Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Khoá luận tốt nghiệp biện pháp xây dựng úy tín nghề nghiệp của người giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.58 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐAI HOC sư PHAM HÀ NÔI 2
••••
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

===£QCQG3===
ĐÀO THỊ THÙY LINH

BIỆN PHÁP XÂY DựNG UY TÍN NGHỀ
NGHIỆP CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN GIÁO
DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

ThS. PHẠM VĂN DƯ

HÀ NỘI, 2016


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thượng tá,
Thạc sĩ Phạm Văn Dư đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em ừong
suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáo trong Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong thời gian làm khóa luận cũng như ừong thời gian học tập và sinh
hoạt tại trung tâm.
Em cũng bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên khóa
luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo


của Thày, Cô cũng như ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Đào Thị Thùy Linh
Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu khóa luận là của riêng bản
thân. Những kết quả thu được hoàn toàn chân thực và chưa có đề tài
nào nghiên cứu.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn ừách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015


Sinh viên

Đào Thị Thùy Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

CNH, HĐH:
GDQP&AN:
GD&ĐT:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Giáo dục quốc phòng và An
ninh
Giáo dục và đào tạo

HS - SV:

NXB:

Học sinh - Sinh viên
Nhà xuất bản

KTDH:
KT - XH:

Kĩ thuật dạy học
Kinh tế - Xã hội

PPDH:

Phưomg pháp dạy học
MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng căn dặn: “Nghề thầy giáo rất
quan ừọng và cũng rất vẻ vang” vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo
dục. Nói về vấn đề này, nhà hiền triết và thi hào vĩ đại của Ấn Độ TOGO đã
nói: “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người
đàn bà thì được một gia đình còn giáo dục một người thầy giáo thì được một
thế hệ”.
Điều này đã cho thấy ở bất cứ thời đại nào, giai đoạn nào thì vai trò của
người thầy đều vô cùng to lớn. Với một dân tộc có truyền thống “Tôn sư ừọng
đạo” như Việt Nam ta thì kính ừọng thày cô giáo gần như đã trở thành bài học
đạo đức vỡ lòng không thể thiếu được.

Dọc suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta chưa bao giờ thiếu những tấm
gương vĩ đại về người thầy như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý
Đôn, Nguyễn Đình Chiểu hay gàn nhất và ngời sáng nhất là Chủ Tịch Hồ Chí
Minh - Vị lãnh tụ - Người Thầy đáng kính của nhiều thế hệ con người Việt
Nam.
Ngày nay, cùng với sự phát triển chung về nhiều mặt của đời sống xã
hội, những giá trị đày tính nhân văn đó vẫn luôn luôn được gìn giữ, bồi đắp.
Chúng ta luôn hiểu rằng: Sư phạm nói chung và người thầy giáo nói riêng vẫn
còn nguyên ý nghĩa cao cả vốn có. Việc xây dựng cho ngành giáo dục được
khẳng định mạnh mẽ rằng nó là một vấn đề vô cùng quan trọng. Như vậy, ta đã
biết, từ cổ chí kim con người Việt Nam đã mang trong mình lòng yêu nước và
tỉnh thần học hỏi không chỉ trong nước mà còn học hỏi bạn bè quốc tế, vậy điều
gì đã khai sáng cho tinh thần của con người Việt Nam, một đất nước đi lên từ
nông nghiệp như vậy, đó là nhờ có những người thầy cao quý, họ mang trong
mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, họ đã để lại một sức mạnh to lớn trong

6


việc khẳng định vị thế quan trọng của việc học tập, để từ đó ta rút ra được trong
đó chính là lòng yêu nghề sâu sắc, cách hành xử trong cuộc sống xã hội, tinh
thần vượt khó, để tìm đến cái chữ, mang lại sự thông thái hom trong con người
Việt Nam, những người khai sáng. Vậy điều gì làm cho những bậc thày ấy có
thể chiếm được niềm tin của con người chúng ta, đó là uy tín.
Từ xưa đến nay con người Việt Nam, mong có được cái chữ cũng là vì
muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ bao trùm, rồi để thoát khỏi cái ách đô hộ hơn
mấy nghìn năm qua mà chúng ta phải chiến đấu, để làm nên những thắng lợi
như ngày hôm nay, chúng ta không chỉ học cái chữ đơn thuần, như chúng ta
biết cuốn “Binh pháp Tôn Tử”, chúng ta đã và đang học cách để bảo vệ bản
thân cũng như đất nước chúng ta, mong muốn phát triển về mọi mặt, từ xa xưa

đã vậy, thế nên ngày nay để giữ được rừng vàng biển bạc, mảnh đất phì nhiêu
của ta, tránh mọi sự nhòm ngó, mong muốn chiếm đoạt của đối phương, mà ta
cần khẳng định vị trí về chính trị và nền quốc phòng toàn dân.
Để hưởng ứng và phát triển tất cả những phong trào yêu nước thương
dân của ta từ xưa tới nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chặt chẽ đến vấn
đề xây dựng an ninh quốc phòng, đặc biệt mở ra các trung tâm giáo dục quốc
phòng và an ninh nhằm đào tạo các giáo viên chuyên ngành giáo dục quốc
phòng và an ninh. Vậy làm thế nào để sinh viên, học sinh ngày nay có thể nắm
chắc và nhiệt tình ủng hộ chuyên ngành học này, điều đàu tiên chúng ta cần
quan tâm tới chính là cơ sở đào tạo, và nguồn giáo viên đào tạo. cần có đội ngũ
giáo viên giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt và uy tín nghề nghiệp cao.
Từ những gì được học hỏi và sau khi tìm hiểu như trên, em chọn đề tài
nghiên cứu khoa học là: “Biện pháp xây dựng uy tín nghề nghiệp của người
giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh”, nhằm đóng góp những giải pháp tích
cực để xây dựng một đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết và truyền thụ được

7


hết lòng yêu nghề đối với học sinh, sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất những biện
pháp nâng cao uy tín nghề nghiệp của người giáo viên GDQP&AN.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về uy tín.
Nghiên cứu nội dung chính của uy tín nghề nghiệp đối với người giáo
viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
Vận dụng các kết quả đã nghiên cứu đưa ra biện pháp nâng cao uy tín
nghề nghiệp người giáo viên GDQP&AN
4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp xây dựng uy tín nghề nghiệp người giáo viên giáo dục quốc
phòng và an ninh.
4.2.

Phạm vỉ nghiên cứu

Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh ở các trường THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các tài liệu chuyên môn và các tài
liệu khác để phân tích, tổng họp những thông tin có liên quan.
5.2.

Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo đang giảng dạy môn học
GDQP&AN có uy tín và có trinh độ nhận định về uy tín.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1.

Ỷ nghĩa khoa học

Đề tài thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

lực trình độ cao, góp phần bồi dưỡng, phát huy năng lực và tinh thần trách

8


nhiệm tính tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện phẩm chất đạo đức của người
giáo viên GDQP&AN
6.2.

Ỷ nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các giáo viên GDQP&AN tham khảo
thực tế vận dụng thực hiện, nhằm góp phần củng cố và nâng cao uy tín cá
nhân của mình ừong quá trình công tác ở trường THPT.

9


Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DƯNG
UY TÍN NGƯỜI GIÁO VIÊN GDQPAN
1.1.

Cơ sở lí luân

1.1.1.

Vai trò của người giáo viên trong đời sắng xã hội

1.1.1.1. Vai trò của người thầy trong xã hội Việt Nam xưa
Nghề giáo từ lâu vốn được xem là một nghề cao quý, được xã hội tôn

vinh, kính trọng. Sự tôn vinh và kính trọng đó được đúc kết và thể hiện qua rất
nhiều câu ca dao, tục ngữ như: “Tôn sư trọng đạo”; “Không thầy đố mày làm
nên”; “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con
hay chữ thì yêu lấy thầy”...
Trong xã hội phong kiến, những ông đồ dạy học hay những người học
hành đỗ đạt như ông Nghè, ông cống được xã hội rất mực coi trọng. Họ là
những người học chữ “thánh hiền” nên họ luôn có ý thức ừau dồi tài năng và
giữ gìn phẩm cách. Vì vậy, xã hội luôn gửi gắm ở họ niềm tin về nhân cách, tài
năng, luôn coi họ là chuẩn mực, là hình mẫu để vươn tới. Những quan điểm, tư
tưởng có tính nhân văn đó đã góp phần hình thành nên những nếp nghĩ, cách
hành động rất kính trọng đối với người thầy, thậm chí vị trí người thầy còn
được xác định cao hơn cả người cha trong gia đình, thể hiện ở câu “Quân, sư,
phụ” có nghĩa về thứ bậc trong xã hội: Trước hết là vua, đến thầy rồi mới đến
cha. Bởi lẽ, cha ông ta hết sức coi trọng việc học, “học là để làm người, biết
điều hơn thiệt, biết lời thị phi”. Dù nghèo đến đâu, cha ông ta cũng cố gắng lo
cho con “kiếm năm ba chữ để làm người”. Coi trọng đạo làm người, cha ông ta
luôn biết ơn, trân trọng và tôn vinh những người truyền dạy đạo làm người,
“Công cha, áo mẹ, chữ thầy” là ba nghĩa lớn thể hiện sự tôn vinh công lao to
lớn đó của người thầy.
về phẩm cách và trí tuệ của người thầy ừong xã hội phong kiến thì người
thầy là những người có kiến thức rộng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu


nước nồng nàn, có lối sống giản dị, gàn gũi với nhân dân. Như nhà giáo dục
học vĩ đại Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh sáng của mặt trời không có nghề
nào cao quý hom nghề dạy học”. Dân tộc Việt Nam đã trải qua bao thăng tràm
lịch sử, biến cố của thời gian. Mỗi biến cố, mỗi thăng trầm ấy đều ghi lại dấu
chân của những người “hiền sĩ’ đã góp công mình làm nên “núi bút, non
nghiên”. Người thầy được ví như những con ong càn mẫn, bay qua bao chặng
đường đầy nắng, gió để tìm nguyên liệu làm nên giọt ngọt cho đời, chính những

giọt ngọt đó đã được kết lọc trong lớp lớp những thế hệ học trò. Đó là thành
quả, là món quà vô giá đối với người thầy trong sự nghiệp hồng người. Năm
xưa, người thầy là truyền giảng cho học trò bài học về đức hy sinh, lòng nhân
ái, vị tha. Thầy giáo là những người dạy cho học trò về truyền thống tốt đẹp của
dân tộc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn”. Và họ cũng chính là những tấm gương đạo đức sáng ngời cho mọi thế hệ
học trò noi theo. Tấm gương người thầy giáo Nguyễn Tất Thành, người đã hy
sinh cả cuộc đời vì nước vì dân. Người đã không nghĩ đến hạnh phúc của mình,
người đã vượt đại dương đi tìm lý tưởng cách mạng để gieo “hạt đỏ” cho dân
tộc. Chính hình ảnh của thầy, tri thức cuả thầy, sự hy sinh của thầy là bài học
quý báu đã có sức lan tỏa đến muôn người. Người thầy còn là người gạn đục
khơi ừong, tiếp thu những tinh hoa của đạo đức của nhân loại để truyền tải lại
cho những lớp người kế tục. Họ giáo dục cho học trò những giá trị đạo đức
truyền thống: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng và bài học của người quân tử,
luôn lấy dân làm gốc. Xã hội phong kiến với một nền giáo dục hà khắc, nó đã
tạo nên kỉ cương tuân phục tuyệt đối của trò đối với thầy, chính kỉ cương ấy đã
tạo nên những người thầy luôn nghiêm khắc với mình và học ừò. Có thể nói
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về tư tưởng, tình cảm, về đạo đức
đều tập trung ở thầy giáo. Người thầy hầu hết đều có cái “Tâm”. Cái tâm của
người thầy chính là những hành động theo giá trị “chân, thiện, mỹ”, bất luận


trong hoàn cảnh nào nhịp đập con tim của người thầy cũng luôn hướng về học
trò, vì lợi ích của cộng đồng, vì lợi ích của dân tộc.
1.1.1.2. Quan điểm tư tưởng Chủ tịch Hồ Chỉ Minh về vai trò của người
thầy giáo
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
trọng và quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của
Đảng, nhất là việc rèn luyện để xây dựng đạo đức và uy tín của người cán bộ
trước kia và đặc biệt được coi ừọng ừong việc xây dựng uy tín cho người giáo

viên hiện nay. Người giáo viên, mỗi người là một người cán bộ của Đảng và
Nhà nước, mà đặc biệt còn mang trong mình những nhiệm vụ và trọng trách vô
cùng cao quý.
Sự nghiệp giáo dục là đào tạo sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Theo Hồ Chủ
tịch, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ những
người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì các thầy giáo có nhiệm vụ
nặng nề là đào tạo cán bộ nước nhà, là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng
văn hóa”, thầy giáo có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức
chân chính, hệ thống các giá trị, tình hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi
dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù họp với sự
phát triển và tiến bộ của xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ giáo dục
là rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo, sẽ không có giáo dục..
.không có giáo dục thì sẽ không có kinh tế - văn hóa.
Thầy giáo là người định hướng, dẫn dắt thế hệ ừẻ từng bước nắm bắt
chân lí thời đại. Chủ tịch luôn đánh giá đúng và đề cao vai trò của các thầy
giáo, cô giáo đối với xã hội. Người nhấn mạnh: “Những người thầy giáo tốt là
những người vẻ vang nhất, là những anh hùng vô danh”. Trong bài phát biểu tại
trường đại học sư phạm Hà Nội (10/1964) Người nói: “Có gi vẻ vang hơn là


nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã
hội và Chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là
người thày vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng
huân chương. Song người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một
điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm
sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, nghề thầy giáo rất quan trọng,
rất vẻ vang. Ai có ý nghĩ không đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa”. Để
làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chí Minh đòi hỏi “thầy giáo xứng đáng là
thầy giáo”, xứng đáng danh hiệu “người kĩ sư tâm hồn”. Muốn làm được điều

đó, trước hết người thầy giáo phải tự cải tạo tư tưởng, bản thân mình và cần xây
dựng tư tưởng dạy học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đó là những
người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục thế hệ
trẻ, không ngừng “ưu tiên hậu lạc”. Trên tinh thần nắm vững quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”,
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, để xứng đáng là “người chiến sĩ trên mặt
trận tư tưởng văn hóa”, trau dồi đạo đức cách mạng, phải có chí khí cao thượng
với tinh thần cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người huấn luyện
phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình. Người huấn luyện
nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì người đó là người dốt nhất”. Người dẫn lại
câu nói của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” và lời dạy
của V.I.Lênin: “Học, học nữa, học mãi” để nhấn mạnh rằng người huấn luyện
nào tự mãn cho mình giỏi mà dừng việc học là lùi bước, là lạc hậu, là tự đào
thải mình. Người nói: “Giáo dục được người thầy giáo, được cả một thế hệ”,
thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu. Ngay từ những ngày đầu
cách mạng Hồ Chí Minh đã rất coi trọng công tác Đảng, công tác cán bộ. Mỗi
người giáo viên chính như một người cán bộ, theo Người, cán bộ có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, của toàn dân ta.


Người nhấn mạnh “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, công việc muốn thảnh
công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém, Người còn chỉ rõ: “Cán bộ là cái
dây truyền của bộ máy, nếu dây truyền không tốt, không chạy thi động cơ dù
tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt”. Không chỉ thế, Người còn xem “cán bộ
là tiền vốn của Đoàn thể” có vốn mới làm ra làm ra lãi, trong bất cứ công việc
gi, chỉ cần có người cán bộ tốt là có lãi. Chúng ta vận dụng những tư tưởng này
của Người ừong công việc đào tạo người giáo viên chân chính, trước hết từ các
cấp của ngành giáo dục, cần có một đầu tàu guơng mẫu, cần có người chỉ huy
liêm khiết, trong sạch, và tự biết giữ mình cũng như xây dựng uy tín cho bản
thân. Khi có một người lãnh đạo tốt, ta sẽ có được một tập thể lành mạnh và

ừong sạch, sẽ xây dựng được một đội ngũ giáo viên hòa thuận, có được sự tín
nhiệm của tất cả mọi người. Và khi có người lãnh đạo tốt, sẽ dễ đưa ra người
thày giáo tốt, khi có người thầy giáo tốt, sẽ cho ra lớp học sinh ngoan. Dù cho
học sinh có chăm chỉ, có tự mình ý thức đến đâu, mà người thầy chỉ vì một mục
đích của cá nhân, cũng dễ dàng làm suy nhụt ý chí của lớp học sinh đó, không
chỉ thế, còn dễ dàng làm tối suy nghĩ cũng như ý thức của học sinh, người thầy
là người trồng cây, người uốn nắn, mà người trồng không biết cách trồng,
không biết cách uốn, hay uốn theo ý mình mà theo hướng đi ngược lại với quy
luật tự nhiên, ắt sẽ tạo ra một thế hệ mới hoàn toàn không có kết quả tốt. Hay
dù cho học sinh có chăm chỉ đến đâu, nhưng lại không có người dẫn dắt, để
chúng tự đi theo quy luật tự nhiên thì vẫn có thể dẫn đến những hậu quả sai
lầm, hay quá mất thời gian cho sự phát triển hoàn thiện.
Theo Hồ Chí Minh: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn
tuyên truyền”, thầy giáo là những người đi khai sáng trí tuệ, ngọn
lửa tâm hồn cho học sinh. Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng
xấu, một tấm gương sáng của người thày sẽ có cả một thế hệ noi theo, ngược
lại, một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả


một lớp người.
1.1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của việc xây
dựng chất lượng đội ngũ giáo viên
Để đáp ứng thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề
nhân tài, nhân lực là điều hết sức quan trọng đang được Đảng và Nhà nước
quan tâm và đã giành nhiều thời gian thảo luận việc đổi mới căn bản và toàn
diện về công tác giáo dục, về đào tạo chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm
nâng cao chất lượng cụ thể cho thế hệ học sinh tương lai. Giáo dục ngày nay
được coi là nền móng của sự phát triển kinh tế xã hội và đem lại sự thịnh vượng
cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng, không có giáo dục là không
có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, đối với văn hóa.

Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Hội nghị TW 4 khóa VII đã khẳng định “Giáo dục - Đào tạo là chìa khóa để mở
cửa tiến vào tương lai”. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã tiếp tục khẳng định
“muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo,
phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền
vững”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục
là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lí là khâu then chốt”. Đại hội cũng đã xác định: chăm lo xây dựng đội ngũ
giáo viên, xã hội hóa giáo dục, đào tạo, khuyến khích các hoạt động khuyến
học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, mở rộng hợp tác quốc tế và tăng ngân
sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo.
Phát triển đội ngũ nhà giáo với cơ cấu hợp lí, có chất lượng sẽ là động lực quan
ừọng để đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT, góp phàn quan ừọng tạo ra
nguồn lực có chất lượng cao, đáp ứng càng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát


triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Đại hội cũng đã chỉ ra các giải
pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó coi giải pháp: “Xây dựng đội
ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”, là khâu then
chốt, là tiền đề trong đổi mới GD&ĐT hiện nay. Chủ trương phát triển đội ngũ
giáo viên là khâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo
thể hiện tư duy và đạo đức cách mạng, khoa học, toàn diện, triệt để và sâu sắc
của đại hội XI. Trong môi trường giáo dục, một môi trường mang đậm tính
nhân văn, thì điều đáng quan tâm và quan trọng nhất chính là việc nâng cao
phẩm chất người giáo viên là yếu tố và vấn đề đáng quan tâm nhất, có thể nói,
phẩm chất người nhà giáo còn quan ừọng hơn những gì người đó dạy. Trong
những năm qua, lớp lớp thế hệ nhà giáo của ngành đã nỗ lực hết mình vượt qua
bao khó khăn gian khổ để tạo cho quê hương, đất nước những thế hệ con người

mới có tri thức cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kĩ năng nghề nghiệp và kĩ
năng của ngành tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng
tạo và có nhiều đóng góp cho sự phát triển giáo dục và đào tạo của mình. Tuy
nhiên cùng với sự phát triển đất nước, do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị
trường, cùng với đời sống còn nhiều khó khăn, đã xuất hiện một số nhà giáo
chưa thật sự gương mẫu, đang có nguy cơ suy thoái về phẩm chất đạo đức,
nhân cách, xói mòn lương tâm nghề nghiệp. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng như các ban ngành nhà nước cần phải chú ừọng đặc biệt quan tâm hết
sức đến vấn đề xây dựng uy tín của người giáo viên, từ đó đặt ra các yêu cầu cụ
thể và sâu sắc. Theo chỉ thị số 40/ CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2014 của Ban
bí thư TW Đảng và quyết định số 09/2015/QĐ - TTG ngày 11 tháng 1 năm
2015 của Thủ tướng chính phủ đã xác định rõ tàm quan trọng của việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục theo
hướng chuẩn hóa, đặc biệt nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức và lưomg
tâm nghề nghiệp: “Tâm huyết với nghề, có ý thức giữ gìn danh dự, lưomg tâm


nhà giáo”, có tinh thần đoàn kết yêu thương, giúp đỡ đồng nghiệp ừong cuộc
sống và trong công tác, có lòng nhân ái, bao dung, hòa nhã với người học, đồng
nghiệp, tận tụy với công việc, công bằng trong giảng dạy, chống bệnh thành
tích và thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Có thể nói, xã hội
luôn đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất đạo đức của nhà giáo bởi lẽ,
“người cậy ở tâm, cây lưomg ở rễ”, tâm đức, phẩm hạnh là yếu tố làm nên căn
cốt của một con người, nhất là những người thầy và sản phẩm của giáo dục là
con người, không được phép phế phẩm, “dạy chữ” là quan trọng, nhưng “dạy
người” còn quan trọng hơn. Mục đích của việc học đã được UNESCO khẳng
định: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”,
nói cách khác học để làm người. Cho nên, người học thường lấy hình mẫu của
các nhà giáo để noi theo. Những bài giảng nhiệt huyết, say mê, lương tâm cùng
tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy của nhà giáo, tấm gương học và rèn luyện

cùng nhân cách trong sáng của người thầy sẽ tạo một dấu ấn vô cùng sâu đậm
trong tâm hồn các thế hệ học sinh.
Để nâng cao hơn nữa đạo đức nhà giáo và đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp giáo dục và đào tạo như xã hội trông đợi: “Giáo dục và đào tạo trở thành
quốc sách hàng đầu” để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chính vì thế
những nhà giáo và cán bộ quản lí đang trên con đường đảm trách sự nghiệp
ừồng người cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tích cực và sáng tạo đẩy mạnh việc “học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt các quy định về “những điều đảng
viên không được làm” gắn với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của
ngành, đặc biệt là cuộc vận động “mỗi thày cô giáo là một tấm guơng đạo đức,
tự học và sáng tạo”.
Thứ hai, phải quán triệt sâu sắc và nghiêm túc quy định về đạo đức nhà
giáo theo chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/06/2014 của Ban bí thư Trung ưomg


Đảng, đồng thời phải biến những quy định thành chuẩn mực đạo đức để nhà
giáo phấn đấu.
Thứ ba, phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho mỗi
nhà giáo và cán bộ giáo dục. Nâng cao hơn nữa về nhận thức vai trò ừọng trách
của nhà giáo để mỗi nhà giáo thấy rõ được ừách nhiệm của mình với xã hội, với
việc đào tạo bồi dưỡng con người cho đất nước.
Thứ tư, các nhà trường và cơ sở giáo dục cần chăm lo đến đời sống của
nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cả vật chất lẫn tỉnh thần trong điều kiện
có thể, để nhà giáo làm việc và cống hiến. Kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội
đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhất là sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng,
chính quyền và nhân dân.
Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra để chấn chỉnh xử lí
kịp thời những hiểu hiện về vi phạm đạo đức nhà giáo, góp phần làm trong sạch
môi trường giáo dục đồng thời tuyên dương những tấm gương nhà giáo tiêu

biểu, có lương tâm, trách nhiệm, tận tụy, dành trọn tâm huyết và trí tuệ cho sự
nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Dù có khó khăn đến đâu thì tất cả các tiêu chí đặt ra là những yêu cầu
cho nền móng tư tưởng cũng như hành động để xây dựng một đội ngũ cán bộ
nhà giáo có tâm huyết và trách nhiệm với nghề. Những con người “mô phạm”
về nhân cách đạo đức, được xã hội tôn vinh làm “nghề cao quý nhất trong các
nghề cao quý”.
Chính về thế, việc xây dựng một đội ngũ giáo viên chuyên ngành giáo
dục quốc phòng và an ninh là một ngành cần đặt ra nhiều yêu cầu hơn cả, một
ngành học mang ừong mình những yếu tố căn cốt của một ngành quân sự, càn
có sự tôn nghiêm ừong quy cách đào tạo, hiền tài là nguyên khí của quốc gia,
có người thầy giỏi mới có người trò ngoan. Đặc biệt trong công tác giảng dạy
chuyên ngành giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh càng cần đề cao hơn việc


nâng cao uy tín giảng dạy của mình, cần có sự tôn nghiêm, công bằng, liêm
chính, chí công vô tư, mọi công việc giảng dạy không màng xen các mối quan
hệ xã hội khác. Đối với chuyên ngành đặc biệt này, có môi trường học tập riêng
biệt, yêu cầu người giáo viên chủ động quan sát nắm bắt tình hình học sinh,
sinh viên. Nên hiểu rõ về hoàn cảnh từng em, xây dụng tập thể theo hướng dân
chủ... như vậy mới phần nào có thể giúp mình hòa nhập hơn với học sinh, sinh
viên, tạo điều kiện cho thầy trò hiểu nhau và làm tăng thêm uy tín của mình.
1.1.2. Các quan điểm về uy tín
1.1.2.1. Khái niệm về uy tín
Trong xã hội hiện đại ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày
càng được nâng cao, những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần luôn càn được đáp
ứng, trong đó, việc thể hiện rõ vị trí đứng của mình trong xã hội lại càng là một
vấn đề đáng bàn bạc và quan tâm. Khi con người có thể khẳng định được mình
thì khi đó nhu cầu về tinh thần đã được giải quyết, và từ đó kéo theo các nhu
cầu khác cũng được thỏa mãn. Việc thể hiện được mình trong xã hội hiện đại

ngày nay, là một việc vô cùng khó khăn, vì đất nước càng ngày càng nhiều
nhân tài được đào tạo, vậy để có chỗ đứng trong xã hội, con người muốn đứng
được trên lập trường của mình thì không chỉ có tài mà còn phải có đức, cái này
tồn tại và thể hiện rõ trong hai từ “Uy tín”, vậy làm sao để có uy tín. Đặc biệt
đối với người lãnh đạo có một vị trí, vai ừò rất quan ữọng ừong tập thể lao
động, khi đó vị trí của người lãnh đạo trong hệ thống quản lý được xác định bởi
uy tín của mình. Uy tín trước hết được nhìn nhận ở yếu tố uy quyền, uy thế, uy
lực để tạo ra nội lực căn bản ừong bản thân, hấp dẫn và thuyết phục được người
khác, uy càng cao, càng nhiều thì vị thế của cá nhân càng mạnh và dĩ nhiên sự
ảnh hưởng của nó càng rộng khắp. Còn tín là tín nhiệm, niềm tin, vì thế ta mới
nói, có uy chưa chắc có tín, mà cần phải có cả hai. Uy tín ở góc độ chung nhất
được hiểu là một hiện tượng tâm lý xã hội, là nội lực tất yếu khách quan trong


cuộc sống của con người, tạo ra trong các mối quan hệ giữa người với người và
các lĩnh vực khác nhau.
Chính vì thế mà chúng ta thấy được uy tín được nhiều nhà Triết học, Xã
hội học, Tâm lí học nghiên cứu. Do tiếp cận vấn đề theo rất nhiều các cách
khác nhau và mục đích nghiên cứu cũng khác nhau nên có nhiều định nghĩa về
uy tín:
Trước hết, chúng ta xem xét các định nghĩa về uy tín nhằm đưa ra cái
chung và có ừong các định nghĩa đó, ngoài ra làm rõ riêng định nghĩa về uy tín
trong ngành sư phạm.
-

Trong bài viết “Bàn về uy tín”, F.Ängghen đã viết: “Uy tín là một loại
quan hệ giữa người với người”. Trong đó, một mặt đòi hỏi ý chí của một
người nào đó phải phát huy tác dụng và mặt khác, sự phục tùng theo ý
chí này. Theo ông, uy tín này sinh ra theo sự phát triển của xã hội, cùng
với giao tiếp, hoàn cảnh kinh tế, mang tính giai cấp và tính lịch sử rõ

ràng.

-

Hay V.I.Lênin nói nhiều về uy tín, đặc biệt là uy tín của người quản lí,
lãnh đạo. Người cho rằng uy tín thực sự của người lãnh đạo là kết quả
của sự tác động biện chứng giữa uy tín và chính trị, uy tín đạo đức và uy
tín nghề nghiệp, là sự kết họp giữa phẩm chất chính trị, đạo đức và năng
lực hoạt động nghề nghiệp.

-

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Người có uy tín chân chính bao giờ
cũng được quần chúng quý mến, người có uy tín phải có đức và tài, có
năng lực hành động, làm gưcmg cho mọi người noi theo”. Trong hệ
thống tư tưởng của Người chữ tín luôn được coi trọng. Theo Hồ Chí
Minh, người cán bộ có uy tín là phải giữ chữ tín với nhân dân “tín là
phải làm cho người ta tin ở mình... tín cũng có nghĩa là phải tự tin vào
sức mình nữa, nhưng không phải tự mãn, tự cao”.


-

Trong xã hội học thì uy tín được nghiên cứu như một hiện tượng xã hội
biểu hiện ở những hành động, suy nghĩ của của một người hay một
nhóm người phụ thuộc vào người khác. Với nghĩa rộng thì từng cá nhân
hay từng từng nhóm người đều có thể có uy tín.

-


Hay uy tín còn được nghiên cứu ừong lĩnh vực tâm lí học quân sựA.V.Barabansicop (1967) đã đề cập tới khái niệm uy tín thông qua hiện
tượng chịu ảnh hưởng và phục tùng. Tác giả nhấn mạnh ảnh hưởng của
người chỉ huy quân đội có uy tín. Uy tín là một hiện tượng phức tạp hơn
nhiều so với sự tôn trọng và tin tưởng. Trong cuốn “tâm lí học quân sự”,
tác giả Bùi Xuân Hoàn đã nghiên cứu uy tín của cá nhân trong tập thể
quân đội. Theo tác giả uy tín được hình thành phụ thuộc rất lớn vào các
nhân tố bao gồm các nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể, và nhân tố
khách quan thuộc về khách thể. Các nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể
là những phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực.. .những nhân tố khách
quan thuộc về khách thể bao gồm vai trò, vị thế xã hội đang chiếm giữ,
trình độ học vấn và giác ngộ của tập thể, bàu không khí trong tập thể, uy
tín của tập thể mà cá nhân là thành viên...
Sau đó ta có thể thấy, vấn đề uy tín của người giáo viên giữ vị trí vô

cùng quan trọng. Trong các tác phẩm của các nhà giáo dục học và các nhà tâm
lí học Xô Viết. A.X.Macarenco rất quan tâm đến vấn đề uy tín trong việc giáo
dục thế hệ ừẻ. Ông đã nêu lên quan điểm có tầm quan ừọng về mặt lý luận giáo
dục: nhà sư phạm trở thành người có uy tín ữong quá trình hoạt động sư phạm
của mình và ừong quá trình xây dựng các mối quan hệ với học sinh.
A.X.Macarenco viết: “Bản thân ý nghĩa của uy tín còn ở chỗ nó không đòi hỏi
những bằng chứng nào cả, nó được thừa nhận như một phẩm giá hiển nhiên của
người lớn tuổi, là sức mạnh, là giá tri của người ấy và như người ta nói, đập
ngay vào mắt con người... uy tín không phải có được nhờ các thủ thuật giả tạo


nào đó mà là toàn bộ cuộc sống của người thầy giáo, là hành vi hằng ngày của
họ. Uy tín trước tiên phải căn cứ vào tài nghệ của người thầy giáo và những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ”.
Có thể định nghĩa về uy tín như sau: “Uy tín là khả năng tác động của
người đó đến người khác, là sự ảnh hưởng đến người khác, cảm hóa người

khác, làm cho người khác tin tưởng, phục vụ và tuân theo mình một cách tự
giác”.
Vậy ta có thể định nghĩa uy tín người giáo viên GDQP&AN: Là tấm
lòng và tài năng của người giáo viên, khả năng tác động của người đó tới học
sinh và đồng nghiệp, lãnh đạo.
1.1.2.2. Các loại uy tín
Trong thực tế, ta có thể thấy uy tín được chia thành hai loại là: uy tín
đích thực và uy tín giả danh. Uy tín đích thực thì chỉ có một trong khi uy tín giả
danh có nhiều loại.
* Uy tín đích thực: Là sự kết họp một cách đặc biệt khách quan giữa
những phẩm chất, tư tưởng, chính trị, tâm lý đạo đức của người lãnh
đạo, uy tín đích thực được hình thành và phát triển thông qua hoạt động
giao lưu của chủ thể và khách thể trong quản lý, lãnh đạo nhằm tích cực
hóa quá trinh đó.
Là người “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”, người thày phải là
tấm gương mẫu mực về đạo đức, tác phong. Có thể nói, xây dựng uy tín nói
chung và xây dựng uy tín người giáo viên nói riêng là một quá trình liên tục và
lâu dài. Đó còn là một quá trình khổ luyện nên đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố
gắng không ngừng.
* Uy tín giả danh: Là loại uy tín do cá nhân tự tạo ra cho riêng bản thân
mình để mong có được sự tín nhiệm, nể sợ của mọi người bằng nhiều
cách, nhưng uy tín giả danh ắt sẽ không lâu dài.


Có những kiểu uy tín giả danh cơ bản như sau:
+ Uy tín giả tạo kiểu công thần: người lãnh đạo thích làm việc và sống
với những thành tích trong quá khứ, tự coi mình là lý tưởng, bất khả xâm phạm.
Thường chủ quan, phiến diện, ít chịu khó học tập để nghiên cứu nâng cao trình
độ, đem hiểu biết và kinh nghiệm và điều kiện mới. Hay bảo thủ, trì trệ, xem
thường lóp trẻ, khó tiếp nhận cái mới. Hậu quả hay dẫn đến là quan liêu, tham

quyền cố vị.
+ Uy tín kiểu dân chủ giả hiệu: đây là kiểu người lãnh đạo bên ngoài thì
tỏ ra dân chủ song thực chất là mị dân, cuối cùng vẫn quyết định theo ý mình.
Kiểu tạo dựng uy tín này sẽ mất đi ý nghĩa của nguyên tắc dân chủ, mất đi tính
sáng tạo của quần chúng.
+ Uy tín giả danh kiểu dạy khôn: Loại uy tín này thường có ở người lãnh
đạo luôn muốn tỏ ra mình là người thầy, người am hiểu nhất. Trong quan hệ
với mọi người họ luôn nhồi nhét, ra vẻ dạy khôn mọi người. Đây là kiểu uy tín
giả danh theo kiểu thông thái “dởm”, tự tôn về đề cao minh.
+ Uy tín giả danh do mượn ô dù cấp trên: Loại uy tín này là kiểu người
luôn luôn mượn lời cấp trên để trấn áp hoặc tạo ra cho mọi người tưởng mình
gàn gũi, được cấp trên tin tưởng. Lúc nào cũng khoe là được gặp gỡ cấp trên,
hay được cấp trên tiết lộ cho bí mật quan ừọng. Thường họ là những người hay
theo sát cấp trên để được cấp trên bổ nhiệm, lấy uy thế của cấp trên để xây
dựng uy tín.
+ Uy tín giả danh dựa trên sự trấn áp bằng quyền lực: Đây là loại uy tín
rất tai hại, vì nó làm giảm hiệu quả lao động mà còn làm cho bầu không khí
tâm lí trong cơ quan căng thẳng, đố kị thiếu tin tưởng lẫn nhau. Mặt khác nó
cũng làm mất đi tính độc lập sáng tạo của mọi người, tạo điều kiện cho kẻ xu
nịnh xuất hiện.
+ Uy tín giả danh dựa trên khoảng cách: Loại uy tín này là người lãnh


đạo luôn tạo ra một sự cách biệt rõ ràng trong quan hệ với mọi người. Muốn tỏ
ra khó gần gũi và có chút bí ẩn. Họ sợ gàn gũi với mọi người sẽ lộ những
khuyết điểm của bản thân.
+ Uy tín kiểu gia trưởng: Người lãnh đạo theo kiểu gia đình chủ nghĩa,
ban phát cho cấp dưới như cha mẹ, xây dựng ê-kip theo kiểu bè cánh, thái độ
cửa quyền, khen thưởng hoặc thù lao theo kiểu ban phát, bất chấp chính sách.
Đây là kiểu người lãnh đạo rất khó tiếp nhận sự phê bình, luôn tìm cách đẩy

người mà họ không ưa ra khỏi cơ quan.
Tóm lại: Những người xây dựng uy tín giả danh chỉ nhờ cậy nói bằng
miệng mà khó có những hành động cụ thể, hay cậy nhờ vào sự quen biết với
cấp trên, ông to bà lớn mà dụ dỗ những thành phàn khác đi theo mình, làm theo
ý mình, xây dựng cho riêng mình mà không phải vì tập thể, bạn bè, tồn tại ừong
cuộc sống xu nịnh, mong nhàn nhã mà không mất gì. Chắc chắn những người
dung uy tín giả danh sẽ khó tồn tại trong tập thể được lâu dài.
1.1.23. Tầm quan trọng của uy tín
Có thể nói giáo dục là nền móng cho sự phát triển của nước nhà. Xã hội
luôn đặt ra những yêu cầu rất cao về phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Bởi lẽ,
“người cậy ở tâm, cây nương ở rễ”, tâm đức, phẩm hạnh là yếu tố làm nên căn
cốt của một con người, nhất là những người thầy. Và sản phẩm của giáo dục là
con người, không được phép “phế phẩm”, đạo đức của nhà giáo có ý nghĩa
quan trọng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của người học. Người
thầy giáo chân chính dạy học trò không chỉ bằng vốn tri thức, hiểu biết, mà còn
bằng chính nhân cách đạo đức ừong sáng của mình, để cảm hóa, để giáo dục và
khai sáng. “Dạy chữ” là quan trọng, nhưng việc “dạy người” còn quan trọng
hơn. Đe tài xây dựng uy tín nghề nghiệp của người giáo viên giáo dục
quốc phòng an ninh chính một phàn để làm nên yếu tố căn bản đó.
Nguời giáo viên có uy tín thuờng ảnh huởng rất lớn đến tu tuởng, tình


cảm của học sinh, vì uy tín là tấm lòng, tài năng của mỗi GV.
Uy tín là tiền đề và điều kiện để đảm bảo chắc chắn cho sự thành công
trong công tác quản lý của người lãnh đạo.
Chúng ta có thể hiểu, uy tín không thể tự nhiên hình thành hay tự nhiên
xây dựng nên nó một cách kiên cưỡng. Muốn có uy tín và duy trì uy tín thì cá
nhân và tổ chức phải phấn đấu và nỗ lực thực sự, bằng tài năng, trí tuệ, nhiệt
huyết, và đặc biệt là sự cộng hưởng của cả tâm và tài. Lênin nói rằng: “điều
quyết định thảnh công trong công tác lãnh đạo quần chúng không phải bởi sức

mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của uy tín, sức mạnh của nghị lực. Của
sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc, nhờ có uy tín mà người lãnh đạo
bằng những yêu cầu, bằng những lời thuyết phục, bằng những quyết định quản
lí của mình, luôn luôn có khả năng ám thị từng cá nhân và tập thể. Điều đó có
nghĩa là họ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tự giác, nhờ đó mà người
lãnh đạo thực hiện có kết quả những mục tiêu quản lí đã đề ra”, từ đó càng
chứng tỏ có uy tín là có sức mạnh cả trong tiếng nói cũng như trong việc làm,
vậy càng phải đặt ra mục tiêu tích cực trong việc xây dựng uy tín cho người
giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh. Ta có thể thấy uy tín cái căn cốt là ở
bản thân con người, mỗi con người khi sinh ra đã tụ mang trong mình một
phẩm chất và đức hạnh riêng, để có thể làm nó tốt lên hay phát huy cái tốt đã
sẵn có trong bản thân thì tất cả là do lối suy nghĩ của người đó. Không riêng về
uy tín trong nghề nghiệp, mà uy tín nói chung muốn có và muốn được phát huy
thì tất cả là ở ý thức mỗi con người. Trong xã hội ngày càng hiện đại, uy tín
càng cần được nêu cao, việc chống lại tham nhũng ữong chính bản bản thân
mình là lấy làm cái cốt. Nếu một con người, chỉ vì cái ham muốn của bản thân,
vì những nhu cầu đặt ra trong xã hội, mà không thể tự bản thân nhún lại thì ắt
sẽ sa ngã trong xã hội, tự bản thân không rèn luyện thì sẽ dễ dàng bị tha hóa về
đạo đức, từ đó càng trở lên mưu mô và có cách sống thủ đoạn, như vậy là phần


×