Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.39 KB, 22 trang )

Thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát
triển Việt Nam
Mục lục
Mục lục................................................................................................................................................................1
.............................................................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................2
I. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.......................................................................................................3
II. Một số hình thức tài trợ xuất nhập khẩu........................................................................................................4
1. Đối với hoạt động xuất khẩu:.....................................................................................................................5
2. Đối với hoạt động nhập khẩu:..................................................................................................................10
III. Hoạt động thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại.....................................................15
3.1. Tài trợ xuất khẩu....................................................................................................................................16
3.2 Tài trợ nhập khẩu.....................................................................................................................................19
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................22

1


LỜI MỞ ĐẦU
Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại, Đảng và Nhà nước ta
đã thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế, tiến hành hàng loạt
các biện pháp cải cách, đổi mới nền kinh tế quốc dân để đưa Việt Nam thoát
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Trong quá trình đổi mới đó, ngoại thương có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm sản xuất
trong nước, thu ngoại tệ về cho đất nước tạo điều kiện nhập khẩu những mặt
hàng quan trọng phục vụ cho nhu cầu đổi mới công nghệ, trang thiết bị, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước.
Sự phát triển của các hoạt động ngoại thương đã làm cho nền kinh tế
nước ta ngày càng trở nên sôi động, các đơn vị có nhu cầu mua bán ngoại tệ,


vay Ngân hàng vốn kinh doanh, cũng như thiết lập các mối quan hệ thanh
toán thông qua Ngân hàng ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các NHTM phải
đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Lúc này, hoạt
động kinh doanh đối ngoại không còn là lĩnh vực hoạt động riêng của hệ
thống Ngân hàng Ngoại thương nữa mà là của tất cả các ngân hàng, không
phân biệt quy mô, hình thức sở hữu, lĩnh vực hoạt động, ....
Để hỗ trợ cho hoạt động thanh toán cũng như hỗ trợ vốn cho các doanh
nghiêp xuât nhập khẩu Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV)chi nhánh Hà Nội đã thực hiện hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đi
kèm với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Trong bài tiểu luận này, chúng
ta đi hiểu về khái niệm tài trợ xuất nhập khẩu và các hoạt động thanh toán tài
trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV) chi nhánh Hà Nội.

2


I. Khái niệm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Trong xu thế thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng, nhu
cầu về thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu, thị trường đầu tư đã trở thành nhu
cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hoạt động của tài trợ ngân hàng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về tài
chính cho nhà xuất khẩu mà còn cho cả nhà nhập khẩu. Tài trợ ngân hàng đã
thúc đẩy quá trình hoạt động của kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất,
tạo nên sự cân bằng trong cán cân thanh toán xuất nhập của nhà nước, trong
đó vai trò của ngân hàng lúc này hết sức quan trọng để góp phần thực hiện
thắng lợi các chiến lược kinh tế.
Thông qua tài trợ ngân hàng giúp doanh nghiệp xuất khẩu cũng như
doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện được những thương vụ lớn: có những
thương vụ trong thương mại quốc tế đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán

tiền hàng. Do đặc điểm của vận chuyển hàng hải, các mặt hàng thiết yếu như
phân bón, sắt thép, gạo, bột mỳ.... thường hai bên mua bán với số lượng
nguyên tàu hàng (từ 10.000 đến hai 20.000 tấn) nhằm tiết kiệm chi phí vận
chuyển, thuận lợi trong công tác giao nhận, nên kéo theo giá trị lô hàng cũng
rất lớn. Trong trường hợp này, vốn lưu động của doanh nghiệp không đủ để
chuẩn bị hàng xuất hoặc thanh toán tiền nhập, tài trợ ngân hàng là giải pháp
giúp doanh nghiệp thực hiện những hợp đồng dạng này.
Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phải huy động
vốn từ những người gửi tiền, vay từ các ngân hàng thương mại khác, phải cân
đối lãi suất và thời hạn đầu vào so với lãi suất và thời hạn cho vay sao cho đủ
bù đắp chi phí, rủi ro thấp nhất và có lãi. Do đặc thù của các giao dịch xuất
nhập khẩu, các giao dịch thanh toán thường vượt ra ngoài phạm vi một quốc
gia, nên những khoản tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thường kèm
theo các giao dịch thanh toán.
Những khoản tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thường liên quan
đến ba “khu vực” của quá trình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Khu vực thứ nhất là sản xuất, khai thác nguyên liệu cho xuất khẩu.
Những khoản tín dụng loại này thường có cả ngắn hạn, trung và dài hạn, cả
nội tệ và ngoại tệ để hỗ trợ vốn hoạt động sản xuất, nhập khẩu vật tư, thiết bị
đầu vào.

3


- Khu vực thứ hai là thu mua, chế biến hàng xuất khẩu. Đối với hoạt
động này, khách hàng thường cần những khoản tín dụng ngắn hạn bằng nội
tệ. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực yêu cầu lượng tín dụng trung, dài hạn lớn,
nếu khách hàng đầu tư vào xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị và những dây
chuyền chế biến công nghệ cao.
- Khu vực thứ ba là lưu thông và xuất khẩu. Những khoản tín dụng

ngân hàng cho khu vực này thường có thời hạn ngắn, chủ yếu nhằm đáp ứng
vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục chu trình sản xuất kinh doanh
mới trong thời gian kể từ khi giao hàng đến khi nhận được thanh toán từ đối
tác nhập khẩu nước ngoài.
Khách hàng vay những khoản tín dụng từ ngân hàng cho ba khu vực
trên thường là khác nhau, nhưng cả ba khu vực đó lại có mối quan hệ khăng
khít và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Khép kín hoạt động đầu tư cho ba khu vực này không chỉ giúp cho hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn
định cho sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu mà còn tạo điều kiện thuận lợi
cho ngân hàng trong quá trình thu nợ, hạn chế rủi ro cũng như mở rộng hoạt
động tín dụng và các dịch vụ khác có liên quan.
Như vậy: Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là sự hỗ trợ về mặt tài chính
để các nhà xuất khẩu nước sở tại đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu,
đồng thời giúp đỡ các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ điều kiện về tài chính
để mua hàng hoá của nước đó.
II. Một số hình thức tài trợ xuất nhập khẩu.
Thông thường, nghiệp vụ tín dụng XNK của NHTM gắn liền với nghiệp vụ
thanh toán quốc tế. Sự phát triển của hoạt động, nghiệp vụ này sẽ là tiền đề, nền tảng
hoặc bổ sung cho sự phát triển của hoạt động, nghiệp vụ kia. Mối quan hệ hữu cơ
không thể tách rời này có thể được dẫn giải như sau:
Với những hợp đồng ngoại thương giá trị vừa và lớn, vốn lưu động của khách
hàng thường không đủ để thực hiện hợp đồng. Khi đó, họ phải nhờ đến nguồn vốn
của NH thông qua các khoản tín dụng NH. Ngân hàng khi đó vừa là NH phục vụ
người XK (người NK), vừa là NH tài trợ cho thương vụ được thực hiện.
Ngược lại, trong quá trình tài trợ, muốn đảm bảo đồng vốn tài trợ được sử
dụng đúng mục đích, quản lý được nguồn thu, NH sẽ tham gia thanh toán quốc tế với
vai trò là NH chiết khấu (Negotiating Bank), NH nhờ thu (Collection Bank) hay NH
phát hành (Issuing Bank).
4



Và như vậy, hoạt động mua bán quốc tế gắn liền với các thể thức thanh toán,
tài trợ XNK. Hoạt động mua bán quốc tế càng được mở rộng thì các hình thức thanh
toán và tài trợ XNK càng phải phát triển hoàn thiện và đa dạng. Căn cứ vào đối tượng
và mục đích cấp tín dụng, ta có thể chia tín dụng XNK thành hai loại chính: Tín dụng
NH cấp cho người XK và tín dụng NH cấp cho người NK. Trong mỗi loại đó, ta lại
có thể chia tín dụng XNK ra thành các hình thức nhỏ hơn, cụ thể là:
1. Đối với hoạt động xuất khẩu:
a- Tín dụng chiết khấu hối phiếu:
Tín dụng chiết khấu hối phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được
thực hiện bằng hình thức ngân hàng mua lại các hối phiếu thương mại trước
khi đến hạn thanh toán và khách hàng sẽ nhận được số tiền bằng mệnh giá của
hối phiếu đã trừ đi lãi chiết khấu và hoa hồng phí chiết khấu. Tín dụng chiết
khấu hối phiếu tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc tái đầu tư
đối với khoản tín dụng cung ứng mà anh ta đã cấp cho nhà nhập khẩu.
Nét đặc trưng của nghiệp vụ này là ngân hàng sẽ khấu trừ tiền lãi ngay
khi chiết khấu và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại. Các ngân hàng sẽ
xác định giá trị chiết khấu căn cứ vào mệnh giá của hối phiếu được áp dụng
làm đối tượng chiết khấu trừ đi lợi tức chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân
hàng chiết khấu hưởng.
Công thức được xác định như sau:

Trong đó:
Tck

: Giá trị chiết khấu

M


: Mệnh giá hối phiếu

Lck

: Lãi suất chiết khấu (theo năm)

T

: Thời gian chiết khấu (theo ngày)

P

: Lệ phí

Khi kết thúc thời hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ đòi tiền của người có
nhiệm vụ trả tiền hối phiếu.
b- Tín dụng ứng trước đối với nhà xuất khẩu:
5


Khi nhà xuất khẩu có toàn quyền sở hữu đối với bộ chứng từ hàng xuất
mà bộ chứng từ này thể hiện nội dung và giá trị hàng hoá đã chuyển giao, anh
ta có thể nhận được khoản tín dụng ứng trước bằng cách bán lại bộ chứng từ
hàng hoá này cho ngân hàng. Bằng cách đó, nhà xuất khẩu được bù đắp
nguồn vốn để tiếp tục kinh doanh trong suốt thời gian từ khi gửi hàng cho đến
khi nhận được tiền từ nhà nhập khẩu.
Điều kiện để nhận được khoản tín dụng này là khả năng truy hoàn của
nhà xuất khẩu. Các chứng từ liên quan nhất thiết phải là chứng từ có giá trị để
cấp tín dụng, không được phép chuyển nhượng cho người thứ ba để sử dụng.
Các ngân hàng thường ký với nhà xuất khẩu một hạn mức tín dụng để sử

dụng cho loại hình cho vay này. Tuy nhiên khoản vay này chỉ được cấp căn
cứ vào giá trị của bộ chứng từ và với một tỷ lệ tối đa nhất định tuỳ theo loại
hàng hoá và khả năng thanh toán của khách hàng (khoảng 70 →80% giá trị
hàng hoá).
c- Cho vay chiết khấu hoặc ứng trước chứng từ hàng xuất khẩu:
Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể
thương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, hoặc ứng trước
tiền khi bộ chứng từ được thanh toán. Như vậy đối với nhà xuất khẩu, L/C
không chỉ là công cụ đảm bảo thanh toán mà còn là công cụ đảm bảo tín
dụng.
Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất là hình thức ngân hàng tài trợ cho
nhà xuất khẩu thông qua việc mua lại hoặc cho vay trên cơ sở giá trị bộ chứng
từ xuất khẩu hoàn hảo được người xuất khẩu trình. Có hai hình thức chiết
khấu:
- Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng mua lại bộ chứng từ xuất khẩu
hoàn hảo của nhà xuất khẩu. Giá mua sẽ thấp hơn giá trị bộ chứng từ do ngân
hàng tính trừ đi phí chiết khấu và thời gian cần thiết để đòi tiền người nhập
khẩu nước ngoài. Chiết khấu miễn truy đòi cũng có nghĩa là người xuất khẩu
bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không còn trách nhiệm hoàn
trả, trách nhiệm thu tiền và quyền sử dụng số tiền thu được hoàn toàn thuộc
về ngân hàng.
- Chiết khấu có truy đòi: Ngân hàng thực hiện việc cho vay trên cơ sở
người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo. Thời gian cho vay được
tính bằng thời gian cần thiết trung bình để đòi tiền người nhập khẩu nước

6


ngoài. Khi đó, trách nhiệm người xuất khẩu vẫn còn cho đến khi ngân hàng
đòi được tiền từ người nhập khẩu.

d- Tài trợ trong khuôn khổ nhờ thu kèm chứng từ:
Nhờ thu, nghĩa là nhà xuất khẩu lập các chứng từ về hàng hoá, vận
chuyển, bảo hiểm và các chứng từ khác gửi cho ngân hàng của mình. Ngân
hàng này sẽ chuyển tiếp chứng từ đến ngân hàng của nhà nhập khẩu với chỉ
thị giao chứng từ khi đã thanh toán (D/P = Documents against payment) hoặc
chấp nhận một hối phiếu đòi nợ kèm theo (D/A = Documents against
acceptance).
Nếu điều kiện D/P (thanh toán để đổi lấy chứng từ) được sử dụng, các
chứng từ được giao vào lúc chấp nhận hối phiếu và người bán mất quyền
kiểm soát hàng hoá , anh ta sẽ phụ thuộc vào độ tín nhiệm và sự trọn vẹn của
khách hàng nước ngoài trong việc thanh toán đúng hạn.
Cả hai phương pháp đều có lợi thế là các chứng từ cũng là chủ quyền
đối với hàng hoá, vẫn nằm trong quyền kiểm soát của ngân hàng cho tới khi
hối phiếu được chấp nhận hay việc thanh toán được thực hiện.
Trong nghiệp vụ này ngân hàng tham gia chủ yếu với tư cách trung
gian thực hiện và thừa hành theo uỷ nhiệm để giảm bớt rủi ro về tiêu thụ,
thanh toán cũng như về cung ứng. Tuy nhiên, từ lúc gửi chứng từ đến ngân
hàng cho tới khi được thanh toán hay chấp nhận hối phiếu là một khoảng thời
gian dài. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường buôn bán từ
đầu đến cuối có thể cần đến một tín dụng tạm thời.
Ví dụ: Hàng hoá được mua với điều kiện “thanh toán khi xuất trình
chứng từ” và bán tiếp cho một khách hàng có nhu cầu ở nước khác với điều
kiện “thanh toán khi nhận hàng hoá 30 ngày” thì sẽ nảy sinh vấn đề tài trợ
giữa chừng nếu nhà xuất khẩu thiếu vốn tự có. Trong trường hợp này, ngân
hàng của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu đều có thể tạm ứng trước. Để
đảm bảo có thể chuyển nhượng từ sự uỷ nhiệm cho ngân hàng thu chứng từ.
Nhưng giá trị của sự chuyển nhượng này phụ thuộc hàng đầu vào khả năng
thanh toán của người vay tín dụng vì không có sự đảm bảo chắc chắn rằng các
chứng từ của người phải thanh toán được chấp nhận và giá trị hàng hóa được
thanh toán.

Hình thức này thường được sử dụng để tài trợ xuất khẩu trong ngắn
hạn.
e - Bao thanh toán tương đối (Factoring):
7


Đây là hình thức tài trợ trung và dài hạn, đặc biệt dành cho nhà xuất
khẩu, ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính sẽ mua lại các chứng từ thanh
toán, các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán để trở thành chủ nợ trực tiếp,
đứng ra đòi nợ nhà nhập khẩu. Factoring không được sử dụng L/C cũng như
các hối phiếu ngoại thương vì Factoring chỉ được sử dụng cho những hoạt
động xuất khẩu thường xuyên theo định kỳ, theo hợp đồng dài hạn và cho
nhiều nhà xuất khẩu khác nhau trong cùng một nước hoặc cho nhiều nước
trong cùng một thời điểm. Do vậy, đối tượng mua bán của Factoring là những
tổ hợp kinh tế có doanh số hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm lớn.
Nghiệp vụ Factoring có những chức năng sau:
- Chức năng dịch vụ thanh toán: Tổ chức Export factor đảm nhiệm mọi
nhiệm vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu về những khoản thanh toán chuyển
nhượng, đảm nhiệm mọi nghiệp vụ nhờ thu hoặc thông báo cho nhà xuất khẩu
giải quyết những vướng mắc trong thanh toán. Như vậy, Export factor thực
hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. Hơn nữa, nó còn
thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát khả năng thanh toán của nhà nhập
khẩu.
- Chức năng tài chính: Export factor đảm nhiệm chức năng tài chính
cung ứng cho nhà xuất khẩu. Cơ sở để nó đảm nhiệm việc này là mối quan hệ
giao dịch giữa Export factor và Import factor.
+ Nghiệp vụ tài chính ứng trước: Dù hợp đồng Factoring được ký kết
từ trước, nhưng ngày có hiệu lực là ngày thanh toán theo định kỳ của nhà
nhập khẩu. Do đó, nếu muốn sử dụng vốn trước ngày này, nhà xuất khẩu có
thể vay của tổ chức Factoring. Khoản tín dụng ứng trước này được thực hiện

như tín dụng luân chuyển và nhà xuất khẩu trả lãi cho khoản tín dụng này như
lãi suất luân chuyển thông thường và hạn mức tín dụng từ 70→ 90% khoản
thanh toán.
+ Nghiệp vụ chiết khấu: Nhà xuất khẩu có thể bán các chứng từ thanh
toán và vận chuyển cho Export factor và nhận tiền ngay lập tức nhưng tỷ lệ
chiết khấu khá cao (10 → 30%) và phụ thuộc vào khả năng thanh toán của
nhà nhập khẩu.
- Chức năng phòng chống rủi ro: Factoring có thể hạn chế được những
rủi ro về kinh tế tới 100%.

8


QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ FACTORING
(1)

NHÀ XUẤT KHẨU

(2)
(6)
(10) (11)
EXPORT FACTOR

(7)

(13)

NHÀ NHẬP KHẨU

(4)

(3)

(9)
IMPORT FACTOR

(12) &(5)
(1): Thoả thuận thương mại giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trong đó
quy định rõ định
kỳ cung ứng thường xuyên.
(2): Đơn đề nghị mua thanh toán các khoản xuất liên tục do nhà xuất khẩu lập
gửi tổ chức Export factor.
(3): Quan hệ giao dịch trên cơ sở hợp đồng giữa Export factor và Import
factor.
(4): Import factor kiểm tra gián tiếp hoạt động kinh doanh và khả năng thanh
toán của nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.
(5): Import factor thông báo kết quả kiểm tra cho Export factor.
(6): Thông báo của Export factor cho nhà xuất khẩu và hạn mức mua khoản
thanh toán.
(7): Nhà xuất khẩu công nhận thoả thuận và bán khoản thanh toán cho Export
factor chuyển quyền sở hữu các khoản cho Export factor.
(8): Export factor thông báo cho nhà xuất khẩu về việc chuyển quyền sở
hữu,chuyển nợ.
(9): Import factor thông báo cho nhà xuất khẩu về việc họ đảm nhiệm nhờ thu
cũng như quan hệ giao dịch thay Export factor.
(10): Nhà nhập khẩu thanh toán cho Import factor.
9


(11): Nhà nhập khẩu có quyền phản hồi thanh toán khi có vấn đề xảy ra với
hàng nhập hoặc không chấp nhận thanh toán.

(12): Import factor hạch toán nghiệp vụ vào tài khoản giao dịch cho Export
factor.
(13): Export factor tất toán nghiệp vụ khi thanh toán chứng từ cho nhà xuất
khẩu và trừ đi bao thanh toán.
f - Bao thanh toán tuyệt đối ( Forfaiting):
Tín dụng bao thanh toán tuyệt đối là loại tín dụng trung và dài hạn do các tổ
chức tài chính cỡ lớn cấp cho nhà XK theo một tỷ lệ phần trăm (%) ứng trước mà hai
bên đã thoả thuận trong tổng trị giá hoá đơn để giành lấy quyền đòi nợ từ người NK.
Loại tín dụng này có những đặc điểm rất khác so với tín dụng Factoring. Đó
là:
- Thời hạn của tín dụng bao thanh toán tuyệt đối là trung hoặc dài hạn (khoảng
từ 6 tháng đến 10 năm).
- Đây là loại ứng trước không có truy đòi: Sau khi nhận tiền và giao các chứng
từ có liên quan đến chuyến hàng cho tổ chức tài chính, nhà XK hết trách nhiệm. Rủi
ro về việc người mua hàng ở nước ngoài không trả tiền hàng hoàn toàn do tổ chức tài
chính gánh chịu. Do vậy, trong hình thức tín dụng này, nhà NK phải trả cho tổ chức
tài chính một khoản phí tương đối cao, và cao hơn rất nhiều so với mức phí trong bao
thanh toán tương đối.
Tín dụng bao thanh toán tuyệt đối thường được sử dụng trong phương thức
thanh toán bằng L/C có xác nhận. Việc chiết khấu thường là chiết khấu hối phiếu đi
kèm L/C.
Như vậy, tín dụng bao thanh toán giúp nhà XK có vốn ngay để tiếp tục hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình, dù bán hàng theo phương thức thu tiền hay bán
chịu; đồng thời giúp nhà XK không phải bận tâm vào việc quản lý thanh toán phức
tạp và kéo dài. Bù lại, nhà XK sẽ phải trả cho người bao thanh toán một khoản phí
khá cao khi được bao thanh toán.
2. Đối với hoạt động nhập khẩu:
a - Tín dụng chấp nhận hối phiếu:
Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp
nhận hối phiếu. Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và

khoản vay chỉ là hình thức vì thực chất ngân hàng chưa phải xuất tiền cho
người vay.

10


Tuy nhiên khi đến hạn, nếu nhà nhập khẩu chưa có đủ khả năng thanh
toán thì ngân hàng (người đứng ra chấp nhận hối phiếu) phải trả nợ thay. Nhà
nhập khẩu phải vay mượn theo danh nghĩa này để có được một chấp nhận của
ngân hàng trên hối phiếu theo đề nghị của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
phải trả chi phí cho khoản vay mượn này.
Giá trị của hình thức tín dụng này thể hiện ở chỗ : Với sự chấp nhận
của ngân hàng trên hối phiếu, nhà xuất khẩu có được sự đảm bảo chắc chắn
về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể chiết khấu
hối phiếu đó tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Với sự chấp nhận của ngân hàng,
khả năng thương mại của hối phiếu vô cùng lớn, tạo điều kiện cho nhà xuất
khẩu được hưởng tỷ lệ chiết khấu ưu đãi hơn.
Đối với nhà nhập khẩu, loại tín dụng này đóng vai trò quan trọng trong
nghệ thuật thương mại. Nhà nhập khẩu phát hành một hối phiếu đòi nợ ngân
hàng phục vụ mình và đề nghị ngân hàng này chấp nhận, cho dù ngân hàng
không hề có nợ nần gì với nhà nhập khẩu đó. Có thể coi đây là một thoả thuận
ngầm, một nghệ thuật vay vốn.
Sau khi hối phiếu được ngân hàng chấp nhận, nhà nhập khẩu đem chiết
khấu hối phiếu này tại một ngân hàng khác. Với khoản thu từ chiết khấu này,
nhà nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán trước hạn cho nhà xuất khẩu để
hưởng hoa hồng, khi đó nhà nhập khẩu sẽ đạt được giá mua rẻ hơn.
b - Tín dụng ứng trước đối với nhà nhập khẩu:
Hình thức tín dụng này cũng đáp ứng được nhu cầu của nhà nhập khẩu
khi anh ta phải thanh toán bộ chứng từ hàng hoá trong khi hàng chưa cập bến
và sau khi nhận được hàng hoá phải bán đi để thu hồi vốn. Đây là một quá

trình dài và anh ta cũng cần ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng ứng trước
để tiến hành thanh toán trước khi nhận và bán được hàng. Ngân hàng tài trợ
trong trường hợp này có thể sử dụng các chứng từ hàng hoá làm đảm bảo. Tín
dụng ứng trước đối với nhà nhập khẩu cũng chỉ là việc tài trợ cho các mục
tiêu thanh toán ngắn hạn của ngân hàng dành cho doanh nghiệp.
c- Cho vay mở L/C :
Khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩu được đảm bảo
bằng bộ chứng từ hàng hoá gọi là “thư tín dụng”. Trong ngôn ngữ thương
mại hiện nay đều được dùng để chỉ phương thức thanh toán bằng L/C (letter
of credit). Người nhận tín dụng loại này là nhà nhập khẩu .

11


QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
NHÀ NHẬP KHẨU
(APPLICANT)

(2)

(1)

(9)

NGÂN HÀNG
PHỤC VỤ NHÀ
NHẬP KHẨU
(ISSUING BANK)

NHÀ XUẤT KHẨU

(BENEFICIARY)

(8)
(3)
(7)

(4)

(6)

NGÂN HÀNG
PHỤC VỤ NHÀ
XUẤT KHẨU
(ADVISING BANK)

(1) : Ký hợp đồng.
(2) : Đưa đơn mở L/C .
(3): Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu (Issung bank) mở L/C theo yêu cầu
của Applicant form thông qua hệ thống ngân hàng đại lý của mình là
Advising bank.
(4) : Advising bank thông báo toàn bộ L/C đã được xác định tính chân thực
cho người xuất khẩu.
(5) : Nhà xuất khẩu có được L/C như mong muốn sẽ giao hàng
(6) : Nhà xuất khẩu tập trung chứng từ chuyển cho ngân hàng phục vụ mình,
ngân hàng này có trách nhiệm kiểm tra chứng từ.
(7) : Gửi toàn bộ chứng từ kèm theo lệnh đòi tiền sang ngân hàng phục vụ nhà
nhập khẩu
(8) : Issuing bank kiểm tra chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không? Nếu
phù hợp mới trả tiền.
(9) : Issuing bank đòi tiền nhà nhập khẩu

Như ta đã biết, mọi L/C đều do ngân hàng mở theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu. Nhưng thực ra không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số
dư tài khoản để đảm bảo cho L/C, trong khi đó L/C lại thể hiện trong nó một
sự đảm bảo thanh toán của ngân hàng. Do đó, ngân hàng mở L/C sẽ phải gánh
chịu rủi ro nếu nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán hoặc không
muốn thanh toán khi L/C đến hạn trả tiền.
12


Trên thực tế khoảng cách mở L/C và thời gian thanh toán là khá dài,
nếu khống chế số dư trên tài khoản của nhà nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến khả
năng kinh doanh của họ. Nhưng nếu không khống chế tài khoản của khách
hàng, nhất là đối với L/C trả tiền ngay thì việc xác định trước L/C này có
được thanh toán hay không là tương đối khó khăn và người gánh chịu rủi ro
trước hết là ngân hàng.
Khi người nhập khẩu đề nghị mở L/C, họ có thể mở bằng vốn tự có
hoặc bằng vốn vay của ngân hàng. Nếu mở L/C bằng vốn tự có, khi L/C đến
hạn thanh toán với phía nước ngoài, nếu nhà nhập khẩu không có đủ tiền
thanh toán, anh ta phải nhận nợ với ngân hàng và phải chịu lãi suất phạt lớn
hơn lãi suất cho vay thông thường (ở Việt Nam, lãi suất phạt bằng 150%). Vì
vậy, trước khi mở L/C theo đề nghị của nhà nhập khẩu, ngân hàng phải kiểm
tra mục đích, đối tượng nhập khẩu, khả năng cạnh tranh của nhà nhập khẩu
hiện tại và tương lai.
d- Cho vay trên cơ sở hối phiếu tự nhân nợ (Promissory note):
Đây là hối phiếu nhận nợ của người mua đối với người bán. Thông qua
hối phiếu này ngân hàng cấp một khoản tín dụng đặc biệt gọi là tín dụng chiết
khấu hối phiếu tự nhận nợ.
Quy trình cho vay trên cơ sở hối phiếu tự nhận nợ được biểu diễn qua
sơ đồ sau:
QUY TRÌNH CHO VAY TRÊN CƠ SỞ HỐI PHIẾU TỰ NHẬN NỢ

NHÀ NHẬP KHẨU

(1)

NHÀ XUẤT KHẨU

(7)
(2) (5) (6)
NGÂN HÀNG NHÀ NHẬP
KHẨU

(4)
(3)
(10)

CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NHÀ NHẬP
KHẨU Ở NƯỚC
NGOÀI

(8)
(9)
NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG
NƯỚC NHẬP
KHẨU
13

(10)



(1): Nhà nhập khẩu ký hợp đồng với nhà xuất khẩu điều kiện thanh toán đối
chứng từ (VD: Sau 90 ngày phải thanh toán)
(2): Nhà nhập khẩu ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng phục vụ mình trên cơ
sở hối phiếu tự nhận nợ
(3): Ngân hàng nhập khẩu thông báo cho ngân hàng thường là chi nhánh của
họ tại một nước khác (VD: Pháp ) theo đề nghị nhà nhập khẩu đã phát hành
hối phiếu tự nhận nợ trong thời gian 90 ngày, được phép thanh toán tại Pháp
và chuyển ngay hối phiếu này cho nhà nhập khẩu.
(4): Ngân hàng chi nhánh phát hành hối phiếu tự nhận nợ và chuyển cho
người nhập khẩu.
(5) : Nhà nhập khẩu chuyển nhượng hối phiếu cho ngân hàng phục vụ mình
đề nghị chiết khấu.
(6): Ngân hàng của nhà nhập khẩu thực hiện chiết khấu.
(7): Nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu.
(8): Ngân hàng nhà nhập khẩu đem hối phiếu lên tái chiết khấu ở ngân hàng
trung ương.
(9): Khi đến hạn, ngân hàng trung ương xuất trình hối phiếu cho chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và đề nghị thanh toán .
(10): Ngân hàng chi nhánh chấp nhận thanh toán trên cơ sở chuyển vốn cho
người nhập khẩu hoặc ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.
Đây là biện pháp được sử dụng để tránh thuế hối phiếu, nên hối phiếu
này do chi nhánh của ngân hàng chấp phiếu ở nước ngoài phát hành và
chuyển cho nhà nhập khẩu. Hình thức này tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu
được hưởng thanh toán nhanh trong ngoại thương mà bản thân ngân hàng
phục vụ nhà nhập khẩu không đủ vốn.
e - Cho vay chuyển tiền:
Nhà nhập khẩu và xuất khẩu ký một hợp đồng mua bán với điều kiện
thanh toán theo phương thức chuyển tiền. Nhưng nhà nhập khẩu lại không có
tiền để thanh toán, họ sẽ yêu cầu ngân hàng phục vụ mình cho họ vay, khoản

tín dụng này sẽ được chuyển sang tài khoản của nhà xuất khẩu tại ngân hàng
phục vụ nhà xuất khẩu.
f - Tín dụng thuê mua vượt biên giới (Cross - Border - Leasing):
14


Đây là phương thức mà nhờ đó một doanh nghiệp có thể có được một
tài sản nhất định mà không cần bỏ vốn. Thay vì mua đứt những tài sản đó,
doanh nghiệp thuê lại chúng từ công ty thuê mua của ngân hàng.
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CROSS - BORDER - LEASING
NHÀ XUẤT
KHẨU (NHÀ

(2)

SẢN XUẤT)

(4)

(3)

CÔNG TY LEASING CỦA
NGÂN HÀNG

NHÀ NHẬP
KHẨU

(1)

(5)


(1): Nhà nhập khẩu ký hợp đồng Leasing.
(2): Nhà nhập khẩu lựa chọn đối tác để thoả thuận xuất khẩu hàng hoá trên cơ
sở có thể chuyển sang Leasing.
(3): Công ty Leasing ký hợp đồng mua tài sản với nhà xuất khẩu.
(4): Nếu nhà xuất khẩu chấp nhận giá mua và công ty Leasing đồng ý với các
điều kiện thoả thuận thì nhà xuất khẩu bán 100% giá trị tài sản cho công ty
Leasing.
(5): Trong suốt thời gian thuê mua, doanh nghiệp phải đặt cọc một khoản tiền
và phải trả tiền thuê cho công ty Leasing.
Sau thời gian thuê, người thuê có quyền chọn mua tài sản cho thuê theo
giá cả ấn định.
Đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn, mặc dù mua hàng theo
phương thức này sẽ đắt hơn so với trả tiền ngay, nhưng nó lại tạo cơ hội cho
doanh nghiệp có thể đổi mới máy móc, công nghệ mà không phải trả tiền
ngay.
III. Hoạt động thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương
mại
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng
hàng đầu cung cấp các dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí
15


Forbes bầu chọn trong danh sách Global 2000, gồm các công ty đại chúng lớn
và quyền lực nhất thế giới. Các tiêu chí để đánh giá là doanh thu, lợi nhuận,
tài sản và giá trị thị trường. Theo đó, BIDV đã vươn lên vị trí ngân hàng số 1
Việt Nam, xếp thứ 1.691 trong bảng xếp hạng Global 2000, với doanh thu 2,6
tỷ USD và giá trị thị trường 2,6 tỷ USD. Bên cạnh đó ngân hàng cung cấp các
bộ sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu đa dạng hỗ trợ cho doanh nghiệp trong

suốt chu trình sản xuất kinh doanh. Cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm sẵn sàng tư vấn để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, hiên nay
luôn là một trong những đối tác quan trọng được nhiều doanh nghiệp tin
tưởng hợp tác.
Hoạt động thanh toán tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP đầutư
và phát triển được chia theo hai mảng chính : tài trợ xuất khẩu và tài trợ nhập
khẩu.
3.1. Tài trợ xuất khẩu
Hiện nay để tài trợ xuất khẩu các ngân hàng thường cho vay bằng đồng Việt
Nam hoặc ngoại tệ để thu mua hàng xuất khẩu. Tài trợ xuất khẩu hiện nay
được áp dụng cụ thể dưới các hình thức sau:
 Chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo L/C trả chậm dựa
trên Thỏa thuận Forfaiting với Ngân hàng nước ngoài
BIDV thực hiện chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng
từ xuất khẩu xuất trình qua BIDV theo L/C trả chậm cho khách hàng khi nhận
được xác nhận chấp nhận thanh toán của ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán
L/C.
Đặc điểm
- Khách hàng cung cấp hồ sơ cho BIDV kèm chấp nhận thanh toán bộ
chứng từ đòi tiền của ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán L/C.
- BIDV tiến hành kiểm tra điều kiện thực hiện, thông báo cho khách
hàng mức lãi suất và phí tương ứng. Nếu khách hàng chấp nhận, giao dịch sẽ
được thực hiện.
Lợi ích
- Được bổ sung vốn lưu động kịp thời do đã được BIDV thanh toán Hối
phiếu đòi nợ/bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C trả chậm trước khi đến hạn
thanh toán;
- Khoản chiết khấu miễn truy đòi không bị tính vào hạn mức tín dụng
ngắn hạn của Khách hàng tại BIDV;
- Được đảm bảo rủi ro thanh toán trong trường hợp Ngân hàng có nghĩa

vụ thanh toán L/C mất khả năng thanh toán. Điều kiện sử dụng
16


- Hàng hóa đã được giao và đã có xác nhận chấp nhận thanh toán của
ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán đối với bộ chứng từ giao hàng;
- Khách hàng đáp ứng các điều kiện chiết khấu miễn truy đòi theo L/C
trả chậm của BIDV.
Hồ sơ
- Giấy đề nghị kiêm Hợp đồng chiết khấu miễn truy đòi theo L/C trả
chậm
- L/C và các sửa đổi (nếu có)
- Điện xác thực chấp nhận thanh toán và thông báo ngày đến hạn thanh
toán của Ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh Khách hàng sử dụng tiền chiết khấu hợp
pháp.
 Bao thanh toán xuất khẩu
Bao thanh toán xuất khẩu là hình thức cấp tín dụng của BIDV cho
Khách hàng xuất khẩu thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ
việc mua, bán hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ theo Hợp đồng xuất khẩu của
Khách hàng với Nhà nhập khẩu
Đối tượng khách hàng
Nhà xuất khẩu muốn tăng khả năng cạnh tranh bằng việc chấp nhận phương
thức thanh toán trả chậm đồng thời muốn được tài trợ và/ hoặc đảm bảo rủi ro
thanh toán của nhà nhập khẩu.
Đặc điểm
- Ứng trước tiền trên cơ sở giá trị (các) khoản phải thu;
- Quản lý (các) khoản phải thu;thu hộ.
- Bảo đảm rủi ro tín dụng cho Nhà nhập khẩu thông qua Đại lý Bao
thanh toán (nếu có)

Lợi ích
- Được ứng trước tới 98% giá trị khoản phải thu.
- Tăng nhanh vòng quay luân chuyển vốn
- Được bảo đảm rủi ro tín dụng nhà nhập khẩu
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý và thu hồi các khoản
phải thu
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu khi chấp nhận
phương thức thanh toán trả chậm
- Nắm bắt khả năng tài chính, uy tín của nhà nhập khẩu
 Tài trợ xuất khẩu trọn gói
Sản phẩm áp dụng cơ chế ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ, cơ chế linh
hoạt về tài sản đảm bảo, hồ sơ thủ tục trên cơ sở Khách hàng cam kết sử dụng

17


sản
phẩm
tài
trợ
xuất
khẩu
trọn
gói
tại
BIDV.
Các sản phẩm, dịch vụ trong gói
- vay vốn lưu động ngắn hạn để phục vụ phương án sản xuất kinh
doanh hàng xuất khẩu theo các Hợp đồng/đơn hàng đã ký với đối
tác nước ngoài

- dịch vụ thanh toán quốc tế
- mua bán ngoại tệ
- phái sinh tài chính
- các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn nghiệp vụ (hoàn thiện bộ chứng từ xuất
khẩu, tư vấn điều khoản thanh toán, hợp đồng ngoại thương, điều
khoản L/C...)
Lợi ích
- Được vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất
khẩu với lãi suất cho vay ưu đãi.
- Áp dụng điều kiện tài sản đảm bảo linh hoạt (thế chấp quyền đòi nợ từ
Hợp đồng/đơn hàng xuất khẩu).
- Được cung cấp dịch vụ thanh toán – ngoại tệ trọn gói với mức phí dịch
vụ ưu đãi và thủ tục, hồ sơ đơn giản, linh hoạt.
 Chiết khấu hối phiếu đòi nợ
BIDV cấp tín dụng cho người xuất khẩu trên cơ sở xuất trình hối phiếu đòi nợ
kèm bộ chứng từ xuất khẩu đòi tiền theo L/C hoặc không theo L/C (nhờ thu,
chuyển
tiền,
Trade
Card)
tại
BIDV.
Đặc điểm
- Hình thức chiết khấu: Có truy đòi/ Miễn truy đòi
- Khách hàng xuất trình hối phiếu đòi nợ và bộ chứng từ hàng xuất tại
BIDV cùng các chỉ dẫn tại L/C/hợp đồng ngoại thương.
- BIDV kiểm tra chứng từ theo L/C hoặc theo hợp đồng ngoại thương
và lập thông báo gửi đến ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng nhờ
thu hoặc người nhập khẩu (tùy theo hình thức thanh toán).
- Trên cơ sở tình trạng bộ chứng từ và thỏa mãn các điều kiện theo

quy định, BIDV thực hiện chiết khấu có truy đòi cho khách hàng.
Ngay khi nhận được tiền thanh toán của bộ chứng từ, BIDV sẽ thu
nợ gốc, phí, lãi chiết khấu và báo có cho khách hàng phần chênh
lệch còn lại.
Lợi ích của khách hàng
- Được hỗ trợ vốn tạm thời khi bộ chứng từ xuất khẩu chưa đến hạn
thanh toán qua đó đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, tăng tính thanh
18


khoản của bộ chứng từ, chủ động quản lý dòng tiền trong hoạt động
kinh doanh.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của khách hàng bằng cách cấp tín dụng
cho người nhập khẩu thông qua việc chấp nhận thanh toán trả chậm.
Hồ sơ, điều kiện sử dụng
Điều kiện
Khách hàng có L/C xuất khẩu hoặc hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo
phương thức nhờ thu, TTR hoặc TradeCard.
Khách hàng đáp ứng các điều kiện chiết khấu theo quy định hiện hành của
BIDV.
Hồ sơ
Đơn đề nghị chiết khấu của khách hàng và bộ chứng từ xuất khẩu.
L/C hoặc hợp đồng ngoại thương và nội dung chỉ dẫn của khách hàng.
 Cho vay hỗ trợ xuất khẩu
BIDV đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp trước
hoặc sau khi ký hợp đồng xuất khẩu để thu mua, dự trữ, chế biến, sản xuất
hàng hóa xuất khẩu.
Đặc điểm
- Đáp ứng tất cả các phương thức thanh toán: L/C, nhờ thu, T/T, CAD
- Đồng tiền cho vay đa dạng: VND, USD, EUR và các loại ngoại tệ mạnh

khác
- Tỷ lệ tài trợ cao lên đến 85% giá trị hợp đồng với phương thức tài trợ
linh hoạt
- Tài sản đảm bảo linh hoạt: thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ L/C hàng
xuất; thế chấp hàng hóa hình thành từ vốn vay; thế chấp các tài sản đảm
bảo thông thường khác
Lợi ích
- Lãi suất cho vay ưu đãi, phí dịch vụ cạnh tranh và tỷ giá mua bán ngoại
tệ theo thị trường và đặc biệt các chương trình tài trợ xuất khẩu ưu đãi
của BIDV trong từng thời kỳ
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng
- Các dịch vụ tư vấn của BIDV về thị trường xuất khẩu, đối tác nước
ngoài, phương thức thanh toán...
3.2 Tài trợ nhập khẩu
Thông thường ngân hàng cho vay bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật
tư, hàng hoá máy móc thiết bị, công nghệ… hoặc cho vay bằng VND, trường
hợp này rất hiếm vì khi vay VND đổi sang ngoại tệ để thanh toán hàng nhập
19


khẩu, khách hàng phải mất một khoản tiền do chênh lệch tỷ giá mua, bán của
ngân hàng. Ngân hàng thực hiện với những hình thức sau:
 Tài trợ nhập khẩu theo Thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho
phép thanh toán trả ngay (UPAS L/C)
Tài trợ nhập khẩu theo L/C trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán trả
ngay là sản phẩm tài trợ nhập khẩu, theo đó khách hàng của BIDV được thanh
toán L/C theo kỳ hạn trả chậm nhưng người thụ hưởng vẫn được ngân hàng
nước ngoài thanh toán trả ngay trên cơ sở chấp thuận cung cấp dịch vụ của
ngân hàng đại lý trước khi mở L/C.
Đặc điểm

- Loại tiền thanh toán: USD, ngoại tệ khác.
- Số tiền thanh toán: 100% giá trị lô hàng
- Kỳ hạn trả chậm: theo kỳ hạn thanh toán trả chậm quy định trong L/C, tối
đa 180 ngày.
Lợi ích
Đối với nhà nhập khẩu trong nước
- Được thanh toán trả chậm đối với nghĩa vụ thanh toán trả ngay theo
Hợp đồng ngoại thương với mức phí thấp hơn chi phí vay thông thường.
- Được tài trợ vốn bằng ngoại tệ với lãi suất thấp ngay cả khi doanh
nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trong giao thương
quốc tế.
Đối với nhà xuất khẩu nước ngoài
- Được thanh toán tiền ngay mà không phải trả thêm khoản phí nào.
 Tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng
khung
BIDV tài trợ vốn của cho các khách hàng nhập khẩu thông qua nguồn vốn
BIDV vay của ngân hàng nước ngoài theo các Hợp đồng khung.
Đặc điểm
- Đối tượng cho vay: Hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ phù hợp với điều
kiện của từng Hợp đồng khung (thường có xuất xứ từ các nước OECD)
- Phương thức cho vay: mở L/C, cho vay ngắn, trung, dài hạn.
- Loại tiền vay: USD, EUR, ngoại tệ khác.
- Số tiền cho vay: Tối đa theo nhu cầu khách hàng
- Thời hạn vay vốn: ngắn, trung, dài hạn
Lợi ích

20



- Lãi suất vay theo thỏa thuận, cạnh tranh, có cơ hội được nhận các
khoản vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường.
- Được tài trợ bằng ngoại tệ với thời hạn dài.
- Tỷ giá bán ngoại tệ cạnh tranh.
 Tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập
BIDV tài trợ ngắn hạn cho Doanh nghiệp để thanh toán chi phí nhập khẩu
hàng hóa theo các phương thức L/C trả ngay, D/P, T/T trả sau và đảm bảo
bằng việc thế chấp chính lô hàng nhập khẩu đó.
Đặc điểm
- Đối tượng cho vay: tiền hàng nhập khẩu, cước phí vận chuyển hàng
hải, bảo hiểm lô hàng vận chuyển hàng hải, chi phí thuế (nếu có).
- Phương thức cho vay: Theo món, hạn mức
- Loại tiền cho vay: VND, ngoại tệ.
- Số tiền cho vay: tối đa 100% giá trị lô hàng
- Thời hạn vay: tối đa 09 tháng.
- Tài sản đảm bảo: Lô hàng nhập khẩu và các tài sản khác theo quy định
của BIDV.
Lợi ích
- Được hỗ trợ vốn kịp thời với phương án kinh doanh nhập khẩu.
- Tài sản đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế kinh doanh.
- Nâng tầm vị thế của Doanh nghiệp trong giao thương quốc tế về khả
năng đáp ứng đủ nguồn và tính thanh khoản cao.
 Bao thanh toán nhập khẩu
Bao thanh toán nhập khẩu là hình thức cấp tín dụng của BIDV cho Khách
hàng xuất khẩu thông qua việc bảo đảm rủi ro tín dụng cho Khách hàng nhập
khẩu trên cơ sở đề nghị của Đại lý Bao thanh toán (nếu có) và thu hộ (các)
khoản phải thu cho Nhà xuất khẩu.
Đối tượng khách hàng
Nhà nhập khẩu muốn mua hàng hóa/ dịch vụ theo phương thức trả chậm
Lợi ích

- Được mua hàng theo phương thức trả chậm
- Không phải trả bất kỳ một khoản phí bao thanh toán nào
- Giảm chi phí do không phải mở L/C hoặc sử dụng các hình thức thanh
toán tốn kém khác

21


KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng mở cửa và đặc biệt là để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng
tăng cao của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại
Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong việc mở rộngkinh doanh sang
ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu đó.BIDV Hà Nội với vai
trò là một trong những ngân hàng chủ dạotrong lĩnh vực ngoại thương đã và
đang thực hiện tốt các bước chuyển biến của mình. Trong hợp tác quốc tế,
BIDV phát huy sức mạnh, vai trò Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tại Lào,
Campuchia, Myanmar, mở rộng quảng bá xúc tiến đầu tư thương mại quốc tế
tại các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Châu Âu,Séc, Nhật, Đài
Loan... chủ động hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế với 06 hiện diện
thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Nga, Đài Loan,
tăng cường hợp tác với các đối tác trên thế giới với việc thiết lập quan hệ trên
1.700 định chế tài chính lớn tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ; đạt được
những kết quả khích lệ trong quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác nước
ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga... Khởi xướng, đồng tổ chức 13 chương
trình hợp tác kinh tế quốc tế để chuẩn bị sẵn sàng cho việc tham gia các hiệp
định FTA, mở cửa cộng đồng ASEAN, kết nối thị trường EU, đặt dấu ấn tại
thị trường Đông Bắc Á. Bên cạnh đó các dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ
xuất nhập khẩu đang được ngân hàng cải thiện và nâng cao chất lượng ngày
càng tốt hơn.Đây là những tiền đề dể BIDV có thể cung cấp cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh của mình, giảm bớt rủi ro trong giao dịch ngoại thương.

22



×