Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ việt nam trung quốc thời kỳ 1986 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.75 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Mai Hoa

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THỜI KỲ 1986 – 2001
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng CSVN
Mã số: 5.03.16

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đăng Tri

HÀ NỘI - 2004


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Từ rất sớm, với vị trí địa lý “núi liền núi, sông liền sông”, hai nước Việt
Nam - Trung Quốc đã có mối quan hệ gắn bó, có sự giao lưu kinh tế, văn hoá
mật thiết. Tuy nhiên, cũng do đặc điểm nói trên mà trong lịch sử, giữa hai nước
cũng không tránh khỏi những xung đột, va chạm về chủ quyền đất đai, sông, biển....
Ngày 18/1/1950, nước Việt Nam DCCH và nước CHND Trung Hoa chính
thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu thời kỳ mới trong lịch sử quan hệ hai
nước. Từ đó cho đến nay, trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ, quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc có những diễn biến và phát triển theo chiều hướng đi lên,
song cũng có lúc trải qua những chặng đường quanh co, khúc khuỷu.
Thời kỳ từ 1950 cho đến giữa năm 1975, về cơ bản, hai nước đã cùng
xây đắp tình đoàn kết chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau, tạo dựng mối quan hệ ổn
định và hữu nghị.


Trong giai đoạn từ nửa sau 1975 đến trước năm 1991, do chịu tác động
của chiến tranh lạnh, sự rạn nứt Trung Quốc - Liên Xô và một số nhân tố khác...
mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc diễn biến theo chiều hướng xấu đi nghiêm
trọng, từ chỗ hữu nghị chuyển sang đối đầu, thù địch.
Từ cuối những năm 80 sang đầu những năm 90 của thế kỷ XX, cục diện
thế giới đã diễn ra những thay đổi chưa từng có, chiến tranh lạnh kết thúc, thế
giới quá độ sang thời kỳ đa cực hoá với xu hướng cơ bản là hoà bình, ổn định,
hợp tác và phát triển. Trước tình hình đó, mối quan hệ giữa các nước cần phải
thay đổi và cấu trúc lại.
Là hai nước láng giềng, có mối quan hệ lâu đời, Việt Nam và Trung Quốc
đều trong thời kỳ đổi mới, cải cách và mở cửa. Vì vậy, một môi trường xung
quanh hoà bình, ổn định là rất cần thiết. Hơn nữa, hai nước đều có mong muốn
mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực, trên thế giới.


Chính bối cảnh chung đó, cũng như nhu cầu của mỗi nước đã khiến cho hai nước
Việt Nam - Trung Quốc xích lại gần nhau, vượt qua trở ngại, tiến tới bình
thường hoá quan hệ.
Với tinh thần chung “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”, ngày 5/11/1991,
tại Bắc Kinh, hai nước đã ký kết “Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc”,
tuyên bố quan hệ chính thức bình thường hoá. Đó là một tất yếu lịch sử khi thế
giới đang bị cuốn vào trào lưu toàn cầu hoá, khi hoà bình, hợp tác phát triển
đang trở thành xu hướng chính chi phối quan hệ quốc tế và là sự thể hiện sinh
động cho chính sách đối ngoại đổi mới, rộng mở của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 11/1991 đến 2001, bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc đã đi được một chặng đường 10 năm và đạt được nhiều thành quả. Quan
hệ Việt Nam - Trung Quốc trên tất cả mọi lĩnh vực đều đã được khôi phục, ngày
càng được củng cố, phát triển trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau. Có thể nói, đây là
thời kỳ quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc được xây dựng trên nền tảng
vững chắc là lợi ích chung, cơ bản, có tính chất bổ sung cho nhau trong công

cuộc phát triển kinh tế, xây dựng CNXH.
Do vậy, nghiên cứu quá trình bình thường hoá, củng cố và phát triển quan
hệ Việt Nam - Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam một
cách hệ thống, toàn diện là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc. Thông qua đó, một mặt chúng ta có thể khẳng định tính đúng đắn của
chính sách đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong sự nghiệp đổi
mới; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý quan hệ với các
nước lớn, các nước láng giềng, góp phần thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào
khu vực, thế giới. Mặt khác, qua luận văn, cung cấp thêm một số tư liệu để phục vụ công
tác giảng dạy môn lịch sử nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Đó chính là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn đề tài cho luận văn
thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng của mình là “Đảng lãnh


đạo quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
thời kỳ 1986-2001”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về mảng đề tài này, lâu nay đã có một số sách, bài viết được công bố với
các góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Cụ thể như sau:
- Một số cuộc Hội thảo đã được tổ chức trong và ngoài nước như: “Quan
hệ kinh tế - văn hoá Việt Nam - Trung Quốc, hiện trạng và triển vọng”, do Trung
tâm nghiên cứu Trung Quốc (thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn) tổ
chức tại Hà Nội nhân ngày kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Trung Quốc (1950-2000). Tiếp đó là Hội thảo khoa học quốc tế tổ chức
vào tháng 11/2001 với chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: nhìn lại 10
năm và triển vọng”, do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phối
hợp với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình
thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Các bài tham luận của hai Hội thảo
xoay quanh các vấn đề về hợp tác Việt Nam - Trung Quốc trên những lĩnh vực
cụ thể như chính trị, kinh tế, thương mại, du lịch....và đã được tập hợp, xuất bản

thành Kỷ yếu hội thảo.
- Một số sách chuyên luận, một số đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp trường,
hoặc khoá luận tốt nghiệp của sinh viên cũng đề cập đến mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc trước hoặc sau khi bình thường hoá, như: “Ngoại giao Việt Nam
1945-2000” của Nguyễn Dy Niên (Nxb Chính trị quốc gia, 2002), “Năm mươi
năm ngoại giao Việt Nam” của Lưu Văn Lợi (Nxb Công an nhân dân, 1998),
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại 1986-2000” của Vũ
Quang Vinh (Nxb Thanh niên, 2001)...những sách này đã nghiên cứu các giai
đoạn khác nhau của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Gần đây nhất là cuốn
“Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, những sự kiện 1991-2000” do Trần Văn Độ


chủ biên, (Nxb Khoa học xã hội, 2002), tập hợp theo thứ tự thời gian các sự
kiện, đã diễn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cung cấp chi tiết thông tin
về những cuộc gặp gỡ giữa các phái đoàn, đại diện các cấp hai nước. Tuy nhiên,
cuốn sách chỉ dừng lại ở mục đích biên niên các sự kiện, chứ chưa đi sâu bình
luận và đánh giá các sự kiện đó.
- Các bài viết, bài nghiên cứu về Trung Quốc, về quan hệ Việt Nam Trung Quốc được đăng tải trên các tạp chí như: Quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam
Á, Tạp chí Cộng sản, Thông tin công tác tư tưởng...nhất là tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia- một cơ quan
nghiên cứu Trung Quốc hàng đầu ở nước ta, đăng tải nhiều nghiên cứu về quan
hệ Việt Nam - Trung Quốc từ xưa tới nay của các học giả Trung Quốc và Việt
Nam. Ngoài ra, còn có các thông tin, bài đăng trên các báo chuyên kinh tế như:
Những vấn đề kinh tế thế giới, Thương mại, Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,
Đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam, Du lịch... Hay báo Nhân dân, Quân đội, Tin
tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam, tạp chí nước ngoài (Tiếng Anh: Foreign
Affairs, Far Eastern Economic Review...; Tiếng Nga: Bonpocỷ uctopuu,
Hapoọỷ Aỗuu u Aụpuku...). Đây là nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho
việc nghiên cứu.
- Nguồn tài liệu bằng tiếng Nga, bao gồm những công trìng nghiên cứu
của các nhà sử học Nga và nước ngoài được dịch ra tiếng Nga:

Bỹồmớaỡckaÿ Peõoởỵửốÿ, õoùðợcỷ ũeoðốố ố ùðaũốờốố (Cách mạng Việt Nam-

lý luận và thực tiễn, Mờốũapốÿ.C.A, M1986); Hoõoồ ũồớọeớửốÿ õ õớúũðồớớeỡ
ðaỗõốũốố ố ỡồổọúớàðợọớỷừ ợũớợứồớốÿừ cũðàớ ũốừoaờeaớcờợóợ ỏaceộớa, (Những xu

hướng mới trong sự phát triển nội tại và quan hệ quốc tế giữa các nước châu ÁThái

Bình

Dương,

ẽoọ

peọaờửeộ

Maừaớợõ.K.B,1995);

èồổọúớàðợọớợồ

ờợỡúớốũốữồủờợ-ðàỏợữồồ ố ớàửốợớàở-ợủõợỏợọốũồởỹớợồ ọõốổồớốồ (Phong trào cộng

sản -công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, è,1970); Aóðeccốÿ


ùeùờốớa ùðợũốõ Bỹồmớaỡa (Chính sách hiếu chiến của Bắc Kinh chống Việt Nam,
Ãởàỗúớợõ.Å.ẽ, è 1982)....

Khai thác nguồn tài liệu này, có thể thu nhận được những thông tin quý
báu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn trước năm 1986 và quan hệ
đối ngoại của T rung Quốc ở thời kỳ hiện tại, trên quan điểm của những nhà

sử học nước ngoài.
Nhìn chung, tất cả các nguồn tài liệu nói trên chỉ đi vào một số khía cạnh
của quan hệ hai nước, chưa đề cập đến mối quan hệ này một cách toàn diện dưới
góc độ lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như đề tài chúng tôi đã lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Trình bày sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình
bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 1986-2001.
- Hệ thống hoá, khái quát hoá những tư liệu đã có, bổ sung thêm những tư
liệu mới nhằm góp phần xây dựng một sự hiểu biết trung thực, cụ thể về quá
trình Đảng chỉ đạo bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc thời kỳ 1986-2001.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế của quá trình đó và rút ra một số kinh
nghiệm chủ yếu phục vụ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu và nguồn tư liệu như trên, luận văn có nhiệm vụ
kế thừa kết quả của những người đi trước, thu thập, xử lý tư liệu mới nhằm:
- Làm sáng tỏ những chủ trương, đường lối của Đảng trong việc bình
thường hoá, khôi phục và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.


- Làm rõ tiến trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ năm 1986 đến 2001.
- Nêu lên những thành tựu cũng như hạn chế, triển vọng quan hệ Việt
Nam -Trung Quốc; khẳng định sự sáng suốt trong chính sách đối ngoại thời kỳ
đổi mới của Đảng; rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình xây dựng,
thực hiện chủ trương ngoại giao trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của luận văn là nghiên cứu nội dung các chủ trương, đường lối
do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhằm bình thường hoá, khôi phục, củng cố và

phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; quá trình chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước trong việc thực thi chủ trương ấy.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các sự kiện chính, quan trọng, có tính chất
bản lề, những mốc lớn trong thời kỳ 1986-2001, chủ yếu trong lĩnh vực chính trị,
thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, chứ không đề cập đến tất cả các sự kiện và
trong mọi lĩnh vực.
5. Các nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Các nguồn tài liệu, hướng sử dụng
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa quốc tế XHCN; về mối quan hệ giữa các vấn đề dân tộc và quốc tế,
dân tộc và thời đại là cơ sở lý luận cho luận văn.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tư... của hai Đảng và
Nhà nước về ngoại giao nói chung, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc nói riêng,
cũng như các hiệp định, thư, điện, bài phát biểu của các nguyên thủ quốc gia hai
nước; các báo cáo, văn bản tiếp xúc của các cơ quan, phái đoàn hai nước; các


báo cáo của các bộ ngành hai nước... hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu
trữ Quốc gia I là những tài liệu gốc của luận văn.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liên quan do
các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử học,
Học viện Quan hệ quốc tế... là nguồn tư liệu quan trọng.
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, Trung Quốc, lịch sử quan hệ
quốc tế, lịch sử phong trào cộng sản, phong trào công nhân thế giới....là nguồn
tài liệu bổ trợ dùng để làm sáng tỏ bối cảnh quan hệ.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê được sử dụng để làm rõ một số
nội dung có liên quan.
- Nguồn tư liệu từ phía Trung Quốc và các công trình của các nhà nghiên
cứu nước ngoài mới được khai thác ở mức độ nhất định do những khó khăn chủ

quan, khách quan của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác- Lênin.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logíc.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh và hệ thống hoá.
-

Ngoài ra, các phương pháp khác như đối chiếu, thống kê... cũng được
vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận văn.

6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hoá, bổ sung, xử lý nguồn tư liệu một cách
khoa học, luận văn có những đóng góp sau:
- Thông qua việc trình bày một cách chi tiết quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc thời kỳ hữu nghị cũng như giai đoạn căng thẳng trước khi bình thường
hoá, luận văn chỉ ra đặc trưng cơ bản của mối quan hệ là hợp tác cùng có lợi,
cũng như nêu lên nguyên nhân và tác hại của giai đoạn không bình thường trong


quan hệ, để từ đó thấy rõ bình thường hoá và phát triển quan hệ giữa hai nước là
yêu cầu tất yếu của cách mạng hai nước.
- Dựng lại một cách hệ thống quá trình chỉ đạo bình thường hoá và phát
triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam qua hai
thời kỳ: 1986-1991 và 1992-2001.
- Bước đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khoa học về thành
tựu, những vấn đề còn tồn tại, phương hướng giải quyết và triển vọng quan hệ
Việt Nam - Trung Quốc, từ đó rút ra một số kinh nghiệm.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hay phục vụ công tác
giảng dạy cho những môn học có liên quan

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
có 3 chương và 6 tiết:
Chương 1: Đảng lãnh đạo quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam Trung Quốc thời kỳ 1986-1991
Chương 2: Đảng lãnh đạo củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc thời kỳ 1992-2001
Chương 3: Nhận xét chung và những kinh nghiệm chủ yếu


Danh mục Tài liệu tham khảo
Tài liệu bằng tiếng Việt
[1.]

Lê Đức Anh (1994), “Chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng đưa quan hệ Việt-

Trung vào một thời kì mới, ổn định lâu dài, hướng tới thế kỷ XXI và mãi về
sau”, Báo Nhân dân, ngày 21/11.
[2.]

Lý Thiết Ánh (2002), Về cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.
[3.]

Báo cáo công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc năm 1953,

Cục lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, Phông Phủ thủ tướng,
Đơn vị bảo quản số 1641.
[4.]


Báo cáo tình hình thế giới và Trung Quốc của Đại sứ quán Việt Nam tại

Trung Quốc năm 1952, Cục lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1,
Phông Phủ thủ tướng, Đơn vị bảo quản số 1638.
[5.]

Báo cáo thành tích ngoại giao 8 năm kháng chiến (1946-1954) của Bộ

Ngoại giao, Cục lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, Phông Phủ
thủ tướng, Đơn vị bảo quản số 1580.
[6.]

Báo cáo về tình hình thế giới, công tác đối ngoại năm 1972 và phương

hướng công tác trong thời gian tới, Hồ sơ Cp, số 51/KTĐN-N, Phòng lưu trữ
Bộ Ngoại giao.
[7.]

Biên bản trao đổi ý kiến giữa ngoại giao và quân sự về công tác đấu

tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ,
Hồ sơ số 250, Phông TK, phòng lưu trữ, Bộ Ngoại giao.
[8.]

Ban tư tưởng văn hoá trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), “Trung

Quốc gặm dần, ASEAN chần chừ”, Thông tin công tác tư tưởng, số 2, Hà Nội.
[9.]

Bản tin Tân Hoa Xã ngày 2/3/1998, Đại sứ quán Trung Quốc.



[10.]

Bôcset.U (1986), Tam giác Trung Quốc- Cămpuchia-Việt Nam, Nxb

Thông tin lý luận, Hà Nội.
[11.] Báo Nhân dân (1979), ngày 16/5.
[12.] Báo Nhân dân (1994), ngày 23/6.
[13.] Báo Nhân dân (1995), ngày 9/9.
[14.] Báo Nhân dân (1997), ngày 20/10.
[15.] Báo Nhân dân (1999), ngày 31/12.
[16.] Báo Nhân dân (2000), ngày 1/1.
[17.] Báo Nhân dân (2001), ngày 5/12.
[18.] Báo Nhân dân (2001), ngày 1/12.
[19.] Điền Tăng Bồi (1993) (Chủ biên), Ngoại giao Trung Quốc từ khi cải cách
đến nay, Nxb Tri thức thế giới, Hà Nội.
[20.] Bộ Ngoại giao (2002), Việt nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu
hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[21.] Bộ Ngoại giao (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong
30 năm qua (1979), Sách trắng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[22.] Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
[23.] Bộ Ngoại giao (2000), Ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[24.] “Báo Mỹ viết về quan hệ Việt- Trung” (1997), Tài liệu tham khảo đặc
biệt, số 7/10.
[25.] Bị vong lục của Bộ ngoại giao Việt Nam về cuộc đàm phán Việt Nam Trung Quốc (1980), Báo Nhân dân, số 9413, tháng 3; số 9377/Th2.
[26.] Biển Đông và âm mưu của Bắc Kinh (1980), Báo Sài Gòn giải phóng, số
1671, tháng 10.



[27.] Chiến tranh biên giới và chính sách biên giới của Trung Quốc, Bản tin
chuyên đề, số 6/78, Thư viện Quân đội, Phòng lưu trữ Bộ ngoại giao.
[28.] Chính sách 4 điểm mới của Việt Nam đối với khu vực (1993), Báo Nhân
dân, ngày 17/10.
[29.] Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Đông Nam Á (2000), Kỷ
yếu hội thảo, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
[30.] Nguyễn Mạnh Cầm (1993), “Trên đường triển khai chính sách đối ngoại
theo định hướng mới”, Tạp chí Cộng sản tháng 4, Hà Nội.
[31.] Nguyễn Mạnh Cầm (1995), “Việt Nam và Trung Quốc mong muốn đưa
mối quan hệ hai nước lên tầng cao mới”, Báo Nhân dân, ngày 20/7.
[32.] Nguyễn Mạnh Cầm (1995), “10 năm đổi mới trên lĩnh vực công tác đối
ngoại”, Tạp chí lịch sử Đảng, số tháng 6.
[33.] Nguyễn Mạnh Cầm (1999), “Một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc phát
triển mới trong quan hệ hai nước”, Báo Nhân dân, ngày 31/12.
[34.] Cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại, T4, 1969- 1973 (1975), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[35.] Culesov. N.X (1982), Bắc Kinh chống lại phong trào giải phóng dân tộc,
Nxb Khoa học-xã hội, Hà Nội.
[36.] Claget.B.M (1996), Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung
Quốc ở khu vực bãi Ngầm, Âu Chính và Thanh Lương trên biển Đông, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[37.] Cải cách kinh tế, tài chính Việt Nam- Trung Quốc (1999), Nxb Tài chính, Hà Nội.
[38.] Các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc và tác động của nó đối
với sự phát triển kinh tế hàng hoá (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[39.] “Cần cảnh giác hơn nữa đối với âm mưu của bọn phản động Trung Quốc”
(1980), Tin tức khoa học quân sự , số 90A, tháng 3.
[40.] Cuộc xung đột Trung Quốc-Việt Nam (1980), Chuyên san Thư viện
Quân đội, Hà Nội.



[41.] Trường Chinh (1979), Về vấn đề Campuchia, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[42.] Diễn văn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhân chuyến thăm Thủ tướng Lý
Bằng (1991), Báo Nhân dân, ngày 1/12, Hà Nội.
[43.] Trần Việt Dung (2001), “Quan hệ thương mại Việt- Trung trong những
năm gần đây”, Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, số 2 (31), tr 53-57.
[44.] Lưu Thị Kim Dung (1994), “Hành động của Trung Quốc ở biển Đông”,
Tin Tham khảo đặc biệt chủ nhật, 5/12, số 52.
[45.] Đảng cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[46.] Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[47.] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[48.] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[49.] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[50.] Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI
BCHTƯ, khoá 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[51.] Đấu tranh ngoại giao thời kì 1965-1975, Hồ sơ 243, Phông TK, Phòng
lưu trữ Bộ Ngoại giao.
[52.] Đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, t2
(1946-1954) (1976), Bộ phận tổng kết, Bộ Ngoại giao, Hà Nội.
[53.] Đề cương sơ thảo “Lịch sử quan hệ đối ngoại nước VNDCCH 19451975”, Hồ sơ, Phông TK, Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao.
[54.] Trần Văn Đào- Phan Doãn Nam (2001) (Chủ biên), Quan hệ quốc tế
1945-1995, Tài liệu lưu trữ tại Học viện Quan hệ quốc tế.


[55.] Trung Đức (2001), “Trung Quốc, đối tác lớn về ngoại thương của Việt

Nam”, Báo Đầu tư, số 109.
[56.] Mao Trạch Đông (1976), Bảo bối của chúng ta là chiến tranh, là chuyên
chính, Nxb Quan hệ Quốc tế, Matxcơva.
[57.] “Đoàn đại biểu Việt Nam đưa ra sáng kiến làm dịu tình hình căng thẳng
tại biên giới hai nước” (1979), Báo Nhân dân , ngày 24/6.
[58.] “Đề nghị ba điểm của phía Việt Nam và đề nghị 8 điểm của phía Trung
Quốc” (1979), Báo Nhân dân, ngày 16/5.
[59.] Đường lối gây rối loạn và chiến tranh (1978), Nxb Nôvôxti, Maxcơva.
[60.] Trần Văn Độ (2000), “Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc qua một số công
trình nghiên cứu trên tạp chí “Nghiên cứu Trung Quốc” 5 năm qua”, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 3(31).
[61.] Trần Văn Độ (1998), “Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc sau
khi bình thường hoá”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6(22).
[62.] Trần Văn Độ (Chủ biên) (2002), Quan hệ Việt Nam –Trung Quốc những
sự kiện 1991-2000, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[63.] Marvin Kalb- Barnard Karbl (1979), Đột phá khẩu Trung Quốc, Hội nghị
cấp cao 1972, T2, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
[64.] Gioay. O.P, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương
lần thứ nhất, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
[65.] Gendereaur.M.C. (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[66.] Bắc Hải (2001), “Đầu tư và xuất khẩu- bất lợi lớn. Những tác động khi
Trung Quốc ra nhập WTO”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 62.
[67.] Hồ sơ viện trợ quốc tế, Lưu trữ tại Tổng cục hậu cần, cặp số 20,21.
[68.] Hỏi và đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng
(1983), Nxb Sự thật, Hà Nội.


[69.] Sa lực Mân Hạ (1992), 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Bộ Quốc
phòng, Cục nghiên cứu, Hà Nội.

[70.] Nguyễn Như Hà (1979), Chúng đông nhưng không mạnh, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
[71.] Khổng Doãn Học (1983), Kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
[72.] Hồ sơ 81, Phông CA IV, Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao.
[73.] Hồ sơ 85, Phông CA IV, Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao.
[74.] Hồ sơ 86, Phông CA IV, Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao.
[75.] Hồ sơ 90, Phông CA IV, Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao.
[76.] Hồ sơ 92, Phông CA IV, Phòng lưu trữ Bộ Ngoại giao.
[77.] Học viện quan hệ quốc tế (2002), Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân 1945-1995, Tài liệu lưu trữ nội bộ.
[78.] Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Kỷ yếu hội thảo
khoa học: chính sách của Trung Quốc đối với các nước ASEAN và Việt
Nam hiện nay, Hà Nội.
[79.] Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt-Trung, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[80.] Nguyễn Minh Hằng (2000), “Vài nét về quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc trong những năm gần đây”, Tạp chí Kinh tế châu Á-Thái Bình
Dương, số 1 (26), tr 45-53.
[81.] Nguyễn Trung Hậu (2000), “Quan hệ cách mạng Việt Nam - Trung Quốc
1947-1950”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 9.
[82.] Hoa Kiều và quan hệ Việt –Trung (1979), TTXVN, Hà Nội.
[83.] Hội thảo khoa học Việt-Trung: “Cái phổ biến và cái đặc thù” (2000), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


[84.] Iurocov.X.G. (1984), Châu Á trong các kế hoạch của Bắc Kinh, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
[85.] Ilin.M.Đ. (1984), Bắc Kinh- Kẻ thù của hoà bình, hoà dịu và hợp tác quốc
tế, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
[86.] Ivanov. I (1983), Trung Quốc và các nước đang phát triển, Nxb Thông tin

lý luận, Hà Nội.
[87.] Ivanxo.G. H. (1986), Chân lý thuộc về ai? Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[88.] Ivanov (1983), Trung Quốc và các nước đang phát triển, Nxb Thông
tin lý luận, Hà Nội.
[89.] Kaul. T.N, Ấn Độ – Trung Quốc và Đông Dương, Bùi Xuân Ninh dịch,
Thư viện Quân đội, Sao lục.
[90.] Vũ Khoan (2000), “Mốc mới trong quan hệ Việt- Trung”, Tạp chí Cộng
sản, số 2, tr 25-26.
[91.] Vũ Khoan (2002), “Quan hệ Việt- Trung không ngừng được củng cố và
phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5.
[92.] Karasov.N. V (1979), “Đông Nam Á dưới sự nhòm ngó của những kẻ
theo chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh”, Thông tin khoa học-xã hội, tháng 12.
[93.] Nguyễn Ngọc Kha (1956), Đây Trung Quốc mới đang xây dựng, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
[94.]

Lê Kim (1984), Một bước thất bại của bọn bành trướng Bắc Kinh, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[95.]

Kỷ yếu hội thảo phát triển khu vực châu Á-Thái bình Dương và tranh

chấp biển Đông (2000). Viện sử học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[96.] Lưu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt-Trung về quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
[97.] Lưu Văn Lợi (1998), 50 năm ngoại giao Việt Nam (1975-1995), tập 2,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.



[98.]

Nguyễn Thành Lê (1983), Một tiêu điểm của cuộc chiến tranh tư tưởng

phản cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[99.] Quang Lợi (1999), “Động lực mới của quan hệ toàn diện Việt- Trung”,
Báo Phụ nữ, ngày 20/12.
[100.] Trường Lưu (1997), “Triển vọng mới của quan hệ hợp tác hữu nghị ViệtTrung”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4.
[101.] Tạ Ngọc Liên (1987), “Ở Trung Quốc người ta xuyên tạc lịch sử Việt
Nam như thế nào”? Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1.
[102.] Nguyễn Thành Lê (1987), “Cuộc thập tự chinh của thế lực phản động
trong giới cầm quyền Trung Quốc chống Việt Nam trên mặt trận tư tưởng và
tuyên truyền”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1.
[103.] Phạm Ngọc Long (1980), “Quá trình can thiệp và xâm lược ba nước
Đông Dương của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Trung Quốc”,
Thông tin khoa học-xã hội, số3.
[104.] Đinh Xuân Lý (2002), Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- APEC:
tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm (1986-1998), Đề tài khoa học cấp Đại
học Quốc gia, mã số CB 01-08.
[105.] Hồ Chí Minh toàn tập (1996), t6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[106.] Hồ Chí Minh toàn tập (1996), t9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[107.] Nguyễn Thị Mơ (2001), “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực
ngoại thương-Nhìn lại 10 năm và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 6 (600), tr 36-43.
[108.] Đức Minh (1998), “Nhìn lại quan hệ Việt- Trung từ khi bình thường hoá
đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số1.
[109.] Một số đặc điểm của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc chống Việt
Nam, Lào, Cămpuchia (1984), Nxb thông tin lý luận, Hà Nội.



[110.] Những quan điểm trong chính sách đối ngoại của chủ nghĩa Mao (1975).
Nxb Quan hệ Quốc tế, Matxcova.
[111.] Những văn bản cần biết về hợp tác Việt Nam - Trung Quốc (1992), Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
[112.] Nguyễn Dy Niên (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[113.] Ngoại giao Việt Nam 1945-2000 (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[114.] Bành Mộ Nhân (2002), Quyết sách của Trung Quốc trong cuộc chiến
tranh trừng phạt Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[115.] Mỹ-Trung Quốc trong tứ giác châu Á (1998), Châu Mỹ ngày nay, số 3.
[116.] Một số nét về Trung Quốc và Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung
Quốc (1997), Tạp chí Công tác tư tưởng-văn hoá, số 10.
[117.] Nét mới trong chính sách ngoại giao Trung Quốc trong những năm gần
đây (1999), Học viện Quan hệ quốc tế , số 3(29).
[118.] Nền ngoại giao nước lớn của Trung Quốc (2000), Tạp chí Kiến thức
quốc phòng hiện đại, th2/số 2.
[119.] Nhìn nhận chiến lược ngoại giao Trung Quốc (1997), Tài liệu tham khảo
đặc biệt, số 2/1.
[120.] Những nhà nghiên cứu Mỹ bàn vê sự trỗi dậy của Trung Quốc và những
tác động đối với an ninh (2001), Tạp chí Châu Á ngày nay, số 11-12.
[121.] Phạm Cao Phong (2000), “Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
từ 1991 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1 (29), tr 25-32.
[122.] Vũ Phương (2000), “Tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt
Nam(11/1991-12/1999)”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (30), tr 30-36.
[123.] Lê Công Phụng (2001), “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định
hợp tác nghề cá giữa Việt Nam - Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí
Cộng sản, số 2.


[124.] Vũ Phương (2000), “Tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tạih Việt

Nam (từ 11/1991-11/1999)”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2.
[125.] Phô trương sức mạnh (1994), Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 7/12.
[126.] Phát biểu của trưởng đoàn đại biểu Chính phủ ta tại phiên họp thứ ba của
cuộc đàm phán Việt Nam -Trung Quốc (1979), Báo Quân đội nhân dân, ngày
5/5.
[127.] Phát biểu của Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Hội nghị TƯ 5 Đảng Cộng
sản Trung Quốc (khoá XIV) tháng 9/1995, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
số tháng 3/1996.
[128.] Quan hệ kinh tế-văn hoá Việt Nam - Trung Quốc, hiện trạng và triển vọng
(2001), Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[129.] Qui định pháp luật về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước Trung
Quốc-Lào-Căm puchia (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[130.] Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nhìn lại 10 năm và triển vọng (2002),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[131.] Tề Kiến Quốc (2002), “Trung -Việt: tình hữu nghị đời đời bền vững”,
Tạp chí Cộng sản, số đặc biệt +số 2, tr 71-73.
[132.] Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam- Nga sẽ đi theo hướng nào? (1996), Tài
liệu tham khảo đặc biệt, số 17/7.
[133.] Quan hệ Trung Quốc- Nam Á, thách thức và triển vọng (2000), Tài liệu
tham khảo đặc biệt, số 3/5-5/6.
[134.] Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và việc mở hai tuyến đường sắt giữa hai
nước (1990), Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 16/2.
[135.] Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc (1997), Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 20/3.
[136.] Quan hệ Việt- Trung, bất hoà chỉ là tạm gác lại (1996), Tài liệu tham
khảo đặc biệt, số 21/9.


[137.] Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc và sự xuyên tạc lịch sử của người lãnh
đạo Bắc Kinh (1979), Tạp chí Sổ tay tuyên truyền, số7.
[138.] Qui chế về khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc (1992), báo

Nhân dân, ngày 14/5.
[139.] Trương Quang (1995), Chính sách ngoại giao của Trung Quốc, Nxb Tri
thức thế giới, Hà Nội.
[140.] Vũ Quang (2001), Một số vấn đề cải cách, mở cửa ở Trung Quốc và đổi
mới ở Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[141.] Nguyễn Huy Quý (1999), Nước CHND Trung Hoa chặng đường lịch sử
nửa thế kỷ 1949-1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[142.] Nguyễn Huy Quý (2000), “CNXH-kinh nghiệm của Việt Nam, kinh
nghiệm của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6(34), tr 3-12.
[143.] Nguyễn Huy Quý (2000), “Mùa xuân mới của quan hệ Việt- Trung”, Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(29), tr 18-21.
[144.] Nguyễn Huy Quý (2000), “ Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc: mười năm
khôi phục và triển vọng”, Tạp chí Cộng sản số 21, tr 73-75.
[145.] Rôbert Sutter (1998), Những ưu tiên chính sách và quan hệ gần đây của
Trung Quốc đối với Đông Nam Á, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông
tin Khoa học-xã hội, Hà Nội.
[146.] Đỗ Tiến Sâm (2000), “Mấy suy nghĩ về quan hệ Việt- Trung nhân kỷ
niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc”, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 (31), tr 18-21.
[147.] Đỗ Tiến Sâm- Furutamotoo (2002) (Chủ biên), Chính sách đối ngoại
rộng mở của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.


[148.] Đỗ Tiến Sâm (2001), “Ảnh hưởng của việc Trung Quốc ra nhập WTO
đối với quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam - Trung Quốc”, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 (39), tr 26-30.
[149.] Đỗ Tiến Sâm (2002), “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ khi bình
thường hoá đến nay và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số2.
[150.] Bùi Thanh Sơn (2000), “50 Năm quan hệ Việt- Trung”, Tạp chí Nghiên

cứu quốc tế, số 32, tr 15-19.
[151.] Sự phản bội của những người lãnh đạo Trung Quốc tại Hội nghị Giơnevơ
1954 về Đông Dương (1980), Nghiên cứu lịch sử , số 2/1980 (Th3-4).
[152.] Sự thay đổi môi trường chính sách quân sự ở châu Á- Thái Bình Dương
và khu vực Đông Nam Á, Viện nghiên cứu bảo vệ hoà bình và an ninh Nhật
Bản, Tài liệu dịch của học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
[153.] Sự thật quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua (1979), Báo
Nhân dân , số 9247-9249 ;5-7/10.
[154.] Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và mối quan hệ ViệtTrung (1996), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
[155.] Ra sức bảo vệ tình hữu nghị Việt- Trung, kịch liệt lên án và chống lại mọi
âm mưu vu cáo Việt Nam trong vấn đề người Hoa (1979), Nxb Bộ Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
[156.] Tập báo cáo thường kỳ về tình hình chung của Bộ Ngoại giao (19501953), Cục lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, Phông Phủ thủ
tướng, Đơn vị bảo quản số 1507.
[157.] Tập biên bản các phiên họp toàn thể lần thứ nhất (8/5); lần thứ tư (14/5);
lần thứ sáu (9/6)/năm 1954 ở Hội nghị Giơnevơ, Cục lưu trữ Nhà nước,
Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1, Phông Phủ thủ tướng, Đơn vị bảo quản số
1523.


[158.] Tập tài liệu về nhu cầu giao nhận và phân phối tình hình viện trợ năm
1952; 1953-1954, Cục lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ Quốc gia 1,
Phông Phủ thủ tướng, Đơn vị bảo quản số 2167.
[159.] Tư liệu nghiên cứu về quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam 1949-1979,
t1, Cục Nghiên cứu Bộ Quốc phòng, bản đánh máy.
[160.] Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN về vấn đề người Hoa ở
Việt Nam (1979), Bộ Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[161.] Tình hữu nghị vĩ đại và đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước
Trung-Việt muôn năm (1971), Nxb Ngoại văn, Hà Nội.
[162.] Tình hữu nghị quí báu giữa Việt Nam - Trung Quốc nhất định được bảo

vệ (1978), Tạp chí Cộng sản, Th6.
[163.] Tình đoàn kết chiến đấu Việt-Trung (1963), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[164.] Tội ác chiến tranh của bọn bành trướng Trung Quốc đối với Việt Nam
(1980), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[165.] Nguyễn Ngọc Tuyên (1959), Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách
mạng Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[166.] Nguyễn Thế Tăng (2000), “Triển vọng buôn bán qua biên giới Việt Nam
- Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, tr 33-39.
[167.] Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc (1991), Báo Nhân dân, ngày 11/11.
[168.] Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc (1992), Báo Nhân dân, ngày 5/12.
[169.] Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc (1994), Báo Nhân dân, ngày 22/11.
[170.] Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc (1995), Báo Nhân dân, ngày 2/12.
[171.] Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc (1999), Báo Nhân dân, ngày 28/12.
[172.] Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc (2001), Báo Nhân dân, ngày 3/12.
[173.] Tuyên bố chung của CHND Campuchia, CHDNND Lào và CHXHCN
Việt Nam về việc rút toàn bộ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về
nước (1989), Báo Nhân dân, ngày 6/4.


[174.] Tuyên bố của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại sân bay Bắc Kinh (1991), Báo
Nhân dân, ngày 6/11, Hà Nội.
[175.] Thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt- Trung lên tầng cao mới (2003),
Báo Nhân dân, ngày 7/4.
[176.] Tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc là tài sản quí giá của hai Đảng và
nhân dân hai nước (2001), Báo Nhân dân, ngày 1/12.
[177.] Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỉ mới giữa nước CHXHCN
Việt Nam và nước CHND Trung Hoa (2000), Báo Nhân dân, ngày 26/12.
[178.] Tuyên bố của Bộ ngoại giao về việc Trung Quốc đơn phương kết thúc vòng 2
đàm phán Việt Nam - Trung Quốc (1980), Báo Nhân dân, số 9404/tháng 3.
[179.] Tuyên bố của Lý Tiên Niệm về tình hình Việt Nam- Trung Quốc (1976),

Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 2/3.
[180.] Tư tưởng chiến lược của Trung Quốc dưới thời Mao (1993), Thông tin
khoa học-xã hội, số 5.
[181.] Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ tài chính Việt Nam - Trung Quốc (2001), Tài
chính, số 12 (446).
[182.] Lê Tịnh (1994), “Bước phát triển mới của Trung Quốc và mối quan hệ
Việt-Trung”, Tạp chí Cộng sản, số tháng 12.
[183.] Nguyễn Hồng Thao (2001), “Đàm phán ký kết phân định lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và Hiệp định nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, Hà Nội.
[184.] Thông tin Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội
(2001), Việt Nam trong thế kỷ XX, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[185.] Phạm Đức Trung (1980), “Từ góc độ Việt Nam, nghiên cứu phê phán
chính sách của Trung Quốc đối với các nước Đông Dương”, Thông tin khoa
học-xã hội, số 6.


[186.] Trung tâm tin học và thống kê (2002), Hải quan Việt Nam, Nxb Tổng cục
Thống kê, Hà Nội.
[187.] Tranh chấp vùng biển Việt Nam- Trung Quốc (1995), Quân sự nước
ngoài, số tháng 1.
[188.] Tranh chấp quần đảo Trường Sa-suy nghĩ về tác động đến an ninh khu
vực (2000), Chuyên san Thư viện Quân đội, Hà Nội.
[189.] Trung Quốc- cường quốc quân sự trong thế kỉ XXI (1994), Thông tin
khoa học-xã hội, số 3(9).
[190.] Trung Quốc dưới ánh sáng của xu hướng toàn cầu hoá và chủ nghĩa khu
vực châu Á (2001), Thông tin khoa học-xã hội, số 7(223).
[191.] Trung Quốc duy trì chính sách đối ngoại cởi mở (1999), Toàn cảnh sự
kiện, dư luận, số tháng 8(109).
[192.] Trung Quốc- Hiện đại hoá hay bành trướng? (1997), Tài liệu tham khảo

đặc biệt, số 21/10.
[193.] Trung Quốc- nguyên tắc chiến lược chỉ đạo ngoại giao (2000), Tài liệu
tham khảo đặc biệt, số 10/7.
[194.] Trung Quốc- chiến lược ngoại giao đầu thế kỉ XXI (2000), Tài liệu tham
khảo đặc biệt, số7/7.
[195.] Trung Quốc -đường lối đối ngoại 1997 (1997), Tài liệu tham khảo đặc
biệt, số 24/12.
[196.] Trung Quốc và chiến lược ra biển Đông (1997), Tin Tham khảo chủ nhật, số 6/7.
[197.] Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục cuộc tranh chấp xen kẽ nhau (1980),
Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 176, tháng7.
[198.] Trung Quốc đáp ứng Mỹ từ chiến tranh Việt Nam cho đến khi nối lại
quan hệ (1980), Tin tức khoa học quân sự , Số 92A,Th8(5)
[199.] Thời điểm quan trọng của cả ba nước (1995), Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 5/12.
[200.] Thái độ của Hà Nội đối với sự đe doạ của Trung Quốc (1980), Tài liệu
tham khảo đặc biệt, số 1962. Th7.


[201.] Nguyễn Thế Tăng (1997), Quá trình mở cửa đối ngoại của nước CHND
Trung Hoa, Nxb Khoa học- xã hội, Hà Nội.
[202.] Nguyễn Cơ Thạch (1984), Vì hoà bình, an ninh ở Đông Nam Á và thế
giới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[203.] Nguyễn Cơ Thạch (1990), “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy
mới của chúng ta”, Tạp chí Quan hệ Quốc tế , số 1/ tháng 1.
[204.] Nguyễn Cơ Thạch ( 1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và
thế giới trong 25 năm tới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[205.] Nguyễn Cơ Thạch (1979), Chiến lược của ta đối với Trung Quốc,
Chuyên san, Thư viện Quân đội, Hà Nội.
[206.] Nguyễn Quang Thắng (1998), Hoàng Sa, Trường Sa, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí
Minh.
[207.] Nguyễn Xuân Thắng (1996), Việt Nam và các nước châu Á-Thái Bình

Dương: Các quan hệ kinh tế hiện nay và triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[208.] Thắng lợi oanh liệt và hào hùng của dân tộc ta chống bọn xâm lược
Trung Quốc (1978), Nxb Sự thật, Hà Nội.
[209.] Minh Tranh (1953), Tình hữu nghị Việt-Trung–Xô, Nxb Hội Hữu nghị
Việt-Xô, Hà Nội.
[210.] Nguyễn Duy Trinh (1972), Thế đi lên của ta trên mặt trận ngoại giao,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
[211.] Nghệ Kiện T rung (1988), Trung Quốc trên bàn cân, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[212.] Về cuộc gặp gỡ giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Trung
Quốc tại Bắc Kinh (1989), Báo Nhân dân, ngày 21/1.
[213.] Về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc hiện nay (2002), Chuyên san Thư viện Quân đội, Hà Nội.
[214.] Vũ Quang Vinh (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động
đối ngoại 1986-2000, Nxb Thanh niên, Hà Nội.


×