Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) vào đánh giá nhân viên tại VNPT hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.3 KB, 3 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu
suất (KPI) vào đánh giá nhân viên tại VNPT Hà Tĩnh.
Tác giả luận văn:

Nguyễn Thị Nga

Người hướng dẫn:

GVC.TS Nguyễn Danh Nguyên

Từ khóa (Keyword):

BSC

Khóa: 2014B-HT

Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông
tại Việt Nam hết sức khốc liệt. Sự tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh
như vậy đặt ra yêu cầu đổi mới về mặt tổ chức sản xuất và hoạt động quản lý của
VNPT. Trong đó, việc xây dựng một hệ thống đánh giá tốt sẽ không chỉ giúp doanh
nghiệp đạt được các mục tiêu mà còn giúp tối ưu hóa năng lực, và đặc biệt là thu hút,
duy trì và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Việc ứng dụng phương pháp BSC và KPI vào đánh giá nhân viên sẽ khắc phục
được những hạn chế cơ bản hiện nay của VNPT Hà Tĩnh. Khi đánh giá nhân viên dựa
trên BSC/KPI, công việc hàng ngày của nhân viên có sự gắn kết chặt chẽ vào việc thực
hiện mục tiêu của đơn vị sản xuất trực thuộc, cấp phòng ban tham mưu và cấp doanh
nghiệp. Các tiêu chí đánh giá sẽ rõ ràng hơn và nhất là qua kết quả đánh giá, nhân viên


biết cần phải làm gì để cải thiện kết quả công việc.
Xuất phát từ những lý do đã nêu ở trên là cơ sở để tác giả quyết định chọn đề
tài:“Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI)
vào đánh giá nhân viên tại VNPT - Hà Tĩnh” làm bài Luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm ra phương thức tốt nhất đánh giá nhân
viên tại VNPT Hà Tĩnh trên cơ sở áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC và
chỉ số đo lường hiệu suất KPI.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung nghiên
cứu công tác đánh giá nhân viên.
1


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về tổ chức: Đề tài này nghiên cứu công tác đánh giá trong phạm vi toàn
VNPT Hà Tĩnh gồm các Phòng chức năng và các đơn vị cơ sở trực thuộc.
+ Về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong bản luận văn từ năm 2011 đến năm 2015.
+ Giới hạn đề tài: Mặc dù nghiên cứu áp dụng BSC và KPI trong phạm vi toàn
VNPT Hà Tĩnh theo một phương pháp nhất quán nhưng với thời gian có hạn, ngoài
phương pháp chung được triển khai, tác giả tập trung vào xây dựng BSC/KPI cho tổ
kinh doanh thuộc đơn vị cơ sở trực thuộc VNPT Hà Tĩnh và đánh giá nhân kinh doanh
trả sau tại đơn vị đó.
4. Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
- Phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, phân tích từ các nguồn thông tin
thứ cấp.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Đối tượng điều tra, khảo sát: Nhân viên làm
việc tại VNPT Hà Tĩnh; Nội dung điều tra, khảo sát: Thực hiện theo Phụ lục 1 đính kèm bản
luận văn này; cách điều tra - xử lý: điều tra trực tiếp thông qua phát phiếu lấy ý kiến và
phân tích số liệu.

- Phương pháp thu thập thông tin
+ Thông tin thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ của
VNPT Hà Tĩnh, các quy chế, quy định và quy trình nội bộ, các kết quả đánh giá nhân
viên, các tài liệu tập huấn triển khai BSC đến đơn vị cơ sở của Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam, website và các sách báo có liên quan.
+ Thông tin sơ cấp: Điều tra khảo sát một số CBNV của VNPT Hà Tĩnh.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, … luận văn được
kết cấu bao gồm 3 chương chính có nội dung như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống đánh giá nhân viên bằng phương pháp
thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số hiệu suất đo lường (KPI)
Chương này sẽ làm rõ cơ sở lý luận về hệ thống đánh giá nhân viên và phương
pháp đánh giá nhân viên thông qua bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI dựa trên nền tảng
phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC.

2


- Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá nhân viên tại VNPT Hà Tĩnh.
Nội dung chương này đề cập đến thực trạng công tác đánh giá nhân viên hiện nay
tại VNPT Hà Tĩnh và những hạn chế của hệ thống đánh giá hiện tại đang gặp phải.
- Chương 3: Triển khai xây dựng chỉ tiêu KPI và BSC để đánh giá nhân viên tại
VNPT Hà Tĩnh.
Từ những đánh giá, phân tích ở chương 2, chương này sẽ đưa ra hướng dẫn
triển khai xây dựng BSC/KPI trong giai đoạn tới và đề xuất các giải pháp để áp dụng
thành công phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC và chỉ số hiệu suất đo lường KPI vào
đánh giá nhân viên tại VNPT Hà Tĩnh.
6. Kết luận
Đánh giá kết quả làm việc của nhân viên luôn là một việc rất quan trọng trong bất
cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Làm tốt công tác đánh giá nhân viên không chỉ giúp

ích cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, làm căn cứ để trả lương thưởng
mà còn giúp cho nhân viên định hướng được hoạt động của mình vào mục tiêu chung
của bộ phận, đơn vị và góp phần để cả doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
Tác giả tin tưởng rằng VNPT Hà Tĩnh sẽ đạt được những tiến bộ trong kết quả
hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Bởi lẽ bộ chỉ tiêu KPI theo BSC sẽ giúp toàn
bộ Lãnh đạo, nhân viên thấy được một cách rõ ràng thành quả hiện thời của một mục
đích hoặc một mục tiêu chiến lược, có thể giúp khâu quản lý nhận biết kết quả của đơn
vị, bộ phận và của các nhân viên để có các điều chỉnh hoặc khuyến khích tạo động lực
cho nhân viên một cách kịp thời, hợp lý

3



×