Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố nam định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.87 KB, 13 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Sư phạm

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng
trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Nam
Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Luận văn ThS. Giáo dục học
Nguyễn Tiến Dũng

Hà Nội 2007

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới
với mục tiêu là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, nhằm thực hiện lý tưởng dân giầu, nước mạnh, xã hội
phát triển bền vững. Thực chất, dân tộc ta đang chuyển từ nền văn minh lúa nước
(nông nghiệp) sang nền văn minh công nghiệp, tiếp cận và từng bước hội nhập vào
nền văn minh hậu công nghiệp – Văn minh của nền kinh tế tri thức. Đây là một
thực trạng mà chúng ta phải đối mặt trong quá trình hoạch định chiến lược phát
triển của đất nước.


Chúng ta chỉ có thể giải quyết được những thách thức trên bằng cách phải
làm cho nền giáo dục có những biến đổi căn bản, có tính chất cách mạng, phải phát
triển toàn diện con người, phát triển nguồn nhân lực người - Nguồn tài nguyên vô
giá để phát triển kinh tế xã hội.
Hiến pháp ở điều 35 ghi rõ “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và
ở điều 36: “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư
khác” vì phát triển nguồn lực người là bí quyết, là chìa khoá dẫn đến thành công của
mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Phát triển nguồn lực người nhằm tạo nên những


con người của thời đại mới, những con người của nền văn minh hậu công nghiệp, của
nền kinh tế trí thức.
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố, trong
đó yếu tố căn bản là đội ngũ giáo viên. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung
ương 2 khoá VIII đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo
dục và được xã hội tôn vinh".
Trong thời đại ngày nay, một đất nước muốn phát triển hưng thịnh, bền vững
thì không chỉ nhờ vào tài nguyên, vốn kỹ thuật ... mà yếu tố quyết định chính là
nguồn lực con người. Do đó việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung
và đội ngũ giáo viên THPT nói riêng là rất quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay. Chỉ thị 40 CT / TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
giai đoạn 2005 - 2010 trong đó mục tiêu tổng quát nêu : "Xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý, phát
triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước".


Thực tế chất lượng và hiệu quả của giáo dục nước ta trong những năm gần
đây tuy đã có những bước khởi sắc, nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu của thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước và trong xu thế hội nhập quốc tế. Điều
này đã được chỉ rõ trong nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Ban chấp hành
Trung ương Đảng: "Giáo dục và đào tạo nước ta còn yếu kém, bất cập về cả quy
mô, cơ cấu, nhất là chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng kịp với những đòi hỏi
ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về kinh tế xã hội và bảo vệ tổ
quốc, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ".

Từ những vấn đề nêu trên đã đặt ra cho ngành GD - ĐT cả nước nói chung và
ngành GD - ĐT tỉnh Nam Định nói riêng một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cấp
thiết đó là: Phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng
được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Trong những năm qua cấp học THPT Thành Phố Nam Định đã có cố gắng về
nhiều mặt, nhất là công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên. Nhưng trước
yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về kinh tế xã hội
và bảo vệ tổ quốc, trước yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục hiện tại và trong thời gian
tới cho thấy ĐNGV THPT trên địa bàn thành phố Nam Định còn bất cập về chất
lượng, số lượng, cơ cấu. Vì vậy đã có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu
quả đào tạo.
Từ thực tế và yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, nhất
thiết phải xây dựng và phát triển ĐNGV THPT đủ về số lượng, mạnh về chất
lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo
dục. "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước". Để góp phần phát triển đội ngũ
giáo viên THPT của tỉnh Nam Định tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ


giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Nam Định đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” làm đề tài của luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện
nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ĐNGV các trường trung học phổ thông trên địa bàn

thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung
học phổ thông.
4.2. Đánh giá thực trạng về phát triển ĐNGV các trường THPT trên địa bàn
thành phố Nam Định trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay.
4.3. Đề xuất những biện pháp nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các trường
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và triển khai đồng bộ những biện pháp khả thi để phát triển đội
ngũ giáo viên THPT thì các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định sẽ có
được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển ĐNGV các trường THPT công
lập trên địa bàn thành phố Nam Định từ năm 2002 đến nay.


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các nhóm phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Tham khảo Luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục
và đào tạo, nghiên cứu sách, tài liệu và báo cáo khoa học trong và ngoài nước có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra xã hội học, trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia,
phân tích tổng hợp, đánh giá, bình luận và tổng kết kinh nghiệm.
- Nhóm phương pháp dùng các thuật toán, thống kê
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo,

nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học
phổ thông trên địa bàn thành phố Nam Định.
Chƣơng 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện
nay.

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Đội ngũ giáo viên


Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông
người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động
trong hệ thống (tổ chức) và cùng chung một mục đích nhất định”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, đội ngũ là một tập thể người gắn kết với nhau,
cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần và hoạt động
theo một nguyên tắc.
Theo đó có thể quan niệm: Đội ngũ giáo viên là tập hợp những giáo viên
được tổ chức thành một lực lượng, có chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ đó
là: tạo ra “sản phẩm giáo dục”, thực hiện mục tiêu mà nhà nước – xã hội đề ra cho
lực lượng, tổ chức mình. Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau
thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của luật giáo
dục và điều lệ nhà trường.
1.1.2. Phát triển
Thuật ngữ phát triển theo triết học là:“ biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít
đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.

Phát triển là quá trình nội tại, là bước chuyển hoá từ thấp đến cao theo
đường xoáy trôn ốc. Lý luận của phép Biện chứng duy vật khẳng định: Mọi sự vật,
hiện tượng không phải chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt số lượng mà cơ bản
chúng luôn biến đổi, chuyển hóa từ sự vật hiện tượng này đến sự vật hiện tượng
khác, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá
trình phát triển, tiến lên mãi mãi.
Nguyên nhân của sự phát triển là ở sự liên hệ tác động qua lại của các mặt
đối lập vốn có bên trong các sự vật hiện tượng. Hình thái, cách thức của sự phát
triển đi từ những biến đổi về lượng đến những biến đổi chuyển hoá về chất và
ngược lại.
Con đường xu hướng của sự phát triển, tiến lên từ từ, từ đơn giản đến phức
tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn. Phát triển có
thể là một quá trình thực hiện nhưng cũng có thể là một tiềm năng của sự vật hiện
tượng.


Những đặc trưng cơ bản của phát triển được biểu hiện như:
- Sự phát triển của tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ, tác động
qua lại và quy định lẫn nhau;
- Phát triển là quá trình vận động không ngừng;
- Phát triển từ những thay đổi về số lượng được chuyển hoá thành những
thay đổi về chất lượng;
- Phát triển thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập;
- Phát triển có thể diễn ra bằng cách chuyển hoá, xoáy ốc và nhảy vọt.
Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng định hướng chiến lược cho sự phát triển
của đất nước đi lên một cách bền vững gọi là phát triển bền vững. Phải đảm bảo
cho nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển bền vững được chỉ đạo bằng tư duy lý
luận trên cơ sở có sự phát triển bền vững của môi trường. Trong đó phát triển bền
vững giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự phát triển bền
vững của nền kinh tế, văn hoá, xã hội.

1.1.3. Quản lý, biện pháp quản lý
* Quản lý:
Từ khi xuất hiện xã hội loài người, con người đã biết quy tụ thành bầy, thành
nhóm để tồn tại và phát triển. Từ lao động đơn lẻ đến lao động phối hợp, phức tạp,
con người đã biết phân công, hợp tác với nhau trong cộng đồng nhằm đạt được năng
suất lao động cao hơn. Sự phân công, hợp tác đó đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp,
điều hành … đó chính là chức năng quản lý.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khoa học quản lý tuỳ theo các quan điểm
tiếp cận khác nhau.
- Thuật ngữ quản lý (từ Hán Việt) lột tả bản chất của hoạt động này trong
thực tiễn. Nó gồm hai mặt tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ
gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; quá trình “lý” gồm sửa sang sắp xếp, đưa hệ vào
thế “phát triển”.


Theo W.Taylor (1856 – 1915) thì “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính
xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất” 
15,tr.1.
Theo Henry Fayon (1841 – 1925) thì “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu
của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo
(lãnh đạo) và kiểm tra”. Ông còn khẳng định “Khi con người lao động hợp tác thì
điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành và
các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mục tiêu của tổ chức”  15,
tr.46.
Theo H. Koontz (người Mỹ) thì “Quản lý là hoạt động đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức trong một môi trường
và đối với những điều kiện nguồn lực cụ thể”.
Theo Mary Parker Pollett thì: quản lý là “Nghệ thuật hoàn thành công việc
thông qua người khác” là “ Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên của tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ

chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức”. (Stoner, 1995).
Theo từ điển Bách khoa về Giáo dục học, khái niệm quản lý nhà nước về
giáo dục được giải nghĩa là việc “Thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động
giáo dục trong phạm vi toàn xã hội”.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển
nhất về quản lý là: Quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý
(người quản lý) đến khách thể (đối tượng quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm
cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình.
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý
đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà
trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực
lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.
Bản chất của hoạt động quản lý có thể mô hình hoá qua sơ đồ sau:


Công cụ

Chủ thể quản lý

Đối tượng quản lý
Phương pháp

Sơ đồ 1: Mô hình quản lý
Trong đó: Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức.
Khách thể (đối tượng) quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự
nhiên các quan hệ giữa những con người, giữa các nhóm người khác nhau.
Công cụ quản lý và phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý như: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ ….
Phương pháp quản lý được xác định theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể là
do nhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản

lý.
Các chức năng cơ bản của quản lý
- Chức năng kế hoạch hoá; Chức năng tổ chức; Chức năng lãnh đạo (chỉ
đạo); Chức năng kiểm tra.
Mối liên hệ các chức năng quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kế hoạch

Kiểm tra,
đánh giá

Thông
tin

Tổ chức

C


Chỉ đạo

Sơ đồ 2: Quan hệ các chức năng quản lý
Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp,
đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý.
Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn, nó vừa
là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu được khi thực hiện chức năng
quản lý và ra quyết định quản lý.
Quản lý đội ngũ giáo viên
Theo W.L.French định nghĩa: “ Quản trị tài nguyên nhân sự (Quản lý phát
triển – tài nguyên nhân sự) là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử
dụng, động viên và tạo mọi điều kiện cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức,

nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức”  16, tr.4..
Như vậy, quản lý ĐNGV tức là quản lý phát triển nhân sự mà ở đó xảy ra quá
trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý tới người lao động như tuyển chọn,
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá năng lực thực hiện và đãi ngộ nhằm đạt được
mục đích phát triển ĐNGV của các nhà trường.
Với quan niệm về quản lý ĐNGV như trên, và theo nghiên cứu của Fred C.
Lunenburg và Allan C. Ornstein (Mỹ) trong quá trình quản lý nhà trường, chúng ta
có thể chỉ ra các thành tố cơ bản của công tác quản lý đội ngũ trong lĩnh vực giáo
dục nhà trường gồm có các bước (Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển chọn, lựa
chọn, và sử dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện và đãi ngộ).
Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận chung về quản lý như sau:
Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có mục đích, có tổ chức và có lựa
chọn của chủ thể quản lý đến đối tượng (khách thể) quản lý nhằm giữ cho sự vận


hành của tổ chức được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã đề ra với
hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 40-CT/TW Về việc xây dựng nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội 2004
2. Bộ Giáo dục Đào tạo, Điều lệ trường Trung học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
2000.
3. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục đào
tạo 2001 – 2010. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội 1996.
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam , Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung
ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội 2001.
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam , Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội 2001.

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam , Kết luận của hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành
Trung ương khoá IX, Hà nội 2002.
8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Luật giáo dục, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998.
9. Sở GD - ĐT Nam Định. Báo cáo tổng kết năm học 2002 – 2003, 2003 – 2004,
2004- 2005, 2005- 2006, 2006 – 2007.
10. Sở GD - ĐT Nam Định , Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Nam Định giai
đoạn 2006 – 2010, Nam Định 2006.


11. Đinh Quang Báo , Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục,
Hội thảo làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, Hà Nội 2003.
12. Đặng Quốc Bảo , Quản lý, quản lý giáo dục, tiếp cận từ những mô hình,
Trường cán bộ quản lý Giáo dục Đào tạo, Hà Nội 1997.
13. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học khoá 5. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2006.
14. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Những quan điểm giáo dục
hiện đại, Đại học Quốc gia Hà nội khoa sư phạm.
15. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Lý luận đại cương về quản lý,
Hà Nội.
16. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào
tạo, Bài giảng lớp cao học quản lý, Hà Nội.

17. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật. Hà Nọi, 2005.
18. Đảng bộ tỉnh Nam Định (2001), Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Nam Định XII, Nam
Định.
19. Nguyễn Minh Đường (2004), Một số ý kiến về chất lượng và hiệu quả giáo
dục, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đánh giá chất lượng giáo dục và những điều kiện
nâng cao chất lượng giáo dục”.


20. Phạm minh Hạc. Nguồn lực con người , yếu tố quyết định sự phát triển xã
hội. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998.
21. Đặng Bá Lãm (Chủ biên). Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực
tiễn. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2005


22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Tâm lý quản lý, Bài giảng lớp cao học quản lý, Hà
Nội.
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nguồn nhân lực. Bài giảng lớp cao học khoá 5.
Khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội , 2006.
24. Huỳnh Công Minh. Tìm cách đánh giá một giờ học ở trường TH theo yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học.Thông tin KHGD, số 99.
25. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo
dục, trường cán bộ quản lý giáo dục, Hà nội.
26. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Vịêt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
27. JAMES H. MC MILAN (2001),Kiểm tra và đánh giá lớp học, Viện đại học
quốc gia, VIRGINIA
28. JACQUES DLORS (2002), Học tập một kho báu tiềm ẩn, Báo cáo gửi
UNESCO của hội đồng vè giáo dục thế kỉ XXI, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
29. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý.

NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội, 1998.
30. Missouri Standards for Teacher Education Programs (MOSTEP), Effective
september 1, 1999.



×