Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong công cuộc cải cách tư pháp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.84 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ BÍCH DIỆP

NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN
DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP
LUẬT” TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số

: 60 38 40

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: T.S Nguyễn Ngọc Chí

HÀ NỘI - 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ BÍCH DIỆP

NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM
NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN
THEO PHÁP LUẬT” TRONG CÔNG CUỘC CẢI
CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2007

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Có thể nói, hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam thời gian qua nhìn
chung đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đẩy lùi tình trạng phạm
tội trong xã hội, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều yếu kém, còn bỏ lọt tội phạm, làm
oan người vô tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Những điều đó đã tạo nên dư luận xã hội không tốt khiến nhân dân thiếu lòng tin
vào các cơ quan tư pháp và nền công lý xã hội chủ nghĩa. Và một trong những
nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” ở nước ta chưa được thừa
nhận và quan tâm đúng mức.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược
cải cách tư pháp ở Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định “cần xác định Toà án
có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” và “trọng tâm là xây dựng,
hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân”. Và nguyên tắc “Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đã nhận
được sự quan tâm của Bộ Chính trị khi nội dung của nguyên tắc này được thể
chế hoá trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị “Về
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020”. Nghị quyết khẳng định “Trọng tâm là hoàn thiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, bảo đảm Toà án xét xử
độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh; phân định thẩm quyền xét xử
của Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm phù hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử.

Hoàn thiện cơ chế quản lý Toà án nhân dân địa phương theo hướng đảm bảo
tính độc lập giữa các cấp Tòa án trong hoạt động xét xử”. Chính sự quan tâm
đặc biệt của Ban chấp hành Trung ương Đảng đối với tầm quan trọng của độc
lập tư pháp cùng với những thiếu sót, khuyết điểm trong hoạt động xét xử các vụ
án hình sự một vài năm trở lại đây là lý do để tôi chọn đề tài: Nguyên tắc “Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong
công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay cho luận văn thạc sỹ luật học
của mình.


2. Tình hình nghiên cứu.
Đây không phải là lần đầu tiên nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được đưa ra phân tích và nghiên
cứu nhưng có lẽ là lần đầu tiên nguyên tắc này được nghiên cứu một cách đồng
bộ, toàn diện, đặc biệt trong giai đoạn cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Do
nội dung của nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật” có phạm vi biểu hiện hẹp nên các nhà nghiên cứu trước
đây thường chỉ nhắc tới nguyên tắc này theo khía cạnh là một trong những
nhiệm vụ và trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mà chưa tìm
hiểu sâu cơ chế nào để các thành viên của Hội đồng xét xử có thể thực hiện tốt
nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu
khi đề cập đến tính độc lập xét xử lại nhìn nhận vấn đề dưới góc độ so sánh sự
độc lập tư pháp giữa các nước có nền tư pháp phát triển với các nước đang ở
trong thời kỳ quá độ. Và nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” cũng thường được nhắc đến trong nhiều bài
viết cũng như các công trình nghiên cứu khi bàn về vị trí, vai trò của Thẩm phán
và Hội thẩm nhân dân dưới góc độ là những người tiến hành tố tụng. Ví dụ như
các bài viết:
"Độc lập xét xử ở các nước quá độ: Một góc nhìn so sánh" của tác giả Lưu Tiến
Dũng được đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 20, 21/2006.

"Khắc phục tham nhũng tư pháp trong khi phải đảm bảo độc lập tư pháp" của tác
giả J.Clifford Wallace được đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 8/2006.
"Một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán và yêu cầu hoàn thiện
pháp luật" được đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 10/2000 và bài viết
"Tiêu chuẩn Thẩm phán - Thực trạng và những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới"
của tác giả Nguyễn Văn Hiện được đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số
4/2001.
"Mấy ý kiến về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm" của tác giả
Hoàng Hùng Hải được đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 6/2005.


"Để Hội thẩm nhân dân không chỉ là hình thức" của tác giả Nguyễn Khắc Bộ
được đăng tải trên tạp chí Toà án nhân dân số 3/2004.
"Quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán theo quy định của pháp luật hiện hành" của
hai tác giả Phạm Văn Lợi và Trần Thanh Hương được đăng tải trên tạp chí Toà
án nhân dân số 8/1998.
Nhưng có lẽ chưa ai nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân cũng như mối quan hệ giữa họ và các chủ thể khác trong hoạt
động xét xử cũng như lý giải câu hỏi tại sao nguyên tắc này chưa được áp dụng
triệt để tại Việt Nam và hướng hoàn thiện trong công cuộc cải cách tư pháp ở
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Mục đích của đề tài.
3.1. Về mặt lý luận.
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến nguyên tắc “Thẩm phán
và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và vai trò của
nó trong thực tiễn xét xử tại Việt Nam.
Góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nước ta trong bối cảnh cải
cách tư pháp trên tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng tại
Việt Nam hệ tố tụng hoàn chỉnh, tiến bộ và vì con người.

Là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu.
3.2. Về mặt thực tiễn.
Thứ nhất, trong quá trình cải cách tư pháp, việc nghiên cứu nguyên tắc
“Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” có
vai trò to lớn giúp chúng ta nhìn nhận lại thực tiễn xét xử tại Việt Nam trong
thời gian qua và xác định một bước đi đúng đắn cho nền tư pháp Việt Nam với
mong muốn đưa Toà án thực sự trở thành cơ quan độc lập, là linh hồn của Nhà
nước pháp quyền.


Thứ hai, nghiên cứu để tìm ra cách hạn chế bớt sự tác động của các thế
lực khác vào hoạt động xét xử với mục đích xây dựng một nền tư pháp mạnh,
dân chủ, khách quan, công bằng và đem lại lòng tin cho nhân dân vào pháp luật
và công lý.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn
đề sau:
Một vài nét khái quát về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân theo quy định của một số nước thuộc hệ thống pháp
luật Common Law và hệ thống pháp luật Civil Law, theo pháp luật Việt Nam và
theo quan điểm của các luật gia.
Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, vị trí của nó trong hệ thống các
nguyên tắc của luật tố tụng hình sự Việt Nam và những yếu tố đảm bảo cho việc
xét xử độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Những quy định của pháp luật thực định thể hiện nội dung của nguyên
tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
cũng như nghiên cứu thực tiễn áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động xét xử
của một số nước trên Thế Giới.
Thực trạng áp dụng nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
nguyên tắc này tại Việt Nam và hướng hoàn thiện trong công cuộc cải cách tư
pháp trong thời gian tới.
Nói tóm lại, cơ cấu của Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội
dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm có ba chương:
Chương 1: Một vài nét khái quát về vị trí, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm
của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.


Chương 2: Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật” và những quy định trong Luật tố tụng hình sự Việt
Nam.
Chương 3: Áp dụng nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam
hiện nay - Thực trạng và giải pháp.
Cuối cùng là: Danh mục tài liệu tham khảo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học xã hội nào, để đạt được sự
thành công thì một yếu tố mà người ta không thể không nhắc đến là phương
pháp nghiên cứu. Ở nước ta, phương pháp luận của tất cả các tác giả khi nghiên
cứu về khoa học pháp lý đều bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp
luật. Là công trình nghiên cứu về pháp luật tố tụng hình sự nên ngoài những
phương pháp luận truyền thống, các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá
trình thực hiện luận văn là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử.
Bên cạnh đó, luận văn còn có sự tham khảo các bài viết, các ý kiến của các
chuyên gia trong và ngoài nước khi bàn về nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
6. Điểm mới về mặt khoa học.
Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân

theo pháp luật” không phải là vấn đề mới về mặt lý luận vì nó đã lần đầu được
nhắc đến trong các văn bản pháp luật ngay sau khi chúng ta giành được độc lập
vào năm 1945 và được tiếp tục khẳng định là một trong những nguyên tắc hiến
định trong các bản Hiến pháp tiếp theo.
Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể tập trung nghiên cứu và nghiên cứu tốt
những vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Nghị quyết số 48NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 cũng đã khẳng định “Trọng tâm là


hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, bảo đảm Toà
án xét xử độc lập... Hoàn thiện cơ chế quản lý Toà án nhân dân địa phương theo
hướng đảm bảo tính độc lập giữa các cấp Toà án trong hoạt động xét xử”.
Có thể, đây là lần đầu tiên nguyên tắc này được lựa chọn làm đề tài cho
một luận văn thạc sỹ và cũng là lần đầu tiên những vấn đề liên quan đến nguyên
tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
được trình bày một cách đồng bộ và có hệ thống. Bởi vậy, luận văn không chỉ
phân tích một cách kỹ lưỡng nội dung, ý nghĩa và những yếu tố có thể làm ảnh
hưởng đến tính độc lập xét xử của Tòa án mà còn trả lời cho câu hỏi chúng ta
phải làm những gì đề nguyên tắc này có thể được áp dụng triệt để tại Việt Nam?
Nhiều người cho rằng đây là một đề tài có phạm vi hẹp nên người viết có thể sẽ
gặp khó khăn khi xây dựng đề cương và tìm kiếm những tài liệu tham khảo.
Nhưng hy vọng với tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình, tác giả sẽ đóng góp
một chút công sức nhỏ bé cho công cuộc cải cách tư pháp đang được Đảng, Nhà
nước và những người yêu mến nghề luật quan tâm./.


Chương 1:
MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ , VAI TRÒ, QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM
CỦA THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN
1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN.


Thẩm phán dù ở quốc gia nào, châu lục nào và thuộc hệ thống pháp luật
nào thì cũng đều có nhiệm vụ xét xử và làm việc trong một cơ quan nhà nước có
tên gọi là Toà án (đôi khi là giải quyết các công việc khác theo quy định của
pháp luật mỗi nước). Tuy nhiên, trên Thế Giới tuỳ thuộc vào từng hệ thống pháp
luật mà cách thức chọn lựa Thẩm phán và nhiệm vụ, quyền hạn của các Thẩm
phán được quy định không giống nhau. Theo hệ thống pháp luật Common Law,
nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán chính là từ các vị luật sư danh tiếng và tài giỏi.
Tiêu biểu cho hệ thống pháp luật này là Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Tại hai
quốc gia này, các vị Thẩm phán đều có xuất thân từ các luật sư tranh tụng hoặc
luật sư tư vấn danh tiếng vì tâm lý chung đều chỉ ra nếu không có trình độ ngang
bằng hoặc xuất sắc hơn các luật sư thì một Thẩm phán thật khó có thể đảm
đương vị trí trọng tài trong một phiên toà. Cũng theo hệ thống pháp luật này, khi
tham gia xét xử, nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán có rất nhiều khác biệt.
Đơn cử như ở Anh, trong tố tụng nói chung và tố tụng hình sự nói riêng, Thẩm
phán thể hiện vai trò thụ động hơn các luật sư. Theo pháp luật Anh, về nguyên
tắc, việc tiến hành các thủ tục tố tụng là trách nhiệm của các bên (thông qua luật
sư của mình). Vai trò chính của các Thẩm phán trong khi xét xử là đảm bảo sự
tuân thủ của các thủ tục tố tụng, ở Anh có câu thành ngữ “Thẩm phán nào mở
miệng nói thì không còn suy nghĩ được” [13, tr. 96]. Thậm chí vào năm 1955, tại
Anh, Toà phúc thẩm đã gửi trả một vụ việc để xét xử lại với lý do duy nhất là


Thẩm phán xử sơ thẩm vụ kiện đó đã hỏi quá nhiều, làm cho các bên không thể
xuất trình được chứng cứ tốt nhất [13, tr. 96]. Câu thành ngữ trên, nếu ở các
nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, có lẽ cần được phát biểu là
“Thẩm phán nào không mở miệng nói thì không xét xử được” và đối với nhiều
luật gia trên Thế Giới, vụ việc bị cấp phúc thẩm huỷ vào năm 1955 ở Anh là một
điều lạ lùng trong lịch sử tư pháp.
Vương quốc Anh là quê hương của mô hình đối tụng và Hoa Kỳ chính là nơi hệ
tố tụng tranh tụng được hoàn thiện, phát triển rực rỡ và phiên toà trong hệ tố

tụng tranh tụng chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự khác biệt trong quyền
hạn của Thẩm phán tại các nước theo hệ thống pháp luật Common Law với các
nước theo truyền thống pháp luật Civil Law. Theo quy định của hệ thống pháp
luật Anh - Mỹ, khi xét xử Thẩm phán không được nghiên cứu hồ sơ từ trước,
không có bất kỳ thông tin nào về vụ án và tại phiên toà, với vai trò trọng tài,
quyền hạn của các Thẩm phán sẽ chỉ được phát huy khi Bồi thẩm đoàn đưa ra
phán quyết bị cáo là người có tội. Bởi theo quy định của pháp luật, Thẩm phán
có nghĩa vụ xác định tội danh cũng như mức hình phạt được áp dụng đối với bị
cáo.
Tại phiên toà hình sự theo hình thức tố tụng tranh tụng của các nước thuộc hệ
thống pháp luật Anh - Mỹ, không có sự liên hệ, ràng buộc giữa Thẩm phán Chủ toạ phiên toà và các bị cáo trong một vụ án hình sự. Bởi lẽ, Thẩm phán
không tham gia xét hỏi bị cáo và càng không có nhiệm vụ chứng minh tội phạm
như một tầng nấc cao hơn của hoạt động điều tra. Và với vị trí, vai trò như thế,
Thẩm phán chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi và quyền hạn do luật định,
cụ thể họ phải chịu trách nhiệm về những phán quyết của mình đối với việc xác
định tội danh và mức hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo.

Còn tại một số quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law, thì ứng viên
Thẩm phán thông thường là các giáo sư luật hoặc thư ký Toà án hoặc những


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHỦ TRƢƠNG, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, Hà Nội.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT


3. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc.
4. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn Thế Giới về nhân quyền.
5. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính
trị.
6. Quốc hội (2000), Bộ luật Tố tụng hình sự 1988, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
7. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
8. Quốc hội (1995), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1946, 1959, 1980, 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
9. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
10. Quốc triều hình luật (1991), Nxb Pháp lý, Hà Nội.
11. Toà án nhân dân Tối cao - Bộ nội vụ - Ban thường trực Uỷ ban Trung
ương mặt trận tổ quốc Việt Nam (2005), Nghị quyết liên tịch số 05/2005 / NQLT
/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt
động của Hội thẩm Toà án nhân dân, Hà Nội.


12. Uỷ ban thường vụ quốc hội (2002), Pháp lệnh Thẩm phán và Hội
thẩm Toà án nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
GIÁO TRÌNH, CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHÁC

13. Bộ môn Luật so sánh - Khoa Luật quốc tế - Trường đại học Luật Hà
Nội (2003), Tập bài giảng luật so sánh, Hà Nội.
14. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Hiến
pháp Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình Luật Hiến
pháp các nước tư bản, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự
(phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Lê Cảm (2006), Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống tư pháp
hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2001), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Trần Kim Nở (chủ biên) (1993), Từ điển Anh - Việt, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. Vũ Thị Bích Diệp (2003), Tố tụng tranh tụng - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Khoá luận
tốt nghiệp cử nhân luật học, Hà Nội.
CÁC BÀI VIẾT TRÊN TẠP CHÍ, BÀI BÁO, BÁO CÁO KHOA HỌC

22. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao (2002), Báo cáo về công tác Toà
án tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI, Hà Nội.
23. Đặng Thanh Nga (2002), “Các phẩm chất nhân cách cơ bản của Thẩm
phán”, Luật học, (5).


24. Đỗ Gia Thư (2005), “Bàn về quản lý Thẩm phán Toà án nhân dân các
cấp”, Toà án nhân dân, (1).
25. Đỗ Gia Thư (2004), “Thực trạng đội ngũ Thẩm phán nước ta -Những
nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng”, Toà án nhân dân,
(4).
26. Đỗ Gia Thư (2004), “Yêu cầu nhiệm vụ của ngành Toà án và quan
điểm xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong giai đoạn mới”, Toà án nhân dân, (13).
27. Hoàng Hùng Hải (2005), “Mấy ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động
của Hội thẩm”, Toà án nhân dân, (6).

28. Hồ Thế Hoè ( 2003), “Niềm tin nội tâm của Thẩm phán trong việc
quyết định hình phạt”, Toà án nhân dân, (3).
29. J. Clifford Wallace (2006), “Khắc phục tham nhũng trong khi phải
đảm bảo độc lập tư pháp”, Toà án nhân dân, (8).
30. Joseph A.Trotter (Con) (2004), “Giáo dục quản lý và điều hành Toà
án ở Mỹ”, Toà án nhân dân, (5).
31. Lê Cảm (2006), “Những vấn đề chủ yếu của công cuộc cải cách tư
pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Toà án nhân
dân, (3).
32. Lê Kim Quế (2006), “Toà án nhân dân trong Nhà nước pháp quyền
Việt Nam”, Toà án nhân dân, (5).
33. Lê Thị Sơn (1994), “Suy nghĩ về đào tạo và bồi dưỡng Thẩm phán ở
Việt Nam”, Luật học, (1).
34. Lê Xuân Thân (2003), “Các yếu tố cơ bản tạo thành tư cách người
Thẩm phán”, Toà án nhân dân, (12).
35. Lưu Tiến Dũng (2005), “Công bố phán quyết của Toà án: Cảm nghĩ
của một Luật sư”, Toà án nhân dân, (2).


36. Lưu Tiến Dũng (2006), “Độc lập xét xử ở các nước quá độ: Một góc
nhìn so sánh”, Toà án nhân dân, (20, 21).
37. Lưu Tiến Dũng (2006), “Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc
lập tư pháp”, Toà án nhân dân, (8).
38. Mai Bộ (2000), “Cần sửa đổi Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân”, Toà án nhân dân, (2).
39. Nguyễn Văn Hiện (2000), “Một số vấn đề về quyền và nghĩa vụ của
Thẩm phán và yêu cầu hoàn thiện pháp luật”, Toà án nhân dân, (10).
40. Nguyễn Văn Hiện (2001), “Tiêu chuẩn Thẩm phán - Thực trạng và
những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới”, Toà án nhân dân, (4).
41. Nguyễn Thu Hiền (2005), “Bồi thẩm đoàn và hiệu quả tranh tụng

trong phiên toà tại Toà đại hình Pháp”, Toà án nhân dân, (11).
42. Nguyễn Khắc Bộ (2004), “Để Hội thẩm nhân dân không chỉ là hình
thức”, Toà án nhân dân, (3).
43. Nguyễn Tâm Khiết (2006), “Phấn đấu xây dựng ngành Toà án có uy
và có tín trong chiến lược cải cách tư pháp”, Toà án nhân dân, (9).
44. Nguyễn Tâm Khiết (2006), “Về hệ thống Toà án trong chiến lược cải
cách tư pháp”, Toà án nhân dân, (2).
45. Nguyễn Quang Lộc (2006), “Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ
cho Hội thẩm Toà án - Thực trạng và giải pháp”, Toà án nhân dân, (15).
46. Nguyễn Tất Viễn (1995), “Bàn về chế định Hội thẩm”, Luật học, (2).
47. Phan Công Luận (2006), “Uy tín của người Thẩm phán”, Luật học,
(1).
48. Phan Hữu Thư (1997), “Kinh nghiệm đào tạo nghề nghiệp Thẩm phán
ở Pháp và một vài suy nghĩ về vấn đề này tại Việt Nam”, Pháp luật chuyên đề
tháng 4.


49. Phạm Văn Lợi và Trần Thanh Hương (1998), “Quyền và nghĩa vụ của
Thẩm phán theo quy định của pháp luật hiện hành”, Toà án nhân dân, (8).
50. Phạm Văn Chung (2006), “5 kiến nghị về nâng cao năng lực cho Hội
thẩm nhân dân”, Toà án nhân dân, (6).
51. Toà án nhân dân Tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004
và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005 của ngành Toà án nhân dân, Hà
Nội.
52. Toà án nhân dân Tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005
và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006 của ngành Tòa án nhân dân, Hà
Nội.
53. Toà án nhân dân Tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006
và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành Toà án nhân dân, Hà
Nội.

54. Trần Minh Giang (2007), “Vụ đánh mìn 3 lần nhà Thẩm phán Vũ
Ngọc Hoà - Phó Chánh án TAND huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”, Công lý,
(30).
55. Trần Văn Tú (2000), “Sứ mệnh cao quý của Thẩm phán trong hệ
thống Tòa án nhân dân”, Toà án nhân dân, (9).



×