Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.07 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIỀN PHONG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI- 2007

1


MỞ ĐẦU

1/Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nền kinh tế từng
bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tốc độ toàn cầu hoá
diễn ra nhanh chóng, các lĩnh vực hoạt động dịch vụ như bảo hiểm, ngân
hàng đứng trước yêu cầu phải thích nghi, hội nhập toàn diện, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải ký kết hàng loạt
hiệp định song phương và đa phương với hầu hết các nước thành viên theo
nguyên tắc cơ bản và lộ trình mở cửa được quy định trong hiệp định chung
về thương mại và dịch vụ ( GATS) của WTO. Căn cứ vào các cam kết
Việt Nam đã ký kết thì các quy định hạn chế đối với các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia vào thị trường tài chính ở Việt Nam phải được nới lỏng và
dỡ bỏ toàn bộ trong tương lai gần theo lộ trình đã được định sẵn. Bởi vậy,


việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững của các ngân hàng
thương mại Việt Nam là yêu cầu tất yếu. Thời gian qua ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong các ngân hàng thương mại
Việt Nam được ngân hàng thế giới tài trợ thực hiện dự án hiện đại hoá
ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 1. Hiện đại hoá là bước đi cần
thiết để các Ngân hàng quốc doanh có điều kiện nâng cao năng lực cạnh
tranh, phát triển các dịch vụ ngân hànghiện đại từ đó nâng cao hiệu quả
kinh doanh đáp ứng được yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Việc hiện đại
hoá hệ thống ngân hàngViệt Nam giai đoạn vừa qua tập trung chủ yếu vào
việc ứng dụng công nghệ thông tin xử lý các nghiệp vụ và quản lý kinh
doanh ngân hàng.
Thực hiện hiện đại hoá mà điểm cốt lõi là việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào toàn bộ quá trình xử lý nghiệp vụ ngân hàng. Kết quả của
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý nghiệp vụ là các ngân
2


hàngthương mại có thể thực hiện được tập trung được cơ sở dữ liệu tại Hội
sở chính nhưng hạch toán phân tán tại các chi nhánh và đơn vị thành viên.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc quản trị điều hành của các ngân hàng
thương mại về bản chất là tiếp nhận và xử lý thông tin đã có sự thay đổi
mang tính hệ thống. Về mặt lý thuyết tại Hội sở chính của các ngân hàng
thương mại có thể kiểm soát và can thiệp trực tuyến (online) các với quá
trình xử lý nghiệp vụ của các đơn vị thành viên ngay cả lúc họ đang thao
tác nghiệp vụ, không phụ thuộc vào không gian và thời gian cụ thể. Chính
vì vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại sẽ phải
được thay đổi một cách căn bản để có thể đáp ứng được sự thay đổi của
công nghệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và an toàn hệ thống.
Mặt khác, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức
tín dụng (được Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004) đã quy định các tổ

chức tín dụng phải thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hiệu
quả. Theo quy định cũ và thực tế đang áp dụng hiện nay thì hệ thống kiểm
tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng được xây dựng theo mô hình các
phòng ban chuyên trách từ trên xuống dưới. Vì vậy, tính chất thường
xuyên, liên tục và kịp thời của của việc kiểm tra, kiểm soát đối với nghiệp
vụ phát sinh hàng ngày không được bảo đảm. Hệ thống kiểm soát nội bộ
của các ngân hàng thương mại hiện nay chưa tiến kịp tiến trình hiện đại
hoá ngân hàng, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Việc
kiểm tra, kiểm soát chủ yếu là kiểm tra sau và kiểm tra tại chỗ, thực chất là
hậu kiểm, do đó không đáp ứng được yêu cầu ngăn ngừa, phát hiện và xử
lý kịp thời các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của các ngân hàng
thương mại.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay công nghệ còn
tương đối lạc hậu, khả năng đáp ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn
thấp, chưa đưa ra được nhiều sản phẩm dịch vụ phong phú ra thị trường
3


nên tín dụng đang là hoạt động kinh doanh và nguồn thu chủ yếu của các
Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, do yêu cầu về vốn của nền kinh tế
trong giai đoạn phát triển nên đã đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời
gian qua của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam quá nhanh trong
điều kiện quy mô vốn tự có và năng lực quản lý rủi ro chậm được cải thiện
đã đưa hoạt động tín dụng trở thành một trong những lĩnh vực tạo nhiều
rủi ro nhất cho các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, thiết lập một hệ
thống kiểm soát nội bộ hiệu quả trong đó nhấn mạnh đến kiểm soát nội bộ
đối với hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt
động ngân hàng là nhu cầu bức thiết.
Xuất phát từ thực tế nói trên và với những kiến thức đã được học đề tài
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phòng ngừa rủi ro tín dụng tại

ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” sẽ mang tính thiết thực đối
với công tác quản trị, điều hành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung trong
giai đoạn hiện nay.
2/ Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, việc nghiên cức các lĩnh vực liên quan đến công tác kiểm
soát nội bộ của ngân hàng thương mại của các học giả Việt Nam và nước
ngoài liên quan đến luận văn dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể phân
thành 2 vấn đề được nghiên cứu chủ yếu là : a) Nghiên cứu những vấn đề
có liên quan đến kiểm soát nội bộ; b) Nghiên cứu việc nhận diện và phòng
ngừa rủi ro tín dụng.
Trong nhóm công trình thứ nhất bao gồm một số ấn phẩm đáng chú ý
sau: các tác giả tại khoa Kinh tế - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh - Kiểm toán ( xuất bản lần thứ 3) – Nhà xuất bản
thống kê – Vương Đình Huệ - Giáo trình Kiểm toán – Nhà xuất bản thống
4


kê xuất bản năm 2004; Vữ Hữu Đức, Nguyễn Phan Quang, Diệp Quốc
Huy ( 1999) - Kiểm toán nội bộ - Khái niệm và quy trình – Nhà xuất bản
thống kê, Hà nội. Những ấn phấm này đã giới thiệu khái niệm về kiểm
toán, kiểm toán nội bộ, cũng như bước đầu nghiên cứu vai trò, chức năng
của hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng không đi sâu vào nghiên cứu hệ
thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàngthương mại. Ngoài ra, trong
quyển “ Năng lực cạnh tranh của các ngân hàngthương mại trong xu thế
hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Quy cũng đề cập đến hệ thống kiểm soát
nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng cũng chỉ ở mức độ
giới thiệu chứ không đi sâu vào phân tích, nghiên cứu.
Trong nhóm công trình thứ 2 có các bài viết như “Cảnh báo rủi ro tín
dụng khi cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay” của tác giả

Việt Thắng và bài “ Rủi ro tín dụng Ngân hàngtrên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh- Nguyên nhân và một số giải pháp” của tác giả Nguyễn Đức
Lệnh đăng trên tạp chí Tài chính tiền tệ số 18/2005; Học viện Ngân hàng–
“Ngân hàngthương mại” – NXB Thống kê năm 2003; PGS, TS Lê Văn Tư
“Quản trị ngân hàngthương mại” NXB Thống kê năm 2004; Các bài “Bàn
về rủi ro và biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng “ của tác
giả Nguyễn Thị Thu Hương đăng trên tạp chí Ngân hàngsố 10/2005....Các
ấn phẩm này đã tập trung vào phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động của
các Ngân hàng thương mại nói chung và rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại Việt Nam nói riêng nhưng vẫn tách rời rủi ro tín dụng trong
công tác kiểm soát nội bộ của các ngân hàngthương mại.
Như vậy, tình hình nghiên cứu từ trước đến nay chỉ đơn thuần tập
trung vào công tác kiểm soát nội bộ hoặc rủi ro tín dụng, chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện những khía cạnh của công tác
kiểm soát nội bộ đối với việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại. Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu tác dụng của hệ
5


thống kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại các
ngân hàng thương mại có trình độ công nghệ tương đối hiện đại.với việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các mặt nghiệp vụ. Vì vậy, lấy
việc hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ phằm phòng ngừa rủi ro tín
dụng sau khi đã hiện đại hoá của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
là đối tượng nghiên cứu chính, luận văn sẽ là một công trình nghiên cứu hệ
thống, toàn diện và cập nhật về vấn đề này.
3/Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ trước khi hiện đại hoá đến khi đã
thực hiện hiện đại hoá đối với rủi ro tín dụng. Đề tài sẽ xem xét nghiên

cứu một cách có hệ thống những luận cứ, cơ sở khoa học về hệ thống kiểm
soát nội bộ ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam nói riêng trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Những đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiêụ quả và khắc phục
những khiếm khuyết trong hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam sẽ được trình bày trong luận văn để có thể áp
dụng vào thực tiễn hoạt động hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung vào việc thực
hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích lý thuyết, quy định và chuẩn mực liên quan đến hệ thống
kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát
nội bộ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trước và sau khi thực
hiện hiện đại hoá cũng như kinh nghiệm xây dựng hệ thống kiểm soát nội

6


bộ của một số ngân hàng thương mại các nước trên thế giới đối với phòng
ngừa rủi ro tín dụng.
- Qua nhận thức lý luận và tổng kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ đối với việc ngăn
ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
4/Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là về tổ chức và hoạt động của hệ
thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàngthương mại đối với việc phòng
ngừa rủi ro tín dụng, trong đó đi sâu vào nghiên cứu mô hình và tổ chức
hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàngĐầu tư và Phát
triển Việt Nam sau khi đã thực hiện hiện đại hoá.
Ngoài ra luận văn cũng nghiên cứu một số vấn đề nhằm nhận diện rủi

ro tín dụng đối với các ngân hàngthương mại và Ngân hàngĐầu tư vfa
Phát triển Việt Nam.
Về không gian luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những cơ sở pháp lý
để hình thành hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại nói
chung cũng như của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng
cũng nghiên cứu các chuẩn mực, thông lệ quốc tế áp dụng cho hệ thống
kiểm soát nội bộ các ngân hàngthương mại. Luận văn cũng nghiên cứu ảnh
hưởng của công nghệ ngân hànghiện đại đối với công tác kiểm soát nội bộ
và hệ thống phương pháp kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ nhằm phòng
ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
5/ Phương pháp nghiên cứu

7


Trong luận văn, ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong
việc nghiên cứu khoa học xã hội cũng như kinh tế học, các tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp chung là phương pháp phân tích, so sánh nhằm tìm ra
những căn cứ, số liệu minh hoạ cho luận điểm được nêu ra.
- Phương pháp bổ trợ như phương pháp phân kỳ, thống kê, tổng hợp và
toán học nhằm nêu rõ đặc thù từng giai đoạn khác nhau của hệ thống kiểm
soát nội bộ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam . Đồng thời, các
bảng, biểu, đồ thị…. có thể được sử dụng trong luận văn để minh hoạ cho
vấn đề được nghiên cứu.
6/ Những đóng góp mới của luận văn
Tác giả hy vọng luận văn có những đóng góp cơ bản như sau:
Thứ nhất, tổng hợp các cơ sở pháp lý, các chuẩn mực và thông lệ liên
quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội
bộ đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại

Thứ hai, hệ thống hoá một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu
của các học giả Việt Nam và nước ngoài về hệ thống kiểm soát nội bộ
ngân hàng thương mại trên thế giới và của Việt Nam đối với phòng ngừa
rủi ro tín dụng.
Thứ ba, phân tích tác động và sự thay đổi của hệ thống kiểm soát nội
bộ đối với hoạt động tín dụng sau khi thực hiện hiện đại hoá ngân hàngđể
đánh giá những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục đối với ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.

8


Thứ tư, cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về hệ thống kiểm
soát nội bộ của ngân hàng thương mại hiện đại và danh mục tài liệu tham
khảo phong phú liên quan đến đề tài.
7/ Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phòng
ngừa rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Chủ biên: Tiến Sĩ Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất
bản thống kê.
2. Tiến sĩ Hồ Diệu (1998), Các định chế tài chính, Nhà xuất bản thống
kê.
3. Vương Đình Huệ (2004), Giáo trình kiểm toán, Nhà xuất bản tài
chính .
4. Nguyễn Đình Hựu (2004), Nghiệp vụ kiểm toán, Nhà xuất bản Tài
chính.
5. Nguyễn Đình Hương và tập thể tác giả biên dịch và hiệu đính
(2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại - đánh giá các hoạt động và hệ thông
kiểm soát, Nhà xuất bản Tài chính.
6. Luật các tổ chức tín dụng tháng 12/1997 và luật bổ sung một số điều
của luật các tổ chức tín dụng tháng 6/2004.
7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Các quy trình vận hành
và sử dụng hệ thống ngân hàngtích hợp Silverlake.
8. PGS,TS Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các
Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập ( sách chuyên khảo), Nhà
xuất bản Lý luận chính trị.
9. Lê Văn Tề, Ngọc Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu và Lê Thẩm
Dương ( 1995), Nghiệp vụ ngân hàngthương mại, Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh.
10


10.Peter S.rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính năm
2001 do Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển, Phạm Long dịch.
11.Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Kiểm toán
( xuất bản lần thứ 3), Nhà xuất bản Thống kê.
12. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng

(quyển 3), Nhà xuất bản Thống kê - 2004

Tiếng Anh
1. Administrator of National Banks, Internal Control- Comptrollers
Handbook, January 2001 - Nework. USA.
2. Basle Committee on Banking Supervision, Framework for internal
control systems in banking orgnisations, Basle September,1998.
3. Committee

of

Sponsoring

Organizations

of

the

treadway

Commission’s (COSO), Internal Control, Intergrated Framework (IC-IF).
4. Guide to the Sarbanes-Oxley act, Internal Control Reporting
Requirements.
5. New York State Office of The State Comptroller (1999), Standards
for Internal Control in New York State Government.
6. Public Company Accounting Oversight Board – Wasington.DC
(2003), Proposed Auditing Satndard – An Audit of Internal Control Over
Financial Reporting Performed in Conjunction With An Audit of Financial
Statements.


11


7. The CPA Journal online, Attestation engagements on internal
control structure over financial reporting.
8. The Institute of Internal Auditors, Pratical Considerations
Regarding Internal Auditing Expressing an Opinion on Internal Control.
9. The State of Michigan Office of Finacial Manegement (1990),
Evaluation of Internal Controls – A General Framework and System of
Reporting.
10. United States General Accounting Office (2001), Internal Control
Menagement and Evaluation Tool.

12



×