ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG VĂN HIẾU
VAI TRß B¶O VÖ QUYÒN CON NG¦êI
TRONG Tè TôNG H×NH Sù CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N QUA THùC TIÔN TP H¶I PHßNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG VĂN HIẾU
VAI TRß B¶O VÖ QUYÒN CON NG¦êI
TRONG Tè TôNG H×NH Sù CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N QUA THùC TIÔN TP H¶I PHßNG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS VŨ CÔNG GIAO
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Văn Hiếu
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường,
kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố
gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
PGS. TS Vũ Công Giao là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận
tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và
chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trực
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các tác giả có công trình, bài viết khoa
học mà tôi đã sử dụng để tham khảo và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các
Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 02 tháng 06 năm 2016
Tác giả Luận văn
Hoàng Văn Hiếu
MỤC LỤC
Trang
Trang phu ̣ bià
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mu ̣c từ viế t tắ t
Danh mu ̣c các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ BẢO VỆ
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY............ 8
1.1.
Khái niệm quyền con người và bảo vệ quyền con người ..................... 8
1.1.1. Khái niệm quyền con người ................................................................. 8
1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền con người ................................................... 10
1.2.
Khái niệm và đặc trưng của hoạt động bảo vê ̣ quyề n con người
trong tố tụng hình sự của Viê ̣n kiể m sát nhân dân ............................. 12
1.2.1. Nhận thức về hoạt động bảo vê ̣ quyề n con người trong tố tu ̣ng
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ................................................... 12
1.2.2. Đặc trưng của hoạt động bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ................................................... 16
1.3.
Các nguyên tắc tố tụng làm nền tảng cho việc bảo vệ quyền con
người của Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự ................. 21
1.4.
Các phương thức bảo vệ quyề n con người trong tố tụng hình sự
của Viện kiể m sát nhân dân ................................................................ 26
1.4.1. Bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động thực hành quyền
công tố và kiể m sát viê ̣c khởi tố , điề u tra các vu ̣ án hiǹ h sự ............. 26
1.4.2. Bảo vệ quyền con người qua các hoạt động thực hành quyền
công tố và kiể m sát xét xử các vu ̣ án hiǹ h sự..................................... 32
1.4.3. Bảo vê ̣ quyề n con người trong viê ̣c kiể m sát tạm giữ, tạm giam
và thi hành án hình sự ........................................................................ 37
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 44
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SƢ̣ CỦ A VIỆN KIỂM SÁ T NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..................................................................45
2.1.
Khái quát về hệ thống Viện kiểm sá
t nhân dân ở thành phố
Hải Phòn g .......................................................................................... 45
2.2.
Thực tra ̣ng bảo vê ̣ quyề n con người trong hoa ̣t đô ̣ng thực hành
quyề n công tố và kiể m sát viê ̣c khởi tố , điề u tra các vu ̣ án hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng ........................................ 48
2.3.
Thực tra ̣ng bảo vê ̣ quyề n con người trong thực hành quyề n công
tố và kiể m sát xét xử các vu ̣ án hiǹ h sự của Viê ̣ n kiể m sát nhân
dân TP. Hải Phòng.............................................................................. 56
2.4.
Thực tra ̣ng bảo vê ̣ quyề n con người trong hoa ̣t đô ̣ng thực hành
quyề n công tố và kiể m sát viê ̣c ta ̣m giữ , tạm giam và thi hành án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Phòng .......................... 63
2.5.
Đánh giá chung về vai trò bảo vê ̣ quyề n con người của Viê ̣n kiể m
sát nhân dân TP. Hải Phòng trong tố tụng hình sự............................. 67
Tiể u kế t chương 2 ............................................................................................ 75
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ BẢO
VỆ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
CỦA VIỆN KIỂM SÁ T NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ........................................................... 76
3.1.
Các quan điểm về nâng cao vai trò bảo vê ̣ quyề n con người trong
tố tu ̣ng hin
̀ h sự của Viê ̣n kiể m sát nhân dân TP. Hải Phòng .............. 76
3.2.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người
trong tố tu ̣ng hin
̀ h sự của Viện kiểm sát nhân dân TP. Hải Phòng .... 79
3.2.1. Giải pháp về tăng cường hướng dẫn và thực thi các quy định của
Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hin
̀ h sự năm 2015 ...................................................... 79
3.2.2. Các giải pháp về tổ chức và hoạt động nhằm tăng cường vai trò
bảo vệ quyền con người của VKSND ................................................ 84
Tiể u kế t chương 3 ............................................................................................ 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
: Bô ̣ luâṭ hình sự
BLTTHS
: Bô ̣ luâṭ tố tu ̣ng hình sự
CQĐT
: Cơ quan điề u tra
THQCT
: Thực hành quyền công tố
VKSND
: Viê ̣n kiể m sát nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1. Kế t quả kiể m sát giải quyế t tố giá c, tin báo về tô ị
phạm của VKSND các cấ p thành phố Hải Phòng
50
Bảng 2.2. Kế t quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra của VKSND Hải Phòng giai đoạn 2011 – 2015
51
Bảng 2.3. Số vu ̣ và bi ̣cá o VKSND đã kiểm sát xét xử trong
giai đoa ̣n 2011 – 2015
59
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ quyền con người là một trong những yêu cầu và mục đích của
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Chăm lo đến con
người, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con người phát triển toàn diện là quan
điểm cơ bản, xuyên suốt, được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Bảo vệ quyền con người cần được thực hiện trên tất cả
các lĩnh vực, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm về nhân quyền như hoạt
động tố tụng hình sự. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính
trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định:
Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày
càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân
trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công
cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu
quả với các loại tội phạm và vi phạm [8].
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đặt ra
nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó đẩy
mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ
thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ
quyền con người” [11].
Tố tụng hình sự là một mặt hoạt động của Nhà nước, có sự tham gia
của nhiều cơ quan, trong đó VKSND giữ vai trò rất quan trọng. Điều 107
Hiến pháp năm 2013 quy định: VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp. Hiến pháp cũng quy định vai trò của VKSND nhân dân,
đó đề cao vai trò bảo vệ quyền con người: “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp
luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ
1
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp
phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Trong những năm vừa qua , bằng công tác thực hành quyền công tố
(THQCT) và kiểm sát viê ̣c tuân theo pháp luâ ̣t trong tố tu ̣ng hiǹ h sự VKSND
đã có những đóng góp lớn trong việc bảo vệ quyền con người trong các giai
đoa ̣n khởi tố , điề u tra, truy tố , xét xử trong tố tụng hình sự . Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt đươ ̣c, vai trò bảo vê ̣ quyề n con người của
trong tố tu ̣ng hình sự còn chưa thực sự đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u
VKSND
. Công tác
THQCT và kiểm sát điều tra còn nhiều lỗ hổng , dẫn đế n viê ̣c các Cơ quan
điề u tra (CQĐT) ở một số nơi , trong mô ̣t số thời điể m còn áp du ̣ng các biê ̣n
pháp trái luật, bức cung, dùng nhục hình đối với người bi ̣ta ̣m giữ , bị can. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đã nêu, trong đó nhiều nguyên
nhân đã được làm rõ, trong khi có nhiều nguyên nhân còn chưa được nhận
diện đầy đủ. Do vâ ̣y, việc nghiên cứu về vai trò bảo vê ̣ quyề n con người trong
tố tụng hình sự của VKSND hiện nay là có ý nghĩa thiết thực cả trên phương
diê ̣n lý luâ ̣n và thực tiễn . Đây đồng thời là một yêu cầ u cấ p thi ết, đặc biệt
trong bố i cảnh Luâ ̣t Tổ chức VKSND đươ ̣c ban hành năm 2014 đã có hiê ̣u lực
pháp luật và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đươ ̣c thông qua và
có hiệu lực vào ngày 01/7/2016, trong đó nhấn mạnh vai trò bảo vê ̣ quyề n con
người của VKSND trong tố tu ̣ng hình sự.
Là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của nước ta, có địa bàn
rộng, dân số đông, tình hình kinh tế xã hội sôi động nhưng phức tạp nên trong
những năm vừa qua, số lươ ̣ng vu ̣ án hiǹ h sự ở Hải Phòng luôn ở mức cao trên
cả nước. Trong bối cảnh đó, VKSND Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực và đã đạt
nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiê ̣n
vai trò bảo vê ̣ quyề n con
người trong hoa ̣t đô ̣ng tố tu ̣ng hiǹ h sự. Tuy nhiên, bên ca ̣nh những kết quả đạt
đươ ̣c, viê ̣c thể hiê ̣n vai trò bảo vê ̣ quyề n con người của
VKSND Hải Phòng
còn nhiều hạn chế bất cập. Những hạn chế, bất cập này do nhiều nguyên nhân,
2
trong đó ngoài những nguyên nhân chung, còn có những nguyên nhân đặc thù
ở địa phương, đòi hỏi phải nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục.
Là một cán bộ đang làm việc trong ngành kiểm sát ở địa phương, trước
tình hình trên, học viên quyết định chọn đề tài “Vai trò bảo vệ quyền con
người trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân - qua thực tiễn TP
Hải Phòng” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn tìm ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự
của VKSND trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng, ở nước ta nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự nói riêng. Những công trình nghiên cứu về vấn đề này có thể được
phân thành hai nhóm chính như sau:
- Các nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung: Nhóm này
có các công trình tiêu biểu như: "Quyền con người trong thế giới hiện đại"đề tài khoa học cấp nhà nước do Đề tài KX 07-16, năm 1995 do GS Hoàng
Văn Hảo và GS Phạm Ích Khiêm đồng chủ nhiệm; “Giới thiệu công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị” do Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên, Lã
Khánh Tùng (đồng chủ biên), NXB Hồng Đức, 2012; “Giới thiệu công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, do Vũ Công Giao, Nghiêm
Kim Hoa (đồng chủ biên), NXB Hồng Đức, 2012; “Giáo trình Lý luận và
pháp luật về quyền con người”, do Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã
Khánh Tùng (đồng chủ biên) NXB ĐHQG Hà Nội, 2010, tái bản năm 2011,
2015; “Luật nhân quyền quốc tế: Những vấn đề cơ bản” Vũ Công Giao, Lã
Khánh Tùng, NXB Lao động – xã hội, 2011…
- Các nghiên cứu về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự:
Nhóm này có các công trình tiêu biểu như: “” - Bảo vệ quyền con người bằng
pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà
3
nước pháp quyền Việt Nam đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia do
GS.TSKH. Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí, Ths. Trịnh Quốc Toản đồng
chủ trì thực hiện năm 2005; "Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người
bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự" của GS.TSKH Lê Văn Cảm
đăng trên tạp chí Khoa học - Luật học của ĐHQG Hà Nội, số 3/2011; "Bảo vệ
quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" sách
chuyên khảo của TS. Trần Quang Tiệp, NXB Chiń h tri ̣ quố c gia năm 2004;
“Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự” Nguyễn Đăng
Dung, Phạm Hồng Thái, Lê Văn Cảm, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng
chủ biên), NXB ĐHQG Hà Nội, 2011; “Bảo đảm quyền con người trong tố
tụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" của PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc tại Hội thảo về Quyền con người
trong tố tụng hình sự (do VKSND tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ
chức tháng 3-2010); "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở
Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Huy Hoàng, bảo vệ
tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm
2011; "Bảo vệ quyền con
người trong tố tụng hình sự Việt Nam" luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang
Hiền bảo vệ tại Viê ̣n nhà nước và pháp luâ ̣t năm 2008; “Quyền được suy đoán
vô tội theo Luật nhân quyền quốc tế và những gợi mở cho việc sửa đổi
BLTTHS Việt Nam” của Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm, đăng trên Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2015; “Quyền im lặng” trong pháp luật quốc
tế, pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam, của Vũ Công Giao, Nguyễn
Minh Tâm, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2015.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp một lượng kiến
thức, thông tin lớn có liên quan đến đề tài. Cùng với những văn bản pháp quy
và báo cáo tình hình hoạt động của VKSND thành phố Hải Phòng, những
công trình nghiên cứu nêu trên là những nguồn tài liệu tham khảo chính cho
tác giả khi thực hiện luận văn này.
4
Tuy nhiên, hiện chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu chuyên
sâu về vai trò của VKSND trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự. Thêm vào đó, hầu hết các công trình nghiên cứu đã nêu trên chưa cập
nhật những quy định mới về VKSND và về bảo vệ quyền con người trong tố
tụng hình sự trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và
hai Bộ luật Hình sự, BLTTHS mới sửa đổi năm 2015. Vì vậy, luận văn này là
rất cần thiết và có giá trị lý luận, thực tiễn.
3. Mục đích, nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ cơ sở lý luận, pháp
lý và thực tiễn về vai trò của VKSND, đồng thời đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự
ở nước ta.
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn xác định những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về vai trò bảo vệ quyền con người
của VKSND trong tố tụng hình sự, chỉ ra cơ sở lý thuyết của hoạt động này,
bao gồm các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm, tính chất, các yêu cầu và điều
kiện tác động…
- Phân tích khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vai trò
của VKSND trong bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, chỉ ra những
quy định còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong pháp luật Việt Nam mà ảnh hưởng
đến hiệu quả bảo vệ quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện vai trò bảo vệ quyền con
người trong tố tụng hình sự của VKSND thành phố Hải Phòng trong khoảng 5
năm gần đây, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân.
- Đề xuất và phân tích cơ sở khoa học của những quan điểm, giải pháp
5
nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự
ở nước ta từ thực tiễn thành phố Hải Phòng.
4. Đối tƣợng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò và sự thể hiện vai trò bảo vệ
quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự ở thành phố Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò bảo vệ quyền con
người của VKSND trong tố tụng hình sự, không mở rộng đến các cơ quan
tiến hành tố tụng khác.
Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò bảo vệ
quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự ở thành phố Hải Phòng,
không mở rộng đến các địa phương khác.
Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng bảo vệ quyền con
người trong tố tụng hình sự của VKSND thành phố Hải Phòng trong khoảng 5
năm trở lại đây.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Liên hợp quốc và của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người.
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp sau đây để giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện
có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vai trò của
VKSND trong bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện
nay (ở Chương 1).
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu,
báo cáo chuyên môn của VKSND địa phương và phương pháp quan sát thực
6
tế để đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng
hình sự của thành phố Hải Phòng trong 5 năm gần đây (ở Chương 2).
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người trong tố
tụng hình sự của VKSND thành phố Hải Phòng nói riêng và ở nước ta nói
chung trong thời gian tới (ở Chương 3).
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về vai trò bảo vệ quyền con
người của VKSND trong tố tụng hình sự ở thành phố Hải Phòng. Luận văn
cũng là một trong số ít công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về vấn
đề bảo đảm quyền con người của VKSND ở nước ta từ trước đến nay.
Vì vậy, luận văn cung cấp nhiều kiến thức, thông tin, luận điểm và đề
xuất mới có giá trị tham khảo với các cơ quan nhà nước ở trung ương và ở
thành phố Hải Phòng trong việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế để nâng cao
hiệu quả bảo vệ quyền con người của VKSND trong tố tụng hình sự.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo
cho việc giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành luật có liên quan như luật
hiến pháp, hành chính, luật hình sự, luật nhân quyền ở Khoa Luật ĐHQG Hà
Nội và các cơ sở đào tạo khác của nước ta.
7. Kế t cấ u của luâ ̣n văn
Ngoài phần Mở đầu , Kế t luâ ̣n và D anh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , luận
văn được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về vai trò bảo vệ quyền con người
của Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền con người của trong tố tụng hình
sự của Viê ̣n kiể m sát nhân dân TP Hải Phòng
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò bảo vệ quyền con người
trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn TP Hải Phòng.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ BẢO VỆ
QUYỀN CON NGƢỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
1.1. Khái niệm quyền con ngƣời và bảo vê ̣quyền con ngƣời
1.1.1. Khái niệm quyền con người
Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao quý nhất của nhân
loại, song cũng là vấn đề rộng lớn, phức tạp, được nhiều chuyên ngành khoa
học nghiên cứu. Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về quyền con
người, song quan điểm phổ biến cho rằng quyền con người là những đặc
quyền bẩm sinh, vốn có của mọi cá nhân: "Nhân quyền là những năng lực và
nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng đồng
nhân loại, được thể chế hóa bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp
lý quốc tế" [46]. Một đinh
̣ nghiã khác của Văn phòng Cao ủy của Liên hơ ̣p
quố c về quyề n con người
(OHCHR) cũng thườn g trích dẫn bởi các nhà
nghiên cứu, trong đó cho rằng: “Quyề n con người là những đảm bảo pháp lý
toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành
động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổ n hại đế n nhân phẩm, những sự được phép và
tự do cơ bản của con người” [45, tr.1].
Quyề n con người là những giá trị tự nhiên , vố n có của con người , tuy
nhiên nó chỉ thực sự có ý nghiã và trở thành hiê ̣n thực khi nó đươ ̣c bảo đảm
bằ ng pháp luật.
Quyề n con người có những thuô ̣c tính cơ bản sau đây:
- Tính phổ biến: Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở chỗ
quyền con người được áp dụng chung cho tất cả mọi người, không phân biệt
màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân. Con người,
8
dù ở trong những chế độ xã hội riêng biệt, thuộc những truyền thống văn hóa
khác nhau vẫn được công nhận là con người và được hưởng những quyền và
sự tự do cơ bản.
- Tính đặc thù: Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng quyền con
người nhưng mức độ thụ hưởng quyền có sự khác biệt, phụ thuộc vào năng
lực cá nhân của từng người, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội
mà người đó đang sống. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia khác nhau, vấn đề quyền
con người mang những sắc thái, đặc trưng riêng gắn liền với trình độ phát
triển kinh tế - xã hội ở khu vực đó. Ví dụ, ở các nước Tây Âu, do điều kiện
kinh tế phát triển nên con người ở đây được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt
hơn nơi khác. Ngược lại, ở một số nước châu Á và châu Phi, do kinh tế còn
chậm phát triển nên mức độ thụ hưởng an sinh xã hội thấp hơn.
- Tính không thể bị tước bỏ: Trong quan niệm chung của cộng đồng
quốc tế, quyền con người không thể tùy tiện bị tước bỏ hay hạn chế một cách
tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp nhất định được pháp luật quy định trước, chỉ
có những chủ thể đặc biệt mới có thể hạn chế quyền con người. Ví dụ, tù nhân
bị giam do thực hiện hành vi phạm tội.
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quyền: Tất cả các quyền
con người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là
tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì
sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Ví dụ, nếu một người không được làm
việc, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống còn của cá nhân thì người
đó sẽ ít chú ý và không có điều kiện thực hiện các quyền dân chủ như quyền
bầu cử hoặc quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội.
Quyề n con người đươ ̣c xác đinh
̣ theo các liñ h vực chủ yế u sau đây:
- Nhóm các quyền dân sự , chính trị: Đây là các quyề n quan tro ̣ng của
9
con người, có liên quan đến sự tồn tại tự nhiên, tấ t yế u của con người trong xã
hô ̣i, liên quan đế n mố i quan hê ̣ tự nhiên giữa con ngườ i với mô ̣t thể chế chiń h
trị của xã hội đó , ví dụ như quyề n số ng, quyề n tự do , quyề n bảo hô ̣ về tiń h
mạng, sức khỏe , danh dự, nhân phẩ m , bấ t khả xâm pha ̣m về thân thể , chỗ ở ,
bí mật thư tín, điê ̣n tin
́ ... Các quyền này theo quan điể m của các ho ̣c giả tư sản
đươ ̣c coi là quyề n cơ bản nhấ t, quan tro ̣ng nhấ t của con người.
- Nhóm các quyền về kinh tế , xã hội và văn hóa : Đây là nhóm quyề n
theo quan điể m của các nước xã hô ̣i chủ nghiã đươ ̣c coi là quan tro ̣ng nhấ t và
nhóm các quyền này luôn gắn liền với một nhà nước cụ thể
, đươ ̣c đảm bảo
bởi nhà nước. Các quyền này bao gồm: quyề n lao đô ̣ng, quyền học tập, quyền
an sinh xã hội, các quyền về văn hoá, sáng tạo và hưởng thụ các thành tựu của
khoa học kỹ thuật…
Ngoài các quyền nêu trên, theo quan điể m của cộng đồng quốc tế là
quyề n con người c òn bao gồm các quyền của nhóm và quyền tập thể, như
quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyề n phát triể n ,
quyề n số ng trong hoà bình, trong môi trường trong lành…
1.1.2. Khái niệm bảo vệ quyền con người
Theo nhâ ̣n thức chung của cô ̣ng đồ ng quố c tế , để bảo đảm quyền con
người, nhà nước có ba nghĩa vụ cụ thể đó là:
Nghĩa vụ tôn trọng: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước không được tùy
tiê ̣n tước bỏ , hạn chế hay can thiệp , kể cả trực tiế p hay gián tiế p , vào việc thụ
hưởng các quyề n con người.
Nghĩa vụ bảo vệ: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chă ̣n sự
vi pha ̣m quyề n con người của các bên thứ ba.
Nghĩa vụ thực hiện : Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có
những biê ̣n pháp nhằ m hỗ trơ ̣ công dân trong viê ̣c thực hiê ̣n các quyề n con
người [16, tr.44].
10
Để thực hiện các nghĩa vụ về nhân quyền, các Nhà nước phải sử dụng
pháp luật. Là một phạm trù đa diện, xong quyề n con người có mố i liên hê ̣ gầ n
gũi hơn cả với pháp luật. Điề u này trước hế t là bở i cho dù quyề n con người là
bẩ m sinh, vố n có song viê ̣c thực hiê ̣n các quyề n vẫn cầ n có nhà nước và pháp
luâ ̣t. Hầ u hế t những nhu cầ u vố n có , tự nhiên của con người không thể đươ ̣c
bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật , mà thông qua đó ,
nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyề n không phải chỉ tồ n ta ̣i dưới da ̣ng
những quy tắ c đa ̣o đức mà còn trở thành những quy tắ c xử sự chung , có hiệu
lực bắ t buô ̣c và thố ng nhấ t cho tấ t cả các chủ thể trong xã hô ̣i [13, tr.35].
Với tư cách là chủ thể của pháp luật, con người – cùng với quyền, tự do
và nghĩa vụ, những thuô ̣c tiń h xã hô ̣i gắ n liề n với nó – luôn là đố i tươ ̣ng phản
ánh của các hệ thống pháp luật. Pháp luật xác lập và bảo vệ sự bình đẳng giữa
các cá nhân con người trong xã hội và sự độc lập tương đối của các cá nhân
với tâ ̣p thể , cô ̣ng đồ ng, nhà nước, thông qua viê ̣c pháp điể n hóa các quyề n và
tự do tự nhiên , vố n có của cá nhân . Theo nghiã này , pháp luật có vai trò đă ̣c
biê ̣t không thể thay thế pháp luâ ̣t trong viê ̣c bảo vê ̣ các quyề n con người.
Quyền con người và pháp luật là hai yếu tố không thể tách rời mà có
tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Mặc dù quyền con người có
tính "bẩm sinh" nhưng nó không thể thành hiện thực nếu không có pháp luật.
Trước hết, vai trò quan trọng của pháp luật đối với quyền con người là nó ghi
nhận (xác lập), củng cố, hoàn thiện quyền con người.
Pháp luật ghi nhận các quyền của con người được xã hội thừa nhận.
Thông qua pháp luật, quyền con người được ghi nhận và bảo vệ. Để bảo đảm
quyền con người, pháp luật đưa ra những điều cấm và những hành vi bắt buộc
phải làm nhằm ngăn ngừa và chống lại các hành vi vi phạm quyền con người.
Quyền con người được pháp luật xác lập sẽ không thể bị tước bỏ, hạn chế một
cách tuỳ tiện vì được bảo vệ bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và
11
cưỡng chế của xã hội, Nhà nước. Pháp luật là công cụ sắc bén, hữu hiệu của
Nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền con người. Với những đặc điểm riêng
của mình, pháp luật có tính bắt buộc cứng rắn bằng cách xác lập những điều
cấm mà bất cứ ai cũng không được vi phạm. Đồng thời, pháp luật được bảo
đảm thi hành bằng bộ máy Nhà nước cùng với sức mạnh (dư luận) xã hội. Vì
thế, các quy định của pháp luật về quyền con người còn được bảo đảm bằng
sự cưỡng chế của Nhà nước tránh mọi hành vi xâm hại. Trên cơ sở của pháp
luật, mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều phải được xử
lý nghiêm minh.
Bảo vệ quyền con người là một quá trình . Nó phụ thuộc vào tổng thể
nhiề u điề u kiê ̣n khác nhau (chính trị, kinh tế , pháp luật, văn hóa,....) trong đó
pháp luật có vị trí, vai trò và tầ m quan tro ̣ng hàng đầ u. Để phát huy đầ y đủ vai
trò quan trọng của pháp luật tro ng viê ̣c bảo vê ̣ quyề n con người thì phải thể
chế hóa quyề n con người thành các quy đinh
̣ cu ̣ thể trong hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t
và phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế ,
tạo thành đảm bảo phá p lý cho thực hiê ̣n quyề n con người . Nói cách khác ,
đảm bảo pháp lý bảo vê ̣ quyề n con người chính là đảm bảo thực hiê ̣n quyề n
con người bằ ng pháp luâ ̣t.
Tóm tại, có thể hiểu , bảo vệ quyền con người chính là việc nhà nướ c,
thông qua pháp luật, ghi nhận và quy định các biện pháp ngăn ngừa và xử lý
những hành vi vi phạm các quyền con người bằng bộ máy cưỡng chế của mình.
1.2. Khái niệm và đặc trƣng của hoạt động bảo vê ̣quyền con ngƣời
trong tố tụng hình sự của Viêṇ kiể m sát nhân dân
1.2.1. Nhận thức về hoạt động bảo vệ quyền con người trong tố tụng
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Ở Việt Nam, VKSND là một cơ quan nhà nước , mô ̣t thiế t chế đươ ̣c
thành lập theo quy định của Hiến pháp , có chức năng thực hành quyề n công
12
tố và kiể m sát hoa ̣t đô ̣ng tư pháp . Trong tố tu ̣ng hiǹ h sự, Viê ̣n kiể m sát có vai
trò rất quan trọng , thể hiê ̣n qua hai chức năng hiế n đinh
là thực hành quyền
̣
công tố và kiể m sát viê ̣c tuân theo phá p luâ ̣t trong tố tu ̣ng hình sự . Theo quy
đinh
̣ của Hiế n pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2014, Viê ̣n
kiể m sát còn có nhiê ̣m vu ̣ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất [28]. Viê ̣c bảo vê ̣ quyề n con người của
VKSND trong tố tu ̣ng hin
̀ h sự trước hết thể hiê ̣n qua đấ u tranh phòng, chố ng
tội p hạm, phát hiện kịp thời và
đưa ra xử lý nghiêm khắ c trước pháp luâ ̣t
những hành vi vi phạm quyề n con người, đặc biệt trong hoạt động tư pháp,
qua đó đảm bảo các quyề n con người đươ ̣c tôn tro ̣ng, thực hiện.
Tố tụng hình sự là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình
sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động
của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, VKSND, tòa án), người tiến
hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và
thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa...),
của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội, góp phần vào việc giải
quyết vụ án theo quy định của Luật Tố tụng hình sự. Tố tu ̣ng hình sự bao gồm
các g iai đoa ̣n khác nhau , với những hoa ̣t đô ̣ng cu ̣ thể khác nhau như tiế p
nhâ ̣n, giải quyết tố giác , tin báo về tô ̣i pha ̣m và kiế n nghi ̣khởi tố
; khởi tố ;
điề u tra; truy tố ; xét xử; thi hành án ... Hoạt động của Viện kiểmsát trong tố
tụng hình sự thể hiện xuyên suốt qua các giai đoạn, trong đó ngoài việc thực
hành quyền công tố thì kiể m sát viê ̣c tuân theo pháp luâ ̣t của các cơ quan tư
pháp là có tính liên tục . Hoạt động này củ a Viê ̣n kiể m sát nhằ m bảo đảm cho
tố tụng hình sự được t riể n khai đúng quy đinh
̣ pháp luâ ̣t , đồ ng thời bảo vệ
quyề n con người của các chủ thể bi ̣áp du ̣ng các h
như người bi ̣bắ t, bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
13
oạt đô ̣ng tố tu ̣ng hiǹ h sự
Các giai đoạn tố tụng thể hiê ̣n ở từng hoa ̣t đô ̣ng mà theo đó các cơ quan
tiế n hành tố tu ̣ng thực hiê ̣n những hoa ̣t đô ̣ng nhấ t đinh
̣ để tim
̀ ra sự thâ ̣t khách
quan của vu ̣ án để từ đó ra đươ ̣c bản án đúng người , đúng tô ̣i đúng pháp luâ ̣t.
Chức năng th ực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
Viê ̣n kiể m sát cũng đươ ̣c thực hiê ̣n tương ứng ở từng giai đoa ̣n
tố tụng. Như
vâ ̣y, phương thức, đối tượng, nô ̣i dung bảo vệ quyền con người của Viện kiểm
sát trong từng giai đoạn tố tu ̣ng hiǹ h sự ít nhiều khác nhau. Tuy nhiên, xuyên
suốt trong suốt quá trình tố tụng, việc bảo vệ quyền con người được thực hiện
thông qua hai chức năng cơ bản của Viê ̣n kiể m sát là thực hành quyề n công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luâ ̣t của các cơ quan tư pháp.
Quyề n công tố và thực hành quyề n công tố là những khái niê ̣m cơ bản
trong nghiên cứu về chức năng của Viê ̣n kiể m sát
. Quyền công tố là quyền
nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một
cơ quan thực hiện (ở nước ta là cơ quan VKSND) để phát hiện tội phạm và
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Để làm được điều này,
cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố phải có trách nhiệm bảo đảm
việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm
tội, trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Toà án và bảo vệ sự buộc
tội đó trước phiên toà. Như vậy, thực hành quyền công tố có tác dụng gián
tiếp bảo vệ quyền con người, vì giúp ngăn ngừa những hành vi vi phạm nhân
quyền. Tuy nhiên, việc thực hành quyền công tố cũng tiềm ẩn rủi ro vi phạm
nhân quyền, nếu như việc truy tố một người mang tính chất tuỳ tiện, cẩu thả,
chưa đủ chứng cứ tin cậy, hoặc cố tình truy tố trái pháp luật.
Hiế n pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014 đã có những
sửa đổi, bổ sung để làm rõ hơn chức năng thực hành quyề n công tố của Viện
kiểm sát, theo đó, thời điểm thực hành quyề n công tố được xác định từ khi phát
14
hiê ̣n có dấ u hiê ̣u tô ̣i pha ̣m, có tin báo, tố giác về tội phạm. Trước đó, pháp luật
tố tụng hình sự nước ta quy định việc thực hành quyề n công tố của Viê ̣n kiể m
sát chỉ phát sinh sau khi có quyết đinh
̣ khởi tố vu ̣ án hiǹ h sự. Sửa đổi này giúp
mở rộng phạm vi bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sátso với trước đây.
Nếu như chức năng thực hành quyền công tố vừa có tác dụng bảo vệ
,
vừa tiềm ẩn rủi ro vi phạm , thì chức năng kiể m sát viê ̣c tuân theo pháp luâ ̣t
trong tố tu ̣ng hin
̀ h sự thể hiê ̣n rõ nét và tập trung vai trò bảo vê ̣ quyề n con
người của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự . Nội dung kiểm sát các hoạt
động tư pháp trong tố tụng hình sự là giám sát trực tiếp hoạt động của các cơ
quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho
pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.
Như vậy, khi thực hiê ̣n chức năng này , Viê ̣n kiể m sát có thể phát hiện và xử
lý những hành vi vi phạm các quyền con người trong hoa ̣t đô ̣ng của các
cơ
quan tiế n hành tố tu ̣ng, người tiế n hành tố tu ̣ng...
Trong tố tụng hình sự, chủ thể của quyề n con người bao gồm những
người tiế n hành tố tu ̣ng như : Thủ trưởng ; Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ;
Điề u tra viên ; Viê ̣n trưởng ; Phó viện trưởng Viện kiểm sát ; Kiể m sát viên ;
Chánh án; Phó Chánh án tòa án ; Thẩ m phán ; Hô ̣i thẩ m nhân dân ; Thư ký ....
và những người tham gia tố tu ̣ng như : những người bị buộc tội (người bi ̣bắ t ;
tạm giữ; bị can; bị cáo); người bi ̣ha ̣i ; người làm chứng ; nguyên đơn dân sự ,
bị đơn dân sự , người có quyề n lơ ̣i, nghĩa vụ liên quan ...Tuy nhiên, xét vị thế
của các chủ thể, nhu cầu bảo vệ quyền con người của những người tiế n hành
tố tu ̣ng là thấp, do họ nắm giữ quyề n lực nhà nước , được BLTTHS trao cho
các quyền làm sáng tỏ vụ án hình sự . Nói cách khác, họ ở vị thế “thượng
phong” so với những người tham gia tố tụng khác. Chính vì vậy , luật nhân
quyền quốc tế và pháp luật tố tụng hình sự của các quốc gia đều không đặt
vấn đề bảo vệ đặc biệt quyền của nhóm này. Nói cách khác, không cần thiết
15
phải có những quy định cụ thể về bảo vệ quyền con người của ho ̣ khỏi sự vi
phạm của các chủ thể khác, mà ở đây là những người tham gia tố tu ̣ng, vì khả
năng các quyền của họ bị vi phạm là không nhiề u , và những quy định chung
về bảo vệ mọi người khỏi sự xâm hại về thể chất, tinh thần đã đủ để ngăn
ngừa và xử lý những vi phạm đó.
Tuy nhiên, các chủ thể tham gia tố tụng như những người đang bi ̣buô ̣c
tô ̣i; hoă ̣c tham gia tố tu ̣ng để bảo vê ̣ quyề n lơ ̣i ić h hơ ̣p pháp của miǹ h
; hoă ̣c
tham gia tố tu ̣ng để hỗ trơ ̣ cơ quan tiế n hành tố t ụng trong giải quyết vụ án có
vị thế dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với các chủ thể tiến hành tố tụng. Họ
là những người thuộc đối tượng của tố tụng hình sự , đang chiụ các biê ̣n pháp
tố tu ̣ng nhấ t đinh
̣ như biê ̣n pháp điề u tra..., do đó, các quyề n con người của họ
rất dễ bị vi phạm bởi các chủ thể tiến hành tố tụng . Những hình thức vi phạm
quyền của họ rất đa dạng và đặc thù, vì vậy những quy định chung về bảo vệ
mọi người khỏi sự xâm hại về thể chất, tinh thần hoàn toàn không đủ để ngăn
ngừa và xử lý. Đây chính là lý do mà luật nhân quyền quốc tế và pháp luật
hình sự của các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền của những
chủ thể này trong tố tụng hình sự . Từ đó có thể khẳng định rằng , đối tượng
chính trong hoạt động bảo vệ quyền c on người của Viện kiểm sát là các chủ
thể tham gia tố tu ̣ng như: người bi ̣buô ̣c tô ̣i; bị hại; người làm chứng....
Từ những sự phân tić h trên , có thể kết luận rằng : Bảo vệ quyền con
người của Viê ̣n kiểm sát trong tố tụng hình sự là viê ̣c Viê ̣n kiểm sát thông qua
chức năng thực hành quyề n công tố và kiểm sát viê ̣c tuân theo pháp luật ngăn
ngừa và xử lý những hành vi vi phạm các quyền con người của các chủ thể
tham gia tố tụng.
1.2.2. Đặc trưng của hoạt động bảo vê ̣ quyền con người trong tố tụng
hình sự của Viê ̣n kiểm sát nhân dân
Về mặt pháp lý, tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng đều có nhiệm vụ
bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự, tuy nhiên, mỗi cơ quan, phù
16
hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, có những cách thức, biện pháp riêng
để thực hiện nhiệm vụ này.
Đối với VKSND, hoạt động bảo vê ̣ quyề n con người trong tố tu ̣ng hình
sự của cơ quan này có những đă ̣c trưng sau:
- VKSND bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự thông qua việc
thực hiện chức năng riêng có của mình là thực hành quyền công tố và kiểm
sát viê ̣c tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
Với mục tiêu xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, Hiến pháp
năm 2013 tiếp tục khẳng định VKSND thực hiện hai chức năng đó là “thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [28]. Như vâ ̣y, ở Việt Nam,
trong bô ̣ máy nhà nước , chỉ duy nhất có Viện kiểm sát được Hiến pháp giao
phó hai chức năng quan tro ̣ng này. Hai chức năng thực hành quyề n công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp
của VKSND song hành , bổ trơ ̣ cho nhau . Đặc
biê ̣t, trong liñ h vực bảo vê ̣ quyề n con người , vai trò của hai chức năng này
càng quan trọng.
Với nhiê ̣m vu ̣ , quyề n ha ̣n của mình trong tố tu ̣ng hình sự , VKSND là
một thiết chế quan trọng trong Bộ máy nhà nước đươ ̣c xác đinh
̣ là cơ quan
tiế n hành tố tu ̣ng thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ , quyề n ha ̣n nhằ m tìm ra sự thâ ̣t khách
quan của vu ̣ án hình sự . Trong các nhiê ̣m vu ̣ của ngành kiể m sát đươ ̣c Hiế n
pháp năm 2013 xác định đó là : “VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo
đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” [28]. Như vâ ̣y,
trong những nhiê ̣m vu ̣ của Viê ̣n kiể m sát , nhiê ̣m vu ̣ bảo vê ̣ quyề n con người
chỉ được đặt sau nhiệm vụ bảo vệ pháp luật
. Trong mu ̣c tiêu xây dựng nhà
nước pháp quyề n xã hô ̣i chủ nghiã , viê ̣c bảo vê ̣ các quyề n con người , quyề n
công dân là nhiê ̣m vu ̣ cơ bản , nhiê ̣m vu ̣ này đươ ̣c Nhà nước tin tưởng giao
cho Viê ̣n kiể m sát và các cơ quan nhà nước khác.
17