Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các nước asean 6 giai đoạn 1999 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI HOÀNG NGỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC NƯỚC ASEAN 6
GIAI ĐOẠN 1999-2014

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ANH TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CAM KẾT
Tôi cam kết rằng Luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất lao động của các nước ASEAN 6 giai đoạn 1999-2014” là hoàn toàn
do tôi thực hiện, kết quả của đề tài chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào trước đây. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều
được dẫn nguồn và có độ chính xác cao.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 02 năm 2016
Tác giả


Bùi Hoàng Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Một thành công dù là nhỏ, cũng gắn liền với nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp
của mọi người. Để hoàn thành được Luận văn Thạc sĩ này, lời đầu tiên từ tận đáy lòng
mình, tôi xin gửi lời cảm ơn cha mẹ và gia đình nhỏ bé của tôi, những người luôn bên
tôi trong bất kỳ hoàn cảnh nào, là nguồn động viên tinh thần to lớn là động lực để tôi
vươn lên trong công việc và cuộc sống.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau
Đại học, Ban Lãnh đạo trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường
học tập thân thiện và hiện đại, giúp tôi tiếp cận với tri thức khoa học kinh tế và trưởng
thành hơn trong nghề nghiệp.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Anh Tuấn,
người Thầy, người hướng dẫn khoa học tận tình và tâm huyết, Thầy đã góp ý đề tài,
chia sẻ kinh nghiệm, chỉnh sửa cho tôi cả trong văn phong lẫn tri thức khoa học, để tôi
có thể hoàn thành một nghiên cứu khoa học thực sự nghiêm túc và có ý nghĩa. Xin cám
ơn Thầy.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sát cánh hỗ trợ,
động viên và đã cho tôi những lời khuyên quý báu để tôi có cái nhìn đa chiều về vấn đề
nghiên cứu và toàn tâm toàn ý hoàn thành công trình khoa học này.


TÓM TẮT
Mối liên hệ giữa năng suất lao động với các nhân tố ảnh hưởng đã được nhiều
nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu này tập trung chủ yếu
ở các nước có trình độ phát triển cao như Mỹ và các nước thuộc tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế OECD. Một thực tế mà con người luôn phải đối mặt là hầu hết các
loại tài nguyên thiên nhiên đều có giới hạn về trữ lượng và khó tái sinh, do đó đứng
trên góc độ tiếp cận của ngành kinh tế học thì nghiên cứu về năng suất lao động có ý

nghĩa thực tiễn to lớn, nó giúp loài người có ý thức hơn và sử dụng hiệu quả hơn các tài
nguyên thiên nhiên hiện có. Các quốc gia thành viên của ASEAN nói chung và
ASEAN 6 nói riêng hầu hết là những quốc gia đang phát triển, do vậy khát vọng to lớn
nhất là vươn lên trở thành quốc gia phát triển. Một trong những giải pháp quan trọng để
giải quyết được bài toán đó là nâng cao năng suất lao động.
Với nguồn dữ liệu chính thức từ Ngân hàng thế giới, Tổ chức Lao động thế giới,
Quỹ tiền tệ thế giới, dựa trên nền lý thuyết về năng suất lao động, cách tính sản lượng
quốc gia và tham khảo các kết luận từ những nghiên cứu trước, tác giả đã sử dụng
phương pháp hồi quy các nhân tố tác động cố định FEM (Fixed Effect Model) có trọng
số để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất lao động của các nước ASEAN
6 gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt nam, tổng cộng
96 quan sát, trong thời gian 16 năm từ 1999-2014. Với mức độ giải thích là 93 %, kết
quả hồi quy và kiểm định mô hình đã :
-

Tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các nước
ASEAN 6 gồm : Chi phí nhân công, số giờ làm việc, tỉ lệ công nghiệp trong
GDP, tỉ lệ thuê bao internet/100 dân số, tỉ lệ lao động làm việc và số vốn đầu
tư mới.

-

Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, tác giả cũng gợi mở/hàm ý một số
hướng chính sách giúp cải thiện và duy trì tăng trưởng năng suất lao động
cho ASEAN 6 một cách bền vững.


MỤC LỤC
Lời cam kết…………………………………………………………………………… i
Lời cám ơn…………………………………………………………………………… ii

Tóm tắt………………………………………………………………………………... iii
Mục lục……………………………………………………………………………........iv
Danh

mục

viết

tắt………………………………………………………………………vii
Danh mục bảng biểu………………………………………………………………….
viii
Chương I: Tổng quan về nghiên cứu………………………………………………... i 
1.1.  Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... xii 
1.2.  Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... xiii 
1.3.  Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... xiii 
1.4.  Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................... xiii 
1.5.  Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ xiii 
1.5.1. 

Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... xiii 

1.5.2. 

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. xiv 

1.6.  Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ xiv 
1.7.  Kết cấu của Luận văn...................................................................................... xiv 
Chương 2: Cơ sở lý thuyết………………………………………………………........
xvi 
2.1.  Các khái niệm của đề tài ................................................................................. xvi 

2.1.1. 

Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu .................................... xvi 

2.2.  Vai trò của năng suất .................................................................................... xviii 
2.3.  Các phương pháp đo lường năng suất và năng suất lao động ........................ xix 
2.3.1. 

Phương pháp giá trị gia tăng ................................................................. xix 

2.3.2. 

Tổng đầu ra ........................................................................................... xix 

2.4.  Các định hướng nâng cao năng suất và năng suất lao động .............................xx 


2.4.1. 

Đầu ra tăng lên trong khi đầu vào không đổi .........................................xx 

2.4.2. 

Đầu ra không đổi trong khi đầu vào giảm xuống ...................................xx 

2.4.3. 

Đầu vào tăng lên, đầu ra tăng lên một lượng lớn hơn ............................xx 

2.4.4. 


Đầu ra giảm xuống, đầu vào giảm xuống một lượng lớn hơn ................xx 

2.4.5. 

Đầu ra tăng lên, đầu vào giảm xuống ................................................... xxi 

2.5.  Tóm lược nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến năng suất lao động..
xxi 
2.5.1. 

Nghiên cứu trong nước ......................................................................... xxi 

2.5.2. 

Nghiên cứu nước ngoài....................................................................... xxiv 

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….
xxxi 
3.1.  Quy trình nghiên cứu .................................................................................... xxxi 
3.2.  Nguồn dữ liệu .............................................................................................. xxxii 
3.3.  Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ xxxiii 
3.3.1. 

Nghiên cứu định tính ........................................................................ xxxiii 

3.3.2. 

Nghiên cứu định lượng ..................................................................... xxxiii 


3.4.  Mô hình nghiên cứu .................................................................................... xxxvi 
3.4.1. 

Mô hình nghiên cứu cổ điển về năng suất lao động ........................ xxxvii 

3.4.2. 

Mô hình nghiên cứu tổng quát do tác giả đề xuất .......................... xxxviii 

3.4.3. 

Mô hình nghiên cứu chi tiết .............................................................. xxxix 

3.4.4. 

Giả thiết nghiên cứu.............................................................................. xlii 

Chương

4:

Kết

quả

nghiên

cứu……………………………………………………...xliv 
4.1.  Khái quát về các quốc gia ASEAN 6............................................................. xliv 
4.2.  Phân tích thống kê mô tả................................................................................ xlvi 

4.3.  Phân tích mô hình hồi quy ............................................................................... liii 
4.3.1. 

Phân tích mối liên hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập ........... liii 


4.3.2. 

Lựa chọn và kiểm định mô hình nghiên cứu ....................................... lviii 

4.3.3. 

Các kiểm định bổ sung ........................................................................ lxiv 

4.4.  Mô hình hồi quy cuối cùng và phân tích kết quả nghiên cứu ....................... lxvii 
4.4.1. 

Mô hình hồi quy cuối cùng ................................................................. lxvii 

4.4.2. 

Phân tích kết quả hồi quy .................................................................. lxviii 

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách…………………………………………..
lxxiv 
5.1.  Những kết luận được rút ra từ nghiên cứu này ............................................ lxxiv 
5.2.  Những hàm ý chính sách có thể rút ra từ kết luận của nghiên cứu............... lxxv 
5.2.1. 

Tổng quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2014 ........................ lxxv 


5.2.2. 

Triển vọng tăng trưởng năm 2015 ...................................................... lxxv 

5.2.3. 

Một số khuyến nghị giúp cải tiến năng suất lao động ....................... lxxvi 

5.3.  Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... lxxx 


BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT

-

NS : Năng suất (Productivity)

-

NSLĐ : Năng suất lao động (Labor Productivity)

-

CFNC : Chi phí nhân công (Labor Cost)

-

TFP : Năng suất các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity)


-

GIOLV : Giờ làm việc (Hour worked)

-

TL_LDLV : Tỉ lệ lực lượng lao động làm việc

-

HHDV : Hàng hóa dịch vụ

-

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Enonomic

Cooperation and Development)
-

ILO : Tổ chức Lao động thế giới (International Labour Organization)

-

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian

Nations)
-

ASEAN 6 : Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,Thailand, Vietnam


-

WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)

-

APO : Tổ chức năng suất lao động Châu Á (Asia Productivity Organization)

-

ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia Development Bank)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Năng suất lao động bình quân của các nước ASEAN 6 ………………. 34
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của các nước ASEAN 6….. 35
Biểu đồ 3: Chi phí nhân công bình quân của các nước ASEAN 6………………... 36
Biểu đồ 4: Tốc độ tăng chi phí nhân công bình quân của các nước ASEAN 6…… 36
Biểu đồ 5: Số giờ làm việc của các nước ASEAN 6………………..…………….. 37
Biểu đồ 6: Tỷ lệ công nghiệp trong GDP của các nước ASEAN 6…….…………. 38
Biểu đồ 7: Tỉ lệ thuê bao internet/100 dân số của các nước ASEAN 6..………….. 38
Biểu đồ 8: Tốc độ tăng tỉ lệ thuê bao internet của các nước ASEAN 6…………... 39
Biểu đồ 9: Tỉ lệ lực lượng lao động làm việc của các nước ASEAN 6………........ 39
Biểu đồ 10: Số vốn đầu tư mới của các nước ASEAN 6……..…………………… 40
Biểu đồ 11: Tốc độ tăng số vốn đầu tư mới của các nước ASEAN 6..………....... 40
Biểu đồ 12: Mối liên hệ giữa năng suất lao động với chi phí nhân công ……...... 41
Biểu đồ 13: Mối liên hệ giữa năng suất lao động với số giờ làm việc……………. 42
Biểu đồ 14: Mối liên hệ giữa năng suất lao động và tỉ lệ công nghiệp ………...... 42
Biểu đồ 15: Mối liên hệ giữa năng suất lao động và tỉ lệ thuê bao internet……… 43

Biểu đồ 16: Mối liên hệ giữa năng suất lao động với tỉ lệ lao động làm việc……. 44
Biểu đồ 17: Mối liên hệ giữa năng suất lao động với số vốn đầu tư mới………… 44
Biểu đồ 18: Cơ cấu GDP của Việt Nam theo khu vực kinh tế…………………… 56
Biểu đồ 19: Tiền lương tối thiểu của một số nước ASEAN……………..……….. 65
Biểu đồ 20: Các yếu tố tác động đến năng suất lao động tổng hợp (TFP)………. 66
2. Danh mục bảng
Bảng 1: Quy trình nghiên cứu ………………………………………………….. 17
Bảng 2: Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ……………......... 30
Bảng 3: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến …………………………………. 33
Bảng 4: Kết quả hồi quy mô hình POOL………………………………………… 45
Bảng 5: Kết quả hồi quy mô hình FEM …………………………………………. 47
Bảng 6: Kết quả hồi quy mô hình REM …………………………………………. 48


Bảng 7: Kết quả kiểm định giữa mô hình POOL với mô hình FEM……….….. 49
Bảng 8 : Kết quả kiểm định giữa mô hình REM với mô hình FEM..………….. 50
Bảng 9: Tổng hợp 03 mô hình POOL, FEM, REM………………………......... 51
Bảng 10: Ma trận hệ số tương quan và nhân tố phóng đại phương sai..……….. 52
Bảng 11: Kiểm định phân phối chuẩn của sai số……….……………………… 53
Bảng 12: Kiểm định phương sai sai số thay đổi……………………………….. 53
Bảng 13: Tổng kết các kiểm định bổ sung của nghiên cứu…………….……… 54
Bảng 14: Kết quả hồi quy mô hình FEM cuối cùng……………………………. 55
Bảng 15: Tổng kết kết quả nghiên cứu……………..………………..………… 60
3. Các phụ lục
Phụ lục 1 : Mô hình hồi quy POOL
Phụ lục 2 : Mô hình hồi quy FEM cố định theo thời gian
Phụ lục 3 : Mô hình hồi quy FEM cố định theo không gian
Phụ lục 4 : Mô hình hồi quy FEM cố định theo thời gian và không gian
Phụ lục 5 : Mô hình hồi quy REM
Phụ lục 6 : Kiểm định lựa chọn mô hình POOL và FEM

Phụ lục 7 : Kiểm định lựa chọn mô hình REM và FEM
Phụ lục 8 : Ma trận hệ số tương quan
Phụ lục 9 : Nhân tố phóng đại phương sai (VIF)
Phụ lục 10 : Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Phụ lục 11 : Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 12 : Kiểm định tương quan chuỗi (Kiểm định Wooldridge)
Phụ lục 13 : Kiểm định tương quan chuỗi (Kiểm định Wald)
Phụ lục 14 : Mô hình hồi quy FEM hiệu chỉnh
Phụ lục 15 : Dữ liệu dùng cho nghiên cứu


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Vấn đề nghiên cứu
Theo Báo cáo kinh tế xã hội Việt Nam năm 2014 của Tổng cục Thống kê thì

năng suất lao động (NSLĐ) xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế
ước tính đạt 74,3 triệu đồng/lao động (Tương đương khoảng 3.515 USD/lao động),
trong đó năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 28,9 triệu
đồng/lao động, bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu
vực công nghiệp và xây dựng đạt 133,4 triệu đồng/lao động, gấp 1,8 lần; khu vực dịch
vụ đạt 100,7 triệu đồng/lao động, gấp 1,36 lần. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng
suất lao động toàn nền kinh tế năm 2014 ước tính tăng 4,3% so với năm 2013, trong đó
năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 4,3%; khu vực dịch vụ tăng 4,4%.
Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân
đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với
năng suất lao động của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao
động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của

Malaysia; bằng 1/3 của Thailand và Trung Quốc.
Theo Thông cáo báo chí ngày 9/5/2014 của Tổ chức Lao động thế giới, năng
suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn
Quốc khoảng 10 lần. So với các nước có thu nhập trung bình trong khối ASEAN, năng
suất lao động của Malaysia gấp 5 lần, năng suất lao động của Thái Lan gấp 2,5 lần
năng suất lao động của Việt Nam. Thêm vào đó, một xu hướng đáng chú ý là tốc độ
tăng của năng suất lao động tại Việt Nam có chiều hướng giảm. Theo Báo cáo của Tổ
chức Lao động thế giới (International Labour Organization, 2014) trong giai đoạn
2002-2007, năng suất lao động của Việt Nam tăng trung bình 5,2% / năm và đây mức
cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008,
tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hàng năm của Việt Nam đã chậm lại và chỉ
còn 3,3% / năm.

Nguyên lý kinh tế học thứ 8 (Gregory Mankiw, 2014) phát

biểu rằng: “Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá dịch vụ
của chính nước đó”. Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó lý giải chính xác cho
việc chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia khác nhau phụ thuộc


lâu dài và chủ yếu vào năng suất lao động của chính quốc gia đó - tức là số lượng hàng
hoá hoặc dịch vụ được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Ở những quốc gia người
lao động sản xuất được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn trong một đơn vị thời gian,
hầu hết người dân được hưởng mức sống cao; còn ở các quốc gia có năng suất lao động
kém hơn, hầu hết người dân phải chịu cuộc sống đạm bạc. Tương tự, tốc độ tăng năng
suất của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân của quốc gia đó.
Như vậy : Cải thiện được năng suất lao động sẽ giúp tăng trưởng kinh tế và có
cơ hội để vượt qua được bẫy thu nhập trung bình. Chính vì lý do đó mà việc tìm ra các
nhân tố tác động đến năng suất lao động của quốc gia trở lên vô cùng có ý nghĩa.

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(i)

Những yếu tố nào tác động đến năng suất lao động của các nước ASEAN

6 giai đoạn 1999-2014 ?
(ii)

Những nhân tố đó tác động đến năng suất lao động của các nước ASEAN

6 theo hướng tích cực hay tiêu cực ?
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
(i)

Xác định được các yếu tố tác động đến năng suất lao động của nước

ASEAN 6, trong đó tập trung phân tích chủ yếu đến sự tác động của chi phí nhân công.
(ii)

Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị để tăng năng

suất lao động cho các nước ASEAN 6.
1.4.


Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu này giúp chỉ ra chính xác các nhân tố cơ bản tác động đến năng suất

lao động bình quân tại các nước ASEAN 6 giai đoạn 1999-2014, lượng hóa mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đó. Kết hợp với thực tế hiện nay, tác giả có khuyến nghị
một số chính sách nhằm giúp các nhà hoạch định và nhà nghiên cứu có cái nhìn đầy đủ
hơn về hướng phát triển, các biện pháp/chính sách thúc đẩy tăng năng suất lao động.
1.5.

Thiết kế nghiên cứu

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các yếu tố tác động đến năng suất lao động.


1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về thời gian: Đề tài này giới hạn nghiên cứu trong giai đoạn từ 1999
đến 2014, vì lý do chủ yếu là các nhân tố tác động đến năng suất lao động trong điều
kiện hiện nay khác rất nhiều so với những năm trước năm 2000. Và số liệu về các nhân
tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trước năm 1999 ở các nước ASEAN 6 bị thiếu sót
nhiều.
Giới hạn về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 6 nước Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam, đây là 6 nước có những điều kiện để phát
triển khá tương đồng và hiện nay giữ 6 vị trí cao nhất trong khối ASEAN.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, tác giả nghiên cứu các mô hình lý thuyết tổng quát trên thế giới nhằm

xác định các yếu tố là chỉ báo đo lường năng suất lao động cũng như các yếu tố là

nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động, từ đó chọn ra mô hình phù hợp, chọn
yếu tố phù hợp để phân tích tác động của chúng đến năng suất lao động. Sau đó, thu
thập dữ liệu từ các nguồn tin cậy như WB, ILO, IMF tác giả tiến hành chạy hồi quy và
cuối cùng là kiểm chứng tính hợp lý của mô hình.
Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa
và làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Eviews 9, Stata 13.
Bài luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu định tính: Để tổng kết lý thuyết nền về năng suất lao
động và các nghiên cứu trước, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
trong các nghiên cứu trước đây để đưa ra mô hình nghiên cứu tổng quát.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để ước lượng kết quả hồi quy và kiểm
chứng mô hình mà tác giả đã đề xuất, dựa trên những số liệu được các tổ chức có uy tín
công bố.
+ Phương pháp duy vật biện chứng: Tác giả xem xét sự biến động của năng suất
lao động trong mối quan hệ vận động liên tục, đi lên và trong sự tương tác với các yếu
tố ảnh hưởng.
1.7.

Kết cấu của Luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 5 chương, không tính phụ lục và tài liệu tham khảo
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu


Chương 1 trình bày tổng quan chung về nội dung, mục đích của nghiên cứu, bao
gồm: đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của
nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm về năng suất và
năng suất lao động, cách đo lường năng suất lao động, lý thuyết nền về năng suất lao

động và các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến năng suất lao động.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Chương 3 tác giả giới thiệu về khung phân tích, nguồn dữ liệu và quy trình
nghiên cứu được tác giả thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Qua đó sẽ chỉ ra cách mà
tác giả xây dựng mô hình, kỳ vọng hướng tác động, lập luận sự hợp lý của các biến đưa
vào mô hình, bao gồm: Thiết kế nghiên cứu, khung phân tích, nguồn và cách thu thập
dữ liệu, các công cụ nghiên cứu cơ bản, các biến được sử dụng trong nghiên cứu…
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 4 tác giả trình bày kết quả thống kê mô tả mối liên hệ giữa biến phụ
thuộc với từng biến độc lập, ước lượng mối quan hệ của các biến đưa vào mô hình đến
năng suất lao động của các nước ASEAN 6. Giải thích ý nghĩa thực tiễn rút ra từ kết
quả của nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chương 5 tác giả trình bày các kết luận được rút ra từ nghiên cứu và khuyến
nghị/hàm ý một số chính sách để cải thiện năng suất lao động, đồng thời chỉ ra những
hạn chế của nghiên cứu và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tác giả trình bày các quan điểm về năng suất và năng suất lao động,
cách đo lường năng suất lao động, các định hướng nâng cao năng suất lao động. Lý
thuyết nền về năng suất lao động và các yếu tố tác động đến năng suất lao động của các
nghiên cứu trước.
2.1.

Các khái niệm của đề tài

2.1.1. Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu
a.


Khái niệm năng suất
Có nhiều định nghĩa về năng suất trên các góc độ và quan điểm khác nhau. Khái

niệm năng suất thay đổi, mở rộng theo thời gian, theo sự phát triển của lực lượng sản
xuất và theo trình độ quản lý sản xuất. Năng suất là một thuật ngữ có nghĩa rộng, ý
nghĩa của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào phạm vi sử dụng.
+ Đứng trên góc độ kỹ thuật : Năng suất = Đầu ra / Đầu vào
Quan điểm này được nhà kinh tế học Adam Smith (1723-1790) đưa ra đầu tiên
trong một bài báo bàn về vấn đề hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào lao động. Hiểu một
cách đơn giản, năng suất là thước đo khối lượng đầu ra được tạo ra dựa trên các yếu tố
đầu vào. Quan hệ giữa đầu ra và đầu vào chính là năng suất và được biểu thị bằng công
thức :
Năng suất = Đầu ra / Đầu vào
Trong đó : Đầu ra được hiểu là tập hợp các kết quả như khối lượng, số lượng
hàng hoá, tổng giá trị sản xuất kinh doanh… Đầu vào bao gồm các yếu tố tham gia để
tạo ra đầu ra như lao động, vốn tài chính, nhà xưởng, đối tượng và công cụ lao động…
+ Đứng trên góc độ khách hàng : Theo quan điểm của Tangen (Tangen, 2005)
năng suất liên quan đến việc tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Đối với nhiều
doanh nghiệp, mục đích kinh tế và cơ sở cho sự tồn tại là việc tạo ra giá trị. Tăng
trưởng năng suất được đo lường bằng khái niệm giá trị gia tăng.
+ Đứng trên góc độ quản lý : Theo quan điểm của Khan (Khan, 2003) năng suất
bao gồm cả tính hiệu suất và hiệu quả. Tức là đảm bảo hàng hóa/dịch vụ được sản xuất
với chí phí thấp nhất có thể được và cung cấp cho khách hàng đúng lúc, giá cả cạnh
tranh với chất lượng mà họ mong muốn.


Theo Từ điển Oxford “Năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được
đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực
được sử dụng để tạo ra nó”.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT(Mỹ) “Năng suất là đầu ra trên một

đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các
bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít
khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”
Do năng suất có thể được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, và để thống nhất
với các giả thiết nghiên cứu và kết quả của đề tài, nghiên cứu này sử dụng khái niệm
năng suất do Ủy ban Năng suất thuộc Hội đồng Năng suất chi nhánh Châu Âu đưa ra
(OECD, 2014): “Trước hết, năng suất là một trạng thái tư duy. Đó là phong cách tìm
kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; Đó là sự khẳng định rằng người
ta có thể làm cho hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay; hơn thế nữa,
nó đòi hỏi những nỗ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với những
điều kiện luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm
tin vững chắc về sự tiến bộ của nhân loại”.
b.

Khái niệm năng suất lao động (Labor Productivity)
Theo Mai Quốc Chánh (Mai Quốc Chánh, 2004) “Năng suất lao động là hiệu

quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hoặc hao phí để sản
xuất ra được một sản phẩm”.
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi
quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra
nó. Hao phí bao gồm 2 loại chính : Lao động sống (sức lao động của người công nhân)
và lao động vật hóa (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, nhà xưởng v.v…)
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng quan điểm năng suất lao động của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2014), định nghĩa như sau: “Năng suất lao
động là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP
(tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng - Gross Value Added), đầu
vào thường được tính bằng : giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao
động đang làm việc”.



Tăng năng suất lao động là “Sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao
động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn”.
Theo Karl Marx “Năng suất lao động tăng lên biểu hiện ở chỗ phần lao động
sống giảm bớt; phần lao động quá khứ tăng lên, nhưng tăng như thế nào đó để tổng
hao phí lao động chứa đựng trong hàng hoá giảm ấy giảm đi; nói cách khác lao động
sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên”
c.

Chi phí nhân công (Labor Cost)
Để sản xuất hay kinh doanh thì bên cạnh nguyên vật liệu, máy móc thiết bị còn

cần người lao động. Do vậy sức lao động hiện nay cũng được coi là hàng hoá và có thể
mua bán được. Cùng với sự phát triển của các hoạt động quản trị, con người ngày càng
được coi là trung tâm của mọi sự phát triển, nhưng cũng là đối tượng khó quản trị nhất.
Khi người lao động, bán sức lao động cho người sử dụng sức lao động, thì họ phải
được nhận một khoản tiền đủ để bù đắp các hao phí cơ bắp, sức khoẻ, tinh thần, tích
luỹ .. để có thể tiếp tục lao động.
Chi phí nhân công là những chi phí bằng tiền mà người sử dụng lao động phải
trả cho người lao động để họ thực hiện một hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm chi phí nhân công của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD,2014), theo đó “Chi phí nhân công là tất các các
khoản chi bằng tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động trong quá
trình sản xuất kinh doanh”.
Chi phí nhân công được chia thành 2 loại chính :
+ Chi phí trực tiếp: Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng ..
+ Chi phí gián tiếp: Bảo hiểm lao động, phúc lợi khác (ốm đau, thai sản, nghỉ
mát, trợ cấp nhà ở, trợ cấp giáo dục, y tế..)

Ngoài ra chi phí nhân công còn liên quan đến thuế thu nhập của người lao động.
2.2.

Vai trò của năng suất
Năng suất mang lại những lợi ích to lớn, đa phương, bao gồm lợi ích của cả quốc

gia, khách hàng, người lao động và chủ doanh nghiệp. Khi sản xuất và kinh doanh có
năng suất sẽ giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực bị hạn chế, và khai thác tối đa
công suất của máy móc thiết bị, và hợp lý hóa hơn trong khâu tổ chức sản xuất.


Cải tiến liên tục về mọi mặt, trong đó yếu tố chất lượng là hàng đầu, tiếp đến là
sử dụng hiệu qủa các nguồn lực đầu vào, trong đó đặc biệt chú ý đến chất lượng nhân
lực cũng như yếu tố tri thức, tinh thần, ý thức và niềm tin. Đồng thời đặc biệt chú trọng
đến các kết quả đầu ra với các khía cạnh: tối đa hoá đầu ra với yêu cầu liên tục phát
triển và phát triển bền vững, phân chia lợi ích công bằng và các bên cùng có lợi, đảm
bảo lợi ích vi mô và vĩ mô, cá thể và nhân loại.
Cải tiến năng suất theo cách tiếp cận mới tất yếu sẽ thỏa mãn người tiêu dùng,
tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường.
2.3.

Các phương pháp đo lường năng suất và năng suất lao động

2.3.1. Phương pháp giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng phản ánh giá trị mới tạo thêm nhờ sự đóng góp chung của các
thành phần tham gia cấu thành hàng hoá dịch vụ. Giá trị gia tăng đánh giá giá trị thực
tế của một thành viên/thành phần mới tạo ra. Trong thực tế, giá trị gia tăng chính là
chênh lệch giữa tổng đầu ra với nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng
được tính theo hai cách:

+ Phương pháp trừ lùi (cách tiếp cận tạo ra của cải):
Giá trị gia tăng = Tổng đầu ra - Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào
Cách tính này cho thấy rõ hiệu quả của quốc gia/doanh nghiệp nhờ giá trị gia
tăng tạo ra như thế nào thông qua việc sản xuất đầu ra nhiều hơn bằng sử dụng có hiệu
quả hơn nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào.
+ Phương pháp cộng dồn (cách tiếp cận phân phối của cải)
Giá trị gia tăng = (Lợi nhuận + Lãi suất + Thuế gián thu + Chi phí lao động +
Khấu hao)
Cách tính này cho thấy mối quan hệ phối hợp thống nhất trong thu nhập của
người lao động, tỷ lệ thu hồi vốn của người đầu tư trong đóng góp để thu được kết quả
của doanh nghiệp. Điều này khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên có liên quan
trong việc hoàn thiện hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.2. Tổng đầu ra
TO = Tổng giá trị HHDV cuối cùng + (Tổng giá trị HHDV dở dang cuối kỳ - Tổng
giá trị HHDV dở dang đầu kỳ)


2.4.

Các định hướng nâng cao năng suất và năng suất lao động
Theo Trịnh Minh Tâm và cộng sự (Trịnh Minh Tâm, 2008) về xây dựng và áp

dụng phương pháp đo lường năng suất tại một số doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trên
địa bàn TP HCM, thì các định hướng nâng cao năng suất lao động có thể áp dụng là:
2.4.1. Đầu ra tăng lên trong khi đầu vào không đổi
Công thức : NSLĐ ↑ = Đầu ra ↑ / Đầu vào không đổi
Điều này đạt được khi quốc gia/doanh nghiệp có những biện pháp sử dụng tối ưu
các nguồn lực sẵn có. Ví dụ như nâng cao trình độ tổ chức, quản lý để từ đó có thể khai
thác được một cách hiệu quả các nguồn đầu vào. Nguồn nhân lực có trình độ cao hơn,
có tính sáng tạo và tạo ra được nhiều giá trị gia tăng hơn cho quốc gia/doanh nghiệp.

2.4.2. Đầu ra không đổi trong khi đầu vào giảm xuống
Công thức : NSLĐ ↑ = Đầu ra không đổi / Đầu vào ↓
Năng suất cao hơn đạt được do hợp lý hoá sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, hệ
thống quản lý hiệu quả qua đó giảm được các lãng phí không cần thiết và sử dụng hiệu
quả hơn các chi phí đầu vào. Các thủ tục trong công tác quản lý được đơn giản hoá để
tránh những vòng vo hoặc rườm rà giúp cho các hoạt động hiệu quả hơn. Công tác kế
hoạch và tổ chức sản xuất tốt, tránh được các dư thừa dẫn tới lãng phí.
2.4.3. Đầu vào tăng lên, đầu ra tăng lên một lượng lớn hơn
Công thức : NSLĐ ↑ = Đầu ra ↑ nhiều / Đầu vào ↑ ít
Trường hợp quốc gia/doanh nghiệp đang trên đà phát triển và mở rộng sản xuất.
Điều này đạt được thông qua các hoạt động đầu tư về máy móc thiết bị, tăng cường tự
động hoá và cải tiến phương thức quản lý và phát triển được đội ngũ nhân lực thích
ứng được với những thay đổi.
2.4.4. Đầu ra giảm xuống, đầu vào giảm xuống một lượng lớn hơn
Công thức : NSLĐ ↑ = Đầu ra ↓ ít / Đầu vào ↓ nhiều
Đây là trường hợp quốc gia/doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, chỉ tập trung vào các
lĩnh vực sản xuất hoặc sản phẩm đem lại lợi nhuận cao, hoặc tập trung vào thị trường,
đối tượng khách hàng có sức tiêu thụ mạnh. Đôi khi dùng phương pháp này cũng là
một cách quốc gia/doanh nghiệp tạo thế năng cho mình trước một thị trường cạnh tranh
gay gắt hay có những biến đổi về môi trường kinh tế.


2.4.5. Đầu ra tăng lên, đầu vào giảm xuống
Công thức : NSLĐ ↑ = Đầu ra ↑ / Đầu vào ↓
Nhìn chung đây là một trường hợp lý tưởng. Khi đó đòi hỏi một quá trình nghiên
cứu và phát triển, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ và phương pháp quản lý mới,
phương pháp sản xuất mới.
Tuỳ điều kiện của quốc gia/doanh nghiệp để tìm cho mình một phương pháp cải
tiến thích hợp trong từng thời điểm. Tuy nhiên, đối với bất kỳ phương pháp nào thì các
giải pháp như giảm lãng phí, nâng cao trình độ tổ chức quản lý và phối hợp trong sản

xuất, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng công nghệ và tinh thần lao động của nhân
lực luôn được xem trọng.
2.5.

Tóm lược một số nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến năng suất lao
động

2.5.1. Khái quát về các lý thuyết tăng trưởng
a.

Lý thuyết của trường phái kinh tế cổ điển
Trường phái cổ điển có các đại diện tiêu biểu là Adam Smith, David Ricardo,

Malthus .. Quan điểm chính của trường phái này về phát triển kinh tế là:
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất. Các yếu tố cơ bản của tăng
trưởng kinh tế là: Đất đai, lao động và vốn. trong ba yếu tố đó thì đất đai là yếu tố quan
trọng nhất. Đất đai chính là giới hạn của tăng trưởng. Bởi họ lập luận rằng tăng trưởng
là kết quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí
sản xuất lương thực, chi phí lương thực lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới
hạn của sự tăng trưởng.
b.

Mô hình tăng trưởng của Harrod-Domar
Mô hình này do 2 nhà kinh tế Roy Harrod và Evsey Domar đưa ra để lý giải mối

quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp trong xã hội tư bản. Harrod-Domar đưa ra
công thức đơn giản trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế như sau:

Y
Y




s
k

Trong đó ΔY/Y là tỉ suất tăng trưởng của GNP và s là tỉ lệ tiết kiệm quốc gia, k
là tỉ lệ trữ lượng vốn/tổng sản lượng quốc gia. Như vậy, hai ông cho rằng để tăng
trưởng nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư từ một tỉ lệ trong GNP. Đầu tư sẽ sinh ra lợi
nhuận và gia tăng khả năng sản xuất cho nền kinh tế.


c.

Mô hình tăng trưởng của Solow
Solow phân tích nguồn gốc của tăng trưởng phụ thuộc vào 4 yếu tố: Tư bản (K),

lao động (L), tài nguyên, công nghệ (T). Ông đề xuất mô hình:
Y = f (K,L,T …)
Sau khi biến đổi, ông rút ra công thức :

g y  a  w k . g k  w l . g l  w t . g t  ...
Trong đó :

gy là mức tăng trưởng chung
gk, gl, gt là mức tăng trưởng các yếu tố đầu vào
w là tỉ trọng của từng yếu tố K, L, T tăng trưởng đóng góp vào mức tăng

trưởng chung.
a là hệ số cho biết hiệu quả chung của việc sử dụng các yếu tố đầu vào

Từ đó ông đưa ra kết luận
Đối với các nước phát triển, việc mở rộng đầu tư (gia tăng số tư bản) để có thêm
sản lượng là kém hiệu quả, và lúc này vai trò của yếu tố công nghệ là cực kỳ quan
trọng.
Đối với các nước đang phát triển thì tư bản (K) có vai trò to lớn trong tăng
trưởng, nó bao hàm cả sự đổi mới về công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế v.v…vì
vậy cần huy động nhiều nguồn vốn và tăng nhanh đầu tư.
d.

Lý thuyết về “vòng luẩn quẩn” và cú huých từ bên ngoài.
Lý thuyết được Paul.A.Samuelson và cộng sự đưa ra, họ cho rằng ở những nước

đang phát triển do tích lũy tư bản thiếu nghiêm trọng và sử dụng kém hiệu quả, dẫn đến
lạc hậu trong công nghệ sản xuất. Lạc hậu trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất
lao động thấp, kéo theo thu nhập bình quân đầu người thấp, dẫn đến tiết kiệm và đầu tư
thấp, dẫn đến tốc độ tích lũy tư bản thấp … Chu trình cứ thế lặp lại gọi là “cái vòng
luẩn quẩn”, muốn phá vỡ nó thì cần có cú huých từ bên ngoài. Minh họa bằng sơ đồ
sau:
Tiết kiệm & tích lũy thấp

Thu nhập bình quân thấp

Tốc độ tích lũy vốn thấp


Năng suất & tăng trưởng thấp
e.

Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành
Lý thuyết này được R.Nurkse và O.Rosenstein ủng hộ, họ cho rằng để nhanh


chóng công nghiệp hóa cần phát triển đồng đều tất cả các ngành của nền kinh tế quốc
dân. Họ lập luận như sau:
Trong quá trình phát triển, tất cả các ngành kinh tế có mối quan hệ mật thiết với
nhau, “đầu ra” của ngành này là “đầu vào” của ngành khác. Vì thế, phát triển đồng đều
chính là sự đòi hỏi cân bằng cung cầu trong sản xuất.
Sự phát triển cân đối giúp tránh được các biến động tiêu cực từ thị trường thế
giới, hạn chế mức độ phụ thuộc vào nền kinh tế khác, tiết kiệm ngoại tệ v.v..
Một nền kinh tế dựa trên cơ cấu cân đối hoàn chỉnh như vậy chính là nền tảng
vững chắc cho sự ổn định chính trị.
f.

Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối
Trái quan điểm với lý thuyết phát triển cân đối liên ngành, A.Hirschman và

F.Perrons cho rằng không thể và không nhất thiết phải đảm bảo tăng trưởng bền vững
bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành, vì:
Việc phát triển cơ cấu không cân đối gây nên áp lực, tạo ra sự kích thích đầu tư.
Trong mối tương quan giữa các ngành, nếu cung bằng cầu thì sẽ triệt tiêu động lực
khuyến khích đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Nếu đầu tư những dự án lớn hơn vào
một số lĩnh vực thì áp lực đầu tư sẽ xuất hiện bởi lúc đầu cầu sẽ lớn hơn cung, nhưng
dần dần đến khi dự án hoàn thành cung sẽ lớn hơn cầu ở các lĩnh vực khác.
Nguồn lực của quốc gia là có giới hạn, vai trò của các ngành trong nền kinh tế là
không giống nhau, do vậy cần tập trung những nguồn lực khan hiếm vào một số lĩnh
vực quan trọng, ở một số thời điểm.
Do thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hóa, các nước đang phát triển rất thiếu
vốn, thiếu công nghệ và thị trường, nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển
đồng bộ tất cả các ngành hiện đại được. Vì thế phát triển cơ cấu không cân đối dường
như là sự lựa chọn bắt buộc.
2.5.2. Nghiên cứu trong nước

a.

Nghiên cứu của Trần thị Kim Loan & Bùi Nguyên Hùng (2009)


Nghiên cứu được tiến hành dựa trên khảo sát 286 doanh nghiệp sản xuất tại
Thành phố Hồ chí Minh nhằm phân tích tác động của quản lý đến năng suất lao động
của doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SEM (Structural Equation
Model) để phân tích kết quả hồi quy với 6 giả thiết:
H1: Có mối quan hệ (+) giữa cam kết của quản lý cấp cao với đào tạo nhân lực
H2: Có mối quan hệ (+) giữa cam kết của quản lý cấp cao với tổ chức sản xuất
H3: Có mối quan hệ (+) giữa tổ chức sản xuất với năng suất lao động
H4: Có mối quan hệ (+) giữa đào tạo nguồn nhân lực với năng suất lao động
H5: Có mối quan hệ (+) giữa hướng đến khách hàng với năng suất lao động
H6: Cố mối quan hệ (+) giữa mối quan hệ bên trong doanh nghiệp với năng suất
lao động.
Kết luận của nghiên cứu: Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) của nghiên cứu được
tổng kết ở bảng sau:

Kết quả nghiên cứu: Có sự tác động dương của tổ chức sản xuất, đào tạo nguồn
nhân lực, hướng đến khách hàng và mối quan hệ bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng
đến năng suất lao động. Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê, mức độ phù hợp của
mô hình R2 = 55%.
2.5.3. Nghiên cứu nước ngoài
a. Nghiên cứu của OECD (2014)
Ngày 17/04/2014 OECD đã đưa ra bộ chỉ số mới để đánh giá về mối quan hệ
giữa chi phí nhân công và năng suất lao động. Theo đó, năng suất lao động của một
quốc gia sẽ được đánh giá dựa vào các tiêu chí sau :



+ Mức thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita level) : Mức thu nhập
bình quân của quốc gia mà càng cao chứng tỏ năng suất lao động của quốc gia đó là
tốt. Mối quan hệ là thuận chiều (dương).
+ Sản lượng theo quý/năm (Gross Output): Mức sản lượng sẽ cho biết khối
lượng HHDV cuối cùng mà quốc gia đó sản xuất được trong một thời kỳ. Do vậy nó có
mối quan hệ thuận chiều với NSLĐ.
+ Chi phí nhân công (Unit Labour Cost): Chi phí nhân công (tiền lương) phản
ánh ở hai khía cạnh. Thứ nhất là khía cạnh chi phí sản xuất, thứ hai ở khía cạnh kích
thích sự hăng say lao động. Do đó, sự tác động của chi phí nhân công đến năng suất là
chưa xác định được.
+ Các nhân tố năng suất tổng hợp khác (Total Multifactor Productivity): Năng
suất lao động là kết quả cuối cùng, để tạo nên kết quả nó cần sự phối hợp của rất nhiều
các khâu trong quá trình sản xuất như : Mức độ sẵn sàng của nguyên vật liệu, tình trạng
của máy móc thiết bị, trình độ của người lao động … do vậy yếu tố năng suất tổng hợp
có tác động thuận chiều với năng suất lao động.
+ Số giờ làm việc (Hour worked): Năng suất lao động được quyết định bởi số
giờ làm việc tính theo năm/tuần/ngày. Do quy luật năng suất lao động biên giảm dần,
nên nếu số giờ làm việc tăng lên thì năng suất trung bình có xu hướng giảm. Tuy nhiên
còn cần xem xét đến yếu tố tác động của trình độ khoa học kỹ thuật, nên mối quan hệ
giữa số giờ làm việc với năng suất lao động là chưa xác định được.
+ Trình độ khoa học kỹ thuật (Industries): Mỗi ngành nghề đều có mức độ áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật khác nhau. Do đó trình độ khoa học kỹ thuật sẽ tác
động thuận chiều với năng suất lao động.
b. Nghiên cứu của V. Vandenberghe và F. Waltenberg (2010)
A
Mô hình : ln Y it   . ln L it   . ln K it

Trong đó :

Y là tổng sản lượng của doanh nghiệp i tại thời điểm t

LA là sự ảnh hưởng của yếu tố lao động tổng hợp
K là sự ảnh hưởng của yếu tố vốn tổng hợp

Để làm rõ hơn LA tác giả chia số người lao động theo các nhóm tuổi: Từ 18-29
tuổi (nhóm trẻ), từ 30-49 tuổi (nhóm trung bình) và từ 50-65 tuổi (nhóm già). Gọi Likt
là số lượng người lao động chia theo 3 nhóm tuổi trẻ, trung bình và già của doanh
nghiệp i tại thời điểm t. Và μ là năng suất tương ứng của từng nhóm lao động đó.


Với số quan sát là 9000 doanh nghiệp của Bỉ trong giai đoạn từ 1986 đến 2006

cho kết quả:
Kết quả nghiên cứu:
+ Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao
động của doanh nghiệp. Cụ thể là trong nghiên cứu này, nếu tỷ lệ lực lượng lao động
già (từ 50 đến 65 tuổi) tăng thêm 10% thì năng suất lao động trung bình sẽ giảm từ 24%.
+ Việc gia tăng chi phí nhân công (tiền lương) cho nhóm trẻ từ 18-29 tuổi cho
tác động tích cực đến năng suất lao động, tuy nhiên ở nhóm trung bình từ 30-49 tuổi và
nhóm già từ 50-65 tuổi là không có tác dụng.
+ Số người làm việc trong doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều với năng suất
lao động.
c. Nghiên cứu của Niringiye Aggrey (2010)
Mô hình nghiên cứu : Y i  A . K
Trong đó:


i

. L i


Y là tổng giá trị sản phẩm mà DN sản xuất được.
K là tổng số tài sản mà doanh nghiệp có.
Y đại diện cho các yếu tố lao động.


×