Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tìm hiểu kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của các bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại xã Thuỷ Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.51 KB, 44 trang )

TRNG I HC Y DC HU

TRN NHT TN

Tìm hiểu kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn
của các bà mẹ có con dới 3 tuổi
tại Thuỷ Vân, Hơng Thủy, Thừa Thiên Huế

LUN VN TT NGHIP BC S A KHOA

HU, 2009


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................
1.1. Khái niệm về nội dung sức khoẻ sinh sản.....................................................
1.2. Thực trạng sức khoẻ phụ nữ và trẻ em trên thế giới.....................................
1.3. Thực trạng sức khoẻ phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam .....................................
1.4. Thực trạng chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em ở tỉnh Thừa Thiên Huế............
1.5. Tình hình và đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................
2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu .................................................................
2.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................
2.4. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................
2.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu.............................................................
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................
3.1. Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của các bà mẹ......................................
3.2. Kiến thức và thực hành của các bà mẹ về chăm sóc trước và sau sinh........


3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố và số lần khám thai của bà mẹ................
Chương 4: BÀN LUẬN.....................................................................................
4.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các bà mẹ...........................................
4.2. Kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ em sau sinh của các bà mẹ............
4.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố của bà mẹ và số lần khám thai................
KẾT LUẬN.........................................................................................................
KIẾN NGHỊ........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
SKSS

:

Sức khỏe sinh sản

KHHGĐ

:

Kế hoạch hoá gia đình

CSSKSS

:

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

TVM


:

Tử vong mẹ

TBSK

:

Tai biến sản khoa

BVSKBMTE-KHHGĐ :

Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em
kế hoạch hoá gia đình

WHO

:

Tổ chức y tế thế giới

UNICEF

:

Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc

TYT


:

Trạm y tế

LMAT

:

Làm mẹ an toàn

TCN

:

Tam cá nguyệt


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có thai và sinh đẻ là chức năng sinh lý bình thường của người phụ nữ.
Đây là thời điểm hạnh phúc được làm mẹ và cũng là thời điểm có nhiều rủi ro
cho sức khỏe bà mẹ, mặc dù thai nghén là quá trình sinh lý bình thường nhưng
nó liên quan đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe và sự sống của mẹ lẫn con, các
biến chứng có liên quan đến thai nghén và sinh nở là những nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong mẹ cho phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ ở mọi nơi trên thế giới [13].
Trong phạm vi toàn cầu mỗi năm có hơn nửa triệu phụ nữ chết vì các
nguyên nhân liên quan đến thai nghén và sinh đẻ. Tỷ lệ tử vong mẹ là một
trong những sự khác biệt nhất giữa các nước đang phát triển và các nước phát
triển. Có đến 99% trường hợp tử vong mẹ ở các nước đang phát triển, phần

lớn thuộc Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ LaTinh [6], [13] .
Trên thực tế phần lớn tử vong mẹ đều có thể chủ động phòng ngừa
được nếu phụ nữ ở tuổi sinh đẻ được cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ
chăm sóc sức khỏe trước sinh. Theo Đỗ Trọng Hiếu: “Nếu ai cũng biết khám
thai là cần thiết và chỉ cần 99% phụ nữ có thai đi khám đủ 3 lần trong một
thai kỳ thì nguy cơ tử vong đã giảm 50%”[16].
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là lĩnh vực công tác luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm và dành ưu tiên trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Trong thập kỷ 90, do điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn nên
chúng ta mới chỉ có thể chú trọng giải quyết một số vấn đề bức xúc về chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và một số lĩnh vực khác trong chăm sóc sức
khỏe sinh sản, mà chưa có điều kiện thực hiện đầy đủ các nội dung của chăm sóc
sức khỏe sinh sản [2]. Trong giai đoạn hiện nay công tác này được tiếp cận một
cách bao quát, rộng lớn hơn bằng các chiến lược chính sách, các văn bản quy
phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản.


2

Ngày 28/11/2000, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết Định số
136/2000/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức
khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010" trong đó đề ra mục tiêu ,giải pháp, các định
hướng hành động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản đến năm 2010.
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ngày càng đổi mới, đời
sống nhân dân ngày càng được nâng cao, Đảng ta luôn chăm lo sức khoẻ cho
nhân dân, đặc biệt chú trọng đến chăm sóc sức khỏe sinh sản. Mạng lưới y tế
rộng khắp, những hiểu biết của người dân ngày càng được nâng cao, nhất là
kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Thuỷ Vân là một xã được đánh giá là có nhiều cố gắng trong việc triển
khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nói chung đặc biệt là vấn đề về

giáo dục sức khỏe sinh sản cho đối tượng phụ nữ. Nhưng trong quá trình thực
hiện không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Để góp phần vào việc nhận định khách quan về kiến thức, thực hành
chăm sóc sức khỏe sinh sản của các bà mẹ ở xã Thuỷ Vân. Chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu kiến thức và thực hành về làm mẹ an
toàn của các bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại xã Thuỷ Vân, huyện Hương
Thủy, Thừa Thiên Huế.” Nhằm mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu một số kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của các bà
mẹ có con dưới 3 tuổi tại xã Thuỷ Vân .
2. Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố đặc trưng của mẫu nghiên cứu
với việc thực hành khám thai.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA SỨC KHOẺ SINH SẢN
1.1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Hội nghị Quốc Tế về dân số và phát triển ở Cairô năm 1994 đã nâng
cao khái niệm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình
(BVSKBMTE & KHHGĐ) trước đây lên một bước mới bằng định nghĩa khỏe
sinh sản (SKSS) như sau:
“Sức khoẻ sinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và
xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ
thống sinh sản”.
Khái niệm này còn hàm ý là mọi người kể cả nam và nữ đều có quyền
được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ y tế, các biện pháp kế hoạch hoá
gia đình an toàn, và chấp nhận theo lựa chọn, bảo đảm cho người phụ nữ trải

qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo điều kiện tốt nhất cho các cặp
vợ chồng sinh được đứa con lành mạnh [17], [25].
1.1.2. Các nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản gồm
- Chăm sóc thai nghén và làm mẹ an toàn
- Dịch vụ KHHGĐ
- Nạo phá thai an toàn
- Dự phòng và điều trị vô sinh
- Phòng ngừa và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm khuẩn
sinh sản
- Sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Phòng và phát hiên sớm các ung thư sinh dục
- Sức khỏe phụ nữ tiền mản kinh và mản kinh [25]


4

1.1.3. Khái niệm về làm mẹ an toàn
Làm mẹ an toàn (LMAT) là đảm bảo tốt sức khỏe cho phụ nữ và thai
nhi trong quá trình mang thai, sinh đẻ và giai đoạn hậu sản. Như vậy LMAT
là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo cho sự an toàn cho cả mẹ và
thai nhi (cũng như trẻ sơ sinh) mục đích là giảm tử vong và bệnh tật ngay từ
khi người phụ nữ mang thai, trong khi sinh và suốt thời kỳ hậu sản (42 ngày
sau khi sinh).
Nội dung chính của làm mẹ an toàn là:
- Chăm sóc bà mẹ trước sinh, trong và sau sinh
- Kế hoạch hoá gia đình
1.1.3.1. Chăm sóc bà mẹ khi có thai
Thời gian mang thai trung bình ở thai phụ khỏe mạnh, tính từ ngày đầu
của kỳ kinh cuối cùng là 280 ngày hoặc 40 tuần.
- Ngày sinh dự đoán theo công thức Naegelée:

ngày cộng 7, tháng trừ 3, năm cộng 1, (Tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối).
Thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn bằng nhau gọi là tam cá nguyệt (TCN).
Mỗi TCN tương ứng với 13 tuần (3 tháng dương lịch), với những vấn
đề sản khoa tương ứng, do đó việc khám thai có tầm quan trọng to lớn vì khi
khám thai đầy đủ trong quá trình mang thai sẽ gảm tử vong và bệnh tật cho
mẹ và con. Bà mẹ mang thai phải đi khám thai ít nhất 3 lần:
- Lần thứ nhất trong 3 tháng đầu:
Để xác định có thai và đánh giá sức khỏe của bà mẹ có thích hợp để
mang thai không, uống bổ sung viên sắt.
- Lần thứ hai trong 3 tháng giữa:
Theo dỏi sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi, uống bổ sung
viên sắt và làm các xét nghiệm cần thiết.


5

- Lần thứ ba trong 3 tháng cuối:
Tiếp tục theo dõi sức khỏe của bà mẹ và của thai nhi, đánh giá cuộc đẻ,
tiêm ngừa uốn ván, uống bổ sung viên sắt, hướng dẫn chọn tuyến y tế để đẻ.
Khám thai phải đúng quy trình, hướng dẫn cho bà mẹ biết cách chăm sóc và
phát hiện được những dấu hiệu nguy hiểm, thai nghén có nguy cơ cao, thực
hiện tốt chế độ lao động, nghỉ ngơi trong thời kỳ mang thai [21].
1.1.3.2. Chăm sóc bà mẹ khi chuyển dạ
Giúp cho bà mẹ dự kiến ngày sinh để có sự chuẩn bị, tư vấn cho bà mẹ
trước khi sinh, nếu thai nghén có nguy cơ cao phải chọn nơi sinh và tuyến có
thể phẫu thuật được, những trường hợp đẻ con thứ tư trở lên và vòng bụng
trên 34cm không được đẻ tại trạm y tế xã và tại nhà. Tất cả các thai phụ phải
được cán bộ y tế chăm sóc và đỡ đẻ, nếu đẻ tại nhà mà không có cán bộ y tế
thì phải có bà đỡ dân gian được huấn luyện chăm sóc và đỡ đẻ, chuẩn bị để đỡ
đẻ sạch và sử dụng gói đỡ đẻ sạch, chuẩn bị khăn tả lót đầy đủ cho trẻ sơ

sinh.
1.1.3.3. Chăm sóc bà mẹ sau đẻ gồm 3 thời điểm
+ Chăm sóc trong 6 giờ đầu, ngày đầu sau đẻ
+ Chăm sóc trong những ngày đầu sau đẻ cho đến hết tuần đầu tiên
+ Chăm sóc trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau đẻ) [4]
1.2. THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Tình hình sức khoẻ phụ nữ
Về tình hình chung, hàng năm trên thế giới có khoảng 585.000 phụ nữ
tử vong liên quan đến vấn đề thai nghén và sinh đẻ, như vậy mỗi ngày có ít
nhất 1.600 bà mẹ tử vong do tai biến khi mang thai và sinh đẻ [31],[32]. Con
số này cao nhất chiếm 99% số trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển.
nghèo đói, trình độ văn hoá thấp, hệ thống chăm sóc sức khỏe còn yếu kém,
và đó là yếu tố nguy cơ góp phần vào nguyên nhân tử vong bà mẹ. Ít nhất có


6

khoảng 7 triệu phụ nữ sống sót sau khi sinh phải đối mặt với những vấn đề
sức khỏe nghiêm trọng và có hơn 50 triệu phụ nữ sau khi sinh phải chịu
những tai biến có hại đến sức khỏe. [34]
Hiện nay tử vong mẹ (TVM) vẫn là vấn đề nổi cộm trên các diễn đàn
quốc tế và là sự quan tâm lớn của chính phủ các nước, sự cách biệt TVM giữa
các nước đang phát triển và các nước phát triển so với các chỉ số y tế khác là
vô cùng lớn. Trong khi tử vong trẻ dưới 1 tuổi ở các nước đang phát triển cao
hơn 10 lần so với các nước phát triển thì chênh lệch này của TVM là gấp 100
lần. [33]
Theo số liệu của quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) vào năm 2000,
tỉ suất TVM trên toàn thế giới là 400/100.000 trường hợp đẻ sống, trong đó ở
Châu Phi là 830; Bắc Mỹ là 16; Châu Mỹ La Tinh 190; Châu Á là 330 (Việt
Nam là 130) và Châu Âu là 24/100.000 trường hợp đẻ sống.[28]

Phụ nữ ở mọi nơi và mọi quần thể đều có thể bị tai biến sản khoa
(TBSK) nhưng phụ nữ ở các nước đang phát triển có lẻ họ ít nhận được sự
điều trị kịp thời và đầy đủ hơn. TVM phần lớn xảy ra ở tuần đầu sau khi sinh
(60%) đặc biệt 24h sau sinh mà chảy máu là nguyên nhân hàng đầu. Ở các
nước đang phát triển tỉ lệ TVM xảy ra ở các thời điểm khác nhau: trước sinh
23,9%; trong sinh 15,5% và sau sinh 60%.
Nguyên nhân tử vong cao nhất là băng huyết sau đẻ (25-31%), sau đó
nạo phá thai không an toàn là (13-19%), tăng huyết áp (10-17%), đẻ khó (1115%), nhiễm trùng máu (11-15%) và các nguyên nhân khác như là rào cản
kinh tế giao thông đi lại. [15]
Abdulaziz và cộng sự (1995) cho rằng có nhiều yếu tố xã hội và văn hoá
cũng ảnh hưởng đến TVM, ví dụ: tỷ lệ mù chữ cao, kết hôn sớm, có thai cũng
như đẻ nhiều và thiếu các dịch vụ chăm sóc y tế cho các bà mẹ, số trường hợp


7

tử vong cao nhất gặp ở những bà mẹ mù chử (76%), không có ngề nghiệp (67%)
và sống trong tình trạng nghèo đói hoặc thu nhập thấp (38%). [24]
Bảng 1.1 Những nguyên nhân chủ yếu gây TVM trên thế giới
Nguyên nhân
Băng huyết
Nạo phá thai không an toàn
Tăng huyết áp (sản giật)
Đẻ khó
Nhiểm trùng máu
Nguyên nhân gián tiếp

Tỉ lệ (%)
Số người chết/năm
25-31

146.500- 163.000
13-19
76.050 - 111.150
10-17
58.500 -99.450
11-15
64.350 -87.750
11-15
64.350 -87750
15-20
87.750 -117.000
*Nguồn UNICEF/TCYTTG 1996 [15]

1.2.2. Tình hình tử vong trẻ em trên thế giới
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) hàng năm có khoảng 08 triệu thai nhi
và trẻ sơ sinh chết vào cuối thời kỳ thai nghén, lúc lọt lòng ngay sau khi sinh,
nguyên nhân là do thiếu chăm sóc đối với người mẹ và xử lý các tai biến không
kịp thời, ở Châu Á trẻ sơ sinh chết do người mẹ thiếu dinh dưỡng chiếm 37%,
do TBSK chiếm 21%. Phần lớn tử vong trẻ sơ sinh là do nguyên nhân trong khi
mang thai, mà 2/3 số tử vong đó xảy ra trong 2h đầu sau sinh [25].
Đây chủ yếu là giai đoạn chết chu sinh. Theo phân loại quốc tế về bệnh
tật lần thứ IX (IDC-9). Giai đoạn chết chu sinh bắt đầu từ khi thai tròn 28 tuần
tuổi cho đến khi kết thúc 7 ngày sau sinh.
Thông báo của WHO hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 7,6 triệu
ca chết chu sinh, số ca chết chu sinh ở các nước nghèo và đang phát triển
chiếm tới 98% tổng số ca chết chu sinh trên toàn cầu, Châu Âu tỉ lệ này ở
mức 23/1000 ca sinh, trong khi ở các nước Châu Phi lên tới 75/1000 ca sinh,
Châu Á 53/1000, Châu Mỹ La Tinh và GARIBE 39/1000 [6].



8

1.3. TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình sức khỏe và chăm sóc SKSS phụ nữ ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra tại 3 tỉnh của Bộ Y Tế năm 1995, tỷ lệ TVM ở
Việt Nam là 137/100.000 ca đẻ sống, nghĩa là cứ một ngày có 7 bà mẹ chết có
liên quan đến thai sản và mỗi năm có gần 3.000 phụ nữ chết do thai sản. Tình
hình TVM do các tai biến sản khoa (TBSK) ở nước ta trong những năm qua
hầu như không giảm hoặc giảm không đáng kể.
Theo ước tính của UNICEF, TVM ở Việt Nam là 160/100.000 trẻ đẻ
sống, những số liệu trên là kết quả điều tra trên diện hẹp mà không đại diện
trên cả nước bởi vì có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng về tỷ lệ TVM. Ở Tây
Nguyên tỷ lệ này là 418/100.000 trẻ đẻ sống, vùng núi phía Bắc là
298/100.000, vùng ven biển phía Bắc và Đồng bằng Sông Cửu Long là
200/100.000. Qua thống kê thành tựu về y tế giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ TVM
còn 80/100.000 trẻ đẻ sống. Dù có rất nhiều cố gắng nhưng TBSK vẫn đang
là vấn đề nổi cộm và cấp bách vì vậy Bộ Y Tế đề ra mục tiêu đến năm 2010 tỷ
lệ TVM giảm còn 70/100.000 trẻ đẻ sống [17].
Theo báo cáo của Trung Tâm BVSKBMTE/KHHGĐ của các tỉnh số
TVM năm 2004 giảm nhiều so vơi năm 2003, từ 235 xuống còn 184. Dưới
đây là so sánh TVM của các vùng trong 3 năm 2002, 2003, 2004.
Bảng 1.2 So sánh TVM của các vùng trong 3 năm 2002, 2003, 2004.
Vùng Chung Đông

Tây

Đồng

Tây


toàn

Bắc

bằng

bắc

Sông

bộ

Bắc

Quốc
Năm
2002
2003
2004

247
235
184

51
43
41

25
16

22

Tây

Tây

Nam Nguyên
Bộ

Đông Đồng
Nam

bằng

Bộ

Sông

Hồng

Cửu

25
24
32

Long
34
32
28


31
31
17

21
41
17

14
17
8

46
31
19


9

Như vậy tỷ lệ TVM trên thực tế cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo có
sự chênh lệch rất khác biệt giữa các vùng sinh thái [5].
Theo số liệu của hội sản phụ khoa Việt Nam, tình hình TBSK năm
(2000-2001)
Bảng 1.3 Tình hình tai biến sản khoa (2000-2001) ở Việt Nam
[15]
Loại tai biến
Vở tử cung
Chảy máu
Sản giật

Uốn ván
Nhiểm khuẩn
Tổng số
Tổng số sinh

2000
n
118
4012
643
87
702
5652
1.139.029

2001
%
2.08
72.57
11.37
1.54
12.42
100.00
6.43

n
123
3477
700
64

655
5019
1.276.068

%
2.45
6927
13.97
1.28
13.05
100.00
0.39

1.3.2. Tình hình sức khỏe Trẻ em ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu những năm (1996-1999) về tỉ lệ chết
chu sinh của trung tâm nghiên cứu Dân số và sức khỏe nông thôn ở 7 tỉnh cho
thấy trong tổng số 32.196 ca sinh điều tra được, có 31.903 ca sinh sống và
727 ca chết chu sinh như vậy tỉ lệ chết chu sinh cho cả 7 tỉnh là 22,8/1000 ca
sinh sống, và ước tính chung cho cả nước là 22,1/1000 ca sinh sống. Tỷ lệ
chết chu sinh có sự chênh lệch giữa các tỉnh như: Bình Dương là 17,1/1000 ca
sinh sống; Thái Bình 17,7/1000; nhưng Gia Lai là 37,4/1000 và Yên Bái
27,4/1000 [30]. Tỷ lệ chết chu sinh chịu ảnh hưởng của sự chăm sóc trước,
trong và ngay sau khi sinh. Giữa tỷ lệ tử vong chu sinh và nơi sinh trẻ của các
bà mẹ có mối tương quan chặt chẽ, điều tra này cũng cho thấy các tỉnh có đời
sống kinh tế khó khăn, giao thông đi lại kém phát triển, tập quán sinh đẻ và
chăm sóc sức khỏe còn nhiều lạc hậu, mạng lưới y tế kém… thì tỷ lệ tử vong
chu sinh cao.


10


Các nguyên nhân gây chết chu sinh ở Việt Nam gồm:
Đẻ non (22%), ngạt (18%), dị tật bẩm sinh (9%), thiếu cân (6%), ngôi
bất thường (5%), viêm phổi sơ sinh (4%), và nguyên nhân khác (17%), ở
vùng núi tỷ lệ sơ sinh chết do ngạt cao hơn vùng đồng Bằng. [10], [19]
1.4. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ EM Ở
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Cho đến nay tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong chuyển tuyến và hổ
trợ tuyến trong chăm sóc SKSS vì không có bệnh viện tuyến tỉnh, do đó trung
tâm BVSKBMTE đảm trách dịch vụ LMAT bao gồn tư vấn, chăm sóc trước,
trong và sau sinh, nạo hút thai và thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về LMAT.
Tuyến huyện có 9 đội bảo vệ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, 20 phòng
khám đa khoa khu vực và 3 nhà hộ sinh khu vực. Tuyến xã có 150 xã/phường,
trong đó có 118 trạm có phòng sinh nhưng phần lớn chưa đạt chuẩn, đặc biệt
tại các xã miền núi và vùng đầm phá, vùng xa.
Năm 2004, giảm tỷ lệ TVM dưới 47/100.000 trẻ sơ sinh sống, quản lý
được 95% bà mẹ mang thai, 95% số bà mẹ đi khám thai trước sinh và số lần
khám thai trung bình 3 lần, tỷ lệ bà mẹ đến sinh tại cơ sở y tế trên 90%, tỷ lệ
bà mẹ được chăm sóc sau đẻ ít nhất 1 lần trên 50% và 65% các cặp vợ chồng
sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. [20]
1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Thủy Vân là một xã đồng bằng thuộc huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa
Thiên Huế nằm về phía Đông Bắc, cách trung tâm huyện 15 km, cách thành
phố Huế 3 km
- Phía Đông giáp xã Thuỷ Thanh
- Phía Tây giáp phường Vỹ Dạ
- Phía Nam giáp phường Xuân Phú
- Phía Bắc giáp xã Phú Mỹ



11

Xã có diện tích tự nhiên khoảng 505 ha, dân số trung bình là 5965
người với 1332 hộ được chia thành 4 thôn.
- Số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 là 1625 người, số phụ nữ 15-49 có
chồng là 967 người,
- Tỷ suất sinh thô là 18,4%, tỷ suất chết thô là 0,44%, tỷ lệ tăng dân số
là 1,4% tỷ lệ suy dinh dưỡng 12,7%, tỷ lệ suy dinh dưỡng sơ sinh 1,82% tỷ lệ
tiêm phòng uốn ván là 100%,
Là một xã có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mất cân đối
giữa các vùng. Nhưng y tế được chính quyền địa phương quan tâm và có sự
phối hợp khá tốt giữa các ban ngành trong xã.


12

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 có chồng và có con dưới 3 tuổi hiện
đang sinh sống tại xã Thuỷ Vân, huyện Hương Thuỷ - Thừa Thiên Huế.
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu tại 4 thôn: Xuân Hoà, Công Lương,
Vân Dương, Dạ Lê của xã Thuỷ Vân.
Đặc điểm trạm y tế xã Thủy Vân: Xã có 4 nhân viên được biên chế
1 Bác sỹ
1 Y sĩ đa khoa
1 Nữ hộ sinh trung học

1 Dược sỹ trung học
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 07 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Mẫu toàn bộ
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Dựa trên danh sách các phụ nữ 15 - 49 có chồng, có con dưới 3 tuổi tại
4 thôn của xã Thuỷ Vân huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.4.2. Vật liệu nghiên cứu
- Phiếu phỏng vấn được soạn sẵn đảm bảo nguyên tắc.


13

- Bộ câu hỏi thiết kế theo mẫu chung cho các đối tượng.
- Dễ điền số liệu thu nhập cho từng cá nhân và thuận tiện các phân tích
số liệu.
- Câu hỏi đơn giản, cụ thể, dễ sử dụng
- Câu hỏi được bố trí hợp lý, thu nhập số liệu nhanh và tổng hợp số liệu
dễ dàng.
2.3.5. Lập phiếu điều tra với những nội dung sau
- Thông tin về người mẹ
+ Họ và tên
+ Tuổi (dương lịch)
+ Địa chỉ
+ Nghề nghiệp
+ Trình độ văn hoá

+ Thu nhập gia đình (người dân tự đánh giá)
- Phần phỏng vấn điều tra đối tượng nghiên cứu
+ Số con dưới 3 tuổi
+ Số lần mang thai của bà mẹ
+ Nơi khám thai của bà mẹ
+ Hiểu biết nguy hiểm khi mang thai cần phải đi khám
+ Số mũi tiêm uốn ván trong thời gian mang thai
+ Có uống viên sắt khi mang thai
+ Nơi sinh trẻ của bà mẹ
+ Dấu hiệu nguy hiểm sau sinh cần phải đi khám
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp trực tiếp


14

+ Gặp, phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại hộ gia đình
trong 4 thôn của xã dựa vào bộ câu hỏi in sẵn.
- Phương pháp gián tiếp
+ Liên hệ UBND xã và TYT xã Thuỷ Vân để trao đổi về kế hoạch
phỏng vấn và nắm danh sách đối tượng.
+ Liên hệ cộng tác viên dân số để được hỗ trợ khi phỏng vấn
2.4.2. Xác định biến số nghiên cứu
Các biến số chính của đối tượng nghiên cứu
+ Tuổi của bà mẹ: phân thành 3 nhóm: 20 - 29; 30 - 39; 40 - 49
+ Nghề nghiệp: Làm ruộng; Công nhân viên chức; Khác.
+ Trình độ văn hoá (phân thành 3 cấp)
Tiểu học; THCS; PTTH trở lên
+ Số con trong gia đình: 1 con; 2 con; >3 con

+ Thu nhập gia đình: Nghèo; Trung bình; Khá giàu
+ Kiến thức, thực hành về làm mẹ an toàn
- Tỷ lệ % số lần khám thai của bà mẹ
- Tỷ lệ % số lần khám thai của bà mẹ
- Tỷ lệ % các bà mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
- Tỷ lệ % bà mẹ khám thai tại các cơ sở y tế
- Tỷ lệ % bà mẹ nhận được dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
- Tỷ lệ % bà mẹ tiêm đầy đủ 2 mũi uốn ván khi mang thai
- Tỷ lệ % bà mẹ uống viên sắt khi mang thai
- Tỷ lệ % các bà mẹ biết được mục đích của việc khám thai
- Tỷ lệ % các bà mẹ biết các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh cần phải đi khám
2.4.3. Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố và số lần khám thai
- Nhóm tuổi của các bà mẹ và số lần khám thai
- Nghề nghiệp của bà mẹ và số lần khám thai


15

- Trình độ văn hoá của bà mẹ và số lần khám thai
- Thu nhập gia đình của bà mẹ và số lần khám thai
- Số con của bà mẹ và số lần khám thai
2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu theo phần mềm Epi - INFo 6.0 với phương pháp thống
kê y học thông thường trong xử lý số liệu và phân tích kết quả.
- Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
- Dùng text χ2 để điểm định mối liên quan giữa 2 biến số.


16


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 249 bà mẹ trong diện sinh đẻ có con < 3 tuổi được điều
tra phỏng vấn, chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN
3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi của bà mẹ
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Độ tuổi
20-29
30-39
40-49
Tổng

n
103
123
23
249

%
41,47
49,40
9,23
100,00

Nhận xét: Đối tượng được phỏng vấn có độ tuổi lớn nhất là 49 tuổi và
nhỏ nhất là 20 tuổi. Ở độ tuổi 20-39 chiếm tỷ lệ lớn nhất 90,87%, độ tuổi 4049 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 9,23%.
3.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp
Làm ruộng
Công nhân viên chức
Nghề khác
Tổng

n
138
25
86
249

%
55,42
10,00
34,58
100,00

Nhận xét: Số bà mẹ có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất
55,42%, nghề khác 34,58%, công nhân viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất 10,0%.

3.1.3. Phân bố theo trình độ học vấn c bà mẹ.


17

Bảng 3.3. Phân bố theo trình độ học vấn của bà mẹ
Nghề nghiệp
Tiểu học
PTCS

PTTH trở lên
Tổng

n
88
118
43
249

%
35,34
47,39
17,37
100,00

Nhận xét: Đối tượng được phỏng vấn có trình độ văn hoá ở bậc PTCS
chiếm tỷ lệ cao nhất 47,39%, ở bậc tiểu học chiếm 35,34%, bà mẹ có trình độ
văn hoá từ PTTH trở lên chiếm 17,37%
3.1.4. Phân bố theo số con của bà mẹ
Bảng 3.4. Số con của bà mẹ
Số con
1 con
2 con
≥ 3 con
Tổng

n
75
107
67

249

%
30,12
42,97
26,91
100,00

Nhận xét:Tỷ lệ các bà mẹ có 2 con chiếm tỷ lệ cao với 107 trường hợp
(42,97%), ≥ 3 con chiếm tỷ lệ thấp 26,91%.


18

3.1.5. Phân bố theo thu nhập gia đình của bà mẹ
Bảng 3.5. Thu nhập gia đình của bà mẹ
Thu nhập gia đình
Nghèo
Trung bình
Khá, giàu
Tổng

n
17
184
48
249

%
6,82

73,90
19,28
100,00

Nhận xét: số bà mẹ có mức thu nhập thuộc diện trung bình cao nhất
184 trường hợp chiếm 73,90%, thu nhập thuộc diện khá giàu chiếm tỷ lệ
19,28%, thu nhập nghèo chiếm tỷ lệ thấp có 17 trường hợp (6,82%).
3.2. KIẾN THỨC THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC TRƯỚC
VÀ SAU SINH
3.2.1. Số lần khám thai của bà mẹ trong thai kỳ
Bảng 3.6. Số lần khám thai
Số lần khám thai
Không đi khám
1 lần
2 lần
≥ 3 lần
Tổng

n
8
7
46
188
249

%
3,22
2,81
18,47
75,50

100,0

Nhận xét: Bà mẹ đi khám thai ≥ 3 lần cao nhất với 188 trường hợp
chiếm tỷ lệ 75,50%, khám thai 1 lần chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,81%. Không đi
khám chiếm tỷ lệ 3.22%.
3.2.2. Hiểu biết về mục đích khám thai
Bảng 3.7. Hiểu biết về mục đích đi khám thai
Mục đích đi khám thai

n

% so với số

% so với tổng

lần trả lời

(N)


19

Để biết sự phát triển của thai
Để biết giới của trẻ
Để tiêm phòng uốn ván
Để uống bổ sung viên sắt
Khác
Tổng

192

78
70
62
39
441

43,54
17,69
15,87
14,05
8,84
100,00

77,10
31,32
28,11
24,90
15,70
177,13

Nhận xét: Số bà mẹ biết mục đích khám thai như: Để biết sự phát triển
của thai chiếm tỷ lệ cao nhất 77,10%, để biết giới của trẻ chiếm 31,32%, để
được tiêm phòng uốn ván 28,11%, uống bổ sung viên sắt 24,90%,
3.2.3. Tình hình tiêm phòng uốn ván của bà mẹ trong thai kỳ.
Bảng 3.8. Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ
Số mủi
1 mũi
2 mũi
Không nhớ
Không tiêm

Tổng

n
16
215
13
5
249

%
6,43
86,35
5,22
2,01
100,00

Nhận xét: Số bà mẹ tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi chiếm tỷ lệ cao
86,35%, không tiêm chiếm tỷ lệ thấp với 2,01%.


20

3.2.4. Tình hình bà mẹ uống bổ sung viên sắt

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bà mẹ uống viên sắt khi mang thai
Nhận xét: Khi mang thai tỷ lệ các bà mẹ được uống bổ sung viên sắt
chiếm tỷ lệ khá cao 83,94%, không uống chiếm 16,06%.
3.2.5. Phân bố nơi khám thai của bà mẹ
Bảng 3.9. Nơi khám thai của bà mẹ
Nơi khám thai

Trạm Y Tế
Phòng khám tư
Bệnh viện Huyện
Bệnh viện TW
Tổng

n
210
20
18
23
271

%
77,49
7,38
6,64
8,49
100,00

Nhận xét: Tỷ lệ khám thai tại Trạm Y Tế chiếm tỷ lệ cao với 210
trường hợp chiếm 77,49%, các phòng khám tư, bệnh viện huyện, bệnh viện
Trung ương chiếm tỷ lệ thấp và tương đương nhau.


21

3.2.6. Phân bố theo nơi sinh của bà mẹ
Bảng 3.10. Nơi sinh trẻ vừa qua của các bà mẹ
Nơi sinh trẻ vừa qua của các bà mẹ

Ở nhà
Trạm Y tế
Phòng khám tư
Bệnh viện Huyện
Bệnh viện TW Huế
Tổng
Nhận xét: Số bà mẹ sinh tại Trạm Y Tế

n
%
2
0,80
143
62,42
24
9,63
17
6,82
63
25,33
249
100,00
chiếm tỷ lệ cao nhất 62,42%,

tiếp đến Bệnh viện TW chiếm 25,33% và sinh tại nhà hai trường hợp chiếm tỷ
lệ 0,80%.
3.2.7. Nhận thức của bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
Bảng 3.11. Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai
Dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám


n

Đau bụng
Ra máu hoặc nước âm đạo
Thai không cử dộng như bình thường
Co giật
Phù tay, chân
Sốt cao
Nhức đầu, mờ mắt, chóng mặt
Tổng số lần trả lời

140
153
68
39
48
48
33
529

% so với tổng
số dấu hiệu
nhận biết
26,47
28,92
12,85
7,37
9,07
9,07
6,24

100,00

% so với
tổng (N)
56,22
61,50
27,38
15,70
19,28
19,28
13,25
212,61

Nhận xét: Số bà mẹ biết dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, ra máu
hoặc nước âm đạo chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,50%, đau bụng 56,22%.
Nhức đầu mờ mắt chóng mặt chiếm tỷ lệ thấp 13,25%.
3.2.8. Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm sau sinh cần phải đi khám.
Bảng 3.12. Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm sau sinh cần phải đi khám
Dấu hiệu nguy hiểm sau
sinh

n

% so dấu hiệu
nhận biết

% so với
tổng (N)



22

Ra máu âm đạo nhiều
183
31,28
73,50
Sốt cao
111
18,97
44,60
Đau bụng dữ dội và kéo dài
122
20,85
49,00
Nhức đầu, mờ mắt
59
10,09
23,69
Sản dịch có mùi hôi
76
12,99
30,52
Vú căng đau
21
3,59
8,43
Không biết
13
2,22
5,22

Tổng số
585
100,00
243,9
Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh cần
phải đi khám như sau: Về dấu hiệu ra máu âm đạo nhiều chiếm tỷ lệ cao
73,50%, tiếp đến đau bụng kéo dài chiếm tỷ lệ 49,00%, sốt cao chiếm
44,60%, thấp nhất là không biết chiếm 5,22%.
3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN
CỨU VÀ SỐ LẦN KHÁM THAI
3.3.1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi của bà mẹ và số lần khám thai
Bảng 3.13. Liên quan giữa tuổi bà mẹ và số lần khám thai
Số lần khám thai
Nhóm tuổi
N
< 3 lần
≥ 3 lần
p
n
%
n
%
20-29
103
26
25,2
77
74,8
30-39
123

27
22,0
96
78,0
>0,05
40-49
61
8
34,8
15
65,2
Tổng
249
61
24,5
188
75,5
Nhận xét: Tỷ lệ khám thai ≥ 3 lần của các bà mẹ ở nhóm tuổi 30-39 là cao
nhất trong các nhóm tuổi 78,0%. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê ( p>0,05).

3.3.2. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bà mẹ và số lần khám thai
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bà mẹ và số lần
khám thai
Nghề

N

Số lần khám thai
< 3 lần

≥ 3 lần

p


×