Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.81 KB, 12 trang )

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI GIAI ĐOẠN
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. NHỮNG THÀNH TỰU TRONG PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI
1. Quá trình phát triển thuỷ lợi qua các thời kỳ từ 1955 đến nay.
Thời kỳ 1955-1975: Khôi phục các hệ thống thuỷ lợi đã có, tiến hành lập quy
hoạch trị thuỷ và khai thác các sông, trước tiên là sông Hồng-Thái Bình, tiếp đến là
sông Mã, sông Cả...đồng thời xây dựng thêm công trình tưới tiêu, cấp nước.
Thời kỳ 1976-1985: Triển khai lập quy hoạch các sông ở miền Nam, trước hết là ở
ĐBSCL, sông Đồng Nai, tiếp đến là các sông ở miền Trung, Tây Nguyên.
- Tiêu úng vụ mùa; cấp nước tưới để phát triển vụ 3; ngăn mặn, dẫn ngọt cho vùng
ven biển Miền Bắc; củng cố đê điều, các khu chậm lũ và công trình phân lũ sông Đáy.
- Phát triển các hệ thống tưới, cấp nước ngọt và ngăn mặn, củng cố đê sông Mã và
hệ thống đê biển, nghiên cứu chuyển vụ tránh lũ chính vụ...miền Trung.
- Phát triển thuỷ lợi gắn với thuỷ điện, phục vụ định canh định cư, ổn định chính
trị xã hội ở miền núi, Tây nguyên.
- Dẫn ngọt, tiêu chua, ém phèn, chuyển vụ sản xuất tránh lũ, giảm thiệt hại do lũ
gây ra ở đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL).
- Nghiên cứu khai thác sử dụng tổng hợp dòng chính sông Đồng Nai để cấp nước,
tưới, phát điện và giảm lũ cho hạ du ở Miền Đông Nam bộ (MĐNB).
Thời kỳ đổi mới 1986-2000:
- Tiếp tục củng cố và phát triển các hệ thống thuỷ lợi ở các vùng để tăng khả năng
cấp nước chủ động và ổn định; nâng cao mức bảo đảm an toàn chống lũ cho các vùng
có đê sông, đê biển bảo vệ.
- Phát triển mạnh thuỷ lợi ở ĐBSCL với các giải pháp dẫn ngọt, ém phèn, thau
chua rửa mặn, kiểm soát lũ.
- Đầu tư cao hơn cho cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho nông nghiệp,
thuỷ sản và giảm thiểu tổn thất lũ bão cho miền Trung; Cho được cấp nước sinh hoạt,
tưới, chăn nuôi, giảm nhẹ lũ và khai thác thuỷ năng để ổn định dân cư, xoá đói giảm
nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng ở miền núi, Tây nguyên.
Thời kỳ 2001-2005:
- Trong giai đoạn này nhà nước đã đầu tư 25.511 tỷ đồng cho thuỷ lợi (chưa tính


vốn đầu tư cho đê điều), trong đó vốn Bộ Nông nghiệp và PTNT quản 9.874 tỷ vốn
các địa phương quản 11.637 tỷ đồng. Bộ nông nghiệp và PTNT đã đầu tư thực hiện
244 công trình; trong đó có 156 công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tăng thêm
diện tưới lên 94 nghìn ha, tiêu 146 nghìn ha, ngăn mặn 226 nghìn ha, tạo nguồn 206
nghìn ha, tăng chất lượng cấp nước lên 1,038 triệu ha. Tổng năng lực tưới đến năm
2005 đạt 8 triệu ha gieo trồng, năng lực tiêu 1,7 triệu ha.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (mặt bằng giá năm 2000):
- Thời kỳ 1955-1975: 5.631 tỷ đồng, trung bình 281 tỷ đ/năm.
- Thời kỳ 1976-1985: 10.848 tỷ đồng, trung bình 1.085 tỷ đ/năm.
- Thời kỳ 1986-2000: 24.294 tỷ đồng, trung bình 1.620 tỷ đ/năm.
- Thời kỳ 2001-2005: 25.511 tỷ đồng, trung bình 5.100 tỷ đ/năm.
2. Kết quả
Công tác khảo sát, lập quy hoạch phát triển thủy lợi đã sớm được chú ý và
thường xuyên được cập nhật, bổ sung để theo sát các mục tiêu phát triển KTXH, đáp
ứng các nhu cầu nông nghiệp, thủy sản và các nhu cầu kinh tế xã hội khác. Do có quy

1


hoạch nên đầu tư phát triển thủy lợi đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm, rõ nhất là
các quy hoạch ở ĐBSH và ĐBSCL.
Phát triển thuỷ lợi tưới, tiêu, cấp nước: đã xây dựng 75 hệ thống thủy lợi lớn,
1967 hồ chứa dung tích trên 0.2 triệu m3, hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000
trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm 24,8x10 6m3/h, hàng vạn công trình thủy
lợi vừa và nhỏ.
Tổng năng lực của các hệ thống đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo
nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn
1,6 triệu ha, cấp hơn 5 tỷ m 3/năm cho sinh hoạt- công nghiệp, riêng cấp nước sinh hoạt
nông thôn đạt 50% tổng số dân.
Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lũ: đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km

đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè và các hồ
chứa lớn tham gia chống lũ cho hạ du. Các hệ thống đê sông có mức bảo đảm chống lũ
ngày càng cao. Nhiều đoạn sông được chỉnh trị để tăng khả năng thoát lũ. Có hệ thống
dự báo, cảnh báo lũ và quy trình vận hành các hồ chứa cắt lũ cho hạ du.
3. Hiệu quả đầu tư phát triển thủy lợi
Tạo điều kiện quan trọng hàng đầu cho phát triển nhanh và ổn định diện tích canh
tác, năng suất, sản lượng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và tăng cường xuất khẩu:
Theo số liệu của Tổng cục thống kê diện tích trồng lúa cả năm đạt cao nhất vào năm
2000 với diện tích là 7,66 triệu ha, (với tổng sản lượng lúa là 32,5 triệu tấn) sau đó
giảm dần đến năm 2007 còn 7,2 triệu ha như vậy so với năm 2000 diện tích trồng lúa
giảm 460 ngàn ha. Tuy nhiên do diện tích được tưới tăng lên từ năm 2002 là 6,21 triệu
ha đến năm 2007 là 6,87 triệu ha nên sản lượng lúa liên tục tăng đạt cao nhất vào năm
2004 với sản lượng 36,14 triệu tấn. Tuy diện tích giảm đi những sản lượng các năm
2005 ,2007 vẫn đạt 35,85 triệu tấn. Đây là thành tựu vô cùng to lớn trên mặt trận sản
xuất nông nghiệp, vừa bảo đảm chương trình an ninh lương thực quốc gia lại xuất
khẩu gạo được 3,5 - 4 triệu tấn/năm.
Tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng nông nghiệp: Phát triển thuỷ lợi đã
tạo điều kiện hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như
lúa, ngô ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cao su và cà phê ở
miền Đông nam Bộ,Tây Nguyên, chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các đồng cỏ ở
Tây Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia
súc...Sản lượng năm 2005 so với năm 2000 của nhiều cây trồng tăng lên khá nhiều,
như: lạc tăng 1,24 lần, đỗ tương 1,96 lần, chè 1,8 lần, cao su 1,66 lần, hồ tiêu tăng
2,05 lần, ổn định diện tích (500.000 ha) và sản lượng (800.000 tấn) cà phê . Các loại
cây ăn quả như nhãn, vải, chôm chôm… cũng tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng.
Giá trị sản lượng nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng từ 17,5 triệu
đồng (2000) , hiện nay đạt trên 25 triệu đ/ha có nơi thu hơn 100 triệu đ/ha.
Hàng năm các công trình thuỷ lợi bảo đảm cấp khoảng 5 tỷ m 3 nước cho sinh
hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác :
+ Cấp nước sinh hoạt: cho nhiều vùng rộng lớn cả đồng bằng, trung du miền núi

mà trước kia nguồn nước gặp khó khăn như vùng Bãi Ngang, hải đảo, vùng núi đá Hà
Giang, vùng lục khu Cao Bằng, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng bằng sông Cửu
Long. Đến nay 70% số dân nông thôn đã được cấp nước với lưu lượng 60 l/ngày đêm
phần lớn cũng được cấp từ công trình thuỷ lợi.
+ Cấp nước cho công nghiệp: các khu công nghiệp, các làng nghề, bến cảng được
cấp nước từ các công trình thuỷ lợi như khu tam giác công nghiệp Hà Nội-Hải PhòngQuảng Ninh lấy nước từ hồ Hoà Bình, An Kim Hải, Yên Lập...Khu công nghiệp
2


Thành phố Hồ Chí Minh-Biên Hoà-Vũng Tàu lấy nước từ hồ Dầu Tiếng, các hồ ở
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu như sông Mây, Đá Đen, khu công nghiệp Dung Quất lấy
nước từ hồ Tràng Vinh và Thạch Nham...
+ Các hồ thuỷ lợi đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và
quốc tế như: Đại Lải, Đồng Mô-Ngải Sơn, suối Hai, Núi Cốc, Truồi, hồ Than Thở, hồ
Xuân Hương, Dầu Tiếng...
+ Các bờ kênh, kênh rạch, các cầu qua kênh, qua cống, các đường thi công, hệ
thống đê điều đã góp phần hình thành mạng lưới giao thông thuỷ bộ quan trọng, nhất
là trong vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững tại những vùng có hệ thống thủy lợi bảo
đảm nguồn cấp và thoát nước (nước ngọt, mặn) chủ động.
Năm 2007 diện tích sản xuất muối toàn quốc ước đạt 12.260 ha, tăng 4,2% so với
năm 2006, với sản lượng đạt khoảng 926.000 tấn, tăng 20% so với năm 2006, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cải tạo môi trường: Các công trình thủy lợi đã góp phần làm tăng độ ẩm, điều
hòa dòng chảy (nước mặt, nước ngầm), cải tạo đất chua, phèn, mặn, cải tạo môi trường
nước. Các hệ thống công trình thủy lợi đã biến cả vùng ngập úng, chiêm khê mùa thối
thành vùng hai vụ lúa như vùng Bắc Nam Hà, Nam Yên Dũng, vùng đất chua phèn
Đồng Tháp Mười hoang hóa trở thành vùng sản xuất hai vụ trong năm và nhiều vùng
khác được cải tạo khá hoàn thiện như Gò Công, Quản Lộ-Phụng hiệp, Ba Lai, Nam
Măng Thít, Ô Môn-Xà No...Nhiều công trình thuỷ lợi trở thành trục tiêu thoát nước

cho nhiều thành phố đô thị, góp phần phòng chống ô nhiễm nguồn nước, phòng chống
cháy rừng, ổn định cuộc sống, định canh định cư...
Góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, úng, hạn, sạt lở ...), bảo vệ tính
mạng, sản xuất, cơ sở hạ tầng, hạn chế dịch bệnh:
- Hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngăn mặn và triều tần suất
10% gặp bão cấp 9. Hệ thống đê, bờ bao ở Trung Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long
chống được lũ sớm và lũ tiểu mãn để bảo vệ sản xuất vụ hè thu và đông xuân.
- Các công trình hồ chứa lớn và vừa ở thượng du đã từng bước đảm bảo chống lũ
cho bản thân công trình và tham gia cắt lũ cho hạ du.
- Các công trình phân, chậm lũ ở ĐBSH vẫn được duy tu, củng cố.
- Có hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, quy trình vận hành hồ chứa cắt lũ cho hạ du.
Các công trình chống lũ đã bảo vệ cho hàng chục triệu dân và hàng triệu ha đất
canh tác ở các vùng đồng bằng thường bị lũ lụt, các hoạt động kinh tế được duy trì,
giảm được tổn thất do bão lũ gây ra, đồng thời cải thiện điều kiện sống và sản xuất,
hạn chế được nhiều loại dịch bệnh.
Góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới : thủy lợi là biện pháp hết sức hiệu quả
đảm bảo an toàn lương thực tại chỗ, ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo nhất là tại các
vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Tạo tiền đề phát triển mạnh nguồn điện: hàng loạt công trình thuỷ điện vừa và nhỏ
do ngành Thuỷ lợi đầu tư xây dựng đã cung cấp hàng trăm triệu Kwh điện mỗi năm.
Sơ đồ khai thác thuỷ năng trên các sông do ngành Thuỷ lợi đề xuất trong quy hoạch
trước đây đóng vai trò quan trọng để ngành Điện triển khai chuẩn bị đầu tư, xây dựng
được nhanh và hiệu quả hơn.
4. Những tồn tại, thách thức
Do các hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng qua nhiều thời kỳ bằng nhiều
nguồn vốn nên thiếu đồng bộ, chủ yếu mới tập trung đầu tư vào công trình đầu mối và
kênh chính, công tác duy tu bảo dưỡng không thường xuyên, quản lý còn bị coi nhẹ
3



nên nhiều công trình đã xuống cấp dẫn đến hiệu quả thấp. Các công trình chống lũ và
giảm nhẹ thiên tai đã được quan tâm, song do nền móng yếu, hệ thống đê sông nhiều
đoạn còn chưa đủ tiêu chuẩn thiết kế, hệ thống đê biển mới chống được sóng bão với
tần suất thấp.
Phát triển thuỷ lợi trong tình hình mới đứng trước rất nhiều thách thức:
- Sự phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị, các khu dân cư và làng nghề
trong các hệ thống công trình thuỷ lợi đã gây quá tải cho công trình, đặc biệt là về tiêu
nước và xử lý nước thải.
- Dân số tăng dẫn đến nhu cầu về nước sẽ tăng cả về chất lẫn lượng.
- Theo các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, Việt Nam được cảnh báo là
một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển
dâng, suy thoái nguồn nước đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Trước tình hình biến động khắc nghiệt của nền kinh tế thế giới, vấn đề bảo đảm
chiến lược an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn mới, thuỷ lợi được coi là biện
pháp hàng đầu để đảm bảo phát triển nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp,
thuỷ sản, du lịch và các ngành kinh tế khác và thích nghi với các điều kiện bất lợi do
biến đổi khí hậu gây ra.
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI
1. Phát triển bền vững, sử dụng đi đôi với bảo vệ nguồn nước
- Khai thác lợi dụng tổng hợp, hợp lý, thống nhất theo lưu vực sông và hệ thống
công trình thủy lợi, không chia cắt theo địa giới hành chính.
- Sử dụng đi đôi với bảo vệ cả về số lượng và chất lượng, chống suy thoái, cạn
kiệt nguồn nước, tái tạo nguồn nước bằng biện pháp công trình và phi công trình.
2. Phục vụ đa mục tiêu
Coi trọng phát triển thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp,
đa dạng hóa cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu trước sức ép gia tăng
dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và bất ổn định của thế giới, đồng
thời giải quyết nguồn nước cho sinh hoạt, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, duy
trì và cải thiện môi trường sinh thái, khai thác thủy năng. Bảo đảm sự hài hòa giữa lợi
ích các vùng, các ngành với lợi ích quốc gia, quốc tế.

3. Giảm nhẹ thiên tai
Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai: bão, lụt, lũ quét, nước biển
dâng. Có kế hoạch và biện pháp thích hợp cho từng vùng, chủ động phòng chống hoặc
thích nghi, né tránh để giảm thiểu tổn thất.
4. Gắn với xoá đói giảm nghèo
Chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, nhất là những vùng
đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải
quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực
hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo vệ vững
chắc biên cương của Tổ quốc.
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI
1. Mục tiêu chung
Tạo một nền tảng khoa học kỹ thuật và hạ tầng thuỷ lợi tiên tiến phục vụ phát
triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng cường khả
năng cạnh tranh, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu, phục vụ đa mục tiêu, trong
đó ưu tiên cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội
bền vững, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, từng bước thích ứng với các biến
4


đổi kinh tế trong nước, thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu. Góp phần to lớn trong
triển khai thực hiện Nghị quyết của trung ương về vấn đề “Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn”
2. Một số mục tiêu cụ thể
a) Cấp nước
- Cấp đủ nguồn nước để khai thác 9,471 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có
5,752 triệu ha đất trồng cây hàng năm (riêng đất lúa 3,83 triệu ha), tiến tới bảo đảm
tưới chủ động cho 100% diện tích lúa 2 vụ (3,319 triệu ha).
- Tạo thành hệ thống thủy lợi phục vụ thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm 650.000 ha,
trong đó nuôi quảng canh cải tiến 350.000 ha, bán thâm canh 150.000 ha, thâm canh

150.000 ha. Tiến tới đảm bảo cấp và thoát nước chủ động cho khoảng 80% diện tích
nuôi thả thuỷ sản, phần lớn tập trung ở vùng ven biển ở đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long) và sản xuất muối (diện tích 14.500 ha, trong đó muối công
nghiệp 8.500 ha).
- Cấp nước sinh hoạt nông thôn với 100% dân có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ
sinh với mức ít nhất là 60 lít/người/ngày.
- Tạo nguồn cấp đủ nước cho phát triển công nghiệp với mức cấp từ 50-100
m3/ngày/ha xây dựng, và các đô thị với 100% dân được cấp với mức 180
lít/người/ngày (đô thị loại I), 165 lít/người/ngày (đô thị loại II), và 150 lít/người/ngày
(đô thị loại III, IV, V) .
- Duy trì lượng nước cho môi trường sinh thái trong các hệ thống thủy lợi ở mức
15%÷25% lượng nước dùng.
b) Tiêu thoát nước
Đảm bảo tiêu thoát nước ở những vùng thấp trũng phục vụ phát triển nông nghiệp
và các ngành kinh tế khác với tần suất đảm bảo 10%:
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ: tiêu cho nông nghiệp với tần suất đảm bảo 10%, nâng
cấp hệ thống tiêu để tiêu cho các khu công nghiệp, đô thị, dân cư tập trung.
- Vùng ven biển miền Trung: tiêu cho vụ hè thu và đầu vụ Đông xuân với tần suất
đảm bảo 10%.
- Vùng đồng bằng sông Cửu long: ở những vùng ngập nông đảm bảo tiêu với tần
suất 10%; ở những vùng ngập sâu tiêu cho vụ Hè Thu và đầu vụ Đông Xuân với tần
suất đảm bảo 10%.
c) Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai bão lụt, chủ động phòng
chống hoặc thích nghi, né tránh để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư.
Trên cơ sở thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 172/2007/QĐTTg ngày 16 tháng 11 năm 2007, các chỉ tiêu chống lũ chủ yếu gồm:
- Chống lũ chính vụ tại các lưu vực sông lớn ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ với tần
suất bảo đảm theo Quyết định đã được phê duyệt.
- Chủ động chống lũ tại các sông khác ở Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ, Tây
nguyên, đông Nam bộ để bảo vệ dân cư, sản xuất vụ hè thu và đông xuân với tần suất

từ 5÷10%.

5


- Hình thành được vùng an toàn lũ ở vùng ngập nông, đảm bảo các điều kiện thích
nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu của ĐBSCL. Đến năm 2010
kiểm soát được lũ lớn tương đương lũ năm 1961 trên dòng chính và lũ năm 2000 trong
nội đồng. Từ sau năm 2010 tiếp tục củng cố các hệ thống bờ bao và các công trình để
kiểm soát lũ ở mức độ cao hơn.
- Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo chống được mức nước triều tần suất 5%
ứng với gió bão cấp 9 (đến năm 2010) và cấp 10 (đến năm 2020). Đối với các tỉnh từ
Quảng Ninh đến Quảng nam phân cấp bảo vệ đê biển và cửa sông tuỳ theo từng đoạn
đê theo quyết định 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đảm bảo an toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông, bờ biển.
d) Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển bền vững,
chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước các lưu vực sông chính vào năm 2015 và tất cả
các lưu vực sông quốc gia vào năm 2020.
e) Nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ về nghiên cứu, quy hoạch,
thiết kế, xây dựng, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quản lý nguồn nước đạt
mức trung bình vào năm 2015 và mức trên trung bình của Châu Á vào năm 2020 và
thế giới năm 2030.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý thủy lợi
- Tăng cường công tác quy hoạch phát triển thuỷ lợi: Phối hợp với các Bộ, Ngành
để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông, các vùng kinh
tế, đáp ứng được nhu cầu nước cho sinh hoạt, các ngành kinh tế xã hội phát triển bền
vững.
- Xây dựng văn bản pháp lý: Phối hợp với các bộ ngành xây dựng Luật thủy lợi;
nghị định về tổ chức quản lý hệ thống công trình thủy lợi, nghị định sửa đổi bổ sung

một số điều của nghị định số143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi, các quyết định của Chính phủ về xã hội hóa công tác cấp nước, vệ sinh môi
trường nông thôn; Đồng thời hoàn thiện văn bản pháp luật khác như các thông tư liên
bộ, các quyết định của bộ trưởng, các hướng dẫn thi hành, các tiêu chuẩn quy chuẩn,
các cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng, huy động vốn...
- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi :
+ Thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn theo Nghị định số 01/2008/NĐ/CP của Chính phủ, thành lập
Chi Cục thủy lợi ở tất cả các tỉnh.
+ Củng cố và tăng cường năng lực BQLQH các lưu vực sông Hồng-Thái Bình,
sông Đồng Nai và sông Cửu Long, sông Cả, Srepok, Vũ Gia-Thu Bồn, tiểu ban quản
lý lưu vực sông Đáy, sông Cầu và thành lập mới các BQLQH: sông Mã, sông Hương,
Kone-Hà Thanh.
+ Tăng cường năng lực các Công ty khai thác công trình thuỷ lợi; hoàn thiện cơ
cấu tổ chức của các công ty theo luật doanh nghiệp, cải tiến công nghệ quản lý và cơ
chế hoạt động. Thành lập và xây dựng phương thức hoạt động của các tổ chức dùng
nước.
6


2. Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ thủy lợi
- Tài nguyên nước và bảo vệ môi trường: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, kết
cấu, vật liệu mới và các phần mềm tính toán tiên tiến trong điều tra, khảo sát, thiết kế,
đánh giá nguồn nước, dự báo nhu cầu nước và cân bằng nước, điều tiết dòng chảy,
khai thác thuỷ năng...
- Thuỷ nông cải tạo đất: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật hợp lý, tiên tiến để
khai thác hiệu quả nguồn nước ở vùng núi cao, vùng ven biển; Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn ở vùng núi, trung du, Tây nguyên...
- Chỉnh trị sông, phòng chống lũ lụt giảm nhẹ thiên tai: Nghiên cứu ứng dụng và

phát triển công nghệ và các phần mềm tính toán điều tiết lũ, nhận dạng lũ, lập quy
trình vận hành các hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp; Nghiên cứu diễn biến bồi xói lòng
sông, bờ sông; Nghiên cứu các giải pháp thích hợp kiểm soát lũ ở ĐBSCL, giảm nhẹ
thiên tai lũ lụt ở miền Trung; Dự báo, cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét và
tìm giải pháp bảo vệ dân cư và sản xuất.
- Thiết bị cơ khí thuỷ lợi: Nghiên cứu chế tạo, lắp đặt các loại bơm đa dạng; Ứng
dụng các thiết bị tiên tiến, hiện đại nạo vét kênh rạch các thiết bị lớn trong xây dựng;
Lắp đặt các hệ thống đo nước, vận hành tự động các hệ thống thuỷ nông từ xa; Chế tạo
các loại tuốc bin và thiết bị thuỷ điện nhỏ.
3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực
- Phát triển các ngành đào tạo mới, cải tiến nội dung chương trình đào tạo.
- Đào tạo cân đối, hợp lý về cơ cấu giữa cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán
bộ quản lý và công nhân lành nghề.
- Đào tạo theo nhiều hình thức: đào tạo lại, đào tạo trên đại học, sau đại học, chú
trọng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thực thi quy hoạch và quản lý công trình ở các
địa phương...
4. Đầu tư tập trung và xây dựng hoàn chỉnh từng hệ thống thủy lợi
- Xây dựng kế hoạch đầu tư: Lập danh mục công trình và thứ tự ưu tiên đầu tư xây
dựng; Xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho từng kế hoạch 5 năm và
từng năm, đặc biệt là lồng ghép các chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp,
phát triển nông thôn để phối hợp hỗ trợ, tránh đầu tư trùng lặp, nhằm phát huy hiệu
quả và đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước và từng
vùng, từng thời kỳ.
- Tập trung đầu tư cho các hệ thống thuỷ lợi hiện có: Tập trung đầu tư để nâng
cấp, hiện đại hoá công trình đầu mối, kênh mương, đầu tư dứt điểm cho từng hệ thống,
lắp đặt thiết bị điều khiển vận hành hiện đại để sớm phát huy năng lực thiết kế và nâng
cao thêm năng lực phục vụ.
- Khai thác tiềm năng của các công trình thuỷ lợi tạo nguồn thu cho phát triển
ngành: Đầu tư xây dựng các hệ thống thuỷ lợi mới ngoài đảm bảo ổn định và phục vụ
có hiệu quả cần chú trọng cả tính đa năng, thẩm mỹ, tạo mặt bằng và cảnh quan để có

thể tạo nguồn thu cho duy tu, quản lý vận hành công trình và phát triển ngành Thuỷ
lợi.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển, quản lý tài nguyên
nước và công trình thủy lợi để nâng cao trình độ, kinh nghiệm và áp dụng cho phát
triển và quản lý tài nguyên nước, quản lý thủy lợi quốc gia.
7


- Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, tài chính của các tổ chức
quốc tế (WB, ADB, JICA, DANIDA..) cho phát triển thuỷ lợi và bảo vệ nguồn nước.
6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng
Tiến tới xã hội hóa công tác thủy lợi và quản lý tài nguyên nước, cấp nước và vệ
sinh môi trường nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội,
đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng tham gia
quản lý tài nguyên nước và công trình thủy lợi.
7. Huy động vốn, nguồn lực
Phối hợp chặt chẽ với Bộ, Ngành liên quan xây dựng cơ chế huy động vốn phù
hợp với xu hướng phát triển và có hiệu quả nhằm huy động được mọi nguồn, từ nguồn
vốn Ngân sách nhà nước đến các nguồn vốn vay nước ngoài, các tổ chức cá nhân trong
và ngoài nước và của người dân ở các vùng hưởng lợi.
V. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình ưu tiên đến năm 2020 như sau:
1. Chương trình quy hoạch và quản lý nguồn nước của các sông và hệ thống thuỷ
lợi
+ Mục tiêu: Quản lý tốt nguồn nước của các lưu vực sông và hệ thống thuỷ lợi
bảo đảm các quá trình khai thác, sử dụng là hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự
phát triển của các ngành kinh tế-xã hội trước mắt không ảnh hưởng tới nhu cầu phát

triển lâu dài.
+ Nội dung
- Bổ sung, hoàn chỉnh và định kỳ rà soát, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi các lưu
vực sông, vùng lãnh thổ và hệ thống công trình thuỷ lợi.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý nguồn nước và công trình thủy lợi.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý thuỷ lợi và các Ban Quản lý quy hoạch lưu
vực sông. Củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý thuỷ lợi.
- Điều tra cơ bản nguồn nước.
+ Kế hoạch đầu tư
- Đến năm 2015: Bổ sung các quy hoạch thuỷ lợi các lưu vực sông, vùng lãnh thổ
và hệ thống công trình thuỷ lợi; Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý; Hoàn thiện bộ máy
quản lý thuỷ lợi và BQLQH các lưu vực sông; Điều tra cơ bản;
- Từ năm 2016-2020: Điều tra cơ bản; Tiếp tục bổ sung, định kỳ rà soát, điều
chỉnh quy hoạch. Thường xuyên củng cố, nâng cao năng lực quản lý.
2. Chương trình phát triển khoa học công nghệ
+ Mục tiêu: Tạo cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án xây dựng thủy lợi. Đưa tiềm lực và năng lực khoa học công nghệ thuỷ lợi năm
2015 đạt trình độ trung bình của Châu Á, năm 2020 và sau 2020 đào tạo đạt trình độ
trung bình tiên tiến ở Châu Á, có một số lĩnh vực đạt trình độ trung bình tiên tiến trên
thế giới.
+ Nội dung: Tập trung đánh giá chính xác nguồn nước; Xây dựng các chỉ tiêu
phát triển bền vững; Các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong xây dựng và
nâng cấp, hiện đại hoá các công trình; Các giải pháp khoa học công nghệ củng cố
đê điều, thoát lũ, vận hành hồ chứa, các biện pháp an toàn hồ đập, giám sát và cảnh
báo lũ lụt...
8


+ Kế hoạch đầu tư
- Đến năm 2015: Tập trung cho các nghiên cứu phục vụ đánh giá tài nguyên nước,

nâng cao hiệu quả của các hệ thống thuỷ lợi hiện có, cho thoát lũ, vận hành hồ chứa
chống lũ, an toàn công trình và điều hoà nước mùa kiệt...
- Từ năm 2016-2020: Tiếp tục các nghiên cứu của giai đoạn trước. Triển khai
nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và các biện pháp kỹ thuật tưới tiên tiến,
tiết kiệm nước; các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng công trình, các giải pháp
đo đạc trong hệ thống và quản lý từ xa; Xây dựng các chỉ tiêu phát triển bền vững;
3. Chương trình phát triển nguồn nhân lực
+ Mục tiêu: Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có năng lực
tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phát triển
và bảo vệ nguồn nước, phân bố hợp lý theo nhu cầu của các địa phương.
+ Nội dung: Đào tạo hàng năm trong nước:
Dậy nghề (người)
Đại học (người)
Sau đại học (người)
Năm
Bồi dưỡng
CNKT Trung cấp Cao đẳng Đại học
Thạc sỹ
Tiến sỹ
ngắn hạn
2015
6000
5000
1500
3000-5000 180-300
15-50
700
2020
8000
7000

2000
4000-6000 300-500
50-80
900
Đào tạo hàng năm ở nước ngoài:
Trình độ
Năm 2015 (người)
Năm 2020 (người)
Đại học
10
20
Thạc sỹ
50
100
Tiến sỹ
10
20
- Tăng cường năng lực nghiên cứu, tính toán,quy hoạch và thiết kế, xây dựng và
quản lý.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ các bộ quản lý và cán bộ thực thi quy hoạch
phát triển thuỷ lợi ở các địa phương.
4. Chương trình nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi
+ Mục tiêu: Nâng cao độ ổn định, giảm tổn thất, tiết kiệm nước, nâng cao hiệu
quả cấp nước của các hệ thống công trình hiện có.
+ Nội dung: Đánh giá thực trạng công trình và công tác quản lý; Nghiên cứu và
đầu tư thực hiện các giải pháp kỹ thuật sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa công trình;
Nâng cao năng lực quản lý các hệ thống.
+ Kế hoạch đầu tư:
- Đến năm 2015: Đánh giá thực trạng các hệ thống công trình hiện có, nghiên cứu
giải pháp nâng cấp, hiện đại hóa; Đầu tư nâng cấp hiện đại hóa các hệ thống quan

trọng, ưu tiên (khoảng 65% số hệ thống). Đảm bảo phát huy được trên 90% năng lực
thiết kế, đạt hiệu suất từ 0,65-0,7.
- Từ năm 2016-2020: Tiếp tục đầu tư, cơ bản hoàn thành chương trình nâng cấp,
hiện đại hóa các hệ thông công trình thuỷ lợi. Đảm bảo phát huy 95% năng lực thiết kế
của công trình, với hiệu suất hệ thống khoảng 0,7-0,75.
5. Chương trình nâng cấp và phát triển hồ chứa lớn lợi dụng tổng hợp
+ Mục tiêu: Nâng cấp các hồ chứa đã có, xây dựng mới các hồ chứa lớn lợi dụng
tổng hợp bảo đảm cấp nước, chống lũ, phát điện, duy trì môi trường sinh thái hạ du
nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng do phát triển dân sinh, kinh tế và thích
nghi với biến đổi khí hậu.
+ Nội dung: Nâng cấp các hồ chứa đã xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội trong giai đoạn mới và đảm bảo an toàn trong mùa lũ. Xây dựng mới các hồ
9


chứa lợi dụng tổng hợp theo thứ tự ưu tiên đảm bảo nhu cầu sử dụng nước, phát điện
và chống lũ trong từng giai đoạn phát triển: 2010, 2020 và sau năm 2020.
+ Kế hoạch đầu tư
- Đến năm 2015: hoàn chỉnh các hồ chứa đã có nhất là các công trình Cửa Đạt, Tả
Trạch, Nước Trong, Định Bình. Đầu tư xây dựng các công trình: Bản Mòng, Bản Lải.
- Từ năm 2016-2020: Tiếp tục hoàn thành các công trình được đầu tư xây dựng ở
giai đoạn trước; Tiếp tục đầu tư xây dựng mới các công trình đã chuẩn bị đầy đủ các
thủ tục và cân đối được ngân sách.
6. Chương trình phát triển thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông - lâm
- ngư nghiệp - nông thôn và chương trình “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
+ Mục tiêu: Phát triển hạ tầng cơ sở thủy lợi nhằm đáp ứng nhu cầu nước phục vụ yêu
cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông -Lâm- Ngư nghiệp- Nông thôn và chương trình
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” theo Nghị quyết của Trung ương.
+ Nội dung: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thuỷ lợi phục vụ
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp-nông thôn; Đầu tư xây dựng các công trình cấp

thoát nước ở từng vùng; Bố trí nguồn nhân lực hợp lý để khai thác tốt các vùng có
công trình cấp thoát nước. Gồm cả các tiểu chương trình phát triển nguồn nước để phát
triển thủy sản, sản xuất muối, đa dạng hóa cây trồng và phát triển cấp nước cho các
loại cây trồng cạn như: mía, bông, cà phê, chè, cây ăn quả…
+ Kế hoạch đầu tư
- Đến năm 2015: Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch; Hoàn chỉnh, nâng cấp các
công trình hiện có; Xây dựng các công trình mới trong đó ưu tiên các vùng nuôi trồng
thủy sản, sản xuất muối, mía, bông tập trung.
- Từ năm 2016-2020: Tiếp tục phát triển cấp nước cho các vùng thủy sản, sản xuất
muối, hải đảo và vùng cây công nghiệp như cà phê, chè, cây ăn quả.
7. Chương trình phát triển thuỷ lợi, thủy điện nhỏ miền núi
+ Mục tiêu: Tạo nguồn nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
vùng núi, nhất là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với chương trình xoá
đói giảm nghèo, ổn định dân cư, an ninh chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.
+ Nội dung: Điều tra đánh giá tình hình dân sinh, sản xuất, nguồn đất, nguồn nước
và khả năng khai thác, hiện trạng thuỷ lợi, tình trạng hạn, lũ và xác định những vấn đề
cần đầu tư giải quyết ở từng vùng; Nghiên cứu đề xuất và đầu tư phát triển các giải
pháp thuỷ lợi phù hợp ở từng vùng.
+ Kế hoạch đầu tư
- Đến năm 2015: Tập trung cho điều tra đánh giá thực trạng, xây dựng quy hoạch
phát triển thuỷ lợi, thủy điện nhỏ miền núi; Đầu tư xây dựng các công trình ưu tiên cho
các vùng ưu tiên theo quy hoạch.
- Từ năm 2016-2020: Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thuỷ lợi, thủy điện
nhỏ đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.
8. Chương trình phòng chống giảm nhẹ thiên tai
+ Mục tiêu: Nâng cao mức bảo đảm chống lũ của các hệ thống công trình chống lũ
ở đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ. Tăng cường các giải pháp phi công trình và các
giải pháp công trình để giảm nhẹ thiệt hại do bão lũ gây ra ở các vùng Nam Trung bộ,
ĐBSCL, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.
+ Nội dung: Trên cơ sở thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ

thiên tai đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần: Điều tra đánh
giá diễn biến thiên tai bão lũ, lũ quét, tổn thất do lũ bão gây ra và khả năng phòng
chống lũ hiện tại; Xây dựng bản đồ ngập lụt, nghiên cứu và triển khai các giải pháp
10


phòng chống lũ bão thích hợp cho từng vùng; Hoàn thiện và nâng cao năng lực tổ chức
chỉ đạo phòng chống lũ, dự báo, cảnh báo lũ. Gồm các tiểu chương trình:
- Củng cố nâng cao mức bảo đảm chống lũ của các hệ thống công trình chống lũ ở
đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
- Hoàn chỉnh, củng cố để nâng cao mức bảo đảm của các hệ thống đê biển.
- Phát triển các giải pháp phi công trình để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai bão lũ
cho vùng Duyên hải Miền Trung.
- Phát triển tổng hợp các giải pháp công trình và phi công trình để phòng tránh
giảm nhẹ thiên tai bão lũ ở vùng ĐBSCL.
- Phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra ở miền núi.
+ Kế hoạch đầu tư
- Đến năm 2015: Điều tra, đánh giá lũ và các giải pháp phòng chống lũ, xây dựng
bản đồ ngập lụt. Củng cố các hệ thống công trình chống lũ hiện có.
- Từ năm 2016-2020: Tiếp tục đầu tư, hoàn chỉnh các giải pháp phòng chống lũ
cho vùng duyên hải Miền Trung và ĐBSCL.
9. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
+ Mục tiêu: Tăng cường sức khoẻ cho dân cư, nâng cao điều kiện sống và giảm
tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.
+ Nội dung: Điều tra, đánh giá nguồn nước, khả năng khai thác và sử dụng cho
mục đích sinh hoạt; Lập quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
nghiên cứu đề xuất công nghệ và các giải pháp cấp nước thích hợp; Xây dựng kế
hoạch quản lý, bảo vệ nguồn nước; Triển khai công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông; Cải cách tổ chức, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tư, tăng cường năng lực
quản lý ở các cấp; Xây dựng các văn bản pháp lý có liên quan.

+ Kế hoạch đầu tư
- Đến năm 2015: Điều tra, đánh giá nguồn nước; Xây dựng quy hoạch cấp nước;
Xây dựng văn bản pháp quy; Thực hiện thí điểm ở 15 tỉnh và mở rộng ra các tỉnh
khác; Đảm bảo 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với mức cấp 60
lít/người/ngày; 70% gia đình có hố xí hợp vệ sinh.
- Từ năm 2016-2020: Tiếp tục thực hiện tại các tỉnh còn lại, năm 2020 đảm bảo
100% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với mức tối thiểu 60 lít/người/ngày;
100% gia đình có hố xí hợp vệ sinh. Kiện toàn các tổ chức, cá nhân quản lý công trình
sau đầu tư.
10. Chương trình phát triển thuỷ lợi thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu
+ Mục tiêu: Bảo vệ dân cư và phục vụ phát triển kinh tế -xã hội trong điều kiện
biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Nội dung: Điều tra đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến phát
triển nguồn nước và môi trường Việt nam, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
trong những năm 2020, 2030, 2050, và 2100 và đề ra các giải pháp khắc phục, thích
nghi theo các kịch bản tương ứng với từng giai đoạn.
+ Kế hoạch đầu tư
- Đến năm 2015: nghiên cứu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến
phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.
- Từ năm 2016-2020: nghiên cứu những giải pháp thuỷ lợi nhằm đảm bảo an toàn
dân cư và phát triển nông lâm ngư nghiệp ở những vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu toàn cầu, theo các kịch bản ứng với các giai đoạn 2020, 2030, 2050 và 2100.

11


Vốn đầu tư thực hiện các chương trình
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10

Chương trình ưu tiên
Quy hoạch và quản lý nguồn nước của các sông và
hệ thống thuỷ lợi
Phát triển khoa học công nghệ
Phát triển nguồn nhân lực
Nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi
Nâng cấp và phát triển hồ chứa lớn lợi dụng tổng
hợp
Phát triển thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông - lâm - ngư nghiệp - nông thôn
Phát triển thuỷ lợi, thủy điện nhỏ miền núi
Phòng chống giảm nhẹ thiên tai
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Phát triển thuỷ lợi thích ứng với biến đổi khí hậu
toàn cầu
Tổng cộng

Đến 2015
(tỷ đồng)

2016 – 2020

(tỷ đồng)

300

600

300
100
13 000

500
200
24 000

25 000

30 000

16 000

27 000

4 000
6 000
15 000

8 000
9 000
20 000


300

700

80 000

120 000

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện
Chiến lược phát triển thuỷ lợi giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, cụ
thể:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện Chiến lược; làm đầu
mối quốc gia liên hệ với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này.
- Trên cơ sở các chương trình ban hành kèm theo quyết định này, xây dựng các
đề án, kế hoạch hành động cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, phân định
nhiệm vụ cho các ngành và địa phương thực hiện.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; định kỳ hàng năm, 5 năm
sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ việc
điều chỉnh nội dung, giải pháp trong Chiến lược cho phù hợp.
2. Các Bộ, các ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách
nhiệm thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược liên quan
đến Bộ, ngành, địa phương mình có hiệu quả.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn tài trợ khác để thực hiện
có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực
hiện các nội dung của Chiến lược; lồng ghép các nội dung trên vào quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả

thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12



×