Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại agribank khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.96 MB, 188 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

VŨ THỊ KIM OANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

VŨ THỊ KIM OANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01/2016


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : PGS TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 30 tháng 01 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Lƣu Thanh Tâm

2


TS. Phan Thị Minh Châu

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Ngọc Dƣơng

Phản biện 2

4

TS. Lại Tiến Dĩnh

5

TS Nguyễn Thế Khải

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
TP. HCM, ngày 30 tháng 01 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: VŨ THỊ KIM OANH

Giới tính: NỮ
năm 1977

Nơi sinh: Lâm Đồng

I- Tên đề tài:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng
cá nhân tại Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền
của khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuấ
hiệu qủa trong công tác huy động vốn tại Agribank khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nộ



phƣơng pháp nghiên cứu, kết quả


ở lý thuyết,
ết luận kiến nghị. Đề tài đã tìm ra mô

hình các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và qua kết quả phân tích cũng đã cho ra đƣợc
phƣơng trình hồi quy.
Hạn chế của đề tài là chƣa nghiên cứu với lƣợng mẫu lớn, chỉ mới nghiên cứu
phạm vi Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh chƣa nghiên cứu cả hệ thống
Agribank trên toàn quốc.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 15 tháng 7 năm 2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 30 tháng 01 năm 2016
V- Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Các nhân tố ảnh hƣởng đến
quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực thành phố
Hồ Chí Minh” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chƣa
đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Trong
quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức
nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát
của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều
đƣợc trích dẫn tƣờng minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các

nội dung khác trong luận văn của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kim Oanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy
PGS.TS.Nguyễn Phú Tụ, Trƣởng Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trƣờng Đại học
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám H i ệ u Trƣờng Đại học Công nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh; Các thầy cô Khoa Sau Đại Học, Khoa Quản Trị Kinh
Doanh của Trƣờng Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và các Giảng viên
tham gia giảng dạy khóa cao học 14SQT12 đã trang bị cho tôi những kiến thức
hữu ích trong Ngành Quản Trị Kinh Doanh, chuyên Ngành Quản Trị Tài Chính.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Agribank Chi nhánh Đông Sài Gòn,
các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp trong hệ thống Agribank và các khách hàng của
Agribank đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn các anh chị, các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn
thành luận văn.

Học viên

Vũ Thị Kim Oanh



iii

TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của
khách hàng cá nhân tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện trong
bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phục hồi do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế thế giới, đặc
biệt hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do sức ép nợ xấu tăng cao, năng lực
quản lý còn hạn chế và lãi suất liên tục giảm, tình hình cạnh tranh về lãi suất huy
động vốn giữa các ngân hàng thƣơng mại trở lên gay gắt hơn, việc thu hút khách
hàng mới và giữ khách hàng cũ ngày càng khó khăn. Mặt khác, vốn huy động chính
là yếu tố đầu vào quan trọng để các ngân hàng thƣơng mại cân đối thực hiện cho
vay. Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng chiến lƣợc huy động vốn có tính thời sự,
đang đƣợc các nhà quản lý ngân hàng quan tâm hàng đầu. Đề tài nghiên cứu trình
bày kết quả khảo sát 323 khách hàng đang gửi tiền tại Agribank khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh, thời gian khảo sát tháng 10/2015.
Số liệu đƣợc phân tích qua phần mềm thống kê SPSS 20.0. Đề tài sử
dụng hệ số Cronbach’s alpha, phƣơng pháp phân tích nhân tố (EFA), hồi quy đa
biến và kiểm định Levene để xác định các nhân tố ảnh hƣởng và đánh giá mức độ
ảnh hƣởng của các nhân tố đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại
Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả rút ra đƣợc 6 nhân tố ảnh
hƣởng và mức độ ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại
Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc sắp xếp theo thứ tự: (1) An toàn,
(2) Thƣơng hiệu, (3) Lợi ích tài chính, (4) Sự thuận tiện, (5) Đội ngũ nhân viên, (6)
Sản phẩm dịch vụ. Trong đó, nhân tố An toàn, Thƣơng hiệu, Lợi ích tài chính có tác
động mạnh đến quyết định gửi tiền tại Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, qua nghiên cứu giúp hiểu đƣợc phần nào thái độ, tâm lý và mong muốn
của khách hàng cá nhân khi quyết định gửi tiền tại Agribank, từ đó xây dựng các
chiến lƣợc huy động vốn hiệu quả tại Agribank khu vực Thành phố Hồ chí Minh.



iv

Đề tài cũng đề xuất một số hàm ý quản trị về vấn đề an toàn, thƣơng hiệu,
lợi ích tài chính, sự thuận tiện, đội ngũ nhân viên và sản phẩm dịch vụ của Agribank,
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng tiền gửi cá nhân, nâng cao hiệu quả hơn
nữa trong công tác huy động vốn tại Agribank khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng và cả hệ thống Agribank nói chung.
Kết quả phân tích của đề tài sẽ là cơ sở quan trọng, hữu ích để các nhà
quản lý của ngân hàng, đặc biệt Agribank có những cải tiến thích hợp nhằm đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách hàng tiền gửi cá nhân, góp phần thúc đẩy nguồn vốn huy
động tăng cao và phát triển bền vững.


v

ABSTRACT
The topic “Research on drivers of the deposit decision of individual
customers in Ho Chi Minh City” is conducted in the context of the recovery of
Vietnam’s economy from the global economic downturn, especially challenges
faced by banks due to surged bad debt pressure, limited management capacity and
continuously declined interest rate, increasingly intense competition on deposit
interest rate among commercial banks, and more difficult attraction and retention of
customers. In addition, deposits are critical input for commercial banks to lend.
Therefore, research and development of a temporary strategy of capital mobilization
is the top priority of bank managers. This research presents the result of the onemonth survey (in October 2015) conducted on 323 customers with deposit at
Agribank in Ho Chi Minh City.
The data is analyzed by the statistical software SPSS 20.0. Cronbach’s
alpha coefficient, exploratory factor analysis (EFA), multiple regression and Levene
test are used to determine drivers and evaluate the effect of drivers to deposit

decision of individual customers at Agribank in Ho Chi Minh City. As a result, 6
factors, in order of their effect to deposit decision of individual customers at
Agribank in Ho Chi Minh City, are: (1) Safety, (2) Brand name, (3) Financial
benefits, (4) Convenience, (5) Staff, (6) Offerings. Among them, the more
significant effect is produced by Safety, Brand name, and Financial benefits. In
general, the research reveals attitude, sentiment and expectation of individuals in
making decision of deposit at Agribank, which helps to develop effective strategies
of capital mobilization at Agribank in Ho Chi Minh City.
Some management implications are also recommended for safety, brand
name, financial benefits, convenience, staff and offerings of Agribank in order to best
fit the needs of individual customers with deposits, further enhance the capital


vi

mobilization at Agribank in Ho Chi Minh City in particular and the whole network of
Agribank in general.
The analysis result of the research is important and beneficial for bank
managers, especially Agribank manager, to define appropriate improvements to best
fit the needs of individual customers with deposits, contributing to the growth and
sustainable development of deposits.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………….……………..i
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………..…….ii
TÓM TẮT ………………………………………………..………………………..iii
ASTRACT…………………………………………………………………………..v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT …………………………………….…….…xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ………………...............................…xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …………………….…………………….…...xiv
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI..............................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 3
1.3.1 Đối tƣợng ..................................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 3
1.4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4.2 Phƣơng pháp định tính ................................................................................ 4
1.4.3 Phƣơng pháp định lƣợng ............................................................................. 4
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI......................................................................................... 4
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ..........................................................................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................6
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 6
2.1.1 Dịch vụ nhận tiền gửi của NHTM.............................................................. 6
2.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................6
2.1.1.2 Phân loại tiền gửi .................................................................................6
2.1.2 Vai trò của dịch vụ nhận tiền gửi ............................................................. 11
2.1.2.1 Vai trò của dịch vụ nhận tiền gửi đối với nền kinh tế .......................11
2.1.2.2 Vai trò của dịch vụ nhận tiền gửi đối với NHTM ............................11
2.1.2.3 Vai trò của dịch vụ nhận tiền gửi đối với khách hàng ......................12
2.2 TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÀNH VI TIÊU DÙNG ..................................... 12
2.2.1 Định nghĩa về hành vi ngƣời tiêu dùng .................................................... 12


viii


2.2.2 Những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng .............. 12
2.2.2.1 Nhân tố Văn hóa ................................................................................12
2.2.2.2 Nhân tố xã hội ...................................................................................13
2.2.2.3 Nhân tố cá nhân (bản thân) ...............................................................14
2.2.2.4 Nhân tố tâm lý ...................................................................................14
2.2.3 Quá trình quyết định mua của ngƣời tiêu dùng ........................................ 15
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN .............................. 16
2.3.1 Công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................... 16
2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................... 17
2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT .................................. 20
2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 20
2.4.1.1 Nhân tố An toàn ................................................................................21
2.4.1.2 Nhân tố Lợi ích tài chính ...................................................................22
2.4.1.3 Nhân tố Sản phẩm dịch vụ ................................................................22
2.4.1.4 Nhân tố Sự thuận tiện ........................................................................23
2.4.1.5 Nhân tố Đội ngũ nhân viên ngân hàng ..............................................23
2.4.1.6 Nhân tố Thƣơng hiệu của ngân hàng ................................................24
2.4.1.7 Nhân tố Công nghệ ............................................................................24
2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 24
2.5 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
AGRIBANK KHU VỰC TP HCM ........................................................................ 26
2.5.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Agribank ................................................................ 26
2.5.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank ..............................26
2.5.1.2 Đặc điểm của Agribank khu vực TP HCM .......................................26
2.5.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Agribank khu vực TP HCM ........ 27
2.5.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn của Agribank khu vực TP HCM ....... 31
2.5.3.1 Những thành tựu đạt đƣợc trong công tác huy động vốn ..................32
2.5.3.2 Những tồn tại trong công tác huy động vốn ......................................32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................33
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................34

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 34
3.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 34
3.1.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ...................................................34
3.1.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ................................................36
3.1.2 Quy trình nghiên cứu................................................................................ 37
3.1.3 Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................ 38
3.1.4 Thiết kế bảng khảo sát.............................................................................. 38


ix

3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO........................................................................... 39
3.2.1 Thang đo lƣờng nhân tố An toàn ............................................................. 40
3.2.2 Thang đo lƣờng nhân tố Lợi ích tài chính ................................................ 40
3.2.3 Thang đo lƣờng nhân tố Sản phẩm dịch vụ ............................................. 41
3.2.4 Thang đo lƣờng nhân tố Sự thuận tiện ..................................................... 42
3.2.5 Thang đo lƣờng nhân tố Đội ngũ nhân viên ............................................ 42
3.2.6 Thang đo lƣờng nhân tố Thƣơng hiệu...................................................... 43
3.2.7 Thang đo lƣờng nhân tố Quyết định gửi tiền ........................................... 43
3.3 THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG ............................. 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................45
CHƢƠNG 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU .............................................................46
4.1 ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU MẪU THEO THỐNG KÊ MÔ TẢ ................ 46
4.1.1 Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính .............................................................. 46
4.1.2 Mẫu dựa trên đặc điểm độ tuổi ................................................................ 47
4.1.3 Mẫu dựa trên đặc điểm nghề nghiệp ........................................................ 47
4.1.4 Thống kê thời gian sử dụng sản phẩm dịch vụ tiền gửi của khách hàng tại
Agribank ............................................................................................................. 48
4.1.5 Thống kê sản phẩm tiền gửi mà khách hàng đang sử dụng tại Agribank 49
4.1.6 Thống kê về mục đích gửi tiền của khách hàng ....................................... 50

4.1.7 Thống kê về khách hàng biết Agribank qua kênh thông tin nào ............. 51
4.1.8 Thống kê về các NHTM khách hàng đang gửi tiền ngoài Agribank ....... 51
4.2 ĐO LƢỜNG ĐỘ TIN CẬY CỦA TẤT CẢ CÁC THANG ĐO THÀNH
PHẦN BẰNG HỆ SỐ CRONBACH ALPHA ....................................................... 52
4.2.1 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố An toàn ....................................... 52
4.2.2 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Lợi ích tài chính.......................... 53
4.2.3 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Sản phẩm dịch vụ ....................... 54
4.2.4 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Sự thuận tiện ............................... 55
4.2.5 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Đội ngũ nhân viên ...................... 55
4.2.6 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Thƣơng hiệu ............................... 56
4.2.7 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quyết định gửi tiền của khách
hàng cá nhân tại Agribank .................................................................................. 58
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ............................................. 59
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)lần thứ nhất ....................................... 59
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ 10 ........................................ 63
4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến phụ thuộc ................................. 65
4.3.4 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lƣờng ......................... 66
4.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN ................... 69


x

4.4.1 Phân tích mô hình ..................................................................................... 69
4.4.1.1 Mô hình .............................................................................................69
4.4.1.2 Kiểm định mô hình hồi qui tuyến tính đa biến ..................................70
4.4.1.3 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy .............................................72
4.4.2 Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố tác động đến quyết định gửi
tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM ............................ 77
4.4.2.1 Đánh gía mức độ quan trọng của từng nhân tố .................................77
4.4.2.2 Kết qủa đánh giá mức độ cảm nhận của khách hàng cá nhân trong

từng nhân tố ....................................................................................................79
4.4.3 Kiểm định sự khác biệt ............................................................................ 84
4.4.3.1 Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận của khách hàng cá nhân
về quyết định gửi tiền tại Agribank khu vực TP HCM giữa 2 nhóm khách
hàng nam và nữ ...............................................................................................84
4.4.3.2 Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận theo độ tuổi của khách
hàng về quyết định gửi tiền tại Agribank khu vực TP HCM ..........................85
4.4.3.3 Kiểm tra sự khác biệt về mức độ cảm nhận theo nghề nghiệp của
khách hàng về quyết định gửi tiền tại Agribank khu vực Thành phố HCM...87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................89
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT QUẢN TRỊ ..............................90
5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 90
5.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
AGRIBANK .......................................................................................................... 91
5.2.1 Vấn đề An toàn......................................................................................... 91
5.2.2 Vấn đề Thƣơng hiệu ................................................................................. 92
5.2.3 Cải thiện lợi ích tài chính cho khách hàng ............................................... 94
5.2.4 Tạo sự thuận tiện cho khách hàng ............................................................ 98
5.2.5 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên của Agribank ............................ 99
5.2.6 Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của Agribank .100
5.3 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 103
5.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................103
5.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ...................................................... 103
5.3.3 Kiến nghị với Agribank..........................................................................104
5.4 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..............105
5.4.1 Những hạn chế ....................................................................................... 105
5.4.2 Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 105
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ......................................................................................106



xi

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
PHỤ LỤC


xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại.

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc.

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh.

VNĐ

Việt Nam Đồng

USD

Dollar Mỹ


BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

CTG

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

ACB

Ngân hàng Á Châu

SCB

Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTC

Tổ chức tài chính

TCKT


Tổ chức kinh tế

TG

Tiền gửi

TV

Tiền vay.


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của
khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP.HCM ..........................................21
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của Agribank khu vực TP HCM từ năm
2011-2014 .................................................................................................................29
Biểu đồ 2.2: Tiền gửi của dân cƣ tại Agribank khu vực TP HCM từ năm 20112014 ...........................................................................................................................29
Hình 3.1: Mô hình lý thuyết (sau thảo luận nhóm) về các nhân tố tác động đến
quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM .36
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền
của khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM...................................37
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức về các nhân tố tác động đến quyết
định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM. ...........68
Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi qui ..............74
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dƣ – đã chuẩn hóa...................................75
Hình 4.4: Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh về các nhân tố tác động đến
quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM. 78



xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến các nhân
tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân. ........................19
Bảng 2.2: Kết qủa huy động vốn của Agribank tại khu vực TP HCM giai đoạn
3 năm từ 2012-2014 .................................................................................................27
Bảng 3.2: Thang đo nhân tố Tài chính ..................................................................40
Bảng 4.1: Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính ....................................................46
Bảng 4.2: Thống kê mẫu về đặc điểm độ tuổi.......................................................47
Bảng 4.3: Thống kê mẫu về đặc điểm nghề nghiệp ..............................................47
Bảng 4.4: Thống kê về thời gian sử dụng sản phẩm dịch vụ tiền gửi của khách
hàng tại Agribank ...................................................................................................48
Bảng 4.5: Thống kê nhiều lựa chọn về sản phẩm tiền gửi mà khách hàng đang
sử dụng của Agribank .............................................................................................49
Bảng 4.6: Thống kê nhiều lựa chọn về mục đích gửi tiền của khách hàng........50
Bảng 4.7: Thống kê nhiều lựa chọn về khách hàng biết Agribank qua kênh
thông tin nào ............................................................................................................51
Bảng 4.8: Thống kê về các NHTM khách hàng gửi tiền ngoài Agribank ..........51
Bảng 4.9: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố An toàn .................................52
Bảng 4.10: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Lợi ích tài chính .................53
Bảng 4.11: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Sản phẩm dịch vụ ..............54
Bảng 4.12: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Sự thuận tiện ......................55
Bảng 4.13: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Đội ngũ nhân viên .............55
Bảng 4.14: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Thƣơng hiệu LẦN 1 ..........56


xv


Bảng 4.15: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Thƣơng hiệu LẤN 2 ..........57
Bảng 4.16: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quyết định gửi tiền............58
Bảng 4.17: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần lần thứ nhất ....60
Bảng 4.18: Bảng phƣơng sai trích lần thứ nhất ...................................................60
Bảng 4.19 Kết qủa phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất .....................................62
Bảng 4.20: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần lần 10 ...............63
Bảng 4.21: Kết qủa phân tích nhân tố EFA lần thứ 10 .......................................64
Bảng 4.22: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett biến phụ thuộc ...........................65
Bảng 4.23: Bảng phƣơng sai trích biến phụ thuộc ...............................................66
Bảng 4.24: THÔNG SỐ MÔ HÌNH .......................................................................70
Bảng 4.25: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi qui đa biến .....................71
Bảng 4.26: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phƣơng pháp Enter
...................................................................................................................................72
Bảng 4.27: Bảng kiểm định giả định phƣơng sai của sai số ................................73
Bảng 4.28: Ma trận tƣơng quan.............................................................................76
Hình 4.4: Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh về các nhân tố ảnh hƣởng
đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP
HCM. ........................................................................................................................78
Bảng 4.29: Mức độ cảm nhận của khách hàng cá nhân về nhân tố An toàn.....79
Bảng 4.30: Mức độ cảm nhận của khách hàng cá nhân về nhân tố Thƣơng hiệu
...................................................................................................................................80
Bảng 4.31: Mức độ cảm nhận của khách hàng cá nhân về nhân tố Lợi ích tài
chính .........................................................................................................................81


xvi

Bảng 4.32: Mức độ cảm nhận của khách hàng cá nhân về nhân tố Đội ngũ
nhân viên ..................................................................................................................81

Bảng 4.33: Mức độ cảm nhận của khách hàng cá nhân về nhân tố Sự thuận
tiện ............................................................................................................................82
Bảng 4.34: Mức độ cảm nhận của khách hàng cá nhân về nhân tố Sản phẩm
dịch vụ ......................................................................................................................83
Bảng 4.35: Kiểm định sự khác nhau về mức độ cảm nhận của 2 nhóm khách
hàng nam và nữ .......................................................................................................84
Bảng 4.36: Bảng so sánh giá trị trung bình về quyết định gửi tiền giữa 2 nhóm
khách hàng nam và nữ. ...........................................................................................85
Bảng 4.37: Bảng kiểm định có sự khác biệt về mức độ cảm nhận theo độ tuổi
của khách hàng về quyết định gửi tiền tại ngân hàng. ........................................85
Bảng 4.38: Bảng so sánh giá trị trung bình về quyết định gửi tiền tại ngân hàng
theo độ tuổi...............................................................................................................86
Bảng 4.39: Bảng kiểm định có sự khác biệt về mức độ cảm nhận theo nghề
nghiệp của khách hàng về quyết định gửi tiền tại ngân hàng .............................87
Bảng 5.1 Mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định gửi tiền của khách
hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM. ....................................................90


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều tổ chức tài
chính, ngân hàng nƣớc ngoài gia nhập vào thị trƣờng tài chính Việt Nam. Đây là
những tổ chức có thế mạnh về vốn, công nghệ và trình độ quản lý. Điều này đồng
nghĩa các NHTM Việt Nam có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh.
Mặt khác, Kinh tế - Xã hội nƣớc ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế
thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ
những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trƣờng thế giới, cùng với những khó

khăn từ những năm trƣớc chƣa đƣợc giải quyết triệt để nhƣ áp lực về khả năng hấp
thụ vốn của nền kinh tế chƣa cao, sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nƣớc
tiêu thụ chậm, khối lƣợng hàng tồn kho lớn, năng lực quản lý và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp thấp...
Vì vậy, hoạt động Tài chính-Ngân hàng Việt Nam năm 2014 cũng không
thoát khỏi khó khăn của khủng hoảng kinh tế. Nhiều NHTM tổng thu nhập không
đủ bù đắp cho tổng chi phí do đó các NHTM đang cố gắng từng bƣớc vƣợt qua khó
khăn và duy trì hoạt động kinh doanh để vƣợt qua khủng hoảng.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng đang
phải đối mặt với những khó khăn nhất định, cụ thể:
- Mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh, tình hình cạnh tranh về lãi suất
ngày càng trở nên gay gắt hơn đặt biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, một số
NHTM “lách” trần lãi suất huy động, cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy
động, hạ chuẩn tín dụng chèo kéo khách hàng.... đã làm thị trƣờng vốn, thị trƣờng
đầu tƣ trở nên phức tạp, việc thu hút khách hàng mới và “giữ chân” khách hàng
truyền thống ngày càng khó khăn hơn.


2

- Lãi suất huy động giảm liên tục đã ảnh hƣởng rất lớn đến tính ổn định của
nguồn vốn huy động, mặt khác những biến động về thƣơng hiệu, uy tín của ngân
hàng đã làm ảnh hƣởng không tốt đến tâm lý của khách hàng tiền gửi gây khó khăn
trong công tác huy động vốn của các NHTM.
“Kiên quyết thực hiện tái cơ cấu ngân hàng vì an toàn của hệ thống, vì lợi
ích của người dân. Dứt khoát các ngân hàng yếu kém phải kiểm soát chặt chẽ, cần
thiết thì sáp nhập, giải thể theo đúng pháp luật”. Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã
phát biểu tại phiên họp thƣờng kỳ tháng 8/2014.
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, vốn huy động đóng vai trò là yếu tố
đầu vào quan trọng để cân đối nguồn vốn đáp ứng các khoản cho vay của ngân

hàng. Vốn huy động của ngân hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau nhƣng phần lớn
là nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân. Vì vậy, Việc xây dựng chiến lƣợc huy
động vốn là vấn đề có tính thời sự đang đƣợc các nhà quản lý ngân hàng quan tâm.
Hiện tại Agribank Chi nhánh Đông Sài Gòn, nơi tác giả hiện đang công tác
cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, cụ thể do sự
gia tăng thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, lãi suất huy động liên tục giảm, mặt khác
những năm gần đây Agribank đối mặt với nhiều vụ thất thoát về vốn và tài sản trên
địa bàn TP.HCM nhƣ Công ty cho thuê tài chính II, Agribank chi nhánh 6,
Agribank chi nhánh Mạc Thị Bƣởi... đã làm ảnh hƣởng không tốt đến thƣơng hiệu
của hệ thống Agribank nói chung và của Agribank khu vực TP HCM nói riêng, làm
giảm sút lòng tin của khách hàng đối với Agribank. Không phát triển đƣợc nguồn
vốn huy động đồng nghĩa không phát triển đƣợc tín dụng dẫn đến kinh doanh không
hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí, cán bộ nhân viên không đủ lƣơng...
Vì sự tồn tại và phát triển của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh
Đông Sài Gòn nơi tôi hiện đang công tác nói riêng, tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá
nhân tại Agribank khu vực thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xác định và làm rõ các
nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của ngƣời dân trên địa bàn thành phố Hồ


3

Chí Minh. Từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
qủa trong công tác huy động vốn tại Agribank..
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của
khách hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết quyết định gửi tiền của khách hàng
cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM.

+ Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định gửi tiền của khách
hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM.
+ Đƣa ra một số hàm ý quản trị và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
huy động vốn tại Agribank.
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tƣợng
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền vào
Agribank của khách hàng cá nhân.
- Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân gửi tiền tại Agribank khu vực TP HCM.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Agribank khu vực TP HCM. thời gian nghiên cứu: Năm
2015.
1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
- Tài liệu, báo cáo, văn bản liên quan đến luật của tổ chức tín dụng ngân
hàng, luật bảo hiểm tiền gửi, lý thuyết về huy động vốn của ngân hàng và một số


4

luận văn, công trình nghiên cứu có liên quan đến huy động vốn và các nhân tố ảnh
hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng.
- Tài liệu thứ cấp của ngân hàng.
- Tài liệu sơ cấp điều tra chọn mẫu.
1.4.2 Phƣơng pháp định tính
Tổng hợp lý luận về tiền gửi của ngân hàng và các luận văn có liên quan
trƣớc đây nhằm hoàn chỉnh cơ sở lý thuyết về huy động vốn và các nhân tố ảnh
hƣởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân.
Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách
hàng cá nhân tại Agribank khu vực TP HCM.

Thu thập, thống kê và mô tả số liệu nhằm nắm đƣợc thực trạng huy động tiền
gửi của Agribank trên địa bàn TP HCM.
1.4.3 Phƣơng pháp định lƣợng
Nghiên cứu định lƣợng thông qua khảo sát thực tế với mẫu đại diện. Dựa
trên kết quả thu thập đƣợc, tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS và đƣa
ra kết luận.
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Kết cấu của luận văn gồm 5 chƣơng
-

Chương 1: Tổng quan.

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại NHTM.

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

-

Chương 4: Kết qủa nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định gửi
tiền tại Agribank khu vực TP HCM.

-

Chương 5: Hàm ý quản trị và kiến nghị.



5

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1 tác giả nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của
tác giả, từ đó tác giả xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài mình
đã chọn.


×