Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Mối quan hệ giữa nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia và các nguyên tắc khác trong luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.88 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

1


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

BĐCQ
QG
LQT
LHQ

Bình đẳng về chủ quyền
Quốc gia
Luật quốc tế
Liên Hợp Quốc

2


MỞ ĐẦU
Trong mọi quan hệ, quốc gia luôn luôn trân trọng và gìn giữ chủ quyền của mình.
Giống như bản ngã của mỗi cá nhân, chủ quyền quốc gia là thuộc tính mà Quốc gia nào
cũng có và muốn bảo toàn tuyệt đối, Luật quốc tế đã sớm hình thành nên một bình đẳng về
chủ quyền giữa các quốc gia làm nền tảng vững chắc cho việc hình thành những nguyên tắc
khác của Luật quốc tế cũng như chi phối hay tác động đến việc đảm bảo thực hiện các
nguyên tắc ấy. Để có được những hiểu biết sâu sắc hơn về nguyên tắc này cũng như thực
tiễn áp dụng nó trong Luật quốc tế hiện đại, nhóm chúng em đã chọn thực hiện Đề bài 02:
“Bình luận mối quan hệ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia với việc hình
thành và thực hiện các nguyên tắc cơ bản khác của luật quốc tế.”


NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG VỀ CHỦ QUYỀN GIỮA CÁC QG
a) Lịch sử hình thành:
Ngay từ thủa phong kiến ở châu Âu, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các
quốc gia đã xuất hiện trong bối cảnh xã hội có sự phát triển mạnh mẽ của tôn giáo và chịu
ảnh hưởng cuả tôn giáo trong mọi mặt đời sống. Sau Hiệp ước Westphalie năm 1648, ảnh
hưởng của Thiên chúa giáo và Đạo giáo hoàng bị suy giảm, chiến tranh tôn giáo chấm dứt,
một cộng đồng quốc tế được hình thành giữa các quốc gia có chủ quyền và quyền ngang
nhau. Nguyên tắc này được hình thành từ đó. Thời kì Tư bản chủ nghĩa, nó được coi là
nguyên tắc cơ bản nhưng chỉ được áp dụng trong quan hệ giữa các quốc gia tư bản chủ
nghĩa với nhau. Đến sau Thế chiến Thứ II, bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được
ghi nhận tại Điều 2, Hiến Chương Liên Hợp Quốc và tiếp tục được phát triển nội dung
trong Tuyên bố về những Nguyên tắc của Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp
tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc năm 1970.
b) Khái niệm chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính chính trị - pháp lý xuất hiện cùng với sự ra đời
của quốc gia và là cơ sở cho quyền nằng chủ thể Luật Quốc tế của quốc gia. Chủ quyền
quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc
gia trong quan hệ quốc tế, nó được thể hiện trên hai phương diện gắn liền với chức năng cơ
bản của nhà nước đó là đối nội và đối ngoại.

3


c) Nội dung nguyên tắc
Thời kì La Mã cổ đại đã tồn tại một nguyên tắc pháp lý có tên là Par is parem non
habet prostatem (tức kẻ ngang quyền này không có quyền trên kẻ ngang quyền kia), ấy
chính là tiền thân của nguyên tắc BĐCQ giữa các QG ngày nay. Nội dung nguyên tắc này
hiện được ghi nhận trong Điều 2, Hiến chương LHQ “Tổ chức LHQ dựa trên nguyên tắc
bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thành viên.” Và được cụ thể hóa trong Tuyên bố

năm 1970 của Đại Hội đồng LHQ như sau:
“Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các QG bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về
chế độ kinh tế, chính trị và xã hội.
Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau:
a. Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
b. Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn
c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác;
d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm
e. Mỗi QG có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
của mình.
f. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của
mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác.”
Như vậy, bình đẳng về chủ quyền giữa các QG được nhìn nhận ở cả phương diện

pháp lý và thực tiễn. Về mặt pháp lý, tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền mà
pháp luật quốc tế thừa nhận như quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ,… và đồng thời phải
thực hiện các nghĩa vụ quốc tế như tuân thủ pháp luật quốc tế, tôn trọng quyền của các chủ
thể khác. Từ góc độ thực tiễn, bình đẳng về chủ quyền được xem xét trong mối quan hệ
giữa các QG với nhau cũng như mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia
thực hiện.
d) Vị trí của nguyên tắc BĐCG giữa các QG trong Luật quốc tế
Nguyên tắc BĐCQ giữa các QG là nguyên tăc cơ bản của Luật quốc tế, do đó đây là
thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi quy phạm pháp luật khác của LQT.
Nguyên tắc này là nền tảng để trên cơ sở đó các chủ thể LQT thực hiện các nguyên tắc cơ
bản khác. Việc vi phạm hay tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc này sẽ tác động rất lớn
đến việc thực hiện một loạt các nguyên tắc còn lại của LQT.
Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các QG và của cả cộng đồng quốc tế
nói chung, không cho phép một nhóm nước lớn phong tỏa ý chí và quyền lợi của đại đa số


4


QG trên thế giới vì LQT được hình thành bởi đa số quốc gia chứ không riêng một cường
quốc nào, được áp dụng công bằng cho tất cả và có hiệu lực pháp lý như nhau, không có
ngoại lệ cho bất cứ QG nào. Nó thể hiện vai trò khi tham gia quan hệ quốc tế, các QG có
quyền như tham gia vào các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG CHỦ QUYỀN GIỮA CÁC
QUỐC GIA VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC CƠ
BẢN KHÁC CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. Mối quan hệ giữa nguyên tắc BĐCQ giữa các QG và nguyên tắc tận tâm, thiện
chí thực hiện các cam kết quốc tê.
Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tê hay vẫn được biết đến với tên gọi
Pacta sun servanda là nguyên tắc có lịch sử lâu đời nhất trong số các nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế. Hiện nay, nguyên tắc này tồn tại trong hầu hết các văn bản pháp lý quan trọng
của LQT, và được ghi nhận chính thức tại khoản 2 điều 2 của Hiến chương Liên hợp
quốc: "Tất cả các nước thành viên đều phải làm tròn nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo
Hiến chương này”. Theo đó, mỗi QG phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến
chương đặt ra, các nghĩa vụ quốc tế phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công
nhận rộng rãi của Luật quốc tế.
Mối quan hệ giữa nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia với Pacta
sunt servanda thể hiện ở chỗ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng
cho việc các quốc gia tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế như một chủ thể độc lập trong
quan hệ quốc tế. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia còn tồn tại ở việc chấp nhận, tôn
trọng, tự nguyện trong việc hưởng quyền cũng như gánh vác nghĩa vụ quốc tế. Nguyên tắc
bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia chính là nền tảng và chi phối các quốc gia là chủ
thể của quan hệ quốc tế trong việc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.
Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của LHQ; thành viên của Công ước Luật
biển 1982. Trong vụ việc năm 2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương

981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, theo Công ước, biện pháp
tiên quyết để giải quyết vấn đề tranh chấp của các thành viên được nêu rõ tại Điều 279 là
phải sử dụng các biện pháp hòa bình. Các biện pháp hòa bình này còn được quy định tại
Điều 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc từ việc đàm phán giữa các bên tranh chấp đến các
biện pháp có sự can thiệp từ một bên thứ thứ là trọng tài quốc tế hay tòa án quốc tế. Việt
Nam có đủ cơ sở pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo quy
định của Công ước và kiên định giữ thái độ bình tĩnh, thực hiện đúng tinh thần đã cam kết
trong Công ước mình tham gia bằng việc tiến hành các biện pháp ngoại giao như trao đổi

5


công hàm, đưa ra những tuyên bố về tình hình căng thẳng tại vùng Đặc quyền kinh tế của
mình từ khi có sự xuất hiện của giàn khoan HD-981 của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc
đưa giàn khoan ra khỏi vùng thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam và chủ động đề nghị
đàm phán với nước này bất chấp những hành động hung hăng của từ phía Trung Quốc. Có
thể thấy, việc bình đẳng về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tranh chấp này
là cơ sở để Việt Nam tận tâm thiện chí thực hiện cam kết theo đúng các Điều ước mà quốc
gia này là thành viên.
2. Mối quan hệ giữa nguyên tắc BĐCQ giữa các QG và các nguyên tắc cơ bản hình
thành trong Luật quốc tế hiện đại.
Sau Cách mạng tháng Mười Nga, LQT chịu tác động sâu sắc của những thay đổi
mang tính thời đại, chuyển mình và hình thành một loạt những nguyên tắc tiến bộ mới
trong đó có các nguyên tắc đã được ghi nhận trở thành nguyên tắc cơ bản của LQT đó là
Dân tộc tự quyết Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, Không can
thiệp vào nội bộ của quốc gia khác, Hòa bình giải quyết các tranh chấp, Các quốc gia có
nghĩa vụ hợp tác.
2.1. Cơ sở lý luận
• Trước hết, nếu như nguyên tắc dân tộc tự quyết có vai trò đảm bảo tuyệt đối quyền chủ
quyền của mỗi quốc gia thì nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ quốc gia khác chính là

nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền mà các quốc gia dành cho chủ thế khác. Quyền dân tộc tự
quyết là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập
cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển của đất nước. Nguyên tắc dân tộc
tự quyết được ghi nhận trong Điều 55, Hiến chương Liên hợp quốc: “Với mục đích nhằm
tạo những điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc cần thiết để duy trì
những quan hệ hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc
bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên hợp quốc khuyến
khích…”.
 Ngay từ quy định của Hiến chương, ta đã có thể dễ dàng nhận thấy rằng giữa nguyên
tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết có mối
quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Xuất phát từ các nội dung của nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia bao gồm việc các quốc gia bình đẳng về mặt
pháp lý và mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của quốc gia
khác nên từ đó các quốc gia, với tư các chủ thể độc lập trong quan hệ quốc tế hoàn
toàn có quyền tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến chức năng đối nội, đối ngoại
của mình. Bởi vì tính bình đẳng về chủ quyền nên các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn
trọng các quyền trên của quốc gia khác. Quốc gia là chủ thể duy nhât có quyền quyết
6


định tới những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trên cơ sở chủ quyền mà không
một quốc gia nào khác có quyền can dự.

• Thứ hai, trong quan hệ quốc tế, xảy ra mâu thuẫn giữa các chủ thể là điều khó tránh khỏi, về biện pháp
xử lý các xung đột này, LQT có nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế có thể được hiểu là việc cấm các quốc gia sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực thông qua các
biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế hoặc ngoại giao mà quốc gia này sử dụng bất hợp pháp đối với
quốc gia khác. Nguyên tắc này được quy định tại khoản 2 Điều 4 Hiến chương LHQ: “Tất cả các
nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm
chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng

như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ”.  Thông qua quy định này, ta có thể thấy rõ
được sự chi phối giữa nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia
trong quan hệ quốc tế.
• Thứ nữa, lịch sử nhân loại đã trải qua quá đủ những cuộc chiến tranh để thể giới đều thừa nhận rằng
dùng vũ lực giải quyết xung đột chỉ đem đến thất bại cho tất cả, nguyên tắc hòa bình giải quyết các
tranh chấp quốc tế chính là biện pháp nhân loại lựa chọn thay cho vũ lực. Tranh chấp quốc tế là
những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế và những bất đồng về các vấn đề cơ bản của
quan hệ quốc tế. Vì vậy các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ
quyền của các quốc gia và phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp.
Các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình. Sự đề nghị, hoặc sự
chấp nhận về quá trình giải quyết mà các quốc gia tự nguyện đồng ý đối với các tranh chấp đang tồn
tại hoặc trong tương lai mà các bên liên quan sẽ không được coi là vi phạm nguyên tắc bình đẳng về
chủ quyền. Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các
biện pháp hòa bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế (Theo Điều 33
Hiến chương LHQ)

• Ngoài ra, xét từ góc nhìn phát triển chung, xu thế tất yếu của tiến trình phát triển quan hệ quốc
tế là sự hội nhập, sự hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi lại đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của
các quốc gia. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác chính là điều kiện đảm bảo cho sự
phát triển chung của cộng đồng quốc tế. Sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong tất cả các
lĩnh vực không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hòa bình, an
ninh quốc tế đã được pháp luật hóa. Theo Hiến chương, các quốc gia có nghĩa vụ “ tiến hành
hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo trên phạm vi
quốc tế” cũng như “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháp tập
thể có hiệu quả.” Song song với việc bình đẳng các quyền về chủ quyền giữa các QG, các QG
cũng có nghĩa vụ hợp tác ngang nhau trong quan hệ quốc tế. Trước nhiều vấn đề đang nhức
nhối đối với cả cộng đồng quốc tế như người di cư, khủng bố, tội phạm ma túy,… các quốc gia
buộc phải cùng chung tay giải quyết thì mới đảm bảo được lợi ích quốc gia của riêng mình.

7



 Nguyên tắc BĐCQ giữa các QG chính là cơ sở để hình thành “nghĩa vụ hợp tác” của
QG và việc đảm bảo nghĩa vụ hợp tác của các QG cũng chính là đảm bảo lợi ích, chủ
quyền của từng quốc gia.
2.2. Thực tiễn
• Vụ việc các nước NATO không kích Nam Tư 24/03/1999.
Tình hình căng thẳng ở Kosovo và Nam Tư những năm cuối thế kỷXX đã hội tụ đủ yếu
tố để NATO đứng đầu là Mỹ buộc Nam Tư phải chấp nhận một sự áp đặt về quân sự. Tổng
thống Milosevic của Nam Tư bị Mỹ và NATO buộc tội “Phá hoại hòa bình” khi ông này từ
chối đề nghị đối thoại. Mỹ và NATO lấy cớ này để mở cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ
Nam Tư khiến cho dư luận thế giới hết sức bàng hoàng và phẫn nộ.
Cuộc tấn công này đã vi phạm nghiêm trọng phần lớn các nguyên tắc của luật pháp
quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực. Đối chiếu với hành
động NATO, hành vi tấn công vũ trang này không thuộc hai trường hợp ngoại lệ của nguyên
tắc. Thứ nhất Nam Tư không có hành vi tấn công hay đe dọa nào với NATO. Vì vậy không thể
coi hành động ném bom của NATO là sự tự vệ chính đáng. Thứ hai, một quốc gia chỉ có quyền
có hành động tấn công vũ trang khi xuất hiện hành động xâm lược hay đe dọa hòa bình từ
nước khác. Và quan trọng hơn, theo LQT, hành động sử dụng vũ trang này này phải bắt buộc
được sự cho phép của hội đồng Bảo an LHQ. Tuy nhiên sự thật là cuộc tấn công này của
NATO không được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua.
Như vậy, trong vụ việc này, NATO đã vi phạm tất cả các nguyên tắc cơ bản của LQT và
cũng chính là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc BĐCQ giữa các QG.
• Chiến tranh Iraq 2003
Ngày 5/2/2003, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc, cáo buộc Iraq tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhằm chuẩn bị “hành lang” cho
cuộc xâm lược sắp xảy ra. Ngày 20/3/2003, không hề tuyên chiến, Liên quân gồm Mỹ, Anh và
một số nước bất ngờ tấn công Iraq. Chiến dịch “Tự do Iraq” bắt đầu bằng những loạt bom sấm
sét để dọn đường cho lục quân tiến vào Iraq. Ngày 9/4, Baghdad thất thủ khi quân Mỹ chiếm
được dinh Tổng thống Iraq và các bộ, rồi kiểm soát toàn thành phố, chấm dứt thời kỳ cầm

quyền của Tổng thống Saddam Hussein. Ông này sau đó biến mất (đến cuối năm 2003 ông
mới bị bắt giữ khi đang lẩn trốn, và sang năm 2006 thì bị xét xử và treo cổ).
Từ góc nhìn của Luật quốc tế, Iraq đã thể hiện thái độ tận tâm thiện chí thực hiện các
cam kết quốc tế tiêu biểu là khi Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 1441, buộc Iraq từ bỏ
mọi vũ khí huỷ diệt và đe doạ Baghdad “phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng” nếu
không tuân thủ thì Iraq chấp nhận mọi điều khoản trong văn bản này và nộp tài liệu dài 12.000
trang về tất cả các chương trình tên lửa, vũ khí hạt nhân, sinh học và hoá học nhằm bác bỏ cáo
buộc họ có vũ khí hạt nhân, sinh hoá. Thế nhưng đến ngày 19/12 năm này, Mỹ vẫn tuyên bố
Iraq “vi phạm nghiêm trọng” nghị quyết 1441 vì Washington tin rằng báo cáo của Baghdad

8


không đầy đủ. Cùng ngày, Trưởng đoàn UNMOVIC Hans Blix báo cáo tại Hội đồng Bảo an
lần đầu tiên. Ông tuyên bố Iraq còn chưa đề cập đến một số vũ khí. Trưởng đoàn Hans Blix
cũng đề nghị Mỹ, Anh cung cấp thông tin tình báo chứng tỏ Baghdad có vũ khí huỷ diệt và Mỹ
vẫn tiếp tục triển khai các lực lượng quân sự ở đây với lý do Iraq vẫn đang có vũ khí nguy hại
đến an ninh thế giới. Những lý do phía Mỹ đưa ra tuy với mục đích bảo vệ an ninh thế giới
nhưng lại không hề có bằng chứng cụ thể chứng minh độ xác thực dẫn đến hành động với mục
đích cao cả của Mỹ không đáng tin cậy.
Ở đây có thể về hành vi thấy Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của
LQT: vi phạm nguyên tắc Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và
nguyên tắc Hòa bình giải quyết các tranh chấp (bằng hành vi vũ trang), vi phạm nguyên tắc
Dân tộc tự quyết và nguyên tắc Không can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác (khi tham gia
vào việc dựng lên Chính Phủ mới cho Iraq sau khi ông Saddam Hussein bị trừng phạt dã man),
Mỹ cũng không tuân thủ nguyên tắc Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác hay nguyên tắc tận tâm
thiện chí khi không hợp tác với Iraq khi nước này giải trình cũng như nghi ngờ nước này mà
không có chứng cứ xác đáng. Chủ quyền QG của Iraq không hề được tôn trọng. Có thể thấy
nguyên tắc BĐCQ giữa các QG và các nguyên tắc cơ bản khác của Luật Quốc tế có sự liên kết
mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.

KẾT LUẬN
Một Chính trị gia lỗi lạc của Ấn Độ đã từng nói “Cũng giống như con người sẽ không
vui sướng sống trong cơ thể của người khác, một quốc gia cũng vậy, không muốn sống dưới
bóng quốc gia khác dù có cao quý và vĩ đại đến bao nhiêu.” Chủ quyền của mỗi quốc gia đều
phải được tôn trọng dù đó là đất nước có diện tích bao nhiêu, trình độ dân trí ở mức độ nào,…
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia chính là nguyên tắc mang tính tư tưởng
cốt lõi của pháp luật quốc tế. Đây là nguyên tắc cội nguồn để Luật quốc tế hình thành nên các
nguyên tắc hay quy phạm mới.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2015.

2.

TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, TS. Chu Mạnh Hùng (đồng chủ
biên), Giáo trình luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành luật và
ngoại giao), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.

3.

Hiến chương Liên Hợp quốc

4.


Tuyên bố về những Nguyên tắc của Luật Quốc tế điều chỉnh
quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hợp
quốc năm 1970.

5.

“Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào biển Đông”
/>
6.

“CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ”
/>
7.

“Luật

quốc

tế



chiến

lược

cho

Việt


Nam”

/>
8.

“Quan hệ pháp luật quốc tế” />
9.

“Chiến tranh Iraq - Bài học về tạo cớ gây chiến”
/>
10.

/>
nato-khi-tan-cong-vao-kosovo-theo-cac-nguyen-tac-co-ban-cua-luat-quoc-te-potx.htm

11.

/>
px

10



×