Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.44 KB, 25 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO

ĐỀ ÁN
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT, NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hiểu là việc
ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến mới vào các khâu của quá trình sản
xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng,
hiệu quả, an toàn thực phẩm và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản xuất
truyền thống. Đây là xu hướng tất yếu nhằm tạo bước đột phá để nâng cao sức
cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế là bước
đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế
giới.
Thành phố Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên là 17.053,4 ha, đất sản
xuất nông nghiệp là 8.170,8 ha; Sản xuất nông nghiệp của thành phố chưa trở
thành hàng hóa, diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được các vùng
sản xuất tập trung, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, chưa có khu sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từ những tồn tại trên đã làm cho sản
xuất nông nghiệp của thành phố chưa có đột phá về năng suất, chất lượng sản
phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh chưa cao, hiệu quả còn thấp. Do đó, việc xây
dựng “Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020” nhằm tạo động lực mới có tính đột


phá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố là
hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Căn cứ xây dựng đề án
- Luật Công nghệ cao đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc phê
duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
1


- Thông tư số 02/2012/TT-BKHCN ngày 18/01/2012 của Bộ KHCN Hướng
dẫn quản lý chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCHTW khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn;
- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của của Thủ tướng Chính
Phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn
2011 – 2020;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05/4/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao;
- Thông tư số 219/2012/TTLT-BTC- BKHCN ngày 20/12/2012 của Bộ
Tài chính, Bộ KHCN Quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 22/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình nghiên cứu đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công
nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg 25/10/2013 về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh

đồng lớn;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; Văn bản
số 2613/BNN-KHCN, ngày 4/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc
hướng dẫn thực hiện quyết định số 66/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 3525/QĐ-UBND, ngày 14/12/2015 về việc giao chỉ tiêu
phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 tỉnh Thái Nguyên;

2


- Thông báo số 13/TB-UBND, ngày 05/02/2016 của UBND tỉnh Thái
Nguyên, Thông báo kết luận của đồng chí Đoàn Văn Tuấn - Phó chủ tịch UBND
tỉnh tại Hội nghị bàn Phương án xây dựng Đề án Cánh đồng lớn và khu nông
nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ vào Nghị Quyết số 01-NQ/TU ngày 05/8/2015 Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ thành phố khóa 17 nhiệm kỳ 2015-2020.
- Thị trường tiêu thụ lớn có nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn,
người dân đang có nhu cầu cao được sử dụng sản phẩm nông nghiệp công nghệ
cao.
- Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả về môi trường trong khu sản
xuất nông nghiệp cao.


3


4


PHẦN II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN
I. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí :
- Phía Bắc giáp huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ.
- Phía Nam giáp TP Sông Công và thị xã Phổ Yên.
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ.
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên đất
Đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố ngành nông
nghiệp, là tư liệu sản xuất trực tiếp của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tài
nguyên đất của thành phố Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng, có độ màu mỡ
cao nên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Diện tích tự nhiên là 17.053,4
ha, đất sản xuất nông nghiệp 8.170,8 ha, đất lâm nghiệp 2.381,7 ha, nhóm đất
phi nông nghiệp có 6.074,0 ha, đất chưa sử dụng 347,8 ha.
1.2.2. Tài nguyên nước
Thành phố Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi tự nhiên và ao hồ nội đồng.

Khu vực vùng dự án được trực tiếp lấy nước từ hồ Núi Cốc và Sông Cầu, ngoài ra với
lượng mưa trung bình năm từ 1500 -1800mm, do đó tổng lượng nước mặt khoảng 1020 tỉ m3/ năm, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển.
Như vậy thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước phong phú tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ… Công
tác thủy lợi được quan tâm, nếu chú trọng xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp,
ứng dụng công nghệ cao sẽ làm tăng năng suất sản lượng cây trồng.
1.2.3. Khí hậu
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông
bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của
thành phố có những nét riêng biệt.

5


Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối
là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp
nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng
mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa
mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng
lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10). Trong đó, riêng lượng mưa
tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình
trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là
82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối,
nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu
thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Về kinh tế
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên, sản xuất thương
mại – dịch vụ là chủ yếu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hằng năm

đạt 15,05%, tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại chiếm 49,27%, công nghiệp xây
dựng chiếm 47,53%, nông, lâm nghiệp chiếm 3,2%, GDP bình quân đầu người
đến năm 2015 đạt 60 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp địa
phương đến năm 2015 đạt 6.750 tỷ đồng; Sản lượng lương thực có hạt năm 2015
đạt 30 nghìn tấn. Tuy ngành nông nghiệp chỉ chiếm 3,2% trong cơ cấu kinh tế
của thành phố nhưng có vai trò quan trọng trong ổn định an ninh lương thực
nông thôn, hỗ trợ thúc đẩy các ngành khác phát triển. Ngành nông nghiệp của
thành phố trong những năm gần đây luôn được quan tâm đầu tư hỗ trợ về cơ sở
hạ tầng giao thông, thủy lợi, giống, phân bón…, đời sống của người dân nông
thôn dần được cải thiện, tuy nhiên phát triển sản suất nông nghiệp vẫn còn nhỏ
lẻ, chưa quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm mới chỉ đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của
địa phương.
* Về xã hội:
Thành phố Thái Nguyên gồm 27 đơn vị hành chính (19 phường, 8 xã )
dân số là 315 nghìn người năm 2015, mật độ dân số 1.847 người/km 2, dân số
khu vực nông thôn chiếm 16%, giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, thông tin
liên lạc, cơ sở vật chất trường học, bệnh viện... tiếp tục được đầu tư và cải tạo.
2. Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp
2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp
1.1. Sản xuất lương thực
6


- Sản xuất lương thực của thành phố nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh
lương thực. Sản lượng lương thực có hạt năm 2015: 30.000 tấn.
- Sản xuất lúa: những năm qua diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm
do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phát triển
các ngành kinh tế khác; đồng thời do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá
trình phát triển sản xuất ngành trồng trọt. Diện tích gieo trồng lúa năm 2015 đạt

5.524,0 ha, với áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống như: thực hiện chương trình
cấp I hóa giống lúa, đưa các giống lúa lai vào gieo cấy và chọn ra được những
chủng loại giống phù hợp với tập quán canh tác của địa phương như HKT99, BTE1 và một số giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đại trà,
dần thay thế giống lúa truyền thống. Vì vậy, năng suất lúa đến năm 2015 đạt
45,62 tạ/ha, hàng năm thành phố đưa các giống ngô lai có năng suất, chất lượng
cao vào sản xuất và mở rộng diện tích cây ngô đông.
- Cây ngô: Ngô là cây lương thực sau lúa, sản lượng ngô đạt 5.667 tấn
chiếm 18,1% tổng sản lượng lương thực hàng năm. Năm 2015, diện tích ngô là
1.122,0 ha, năng suất đạt 42,78 tạ/ha.
1.2. Sản xuất cây thực phẩm
- Rau là cây thực phẩm chính của thành phố, nhu cầu ngày một tăng cao đặc
biệt là sản phẩm rau an toàn phục vụ cho dân cư đô thị. Những năm qua diện tích
gieo trồng rau của thành phố có xu tăng từ 815 ha năm 2010 lên 955 ha năm 2015.
- Diện tích rau trên địa bàn thành phố tập trung chủ yếu tại các xã, phường
như: Túc Duyên, Đồng Bẩm, Thịnh Đức, Tích Lương và Quyết Thắng (chiếm
khoảng trên 50% diện tích gieo trồng rau trên địa bàn thành phố), còn lại hầu hết
các xã, phường khác rau chủ yếu được sản xuất manh mún, nhỏ lẻ tại vườn nhà hộ
gia đình, một số được sản xuất ngoài ruộng với phương thức trồng truyền thống,
những khu nhỏ có quy mô từ 0,05 – 0,1 ha để tự cung, tự cấp là chính. Sản lượng
rau năm 2015 đạt 16.200 tấn.
- Về cơ cấu chủng loại rau: Trên địa bàn thành phố tập trung chủ yếu vào
các chủng loại rau thông thường, một số diện tích sản xuất theo vietgap chưa
ứng dụng công nghệ cao.
1.3. Nhóm cây có củ
- Cây khoai lang: Diện tích giảm dần qua các năm, từ 534 ha năm 2010
xuống còn 350 ha năm 2015; Sản lượng giảm từ 3251 tấn năm 2010 xuống còn
1.750 tấn năm 2015 do chuyển sang trồng rau và ngô.
- Cây sắn: Diện tích hiện nay còn 150 ha chủ yếu được trồng trên đất đồi,
đất nương rẫy. Diện tích trồng sắn giảm so với các năm do chuyển sang trồng
chè và cây ăn quả

1.4. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày
7


- Cây đậu tương: Diện tích năm 2010 là 87 ha, sản lượng 124 tấn; Năm
2014 diện tích đạt 138 ha, sản lượng 234,6 tấn
- Cây lạc: Diện tích năm 2010 là 387 ha, năm 2015 là 272 ha giảm 115,0
ha tuy nhiên do có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giống và phân bón nên
sản lượng lạc năm 2015 đạt 490 tấn.
1.3. Phát triển cây công nghiệp lâu năm - cây ăn quả
* Cây chè: Là cây kinh tế mũi nhọn với thương hiệu chè nổi tiếng Tân
Cương, tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa. Sản xuất
chè ngày càng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản
phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, mở rộng diện tích chè thương
phẩm và chè đặc sản. Diện tích cây chè hiện có 1.415 ha, trong đó có 1.172 ha
cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 140 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi cả năm
2015 đạt 18.000 tấn. Trong đó, diện tích chè tập trung tại 6 xã (vùng chè đặc sản
Tân Cương của thành phố): Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức,
Quyết Thắng, Phúc Hà. Chè Tân Cương của Thành phố đã được Cục sở hữu trí
tuệ – Bộ khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ toàn quốc Chỉ dẫn
địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm vùng chè đặc sản Tân Cương, thành phố Thái
Nguyên tại Quyết định (gồm 6 xã : Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Thịnh
Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà). Đến thời điểm hiện nay, thành phố có 35 làng
nghề, làng nghề truyền thống trong đó 32 làng nghề chè
* Cơ cấu giống chè: Cơ cấu giống chè thuộc diện tích đã cho thu hoạch:
Giống chè Trung Du chiếm 50-60% tổng diện tích. Các giống TRI777, LDP1,
Kim Tuyên chiếm 30-40%.
* Cây ăn quả:
Diện tích cây ăn quả của thành phố năm 2015 là 2.164 ha, giảm 178,0 ha so
với năm 2010. Nhìn chung, những năm gần đây sản xuất cây ăn quả gặp nhiều

khó khăn do đa số diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, giá thành tiêu thụ sản phẩm
thấp, đầu ra cho sản phẩm không ổn định nên diện tích có xu hướng giảm, công
tác chăm sóc và thâm canh ít được chú trọng, chất lượng các vườn cây ăn quả bị
xuống cấp. Do vậy, một phần diện tích bị chuyển đổi sang cây trồng khác có
hiệu quả kinh tế cao hơn như: trồng chè, hoa, cây cảnh.
1.4. Hoa, cây cảnh
Thành phố Thái Nguyên có diện tích hoa, cây cảnh lớn nhất tỉnh Thái
Nguyên, năm 2011 diện tích là 28,0 ha chiếm 46,67% diện tích toàn tỉnh, năm
2015 là 80.85ha. trong đó diện tích hoa là 20,17ha, diện tích hoa cây cảnh là
60,68 ha. Diện tích hoa cây cảnh của thành phố tập trung 7/21 xã, phường của
thành phố, chiếm khoảng 90% diện tích. Trong đó, hoa sản xuất thành vùng tập
trung tại các xã, phường như: Túc Duyên, Quang Vinh, Gia Sàng, Cam Giá,
Quyết Thắng, Thịnh Đức. .. hiện nay thành phố đã xây dựng được 02 làng nghề
8


hoa cây cảnh là làng nghề hoa đào Cam Giá, làng nghề sinh vật cảnh xã Quyết
Thắng, các xã, phường còn lại chủ yếu sản xuất phân tán, nhỏ lẻ tại một số hộ
gia đình bước đầu thâm canh và đưa các giống hoa chất lượng vào sản xuất.
1.5. Về chăn nuôi
Trong giai đoạn (2011-2015), tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia
cầm diễn biến khá phức tạp như dịch bệnh LMLM ở gia súc, cúm gia cầm, giá
thức ăn chăn nuôi tăng cao...Nhưng ngành chăn nuôi của thành phố vẫn đạt
được những thành tựu khả quan như: giá trị sản xuất ngành chăn nuôi những
năm qua tăng nhanh do chủ trương của tỉnh, thành phố khuyến khích phát triển
chăn nuôi trên cơ sở đầu tư phát triển trang trại bằng các hình thức hỗ trợ vốn,
hỗ trợ con giống, chăn nuôi lợn và gia cầm, trong 5 năm qua thành phố đã làm
tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, do vậy không có
dịch bệnh xẩy ra.
- Đàn trâu, bò: Trong nhiều năm qua đàn trâu của thành phố Thái Nguyên

chỉ nhằm mục đích cày kéo trong nông nghiệp nên hình thức nuôi chủ yếu phân
tán hộ gia đình. Trong những năm gần đây, đàn trâu có xu hướng giảm do cơ
giới hoá, đô thị hoá diện tích bãi chăn thả bị thu hẹp, khan hiếm nguồn thức ăn.
- Đàn lợn: Đang có xu hướng tăng, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn
được áp dụng mang hiệu quả kinh tế cao cho nông dân nên số lượng đàn lợn đã
phát triển. Đến nay, thành phố có khoảng trên 28 trang trại chăn nuôi lợn quy
mô từ 100 – 2000 con. Chăn nuôi lợn phát triển nhiều ở các xã, phường: Thịnh
Đức, Tân Cương, Cao Ngạn, Phúc Xuân,...Các giống lợn ngoại chủ yếu là
Yorkshire, Landrace, con lai giữa Yorkshire và Landrace, dòng lợn của PIC,
chăn nuôi lợn ở thành phố phát triển là do thuận lợi về địa thế như giao thông,
có thị trường tiêu thụ rộng và gần các cơ sở dịch vụ chăn nuôi.
- Chăn nuôi gia cầm: Nhìn chung từ cuối năm 2012 trở lại đây do công tác
phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt, người dân đã yên tâm đầu tư phát
triển đàn gia cầm, nhiều giống gà, vịt cho năng suất, chất lượng cao đã được đưa
vào sản xuất. Đến nay, thành phố có trên 85 trang trại chăn nuôi gia cầm, quy
mô từ 2.000 đến 16.000 con. Chăn nuôi gà phát triển mạnh tại xã Cao Ngạn, Tân
Cương, Thịnh Đức, Phúc Xuân.
1.6. Về Lâm nghiệp
- Ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nông lâm thủy
sản. Theo số liệu hiện trạng phân loại 3 loại rừng thì tổng diện tích đất lâm
nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2015:
+ Diện tích rừng phòng hộ là 984,8 ha chiếm 4,0% tổng diện tích đất lâm
nghiệp. Tập trung chủ yếu ở 3 xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu.
9


+ Diện tích rừng sản xuất là 1.384,5ha, chiếm 10,0% tổng diện tích đất lâm
nghiệp, tập trung chủ yếu ở 5 xã (Phúc Xuân 98,96 ha; Phúc Trìu 337,79 ha; Tân
Cương 516,22 ha; Thịnh Đức 332,21 ha; Quyết Thắng 99,36 ha). Ngoài ra, diện
tích rừng sản xuất do nhân dân tự trồng ở các phường xã khác là 750 ha.

- Chế biến, tiêu thụ: sản phẩm rừng trồng của thành phố hiện nay do các hộ
dân sản xuất, chủ yếu tiêu thụ cho nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu và một phần
nhỏ cho các cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng.
1.7. Về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, thành phố đã thực hiện việc lồng ghép các nguồn vốn, ưu
tiên đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi,
giao thông nông thôn, công trình đầu mối, kênh mương tưới tiêu phục vụ sản
xuất, tổng chiều dài hệ thống kênh mương đã được xây dựng kiên cố là:
15.347,2 Km, có 26 trạm bơm, 17 hồ và 1 đập; hiện nay số km kênh mương đã
được cứng hóa được hơn 70%, gần 100% diện tích đảm bảo phục vụ tưới tiêu,
góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, mở rộng diện tích sản xuất nông
nghiệp.
2.2. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đến năm 2015 đạt 10.350 tỷ
đồng (theo giá cố định năm 1994) vượt 3,5%.
- Sản lượng lương thực có hạt đạt 30.570 tấn
- Giá trị sản phẩm /01 ha đất trồng trọt (theo giá thực tế) năm 2015 ước đạt
105 triệu đồng, bằng 104,8% so với cùng kỳ 2014.
- Giá trị sản phẩm /01 ha chè và cây ăn quả (theo giá thực tế) năm 2015 đạt
123 triệu đồng, tăng 2,5% so với năm 2014.
3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên
1. Trồng trọt
- Đã có nhiều giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao được ứng
dụng vào sản xuất: Giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao 25%, ngô lai 98%,
giống chè mới 62,8%.Tỷ lệ sử dụng giống mới trong sản xuất lúa gạo còn chiếm
tỷ lệ thấp. Sản xuất cây rau, màu phần lớn sử dụng giống truyền thống, có năng
suất, chất lượng, giá trị thấp.
- Áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến hiệu quả: Phương pháp canh
tác lúa cải tiến (SRI - System of rice intensification); quy trình phòng chống

dịch hại tổng hợp IPM; diện tích sản xuất rau, quả, chè áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet GAP) được chứng nhận còn thấp {Tại sao
lại thấp???};

10


- Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất mới được ứng dụng vào một số khâu
trong một số ngành còn thấp, cụ thể: Sản xuất lúa (cơ giới hoá làm đất 60%;
gieo xạ, máy cấy 30%; gặt 20%); sản xuất chè (đốn chè 40%; hái chè 20%); tưới
cho cây trồng 60%; vận chuyển vật tư, nông sản: 90%; đập tách hạt 70%; máy
thái cỏ, băm rơm 45%. Trong chế biến chè: ứng dụng máy sao chè bán tự động,
sử dụng nhiên liệu gas;
- Một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu
quả: Mô hình ứng dụng giàn tưới phun mưa; mô hình tưới chè sử dụng hệ thống
van xoay; mô hình trồng các cây trồng giống mới được nhân giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô (Lan Vũ Nữ, Lan Hồ Điệp, Hoa Cúc các loại, hoa Đồng tiền,
Chuối, cây dược liệu...);
Nhìn chung sản xuất trồng trọt, chế biến, bảo quản sản phẩm ứng dụng
công nghệ cao còn ở mức thấp, mô hình trình diễn, quy mô nhỏ. {Nguyên nhân
tại sao chưa nhân rộng được???}
2. Chăn nuôi
- Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi hiện nay chủ yếu được áp dụng
trong các trang trại chăn nuôi tập trung công nghiệp. Hầu hết các trang trại đã
ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất. Trong chăn nuôi gà, đã có sử dụng
giống cao sản, chuồng lạnh, tự động hóa chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong chăn nuôi
lợn sử dụng giống năng suất cao, chuồng lạnh, tự động hóa vận hành thức ăn,
nước uống, sát trùng và xử lý môi trường theo quy trình công nghệ chăn nuôi
tiên tiến.
- Mặc dù chưa hình thành được các khu, vùng và doanh nghiệp chăn nuôi

công nghệ cao, nhưng trên thực tế, một số công nghệ cao trong chăn nuôi (con
giống, thiết bị, phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường…) đã được tiếp cận,
chuyển giao và ứng dụng nhưng tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao còn ở mức thấp.
3. Cơ hội, thách thức đối với xây dựng đề án
3.1. Cơ hội
- Thời kỳ phát triển mạnh như vũ bão của Khoa học và Công nghệ, đặc
biệt là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường công nghệ; Hội nhập quốc tế sâu rộng, công nghệ cao trong nông nghiệp
đang được phổ biến, ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nước và trên toàn
thế giới, mang lại những kết quả đột phá về tăng nhanh năng suất, chất lượng,
giá trị sản phẩm và lợi nhuận từ nông nghiệp ứng dụng CNC;
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu, là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước, là động lực để tái cơ cấu nền nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Sự đa dạng tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu là lợi thế lớn trong
phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Điều kiện, lợi thế thu hút đầu tư của các
doanh nghiệp và các thành phần kinh tế phát triển nông nghiệp ứng dung CNC.
Cây chè được xác định là cây trồng thế mạnh và chủ lực trong phát triển kinh tế
11


nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên. Sản phẩm chè của tỉnh ngày càng
khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.2. Thách thức
- Ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt của nông sản trên thị trường trong
và ngoài nước. Ứng dụng CNC cao trong nông nghiệp vừa phải đảm bảo tăng
nhanh năng suất, sản lượng, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm,
đồng thời đảm bảo giảm chi phí vật tư và lao động, giảm giá thành; sản phẩm có
thương hiệu mạnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi phải bố trí

đất đai tạo thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn; đổi mới
hình thức quản lý tổ chức sản xuất, phát triển mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ
sản phẩm, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ mô hình Doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng CNC; HTX, trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Giảm
thiểu sản xuất quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi
hỏi phải được đầu tư đồng bộ về giao thông, thuỷ lợi, đường điện... đáp ứng yêu
cầu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC;
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đòi hỏi phải chuẩn bị được nguồn
nhân lực khoa học - công nghệ đủ mạnh, bao gồm đội ngũ cán bộ nghiên cứu,
chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực lao động trực
tiếp, đòi hỏi có sự đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng;
- Có chính sách tích cực hỗ trợ phát triển và nguồn lực tài chính đầu tư;
- Đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ thị trường phục vụ nông nghiệp công
nghệ cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
4. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
4.1. Tồn tại, hạn chế
- Tỷ lệ lao động nông thôn chưa có việc làm, lao động chưa qua đào tạo
còn cao. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên cấp bách, từ
đó góp phần giảm các vấn đề xã hội, an ninh, môi trường,… .
- Đặc thù sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố còn manh mún,
nhỏ lẻ, quy mô nông hộ là chủ yếu;
- Chưa có quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chủ
yếu là tự phát;
- Tiềm lực KH&CN của ngành (nhân lực, nguồn vốn, máy móc, trang
thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật,...) còn ở mức thấp;
- Chưa có chính sách riêng hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC;
4.2. Nguyên nhân
- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, bình quân ruộng đất đầu
người hiện đã rất thấp, phân bố lại manh mún, nhỏ lẻ, việc tạo ra các sản phẩm

12


nông nghiệp mũi nhọn còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với xu hướng Đô thị hoá,
công nghiệp hoá trong những năm tới sẽ diễn ra mạnh mẽ dẫn tới việc diện tích
đất nông nghiệp ngày càng giảm, nếu như không có biện pháp sớm và tích cực
đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong tương lai Thành phố Thái
Nguyên sẽ đối mặt trực tiếp với việc thiếu về các sản phẩm nông sản thực phẩm,
nhất là các sản phẩm nông sản có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm.
- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ gây áp lực rất lớn
cho giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân mất đất sản xuất
nhưng chưa đủ điều kiện để chuyển sang ngành nghề khác.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mặc dù được đầu tư trong
những năm qua, tuy nhiên đến nay nhiều hệ thống bị xuống cấp; trong khi chi
phí sửa chữa, xây dựng mới rất lớn gây ra những khó khăn trong việc huy động
nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển
trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời kỳ quy hoạch.
- Có sự chênh lệch lớn giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tế
khác. Tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp so với công nghiệp - xây dựng,
thương mại - dịch vụ rất khiêm tốn, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
PHẦN III
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNGCÔNG NGHỆ CAO
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ tái

cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới;
- Tập trung vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số sản phẩm
nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao là thế mạnh của thành phố.
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở khai thác, sử
dụng có hiệu quả nguồn lực của địa phương, lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện
đại kết hợp công nghệ truyền thống phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng nền nông nghiệp thành phố Thái Nguyên phát triển
theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh cao; tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế nông nghiệp,
nâng cao thu nhập cho người dân.
13


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm xây dựng các
vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2020 có các vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao đối với những cây trồng chủ yếu là thế mạnh của thành phố
và trên địa bàn có 01 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Xây dựng được từ 2 “mô hình điểm” vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đối với cây chè và cây rau các loại (hỗ trợ đầu tư đồng bộ về công
nghệ, quản lý, từ khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm);
- Sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hoá ứng dụng công nghệ
cao có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao: Chè, rau, quả. Đưa tỷ trọng giá
trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 12% trở lên so với tổng
giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.
- Hoàn thiện hệ thống quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp đối với một số
cây trồng ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện thành phố Thái Nguyên.

II. NHIỆM VỤ
1. Xác định đối tượng cây trồng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên
- Tập trung vào các sản phẩm chủ lực có lợi thế của thành phố, có tính
cạnh tranh cao, có công nghệ ứng dụng và thị trường tiêu thụ sản phẩm:
- Cây chè, rau, hoa, cây ăn quả;
- Chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2. Xác định nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
- Tập trung vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
vào lĩnh vực nông nghiệp (trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản) như công
nghệ sinh học, cơ giới hoá, tự động hoá, công nghệ thông tin; công nghệ nhà
lưới, công nghệ tưới tiết kiệm.
4. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng CNC phù hợp với mục tiêu,
nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế của các địa phương. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng
dụng CNC có quy mô diện tích đủ lớn để tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm
và hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, điện, thông tin…) thuận lợi đáp ứng
yêu cầu của sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, dự kiến các vùng nông
nghiệp công nghệ cao như sau:

14


4.1. Vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao
a) Địa điểm, quy mô diện tích vùng:
Đến năm 2020 hình thành và đi vào hoạt động 3 vùng sản xuất chè ứng
dụng công nghệ cao với quy mô diện tích 900 ha:
b) Công nghệ ứng dụng chủ yếu trong sản xuất, bảo quản, chế biến chè:
* Trong sản xuất:

- Sử dụng giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, chủ yếu là những
giống phục vụ cho sản xuất chè xanh chất lượng cao: Giống chè Trung Du,
LDP1, TRI777.
- Cải tiến, nâng cao hiệu quả quy trình công nghệ sản xuất giống chè bằng
phương pháp nhân giống vô tính (giâm hom): Công nghệ nhà lưới điều tiết ánh
sáng, nhiệt độ và lượng mưa; tưới phun sương mù, tưới nhỏ giọt tự động; công
nghệ tự động hoá, cơ giới hoá trong nghiền trộn giá thể, đóng bầu.
- Ứng dụng quy trình thâm canh chè: Trồng cây che bóng, nhà lưới; sử
dụng phân bón hữu cơ, vi sinh; sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng, chế phẩm
sinh học, thuốc trừ sâu sinh học.
- Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm hiệu quả: Công nghệ tưới phun mưa,
phun sương, tưới nhỏ giọt, tưới kết hợp bón phân tự động;
- Ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).
* Trong chế biến, bảo quản chè:
- Chế biến chè xanh truyền thống: Cơ giới hoá những khâu chủ yếu nhằm
giảm chi phí công lao động, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chế biến chè xanh hương thơm tự nhiên:
- Ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá các khâu: Sao, vò, đánh hương, phân
loại sản phẩm, đóng gói. Sử dụng công nghệ chế biến chè xanh của Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Thiết bị công nghệ sao chè tự động sử dụng nhiên liệu gas công nghệ
Đài Loan;
- Công nghệ bảo quản chè: Bao gói, hút chân không, bảo quản trong môi
trường lạnh, khô nhằm kéo dài chất lượng chè thành phẩm; công nghệ phân loại
sản phẩm.
* Giới thiệu sản phẩm chè công nghệ cao
Thành phố xây dựng một cửa hàng giới thiệu chè công nghệ cao gồm từ
khu sản xuất đến chế biến đóng gói và giới thiệu sản phẩm tại xã Phúc Trìu sử
dụng diện tích đất công để đầu tư xây dựng. Hình thành mô hình khép kín theo
chuỗi sản phẩm.


15


4.2. Vùng sản rau ứng dụng công nghệ cao
a) Địa điểm, quy mô diện tích vùng:
Đến năm 2020, hình thành và đi vào hoạt động 3 vùng sản xuất rau ứng
dụng công nghệ cao có qui mô diện tích là 50 ha, tập trung tại các phường, xã
sau:
- Vùng sản xuất rau ứng dụng CNC xã Thịnh Đức qui mô 20 ha. Liên kết
sản xuất, dồn điền đổi thửa thành lập Hợp tác xã.
- Vùng sản xuất rau ứng dụng CNC xã Tích Lương, quy mô 30 ha. Quy
hoạch mời gọi doanh nghiệp thực hiện.
- Vùng sản xuất rau ứng dụng CNC xã Đồng Bẩm, quy mô 10 ha. Liên kết
sản xuất, dồn điền đổi thửa thành lập Hợp tác xã.
b) Công nghệ cao ứng dụng trong sản xuất, bảo quản, chế biến:
* Trong sản xuất:
- Sử dụng giống rau mới có năng suất, giá trị kinh tế cao, phù hợp với
điều kiện của thành phố Thái Nguyên: Rau xà lách các loại, su hào, cải bắp, cà
chua, cà rốt, đậu đỗ các loại, súp lơ xanh, bí, bầu, dưa các loại, hành, tỏi, nhóm
cải ngọt, rau muống, rau gia vị...
- Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống rau; công
nghệ gốc ghép; ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá trong nghiền trộn giá thể,
đóng bầu giống, gieo hạt;
- Công nghệ nhà lưới, nhà kính; Ứng dụng công nghệ thông tin, công
nghệ tự động hoá, hệ thống cảm biến điều khiển ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ tự
động; công nghệ tưới phun mưa, phun sương, nhỏ giọt kết hợp bón phân tự động
theo nhu cầu dinh dưỡng của cây;
- Sản xuất rau bằng công nghệ không dùng đất (giá thể, thuỷ canh);
- Ứng dụng quy trình sản xuất hữu cơ cho ra sản phẩm an toàn, thân thiện

môi trường: phân bón hữu cơ vi sinh; sử dụng các chế phẩm sinh học, chất điều
hoà sinh trưởng, thuốc trừ sâu sinh học;
- Sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP.
* Trong chế biến, bảo quản rau, quả:
- Sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo quản rau, quả; Công nghệ bảo
quản bằng nước Ozon, dung dịch sát khuẩn Anolyte;
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ CAS (Cells Alive System) trong bảo
quản rau, quả và thực phẩm nói chung (CAS là công nghệ bảo quản tế bào tươi
sống các loại nông sản, thực phẩm từ 1-2 năm. Công nghệ CAS bao gồm thiết bị
sinh ra năng lượng từ trường kết hợp với thiết bị làm đông lạnh nhanh làm cho
phân tử nước đóng băng nhưng không liên kết lại với nhau);

16


- Bảo quản rau quả bằng công nghệ màng, chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh,
sấy nhanh, kho lạnh, điều khiển nhiệt độ, ẩm độ tự động; công nghệ chế biến
sâu; chế phẩm sinh học trong bảo quản, chất màu, chất phụ gia tự nhiên trong
bảo quản và chế biến thực phẩm nông sản.
* Giới thiệu sản phẩm:
- Thành phố bố trí 1 cửa hàng tại phường trung tâm thành phố để giới
thiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
- Làm việc với các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, siêu thị, các công ty lớn
trên địa bàn để bán, giới thiệu sản phẩm rau công nghệ cao.
4.4. Vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao
a) Địa điểm, loại cây ăn quả chủ yếu, quy mô diện tích:
- Đến năm 2020, hình thành và đi vào hoạt động 1 vùng sản xuất cây ăn
quả, ứng dụng công nghệ cao, qui mô 50 ha. Cụ thể như sau:
- Vùng sản xuất cây ăn quả ứng dụng CNC xã Thịnh Đức, qui mô 50 ha.
Loại cây ăn quả: bưởi diễn, cam đường canh, quất cảnh.

b) Công nghệ ứng dụng:
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống: Nhân giống
bằng kỹ thuật chiết, ghép, nuôi cấy mô.
- Chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc, thụ phấn...
- Quy trình kỹ thuật thâm canh, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt (VietGAP, GAP khác), công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt.
4.5. Vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao
a) Địa điểm, quy mô diện tích:
Vùng sản xuất Hoa ứng dụng công nghệ cao tại Phường Cam Giá và Gia
Sàng, thành phố Thái Nguyên, quy mô: 30 ha.
b) Công nghệ ứng dụng trong sản xuất:
- Sử dụng những giống hoa chất lượng cao: Lan Hồ Điệp, Ly, Hồng, Cúc,
Đồng tiền; Đào.
- Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, công nghệ gốc ghép, lai tạo;
- Công nghệ nhà kính, nhà lưới trồng hoa chất lượng cao.
5. Xây dựng “mô hình điểm” sản xuất nông nghiệp ứng dụng đồng bộ
công nghệ cao tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
5.1. Mô hình điểm về sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao:
- Địa điểm: tại xã Thịnh Đức
- Quy mô: 1 ha;

17


- Nội dung chủ yếu: xác định địa điểm; hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở hạ
tầng (giao thông, điện, nước, xử lý chất thải), nhập công nghệ, thiết bị máy móc;
đào tạo nhân lực KHCN, quản lý, liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
5.2. Mô hình điểm về sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao:
- Địa điểm: tại vùng chè Tân Cương, tại xóm Soi Mít xã Phúc Trìu thành
phố Thái Nguyên;

- Quy mô: 2 ha;
- Nội dung chủ yếu: xác định địa điểm; hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở hạ
tầng (giao thông, điện, nước, xử lý chất thải), nhập công nghệ, thiết bị máy móc;
đào tạo nhân lực KHCN, quản lý, liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
6. Xây dựng Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Địa điểm và hoạt động của Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao gắn với các Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Xây dựng 01 mô hình điểm về Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tại xã Đồng Bẩm, làm nhiệm vụ: Nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao,
đào tạo, dịch vụ tư vấn, vật tư thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao.
* Cách thức thực hiện.
Thành lập bộ máy gồm: Giám đốc Trung tâm, phó giám đốc (là cán bộ từ
phòng kinh tế và Trạm khuyến nông), tuyển 5 nhân viên là các sinh viên tốt
nghiệp Đại học nông lâm và có chuyên môn về công nghệ sinh học), thuê công
nhân thực hiện quản lý theo quy định. Chịu sự quản lý của UBND thành phố.
7. Hoàn thiện hệ thống quy trình kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp
thủy sản đối với các đối tượng cây trồng, vật nuôi ứng dụng công nghệ cao
phù hợp với điều kiện tỉnh Thái Nguyên
- Quy trình sản xuất chè xanh chất lượng cao;
- Các quy trình sản xuất rau các loại;
- Các quy trình sản xuất giống cây trồng (giống chè, giống rau các loại);
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về công tác thông tin tuyên truyền, vận động
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng, thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, Mặt trận tổ quốc,
Đoàn thể về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên.


18


Thông tin tuyên truyền những mô hình, điển hình tiến tiến về ứng dụng
công nghệ cao trong nước và trên địa bàn thành phố mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường;
Tuyên truyền quảng cáo về phát triển thương hiệu, thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là thế mạnh của thành phố;
Chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng
cao trên địa bàn tỉnh; vận động thu hút các thành phần kinh tế đầu tư, liên kết tổ
chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao; tăng cường vận động người dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến
khích người dân cho thuê đất, góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất với các
doanh nghiệp để đầu tư vào sản xuất, rà soát đất công để thực hiện nông nghiệp
công nghệ cao.
- Quy hoạch chi tiết Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố, quy hoạch
tổng thể phát triển nông nghiệp của ngành, quy hoạch phát triển sản xuất trong
xây dựng nông thôn mới.
3. Về chuyển giao khoa học và công nghệ, quy trình kỹ thuật phục vụ
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Chuyển giao các quy trình canh tác ứng dụng đồng bộ công nghệ cao;
công nghệ cao trong bảo quản sau thu hoạch, chế biến đóng gói nông sản đảm
bảo tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng mô hình trình diễn liên kết tổ
chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, áp dụng
quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn GAP.
4. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao

Căn cứ quy hoạch chi tiết các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
để lập các dự án đầu tư, áp dụng chính sách hỗ trợ, bố trí lồng ghép các nguồn
vốn để triển khai thực hiện.
Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án xây
dựng mô hình điểm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được UBND tỉnh
phê duyệt.
5. Về liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
Khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát
triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thành lập HTX; liên
kết nông hộ, HTX với doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp là đầu tàu, trung
tâm nghiên cứu, chuyển giao KHCN, sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng mô hình điểm về liên kết chuỗi giá trị
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao;
19


Liên kết giữa các cơ sở sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm trong vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trên địa bàn thành
phố, các bếp ăn tập thể, các siêu thị nhà hàng.
6. Về cơ chế chính sách, vốn đầu tư
Lồng ghép, thực hiện hiệu quả chính sách, nguồn lực của các chương
trình dự án của Trung ương, của tỉnh liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
7. Về quản lý nhà nước
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, xác định nhiệm vụ
công tác quản lý nhà nước đối với trung tâm, vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao phù hợp với điều kiện của thành phố. Thực hiện nhiệm vụ quản lý quy
hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quản lý nhà nước về vật
tư nông nghiệp, quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản; thanh tra, kiểm tra
về nông nghiệp trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

PHẦN IV
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỀ ÁN
I. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO

1. Quy hoạch chi tiết vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vùng nông nghiệp ứng dụng
CNC bao gồm: (Hỗ trợ xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi, đường điện đến
vùng nông nghiệp ứng dụng CNC); Hỗ trợ công nghệ cao trong xử lý môi
trường chăn nuôi.
3. Hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp ứng dụng CNC
4. Hỗ trợ giống cây trồng và vật nuôi
5. Hỗ trợ nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông lâm nghiệp thuỷ sản
6. Hỗ trợ mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
7. Hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
8. Hỗ trợ đầu tư thực hiện một số dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng
CNC theo quyết định phê duyệt của Tỉnh
9. Ngoài các nội dung chính sách nêu trên, các đối tượng thụ hưởng chính
sách đầu tư sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao được hưởng các chính sách khác của Trung ương và của tỉnh Thái
Nguyên theo quy định nhưng không trùng lặp về nội dung hỗ trợ. Trường hợp
cùng một nội dung hỗ trợ thì đối tượng thụ hưởng chính sách được lựa chọn
mức hỗ trợ cao nhất và có lợi nhất.
II. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

20



1. Tổng vốn đầu tư ước tính cho đề án là: 609.636 triệu đồng (không
tính vốn của Khu nông nghiệp công nghệ cao). Trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 294.360 triệu đồng
- Vốn tự có của dân: 151.800 triệu đồng
- Vốn doanh nghiệp: 111.476 triệu đồng
- Vốn vay tín dụng: 47.000 triệu đồng
- Vốn khác: 5.000 triệu đồng
2. Phân kỳ vốn đầu tư (ngân sách nhà nước)
- Năm 2016: 83.000 triệu đồng;
- Năm 2017: 100.000 triệu đồng;
- Năm 2018: 58.000 triệu đồng;
- Năm 2019: 33.360 triệu đồng;
- Năm 2020: 20.000 triệu đồng;
* Năm 2016 bố trí nguồn vốn tập trung vào những nhiệm vụ sau
1. Lập quy hoạch chi tiết các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
2. Triển khai thực hiện 2 mô hình điểm:
- Mô hình điểm sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao tại xã Phúc Trìu
thành phố Thái Nguyên.
- Mô hình điểm sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Thịnh Đức
3. Xây dựng Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Đồng
Bẩm TP Thái Nguyên;
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế
Trong giai đoạn 2016-2020, tổng nhu cầu vốn yêu cầu cho đề án là
609.636 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao là 294.360 triệu đồng, tạo ra giá trị sản xuất tăng thêm là
441.280 triệu đồng (giá so sánh năm 2010), hiệu suất sử dụng vốn đạt 1,5 lần.
Giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố đến

2020 ước đạt 2.464.556 triệu đồng (theo giá hiện hành), chiếm 22,4% giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp toàn ngành.
2. Hiệu quả xã hội
- Góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của người sản xuất,
chuyển mạnh từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại,
ứng dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao giá trị gia tăng, đem lại sản phẩm
chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài thành phố.

21


- Nhận thức của người dân trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông sản
được nâng lên thông qua quá trình chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất
tiên tiến, và sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn.
- Tạo nên bộ mặt nông thôn mới với cơ sở hạ tầng hiện đại, dân trí được
nâng cao, đời sống người dân được cải thiện.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động chuyển dịch, tạo thêm các ngành nghề
mới, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người dân.
3. Hiệu quả môi trường
Ứng dụng CNC trong nông nghiệp góp phần hướng tới một nền nông
nghiệp xanh, sạch; là một trong những phương thức hữu hiệu, hạn chế đến mức
thấp nhất các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; khai thác hiệu quả nguồn
tài nguyên.

22


PHẦN V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Kinh tế thành phố

- Là cơ quan thường trực của Đề án. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân
thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Đề án, phối hợp với phòng Tài
chính – kế hoạch xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà
nước, thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, các phòng ban chuyên
môn, UBND xã, phường hướng dẫn thực hiện các hoạt động đối với các vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao;
- Thực hiện chế độ báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố, Thường trực
Thành uỷ về kết quả thực hiện Đề án.
- Chủ trì nghiên cứu thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tổ chức Hội chợ, triển lãm công
nghệ cao trong nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
xúc tiến thương mại tiêu thụ và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố.
2. Phòng Tài chính, kế hoạch
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành thẩm định, trình UBND
thành phố phê duyệt các hạng mục đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao; tham mưu cho UBND thành phố cân đối các nguồn lực đầu tư cho
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các giải pháp huy
động, bố trí lồng ghép các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao; phối hợp với các Sở, Ngành thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, sở, ngành liên quan,
các huyện, thành, thị thẩm định, bố trí nguồn kinh phí theo phân cấp chi hỗ trợ
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; bố trí kinh phí thực hiện các
chương trình, dự án, hỗ trợ lãi suất tín dụng theo chính sách được phê duyệt.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với phòng kinh tế, các phòng, ban, ngành và các đơn vị
có liên quan tham mưu cho UBND thành phố về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất phục vụ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tham mưu
đề xuất các thủ tục liên quan về giao đất, thuê đất, chuyển mục địch sử dụng đất,
dồn điển đổi thửa; hướng dẫn quy định về môi trường của các vùng nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao.
23


8. Phòng văn hóa- Thông tin
Phối hợp với phòng kinh tế các phòng, ban ngành, địa phương tuyên
truyền nhận thức của người dân, doanh nghiệp về phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
9. Phòng Nội vụ
Chủ trì phối hợp với phòng kinh tế các phòng ban có liên quan thu hút, sử
dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp vào làm việc tại trung tâm nông
nghiệp công nghệ cao.
10. Uỷ ban nhân dân phường, xã
- Chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế và các phòng ban liên quan triển
khai thực hiện nội dung đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
trên địa bàn thành phố;
- Quy hoạch chi tiết các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây
dựng kế hoạch sử dụng đất, thực hiện giải phóng mặt bằng, giao đất;
11. Hội Nông dân, Mặt trận và các Đoàn thể
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nông dân
ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, quy trình kỹ thuật vào sản xuất; phát
động các phong trào thi đua, khuyến khích phát triển, nhân rộng điển hình tiến
tiến trong quản lý, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

12. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở và hộ nông dân sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nhệ cao
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế và
bảo quản sản phẩm; thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo đúng quy
hoạch, quy trình kỹ thuật, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, đảm bảo
nâng cao chất lượng, giá trị, an toàn thực phẩm.
Đảm bảo kinh phí đối ứng để thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
13. Đài phát thanh truyền hình thành phố
Tuyên truyền các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Truyên truyền
quảng bá các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
14. Phòng Lao động – thương binh xã hội
Phối hợp với phòng Kinh tế thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo nhân
lực làm nông nghiệp công nghệ cao.

24


25


×