sản vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy sản,
Đại học Nha Trang, Số đặc biệt 2009: p. 253-258.

Nguyễn Văn Động (1995), Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ, Nhà Xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội.

Cảng vụ Kỳ Hà (2012), Các thông số kỹ thuật cầu cảng và luồng lạch cảng Kỳ
Hà, Cảng vụ Kỳ Hà: Núi Thành, Quảng Nam.


Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Nam (2013), Báo cáo
tổng kết hoạt động khai thác thủy sản năm 2013 tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.
23


8.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Nam (2014), Báo cáo

9.

Trần Văn Hào (2009), Đề xuất hệ thống chính sách và các giải pháp quản lý nhằm

10.

11.

12.

13.
14.

tổng kết nghề cá và thống kê tàu thuyền qua các năm 2003 - 2014, Quảng Nam.

khai thác bền vững nghề khai thác hải sản ven bờ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
thủy sản III, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Nha Trang, Khánh Hòa.

Trịnh Thế Hiếu (2006), Xây dựng mô hình phục hồi và quản lý hệ sinh thái rạn
san hô khu vực biển An Hòa, Núi Thành, Quảng Nam phục vụ chương trình quản
lý tổng hợp vùng bờ, Viện Hải Dương học Nha Trang.


Trương Thị Bích Hồng (2010), Hiện trạng khai thác, ươm nâng cấp tôm hùm bông
và đề xuất giải pháp sử dụng bền vừng nguồn lợi tại Khánh Hòa, Trường ĐH Nha
Trang, Nha Trang, Việt Nam.

Đỗ Văn Khương (2005), Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc quy hoạch,

quản lý các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải
Phòng.

Dương Trí Thảo (2006), Kinh tế học quản lý nghề cá, Bài giảng, Trường Đại học
Nha Trang, Nha Trang, Việt Nam:

Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triể n Nông thôn (2006), Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày

20/3/2006 về viê ̣c hướng dẫn thực hiê ̣n Nghi ̣đinh
̣ của Chın
́ h phủ số 59/200/NĐCP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điề u kiêṇ sản xuấ t, kinh doanh mô ̣t số ngành

15.
16.

nghề thủy sản, Hà Nô ̣i.

Nguyễn Đình Thuân (2008), Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu thực
nghiệm, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, Việt Nam.

Nguyễn Văn Kháng (2011), Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Ho ̣c Phu ̣c Vu ̣ Cho Viêc̣
Điề u Chı̉nh Cơ Cấ u Đô ̣i Tàu Và Nghề Nghiê ̣p Khai Thác Hải Sản. Báo cáo tổ ng


kế t đề tai, Bô ̣ Khoa Ho ̣c Và Công Nghê,̣ Bô ̣ Nông Nghiêp̣ Và Phát Triể n Nông
17.
18.

Thôn, Hải Phòng.

Nguyễn Hữu Phụng (2004), Danh mục Cá biển Việt Nam, Nhà Xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật TP. HCM, Vol 1. Tập I.

Trầ n Văn Vinh (2013), Xây dựng các giải pháp bảo vê ̣ và phát triể n nguồ n lơ ̣i
thủy sản ta ̣i đầ m Thi ̣Na ̣i, tın
̣ Luâ ̣n án Tiế n sı ̃ kỹ thuâ ̣t. Trường Đa ̣i
̉ h Bın
̀ h Đinh.
ho ̣c Nha Trang

24


19.

Nguyễn Văn Động và Nguyễn Trọng Thảo (2007), Công nghệ chế tạo ngư cụ, Bài

20.

Viện Khoa học Thống kê (2005), Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu, Nhà

21.

22.

23.
24.
25.
26.

27.

28.

giảng, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, Việt Nam.
xuất bản thống kê, Hà Nội.

Nguyễn Văn Trung (2011), Giải pháp cấp giấy phép cho tàu cá Việt Nam khai
thác tại vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ, Luận văn thạc sĩ, ĐH Nha Trang, Nha
Trang.

Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành (2010), Kết quả thực hiện nghị quyết về đề
án phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn 2004-2010, Núi Thành, Quảng Nam.

Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành (2013a), Báo cáo kết quả sản xuất khai thác
thủy sản và diêm nghiệp huyện Núi Thành năm 2013, Núi Thành, Quảng Nam.

Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành (2013b), Danh sách tàu thuyền dưới 20CV
huyện Núi Thành, Núi Thành, Quảng Nam.

Trần Văn Trường (2014), Báo cáo thực trạng tàu thuyền vi phạm khai thác thủy
sản, Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành, Núi Thành, Quảng Nam.

Trịnh Thế Hiếu, Đinh Hồng Thanh, Nguyễn Xuân Vỵ (2000), Đặc điểm cấu trúc


hình thái và hiện trạng nguồn lợi tại các rạn san hô khu vực biển An Hòa, huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Viện Hải dương học Nha Trang, Nha Trang.

Trịnh Thế Hiếu, Đinh Hồng Thanh, Nguyễn Xuân Vỵ (2006), Các rạn ran hô ở
khu vực biển mũi An Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam: Hình thái và hiện
trạng nguồn lợi sinh vật, Tp Hồ Chí Minh.

Trịnh Thế Hiếu, Nguyễn Phi Uy Vũ (2009), Status landscapes and coral reef
fishes resources of the Ban Than cape, Nui Thanh district, Quang Nam provinces.

Báo cáo tham dự Hội nghị toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững, Hải
29.

30.
31.

Phòng.

Nguyễn Trọng Lương và cộng sự. 2015. Nghiên cứu xây dựng mô hình chà – rạn
nhân tạo nhằm khai thác bền vững và tái tạo nguồn lợi ven bờ tỉnh Quảng Nam.
Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh, Sở KH&CN Quảng Nam.

Trung tâm hỗ trợ phát triển bền vững (SSDC) (2012), Đồng quản lý nghề cá và
các bài học kinh nghiệm, SPSS II, Hà Nội.

UBND tỉnh Quảng Nam (2013), Lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố
Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Nam, Việt Nam.
25



×