Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa quy trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh (nghiên cứu trường hợp ngân hàng liên doanh việt nga)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC LONG

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THEO HƢỚNG TỰ ĐỘNG HÓA QUY
TRÌNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG LIÊN DOANH (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2015

Non-VIB


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC LONG

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THEO HƢỚNG TỰ ĐỘNG HÓA QUY
TRÌNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG LIÊN DOANH (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG
HỢP NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Hà

Hà Nội, 2015

Non-VIB


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 10
3. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 13
3. Mục tiêu ................................................................................................... 13
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 14
6. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 14
7. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 14
8. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 14
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 14
10. Kết cấu của Luận văn ............................................................................ 15
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 16
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN.................................... 16
1.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ ......................................................... 16
1.1.1. Khái niệm công nghệ ......................................................................... 16
1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ ............................................................ 19

1.1.3. Đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa quy trình ..................... 23
1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...................... 27
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh27
1.2.2. Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 30
1.2.3. Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh .................................. 33
CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, QUY TRÌNH
NGHIỆP VỤ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN
DOANH VIỆT NGA....................................................................................... 36
2.1. Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt Nga .................................... 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 36
1


2.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 37
2.1.3. Sản phẩm dịch vụ ............................................................................... 37
2.1.4. Kết quả hoạt động của Ngân hàng liên doanh Việt Nga những năm
gần đây ......................................................................................................... 38
2.2. Đổi mới công nghệ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam và Ngân
hàng liên doanh Việt Nga ............................................................................ 39
2.2.1. Đổi mới công nghệ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam............. 39
2.2.2. Đổi mới công nghệ tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga ................... 44
2.3. Thực trạng quy trình nghiệp vụ tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga ... 49
2.3.1. Thực trạng quy trình nghiệp vụ tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga 49
2.3.2. Một số thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đổi mới công nghệ theo
hướng tự động hóa quy trình tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga .............. 53
2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng liên doanh Việt Nga . 54
2.4.1. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng
liên doanh Việt Nga ..................................................................................... 54
2.4.2. Năng suất các yếu tố sản xuất ........................................................... 57
2.5. Nguyên nhân tạo nên khó khăn mà các ngân hàng liên doanh và VRB

đang gặp phải ............................................................................................... 59
CHƢƠNG 3- ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ THEO HƢỚNG TỰ ĐỘNG HÓA
QUY TRÌNH NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA ................................................... 61
3.1. Xu thế phát triển và nhu cầu ứng dụng công nghệ quản lý quy trình
nghiệp vụ tại các ngân hàng ở Việt Nam ..................................................... 61
3.1.1. Thực trạng phát triển công nghệ quản lý quy trình nghiệp vụ trên thế
giới và tại Việt Nam ..................................................................................... 61
3.1.2. Xu thế phát triển của công nghệ quản lý quy trình nghiệp vụ........... 64
3.1.3. Khả năng ứng dụng công nghệ quản lý quy trình nghiệp vụ tại hệ
thống ngân hàng Việt nam ........................................................................... 65
3.2. Giải pháp thực hiện đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy
trình tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga ..................................................... 67
2


3.2.1. Quy trình mở tài khoản tức thời (Instant Account Openning) .......... 67
3.2.2. Quy trình phát hành nhanh thẻ tín dụng hạn mức thấp .................... 70
3.3. Đánh giá hiệu quả thu đƣợc .................................................................. 73
3.3.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................. 73
3.3.2. Hiệu quả xã hội .................................................................................. 76
3.3.3. Hiệu quả kỹ thuật ............................................................................... 76
3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng liên doanh Việt Nga khi
thực hiện đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình ................ 78
3.5. Định hƣớng các chính sách để thực hiện đổi mới công nghệ theo hƣớng
tự động hóa quy trình tại các ngân hàng liên doanh và VRB ...................... 80
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 83
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87


3


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các t hầy cô trong khoa Khoa
học Quản lý và các thầy cô phòng Sau đại học của Trƣờng Đại học
KHXH&NV, Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i . Nhờ sự chỉ bảo dạy dỗ tận tình của
các thầy, cô trong suốt quá trình học tập, rèn luyện cho đến nay. Quá trình học
tâ ̣p, rèn luyê ̣n đó giúp tôi nắm đƣợc những kiến thức cơ bản về chuyên ngành.
Đây là nền tảng cho tôi vận dụng để hoàn thiê ̣n luâ ̣n văn này , đồ ng thời giúp
tôi nhƣ̃ng kiế n thƣ́c vƣ̃ng chắ c cho công viê ̣c sau này.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn là
PGS.TS Mai Hà, ngƣời đã cấ p ý tƣởng thƣ̣c hiê ̣n đề tài , đã hƣớng dẫn tôi tận
tình, luôn quan tâm, động viên tôi đƣa ra cho tôi những ý kiến đóng góp xác
đáng trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại Ngân hàng
liên doanh Việt Nga đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học và thực hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin gƣ̉i lời cảm ơn gia đình , bạn bè đã động viên, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn để bảo vê ̣ trƣớc hô ̣i đồ ng khoa ho. ̣c
Trong quá trin
̀ h thƣ̣c hiê ̣n luâ ̣n văn, chắ c chắ n sẽ còn nhƣ̃ng thiế u sót , rấ t
mong nhâ ̣n đƣơ ̣c nhƣ̃ng ý kiế n đóng góp của thầ y, cô và các ba ̣n.
Xin chân thành cảm ơn!

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AML

Anti Money Laundering
Danh sách đen

BPM:

Bussiness Process Management
Công nghệ quản lý quy trình nghiệp vụ

BPMN:

Business Process Modelling Notation
Ngôn ngữ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ

BIDV:

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Corebanking:

Công nghệ ngân hàng lõi

DNNVV:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn


IBPS:

Interbank Payment System
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

MAN ON SCOOTER:

Nhân viên giao nhận của ngân hàng

NHTM:

Ngân hàng thƣơng mại

NLCT:

Năng lực cạnh tranh

NIM:

Net Interest Margin
Tỷ lệ lãi cận biên

NII:

Non Interest Income
Tỉ lệ thu nhập thuần ngoài lãi

QLKH&CN


Quản lý khoa học và công nghệ

ROA:

Return on Assets
Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản

ROE:

Return on Equity
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu

SLA:

Service Layer Agreement
Cam kết dịch vụ

STP:

Straight-Through Processing
Tỷ lệ công điện đạt chuẩn
5


VRB:

Vietnam Russia Joint Venture Bank
Ngân hàng liên doanh Việt - Nga

WTO:


World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

6


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả triển khai BPM tại các NHTM Ấn Độ năm 2013 ......... 26
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VRB 2010-2014 .................. 38
Bảng 2.2. So sánh tỉ lệ ROA, ROE của VRB so với tỉ lệ của ngân hàng mẹ
BIDV và toàn hệ thống ngân hàng trong 5 năm vừa qua ............................ 55
Bảng 2.3. So sánh tỉ lệ NIM của VRB so với tỉ lệ của ngân hàng mẹ BIDV
và toàn hệ thống ngân hàng trong 5 năm vừa qua: ...................................... 55
Bảng 2.4. So sánh tỉ lệ thu nhập thuần ngoài lãi của VRB với ngân hàng mẹ
BIDV ............................................................................................................ 57
Bảng 2.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh theo đầu ngƣời của VRB trong 5
năm vừa qua (2010-2014) ............................................................................ 58
Bảng 2.6. So sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh theo đầu ngƣời trong năm
năm 2010 của VRB với một số chi nhánh BIDV đƣợc thành lập cùng thời
gian với VRB ............................................................................................... 58
Bảng 2.7. So sánh năng suất của VRB với năng suất của ngân hàng mẹ
BIDV trong 3 năm 2012-2014 ..................................................................... 58
Bảng 3.1. Mức độ phổ biến của các hoạt động liên quan đến quy trình ..... 62
Bảng 3.2. Xu thế sử dụng và phát triển các công cụ BPM .......................... 64
Bảng 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của quy trình mở tài khoản tức thời sau
5 năm (2016-2020) ...................................................................................... 73
Bảng 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của quy trình phát hành thẻ tín dụng
hạn mức thấp sau 3 năm (2016-2018) ......................................................... 75
Bảng 3.5: Hiệu quả xã hội của quy trình mở tài khoản tức thời ................. 76

Bảng 3.6: Hiệu quả xã hội của quy trình phát hành thẻ hạn mức thấp........ 76
Bảng 3.7. Hiệu quả kỹ thuật của quy trình mở tài khoản tức thời .............. 76
Bảng 3.8. Hiệu quả kỹ thuật của quy trình phát hành thẻ tín dụng hạn mức
thấp............................................................................................................... 77
Bảng 3.9. Ƣớc lƣợng hiệu quả kinh doanh của 2 dịch vụ mới trong 3 năm
2016, 2017, 2018 ......................................................................................... 79
7


Bảng 3.10. Ƣớc lƣợng năng suất lao động và hiệu suất sử dụng vốn theo
đầu ngƣời của 2 dịch vụ mới trong 3 năm 2016, 2017, 2018 ...................... 80

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào những năm đầu của thập niên 90, các chính sách đổi mới của Đảng
và nhà nƣớc đã tạo ra một biến chuyển lớn trong quá trình phát triển kinh tế
đất nƣớc, giúp cho các doanh nghiệp trong nƣớc có điều kiện hợp tác với các
công ty, các tập đoàn tài chính nƣớc ngoài để thành lập các công ty liên doanh
với mục đích tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của doanh nghiệp nội
địa vớí tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của đối tác nƣớc ngoài.
Các ngân hàng liên doanh đƣợc thành lập (Indovina Bank – 1990, VID
Public Bank – 1991, SHIHHANVINA Bank – 1994, VSB - 1995, Lao Viet
Bank – 1999, Vietnam Russia Bank – 2006) không ngoài mục đích đó. Sự
thành lập của các ngân hàng liên doanh góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại,
tạo nên môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, thu hút thêm nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam và đa dạng
hóa đƣợc các sản phẩm và dịch vụ để cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, sự

hợp tác quốc tế này mang vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến và đƣa
Việt Nam tiếp cận những tiêu chuẩn quốc về về dịch vụ ngân hàng và kinh
doanh tiền tệ.
Tuy vậy kể từ cuối thập niên 90, với việc triển khai thành công dự án
„Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 1‟ đã tạo tiền đề
thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới công nghệ trong các ngân hàng tại Việt Nam.
Những thành tựu do đổi mới công nghệ mang lại nhƣ cơ sở dữ liệu tập trung,
kết nối giao dịch trực tuyến để khách hàng có thể giao dịch bất cứ nơi đâu,
chuyển tiền điện tử, máy rút tiền (ATM), ngân hàng điện tử (internet
banking)… đƣợc coi là tiêu chuẩn chung của một ngân hàng thƣơng mại hiện
đại.
Trong hơn 10 năm hoạt động của mô hình ngân hàng liên doanh cho thấy
các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam quy mô còn nhỏ, chƣa chiếm đƣợc thị
phần lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó áp lực cạnh tranh ngày càng
gia tăng khi các ngân hàng trong nƣớc không ngừng đầu tƣ đổi mới công
9


nghệ, mở rộng quy mô hoạt động, ngày càng phát triển cả về số lƣợng lẫn
chất lƣợng, nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính nƣớc ngoài đã và đang tham
gia vào thị trƣờng Việt Nam.
Với nguồn lực và kinh phí đầu tƣ cho công nghệ, đổi mới công nghệ
không lớn, vì vậy, các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam không thể tiếp tục
theo đuổi cuộc đua công nghệ, đối mới công nghệ trên nhiều mảng nhƣ các
ngân hàng quy mô vừa và lớn đang làm hiện nay mà cần nghiên cứu, lựa chọn
công nghệ phù hợp để đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển
dịch vụ ngân hàng và chiếm đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.
Đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình là việc nghiên cứu,
triển khai giải pháp công nghệ mới, công nghệ quản lý quy trình nghiệp vụ
(BPM), trong chuẩn hóa, tối ƣu hóa các quy trình nghiệp vụ ngân hàng theo

hƣớng tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động, giảm lỗi, tiết kiệm thời
gian và chi phí hoạt động, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới mẻ phục vụ khách
hàng. Qua đó làm giảm chi phí, tăng doanh thu và góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của ngân hàng.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động
hóa quy trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên
doanh (nghiên cứu trƣờng hợp Ngân hàng liên doanh Việt Nga)” để làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp là một đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, học viên cao học
trong và ngoài nƣớc nghiên cứu. Về đổi mới công nghệ, chúng ta có thể kể tới
một số nghiên cứu sau đây:
- “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và
biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai
trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam” là một đề tài do Trần Ngọc Ca, Viện
Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ chủ trì năm 2000 đã
nghiên cứu môi trƣờng chính sách cho đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản
10


xuất về mặt tài chính và nhân lực KH&CN, đề tài đƣa ra khuyến nghị tiếp tục
hoàn thiện các chính sách tài chính, làm cho môi trƣờng chính sách tài chính
trở nên thân doanh nghiệp hơn, tạo đối thoại thiết thực và thƣờng xuyên giữa
các cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Cải cách mạnh mẽ các
hệ thống văn bản và môi trƣờng chính sách liên quan đến nhân lực lao động
và cho đổi mới công nghệ.
- “Biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNVVN ở Việt Nam”
thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý khoa học & công nghệ của Việt
Nam” do Vũ Xuân Thành chủ trì năm 2004 đã nghiên cứu thực tiễn về đổi

mới công nghệ sản xuất đối với khu vực DNNVV ở Việt Nam; thực trạng
chính sách và tổ chức thúc đẩy đổi mới công nghệ. Đề tài đã đề xuất một số
chính sách và tổ chức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ở Việt Nam.
Các đề tài vừa nêu đã giải quyết đƣợc các câu hỏi xung quanh vấn đề đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp nói chung, nhƣng chƣa giải quyết mối
quan hệ giữa đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, có thể kể tới một số nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu “Một số giải pháp chính sách nâng cao năng lực cạnh
tranh của các DNNVV đáp ứng yêu cầu hội nhập - trường hợp các DNNVV
tiểu thủ công nghiệp gốm sứ” do Tăng Thế Cƣờng chủ trì năm 2003, đề tài
này đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới đổi mới công nghệ để
nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV ngành gốm sứ trong hội nhập, đề
xuất một số giải pháp về chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các
DNNVV ngành gốm sứ. Tuy nhiên, nghiên cứu này dừng lại ở mức đề xuất
chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ chứ không đi vào lựa chọn, phân tích
việc đổi mới một công nghệ cụ thể sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
- Luận văn “Xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt - may nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh” do học viên Đỗ Hoàng Sơn, Khoa Khoa học Quản lý, Đại học
11


KHXH&NV thực hiện năm 2008 đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng
quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực Dệt - May nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh. Luận văn này mặc dù
đã hệ thống hóa đƣợc lý luận công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhƣng chƣa chứng minh đƣợc đầu tƣ đổi mới công nghệ góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
đầu tư Phát triển Việt Nam đến 2015” do học viên Đặng Hoàng Anh Dân,
Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2010 đã
nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các NHTM nói riêng và của BIDV nói
chung, đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong
đó có đẩy mạnh đầu tƣ, ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, luận văn chỉ dừng lại
ở mức đề xuất các công nghệ cần đầu tƣ, ứng dụng chứ chƣa đi vào phân tích,
giải quyết câu hỏi nếu đầu tƣ vào các công nghệ này có nâng cao hiệu quả
cạnh tranh của BIDV hay không.
- Luận văn “Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong thời kỳ hội nhập
quốc tế” do học viên Bùi Trọng Tín, Khoa QLKH&CN, Đại học KHXH&NV
thực hiện năm 2010, luận văn này đã nghiên cứu thực trạng đổi mới công
nghệ của các DNNVV, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy đổi mới công nghệ
nhằm nâng cao năng lực cạnh trạnh của các DNNVV trong thời kỳ hội nhập
quốc tế. Tuy nhiên, luận văn mới giải quyết đƣợc các câu hỏi xung quanh vấn
đề đổi mới công nghệ của các DNNVV, nhƣng chƣa giải quyết đƣợc mối
quan hệ giữa đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam và chƣa đi vào phân tích, đề xuất đổi mới một công nghệ cụ thể để nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu về “Technology Innovation in Financial Services
Industry” do Gutavo J.C.Roxo da Fonsec, Học viện Công nghệ Massachusetts
Hoa Kỳ thực hiện năm 2004, đề tài này đã tiến hành nghiên cứu vai trò của
đổi mới công nghệ trong ngành ngân hàng tài chính (financial services) và đề
12


xuất các chiến lƣợc đổi mới công nghệ theo quy mô của tổ chức tài chính
nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của các tổ chức tài chính. Tuy vậy, nghiên
cứu của Gutavo J.C.Roxo da Fonsec chỉ tiếp cận ở mức độ khuyến nghị chiến

lƣợc lựa chọn, đổi mới công nghệ phù hợp cho các tổ chức này, trong đó có
đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình đối với các tổ chức tài
chính quy mô nhỏ chứ chƣa phân tích, đánh giá về việc thực hiện đổi mới
công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình sẽ giúp nâng cao hiệu quả cạnh
tranh của tổ chức tài chính.
- Báo cáo “Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV giai đoạn 20102014” do Trung tâm nghiên cứu BIDV thực hiện năm 2009, đã tiến hành
phân tích so sánh năng lực cạnh tranh của BIDV so với các NHTM khác, từ
đó đề xuất tổng thể các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh gồm: năng lực
tài chính, năng lực cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối, thƣơng
hiệu, đổi mới công nghệ, nguồn nhân lực. Tuy nhiên, báo cáo cũng không
thực hiện phân tích, chứng minh việc đổi mới công nghệ sẽ góp phân nâng
cao năng lực cạnh tranh của BIDV.
Có thể nói, các đề tài vừa nên giải quyết đƣợc các câu hỏi xung quanh
vấn đề đổi mới công nghệ, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói
chung, trong đó có các NHTM, nhƣng chƣa có đề tài nào tiến hành phân tích,
khảo sát việc đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình sẽ góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng và Ngân hàng liên
doanh Việt Nga.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của các
ngân hàng thƣơng mại.
3. Mục tiêu
Đề xuất giải pháp đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh và Ngân
hàng liên doanh Việt Nga.
13


5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian, thời gian: Ngân hàng liên doanh Việt Nga, nghiên

cứu trong vòng 5 năm trở lại đây (2010 – 2014)
- Phạm vi nội dung:
Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến đổi mới công nghệ theo
hƣớng tự động hóa quy trình là một giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả lựa chọn
quy trình mở tài khoản và quy trình phát hành thẻ tín dụng là 2 quy trình điển
hình để tiến hành phân tích đánh giá.
6. Mẫu khảo sát
Ngân hàng liên doanh Việt Nga
7. Câu hỏi nghiên cứu
Đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình có giúp nâng cao
năng lực cạnh tranh của các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam không?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình sẽ giúp giảm thiểu
chi phí hoạt động, mang lại doanh thu cao hơn, nâng cao năng suất làm việc
của mỗi cá nhân trong ngân hàng, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngân hàng.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng các số
liệu thu thập đƣợc qua các báo cáo, đề án của Ngân hàng liên doanh Việt Nga;
báo cáo, công trình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tƣ và
phát triển Việt Nam, báo cáo khảo sát về Ngành Ngân hàng Việt Nam năm
2013 của KPMG, các tham luận tại hội thảo Banking Việt Nam 2015 để làm
rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của VRB và các ngân hàng liên
doanh so với các ngân hàng tại Việt Nam, xây dựng luận cứ để chứng minh
giả thuyết nghiên cứu.
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích và so sánh:
14



+ Số liệu đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau bằng những phƣơng
pháp khác nhau (qua mạng internet, khai thác nội bộ, công trình nghiên cứu...)
để làm cơ sở so sánh, đánh giá năng lực cạnh tranh của VRB so với ngân
hàng mẹ, toàn ngành ngân hàng trong 5 năm vừa qua.
+ Dữ liệu đƣợc tổng hợp từ một đơn vị phân tích nhỏ lên một đơn vị
phân tích lớn hơn- ví dụ, khảo sát quy trình ở từng phòng ban để xây dựng lên
một bức tranh tổng thể về thực trạng nghiệp vụ tại VRB.
+ Thực hiện phân tích quy trình hiện tại và quy trình mới khi áp dụng
công nghệ tự động hóa quy trình BPM.
- Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: luận văn đã tiến hành một số khảo
sát nhƣ:
+ Khảo sát về hiện trạng quy trình nghiệp vụ tại VRB
+ Khảo sát về quy trình mở tài khoản hiện tại của VRB
+ Khảo sát về quy trình mở thẻ tín dụng tại VRB
+ Khảo sát về nhân lực tham gia thực hiện đổi mới công nghệ theo
hƣớng tự động hóa quy trình
10. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của luận văn
- Chƣơng 2: Thực trạng về đổi mới công nghệ, quy trình nghiệp vụ và
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng liên doanh Việt Nga
- Chƣơng 3: Đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng liên doanh Việt Nga

15


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1. Khái niệm công nghệ
Công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành và phát triển xã hội loài
ngƣời. Từ “công nghệ” có gốc Hy Lạp, nó đƣợc ghép bởi tekhne có nghĩa là
kỹ năng và logos có nghĩa là sự nghiên cứu. Thuật ngữ technology trong tiếng
Anh có nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ
thuật. Trong tiếng Việt, công nghệ thƣờng đƣợc hiểu là quá trình tiến hành
một công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực hiện một công việc, do đó công
nghệ thƣờng mang nghĩa tính từ của thuật ngữ nhƣ: Quy trình công nghệ,
thiết bị công nghệ, dây chuyền công nghệ...
Có quan niệm cho rằng: “Công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp gia
công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên, vật liệu
hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn
chỉnh ”, theo đó, công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất.
Có quan niệm khác: Công nghệ dùng để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh
vực, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả nghiên cứu khoa
học ứng dụng, là sự phát triển của khoa học trong thực tiễn, nhằm mang lại
hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con ngƣời.
Mặc dù đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nhƣng việc đƣa ra
một định nghĩa hoàn chỉnh về công nghệ lại chƣa thống nhất. Xét trên góc độ
khoa học quản lý, việc đƣa ra, định nghĩa khái quát về công nghệ là cần thiết,
bởi vì không thể quản lý đƣợc công nghệ khi chƣa biết nó là gì.
Công nghệ đƣợc thể hiện ở công nghệ về sản phẩm và công nghệ về quy
trình sản xuất. Công nghệ về sản phẩm đƣợc hiếu là những tri thức hay sáng
kiến/sáng tạo đƣợc thể hiện trong một sản phẩm. Còn, công nghệ về quy trình
sản xuất là những bí quyết gắn với quy trình sản xuất ra sản phẩm nói chung.
16


Trong nền kinh tế thị trƣờng, với cƣơng vị là sản phẩm trí tuệ, công nghệ

là một hàng hoá đặc biệt, có các đặc thù cơ bản nhƣ: Đó là hàng hoá vô hình;
mang đặc điểm của một số hàng hóa công; có tác động lan tỏa; rất khó xác
định đƣợc giá cả thực của sản phẩm công nghệ theo cơ chế thị trƣờng.
Tiếp theo, có bốn khía cạnh cần phải nêu rõ trong định nghĩa về công
nghệ, đó là:
-

Công nghệ là máy biến đổi

-

Công nghệ là một công cụ

-

Công nghệ là kiến thức

-

Công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó.

Xuất phát từ các khía cạnh trên, chúng ta thừa nhận định nghĩa về công
nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) đƣa ra:
“Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dựng để chế
biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương
pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”.
Trong định nghĩa nêu trên, công nghệ đó bao gồm:
- Công nghệ là một quy trình sản xuất nhằm biến đổi các sản phẩm ở đầu
ra sẽ có giá trị cao hơn giá trị sản phẩm của đầu vào. Nó bao gồm cả những

thiết bị kỹ thuật trong quy trình (Technoware).
- Công nghệ là một sản phẩm, nó có mối quan hệ chặt chẽ với con ngƣời
(Humanware), và cơ cấu tổ chức (Orgaware).
- Công nghệ không đơn thuần chỉ là các vật thể mà đặc trƣng là kiến
thức. Việc sử dụng công nghệ đòi hỏi con ngƣời cần phải đƣợc đào tạo về kỹ
năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó
(Inforware).Hoặc có thể diễn đạt theo cách khác, đó là công nghệ là một tập
hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm bốn dạng cơ bản:
+ Dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản
phẩm hoàn chỉnh..);
+ Dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm..);
17


+ Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phƣơng pháp, dữ kiện thích hợp...
đƣợc mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu..v..v..);
+ Dạng thiết kế tổ chức (dịch vụ, phƣơng tiện truyền bá, công ty tƣ vấn,
cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp...).
Tại Việt Nam trong Luật Khoa học và Công nghệ (2000) đƣa ra khái
niệm công nghệ: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm”. Trong Luật Chuyển giao công nghệ (2006) khái niệm công nghệ
đƣợc hiểu là: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm
hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản
phẩm”.
Trong phạm vi đề tài Luận văn, khái niệm công nghệ đƣợc hiểu: Là tập
hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, các loại công cụ, thiết bị
máy móc, phương tiện, tư liệu sản xuất và các tiềm năng khác (tổ chức, pháp
chế, dịch vụ...) dừng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành

phần tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn.
- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phƣơng tiện vật
chất nhƣ các trang thiết bị, máy móc, công cụ, phƣơng tiện vận chuyển, nhà
xƣởng. Dạng hàm chứa này của công nghệ đƣợc gọi là Phần thiết bị Technoware (T). Đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ (hard ware).
- Công nghệ hàm chứa trong con ngƣời, nó bao gồm mọi n ă n g l ự c
c ủ a c o n n g ư ời về công nghệ nhƣ: Kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, kỷ
luật, tính sáng tạo.,.mà các kỹ năng chỉ có thể có đƣợc qua đào tạo và kinh
nghiệm thực tiễn. Dạng hàm chứa này của công nghệ đƣợc gọi là Phần con
ngƣời của công nghệ - Humanware (H).
- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức đƣợc tƣ liệu hóa
nhƣ: Các lý thuyết, các khái niệm, các phƣơng pháp, các thông số, công thức,
các bản vẽ kỹ thuật, bí quyết..v..v..Dạng thức này của công nghệ đƣợc gọi là
Phần thông tin - Inforware (I).
18


- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tô
chức của công nghệ, nhƣ cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, mối
quan hệ, sự phối hợp, mối liên kết...Đây là Phần tổ chức của công nghệ
Organware (O).
1.1.2. Khái niệm đổi mới công nghệ
Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời đã trải qua nhiều giai đoạn, trong
đó mỗi giai đoạn thƣờng gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của một hoặc
nhiều loại hình công nghệ đặc trƣng quyết định sự phát triển của xã hội ở giai
đoạn đó. Nhƣ vậy, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có sự ra đời của
công nghệ mới thay thế cho công nghệ cũ.
Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đối công
nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ
thống công nghệ.
Ở Việt Nam hiện nay trong các văn bản chính thức, ngay cả Luật

KH&CN và Luật Chuyển giao công nghệ cũng không đề cập khái niệm này,
mặc dù trong Luật có cụm từ “đổi mới công nghệ” liên quan đến Chƣơng
trình đổi mới công nghệ quốc gia; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Theo Keith Pavitt (2003)1 quá trình đổi mới là quá trình khám phá ra các
cơ hội cho một sản phẩm, dịch vụ hay quá trình mới dựa trên các tiến bộ kỹ
thuật hoặc dựa trên sự thay đổi của nhu cầu thị trƣờng hoặc của cả hai yếu tố
đó. Keith Pavitt nhấn mạnh rằng cơ sở cho việc đổi mới là các tiến bộ kỹ
thuật và sự thay đổi của nhu cầu thị trƣờng. Điều đó nói lên rằng mục đích
của việc đổi mới là tạo ra sản phẩm, dịch vụ hay quá trình đáp ứng sự thay đổi
của thị trƣờng.
Định nghĩa của OECD (1997)2 theo một nghĩa rộng hơn: “Đổi mới công
nghệ sản phẩm và quy trình (Technological product and process innovations)

1

Keith Pavitt (2003), The process of innovation, Hardvard Business Review, Hardvard Business School

Press, paper No89.
2

OECD: Proposed Guidelines for Collecting and Interpreting Technological Innovation Data, - Oslo
Manual; Paris, 1997.

19


- TPP là việc thực hiện được sản phẩm và quy trình mới về mặt công nghệ
hay đạt được tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ đổi với sản phẩm và quy trình.
Đổi mới TPP được thực hiện nếu đổi mới đỏ đã được đưa ra thị trường (đổi
mới sản phẩm) hoặc được sử dụng trong sản xuất (đổi mới quy trình). Đổi

mới TPP gắn với một chuỗi các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài
chính và thương mại ”.
Quan niệm khác cho rằng, đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát
triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu
khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh và quản lý
xã hội. Theo quan điểm này, một sự thay đổi dù rất nhỏ cũng đƣợc coi là đổi
mới công nghệ, thực ra các hoạt động này đƣợc coi là cải tiến công nghệ thì
chính xác hơn.
Nhƣng hệ thống công nghệ mà chúng ta đang sử dụng có tính phức tạp
và đa dạng cao, có khi chỉ để cho ra đời một loại sản phẩm đã có thể dùng rất
nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả mọi loại thay đổi nhỏ về
công nghệ đều là đổi mới công nghệ, thì việc quản ỉý đổi mới công nghệ là
điều không dễ dàng. Bởi vậy, khi nói đến đổi mới công nghệ, chúng ta nên tập
trung vào những thay đổi cơ bản trong hệ thống công nghệ.
Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm đổi mới, cải tiến công
nghệ đã có (trong nƣớc, ngoài nƣớc), góp phần cải thiện chất lƣợng sản phẩm,
hạ giá thành, tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đổi mới công nghệ có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhƣ:
Hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến sản phẩm có chất lƣợng, mẫu
mã tốt hơn, có sức hấp dẫn hơn và khả năng cạnh tranh lớn hơn; hoạt động
nghiên cứu và triển khai để cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ sao cho đạt
chi phí thấp hơn, năng suất, hiệu quả cao hơn; nghiên cứu để hoàn thiện công
nghệ sản phẩm hoặc công nghệ quy trình sản xuất nhập ngoại cho phù hợp
với điều kiện trong nƣớc. Hoạt động đổi mới công nghệ không chỉ dừng lại ở
khâu nghiên cứu và triển khai mà còn bao gồm cả khâu phổ biến, chuyển giao
20


những kết quả nghiên cứu đổi mới đó vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

Xét về năng lực tạo ra công nghệ thi đổi mới công nghệ đƣợc đánh giá là
có trình độ cao hơn so với hấp thụ công nghệ, nhƣng lại thấp hơn so với sáng
tạo công nghệ. Theo đó, năng lực sáng tạo công nghệ và đổi mới công nghệ
cho phép tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với năng lực
hấp thụ công nghệ (mang tính thụ động hơn). Sáng tạo công nghệ là việc tao
ra một công nghệ hoàn toàn mới, một sản phẩm hoàn toàn mới. Trong khi đó,
đổi mới công nghệ mới chỉ đạt ở mức độ cải tiến quy trình công nghệ hoặc
đổi mới công nghệ sản phẩm đã có với những cải tiến đem lại hiệu quả tốt
hơn cho sản xuất. Còn hấp thụ công nghệ chỉ dừng lại ở năng lực sử dụng
công nghệ đã có (qua mua lại của ngƣời khác, thông qua chuyển giao công
nghệ).
Do đó, có thể đƣa ra định nghĩa về đổi mới công nghệ nhƣ sau: Đổi mới
công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng hay toàn bộ công nghệ
đang sử dụng bằng một cồng nghệ khác tiên tiến hơn, làm cho quá trình sản
xuâị kinh doanh và quản lý đạt hiệu quả cao hơn so với lúc còn sử dụng công
nghệ cũ.
Đổi mới công nghệ có thể đƣa ra hoặc ứng dụng các công nghệ hoàn
toàn mới chƣa có trên thị trƣờng công nghệ, ví dụ: Tạo ra sáng chế, giải pháp
hữu ích, những công nghệ đƣợc bảo hộ hoặc chƣa hội tụ đủ các điều kiện để
đƣợc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trƣờng hợp khác, đó là đổi mới công
nghệ bằng chuyển giao công nghệ (chuyển giao cả quyền sở hữu hoặc đơn
giản chỉ chuyển giao quyền sử dụng bằng license).
Trong thực tế, có thể diễn ra tình trạng doanh nghiệp đầu tƣ tài chính
mua máy móc, công cụ, phƣơng tiện... mới cho quá trình sản xuất, kinh doanh
nhƣng chƣa chắc đã là đổi mới công nghệ không? Ví dụ doanh nghiệp chỉ đầu
tƣ tài chính mua máy móc, trang thiết bị mới, số máy móc, phƣơng tiện này
có thể chỉ đơn thuần là tài sản hữu hình mà không kèm theo công nghệ (một
21



dạng của tài sản vô hình - tài sản trí tuệ). Trƣờng hợp này không phải là đổi
mới công nghệ.
Trƣờng hợp khác, nếu máy móc, phƣơng tiện mới mà doanh nghiệp mua
về ở dạng phức tạp, để sử dụng chúng cần phải có giải pháp, quỵ trình, bỉ
quyết cồng nghệ đi kèm, các giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ này có
thể doanh nghiệp mua (chuyển quyền sử dụng đồng thời với quyền sở hữu)
hoặc chỉ license (chỉ chuyển quyền sử dụng). Trƣờng hợp này là đổi mới công
nghệ.
Công nghệ là sản phẩm do con ngƣời tạo ra, bởi vậy nó cũng tuân theo
quy luật chu trình sống của sản phẩm nói chung: Sinh ra, phát triển và tiêu
vong. Nhƣ vậy, đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát
triển. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do lợi ích của các doanh nghiệp
quy định, về lợi ích thƣơng mại, nhờ đổi mới công nghệ mà doanh nghiệp tạo
ra đƣợc các sản phẩm mới có chất lƣợng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên
thị trƣờng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp đối với xã hội. Đổi mới công
nghệ thực chất là một quá trình thay thế, các công nghệ mới tiên tiến hơn do
mang tính ƣu việt sẽ thay thế công nghệ cũ lạc hậu hơn.
Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do xu thế hợp tác quốc tế về
kinh tế quy định. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi thị trƣờng mở
rộng ra khỏi biên giới quốc gia, thì yếu tố sống còn của mỗi nền kinh tế phụ
thuộc vào năng lực cạnh tranh của nó, trong đó việc đổi mới công nghệ quyết
định phần không nhỏ cho năng lực cạnh tranh này.
Đổi mới công nghệ chỉ thực sự thành công và có ý nghĩa xã hội, trƣớc
hết khi nó đƣợc thƣơng mại hóa và sau đó đƣợc thị trƣờng và xã hội chấp
nhận. Hay nói cách khác, tính thƣơng mại của việc đổi mới công nghệ phải
gắn liền với sự ổn định xã hội, để đạt đƣợc mục tiêu này quả là bài toán khó
khăn đối với các nhà quản lý xã hội nói chung, trong đó có các nhà quản lý
khoa học và công nghệ.

22



1.1.3. Đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa quy trình
Đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình đƣợc hiểu là việc
nghiên cứu, triển khai giải pháp công nghệ mới, công nghệ quản lý quy trình
nghiệp vụ (BPM), trong chuẩn hóa, tới ƣu hóa các quy trình nghiệp vụ ngân
hàng theo hƣớng tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động, giảm lỗi, tiết
kiệm thời gian và chi phí hoạt động, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới mẻ phục
vụ khách hàng.
Đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa quy trình tại ngân hàng đƣợc
thể hiện trên 2 khía cạnh:
- Về khía cạnh quản lý: Đổi mới công nghệ theo hƣớng tự động hóa là
cách tiếp cận có hệ thống giúp các ngân hàng tiêu chuẩn hóa, tối ƣu hóa quy
trình hoạt động theo hƣớng tự động hóa với mục địch giảm chi phí, tăng chất
lƣợng hoạt động nhằm đạt tới các mục tiêu cần thiết.
- Về khía cạnh công nghệ: Việc nghiên cứu, áp dụng giải pháp công
nghệ mới BPM giúp các ngân hàng thiết kế, mô hình hóa, triển khai, giám sát,
vận hành và cải tiến các quy trình nghiệp vụ một cách linh hoạt. Thông qua
BPM, các ngân hàng có thể tìm ra những giải pháp thích hợp để giảm chi phí
quản lý, cải thiện sự hài lòng của khách hàng, xây dựng các sản phẩm và dịch
vụ mới trong thời gian nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất và cuối cùng là
chiễm lĩnh thị trƣờng bằng các lợi thế cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.
BPM cung cấp cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển dịch vu ngân hàng
thông qua các đặc trƣng sau:
Thứ nhất, BPM là điều kiện tiên quyết để thực hiện tự động hóa. Mỗi
quy trình nghiệp vụ ngân hàng có một trình tự thực hiện đƣợc xác định trƣớc,
có thể là tuần tự hoặc song song đồng thời. Điều đó có nghĩa là chuỗi các
công việc phải đƣợc thực hiện một cách logic và tuân thủ các quy tắc đặt ra.
Chúng cũng cần đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dựa trên các quy tắc
này, các quy trình có thể đƣợc thực hiện một cách tự động hoặc bán tự đông.

Bằng cách sử dụng các công cụ mô hình hóa trong BPM, các ngân hàng có
thể dễ dàng tiến hành mô tả, xây dựng và hoàn thiện các quy trình một cách
23


×