Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.06 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc

Hµ néi - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Ngân


Hµ néi - 2008


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cải cách hành chính ngày nay đã trở thành sự quan tâm của
nhiều quốc gia. Đối với các nước phát triển và đang phát triển, cải cách
hành chính được xem như động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, phát huy dân chủ và duy trì hiệu quả hoạt động của bộ máy hành pháp.
Ở Việt Nam, trong hơn hai thập niên hành công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế, cải cách hành chính
được chú trọng thực hiện, đặc biệt là khi nhiệm vụ cải cách hành chính
được khái quá hóa thành chiến lược thể hiện bằng Chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước. Mục tiêu cải cách hành chính là xây dựng một
nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Xuất phát từ quan niệm, yêu cầu hướng đến một nền hành chính
phục vụ nhân dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách thủ tục hành chính trở thành
đòi hỏi bức xúc và được lựa chọn trở thành một trong nội dung của cải cách
hành chính. Ngày 04 tháng 5 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
38/NQ-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết
công việc của công dân và tổ chức. Tiếp đó, Chương trình thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa VII của Chính
phủ xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải cách hành
chính.
Với tính chất là một trong những nội dung của Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, "tiếp tục cải cách
thủ tục hành chính " được đặt ra nhằm "bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả,

minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính".


Cải cách hành chính nói chung, trong đó có thủ tục hành chính tiếp
tục được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết là trong
năm 2007. Để tạo bước chuyển căn bản trong cải cách thủ tục hành chính,
ngày 10 tháng 01 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh
vực quản lý nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Mục tiêu của việc đơn giản
hóa thủ tục hành chính là bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công
khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ
chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đầy phát triển kinh tế - xã
hội; góp phần phòng chống tham nhũng và lãng phí.
1.2. Cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các cấp
chính quyền ở nước ta. Hoạt động của chính quyền cấp xã bao quát các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn và
hướng tới thực hiện nhiệm vụ bảo đảm cho các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, tạo điều kiện cho công dân thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm 232
xã, phường, thị trấn. Được đặt trên địa bàn thành phố là nơi thí điểm thực
hiện cải cách hành chính, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nói trên
này đều nằm trong diện phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết. Việc cải cách này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về phát
triển, quản lý đô thị đối với một thành phố đặc biệt như Hà Nội. Là Thủ đô,
Hà Nội được xác định "là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch
quốc tế" [4], là vùng đất "địa linh nhân kiệt" với lịch sử nghìn năm văn hiến

hội tụ, kết tinh, lan tỏa và phát sáng các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc, "là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ


chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng
nhất của đất nước" [38, tr. 8].
Với vị thế đó, Hà Nội đang ngày càng phải đối mặt với thách thức
và yêu cầu: thứ nhất, đẩy nhanh tốc độ và đồng bộ hóa sự phát triển, theo
kịp thủ đô các nước, góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng và
kinh tế cả nước; thứ hai, phát triển bền vững, nhất là sự đảm bảo ổn định về
chính trị, trật tự an toàn xã hội, cũng như phải phấn đấu để giữ nhịp ổn định
cho toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiệm vụ cải
cách hành chính nói chung cũng như cải cách thủ tục hành chính nói riêng
cũng không nằm ngoài việc phấn đấu vì mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ
đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho cả
nước.
1.3. Những năm qua, song song với quá trình chuyển đổi nền kinh
tế, Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương, giải pháp thiết thực đổi mới
hệ thống chính trị, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước mà trọng tâm là cải
cách nền hành chính quốc gia. Chính quyền cấp xã là một trong các cấp
chính quyền được quan tâm củng cố, kiện toàn. Tuy chưa có những cải
cách toàn diện, cơ bản, chưa tổng kết thành hình mẫu hoàn chỉnh, nhưng
nhìn chung một số thể chế đã được hoàn thiện, cơ sở vật chất của cấp xã
được đầu tư một bước, chính sách đãi ngộ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp
xã đã được thực hiện và phát huy tác dụng. Chính quyền cấp xã hiện nay đã
bắt đầu được chuyên nghiệp hóa, thực hiện mục tiêu chung của nền hành
chính là phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, cung cấp dịch vụ công cho xã
hội. Cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để thỏa mãn yêu cầu này.
Thực hiện Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của Ủy

ban nhân dân thành phố Hà Nội, lãnh đạo các cơ quan hành chính cấp xã
tại Hà Nội (điển hình như Ủy ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu) đã chỉ
đạo các cán bộ chuyên môn xây dựng, ban hành, niêm yết công khai những
quy định về 58 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: giải quyết khiếu nại tố cáo; hộ tịch - chứng thực; an ninh - quốc phòng; xây dựng và quản lý đô


thị; tài nguyên và môi trường; lao động, thương binh và xã hội; giáo dục và
đào tạo; kinh tế. Trong quá trình thực hiện 58 thủ tục hành chính nói trên,
mặc dù đã được cải cách, sửa đổi, rút gọn để đáp ứng nhu cầu của tổ chức,
công dân vẫn còn phát hiện rất nhiều bất cập cần phải khắc phục nhằm tạo
điều kiện hơn nữa cho nhân dân trong giao dịch với cơ quan công quyền.
Mặc dù được lựa chọn là một trong những nội dung quan trọng của
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, nhưng cho đến nay,
chưa có nhiều công trình chuyên khảo đi sâu nghiên cứu vấn đề cải cách thủ
tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã - nơi bộ máy chính quyền cơ sở
gần và sát dân nhất, trực tiếp giải quyết các nhu cầu của nhân dân. Với vị
trí là cán bộ trực tiếp làm công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính
tại cơ quan cấp xã, tác giả chọn đề tài: "Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy
ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm nghiên cứu,
tìm hiểu, đánh giá quá trình cải cách thủ tục hành chính tại chính quyền cấp
xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong công cuộc cải cách hành chính; từ
đó, đề xuất các giải pháp với mong muốn đáp ứng, phục vụ tốt hơn nữa nhu
cầu giải quyết công việc của tổ chức, công dân.
2. Tình hình nghiên cứu
Bản thân thuật ngữ "cải cách thủ tục hành chính" được đề cập một
cách phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng và được người dân quan
tâm thật sự kể từ khi có Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính. Sau 05 năm thực
hiện, kết quả triển khai Nghị quyết số 38/NQ nói trên đã được xây dựng
thành báo cáo của Chính phủ.

Cải cách thủ tục hành chính đã được nghiên cứu thể hiện như một
chủ trương, biện pháp điều hành trong Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, trong các văn bản của cơ quan nhà
nước, các nghị quyết của Chính phủ và các bài phát biểu của các nhà lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước. Tình hình cải cách thủ tục hành chính đã được đề


cập trong Báo cáo tổng kết việc thực hiện giai đoạn I (2001 - 2005), Chương
trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và phương
hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II (2006 - 2010).
Lý luận về thủ tục hành chính và một số nội dung của cải cách thủ
tục hành chính là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học,
chuyên gia, nhà quản lý và hoạt động thực tiễn. Đề tài này được nêu, thảo
luận tại các hội thảo, các bài viết, các công trình nghiên cứu về quá trình
cải cách hành chính ở Việt Nam. Đáng chú ý là cuốn sách "Cải cách thủ
tục hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân ở nước ta hiện nay",
(Nxb Lao động, Hà Nội, 2000), do TS. Vũ Thư - ThS. Lê Hồng Sơn đồng
chủ biên; "Tìm hiểu về hành chính nhà nước", (Nxb Lao động, Hà Nội,
2003), do PGS.TS. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Hữu Khiển chủ biên; "Thủ tục
hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính với việc bảo đảm quyền
của công dân", của tác giả Trần Thanh Hương, (Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, tháng 10 năm 2005); "Cải cách hành chính và sự phát triển của
doanh nghiệp tiếp cận từ thủ tục hành chính" của GS.TS. Lê Hồng Hạnh
(Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 4, năm 2007); Hội thảo Hà Nội năm 2002
do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức: "Vai trò của Nhà nước trong
cung ứng dịch vụ công, thực trạng và giải pháp", Hội nghị quốc tế tham gia
ý kiến vào Dự thảo Báo cáo tổng kết việc thực hiện cải cách hành chính
giai đoạn I (2001-2005) tổ chức vào tháng 11 năm 2005; Hội thảo vào
tháng 11 năm 2006 về cải cách hành chính tại Việt Nam - các ưu tiên giai
đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020… Những tác phẩm, bài viết, phát biểu

tại các Hội thảo tập trung vào những vấn đề chung mà chưa đi sâu vào nội
dung hẹp là cải cách thủ tục hành chính tại các địa bàn cấp xã. Về vấn đề
này, đến nay mới duy nhất có một đề tài khoa học cấp Bộ của TS. Bùi Đức
Kháng, đó là "Cải cách thủ tục hành chính của chính quyền cấp xã - cơ sở
để bảo đảm dân chủ hóa đời sống xã hội ở nông thôn", (năm 2002).
Vì vậy, tác giả chọn đề tài này nhằm tìm hiểu một cách tương đối
toàn diện vổ hệ thống về cải cách thủ tục hành chính tại địa bàn xã,


phường, thị trấn ở một đô thị đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Thông qua xem
xét thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại bộ máy chính quyền cấp xã,
đối chiếu với lý luận chung về thủ tục hành chính, đề tài đưa ra các nhận
định, kiến nghị các giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện công cuộc cải
cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính ở cấp xã nói
riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm 58 thủ tục hành chính
thuộc 08 lĩnh vực: Khiếu nại - Tố cáo; Hộ tịch - Chứng thực; Tài nguyên Môi trường; Xây dựng - Đô thị; Lao động - Thương binh và xã hội; Giáo
dục - Đào tạo; Quân sự; Kinh tế.
Trong số đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu sâu vào lĩnh vực Hộ tịch
- Chứng thực và Tài nguyên - Môi trường. Đây là những mảng công việc
liên quan nhiều đến thủ tục hành chính, có nhu cầu được giải quyết thường
xuyên, liên tục và cũng chính là những thủ tục đòi hỏi phải cải cách nhiều
hơn nữa để kịp thời đáp ứng nhu cầu của tổ chức, công dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính tại Ủy
ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những minh họa từ
thực tiễn sẽ tập trung và khai thác triệt để từ hoạt động giải quyết các công
việc liên quan đến thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân phường Dịch

Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quan của đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính tại Ủy ban


nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp thích
hợp nhằm cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên một số lĩnh
vực cụ thể.
Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Đánh giá một cách tổng quan về quá trình cải cách thủ tục hành
chính, các quy định pháp luật về việc cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban
nhân dân cấp xã trên địa bàn Hà Nội; đúc rút ưu điểm cũng như tồn tại,
vướng mắc cần phải được tháo gỡ trong công tác cải cách thủ tục hành
chính tại chính quyền cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thông qua xem xét thực trạng việc thực hiện thủ tục hành chính
tại chính quyền cấp xã, đưa ra các kiến nghị và đề xuất một số giải pháp
nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính ở cấp xã.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề mang tính chung nhất về thủ tục hành
chính và cải cách thủ tục hành chính;
- Nghiên cứu, phân tích các văn bản, các quy định làm cơ sở cho
việc cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đánh giá quá trình thực hiện và áp dụng
các văn bản này trong quá trình cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban
nhân dân cấp xã của Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại
chính quyền cấp xã; nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm cải cách thủ tục
hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố của các nước

trên thế giới.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác cải cách
thủ tục hành chính tại chính quyền cấp xã trên địa bổn thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


Quá trình nghiên cứu được tác giả thực hiện thông qua một số
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu tư liệu gồm các
nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật trong lĩnh vực cải cách thủ tục
hành chính, các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,
các báo cáo tổng kết công tác cải cách hành chính, bài viết nghiên cứu trên
các tạp chí chuyên ngành, xử lý thông tin, hình thành các luận điểm nghiên
cứu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: thu thập tài liệu trong
nước và của nước ngoài về mô hình cải cách thủ tục hành chính, đánh giá
những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào công cuộc cải cách thủ tục
hành chính tại bộ máy chính quyền cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn, điều tra
trực tiếp một số tổ chức, công dân đến liên hệ giải quyết công việc tại Ủy
ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu theo cơ chế "một cửa" nhằm củng cố
và bổ sung thêm các thông tin, đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên
cứu.
+ Phương pháp chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn, tác giả thường xuyên trao đổi, tham vấn và tiếp thu có chọn lọc ý
kiến của một số thầy cô giáo, chuyên gia, nhà quản lý và người hoạt động
thực tiễn có kinh nghiệm trong lĩnh cực cải cách thủ tục hành chính.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa một số kết
quả nghiên cứu có liên quan, nhận định tại các báo cáo tổng kết của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền về công tác cải cách thủ tục hành chính.
6. Điểm mới và ý nghĩa của luận văn


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban
Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12
của Bộ Chính trị (khóa VIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát
triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 1/8
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
của bộ máy nhà nước, Hà Nội.
9. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình 04/CTr-TU ngày 10/5 về đẩy
mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực chính
quyền các cấp giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

10. Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số
93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11 hướng dẫn về chế độ thu, nộp
và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chức thực, Hà Nội.


11. Chính phủ (1994), Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04/5 về cải cách một
bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của tổ chức và
công dân, Hà Nội.
12. Chính phủ (2003), Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một
cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội.
13. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 09/2005/TT-TTg ngày 05/01 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12 về đăng
ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.
15. Chính phủ (2005), Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.
16. Chính phủ (2006), Quyết định số 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đơn giản
hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai
đoạn 2007 - 2010, Hà Nội.
17. Chính phủ (2007), Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5 về cấp bản
sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ
ký, Hà Nội.
18. Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một

cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, Hà Nội.
19. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
20. Quốc hội (1996), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà
Nội.
21. Quốc hội (1998), Luật Khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.
22. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Chính phủ, Hà Nội.


23. Quốc hội (2001), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa
đổi, bổ sung), Hà Nội.
24. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
25. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân, Hà Nội.
26. Quốc hội (2005), Nghị quyết số 42/2005/QH11 ngày 14/6 về việc điều
chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005, Hà Nội.
27. Quốc hội (2006), Luật Công chứng, Hà Nội
28. Quốc hội (2006), Luật Cư trú, Hà Nội.
29. Sở Nội vụ thành phố Hà Nội (2004), Hướng dẫn số 548/HD-SNV ngày
22/11 về việc thực hiện quy chế "một cửa" trong giải quyết thủ tục
hành chính tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
30. Sở Nội vụ thành phố Hà Nội (2006), Hướng dẫn thực hiện Quy chế
"một cửa" trong các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội,
Nxb Hà Nội, Hà Nội.
31. Sở Nội vụ thành phố Hà Nội (2007), Hướng dẫn số 247/SNV-CCHC
ngày 12/3 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng bộ tiêu chuẩn thủ tục
hành chính, Hà Nội.
32. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Quyết định số 156/2003/QĐUB ngày 11/11 về việc thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết
thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính của thành phố Hà Nội, Hà
Nội.

33. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Hướng dẫn số 580/HDCCHC ngày 25/12 hướng dẫn xây dựng, ban hành quy chế và tổ
chức hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính, Hà Nội.
34. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2004), Quyết định số 6645/QĐ-UB
ngày 11/10 về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính thực
hiện theo quy chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính của thành
phố Hà Nội, Hà Nội.


35. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2004), Quyết định số 171/2004/QĐUB ngày 22/11 về việc thực hiện Quy chế "một cửa" trong giải
quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,
Hà Nội.
36. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2007), Quyết định số 19/2007/QĐUBND ngày 02/2 phê chuẩn kết quả chuẩn hóa cơ sở pháp lý, thể
thức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền
tiếp nhận, giải quyết của các cơ quan hành chính thuộc thành phố
Hà Nội, Hà Nội.
37. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2007), Quyết định số 156/2003/QĐUB ngày 11/11 về việc thực hiện cơ chế "một cửa" trong giải quyết
thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính, Hà Nội.
38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội, Hà Nội.
39. Văn phòng Chính phủ (1994), Thông tư 96/BT ngày 31/5 của Bộ trưởng
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị quyết
38/CP, Hà Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

40. Ban Chỉ đạo cải cách của Chính phủ (2006), Báo cáo tổng kết việc thực
hiện giai đoạn I (2001 - 2005) chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và phương hướng,
nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn II (2006 - 2010), Hà Nội.
41. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
(2003), Cải cách hành chính ở thành phố Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà

Nội.
42. Ban Điều hành đề án 169 (2006), Báo cáo số 02/BC-BĐH ngày 17/4 về
kết quả nghiên cứu cải cách hành chính tại Pháp và Đức của đoàn
cán bộ Văn phòng Chính phủ, Hà Nội.
43. Chính phủ (2001), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2001 - 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số


136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 về việc phê chuẩn chương trình
trên), Hà Nội.
44. Chính phủ (2007), Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh
vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (ban hành kèm theo
Quyết định số 30/2001/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 về việc phê
chuẩn Đề án trên), Hà Nội.
45. Lê Hồng Hạnh (2007), "Cải cách hành chính và sự phát triển của doanh
nghiệp tiếp cận từ thủ tục hành chính", Tổ chức nhà nước, (4).
46. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung
ứng dịch vụ công, thực trạng và giải pháp, Hội thảo khoa học, Hà
Nội.
47. Trần Thanh Hương (2005), "Thủ tục hành chính và hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước với việc bảo đảm quyền của công dân",
Nghiên cứu lập pháp, (10).
48. Trần Minh Hương (chủ biên) (2006), Giáo trình Luật hành chính Việt
Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
49. Bùi Đức Kháng (2002), Cải cách thủ tục hành chính của chính quyền
cấp xã - cơ sở đó bảo đảm dân chủ hóa đời sống xã hội ở nông
thôn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội
50. Nguyễn Hữu Khiển (chủ biên) (2003), Tìm hiểu về hành chính nhà
nước, Nxb Lao động, Hà Nội.

51. Hoàng Phê (chủ biên) (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
52. Phùng Hữu Phú (chủ biên) (2005), Hai mươi năm đổi mới ở Thủ đô Hà
Nội - định hướng phát triển đến năm 2010, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
53. Trần Thanh Phương (2003), Thủ tục hành chính trong hoạt động của
Ủy ban nhân dân huyện, Luận án tiến sĩ Luật học.
54. Lê Anh Sắc - Bùi Đức Thắng (đồng chủ biên) (2006), Tài liệu bồi
dưỡng kỹ năng tiếp nhận hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền Ủy


ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, Sở Nội vụ Hà
Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
55. Phạm Hồng Thái (chủ biên) (2004), Giáo trình luật hành chính và tài
phán hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
56. Nguyễn Văn Thâm (chủ biên) (2007), Giáo trình thủ tục hành chính,
Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
57. Vũ Thư - Lê Hồng Sơn (đồng chủ biên) (2000), Cải cách thủ tục hành
chính thực hiện quyền và nghĩa vô công dân ở nước ta hiện nay,
Nxb Lao động, Hà Nội.
58. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2005), Giáo trình luật Hành chính Việt
Nam (2005), Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
59. Bùi Thế Vĩnh - Đinh Ngọc Hiện (đồng chủ biên) (2002), Thuật ngữ
hành chính, Viện Nghiên cứu Hành chính, Hà Nội.
TRANG WEB

60. www.caicachhanhchinh.gov.vn
61. www.cpv.org.vn
62. www.gov.vn

63. www.tapchicongsan.org.vn
64. www.thudo.gov.vn



×