Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tác động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến nhóm người cao tuổi ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.38 KB, 17 trang )

DANH SÁCH NHÓM 9
1. Vũ Thị Hằng - Nhóm trưởng
2. Trương Mạn Ngọc
3. Nguyễn Thị Thu Thảo
4. Nguyễn Thị Hạnh
5. Nguyễn Thị Yến Ngọc
6. Nguyễn Công Tú
7. Nguyễn Thanh Hiền
8. Doãn Thu Hà
9. Đặng Thị Mai
10.Đặng Văn Lương

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá,
đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, kết hợp chặt chẽ công tác đối ngoại Đảng,
ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, trong những năm qua quan hệ của
Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (TCPCPNN) ngày càng
được mở rộng. Mối quan hệ này đã góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu
biết sâu sắc hơn về đất nước con người Việt Nam, thúc đẩy hợp tác với nhân dân
thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời bằng
những dự án thiết thực và hiệu quả khắc phục khó khăn, tăng cường xoá đói
giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đào tạo và nâng cao năng lực
cán bộ và người dân tại các vùng dự án.


Thực tiễn cho thấy, từ khi nước ta thực hiện đổi mới nền kinh tế đất nước
từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) thì sự
phát triển các hoạt động của các TCPCPNN ngày càng sôi nổi và khởi sắc cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu. Có thể nói các tổ chức phi chính phủ (TCPCP) đã trở
thành nhân tố quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực cứu trợ
nhân đạo và phát triển xã hội. Cùng với nhiều hình thức quan hệ hợp tác, đầu tư
nước ngoài, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài chủ yếu
dưới dạng hỗ trợ, tài trợ trên nhiều lĩnh vực ngày càng tăng. Những hoạt động
trong các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng
chống thiên tai, khám chữa bệnh tăng cường cơ sở vật chất cho các Bệnh viện,
cho các trường học nhằm hỗ trợ công tác giáo dục, đào tạo, các dự án về môi
trường, các chương trình nhân đạo giúp trẻ mồ côi, người già không nơi nương
tựa của các TCPCPNN đã thiết thực tạo thêm công ăn việc làm, kinh nghiệm,
giúp ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, nhóm em chọn đề
tài “Tác động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến nhóm người cao
tuổi tại Việt Nam” làm đề tài bài tập nhóm của mình.

3


NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt

Nam
1 Khái niệm
Tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài là những tổ chức được thành lập ở
các quốc gia khác tham gia hoạt động cứu trợ và phát triển tại nước ta, trên cơ sở

tự nguyện và không vì mục đích lợi nhuận.
2 Hình thức hoạt động
- Các quỹ văn hóa xã hội.
Các quỹ văn hóa xã hội thường được gọi là Foundation (tiếng Anh) hoặc
Fondation (tiếng Pháp) hoặc Stiftung (tiếng Đức). Đây là loại hình tổ chức phi
chính phủ thường không trực tiếp triển khai các dự án viện trợ nhân đạo hoặc
các dự án phát triển kiến trúc thượng tầng về chính trị, văn hóa, giáo dục, thúc
đẩy các cải cách về thể chế và đào tạo phát triển con người, thúc đẩy tư nhân
hóa.
- Các tổ chức từ thiện tôn giáo
Các tổ chức từ thiện phi chính phủ có nguồn gốc tôn giáo ra đời sớm và
thường gắn với công việc truyền giáo. Lúc đầu họ coi việc truyền đạo, cải giáo
là chính, sau chuyển dần sang coi trọng cả việc truyền đạo và chăm lo đời sống
của giáo dân. Đến nay phần lớn các tổ chức này lấy việc phát triền cộng đồng
giáo dân để làm việc đạo, sửa sang nhà thờ, truyền đạo. Các tổ chức phi chính
phủ từ thiện tôn giáo chiếm một phần ba số tổ chức phi chính phủ nước ngoài
đang hoạt động ở Việt Nam.
3 Phương thức viện trợ
- Đồng tài trợ: Chính phủ sẽ cung cấp tiền cho các dự án của Tổ chức phi chính
phủ với điều kiện tổ chức phi chính phủ đó phải có ngân sách của mình để tham
gia dự án đó.
- Vốn đối ứng: bên viện trợ đòi hỏi đối tượng được viện trợ có vốn đối ứng trong
một số dự án nhất định (cơ sở hạ tầng như đường, cầu, xử lý nước thải, trồng
rừng,...). Tỷ lệ đối ứng linh hoạt, tăng cường yếu tố phát triển bền vững cho dự
án.
- Dự án.
4


+ Dự án phát triển nông thôn tổng hợp mang tính cộng đồng trên quy mô

huyện hay cụm xã.
Mục tiêu chung của dự án này là giải quyết đồng bộ các khó khăn kinh tếxã hội, giúp khu vực đó tự phát triển bền vững sau khi các tổ chức phi chính
nước ngừng tài trợ.
Nguyên tắc chung: địa phương phải chủ động trong việc tìm ra những vấn
đề cấp bách cần giải quyết và có những giải pháp cụ thể.
+ Dự án chuyên ngành mang tính cộng đồng ở đơn vị huyện hay cụm xã:
được thực hiện khá rộng rãi trên lĩnh vực y tế như chăm sóc sức khỏe ban đầu,
chống suy dinh dưỡng, cung cấp các thiết bị y tế cho bệnh viện huyện, các
phòng khám đa khoa và các trạm xá xã; đào tạo cán bộ y tế cấp cơ sở.
+ Dự án giải quyết việc làm cho thanh niên
Mục tiêu chung: cấp lương thực cho người lao động ở những vùng khó
khăn để họ thoát nghèo, nhằm giúp những người hồi hương, người nghèo chủ
động hơn trong việc sản xuất nông nghiệp, nhất là những vùng đông dân, độc
canh lúa, hạn hán kéo dài hoặc bị thiệt hại quá nặng nề do bão lũ.
+ Dự án dạy nghề cho thanh niên: thường được thực hiện tại các đô thị,
nơi dân cư đông đúc, có nhiều thanh niên không có việc làm, thu nhập thấp,
người khuyết tật.
Mục tiêu chung: trang bị kiến thức về một nghề nghiệp nhất định cho
người tìm việc để giúp họ có cơ hội tìm việc làm và tăng thu nhập.
+ Các dự án cho vay vốn ngân hàng
Dự án này đang được nhiều tổ chức phi chính phủ thực hiện vì với một số
vốn không lớn mà có thể giúp được nhiều người nghèo trong thời gian dài.
+ Dự án sản xuất hàng hóa.
Nguyên tắc chung: tiếp cận thị trường, bỏ vốn ra đào tạo, dùng nguyên
liệu và lao động tại chỗ để sản xuất hàng hóa và tạo điều kiện để bán hàng.
Mục tiêu chung: chuyển giao công nghệ, dạy nghề thích hợp và tăng thu nhập.
+ Dự án giúp phát triển các doanh nghiệp
Mục đích: hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế tư nhân, mở các lớp đào tạo về quản
trị kinh doanh và hỗ trợ vốn cho thanh niên, kể cả người nghèo không có việc
làm, thiếu vốn và những người có vốn nhỏ nhưng thiếu kinh nghiệm kinh doanh

và cần vốn lớn để mở rộng sản xuất.
- Quyên góp vật chất.
5


Thường là trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đồ chơi cho trẻ em, chân
tay giả và xe lăn cho những người khuyết tật.
Mục tiêu chung: khắc phục tình trạng quá thiếu thốn dụng cụ y tế, thuốc
chữa bệnh, lương thực, thực phẩm cho những vùng nghèo hoặc bị thiên tai tàn
phá nặng nề.
- Tăng cường năng lực.
Là phương thức viện trợ nhằm giúp các cơ quan, tổ chức và cán bộ của
Việt Nam tăng cường khả năng tổ chức, quản lý điều hành và phát triển.
- Người tình nguyện
Người tình nguyện này được các tổ chức phi chính phủ tuyển chọn từ các
quốc gia trên cơ sở tự nguyện sang giúp Việt Nam.
II.

Tác động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến nhóm người
cao tuổi tại Việt Nam
Theo Báo cáo về tình hình hợp tác với các TCPCPNN tại Việt Nam giai

đoạn 2003- 2013: năm 2003 số lượng các TCPCPNN là 540 tổ chức và giá trị
viện trợ là 102 triệu USD, đến năm 2013 số lượng các TCPCPNN đã tăng lên là
990 tổ chức và giá trị viện trợ là trên 314 triệu USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, các tổ chức PCPNN đăng ký hoạt động tại
Việt Nam các hoạt động phù hợp với định hướng ưu tiên của Việt Nam trong
phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thiết thực vào công cuộc giảm nghèo, phát
triển nguồn nhân lực, ứng phó với thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh, ...
Bên cạnh hiệu quả về kinh tế-xã hội, hoạt động của các tổ chức đã đóng góp

đáng kể vào việc nâng cao hiểu biết và mở rộng quan hệ hữu nghị giữa Việt
Nam với bạn bè quốc tế. Theo thống kê chưa đầy đủ của Cơ quan thường trực,
giá trị viện trợ giải ngân của các tổ chức PCPNN cho Việt Nam trong 6 tháng
đầu năm 2016 khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 114,8 triệu đô la Mỹ (6
tháng năm 2015 đạt 105,5 triệu đô la Mỹ). Dự báo, viện trợ PCPNN năm 2016
tiếp tục duy trì ở mức tương đương so với năm 2015.
Tại nước ta, hoạt động của các tổ chức PCPNN đã có sự ảnh hưởng tích
cực đốivới nhóm người cao tuổi (NCT), hầu hết là các hoạt động viện trợ, trợ
6


giúp nhà ở, cung cấp lương thực, đồ dùng thiết yếu và chăm sóc sức khỏe cho
NCT.
1. Trong việc hỗ trợ lương thực, nhà ở, các đồ dùng thiết yếu nhằm xóa
đói giảm nghèo cho người cao tuổi, các TCPCP tập trung vào các cuộc cứu trợ
nhân đạo cho các vùng khó khăn, gặp thiên tai lũ lụt trong tài trợ cho người già
không có nơi nương tựa, người cao tuổi trong các viện dưỡng lão bằng các hành
động thiết thực như: trợ giúp lương thực, thực phẩm: gạo, bánh kẹo, dầu ăn, đài
radio, sâm, dầu gió; xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa,... nhằm xóa đói giảm
nghèo, giúp họ có được căn nhà vững chắc chống chọi với thời tiết khắc nghiệt
mưa nắng bão tố, đem lại niềm hạnh phúc, sẻ chia cho người cao tuổi trên khắp
đất nước Việt Nam.
Điển hình như một số tổ chức:
* DFRO (Dreams Fulfilled Relief Organization): Tổ chức từ thiện Phi
Chính Phủ Canada – Với tên tiếng việt “Tổ chức trợ giúp trọn vẹn ước mơ”
(1) DFRO tổ chức chương trình “Mùa xuân vẫn đến 2014” tại 3 trại
phong: trại Ba Sao – Hà Nam vào ngày 05/01/2014, trại Bến Sắn – Bình Dương
vào ngày 26/01/2014 và trại Eana – Đắk Lắk vào ngày 13/02/2014,
- Tại trại Ba Sao DFRO đã tiến hành tặng quà cho bệnh nhân với mỗi quà
tăng trị giá 300.000 VND/ 1 phần quà/ 1 bệnh nhân (bao gồm lì xì (100.000

VND/ 1 bệnh nhân), radio (200.000 VND/1 chiếc/ 1 bệnh nhân), với số tiền là
25.500.000 VND.
- Tại trại Bến Sắn Tổ chức DFRO đã tặng quà cho 150 bệnh nhân nằm liệt
giường, 225 bênh nhân đi lại những phần quà với tổng số tiền là : 60.750.000
VND. Trong đó: Mỗi bệnh nhân nằm liệt giường nhận được 1 phần quà trị giá
330.000 VND, bao gồm: 1 chai dầu gió xanh, sâm cao ly, xà bông tắm, kẹo
chocolate – được mang về từ Canada; đối với bệnh nhân đi lại được, mỗi bệnh
nhân nhận được phần quà trị giá 50.000 VND,

gồm (lì xì 20.000 VND,

chocolate).
(2) Ngày 15/4/2015, DFRO tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho
bệnh nhân tại trại phong Sóc Trăng. Trại phong Sóc Trăng hiện đang theo dõi và
7


điều trị cho 60 bệnh nhân, đa số các bệnh nhân đều cao tuổi. DFRO tặng quà
cho những bệnh nhân tại trại phong với tiền mặt là 250.000 VND/ 1 bệnh nhân
và quà tặng là 250.000 VND/ 1 phần quà/ 1 bệnh nhân (phần quà gồm 10kg gạo,
½ thùng mì gói, và 1 lít dầu ăn). Với tổng số tiền là 35.130.000 VND.
* Sự tham gia hỗ trợ kinh phí theo chương trình viện trợ không hoàn lại
dành cho địa phương của Đại sứ quán Nhật Bản (GGP)
Chương trình viện trợ không hoàn lại dành cho địa phương (Grant
Asistance for Grassroots Human Security Projects - GGP) là chương trình được
bắt đầu thực hiện vào năm 1989, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nước
phát triển. Các cơ quan ngoại giao Nhật Bản tại nước sở tại là trung tâm thực
hiện viện trợ cho các dự án quy mô tương đối nhỏ (trên nguyên tắc là dự án dưới
10 triệu Yên Nhật) do các chính quyền địa phương, cơ quan giáo dục – y tế, tổ
chức phi chính phủ (NGO) quốc tế và trong nước hoạt động ở các nước đang

phát triển
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhận số vốn tài trợ lên đến tổng vốn tài
trợ lên đến 13,128,781 USD để tiến hành 164 dự án trên 26 tỉnh thành phía Nam
từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào Nam ở một số lĩnh vực như phúc lợi xã hội (hỗ trợ
người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em đường phố), cơ sở hạ tầng (xây dựng cầu
đường, nông thôn), môi trường (cung cấp nước, xử lý rác) hay lĩnh vực phòng
chống thiên tai…
* Năm 2006 đã có thêm 5 tổ chức đăng ký hoạt động và cam kết tài trợ
cho Hà Tĩnh, đó là Incota (Đức), ICCO (Hà Lan), ORBIS (Mỹ), Netherland
red cross (Hà Lan), Sasakawa Peace Foundation (Nhật Bản) với các lĩnh vực
như: hỗ trợ xây dựng nhà khuyết tật, phát triển nông thông, hỗ trợ người nghèo,
hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, nâng cấp khám chữa bệnh mắt cho người cao tuổi,...
* Caritas Việt Nam (tên đầy đủ: Ủy ban Bác ái Xã hội - Caritas Việt
Nam) là một tổ chức bác ái, từ thiện của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Tổ
chức này do Ủy ban Bác ái Xã hội, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
điều hành, và là thành viên của Caritas Quốc tế.
8


Tại Hải Phòng, Caritas Hải Phòng hàng năm vẫn cố gắng thực hiện
chương trình hỗ trợ xây dựng những ngôi nhà nghĩa tình, mang lại sự ổn định
cuộc sống cho những người nghèo khó, giúp họ có được căn nhà vững chắc
chống chọi với thời tiết khắc nghiệt mưa nắng bão tố.
Gia đình hai cụ Giuse Vũ Ngọc Hiển và Maria Nguyễn Thị Ngần (80 tuổi,
sinh quán tại Giáo xứ Xâm Bồ), không có được một mái nhà, phải đi ở nhờ tại
một ngôi đình làng qua ngày đoạn tháng, trong cảnh già nua và nghèo túng. Ưu
tư đó đã được thực hiện khi Cha Gioan B. Vũ Văn Kiện - Giám đốc Caritas Hải
Phòng và Cha Giuse Phạm Cao Đỉnh - Chính xứ Xâm Bồ kêu gọi những tấm
lòng hảo tâm chung tay trong Đêm nhạc từ thiện “Đức Maria - Mẹ của lòng
thương xót”, để xây dựng cho hai cụ một ngôi nhà mới. Ngôi nhà tuy không lớn

về diện tích, nhưng khá khang trang và đong đầy nghĩa tình của Quý vị ân nhân
Caritas, Cha xứ và cộng đoàn Giáo xứ Xâm Bồ, Quý chính quyền địa phương…
Cụ ông Giuse Vũ Ngọc Hiển xúc động tâm sự trong ngày khánh thành ngôi nhà
mới: “Gia đình con vẫn chưa thể tin lại có được ngôi nhà đẹp như thế này. Tạ
ơn Chúa, cám ơn Quý Cha, Quý ân nhân và mọi người đã giúp đỡ chúng con,
chúng con càng cảm thấy vui hơn khi có được mái ấm tình người trong lúc tuổi
đã xế chiều.”
Gia đình ông Nguyễn Văn Nhất (48 tuổi, ở phường Thượng Lý) cũng là
một trong những hoàn cảnh đáng thương. Ông bị mù bẩm sinh, cuộc sống hoàn
toàn cậy nhờ vào sự chăm sóc của một người anh tuổi đã cao, sức đã yếu. Hai
anh em ông sinh sống trong một ngôi nhà cũ đã xuống cấp nặng, mái nhà có
nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Qua cầu nối của Hội người mù quận Hồng Bàng,
Caritas Hải Phòng và một số nhà hảo tâm là Phật tử, Quý vị ân nhân đã chung
tay cộng tác giúp cho ông có một ngôi nhà mới khang trang, được khánh thành
dịp đầu tháng 8 vừa qua. Ngày khánh thành, đông đảo các đoàn thể và bà con
hàng xóm đã đến chung vui với ông có được một món quà vượt quá sự mong
đợi này, bầu khí thật đầm ấm và yêu thương, gắn kết tình con người, tình đồng
loại.
9


* Tổ chức KFHI là một tổ chức Phi chính phủ của Hàn Quốc, được thành
lập và hoạt động với tiêu chí hỗ trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận,
mong muốn được đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tổ chức KFHI được Uỷ Ban công tác
về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực
phát triển cộng đồng và đào tạo nghề. Trong 6 tháng đầu năm 2012, KHFI đã
tặng trên 4 tấn gạo và dành tặng 8.050 USD (169,1 triệu đồng) hỗ trợ xây dựng
nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho người cao tuổi tại tỉnh Vĩnh Phúc.
* Công ty Bảo hiểm nhân thọ Hanwha Life (Hàn Quốc) cùng Liên hiệp

các tổ chức hữu nghị tỉnh Long An phối hợp với UBND huyện Thanh Hóa đã tổ
chức Lễ khánh thành và bàn giao 10 căn nhà tình thương thuộc Dự án “Làng
Hữu nghị Việt- Hàn”cho người có thu nhập thấp trên địa bàn huyện Thạch Hóa.
Dự án xây dựng 40 căn nhà tình thương giai đoạn 2014 được thực hiện tại 6 tỉnh
phía Nam (Cà Mau, Kiên Giang, Vĩnh Long, Long An, Bình Định và Đăk Lăk)
với tổng vốn đầu tư 64.000 USD do Công ty Hanwha Life tài trợ; trong đó Long
An được tài trợ 10 căn nhà, mỗi căn trị giá 1.600 đô la Mỹ. Đây là dự án rất có ý
nghĩa về mặt xã hội và đầy tính nhân văn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình khó
khăn vươn lên để thoát nghèo và ổn định cuộc sống lâu dài, đặc biệt giúp cho
người già, người khuyết tật có được nhà ở ổn định.
* Tổ chức Soldier’s Heart (SHI) - Tổ chức Trái tim người lính, một tổ
chức phi chính phủ Mỹ hoạt động hướng tới hàn gắn hậu quả chiến tranh cho cá
nhân, cộng đồng và các quốc gia. Với mục tiêu hướng tới hàn gắn hậu quả chiến
tranh, năm 2000, SHI đã đến Việt Nam. Kể từ đó, mỗi năm, SHI đều đưa các
đoàn gồm các cựu chiến binh Mỹ với vợ/chồng, con và các cháu mồ côi, thanh
niên Mỹ, các nhà giáo dục, chuyên gia y tế, các nhà hoạt động hòa bình và
những đối tượng khác tới Việt Nam để hàn gắn hậu quả chiến tranh, thúc đẩy
quá trình hòa giải thông qua các hoạt động văn hóa. Trong các chuyến đi, các
đoàn cũng thực hiện các hoạt động nhân đạo góp phần khắc phục những thiệt hại
do chiến tranh gây ra trong lĩnh vực môi trường. Mỗi chuyến đi, mỗi sự trải
nghiệm đã đem đến tinh thần lạc quan về cuộc sống cho các thành viên trong
10


đoàn và niềm tin ấy cũng được truyền lại cho các cá nhân, các cựu chiến binh tại
Mỹ. Bên cạnh đó, SHI luôn luôn nỗ lực nhằm hỗ trợ cựu chiến binh Việt Nam bị
ảnh hưởng bởi chiến tranh chống Mỹ thông qua các chương trình hỗ trợ về cơ sở
vật chất, hỗ trợ về y tế cho các nạn nhân chất độc da cam, trẻ mồ côi và hỗ trợ
nhà tình thương.
Sáng 22/9/2013, Tổ chức Trái tim người lính (SHI) phối hợp với Phòng

Lao động thương binh xã hội huyện Phù Cừ và chính quyền xã Nguyên Hòa tổ
chức Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa cho bà Bùi Thị Đạt, một gia đình có hoàn
cảnh khó khăn tại xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Gia đình bà
Bùi Thị Đạt có hoàn cảnh rất khó khăn. Vợ chồng bà Đạt tuổi cao sức yếu;
chồng bà Đạt mắc chứng tâm thần. Cả hai vợ chồng không có nguồn thu nhập
nào khác ngoài nguồn hỗ trợ hạn hẹp của địa phương. Căn nhà của hai vợ chồng
bà Đạt đã xuống cấp nghiêm trọng từ nhiều năm nay. Ngôi nhà tình nghĩa được
xây dựng với tổng kinh phí là 60 triệu đồng do một cựu chiến binh Mỹ từng
tham chiến tại chiến trường Việt Nam đóng góp. Sau khi trở về quê hương ông
bị ám ảnh dằn vặt về việc đã tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt
Nam. Do đó, ông muốn đóng góp một phần nào đó để bù đắp lại những đau
thương mà ông và các chiến binh Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
2. Trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, cứu trợ y tế
Những năm qua ngành y tế Việt Nam ghi nhận vai trò và đóng góp to lớn
của các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần
nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam. Trong 6 tháng
đầu năm 2010, y tế là lĩnh vực được các TCPCPNN đầu tư nhiều nhất (trên 47
triệu USD, chiếm 34,5% tổng giá trị viện trợ giải ngân cho Việt Nam trong kỳ).
Hỗ trợ của các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã góp
phần bổ sung nguồn lực tài chính và kỹ thuật cho ngành y tế và cho các địa
phương trong việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ngành y tế qua từng giai
đoạn. Đồng thời, góp phần cải thiện các chỉ số sức khỏe của người dân Việt
Nam như tuổi thọ trung bình tăng, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, tỷ lệ suy
11


dinh dưỡng được cải thiện, đặc biệt là đối với nhóm người cao tuổi, các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuồi.
Các tổ chức phi chính phủ đã có các chương trình, dự án về chăm sóc sức

khỏe cho nhóm người cao tuổi như:
-

Chương trình “Mang mắt sáng cho người cao tuổi”;
Chương trình phẫu thuật thay thủy tinh thể miễn phí cho đối tượng chính

-

sách, người nghèo, người già;
Dự án “Ánh sáng cho trẻ em và người lớn tuổi tại Đồng Bằng Sông Cửu

-

Long”;
Tặng kính lão cho người già,
Tặng xe lăn, xe lắc, giường chống lở loét cho các bệnh nhân phong là

-

người cao tuổi;
Hợp tác với Viện Y Dược học dân tộc để phát triển thuốc nam, luyện tập

-

dưỡng sinh chống lão hóa;
Cung cấp dịch vụ chăm sóc tận nhà cho người cao tuổi.
...
Một số chương trình, dự án chăm sóc sức khỏe cho nhóm người cao tuổi

của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có thể kể như:

* Quỹ Ôxtrâylia vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương
(Australian Foundation for the People of Asia and the Pacific (AFAP)) bắt
đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1989 và là tổ chức phi chính phủ Ôxtrâylia
đầu tiên được chính phủ Việt Nam cho phép mở văn phòng đại diện tại Hà Nội
vào năm 1996. Ở Việt Nam, AFAP được biết tới như một tổ chức tiên phong
thực hiện các chương trình kiểm soát sinh học dựa vào cộng đồng phòng ngừa
bệnh sốt xuất huyết. Là một phần trong cuộc chiến chống lại đói nghèo và giúp
đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam, các chương trình của AFAP với cách
tiếp cận dựa vào cộng đồng, đều hướng tới nhóm người nghèo và những người
dễ bị tổn thương, bao gồm nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ, thanh niên và người
già, những người bị buộc di dời và những người không có đất.
* Tổ chức Handicap International phối hợp với Bệnh viện phong – Da
liễu trung ương Quy Hòa thực hiện thành công dự án “Phòng chống và phục hồi
12


chức năng tàn tật trong bệnh phong”, dự án đã giúp đem lại cuộc sống mới cho
những người tàn tật vì bệnh phong, trong đó có người già. Ông Sáu – 56 tuổi,
quê ở Bình Định, bị tàn tật và thất nghiệp do bệnh phong, ông mắc bệnh đã 20
năm. Nhờ sự giúp đỡ của các nhân viên kỹ thuật của bênh viện Quy Hòa, cấp
chân giả cho ông, nhờ đó ông có thể đi lại được, đồng thời cấp cho một cái tay
giả có cả móc và kẹp, nhờ đó ông có thể lau dọn nhà cửa, phụ giúp vợ kiếm
sống, ông đã không còn là gánh nặng của vợ nữa.
* Tổ chức HelpAge International tại Việt Nam (Tổ chức Hỗ trợ
Người cao tuổi Quốc tế tại Việt Nam) là một tổ chức ngoài chính phủ và phi
lợi nhuận, thành lập hơn ba mươi năm nay, trụ sở chính tại London, Anh Quốc.
Tổ chức Quốc tế hỗ trợ Người cao tuổi là mạng lưới toàn cầu với bảy mươi tư tổ
chức thành viên đến từ năm mươi quốc gia, hơn ba trăm đối tác trên khắp thế
giới, nhằm thức hiện mục đích cải thiện đời sống của người cao tuổi và cộng
đồng của họ.

HAI phối hợp thực hiện cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa
(THFF), Hội Người cao tuổi tỉnh Thanh Hóa (THAE) và Hội Liên hiệp Phụ nữ
tỉnh Thanh Hóa (THWU), do Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Hàn Quốc quản lý
và được tài trợ bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thực hiện Dự
án VIE047 “Thúc đẩy cách tiếp cận liên thế hệ tự giúp nhau nhằm cải thiện cuộc
sống của các nhóm thiệt thòi ở Việt Nam” đã được triển khai tại các địa bàn tỉnh
Thanh Hóa. Dự án đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực
cho các Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau (CLB LTH TGN), tăng cường sự
hòa nhập của nhóm người cao tuổi tại địa phương. Đây là một mô hình có nội
dung hoạt động khá toàn diện dành cho NCT ở nhiều mặt kinh tế, văn hóa, sức
khỏe, xã hội, xây dựng trên tinh thần đoàn kết, tự giúp nhau với nhiều hoạt động
như Tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, thăm hỏi, giúp đỡ người có hoàn cảnh
khó khăn, CLB LTH TGN là mô hình có tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó,
mô hình này cũng tạo ra một sân chơi bổ ích cho NCT, đặc biệt là NCT nghèo,
cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần,
13


tham gia vào các hoạt động cộng đồng cũng như vay vốn làm ăn để vươn lên
trong cuộc sống.
* Tại địa bàn tỉnh Phú YênTổ chức Fred Hollows Foundation - Úc
(FHF) đã triển khai 2 dự án trong đó, dự án Chăm sóc mắt toàn diện quy mô
triển khai ở các huyện Tuy An, Phú Hòa, Đồng Xuân, Tây Hòa, Đông Hòa và
TX Sông Cầu trong giai đoạn từ năm 2010-2012 với tổng kinh phí 375.000
USD; dự án Xây dựng mới Bệnh viện Mắt với quy mô 50 giường bệnh, với kinh
phí hỗ trợ 495.000 USD và ngân sách tỉnh đối ứng hơn 10 tỉ đồng, đã hoàn
thành và đưa vào sử dụng năm 2011.
* Tại Cần Thơ, Dự án “Ánh sáng cho trẻ em và người lớn tuổi tại Đồng
Bằng Sông Cửu Long” sẽ được triển khai tại Cần Thơ và Cà Mau bởi một liên
minh gồm ba tổ chức phi chính phủ (NGO) là Orbis International (Mỹ), Helen

Keller International (Mỹ) và Eye Care Foundation (Hà Lan). Dự án có ngân
sách 1 triệu USD, trong đó Standard Chartered đóng góp 800.000 USD và phần
còn lại đến từ các tổ chức phi chính phủ, đối tác của dự án, với mục tiêu hỗ trợ
các em nhỏ và những người lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên), phòng chống và chữa trị
các vấn đề về mắt thông qua các dịch vụ chăm sóc mắt toàn diện, chất lượng cao
với chi phí hợp lý. Dự kiến, trong ba năm 2016-2018, dự án sẽ phẫu thuật trên
2.000 ca, điều trị gần gần 30.000 người trên 50 tuổi; cung cấp khoảng 15.000
kính miễn phí hoặc trợ giá cho trẻ em, người cao tuổi trên địa bàn…
* Tổ chức DFRO - Tổ chức từ thiện phi chính phủ Canada – Với tên
tiếng việt “Tổ chức trợ giúp trọn vẹn ước mơ”, đã tổ chức chương trình các
Thăm và tặng quà cho hơn 12.000 bệnh nhân là người cao tuổi tại các Trại
Phong: Sóc Trăng, Bến Sắn (Bình Dương), Quy Hòa (Quy Nhơn), Văn Môn
(Thái Bình), Di Linh (Lâm Đồng), Ba Sao (Hà Nam),... DFRO đã trao tặng xe
lăn, giường chống lở loét, máy khám bệnh cấp cứu,...cho các bệnh nhân.
III.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài tại Việt Nam
14


- Đa dạng hóa phương thức tiếp cận, mở rộng quan hệ với các TCPCP
nước ngoài, tổ chức hữu nghị song phương và đa phương, Tổng Lãnh sự quán
các nước, doanh nghiệp nước ngoài nhằm thu hút sự quan tâm đến nhóm người
cao tuổi, tích cực thúc đẩy mở rộng quan hệ đối tác giữa các cơ quan ban ngành,
địa phương và các cấp cơ sở với các TCPCP nước ngoài nhằm thu hút các nguồn
lực đầu tư vào các lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe, xây dựng nhà tình nghĩa, hoạt
động giải trí,… cho nhóm người cao tuổi; thực hiện có hiệu quả các dự án viện
trợ PCPNN, phục vụ thiết thực cho nhu cầu thiết yếu của nhóm người cao tuổi.
- Chính phủ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy để tạo

môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các TCPCP nước ngoài tại Việt
Nam có đóng góp tích cực và hiệu quả cho các chương trình phát triển và nhân
đạo đối nhóm người cao tuổi.
- Nâng cao nhận thức của nhóm người cao tuổi về vai trò của các TCPCP
nước ngoài để có sự hợp tác, phối hợp hiệu quả nhằm đạt được hiệu quả của các
chương trình, dự án.
- Tiếp tục xây dựng, tăng cường năng lực cho cán bộ cơ quan đầu mối, tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, năng lực cho các đối tác Việt Nam, sở, ban,
ngành, đoàn thể, hội đoàn,tổ chức xã hội, quận huyện về công tác PCP nước
ngoài, các kỹ năng vận động, xây dựng quản lý dự án, các quy định của Nhà
nước.

15


KẾT LUẬN
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nước, với
tâm huyết và trí lực của tất cả những người làm công tác phi chính phủ, tin rằng
Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu trên lĩnh vực này và sẽ thành
công trong việc tìm ra các phương thức tiếp cận và những quy chế quản lý các
TCPCPNN phù hợp với những thay đổi của tình hình mới để đạt hiệu quả cao
hơn, đóng góp tích cực hơn vào việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh".
Trên phạm vi toàn quốc hiện nay các TCPCP nước ngòai đang ngày càng
góp phần quan trọng vào những nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, các TCPCPNN cùng với các tổ chức xã
hội dân sự sát cánh với chính quyền các cấp thực hiện các hoạt động phục vụ
các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ, phòng chống

HIV/AID, y tế, giáo dục đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của của người dân
vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách và pháp luật.
Hòa chung vào dòng chảy của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam
đang ngày càng khẳng định là một đất nước có chế độ chính trị xã hội ổn định
an toàn, có môi trường tốt, đây là nơi các TCPCPNN đặt trụ sở, triển khai các
hoạt động nhân đạo và các chương trình dự án.
Trong phạm vi kiến thức hạn hẹp, bài làm không tránh khỏi những thiếu
sót, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến của cô để những
bài làm sau của chúng em được hoàn chỉnh hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản lý nhà nước đối với tổ chức phi chính phủ, Học viện
Hành chính Quốc gia, 2009
2. Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 về đăng ký và quản lý hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ,
2012
3. />4. />
17



×