Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đảng bộ huyện thạch thất (hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ THANH VÂN

ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 03 15


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Oanh

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Đặng Kim Oanh.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và nguồn tƣ liệu
lƣu trữ gốc của Văn phòng Huyện ủy Thạch Thất.
Hà Nội, ngày ......tháng.....năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Vân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
TS. Đặng Kim Oanh- cô giáo hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, bộ
môn Lịch sử Đảng, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, nơi tôi đã học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các cô chú, anh chị, bạn bè đang
công tác tại huyện Thạch Thất đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu để
tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn các thầy, cô, bạn bè, những ngƣời thân và gia đình
đã quan tâm đóng góp ý kiến, động viên khích lệ tôi. Do trình độ còn hạn
chế, luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong đƣợc sự góp ý của

các thầy cô, bạn bè, những ngƣời quan tâm đến vấn đề này để nội dung của
luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày.........tháng.......năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Vân


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

CN-TTCN

Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

kinh tế- xã hội


MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NTM

Nông thôn mới

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Ủy ban Nhân dân

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .....................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu đề tài .....................................................................................8
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .............................................................9
6. Đóng góp luận văn ................................................................................................10
7. Bố cục ....................................................................................................................10

Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT (HÀ NỘI)
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010 ............................................................................11
1.1 Những yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới .........................................11
1.2 Các quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ........................25
1.3 Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Thạch Thất về xây dựng nông thôn mới từ
năm 2008 đến cuối năm 2010 ...................................................................................30
1.4 Quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2010...... 37
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT (HÀ NỘI) LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2014 ............ 41
2.1 Chủ trƣơng của Đảng bộ Thành phố Hà Nội ......................................................41
2.2 Chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Thạch Thất từ năm
2011 đến năm 2014 ...................................................................................................43
2.3. Đảng bộ huyện Thạch Thất chỉ đạo xây dựng nông thôn mới .........................50
2.4 Kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Thạch Thất từ năm 2011 đến
năm 2014 ...................................................................................................................64
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................................................76
3.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ.....................................................................76
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu: .............................................................................87
KẾT LUẬN ............................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU........................................................................................103
PHỤ LỤC ...............................................................................................................111


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay vẫn là một nƣớc nông nghiệp, lực lƣợng lao
động vẫn chủ yếu ở nông thôn, chiếm khoảng 70% dân số, trong khi đó
đóng góp của nông nghiệp vào nền kinh tế quốc dân chiếm khoảng hơn
20% GDP và trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, các chính

sách phát triển nông nghiệp thƣờng thiên về phát triển ngành mà chƣa chú
ý đến vai trò của chủ thể, động lực chính của sự phát triển nông nghiệp và
nông thôn đó là nông dân, phần lớn các chính sách chƣa quan tâm xử lý
tổng thể và hợp lý giữa các vùng, giữa các lĩnh vực trong ngành, giữa nông
thôn và thành thị, chƣa đặt ra và giải quyết triệt để các mối quan hệ giữa
các yếu tố chính trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân….
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho sau nhiều thập kỷ nền nông nghiệp
của ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng vẫn chƣa đạt đƣợc bƣớc nhảy vọt
trong nông nghiệp, nông thôn.
Khi Việt Nam ra nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn kinh tế
trong khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn.
Trƣớc yêu cầu hội nhập và phát triển đó, Việt Nam thực hiện mục tiêu đẩy
nhanh CNH- HĐH đất nƣớc đã đến lúc đòi hỏi phải có chính sách đột phá
và đồng bộ nhằm toàn diện các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.
Giải quyết tốt các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân có ý nghĩa
chiến lƣợc đối với sự phát triển của đất nƣớc, tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Đảng khẳng định:“Hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”
.[34, tr. 191], là vấn đề chiến lƣợc trong quá trình phát triển KT- XH, góp
phần quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị- an

1


ninh quốc phòng, là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của
đất nƣớc trong quá trình CNH-HĐH theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc luôn coi
trọng vấn đề nông thôn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã nêu
ra vấn đề xây dựng NTM, đặc biệt đã có một nghị quyết chuyên đề - Nghị
quyết số 26- NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng

Đảng khóa X về “Nông nghiêp, nông dân, nông thôn” hay còn gọi là nghị
quyết “Tam nông” và sau đó là Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 16/9/2009
của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới thì vấn đề
xây dựng nông thôn đƣợc đề cập đầy đủ,cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp
ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lƣợc xây dựng đất nƣớc cơ
bản thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa. Nhƣng trên thực
tế có thể khẳng định không thể trở thành một nƣớc công nghiệp nếu xuất
phát điểm là một nƣớc nông nghiệp manh mún, nghèo nàn và lạc hậu, đời
sống nhân dân còn thấp kém. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là việc cấp
thiết của toàn Đảng, toàn dân.
Đây là một chính sách về một mô hình nông thôn vừa mang tính
đồng bộ, tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết các vấn
đề cụ thể, đồng thời giải quyết mối quan hệ với các chính sách khác, các
lĩnh vực trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục đƣợc
những thực trạng hiện nay.
Huyện Thạch Thất cách trung tâm Thành phố Hà Nội 40km về phía
Tây, có 23 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Huyện Thạch Thất trong
những năm qua cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch mạnh
theo hƣớng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng, ngành thƣơng
mại, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã hình thành một
số vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, chất lƣợng hàng hóa nông sản, sản
phẩm các làng nghề cơ bản đáp ứng yêu cầu của ngƣời tiêu dùng. Cơ sở hạ
2


tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn sau nhiều năm đƣợc đầu tƣ đã cơ
bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Các công
trình xử lý vệ sinh môi trƣờng thu gom xử lý rác thải có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở huyện
Thạch Thất cũng chịu ảnh hƣởng khá mạnh mẽ của quá trình công nghiệp

hóa và đô thị hóa, ở một số xã của huyện Thạch Thất đất canh tác nông
nghiệp bị giảm nhanh, lao động nông thôn không còn đất sản xuất trong khi
đó các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa phƣơng chƣa giải
quyết đƣợc việc làm cho lực lƣợng lao động nông nghiệp dôi dƣ. Tăng
tƣởng kinh tế nông thôn đã có bƣớc chuyển dịch nhƣng còn chƣa đồng đều
giữa các xã trong địa bàn huyện, do có sự khác biệt về vị trí địa lý, các
ngành nghề, nguồn tài nguyên và lợi thế thị trƣờng đã dẫn đến sự phát triển
kinh tế nông thôn ở một số xã phát triển chƣa vững chắc, chất lƣợng hiệu
quả kinh tế chƣa cao, quan hệ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh còn nhiều
hạn chế. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, chênh lệch thu
nhập giữa các nhóm cƣ dân nông thôn với nhau còn có những khoảng cách
lớn. Cơ sở hạ tầng ở một số xã còn thiếu thốn, nhiều công trình bị xuống
cấp nghiêm trọng, môi trƣờng ở các làng nghề đang đứng trƣớc nguy cơ ô
nhiễm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội một số điểm còn phức tạp,
tệ nạn xã hội vẫn còn. Nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch, quản lý và
sử dụng đất đai hiệu quả chƣa cao.
Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Thạch Thất
lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2008 đến năm 2014, trên cơ sở đó
đánh giá ƣu, khuyết điểm, làm rõ những nguyên nhân và rút ra những
kinh nghiệm để vận dụng trong thời gian tới là việc làm cần thiết , có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
Với những lý do trên, tôi tiếp cận nghiên cứu đề tài: “Đảng bộ
huyện Thạch Thất (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm
3


2008 đến năm 2014”, làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Xây dựng NTM là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc

nhằm phát triển kinh tế- xã hội nâng cao đời sống của nhân dân. Xuất
phát từ tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, trong những năm qua
nông nghiệp, nông thôn là đề tài nghiên cứu đƣợc các nhà khoa học quan
tâm, bởi vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ra đời ở cấp độ và mức
độ khác nhau, có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn trên phạm vi cả nƣớc
GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên, 1994),
Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử , Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, là công trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong phát
triển nông thôn nƣớc ta. Sau khi nêu lên sự quan tâm của Nhà nƣớc trong thời
kỳ về quản lý làng xã và xây dựng thiết chế chính trị- xã hội nông thôn nƣớc ta,
các tác giả trình bày khá toàn diện về quản lý nông thôn nƣớc ta trong lịch sử
nhƣ vấn đề Nhà nƣớc quản lý nông thôn trong các thế kỷ XVI- XVIII; Nhà
Nguyễn với vấn đề nông thôn thế kỷ XIX; Phát triển nông thôn trong thời kỳ
pháp thuộc (1945- 1954); Cơ cấu quản lý làng xã Việt Nam từ 1954- 1975.
Công trình còn đề cập mô hình phát triển làng xã nông thôn Việt Nam ở các
vùng cụ thể nhất là Nam bộ, Bắc bộ, công trình đã cung cấp những số liệu quan
trọng về vai trò Nhà nƣớc, tính cộng đồng, tính bền vững của mô hình làng xã
Việt Nam; Những nhân tố tác động đến sự hình thành thiết chế làng xã và mô
hình hoạt động.
GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên, 1997), Phát triển nông thôn, Nhà
xuất bản khoa học xã hội, là công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển
nông thôn. Trong công trình này tác giả đã phân tích sâu sắc một số nội
4


dung về phát triển KT- XH nông thôn nƣớc ta nhƣ dân số, việc làm, lao
động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên
thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo…Trong lúc

phân tích những thành tự, yếu kém trong phát triển nông thôn ở nƣớc ta,
các tác giả chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ
đạo của Nhà nƣớc trong quá trình vận động của nông thôn.
PGS. TS. Vũ Trọng Khải (2004), Tổng kết và xây dựng mô hình
phát triển kinh tế - xã hội kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời
đại, Nhà xuất bản nông nghiệp, là một công trình nghiên cứu công phu về
mô hình phát triển nông thôn Việt Nam. Công trình nghiên cứu này đƣợc
xuất bản trên cơ sở đề tài cấp Nhà nƣớc.
Lê Đình Thắng (Chủ biên,1998), Chính sách nông nghiệp, nông
thôn sau Nghị quyết số 10-NQ/TW năm 1988 của Bộ chính trị, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và
nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa,
dân chủ hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hội thảo khoa học
kinh tế Việt Nam (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Phạm Quốc Doanh (2003), Chính
sách đất đai và vấn đề nông dân không đất để thực hiện công nghiệp hóa
nông thôn, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số tháng 6. Đỗ Kim Chung và Kim
Thị Dung (2012), Chương trình Nông thôn mới ở Việt Nam- Một số vấn đề
đặt ra và kiến nghị, Tham luận khoa học, Hà Nội. Vũ Văn Phúc (Chủ biên,
2012), Xây dựng Nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
5


Những công trình trên đã cung cấp những luận cứ, luận chứng,
những dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách

phát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân nƣớc ta trong thời kì đổi mới.
Tuy nhiên, các công trình ấy chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng
NTM. Nhƣng những kết quả nghiên cứu trên chính là cơ sở lý luận và thực
tiễn quan trọng mà tác giả có thể kế thừa, tiếp thu trong quá trình hoàn
thành luận văn.
Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn ở các địa phƣơng, cơ sở
Tác giả Tô Văn Song (2002), “Hải Dƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông nghiệp nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa- hiện
đại hóa", Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 12. Nguyễn Quang Ngọc (2013),
“Quảng Nam đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản, tháng
5. Nguyễn Duy Cần và Trần Duy Phát (2012). Quang Minh (2013), “Xây
dựng Nông thôn mới ở các tỉnh miền núi phía bắc: Kết quả bƣớc đầu và
một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản, tháng 11/2013. Bùi Thanh Tuấn
(2014), “Bức tranh nông thôn tỉnh Tuyên Quang sau 5 năm thực hiện nghị
quyết Trung ƣơng 7 khóa X”, Tạp chí Cộng sản, tháng 3/2014.
Mai Thị Thanh Xuân (2003), Công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông
thôn các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh, luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. Lê Minh
Tùng (2003) Công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh
An Gian, luận văn thạc sỹ chuyên ngành Địa Lý học, Hà Nội. Vũ Thị
Mƣời (2012), Đảng bộ Ninh Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 20012010, luận văn thạc sỹ Chính trị học, Hà Nội. Đỗ Thị Thu Hà (2010), Đánh
giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước
tại xã Phú Lãm- huyện Tiên Du- Bắc Ninh, luận văn tốt nghiệp chuyện
ngành kinh tế nông nghiệp Hà Nội;, Đánh giá mức độ đáp ứng theo “Bộ
6


tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới” của xã Vĩnh Viễn, Long Mỹ, Hậu
Giang, Tham luận khoa học, Đại học Cần Thơ. Nguyễn Quốc Trị (2012),

Giải pháp đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh, luận văn
thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Hà Nội.
Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân ở các địa phƣơng, cơ sở kể trên đã luận giải có căn cứ, luận chứng khoa
học về thực trạng xây dựng NTM ở các địa phƣơng, cơ sở trên phạm vi cả
nƣớc, tập trung vào những vẫn đề nổi cộm nảy sinh, từ đó rút ra những kinh
nghiệm có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, cung cấp những sử
liệu quan trọng giúp tác giả đánh giá, so sánh ƣu thế của từng địa phƣơng
và nhận xét quá trình đƣa ra chủ trƣơng, chỉ đạo thực hiện quá trình xây
dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân nông
thôn ở Hà Nội nói chung, huyện Thạch Thất nói riêng
Nguyễn Vũ Bình (1999), “Gia Lâm trên con đƣờng công nghiệp hóahiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, tháng 12; Đặng Thị
Hoa (2012),“Tìm hiểu tình hình triển khai hoạt động xây dựng nông thôn mới
tại xã Hợp Đồng, Chương Mỹ, Hà Nội” luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế nông
thôn, Đại học Nông nghiệp; Trần Thị Thu Hằng (2005), “Đảng bộ Thành phố
Hà Nội lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện
đại hóa từ năm 1996 đến năm 2005” luận văn thạc sỹ Lịch sử Đảng, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Lê Tiến Hải (2014) “Tăng cường quản lý Nhà
nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ,
Hà Nội” luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế; Lê Vũ Nguyệt Anh (2014) “Đánh
giá của người dân về tình hình tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội” khóa luận tốt nghiệp khoa
kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp. “Huyện Thạch Thất sơ kết 4 năm
thực hiện chƣơng trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông
7


nghiệp-xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015” cổng giao tiếp điện
tử, ngày 24/12/2014. “Thạch Thất vƣợt khó xây dựng nông thôn mới” báo

Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 25/9/2014; “Thạch Thất quyết tâm về đích nông thôn
mới” Báo Mới.com, ngày 10/10/2014; Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Thất
(1930-2015), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, xuất bản năm 2015.
Những công trình và bài viết trên đây đã đề cập đến tình hình xây
dựng NTM ở một số địa phƣơng, cơ sở trên địa bàn Hà Nội nói chung và tiến
độ tiến hành NTM trên địa bàn Huyện Thạch Thất nói riêng, tuy nhiên các
công trình mới chỉ dừng lại ở mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự quản lý
của Nhà nƣớc trong quá trình xây dựng NTM, mà chƣa có một công trình
chuyên sâu nào về Đảng bộ huyện Thạch Thất lãnh đạo nhân dân xây dựng
NTM từ năm 2008 đến năm 2014 dƣới góc độ Lịch sử Đảng. Nhƣ vậy, đề tài
mà tác giả lựa chọn và thực hiện là một đề tài mới chƣa đƣợc tiến hành và
công bố.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Từ góc nhìn của Lịch sử Đảng, tác giả luận văn tập trung nghiên
cứu, phân tích tổng hợp làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Thạch Thất
(Hà Nội) lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2008 đến năm 2014, rút ra những
kinh nghiệm nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chủ trƣơng xây dựng NTM
trên địa bàn huyện Thạch Thất trong những năm tới.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ huyện
Thạch Thất từ năm 2008 đến năm 2014
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Phân tích, tổng hợp và làm rõ sự lãnh đạo của Đảng
bộ huyện Thạch Thất trong công tác xây dựng NTM từ năm 2008 đến năm
2014, trình bày, đánh giá những kết quả cụ thể, đúc rút những bài học kinh
8


nghiệm trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thạch Thất trong

công cuộc xây dựng NTM.
- Về thời gian: Luận văn lấy mốc thời gian năm 2008, là mốc năm
Quốc hội nhất trí và thông qua việc sáp nhập huyện Thạch Thất nói riêng
và toàn bộ tỉnh Hà Tây vào Hà Nội, năm 2014 là mốc thời gian Đảng bộ
huyện Thạch Thất chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Huyện khóa XXIII, nhiệm kỳ
2015-2020.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu phạm vi trên địa bàn huyện
Thạch Thất- TP. Hà Nội bao gồm 22 xã, trừ thị trấn Liên Quan
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam; đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về
xây dựng NTM, luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chính là
phƣơng pháp lịch sử, logic. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số
phƣơng pháp khác nhƣ: phân tích- tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát,
tổng kết thực tiễn.
5.2 Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng 2 nguồn tƣ liệu chính:
Một là, hệ thống chủ trƣơng, chính sách, các chƣơng trình và nghị
quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ Thành Phố Hà Nội về
phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM.
Hai là, hệ thống các chƣơng trình, nghị quyết và các báo cáo tổng
kết quá trình tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng
NTM của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, phòng kinh tế
huyện Thạch Thất…

9


6. Đóng góp luận văn

Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ, minh chứng
cho những chủ trƣơng đúng đắn, phù hợp của Đảng đối với việc xây dựng
NTM, mặt khác luận văn cũng góp phần làm căn cứ khoa học cho việc
hoạch định đƣờng lối xây dựng và phát triển NTM của Đảng bộ huyện
Thạch Thất trong thời gian tới.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn làm cơ sở để vận dụng, đẩy mạnh và
nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng NTM của huyện Thạch Thất.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài đƣợc chia
làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới của Đảng bộ huyện Thạch Thất (Hà Nội) từ năm 2008 đến năm 2010
Chƣơng 2: Đảng bộ huyện Thạch Thất (Hà Nội) lãnh đạo đẩy
mạnh xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến 2014
Chƣơng 3: Nhận xét và kinh nghiệm.

10


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THẠCH THẤT (HÀ NỘI)
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010
1.1 Những yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực
* Địa giới hành chính
Thạch Thất vốn là vùng đất cổ, là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng nên có lịch sử dân cƣ và tổ chức hành chính từ rất sớm. Trải qua
hàng ngàn năm, cùng với sự biến đổi địa giới hành chính, tên huyện cũng
nhiều lần thay đổi.

Cách đây hàng nghìn năm, địa phận phía Tây huyện là nơi cƣ trú của
các cộng đồng bộ lạc ngƣời Việt cổ. Theo sách "Đất nƣớc Việt Nam qua
các đời" của Đào Duy Anh, vào thời kỳ Hùng Vƣơng, địa phận phía Tây
huyện thuộc về bộ lạc Hùng Vƣơng (Bộ lạc Hùng Vƣơng là bộ lạc lớn bao
trùm cả một phần tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Phúc Thọ,
Sơn Tây và các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện, Thạch Thất, Quốc Oai) là di duệ
của ngƣời Lạc Việt). Thời Hán, địa phận huyện Thạch Thất thuộc 2 huyện Mê
Linh (sau là Phong Khê) và huyện Câu Lậu đều thuộc quận Giao Chỉ.
Đến đời nhà Lý, địa phận huyện Thạch Thất thuộc lộ Quốc Oai, phủ
Đại Thông. Đời nhà Trần năm Quang Thái thứ 10 (1397) sửa lại lộ làm
trấn, lộ Quốc Oai thành trấn Quảng Oai. Nhà Hồ với cải cách của Hồ Quý
Ly, tên nhiều huyện, trấn thay đổi… lần đầu tiên xuất hiện tên huyện Thạch
Thất. Sách "Đại Việt địa dƣ toàn biên" chép lại sử Trung Quốc viết: "Phủ
Giao Châu tức Đông Đô của An Nam. Năm Vĩnh Lạc thứ 2 đổi đặt làm phủ
Giao Châu, thống trị 5 châu là Từ Liêm, Phúc An, Uy Man, Lợi Nhân, Tam
Đới và 13 huyện là Đông Quan, Từ Liêm, Thạch Thất, Phù Lƣu, Thanh

11


Đàm…. Châu Từ Liêm lĩnh 2 huyện Đan Sơn và Thạch Thất và tên huyện
Thạch Thất có nhiều nghĩa khác nhau.
Năm 1428 vua Lê Thái Tổ chia nƣớc ta làm 5 đạo, Thạch Thất thuộc
vào Tây Đạo, đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466) gọi là Quốc Oai thừa
tuyên. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) định lại bản đồ cả nƣớc, chia nƣớc
ta thành 12 thừa tuyên. Thừa tuyên Sơn Tây (gồm 24 huyện, 6 phủ), Thạch
Thất thuộc phủ Quốc Oai, thừa tuyên Sơn Tây. Năm Hồng Đức 21 (1490)
Thừa tuyên Sơn Tây đổi thành xứ Sơn Tây. Năm 1509 gọi là trấn Sơn Tây.
Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), tỉnh Sơn Tây đƣợc thành lập.
Khi đó, huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Năm 1948,

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, ra sắc lệnh số 48/1948 bãi bỏ các
danh từ phủ, châu, quận… huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 21-4-1965, tỉnh Hà Tây đƣợc thành lập theo Nghị quyết của Ủy
ban Thƣờng vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà
Đông. Theo đó, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27-12-1975, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V thông qua Nghị
quyết hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo
đó, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29-12-1978, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI thông qua Nghị
quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã và thị trấn của tỉnh Hà
Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. Theo đó, huyện Thạch Thất đƣợc sáp
nhập vào thành phố Hà Nội. Huyện Thạch Thất khi đó có 19 đơn vị hành
chính trực thuộc gồm Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thƣợng,
Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hƣơng Ngải,
Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng
Sơn, Liên Quan.
Ngày 12-8-1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị
quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực
12


thuộc Trung ƣơng, chuyển huyện Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.
Ngày 23-6-1994, Chính phủ ra Nghị định số 52/CP về việc điều chỉnh địa
giới huyện và thành lập thị trấn, phƣờng thuộc các huyện tỉnh Hà Tây.
Thành lập thị trấn Liên Quan thuộc huyện Thạch Thất trên cơ sở diện tích
tự nhiên và nhân khẩu của xã Liên Quan. Sau khi điều chỉnh địa giới,
huyện Thạch Thất có 19 đơn vị hành chính gồm: thị trấn Liên Quan và 18
xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thƣợng, Đại Đồng, Phú
Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hƣơng Ngải, Thạch Xá, Bình Phú,
Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn.

Ngày 28-8-1994, Chính phủ ra Nghị định số 107/CP về việc điều
chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Thạch Hòa trên cơ sở một phần
diện tích và nhân khẩu của các xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng và Đồng
Trúc. Sau khi điều chỉnh, huyện Thạch Thất có 20 đơn vị hành chính trực
thuộc, gồm thị trấn Liên Quan và 19 xã gồm Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng,
Cẩm Yên, Lại Thƣợng, Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần
Kiệm, Hƣơng Ngải, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá,
Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch Hoà.
Theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29-52008, từ ngày 1-8-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Huyện
Thạch Thất là một huyện thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 1-8-2008, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ký quyết định số 19-QĐ/UBND về
việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xã Tiến Xuân, Yên
Bình, Yên Trung (trƣớc đây thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình) về
huyện Thạch Thất quản lý. Ngày 8-5-2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19NQ/CP về việc xác lập địa giới hành chính các xã: Tiến Xuân, Yên Bình,
Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất. Sau khi xác lập địa giới hành chính
huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Liên
Quan và 22 xã.[55, tr.6]
13


* Điều kiện tự nhiên
Thạch Thất là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc trung tâm
thành phố Hà Nội, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Phúc Thọ và huyện
Ba Vì, phía Đông Nam giáp huyện Quốc Oai, phía Tây Nam và Nam giáp
tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp thị xã Sơn Tây. Huyện có 22 xã và 01Thị
trấn. Hệ thống giao thông chính có quốc lộ 32 ở phía bắc, quốc lộ 21 ở phía
Tây, đƣờng cao tốc Láng- Hòa Lạc ở phía Nam, tỉnh lộ 419, 420, 446 chạy
qua Huyện đã tạo ra mạng lƣới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh
tế- xã hội của Huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thạch Thất là 18.459,05 ha,

trong đó đất nông nghiệp chiếm 9.016,17 ha tƣơng đƣơng với 48,8%; đất phi
nông nghiệp chiếm 8.473,35ha tƣơng đƣơng với 45,9%; đất chƣa sử dụng
chiếm 969,53ha tƣơng đƣơng với 5,25%. Huyện Thạch Thất có ba dạng địa
hình: địa hình đồi núi, địa hình đồi gò bán sơn địa và địa hình đồng
bằng.[56, tr.6]
Huyện Thạch Thất mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng, một năm chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu,
đông rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm là 23,5o; lƣợng mƣa trung bình đạt
1400- 1600 mm/năm, mƣa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm;
hƣớng gió thịnh là gió Đông Nam và gió Đông Bắc.
* Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 18.459, 05ha
chủ yếu là vùng bán sơn địa và đồng bằng, tính chất đất cũng đƣợc phân
chia vùng rõ rệt, vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa không bồi đắp hàng
năm chiếm 36, 92% diện tích đất tự nhiên.[56, tr.17] Tuy nhiên đất có độ
phì khá cao, địa hình tƣơng đối bằng phẳng phù hợp với việc trồng lúa, hoa
màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng bán sơn địa chủ yếu là đất hình
thành trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong, gồm các loại đất: Đất đỏ
14


vàng trên đá phiến sét, đất đỏ vàng trên đá trung tính, đất thung lũng do sản
phẩm dốc tụ, tầng đất canh tác mỏng nên đƣợc sử dụng trồng luân canh lúa và
hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, những nơi ở đồi cao sử dụng đất trồng
cây lâm nghiệp.
Tài nguyên nước, ở Thạch Thất khá phong phú, đƣợc chia làm ba
loại: Nƣớc mặt, nƣớc ngầm và nƣớc mƣa. Nƣớc mặt chủ yếu đƣợc cung
cấp bởi sông Tích, kênh dẫn nƣớc Đồng Mô- Ngải Sơn, Phù Sa, bên cạnh
đó còn có các nguồn từ vùng núi Lƣơng Sơn- Hòa Bình nhƣ Suối Linh
Kiêu, suối quan, suối Trắng, nguồn nƣớc này ngắn chủ yếu cung cấp nƣớc

vào mùa mƣa, đƣợc lƣu trữ trong các ao hồ vừa và nhỏ. Nƣớc ngầm khá
dồi dào, độ sâu trung bình các giếng khoan từ 5 m đến 25 m. Nƣớc mƣa, có
lƣợng nƣớc mƣa trung bình 1.628mm trong năm, đây là nguồn nƣớc bổ
sung cho các ao hồ, đầm và trong sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên khoáng sản, Thạch Thất có nguồn tài nguyên khoáng sản
không nhiều, đặc biệt là các tài nguyên khoáng sản quý hiếm, chủ yếu các
khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhƣ đá Bazan ở các xã Yên Trung, Yên
Bình, Tiến Xuân, ngoài ra còn có đá ong là sản phẩm phong hóa tại chỗ của
cuội, dăm và dung nham núi lửa hình thành, nhƣng cũng đang dần cạn kiệt
do ngƣời dân khai thác sử dụng vào các công trình dân dụng.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có nhiều đƣờng giao thông quan trọng,
đƣờng 11A Sơn Tây - Hà Nội chạy qua phía Bắc huyện. Đƣờng 21B từ ngã
ba Trò đi Quốc Oai chạy qua huyện lỵ. Đƣờng 84 từ ngã ba phố huyện nối
với đƣờng 21A đi xuyên qua Hòa Lạc, Mó Chén. Phía Tây của huyện là
đƣờng 21A, một con đƣờng chiến lƣợc quan trọng nối liền thị xã Sơn Tây
với Xuân Mai. Những con đƣờng lớn đó giữ vai trò quan trọng cả về kinh
tế và quân sự, cả trong thời chiến cũng nhƣ trong thời bình, trƣớc đây con
sông Tích cũng giữ vị trí quan trọng về mặt vận tải đƣờng thủy.

15


Với vị trí quan trọng của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Thủ
đô, huyện Thạch Thất đƣợc Chính phủ quy hoạch một số dự án trọng điểm
nhƣ: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội và đô
thị vệ tinh Hòa Lạc. Không những vậy, Thạch Thất còn là huyện có nhiều
làng nghề truyền thống, tiềm năng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp rất lớn tạo đà cho sự phát triển kinh tế- xã hội, góp phần làm thay
đổi diện mạo của một vùng kinh tế tiềm năng và năng động.
Nhìn chung, với những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

nhƣ trên đã tạo điều kiện để huyện Thạch Thất đƣợc xác định là vùng kinh
tế trọng điểm, địa bàn quân sự chiến lƣợc ở phía Tây thủ đô Hà Nội.
* Nguồn nhân lực trong xây dựng NTM
Huyện Thạch Thất có 22 xã và 01 thị trấn với 196 thôn dân cƣ, dân số
toàn huyện đến năm 2014 là khoảng 196 nghìn ngƣời, trong đó đồng bào
dân tộc Mƣờng chiếm khoảng 6% dân số, tập trung chủ yếu ở 3 xã Tiến
Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Theo dự báo tốc độ tăng dân số cơ học của
huyện Thạch Thất giai đoạn 2011- 2020 là rất nhanh, đặc biệt là giai đoạn
2015- 2020 khi các cụm công nghiệp của huyện đƣợc lấp đầy và chuỗi đô
thị vệ tinh Hòa Lạc hình thành.
Dân số trong độ tuổi lao động sấp xỉ 60%, cơ cấu lao động nông thôn
trong những năm gần đây chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao
động ngành công nghiệp- xây dựng và thƣơng mại- dịch vụ. Chất lƣợng
nguồn lao động tƣơng đối khá, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại các trƣờng
đại học cao đẳng, trung cấp nghề, sơ cấp nghề ngày càng tăng lên.
Nhân dân huyện Thạch Thất có truyền thống yêu nƣớc nồng nàn,
chống giặc ngoại xâm, kiên cƣờng bất khuất. Trong suốt hàng ngàn năm
dựng nƣớc và giữ nƣớc, vùng đất nơi đây đã cùng nhân dân cả nƣớc chống
giặc ngoại xâm, chống lại các triều đại phong kiến phƣơng Bắc. Trong thời
kỳ Đảng Cộng sảnViệt Nam ra đời nhân dân Thạch Thất tiếp thu ánh sáng
16


của Đảng soi đƣờng, tích cực đấu tranh và phát triển lực lƣợng cùng nhân
dân cả nƣớc giành chính quyền, làm nên Cách mạng tháng Tám thành
công. Bƣớc vào cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, nhân dân Thạch Thất
đã anh dũng chiến đấu, không ngại hy sinh, khó khăn gian khổ và giành
đƣợc những thắng lợi vẻ vang. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc, hàng vạn lƣợt ngƣời con quê hƣơng Thạch Thất lên đƣờng, tất cả cho
tiền tuyến, tất cả cho thắng lợi.

Nhân dân Thạch Thất tự hào là vùng đất của khoa cử, nơi đây có
truyền thống hiếu học, nổi tiếng có nhiều ngƣời đỗ cao, học giỏi của xứ
Đoài, tiêu biểu nhƣ: Hƣơng Ngải (làng Ngái) dân gian còn lƣu truyền lại
câu ca “Kẻ Ngái ông Nghè như trẻ tre”; Phùng Xá với “Trạng Bùng”Phùng Khắc Khoan, Đại Đồng, Phú Kim… là những địa phƣơng có con em
đạt tỷ lệ đỗ đạt và thành tài cao của Huyện.
Nhân dân Thạch Thất có tinh thần đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái cùng
nhau xây dựng làng xóm, tƣơng trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và trong cuộc
sống.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh
tế- xã hội nêu trên cho thấy huyện Thạch Thất vừa có thuận lợi và có
những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng của Đảng
về xây dựng nông thôn mới. Về thuận lợi, huyện Thạch Thất có nhiều tiềm
năng và lợi thế trong phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng NTM.
Xu thế đô thị hóa trên địa bàn huyện với khu vực trung tâm là Hòa
Lạc- Thạch Thất sẽ là đô thị vệ tinh lớn nhất trong 5 đô thị vệ tinh của Hà
Nội, theo quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2030 định hƣớng đến 2050
Hòa Lạc sẽ trở thành Thành phố khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công
nghệ tiên tiến của đất nƣớc và là trung tâm đào tạo nhân lực, đây là điều
kiện thuận lợi này huyện Thạch Thất có đầy đủ cơ hội trong tiếp cận và ứng
dụng các thành tựu khoa học- công nghệ trong sản xuất, phát triển kinh tế17


xã hội. Thạch Thất là nơi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng và giao
lƣu thƣơng mại ở cửa ngõ phía Tây thành phố Hà Nội, có hệ thống giao
thông hết sức quan trọng chạy qua, đại lộ Thăng Long ở phía Nam, phía
Tây là quốc lộ 21A, điểm khởi đầu đƣờng Hồ Chí Minh nối Huyện vớ các
tỉnh Tây Bắc, quốc lộ 32 ở phía Bắc, tỉnh lộ 419,420, 446 chạy qua huyện
tạo thành mạng lƣới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội
của huyện tạo điều kiện cho Thạch Thất mở rộng quan hệ giao lƣu kinh tế,
thƣơng mại, văn hóa, xã hội với vùng kinh tế Tây Bắc, hành lang phát triển

đƣờng Hồ Chí Minh và các vùng khác trong cả nƣớc.
Thạch Thất có tiềm năng thế mạnh về quỹ đất đai, với sự điều chỉnh
địa giới hành chính, diện tích tự nhiên của huyện đƣợc mở rộng với tổng
diện tích là 18.459,05 ha trong đó diện tích đất có thể chuyển đổi để xây
dựng các khu đô thị mới còn khá lớn. Bên cạnh đó, Thạch Thất có khí hậu
ôn hòa, có thảm thực vật phong phú, phù hợp phát triển nông nghiệp đa
dạng hóa. Thạch Thất là vùng đất giao thoa các nền văn hóa: văn hóa xứ
Đoài, văn hóa Hòa Bình, văn hóa Thăng Long- Hà Nội, do vậy Thạch Thất
có điều kiện kế thừa và tinh hoa văn hóa dân tộc cũng nhƣ dung nạp có
chọn lọc các tinh hoa của nền văn hóa các nƣớc trên thế giới…tạo nên các
bản sắc văn hóa đa dạng. Trên địa bàn Huyện có nhiều khu du lịch: khu du
lịch Thác Bạc Suối Sao ở xã Yên Trung, khu du lịch suối Ngọc vua Bà xã
Tiến Xuân; nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng là điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế du lịch. Trong đời sống cộng đồng nhân dân còn lƣu
giữ đƣợc nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, cùng với sự phát triển của các
làng nghề có nhiều tiềm năng có thể khai thác để phát triển dịch vụ, du lịch.
Hiện nay nhu cầu du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch giải trí, du lịch sinh thái của
ngƣời dân địa phƣợng cũng nhƣ ngƣời dân nội thành ngày càng cao, đây là
lợi thế rất lớn đối với khu vực nông thôn huyện Thạch Thất trong việc phát
triển các mô hình nông nghiệp trang trại sinh thái kết hợp du lịch.
18


Thạch Thất có nguồn lao động dồi dào, phần lớn có truyền thống cần
cù, ham học hỏi, có tinh thần cộng đồng cao, rất thuận lợi trong việc đào
tạo phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực cho việc phát triển các ngành
nghề mới.
Bên cạnh những thuận lợi huyện Thạch Thất cũng còn nhiều những
khó khăn, thách thức, nhƣ: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến
cho một phần khá lớn diện tích đất nông nghiệp, sẽ gây khó khăn cho một

bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp là chính, quá trình đô thị hóa cũng
tạo tâm lý thiếu ổn định cho ngƣời dân trong việc sử dụng đất đai và đầu tƣ
cho sản xuất, nhiều nơi nhiều ngƣời có tâm lý trông chờ vào bồi thƣờng khi
Nhà nƣớc thu hồi đất nên không đầu tƣ sản xuất và cũng không muốn
chuyển đổi, chuyển nhƣợng để làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tình trạng
này kéo dài gây khó khăn lớn trong công tác quản lý, điều hành và định
hƣớng đối với các hoạt động kinh tế xã hội của địa phƣơng. Cơ sở hạ tầng
kinh tế- xã hội tuy đang từng bƣớc xây dựng hoàn thiện song vẫn còn có
khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhất là các xã miền núi, các xã nghèo nên chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng nông thôn
mới. Lao động trong ngành nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, trình
độ ký thuật hạn chế nên việc ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật tiến
tiến trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức đúng đắn những thuận lợi, khó khăn là một trong những cơ
sở để Đảng bộ huyện Thạch Thất quán triệt chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp xây dựng NTM
phù hợp với địa phƣơng.
1.1.2 Thực trạng nông thôn huyện Thạch Thất trƣớc năm 2008
Với những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên cùng với nguồn nhân lực dồi dào đã đặt ra cho huyện Thạch
Thất những khó khăn và những thuận lợi to lớn cho quá trình phát triển
19


×