Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Các biện pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn thành phố thái bình trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.67 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

TRẦN NGỌC ĐỆ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP Y TẾ NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2007


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ, của sự phát
triển như vũ bão trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một trong những vấn đề
nóng bỏng được cả xã hội quan tâm, ảnh hưởng tới mọi người, mọi nhà là giáo dục
và đào tạo. Giáo dục không chỉ là sản phẩm của xã hội mà đã trở thành nhân tố tích
cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trên phạm vi toàn thế giới
hiện nay đang diễn ra một cuộc đua tranh về kinh tế, mà thực chất là đua tranh về
khoa học và công nghệ. Bản chất của khoa học và công nghệ là trí tuệ của con
người. Giáo dục hiện đại giúp các quốc gia giành thắng lợi trong các cuộc đua
tranh đó.
Phát triển GD là bí quyết thành công, là con đường ngắn nhất, đi tắt, đón đầu
trong công cuộc CNH - HĐH, tạo điều kiện cho mỗi quốc gia đào tạo ra nguồn
nhân lực và là nguồn gốc để BD nhân tài, làm giàu thêm “nguyên khí của quốc
gia” là nguồn tài sản vô giá của dân tộc và nhân loại. Mục đích của GD hiện đại là
đào tạo những con người phát triển toàn diện, có khả năng thích ứng nhanh với sự
thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đủ sức cạnh tranh trong quá


trình phân công lao động quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của WTO và yêu cầu về
nguồn nhân lực chất lượng cao là điều mà chúng ta đang phải đối mặt. Thách thức
này cũng đặt ra cho các trường cao đẳng và đại học của Việt Nam. Nhưng khi
chúng ta quyết tâm vượt qua các thách thức đó thì chúng lại trở thành cơ hội. Để
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục đóng vai trò then chốt.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, một trường cao đẳng thuộc Bộ Công nghiệp với bề dày 50
năm xây dựng và phát triển, có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ những người lao động


các ngành kinh tế và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực công nghiệp có trình độ từ công
nhân kỹ thuật đến cao đẳng, cung cấp một phần đáng kể cho nguồn nhân lực ở các
tỉnh đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Nam Sông Hồng.
Trong bối cảnh chung cũng như trong điều kiện phát triển của Nhà trường,
chất lượng đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó không thể không kể
đến vai trò của đội ngũ cán bộ QLGD và đội ngũ GV trực tiếp tham gia giảng dạy.
Chất lượng đội ngũ GV phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của họ cùng với việc
rèn luyện năng lực sư phạm. Tuy nhiên đa số giáo viên của trường, ngoại trừ một
số nhỏ giáo viên dạy các môn khoa học cơ bản, chưa qua đào tạo tại các trường sư
phạm, cho nên việc dạy học chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính. Để góp phần
nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ cũng như giúp giáo viên hoàn thiện và nâng
cao kỹ năng dạy học và giáo dục, tiến tới đạt chuẩn về đội ngũ, tác giả chọn đề tài
nghiên cứu: “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho
giáo viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp I, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý hoạt động bồi
dưỡng NVSP cho giáo viên các trường cao đẳng công nghệ.
- Đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân thực trạng của công tác quản lý
hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I nhằm góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I đã được thực hiện thường xuyên song chất lượng
chưa cao. Nếu bao quát được các chức năng quản lý, nắm được đặc thù của hoạt
động BDNVSP và thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm cho giáo viên của trường thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
của Nhà trường.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đề tài sẽ là cơ hội để tìm hiểu, đánh giá và đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động bồi dưỡng NVSP cho giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I nơi tác giả đang công tác. Đề tài này nếu được thông qua
và chấp thuận thì sẽ đóng góp một phần cho công tác quản lý hoạt động BDNVSP
cho giáo viên của trường theo tinh thần khoa học, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của trường.
7. Phạm vi nghiên cứu



Đề tài chỉ dừng ở việc xây dựng một số biện pháp quản lý hoạt động
BDNVSP cho giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I,
khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp sách, tài liệu, báo cáo khoa học trong và
ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
- Tham khảo Luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát, điều tra.
- Phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp toán thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
9. Kế hoạch thực hiện
Bắt đầu từ tháng 1, kết thúc tháng 11 năm 2007:
Quý 1: Xác định đề tài.
Quý 2: Nghiên cứu tài liệu.
Quý 3: Nghiên cứu tài liệu, điều tra thực tiễn.
Quý 4: Hoàn chỉnh và bảo vệ luận văn.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn sẽ trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.


- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư

phạm cho GV trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của sự
nghiệp giáo dục - đào tạo chính là đội ngũ giáo viên. Sự phát triển của GD & ĐT
ngày nay đòi hỏi người giáo viên cần có nhiều năng lực, bởi họ sẽ là những người
trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đào tạo, GD thế hệ trẻ thành những con người có
đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện đại. Để có được đội ngũ giáo viên
đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay, vấn đề đào tạo bồi dưỡng GV là
hết sức cần thiết và quan trọng. Vấn đề này đã được các nhà khoa học GD, các nhà
QLGD quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đã bước sang thế kỉ
21 với nền kinh tế trí thức và yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục.
Hiện nay ở nước ngoài đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nghề dạy học. Tác
giả N.L.Bônđurep có sách: “Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường
phổ thông”. Trong cuốn sách này vai trò kỹ năng sư phạm đối với nghề dạy học
được tác giả quan tâm đặc biệt và nhấn mạnh rằng những kỹ năng đó chỉ được hình
thành và củng cố trong hoạt động thực tiễn của người thầy giáo. Theo tác giả
những yêu cầu chuyên môn của người thầy giáo không phải chỉ có những kiến thức
phong phú mà còn phải có những kĩ năng cần thiết để tổ chức và thực hành công
tác GD. Muốn làm công tác giáo dục tốt cần phải có những kĩ năng giáo dục và
thời gian. Vì vậy việc BDGV nhất thiết phải được làm thường xuyên. [3]
Tác giả Michell Develey trong cuốn “Một số vấn đề đào tạo giáo viên” có đề
cập đến vấn đề đào tạo GV bao gồm nhiều công đoạn: quan niệm, nội dung,
phương thức đào tạo, tính chất và bản sắc nghề nghiệp… đó là một cuốn sách góp
phần đổi mới sự nghiệp đào tạo BDGV. [12]
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục, nhiều cán bộ giảng

dạy, cán bộ quản lý giáo dục,… quan tâm nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ


cho giáo viên ở các góc độ, nội dung, hình thức khác nhau nhằm nâng cao trình độ,
vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên và của công tác đào tạo bồi dưỡng giáo
viên.
Trước những năm 1970 việc nghiên cứu về xây dựng đội ngũ GV không
theo những đề tài riêng mà được tiến hành gần với các đề tài giáo dục học và tâm
lý học, về nội dung và phương pháp dạy học các môn học.
Từ đầu những năm 1970, do nhu cầu nghiên cứu chuẩn bị cho cải cách giáo
dục nên những vấn đề người GV và việc xây dựng đội ngũ GV được coi trọng hơn.
Tổ chức nghiên cứu cải cách sư phạm đã được hình thành ở Cục đào tạo và BDGV
với những vấn đề như: tổng kết kinh nghiệm xây dựng đội ngũ giáo viên ở các
trường tiên tiến; nghiên cứu vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên và của
công tác đào tạo và BDGV,… Nhưng vấn đề chỉ là những bài viết, những quy định
của ngành trong các cuốn nội san hoặc các quyết định về quy chế tạm thời của Bộ
GD.
Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ năm 1987 sau khi cơ quan nghiên cứu của
Bộ Giáo dục hợp nhất thành Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, là trung tâm
nghiên cứu ĐT và BD giáo viên với nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề cơ bản và
cấp bách về người GV và việc xây dựng đội ngũ GV. Nhiều nhà khoa học đã tập
trung nghiên cứu về nghề dạy học, về những vấn đề như thực tập NVSP tập trung,
rèn luyện NVSP thường xuyên, nhân cách người thầy giáo, đặc điểm lao động sư
phạm của người thầy giáo,...
Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, vấn đề bồi dưỡng được nâng
lên một tầm cao mới. Nghị quyết các Đại hội Đảng từ khoá IV đã tiếp thêm sức
mạnh cho giáo dục phát triển. Đến năm 1998, vấn đề bồi dưỡng giáo viên đã được
đưa thành chính sách quốc gia và tiếp tục duy trì ở Luật GD 2005: “Nhà nước có
chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và



chuẩn hoá nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”
(Mục 3, Điều 80)
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã thực hiện ba nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
và các kết quả nghiên cứu đó cho phép tác giả đưa ra các kết luận:
1.1. Giáo viên là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.
Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng để nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên có ý nghĩa
rất cao đối với các trường cao đẳng công nghệ - các trường mà đa số giáo viên
không được đào tạo qua các trường sư phạm.
Hiệu quả hoạt động BDNVSP cho đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào các yếu
tố: nhận thức của CBQL và GV, mục tiêu và nội dung BDNVSP, hình thức tổ chức
hoạt động BDNVSP, kiểm tra đánh giá hoạt động BDNVSP, điều kiện vật chất để
thực hiện BDNVSP, đội ngũ giảng viên các lớp BDNVSP và các lực lượng tham
gia bồi dưỡng NVSP.
1.2. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động BD và quản lý hoạt động
BDNVSP cho đội ngũ giáo viên của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công
nghiệp I cho thấy:
- Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa và
tầm quan trọng của nghiệp vụ sư phạm đối với chất lượng giáo dục và đào tạo của
Trường.
- Nội dung, chương trình và tài liệu bồi dưỡng chưa đầy đủ và hệ thống, chất
lượng còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu


- Hình thức tổ chức hoạt động BDNVSP cho giáo viên của Trường chưa đa
dạng, phong phú và chưa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia học tập bồi

dưỡng đạt kết quả cao.
- Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NVSP cho đội ngũ giáo
viên Nhà trường chưa được tiến hành khoa học, đồng thời chưa có chuẩn đánh giá
cho từng loại hình bồi dưỡng.
- Điều kiện vật chất chưa đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng NVSP của Nhà
trường đạt hiệu quả cao, đồng thời chế độ công tác giáo viên chưa làm cho đội ngũ
GV yên tâm theo học các lớp BDNVSP.
- Việc quản lý giảng viên của các lớp bồi dưỡng NVSP của Trường còn khá
lỏng lẻo, chưa có thiết chế cho giảng viên các lớp bồi dưỡng, đặc biệt là giảng viên
thỉnh giảng. Bên cạnh đó các Phòng chức năng, Khoa chuyên môn, Bộ môn trực
thuộc và các Trung tâm trong trường chưa phối hợp nhịp nhàng, gây khó khăn
trong công tác tổ chức thực hiện các lớp BD.
- Các hoạt động chuyên môn như hội giảng, thanh tra giáo dục để đánh giá
hiệu quả bồi dưỡng NVSP còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, vì vậy
khó xác định được nhu cầu BD tiếp theo.
1.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I cần thực hiện một số biện pháp quản lý chủ yếu sau đây để
nâng cao hiệu quả của hoạt động BDNVSP:
- Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các hoạt động
BDNVSP.
- Xây dựng nội dung chương trình BD các đối tượng GV khác nhau.
- Cải tiến hình thức tổ chức hoạt động BDNVSP.
- Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NVSP.


- Tăng cường các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng
NVSP có hiệu quả.
- Tăng cường quản lý giảng viên các lớp BDNVSP và phối hợp các lực
lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng NVSP.
- Kịp thời đánh giá hiệu quả bồi dưỡng NVSP và xác định nhu cầu bồi
dưỡng tiếp theo và quản lý hoạt động này.

Các biện pháp trên đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi nhờ
phương pháp chuyên gia và phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Kết quả kiểm
chứng cho thấy các biện pháp đều cấp thiết và có tính khả thi cao, có thể vận dụng
các vào việc tổ chức hoạt động BDNVSP cho đội ngũ giáo viên của trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I và những trường có hoàn cảnh tương tự.
2. Khuyến nghị
2.1. Với trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
- Cần xây dựng khung chương trình chuẩn về mục tiêu, nội dung, hình thức
tổ chức thực hiện và chuẩn đánh giá đối với các loại hình BDNVSP cho các đối
tượng giáo viên khác nhau của Trường.
- Cần phải có chế tài cho hoạt động BDNVSP, đồng thời phải có biện pháp
động viên, khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho các đối tượng tham gia
hoạt động BDNVSP.
- Phải thành lập một bộ phận chuyên biệt chuyên khảo sát và khai thác các
thông tin phản hồi từ mọi đối tượng tham gia vào hoạt động bồi dưỡng NVSP của
Trường.
2.2. Với đội ngũ GV trƣờng CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
- Phải nâng cao tính tự giác trong quá trình tham gia các lớp bồi dưỡng
NVSP của Trường.


- Phải đề ra kế hoạch học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên
môn và NVSP của bản thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Mỹ Lộc, Quản lí giáo dục - Quản lí nhà trường,
Hà Nội, 1995
2. Đặng Quốc Bảo, Khoa học tổ chức và quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội,
1999
3. N.L.Bônđurep, Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ

thông
4. Bộ GD & ĐT, Dự thảo bồi dưỡng giáo viên
5. Bộ GD&ĐT, Ngành GD & ĐT thực hiện Nghị quyết TW 2 khóa VIII và
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Điều lệ trường cao đẳng nghề, ban
hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm
2007
7. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch số
16/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn quản lý và
sử dụng kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy nghề (có hiệu lực từ ngày 23/4/2007;
Công báo số 262+263, ngày 08/4/2007).
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý, Hà
Nội, 1996
9. Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại
học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002


10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược phát
triển Giáo dục 2001- 2010, Hà Nội, 2001
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chỉ thị số
18/2001/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ
thống Giáo dục quốc dân.
12. Michell Develay, Một số vấn đề đào tạo giáo viên - Dạy và Học ngày nay,
2003
13. Dự án Việt Bỉ, Hỗ trợ từ xa - Giải thích thuật ngữ tâm lý giáo dục, Hà Nội,
2000
14. Hồ Ngọc Đại, Giải pháp giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1991
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận của Hội nghị BCH TW lần thứ 6 khóa
IX
16. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07 - 14, Hà Nội, 1995

17. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và
Kĩ thuật, Hà Nội, 2002
18. Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1997
19. Nguyễn Minh Đường, Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực, Hà Nội,
1996
20. Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1996
21. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
22. M.I. Kônđacốp, Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Hà Nội, 1984
23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tâm lí quản lí, Khoa sư phạm, ĐHQGHN
24. Bernard Muszynski & Nguyễn Thị Phương Hoa, Con đường nâng cao chất
lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên, Nxb Đại học sư phạm, 2004


25. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
trường quản lý giáo dục trung ương, Hà Nội, 1990
26. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam, Luật Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2005.
27. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam, Luật Dạy nghề, Quốc hội khoá XI, kỳ
họp thứ 10, số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006
28. Vũ Văn Tảo, Một số khuynh hướng mới trong phát triển giáo dục thế giới
góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta, Hà Nội, 1997
29. Fredrich Winslow Taylor, Các nguyên tắc quản lý theo khoa học.
30. Phạm Trung Thanh & Nguyễn Thị Lý, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
thường xuyên, Nxb Đại học SP Hà Nội, 2004
31. Đỗ Hoàng Toàn, Lý thuyết quản lý, Hà Nội, 1998
32. Tập thể tác giả, Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa
Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999




×