Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tư tưởng Hồ CHí Minh lựa chọn mô hình nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.72 KB, 12 trang )

A. Lời nói đầu
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề cơ bản của mọi
cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước, vấn đề cơ bản của
một chính quyền nhà nước là thuộc về ai và phục vụ lợi ích của ai. Quá
trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với những nhận
thức, tìm kiếm, lựa chọn một hình thức, chế độ nhà nước thích hợp,
thúc đẩy dân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ đạo tiến bộ xã hội.
Ngay ở tuổi trưởng thành, trên quê hương mình, Hồ Chí Minh đã thấy
rõ bộ mặt phản nhân tính của nhà nước thực dân phong kiến. Đó là
hình thức nhà nước xấu xa, tồi tệ nhất mà nhân loại từng biết đến,
nhưng lại là một sản phẩm tất yếu của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế
giới. Toàn bộ bản chất thật sự của nhà nước đó được Hồ Chí Minh bóc
trần, lên án gay gắt trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, trước hết là
tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Từ đó, Hồ Chí Minh đặt
vấn đề về sự cần thiết phải thay thế nhà nước thối nát đó, tấm lòng yêu
nước đã thôi thúc Hồ Chí Minh tìm kiếm một mô hình nhà nước phù
hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam, đồng thời là một Nhà nước
pháp quyền dân chủ có thể phúc đáp được những lợi ích của toàn dân
tộc, một nhà nước của dân, do dân, vì dân ( khác với các nhà nước của
giai cấp thống trị, bóc lột quần chúng trong lịch sử). Để đưa ra quyết
định sáng suốt cuối cùng, Người đã phải trải qua một quá trình tìm tòi,
khảo nghiệm sâu sắc nhiều cuộc cách mạng để xác định một thể chế
nhà nước thích hợp - nhà nước đại diện cho dân chúng số đông.


B.Nội Dung
I. Phân tích sự lựa chọn mô hình Nhà nước
1, Quá trình khảo nghiệm các mô hình nhà nước của Hồ Chí Minh
Xuất phát từ nhu cầu giải phóng dân tộc, trên nền tảng chủ nghĩa yêu
nước, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, là lý luận
cách mạng tiên tiến nhất của thời đại. Được soi sáng bởi phương pháp


luận biện chứng mácxít, thông qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh
đã phát hiện vị trí lịch sử của các chế độ nhà nước đang vận hành, trên
cơ sở phân tích, so sánh và đặt chúng trong dòng chảy liền mạch của
tiến bộ lịch sử.
Trong quá trình bôn ba khảo nghiệm, Hồ Chí Minh đã khảo sát . hầu
hết các mô hình nhà nước trên thế giới. Người nhận ra rằng phần lớn
trong số đó đều được dựng nên nhuững cuộc cách mạng chưa đến nơi,
vì vậy mà mô hình nhà nước hẳn cũng chưa hoàn thiện. Người chú ý
tìm hiểu hai loại hình nhà nước hiện thời: Nhà nước dân chủ tư sản mà
những đại diện tiêu biểu là Mỹ, Pháp và nhà nước xã hội chủ nghĩa ra
đời từ Cách mạng Tháng Mười 1917. Trong đó,
* Nhà nước tư sản
Trong nhận thức của Hồ Chí Minh, nhà nước tư sản dù ở Mỹ hay ở
Pháp- sản phẩm của các cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới,
mặc dù được xác lập được một hệ thống giá trị theo các chuẩn mực dân
chủ và nhân đạo, nhưng về thực chất vẫn là công cụ thống trị của một
số người, vì lợi ích của thiểu số; đại bộ phận dân chúng vẫn bị bóc lột,
nô dịch cả ở chính quốc lẫn ở các nước thuộc địa. Tính chất phiến diện
nửa vời, không triệt để của nhà nước dân chủ tư sản, ngay trong bản
chất của nó đã bộc lộ những đối kháng không thể điều hòa và chắc
chắn sẽ là nguyên nhân làm bùng nổ các cuộc cách mạng xã hội trong


tương lai. Cái gọi là “thiên đường của dân chủ, tự do”, lý tưởng bình
đẳng, bác ái chỉ còn là những ngôn từ sáo rỗng, không có nội dung xã
hội xác thực. Vì vậy, mục đích giải phóng và phát triển của xã hội Việt
Nam không thể lựa chọn và đi theo kiểu nhà nước đó. Những nhận xét
và khảo nghiệm của Hồ Chí Minh về nhà nước tư sản mang tính cách
mạng, khoa học, có ý nghĩa phương pháp luận to lớn và ngày nay vẫn
giữ nguyên giá trị.

* Nhà nước Xô Viết công nông binh:
Nghiên cứu, so sánh cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp với Cách mạng
Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã nhận rõ cách mạng Nga là một
cuộc cách mạng triệt để nhất, vì vậy bấy giờ chỉ có Nhà nước Xôviết
công- nông- binh là được dựng nên từ một cuộc cách mạng đến nơi
"đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng
cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật... Cách mệnh Nga đã đuổi được
vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị
áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa
và tư bản trong thế giới". Cách mạng rồi quyền giao cho dân chúng số
nhiều để dân chúng tự mình xây dựng nhà nước và phát triển xã hội
của mình, chứ không đểtrong tay một bọn ít người như các cuộc cách
mạng trước.
Từ đó, Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con đường cách mạng
theo lý luận giải phóng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng
Tháng Mười, thiết lập một thể chế nhà nước mới đại biểu cho lợi ích
của đông đảo dân chúng sau khi nước nhà giành được độc lập. Người
nêu rõ: "Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho cho đến
nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số
nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều
lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc". Trong tư duy của Hồ Chí


Minh lúc bấy giờ, mô hình Nhà nước Xô viết công- nông – binh là
tương đối hoàn thiện.
2. Từng bước xây dựng nhà nước kiểu mới
Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới từng bước được hình
thành và phù hợp với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt
Nam. Từ năm 1919, trong “Yêu sách tám điểm”gửi Hội nghị Véc xây, Hồ
Chí Minh đã đề nghị: cải cách nền pháp lí ở Việt Nam và Đông Dương;

“Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”. Chế độ cai trị
bằng các đạo luật đã phản ánh trong tư duy Hồ Chí Minh về một nhà
nước pháp quyền dân chủ gắn liền với sự thay đổi phương pháp cai trị.
Kết hợp với ở ý tưởng về mô hình nhà nước của số đông nhân dân lao
động ở trên, có thể nói rằng trong tư duy Hồ Chí Minh đã rất sớm xuất
hiện ý tưởng về một nhà nước pháp quyền của một số đông nhân dân lao
động hay nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Những mô hình nhà nước được Hồ Chí Minh lựa chọn trong quá trình
cách mạng Việt Nam là phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định.
* Từ năm 1923 đến năm 1941: Khi đến Liên Xô và tìm ra mô hình nhà
nước kiểu mới: Nhà nước Xô Viết công- nông – binh, Người muốn mô
hình nhà nước ấy trong tương lai sẽ được áp dụng ở Việt Nam. Điều đó
đã được khẳng định trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ
Chí Minh viết, về phương diện chính trị: “Dựng ra chính phủ công nông
binh”
Đến tháng 5 năm 1941, trong Chương trình Việt Minh về vấn đề chính
quyền, Hò Chí Minh chỉ rõ: trong tình hình hiện tại, không nên nói công
nông binh liên hiệp và lập chính quyền Xôviết. Vì, nếu vẫn giữ quan
điểm lập Xô viết công nông binh thì không thể nào đoàn kết được mọi lực
lượng dân tộc, trên thực tế công và binh đều từ nông dân mà ra vè còn
mang nặng đặc điểm tiểu nông.


* Từ năm 1941-1946: trước tình thế khẩn chương của cách mạng, Hồ
Chí Minh nhận thấy: trước hết cần có một chính phủ đại biểu cho sự chân
thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân, gồm tất cả
các đảng phái cách mệnh, các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra đó là
Nhà nước đại đoàn kết toàn dân “Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng
và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, ngoài thì giao thiệp với
các hữu bang”

Từ hình thức nhà nước công nông binh chuyển sang hình thức nhà nước
đại biểu cho khối đoàn kết của toàn thể quốc dân là một bước chuyển
sáng suốt của Hồ Chí Minh, phản ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân
tộc và phù hợp với sự chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt
Nam.
* Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945: khi thực dân Pháp quay trở
lại hòng xâm lược nước ta lần thứ hai, khi mà các thành viên chính phủ là
đại biểu của Quốc dân Đảng và các đảng phái khác đã không còn khả
năng đảm đương những nhiệm vụ lịch sử của dân tộc, lần lượt bỏ chạy
khỏi những vị trí được dân tộc giao cho, trốn ra nước ngoài hoặc quay lại
làm việc cho Pháp, trước tình hình đó mô hình nhà nước được Hồ Chí
Minh lựa chọn cho Cách mạng Việt Nam là Nhà nước Dân chủ nhân dân.
Nhà nước ấy đã thực thi sứ mệnh lịch sử của dân tộc là lãnh đạo hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi và xây dựng chế độ xã
hội do nhân dân lao động làm chủ.
Tóm lại, tiếp xúc với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hỗ Chí Minh đã tìm
thấy trong học thuyết ấy mô hình phù hợp với cách mạng Việt Nam. Trải
qua các giai đoạn phát triển của cách mạng với các mô hình nhà nước từ
Nhà nước Xôviết công nông binh, nhà nước đại đoàn kết toàn dân và cuối
cùng là nhà nước dân chủ nhân dân phù hợp với giai đoạn đầu của thực
tiễn cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Nhà nước
Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện về các mặt: lập pháp,


hành pháp và tư pháp, thật sự là công cụ quyền lực của nhân dân, đại diện
cho ý chí, lợi ích và nguyện vọng của toàn dân tộc. Trong xây dựng và
lãnh đạo nhà nước, Hồ Chí Minh đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, bảo
đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có phân công, phân nhiệm rõ ràng
nhằm thực hiện mục tiêu dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc.


II. Quan điểm về làm chủ trong nhà nước kiểu mới của Hồ
Chí Minh
1, Khái niệm “Làm chủ”
Năm 1949, Hồ Chí Minh viết bài báo “dân vận”, trong bài báo quan trọng
này, Người đã khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân...
Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra...
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Hồ Chí Minh cũng viết: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân,
vì dân là chủ”. Quan niệm của Người, về thực chất, nói lên địa vị và vai
trò của nhân dân trong xã hội. Trong nhà nước dân chủ thì dân là chủ và
làm chủ.
- “ Là chủ” với ý nghĩa người không chỉ là công dân của xã hội, mà
hơn thế người dân trở thành chủ nhân thực sự của đất nước, chủ thể
xã hội. Trong xã hội, địa vị cao nhất là dân. Quan niệm này của Hồ
Chí Minh đã vượt lên trên tất cả các tư tưởng thân dân của các nhà
nước trong lịch sử và nâng người dân từ vị trí thần dân lên địa vị
công dân vươn lên địa vị chủ nhân của xã hội, của đất nước.
- “Làm chủ” với ý nghĩa người dân có quyền làm chủ, đồng thời
cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm chủ. Điều đó cho


thấy vừa thể hiện quyền của chủ thể xã hội, vừa thể hiện bổn phận
và trách nhiệm của chủ thể ấy. Người nói: “Nhân dân có quyền lợi
làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân,…” Điều
quan trọng ở đây là phải làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền
dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nghĩ dám làm.

2, Làm chủ trên tinh thần tự nguyện
Theo Hồ Chí Minh, nhân dân lao động là chủ thể của xã hội có quyền làm
chủ. Trong chế độ xã hội mới, quyền làm chủ hay quyền lực trực tiếp và
cao nhất thuộc về nhân dân. Quyền lực đó nảy sinh trên cơ sở của sự liên
hợp tự nguyện giữa họ với nhau và nằm trong sức mạnh đoàn kết của họ,
chứ không do ai ban phát cho. Theo đó, quyền làm chủ luôn thể hiện tính
chủ động của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề có liên quan
đến đời sống và vận mệnh của mình. Dĩ nhiên, quyền cần phải đi đôi với
nghĩa vụ. Đã có quyền làm chủ thì phải làm tròn nghĩa vụ của người chủ,
như: nghĩa vụ xây dựng nhà nước, bảo vệ tổ quốc, tuân theo pháp luật…
Ngoài ra, mỗi giai cấp, tầng lớp tùy theo vị trí của mình mà có quyền và
nghĩa vụ do vị trí đó đòi hỏi.
Với tư cách của người chủ, nhân dân lao động cần phải tự giác phát huy
tính chủ động sáng tạo và những khả năng sẵn có của mình để giải quyết
những vấn đề mà thực tế cuộc sống đang đăt ra. Còn cán bộ của Đảng và
Nhà nước là người giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện để nhân dân có thể
biến những khả năng của mình thành hiện thực. Hồ Chí Minh viết: “Dễ
trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong” và người
cán bộ của Đảng phải biết đen tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân.
3. Làm chủ trong một số lĩnh vực của cuộc sống:
*Chính trị:


Trong lĩnh vực chính trị, nhân dân lao động làm chủ thông qua việc thực
hiện các quyền bầu cử, ứng cử và quyền bãi miễn những đại biểu do mình
bầu lên không làm tròn trách nhiệm và các quyền tự do, dân chủ khác.
* Kinh tế:
Trong lĩnh vực kinh tế, nhân dân lao động làm chủ các tư liệu sản xuất
chủ yếu, làm chủ việc quản lý, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm.
*Văn hóa- tư tưởng:

Trong lĩnh vực này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Chế độ ta là chế độ dân chủ,
tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi
người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một
quyền lợi, cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát
biểu ý kiến, tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự
do phục tùng chân lý”
Như vậy, Dân chủ trong lĩnh vực chính trị còn được khẳng định bằng việc
thực hiện từng bước dân chủ trong các chính sách về kinh tế, văn hoá, xã
hội. Điều này thu hút ngày càng đông nhân dân tham gia vào thực hiện
các nhiệm vụ của đất nước, hình thành những điều kiện làm sâu rộng
thêm nền tảng dân chủ, tạo ra những tiền đề mạnh mẽ trên các lĩnh vực đa
xã hội tiến lên một trạng thái mới. Cũng chính nhờ các phong trào dân
chủ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa (như phong trào chống giặc đói với
thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm; phong trào chống giặc dốt với
phong trào bình dân học vụ, và việc hiện thực hoá nền dân chủ đất nước
bằng phát động phong trào xây dựng đời sống mới...). Hồ Chí Minh đã
tạo nên động lực mạnh mẽ của toàn dân tộc, đoàn kết toàn dân, làm hậu
thuẫn vững chắc cho các hoạt động chính trị - ngoại giao của Nhà nước ta
sau cách mạng Tháng Tám thắng lợi.


4. Khái niệm “làm chủ” bao hàm mối quan hệ máu thịt giữa Đảng,
nhà nước với nhân dân:
Phat huy quyền làm chủ của nhân dân không có nghĩa là ban ơn, bao
biện, làm thay… mà phải huy động được sức mạnh của con người, của
tập thể, của quần chúng đông đảo để làm nên sự nghiệp cách mạng. Mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân dựa trên 2 nguyên tắc:
*Nguyên tắc 1: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí và nhân dân làm chủ.
*Nguyên tắc 2: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
Trong suốt 24 năm trên cương vị là Chủ tích nước của nước Việt Nam

mới- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa dầu d tiên ở châu Á, Hồ Chí
Minh đã đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước kiểu mới trong
lịch sử dân tộc: Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Nối tiếp tư tưởng của Người, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta
khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân.

C. Kết luận
Câu hỏi về con đường xóa bỏ nhà nước thực dân phong kiến và lấy gì để
thay thế đã tìm được lời giải xác đáng. Để lựa chọn kiểu nhà nước theo
xu thế vận động của lịch sử, Hồ Chí Minh dựa trên hai cơ sở chính. Đó là
tính chất nhân dân và khả năng của nhà nước trong việc bảo đảm cuộc
sống tự do, ấm no, hạnh phúc, thoả mãn các “nhu cầu trần thế” của nhân
dân và con người. Ở Hồ Chí Minh, việc lựa chọn kiểu nhà nước gắn bó
chặt chẽ với mục tiêu giải phóng con người và phát triển xã hội.
Thành công của công cuộc đổi mới ngày nay, xét tới cội nguồn, cũng
được khởi đầu bằng quá trình “gạn đục khơi trong”, tìm và xây dựng mô
hình nhà nước phù hợp với thực tế quốc gia, quan điểm dân “là chủ” và
“làm chủ” trong các lĩnh vực cũng đã tạo nên động lực mạnh mẽ đưa đất


nước ta vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội trong thập kỷ 80.
Đây lại là một hiện thực sinh động nữa minh chứng về tầm quan trọng và
sự vững bền của động lực dân chủ đối với sự phát triển xã hội, đối với sự
tiến hoá của dân tộc ta. Tất cả các vấn đề trên làm sáng tỏ hơn nữa khái
niệm dân chủ của Hồ Chí Minh khi Người coi nguồn gốc của quyền hành
và lực lượng đều ở nơi dân.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh- Nhận thức và vận dụng. NXB Tư

pháp, tr.210-217
2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ, Phan Hồng NhungTạp chí phát triển nhân lực số 4- 2002.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trang
thông tin điện tử Hồ Chí Minh
/>4. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập , Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.4, tr.190.


Ảnh tư liệu

Mùa Thu 1945: Sự ra đời một nước Việt Nam hiện đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, “hễ là người muốn lo việc nước thì
đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử.”


Phân tích sự lựa chọn mô hình Nhà nước và quan điểm về “làm chủ”
trong nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh:



×