Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC PHONG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYỀN LỰC
THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỐC PHONG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYỀN LỰC
THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số chuyên ngành

: 60 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường
của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP.HCM, ngày

tháng

năm 2016

Người cam đoan

Nguyễn Quốc Phong


i


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo TS. Nguyễn Thị
Thùy Linh đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này. Trong quá
trình thực hiện cô đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho tôi những kiến thức lý
thuyết, cũng như các kỹ năng cần thiết, giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi… Cô đã
giúp tôi hoàn thành tốt bài luận văn này.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ
trường Đại Học Mở, TP. HCM, trong quá trình học tập và nghiên cứu, đã hỗ
trợ tận tình cho tôi hoàn thành thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành biết ơn các bạn cùng khóa đã hỗ trợ tôi trong những giai
đoạn khó khăn nhất.
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2016

Nguyễn Quốc Phong

ii


TÓM TẮT
Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng đã mang đến rất nhiều cơ hội
kinh doanh, từ đó thu hút các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là
ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngày càng nhiều. Điều này đã

dẫn đến việc các ngân hàng phải đối mặt với sức cạnh tranh từ những ngân
hàng khác. Lúc này sức ảnh hưởng của một cá thể lên thị trường giảm đi, hay
nói cách khác là tính độc quyền hay quyền lực thị trường của những ngân hàng
này suy giảm, đòi hỏi việc thúc đẩy quá trình tăng khả năng thích ứng của mình
trước tình hình mới; nhằm cạnh tranh tốt hơn, để từ đó có cơ hội phát triển
mạnh mẽ hơn so với các ngân hàng còn lại. Do đó mức độ cạnh tranh trong hệ
thống tài chính – ngân hàng cần được nghiên cứu đánh giá một cách chính xác,
phù hợp và khách quan hơn. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình lược khảo các
nghiên cứu trước đây cho thấy vấn đề này còn bỏ ngỏ, các nghiên cứu thực
nghiệm trước đó chưa đề cập về việc áp dụng một mô hình đo lường cụ thể về
mức độ cạnh tranh của ngân hàng Viêt Nam.
Vì vậy, đề tài tập trung đánh giá mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân
hàng sử dụng các phương pháp khác nhau bao gồm chỉ số HHI, H-Statistics
(theo mô hình Panzar và Rose) và chỉ số LERNER cũng như phân tích các yếu
tố khác nhau tác động đến quyền lực thị trường của các NHTM Việt Nam trong
thời gian qua. Việc đo lường quyền lực thị trường của các ngân hàng trong thời
gian qua giúp chúng ta có được cái nhìn khách quan về sức mạnh của ngân
hàng Việt Nam cũng như các vấn đề đang tồn tại, ảnh hưởng đến sức mạnh của
ngân hàng, từ đó đi đến tìm kiếm các giải pháp phù hợp cho các ngân hàng,
trong giai đoạn mới với thời cơ và thách thức mới.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN..................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................2
1.1.

Lý do nghiên cứu .......................................................................................2

1.2.

Vấn đề nghiên cứu .....................................................................................4

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................6

1.4.

Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................6

1.5.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .........................................................6

1.6.

Đóng góp và ý nghĩa của luận văn ............................................................8

1.7.

Cấu trúc của luận văn ................................................................................9


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................11
2.1.

Quyền lực thị trường của hệ thống ngân hàng ........................................12

2.1.1. Mức độ tập trung của thị trường..............................................................13
2.1.2. Mức độ cạnh tranh của thị trường ...........................................................14
2.1.3. Quyền lực thị trường của NHTM ............................................................15
2.2.

Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của NHTM .....................17

2.2.1. Yếu tố nội tại ...........................................................................................17
iv


2.2.2. Yếu tố vĩ mô ............................................................................................21
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................24
3.1.

Đo lường quyền lực thị trường ................................................................24

3.1.1. Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index) ............................................24
3.1.2. H-Statistic, mô hình Panzar và Rosse .....................................................25
3.1.3. Đo lường chỉ số LERNER.......................................................................26
3.1.3.1.
3.2.

Chỉ số LERNER hiệu chỉnh .............................................................28


Mô hình quyền lực thị trường của ngân hàng .........................................32

3.2.1. Mô hình dữ liệu bảng dạng tĩnh ..............................................................32
3.2.2. Mô hình dữ liệu bảng dạng động ............................................................33
3.2.2.1.

Phương pháp hồi quy mô hình dữ liệu bảng động ...........................34

3.2.3. Giải thích các biến ...................................................................................35
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........38
4.1.

Quyền lực thị trường của các ngân hàng Việt Nam ................................38

4.2. Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các ngân hàng Việt
Nam 50
4.2.1. Dữ liệu .....................................................................................................50
4.2.2. Kết quả hồi quy .......................................................................................52
4.2.2.1.

Mô hình dữ liệu bảng dạng tĩnh .......................................................52

4.2.2.2.

Mô hình dữ liệu bảng dạng động ......................................................54

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ...................................................................58
5.1.


Kết luận ...................................................................................................58

5.2.

Đóng góp của đề tài .................................................................................59

v


5.3.

Kiến nghị .................................................................................................59

5.4.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................59

5.4.1. Hạn chế ....................................................................................................59
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................61
PHỤ LỤC ..........................................................................................................66

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Đường biên hiệu quả CRS và VRS (FAO.org) ................................. 30
Hình 4.1 Chỉ số HHI của thị trường ngân hàng ................................................ 38
Hình 4.2 Chỉ số cạnh tranh các ngân hàng Việt Nam (2008-2013),................. 42
Hình 4.3 Sắp xếp các ngân hàng theo chỉ số E-LERNER ................................ 45

Hình 4.4 Sắp xếp các ngân hàng theo chỉ số F-LERNER ................................ 48
Hình 4.5 Chỉ số LERNER cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, giai đoạn 20082013 ................................................................................................................... 49

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng liệt kê các ngân hàng TMCP Việt Nam ..................................... 8
Bảng 3.1 Ý nghĩa chỉ số H-Statistic .................................................................. 26
Bảng 3.2 Thông số tính chỉ số hiệu quả theo phương pháp DEA. ................... 31
Bảng 3.3 Bảng kỳ vọng dấu .............................................................................. 37
Bảng 4.1 Chỉ số LERNER của các NHTM Việt Nam, giai đoạn 2008-2013... 40
Bảng 4.2 Chỉ số E-LERNER của các NHTM Việt Nam, giai đoạn 2008-2013
........................................................................................................................... 43
Bảng 4.3 Chỉ số F-LERNER của các NHTM Việt Nam, giai đoạn 2008-201346
Bảng 4.4 Thông số P(Price), MC, LERNER trung bình các ngân hàng Việt
Nam, giai đoạn 2008-2013 ................................................................................ 49
Bảng 4.5 Thống kê các thông số trong mô hình các yếu tố tác động đến
LERNER............................................................................................................ 50
Bảng 4.6 Ma trận tương quan các biến giải thích ............................................. 51
Bảng 4.7 Tính đa cộng tuyến các biến số ......................................................... 52
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM,
GLS.................................................................................................................... 53
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy mô hình dữ liệu bảng động ..................................... 55
Bảng 4.10 Kết luận các giả thuyết .................................................................... 57

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung

NHTM

Ngân hàng thương mại

POLS

Pooled ordinary least-squares

FEM

Fixed Effects Model

REM

Random Effects Model

GLS

Generalized Least Squares

GMM

Generalized method of moments

D-GMM


Difference GMM

HHI

Herfindahl–Hirschman Index

EU

European Union

ix



Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Bài nghiên cứu này tập trung đánh giá mức độ cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam thông qua các chỉ số đo lường quyền lực thị trường của hệ thống
ngân hàng. Trên cơ sở áp dụng từ các nghiên cứu trước đó, chỉ số LERNER
được lựa chọn làm chỉ số đại diện cho quyền lực thị trường của các NHTM
Việt Nam. Chỉ số LERNER là một trong các chỉ số được sử dụng để đánh giá
quyền lực thị trường của ngân hàng; nếu xét riêng về mặt ý nghĩa chỉ số
LERNER là chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh của các ngân hàng, tức là
quyền lực thị trường của ngân hàng được đại diện bởi các chỉ số khác nhau,
mỗi chỉ số có ý nghĩa định lượng riêng biệt, trong đó chỉ số LERNER được
xem xét với ý nghĩa là mức độ cạnh tranh của ngân hàng. Vì lẽ đó bài nghiên
cứu này khi nhắc đến các vấn đề về mức độ cạnh tranh hay quyền lực thị
trường, trong các phân đoạn diễn giải, đều có giá trị và ý nghĩa như nhau.

Việc đo lường quyền lực thị trường của các ngân hàng trong thời gian qua
giúp chúng ta có được cái nhìn khách quan về sức mạnh của ngân hàng Việt
Nam cũng như các vấn đề đang tồn tại, ảnh hưởng đến sức mạnh của ngân
hàng, từ đó đi đến tìm kiếm các giải pháp phù hợp cho các ngân hàng, trong
giai đoạn mới với thời cơ và thách thức mới.
1.1.

Lý do nghiên cứu

Trong lĩnh vực kinh tế, thường nhìn nhận sự thất bại trong việc tăng trưởng
doanh thu và lợi nhuận qua việc quy đồng về khả năng cạnh tranh yếu kém của
doanh nghiệp. Những thuận lợi từ nền kinh tế mở đã giúp cho các doanh
nghiệp dễ dàng gia nhập vào thị trường hơn. Các doanh nghiệp tham gia vào thị
trường ngày càng nhiều; sức ảnh hưởng của một cá thể doanh nghiệp lên thị
trường giảm đi, doanh nghiệp phải đối mặt với sức cạnh tranh từ nhiều doanh
nghiệp khác. Lúc này tính độc quyền hay quyền lực thị trường của doanh
nghiệp suy giảm, doanh nghiệp phải tăng khả năng thích ứng của mình trước
Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 2


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

tình hình mới; nhằm cạnh tranh tốt hơn, để từ đó có cơ hội phát triển mạnh mẽ
hơn so với các doanh nghiệp còn lại. Do đó cạnh tranh trở thành yếu tố quan
trọng trong phát triển, đồng thời cũng là thước đo cho quyền lực thị trường của
doanh nghiệp trong nền kinh tế mở.
Thời gian qua, trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, đã có nhiều nghiên cứu

về năng lực cạnh tranh của ngân hàng và đề xuất hàng loạt các giải pháp nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam. Nhìn chung các bài nghiên
cứu đó chỉ dừng lại ở việc nhìn nhận một “thế lực vô hình” là cạnh tranh trên
những nhận định chủ quan của nghiên cứu mà chưa đưa ra được một mức độ
đo lường cụ thể về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng hay quyền lực thị
trường của cá thể ngân hàng một cách cụ thể. Sự bó buộc trong các nhận định
chủ quan của các nghiên cứu đó, dẫn đến việc là khó xác định mức độ cạnh
tranh thực sự của ngân hàng trong hệ thống tài chính, khó nhận định được yếu
tố thực sự tác động đến mức độ cạnh tranh, từ đó khó có thể đưa ra một nhận
định thống nhất, và thực sự mang tính hoàn chỉnh để cải thiện sức mạnh của hệ
thống ngân hàng. Trên thế giới việc ứng dụng các chỉ số đặc thù, để đo lường
về mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng đã được đề cập và cũng là
khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới nhằm đem đến cái nhìn tổng quát và cụ thể
hơn về hệ thống tài chính của một quốc gia, (WorldBank, 2013).
Trong các khảo sát về mức độ cạnh tranh, các chủ điểm thường được quan
tâm là về lợi ích và hệ quả của nó. Cạnh tranh thường đem lại những tiến bộ,
những sản phẩm mới hữu ích, có lợi cho khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng xã
hội; nhưng bên cạnh đó, cạnh tranh quá khốc liệt cũng làm tổn hại đến hiệu quả
hoạt động của thị trường, đi ngược lại lợi ích vốn có của nó. Những ngân hàng
có lợi thế cạnh tranh hay quyền lực thị trường lớn thường tận dụng tối đa ưu
thế, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình, gây ra tổn thất cho đối thủ, vô tình
dẫn đến sự sụp đổ của một cá thể ngân hàng nào đó, từ đó làm cho hệ thống

Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 3


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam


ngân hàng trở nên “không ổn định”. Có một vấn đề rõ ràng là: các ngân hàng
trong hệ thống tài chính đều có mối quan hệ tương hỗ mật thiết lẫn nhau, vừa là
đối thủ nhưng cũng là khách hàng của nhau; việc một cá thể ngân hàng suy yếu
sẽ ít nhiều tác động đến hệ thống tài chính. Nhưng điều đó cũng không thể phủ
nhận là các ngân hàng không cạnh tranh lẫn nhau, gia tăng sức mạnh trên thị
trường tài chính, giúp cho hệ thống tài chính ngày càng phát triển. Vì lẽ đó mà
cần có sự đảm bảo cho vấn đề cạnh tranh, hiệu quả và ổn định của hệ thống các
ngân hàng, (WorldBank, 2013).
Đề tài nghiên cứu này đưa ra phương pháp đo lường quyền lực thị trường
của hệ thống ngân hàng cũng như đánh giá các tác động của một số yếu tố kinh
tế vĩ mô và nội tại của ngân hàng đến quyền lực thị trường của mỗi ngân hàng
trong thời gian qua. Từ đó, giúp ích cho các ngân hàng có được một góc nhìn
mới về quyền lực thị trường, nhìn nhận được những yếu kém hiện có trên tài
sản, sản phẩm của mình đang nắm giữ, bổ sung các chính sách phát triển, nâng
cao mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính.
Tóm lại, mức độ cạnh tranh trong hệ thống tài chính – ngân hàng cần được
đánh giá một cách thiết thực hơn và khách quan hơn, bên cạnh đó qua tìm hiểu
cho thấy các nghiên cứu thực nghiệm trước đó chưa đề cập về việc áp dụng
một mô hình đo lường cụ thể về mức độ cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam,
vì thế có thể xem đây là vấn đề cần được mở rộng nghiên cứu, đánh giá, nhằm
có nhận định tốt hơn về sức mạnh của hệ thống ngân hàng từ đó có các chính
sách phát triển phù hợp hơn trong tình hình mới.
1.2.

Vấn đề nghiên cứu

Khi nói đến vấn đề cạnh tranh, mọi quốc gia hay thị trường kinh tế đều thừa
nhận: cạnh tranh là điều kiện để tạo động lực phát triển, nâng cao năng suất lao
động, và hiệu quả của mọi tổ chức xã hội, chẳng những vậy cạnh tranh còn là

nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, (T. T.
Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 4


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

Nguyễn, 2008).
Với chủ điểm trong nghiên cứu là quyền lực thị trường thông qua việc đo
lường mức độ cạnh tranh, bài nghiên cứu này muốn đề cập đến vấn đề cạnh
tranh trong nền kinh tế hay cụ thể hơn là trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Nói đến vấn đề cạnh tranh, là một vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế thị trường,
với nhiều thực thể kinh tế cùng hoạt động trong một lĩnh vực; xuất phát từ việc
mong muốn “có lợi” nhất trong việc buôn bán sản phẩm, các cá thể tham gia
vào thị trường dùng lợi thế của chính mình để ganh đua với đối thủ khác và đạt
được lợi nhuận tối ưu nhất có thể. Tùy vào thị trường mà cá thể đó tham gia,
vấn đề cạnh tranh được phân định trên nhiều hình thức khác nhau: cạnh tranh
hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, (Mankiw, 2010).
Liên hệ đến thị trường tài chính, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có
liên quan đến nhiều mặt của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trong một
quốc gia, xoay quanh các dịch vụ tiền tệ (gửi tiền, cho vay, bảo trợ …). Các
ngân hàng hoạt động trong cùng một thị trường, là quốc gia sở tại, cùng kinh
doanh các loại hình dịch vụ tiền tệ, do đó các ngân hàng ganh đua, giành giật
thị phần, khách hàng, vị thế tài chính nhằm tối ưu hóa lợi nhuận đạt được.
Tóm lại, dựa vào những nhận định trên mà cụ thể là mức độ cạnh tranh, bài
nghiên cứu muốn nhấn mạnh đến vấn đề đánh giá mức độ cạnh tranh của các
ngân hàng Việt Nam bằng các công cụ hữu hiệu hơn, cụ thể là một chỉ số đại
diện có tính bao quát hơn nhằm đánh giá và cụ thể hóa quyền lực thị trường của

chính các cá thể ngân hàng trong hệ thống tài chính, từ đó có nhận xét thực tế
hơn về sức mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam. Qua tìm hiểu các nghiên cứu
trước đó về chủ điểm của bài nghiên cứu, các chỉ số đã được sử dụng như:
HHI, LERNER, H-statistic. Các chỉ số này cũng là đề xuất của Ngân hàng Thế
Giới khi đánh giá sức mạnh của các ngân hàng, không những thế, các chỉ số
này còn hỗ trợ cho việc xác định tính ổn định, hiệu quả và có thể đưa đến các
Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 5


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

dự đoán về khủng hoảng của nền tài chính trong một quốc gia hay khu vực, góp
phần ổn định nền tài chính và phát triển kinh tế. Vì thế, bài nghiên cứu này ứng
dụng các chỉ số đo lường cụ thể đã đề cập trên vào ước lượng sức mạnh thị
trường của hệ thống NHTM Việt Nam, chi tiết về phương pháp và ý nghĩa các
chỉ số trên được đề cập theo các đề mục tiếp theo của bài nghiên cứu.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Từ các vấn đề có trước nghiên cứu, bài nghiên cứu này đặt ra các chủ điểm
cần giải quyết như sau:
 Quyền lực thị trường, thể hiện qua mức độ cạnh tranh của ngân hàng
Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2013 như thế
nào?
 Trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam, yếu tố nào có tác động đến
quyền lực thị trường của ngân hàng?

1.4.

Mục tiêu nghiên cứu

Với các vấn đề đặt ra, bài nghiên cứu này tập trung vào các chủ điểm
nghiên cứu sau:
 Định lượng quyền lực thị trường thể hiện qua mức độ cạnh tranh cho
từng ngân hàng Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến
năm 2013.
 Đánh giá các yếu tố có tác động đến quyền lực thị trường hay mức
độ cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam.
1.5.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy từ các báo cáo tài
chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. Để dữ
liệu có tính toàn vẹn và thống nhất giữa các ngân hàng, bài nghiên cứu đã bỏ
qua các ngân hàng không thể thu thập được dữ liệu một cách hoàn chỉnh trên
Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 6


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

thời đoạn nghiên cứu. Tập dữ liệu thu thập được gồm 18 ngân hàng đang hoạt
động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.


Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 7


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

Bảng 1.1 Bảng liệt kê các ngân hàng TMCP Việt Nam
STT Tên viết tắt
1

Tên gọi

ACB

Ngân Hàng TMCP Á Châu

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam

3

AnbinhBank

Ngân Hàng TMCP An Bình

4


BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam

5

DongAbank

Ngân Hàng TMCP Đông Á

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam

7

HDBank

Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh

8

Kienlongbank

Ngân hàng TMCP Kiên Long

9


Maritimebank

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

10

MBBank

Ngân hàng Quân đội

11

NVB(NCB)

Ngân Hàng TMCP Quốc Dân

12

Sacombank

Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

13

Southernbank

Ngân hàng TMCP Phương Nam

14


VIB

Ngân hàng Quốc tế

15

Vietcapitalbank Ngân Hàng TMCP Bản Việt

16

Vietcombank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

17

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

18

VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2

6


Bộ dữ liệu thu thập được tổng hợp gồm 18 ngân hàng trong 6 năm với 108
quan sát. Các chỉ số trên BCTC của các ngân hàng được trích xuất để tính toán
chỉ số LERNER tương ứng cho từng ngân hàng trong từng thời điểm. Chỉ số
LERNER là biến số phụ thuộc trong mô hình khảo sát nhằm trả lời câu hỏi
nghiên cứu thứ 2 trong phần 1.3, các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường
của ngân hàng Việt Nam.
1.6.

Đóng góp và ý nghĩa của luận văn

Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 8


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

Bài nghiên cứu này bổ sung chỉ số về mức độ cạnh tranh trong khảo sát
quyền lực thị trường của các ngân hàng Việt Nam, đóng góp vào các nghiên
cứu trước về năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước đó.
Chỉ số về mức độ cạnh tranh, giúp cho người nghiên cứu dễ dàng khảo sát và
định lượng quyền lực thị trường của từng ngân hàng, từ đó có thể đánh giá các
yếu tố tác động và tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của các ngân hàng dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng khảo sát một số yếu tố tác động đến
quyền lực thị trường của ngân hàng. Từ các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
vào việc củng cố các chính sách phát triển của ngân hàng, tiên lượng các ảnh
hưởng và điều chỉnh các hoạt động có lợi cho ngân hàng, giúp cho hệ thống tài
chính trở nên cân bằng và ổn định hơn trong thời gian sắp tới. Kết quả của luận

văn có ý nghĩa với các ngân hàng đang tham gia hoạt động trên thị trường, các
nhà quản trị ngân hàng, người gửi tiền, người nghiên cứu và các chủ thể khác;
giúp cho những đối tượng trên nhìn nhận và đánh giá thị trường ngân hàng một
cách khách quan và cụ thể hơn.
1.7.

Cấu trúc của luận văn

Nội dung của bài nghiên cứu này được phân chia làm 5 phần và có cấu trúc
như sau:
 Phần 1: Giới thiệu – Tổng quan các vấn đề trước nghiên cứu và
mục đích thực hiện đề tài nghiên cứu.
 Phần 2: Cơ sở lý thuyết – Tổng quan các nghiên cứu trước đó theo
chủ điểm nghiên cứu của đề tài, các cơ sở luận có được trước khi
thực hiện nghiên cứu. Sơ lược các nghiên cứu trước về quyền lực thị
trường của ngân hàng; chủ yếu đề cập đến các chỉ số đại diện cho
quyền lực thị trường của ngân hàng Việt Nam. Các luận cứ từ các
nghiên cứu trước làm cơ sở để khảo sát các yếu tô tác động đến
Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 9


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

quyền lực thị trường của các ngân hàng thương mại Việt Nam
 Phần 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày các phương pháp
định lượng, và khảo sát theo chủ điểm nghiên cứu. Các mô hình tính
toán chỉ số đã đề cập ở phần 2 và phương pháp sử dụng để khảo sát

quyền lực thị trương của các ngân hàng thương mại Việt Nam
 Phần 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày các kết quả định lượng.
Kết quả có được từ các phương pháp tính toán từ phần 3. Tổng hợp
các kết quả về quyền lực thị trường của các ngân hàng thương mại
Việt Nam. Và đánh giá các tác động của các yếu tố đã trình bày ở
phần 2 đối với quyền lực thị trường của các ngân hàng thương mại
Việt Nam.
 Phần 5: Kết luận – Trình bày các đánh giá, nhận xét trên kết quả đạt
được sau nghiên cứu. Đưa ra các hạn chế, cải tiến và đính hướng các
nghiên cứu tiếp theo
 Tài liệu tham khảo – Tập hợp các nghiên cứu trước đó theo chủ
điểm nghiên cứu.
 Phụ lục – Các bảng kết quả trong nghiên cứu đã thực hiện.

Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 10


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong phần này, bài nghiên cứu khái quát các ý kiến của các nhà nghiên
cứu trước đó trên vấn đề quyền lực thị trường của hệ thống ngân hàng. Trong
các chủ điểm nghiên cứu về quyền lực thị trường của ngân hàng các nhà nghiên
cứu đã tập trung phân tích các tác động của quyền lực thị trường đối với hệ
thống ngân hàng. Tùy vào chỉ số đại diện mà nghiên cứu trước lựa chọn, từ đó
có những đánh giá dựa trên các dẫn giải dữ liệu trong nghiên cứu về các vấn đề
bên ngoài (yếu tố vĩ mô), bên trong (yếu tố nội tại của chính ngân hàng) của

ngân hàng. Các nghiên cứu này sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm đo
lường, ước lượng quyền lực thị trường của ngân hàng và xem xét các tác động
có liên quan trong chủ điểm nghiên cứu.
Qua khảo sát cho thấy, một nhận định chung nhất về quyền lực thị trường
thường xoay quanh hai vấn đề đó là cạnh tranh và độc quyền của các cá thể
kinh tế trong cùng một thị trường. Tính độc quyền của cá thể kinh tế sẽ quyết
định mức độ quyền lực thị trường, một doanh nghiệp có thể định đoạt về giá
mà ít ảnh hưởng đến thị phần ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của nó, nghĩa là tính
độc quyền của các thể đó lớn hơn so với các thành phần còn lại trong thị
trường, hay nói khác đi là sức mạnh canh tranh tốt hơn. Vì thế quyền lực thị
trường thường được đo lường với các chỉ số thiên về ước lượng tính độc
quyền-cạnh tranh của cá thể kinh tế nói chung.
Trong việc khảo sát về quyền lực thị trường của ngân hàng các nhà nghiên
cứu trước đã sử dụng các chỉ số đại diện khác nhau tùy vào từng chủ điểm
nghiên cứu, trong đó các chỉ số đại diện gồm: HHI (Herfindahl-Hirschman
Index), H-Statistic theo mô hình Panzar và Rosse, và chỉ số LERNER. Để khái
quát các cơ sở luận, những nghiên cứu này được phân chia theo nhóm tập trung
vào: i) quyền lực thị trường của hệ thống ngân hàng, nói chung; ii) mức độ tập
trung của thị trường, thể hiện qua chỉ số HHI; iii) mức độ cạnh tranh trong hệ

Nguyễn Quốc Phong – MFB6

Trang 11


Các yếu tố tác động đến quyền lực thị trường của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam

thống ngân hàng, thể hiện qua chỉ số H-Statistic; iv) mức độ cạnh tranh của
ngân hàng, thể hiện qua chỉ số LERNER; v) các yếu tố tác động đến quyền lực

thị trường của các NHTM.
2.1.

Quyền lực thị trường của hệ thống ngân hàng

Qua các nghiên cứu trước đó về quyền lực thị trường của ngân hàng, các
nhà nghiên cứu trước, với lựa chọn phổ biến là chỉ số đo lường mức độ cạnh
tranh cho thấy cạnh tranh tác động đến hệ thống ngân hàng về mặt hiệu quả,
tính ổn định hoặc rủi ro của hệ thống ngân hàng bên cạnh đó khi ngân hàng
điều chỉnh các hoạt động (vốn, tài sản, nợ,..) của mình đều có tác động ngược
lại với mức độ cạnh tranh. Chẳng hạn như: mức độ cạnh tranh của ngân hàng
càng tăng thì mức độ rủi ro càng cao, (Berger, 2008), cạnh tranh càng tăng
càng dễ xảy ra gãy đổ hệ thống ngân hàng, (Fungáčová, 2010) . Hoặc, có ý kiến
cho rằng cạnh tranh không có ý nghĩa hoặc không tác động đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng, (Fungáčová, 2012); hay ý kiến về việc giảm chi phí hoạt
động của ngân hàng là nhân tố làm tăng mức độ cạnh tranh của ngân hàng,
(Ajisafe, 2013).
Để đại diện cho quyền lực thị trường của hệ thống ngân hàng, các nhà
nghiên cứu trước đã sử dụng các chỉ số đại diện khác nhau trong đó các chỉ số
được sử dụng là HHI (Herfindahl-Hirschman Index), H-Statistic theo mô hình
Panzar và Rosse, và chỉ số LERNER. Mỗi chỉ số đều có ý nghĩa riêng, như: chỉ
số HHI với ý nghĩa là mức độ tập trung của ngân hàng, chỉ số H-Statistic với ý
nghĩa là mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, và chỉ số LERNER cũng
với ý nghĩa là mức độ cạnh tranh của ngân hàng nhưng khác với chỉ số HStatistic là chỉ số này đo lường cho từng ngân hàng trong hệ thống các ngân
hàng. Với chỉ số HHI, chỉ số được sử dụng để đo lường về mức độ tập trung
của ngân hàng, mà các nghiên cứu trước đã sử dụng như nghiên cứu của Bolt
(2012), Le (2014), Fosu (2013). Cơ sở luận của các nghiên cứu về chỉ số HHI

Nguyễn Quốc Phong – MFB6


Trang 12


×