Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đặc điểm tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng thái (có đối chiếu với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.46 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ MAI

ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ
SO SÁNH TIẾNG THÁI
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ MAI

ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ
SO SÁNH TIẾNG THÁI
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

SƠN LA, NĂM 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Hoàng Thị Mai


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Quý
thầy, cô, bạn, bè.
Trước tiên với lòng kính trọng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn
chân thành đến Thầy giáo GS. TS. Nguyễn Văn Khang người đã định hướng cho
chủ đề nghiên cứu và tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu; các Thầy giáo, Cô giáo; cán bộ và
chuyên viên Phòng Sau Đại học - Trường ĐH Tây Bắc đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
về các điều kiện trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Sơn la, tập thể cán bộ
giáo viên Trung tâm GDTX huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện, giúp
đỡ để tôi được tham gia học tập, nghiên cứu.
Để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến Quý thầy, cô, các nhà khoa học trong thời gian qua đã truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn bè, đồng nghiệp
đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân đã luôn động

viên, giúp đỡ tôi tron suốt quán trình học tập và nghiên cứu.
Sơn La, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Mai

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5

3.1. Mục đích nghiên cứu

5


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu

5

4.1. Đối tượng nghiên cứu

6

4.2. Phạm vi nghiên cứu

6

4.3. Tư liệu nghiên cứu

6

5. Phương pháp nghiên cứu

7

6. Ý nghĩa của luận văn

7

6.1.Ý nghĩa lý luận


7

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

8

7. Bố cục của luận văn

8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

9

1.1. Những vấn đề chung về tục ngữ và thành ngữ

9

1.1.1. Giới thuyết về tục ngữ, thành ngữ

9

1.1.1.1. Về tục ngữ

9

1.1.1.2. Về thành ngữ

11


1.1.2. Tục ngữ và thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt

13

ii


1.1.2.1 Khái niệm về tục ngữ tiếng Thái và tiếng Việt

13

1.1.2.2. Khái niệm về thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt

15

1.1.2.3. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ

16

1.1.3. Giá trị của tục ngữ và thành ngữ trong ngôn ngữ

17

1.1.3.1. Nét văn hóa - xã hội được phản ánh trong tục ngữ và thành 17
ngữ
1.1.3.2. Vị trí của tục ngữ và thành ngữ so sánh trong kho tàng tục ngữ 27
và thành ngữ
1.2. Những vấn đề chung về tục ngữ, thành ngữ so sánh tiếng Thái 33
và tiếng Việt
1.2.1. So sánh - nhận thức chung về so sánh


33

1.2.2. Khái quát chung về tục ngữ và thành ngữ so sánh

34

1.2.2.1. Khái niệm về tục ngữ và thành ngữ so sánh

34

1.2.2.2. Khái quát về tục ngữ, thành ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng 35
Việt
38

1.3. Tiểu kết chương 1

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ 40
TIẾNG THÁI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

2.1. Đặt vấn đề

40

2.2. Khảo sát cụ thể

40

2.2.1. Khảo sát đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành 40
ngữ so sánh dạng hiện (đối chiếu với tiếng Việt)

2.2.1.1. Đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành ngữ so sánh 40

iii


tiếng Thái dạng hiện
2.2.1.2. Đối chiếu đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành 54
ngữ so sánh tiếng Thái dạng hiện giữa tiếng Thái và tiếng Việt
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành ngữ so sánh 58
tiếng Thái dạng ẩn (đối chiếu với tiếng Việt)
2.2.2.1. Đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành ngữ so sánh 58
tiếng Thái dạng ẩn
2.2.2.2. Đối chiếu đặc điểm cấu trúc hình thái của tục ngữ và thành 63
ngữ so sánh tiếng Thái dạng ẩn giữa tiếng Thái và tiếng Việt
64

2.3. Tiểu kết chương 2

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỤC NGỮ VÀ THÀNH NGỮ 66
SO SÁNH TIẾNG THÁI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

3.1. Khái quát ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh

66

3.1.1. Khái quát ngữ nghĩa trong tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng 66
Thái và tiếng Việt
3.1.2. Các dạng tổng hợp của tục ngữ và thành ngữ so sánh (có liên 68
hệ với tiếng Việt)
3.1.2.1. Ngữ nghĩa của kiểu A t R B


68

3.1.2.2. Nghĩa biểu trưng của kiểu A R B

69

3.1.2.3. Ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ so sánh kiểu t R B

71

3.1.2.4. Nghĩa biểu trưng của kiểu cấu trúc A B và B A

73

3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các yếu tố cấu tạo nghĩa trong tục ngữ 73
và thành ngữ so sánh

iv


3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố A trong tục ngữ và thành ngữ 74
so sánh tiếng Thái
3.2.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố A biểu thị người, sự vật, hiện 74
tượng
3.2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố A biểu thị hoạt động, trạng 78
thái
3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố (t) trong tục ngữ và thành ngữ 79
so sánh tiếng Thái
3.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố B trong tục ngữ và thành ngữ 83

so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng việt)
3.2.1.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố B biểu thị người, sự vật, hiện 84
tượng
3.2.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của yếu tố B biểu thị hoạt động, trạng 90
thái
3.3. Tiểu kết chương 3

92

KẾT LUẬN

95

Tài liệu tham khảo

99

v


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tục ngữ, thành ngữ là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu
trong mỗi ngôn ngữ, có giá trị biểu đạt độc đáo, tinh tế, hình tượng cô đọng và
súc tích. Tục ngữ, thành ngữ gắn liền với đời sống văn hóa với cách tư duy
của mỗi dân tộc và được xem là trầm tích của mỗi nền văn hóa dân tộc.
Chúng được đúc kết từ thực tiễn đời sống, được lưu truyền từ đời này sang
đời khác. Do vậy, nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ có thể giúp tìm ra được
những nét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc và nếu tiến hành theo hướng đối

chiếu thì có thể tìm được những nét tương đồng và khác biệt giữa các nền văn
hóa của các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ đó.
Trong vốn tục ngữ, thành ngữ của mỗi ngôn ngữ thì tục ngữ, thanh ngữ
so sánh chiếm một số lượng không nhỏ. Vì thế, việc tìm hiểu về tục ngữ,
thành ngữ so sánh là rất cần thiết. Bởi, tục ngữ và thành ngữ so sánh thể hiện
sinh động cách nói mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh và rất nhịp nhàng của
người lao động. Trong tục ngữ và thành ngữ so sánh, hệ thống hình ảnh vừa
quen thuộc vừa hấp dẫn. Khi tìm hiểu hình ảnh trong vế được so sánh, ta có
thêm nhiều điều lý thú về đất nước cũng như nét sắc thái văn hóa trong sự
phân biệt với các dân tộc khác.
1.2. Người Việt và người Thái đều sống trong nền kinh tế nông nghiệp
trồng lúa nước, hoặc làm nương rẫy. Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên
cách tổ chức cộng đồng, đời sống văn hóa cũng có những điểm khác. Điều
này tạo nên sự đa dạng phong phú về nét đẹp văn hóa và bản sắc riêng của
mỗi dân tộc. Dân tộc Thái có nền văn học cổ truyền rất phong phú và đa dạng
với nhiều thể loại khác nhau, như truyện thơ, tục ngữ, ca dao trong đó có tục
ngữ và thành ngữ chiếm một số lượng đáng kể. Chúng phản ánh cuộc sống,
cũng như đúc kết kinh nghiệm trong ứng xử với tự nhiên và xã hội của người

1


dân. Nó được chọn lọc hoàn thiện qua nhiều thế hệ. Tục ngữ và thành ngữ
Thái được ra đời từ thực tế đời sống, vì vậy chúng có cách diễn đạt thật giản
dị, phù hợp với cách nói, cách nghĩ của quần chúng. Từ bao đời nay, những
câu tục ngữ, thành ngữ được lưu truyền trong xã hội người Thái như một nhu
cầu văn hóa, góp phần giáo dục các thế hệ về mọi mặt của cuộc sống, làm
phong phú thêm vốn văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên có thể thấy được rằng
phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Thái
hiện nay ít được thế hệ trẻ quan tâm. Họ ít nói hoặc không thể nói tiếng mẹ đẻ

cũng như tục ngữ và thành ngữ trong quá trình giao tiếp, diễn đạt.
Với những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm tục ngữ và
thành ngữ so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt)” làm đối tượng
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
1. Tục ngữ và thành ngữ nói chung, tục ngữ và thành ngữ so sánh nói
riêng là đối tượng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Một trong các nhà
nghiên cứu được nhiều người biết đến là tác giả Hoàng Văn Hành với các
công trình như : “Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”;
“Thành ngữ học tiếng Việt”, v.v. Ngoài ra, còn nhiều luận văn thạc sĩ, luận
án tiến sĩ đã nghiên cứu vấn đề này như: luận án tiến sĩ “Đặc điểm của thành
ngữ tiếng Nhật (Trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt)” của Ngô Minh
Thủy (2006); “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng
Việt)” của Phạm Minh Tiến (2008); luận văn của Bùi Thị Thi Thơ “Hình ảnh
biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt” và một số công trình nghiên
cứu khác. Đối với tục ngữ, thành ngữ của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở
Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu. chẳng hạn, mới đây nhất
là luận án tiến sĩ ngôn ngữ học của Trịnh Thị Hà “ Đối chiếu thành ngữ Tày
- Việt” ( 2015).

2


2. Những nghiên cứu khảo sát về tục ngữ, thành ngữ tiếng Thái:
a. Tục ngữ của người Thái có từ lâu đời và có ảnh hưởng tới kho tàng
văn học dân gian Việt Nam, tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên
cứu riêng về nó. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đưa tục ngữ Thái vào
bộ phận văn học của các dân tộc miền núi để xem xét khái quát. Chẳng hạn,
trong bài “So sánh tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số”
(2008), Nguyễn Nghĩa Dân đã thông qua việc đối chiếu tục ngữ của người

Việt với tục ngữ của các dân tộc thiểu số (trong đó có người Thái) ở nước ta
để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau nhằm chỉ ra cái chân, thiện,
mĩ trong tục ngữ các dân tộc ở nước ta. Bài viết đã trích dẫn và phân tích
nhiều tục ngữ Thái theo đề tài về tự nhiên - sản xuất và con người - xã hội. Từ
đó, có thể thấy về mặt tự nhiên - sản xuất, hai dân tộc Việt - Thái tuy đều có
những câu tục ngữ nói về lúa song hình ảnh cụ thể thì khác nhau: người Việt
có lúa ruộng còn Thái có lúa nương; người Việt chỉ trồng trọt còn người Thái
ngoài trồng trọt còn có cả săn bắn; thiên nhiên rừng núi cũng được phản ánh
với nét riêng không có trong tục ngữ Việt. Đối với tục ngữ chỉ con người - xã
hội, tục ngữ Thái và Việt cơ bản là thống nhất, đặc biệt trong nội dung về bản
chất lao động cần cù, về đạo đức hướng thiện, về giao tiếp, nếp sống, dựa trên
tinh thần đoàn kết, hoà đồng giữa các dân tộc.
Cùng với bài nghiên cứu trên còn có các công trình biên soạn về tục
ngữ Thái như:
- “Tục ngữ Thái giải nghĩa” của Quán Vi Miên, NXB Dân Trí, 2010.
- “Tục ngữ Thái” của Hà Văn Nam, NXB Văn hóa dân tộc, 1999.
- “Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam”, tập 1, quyển I của
Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nxb. Đà Nẵng, 2002.

3


- “Tục ngữ - Văn học dân gian các dân tộc” của Đặng Văn Lung, Nxb
Văn hoá dân tộc, 2004.
- “Lời có vần ông cha truyền lại” của Hoàng Trần Nghịch, tác phẩm
được giải ba - Hội văn học nghệ thuật - các dân tộc thiểu số Việt Nam năm
2005.
Các tuyển tập trên đã tập hợp được lượng lớn tục ngữ Thái kèm với
phần dịch sang tiếng Việt. Các câu tục ngữ được chia xếp theo cách cơ bản,
giống với tục ngữ Việt: tự nhiên, sản xuất, xã hội,…Ngoài ra còn có những

phần lời mở đầu và Phụ lục để dẫn dắt độc giả hiểu về văn hóa người Thái.
b. Bên cạnh tìm hiểu về tục ngữ Thái, có nhiều cuốn sách và công trình
nghiên cứu về thành ngữ. Tuy nhiên, nhìn chung mảng này còn hạn chế. Đa
số, những cuốn sách được xuất bản đều gộp chung thành ngữ và tục ngữ của
người Thái với nhau. Có cuốn gộp thành ngữ người Thái với nhiều dân tộc
khác. Có thể kể ra đây một số cuốn tiêu biểu:
- “Thành Ngữ, Tục Ngữ Câu Đố Các Dân Tộc Thái, Giáy, Dao” (nhiều
tác giả, NXB Văn hóa Thông tin, 2013): Cuốn sách so sánh thành ngữ, tục
ngữ của người Thái với các dân tộc thiểu số ở nước ta là tìm ra những cái
giống nhau, cái gần giống nhau, cái khác biệt với định hướng tìm đến cái
chân, thiện, mĩ trong tục ngữ các dân tộc ở nước ta.Tục ngữ, thành ngữ Thái
có giá trị về nhiều mặt, được đúc kết từ đời sống cộng đồng của từng dân tộc
và từ những mối quan hệ với cộng đồng các dân tộc anh em. So sánh là góp
phần làm rõ nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
- “Thành ngữ, tục ngữ dân tộc Thái”: Song ngữ Thái - Việt Sưu tầm,
dịch: Phan Kiến Giang, Lò Văn Pánh, NXB Văn hoá dân tộc, 2010 . Nội dung
cuốn sách tập hợp và giới thiệu một số câu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc
Thái được trình bày dưới dạng song ngữ Thái - Việt phản ánh đời sống vật

4


chất, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán... của người Thái ở vùng Tây Bắc
Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về tục ngữ, thành ngữ Thái nhưng chủ
yếu là sưu tầm chứ chưa đi vào nghiên cứu sâu. Hơn nữa, cho đến nay chưa
công trình nghiên cứu một cách hệ thống về tục ngữ và thành ngữ so sánh
tiếng Thái có đối chiếu với tiếng Việt. Luận văn này, trên cơ sở kế thừa thành
quả của các công trình đi trước, tiến hành thống kê, phân tích đặc điểm cấu
trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái có đối chiếu

tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, khảo sát tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng
Thái (có đối chiếu với tiếng Việt), góp phần vào nghiên cứu tục ngữ và thành
ngữ nói chung, tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái nói riêng; qua đối
chiếu để làm nổi bật đặc trưng văn hóa dân tộc phản ánh trong tục ngữ và
thành ngữ của mỗi dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài luận văn.
2. Nghiên cứu khảo sát đặc điểm cấu trúc tục ngữ và thành ngữ so sánh
tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt).
3. Nghiên cứu khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ
so sánh tiếng Thái (có đối chiếu với tiếng Việt).
4. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu

5


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc nghiên cứu tục ngữ và thành ngữ của một dân tộc là một việc đòi
hỏi nhiều công sức của nhiều người trong một thời gian dài. Trong khuôn khổ
của luận văn, chúng tôi không đi sâu vào tất cả các phương diện mà chỉ
nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh
tiếng Thái, có đối chiếu với tục ngữ và thành ngữ so sánh trong tiếng Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi thu thập các đơn vị tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái
và tiếng Việt, chủ yếu dựa vào một số cuốn từ điển tục ngữ và thành ngữ tiếng
Thái, tục ngữ và thành ngữ tiếng Việt đang được lưu hành rộng rãi. Đồng thời

tiến hành thu thập bằng ghi chép điền dã.
4.3. Tư liệu nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, để thực hiện đề tài này,
chúng tôi thống kê và thu thập trực tiếp các đơn vị thành ngữ, tục ngữ từ các
Từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng thái và tiếng Việt.
Về tiếng Thái:
Luận văn thống kê và thu thập nguồn tư liệu chính từ cuốn “Thành ngữ,
tục ngữ dân tộc Thái” của tác giả Phan Kiến Giang - Lò Văn Pánh; “Lời có
vần ông cha truyền lại” của tác giả Hoàng Trần Nghịch; “Tục ngữ Thái giải
nghĩa” của tác giả Quán Vi Miên; Quãm chiễn lãng (ca dao - tục ngữ) của Lò
Văn Lả.
Về tiếng Việt:
Cuốn “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý;
“Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của Du Yên; “Từ Điển thành ngữ và tục ngữ
Việt Nam” của Nguyễn Lân; “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực, Lương
Văn Đang.

6


Ngoài ra luận văn cũng tham khảo các luận văn, luận án về đối chiếu
tục ngữ, thành ngữ so sánh tiếng Việt với tiếng nước ngoài, những công trình
và sách chuyên khảo của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, tục
ngữ so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như:
Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích ngữ nghĩa để tìm ra đặc
điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái và
tiếng Việt.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp đối chiếu. Phương pháp

này được sử dụng trong quá trình tiến hành luận văn trên cơ sở những ngữ
liệu đã thu thập được, chủ yếu là đối chiếu thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng
Thái với tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt, từ đó tìm ra đặc trưng về cấu trúc, đặc
trưng ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng Việt phản
ánh đặc trưng tư duy và văn hóa dân tộc. Thông qua việc đối chiếu thành ngữ,
tục ngữ so sánh tiếng Thái và tiếng Việt cũng có thể làm sáng tỏ mối quan hệ
về một số nét văn hóa của hai dân tộc Thái - Việt.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm vào lý luận về tục
ngữ và thành ngữ; cung cấp kiến thức về thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng
Thái và tiếng Việt ở phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa, trên cơ sở đó luận
văn làm rõ những đặc điểm của thành ngữ, tục ngữ so sánh tiếng Thái trong
sự đối chiếu với tiếng Việt, từ đó chỉ ra những đặc điểm về tư duy, văn hóa
của hai dân tộc Thái và Việt; góp phần vào việc tìm hiểu những khác biệt về
ngôn ngữ do tư duy, văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện qua ngôn
ngữ.

7


6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần giúp nắm vững những đặc trưng cơ bản một cách hệ thống về
tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái.
Giúp hiểu biết thêm về cái chung và cái riêng của hai nền văn hóa Thái
và Việt, cung cấp tư liệu nghiên cứu bản sắc văn hóa, làm cơ sở cho việc hiểu
sâu ngôn ngữ, trực tiếp góp phần vào việc học tập và giảng dạy tiếng Thái.
Tập hợp một khối tư liệu bao quát hơn về tục ngữ và thành ngữ so sánh
tiếng Thái phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và sử dụng thành ngữ của
người Thái.

7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái (có
đối chiếu với tiếng Việt)
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ và thành ngữ so sánh tiếng Thái
(có đối chiếu với tiếng Việt)

8


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những vấn đề chung về tục ngữ, thành ngữ
1.1.1. Giới thuyết về tục ngữ, thành ngữ
1.1.1.1. Về tục ngữ
Tục ngữ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên nhiều bình diên.
Về khái niệm, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã đưa ra 15 định nghĩa
khác nhau, tiêu biểu là định nghĩa của Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ là một câu tự
bản thân nó diễn đạt một ý, một nhận xét, một lời khuyên, một lí luận, có khi
là một sự phê phán trọn vẹn, hàm súc, ngắn gọn [24, 29]. Hai tác giả Nguyễn
Văn Tu và Đái Xuân Ninh đã khẳng định: Tục ngữ không phải một đơn vị
ngôn ngữ mà là một lời nói có liên quan tới cụm từ cố định [24, 29]. Các ông
cho rằng văn học dân gian mới là ô phân loại của tục ngữ, chứ không phải
chuyên ngành từ vựng học. Tuy vậy, vì nó là câu từ lặp đi lặp lại nên có liên
quan tới cụm từ cố định. Từ đó, tác giả Cù Đình Tú đề xuất: Tục ngữ là câu
hoàn chỉnh có ý trọn vẹn, có cấu tạo là kết cấu hai trung tâm [24, 30]. Tác giả
Hồ Lê cũng xếp tục ngữ vào những câu cố định để đúc rút kinh nghiệm [24,
30]. Còn Nguyễn Thiện Giáp lại khẳng định: Tục ngữ là những thông báo

được lặp đi lặp lại trong lời nói nhưng khác thành ngữ ở điểm tục ngữ là một
phán đoán [24, 32]. Tác giả Hoành Văn Hành lại nhận định: Tục ngữ là những
câu ngôn bản nghệ thuật. Đỗ Hữu Châu cũng quan niệm: Tục ngữ là đơn vị
tương đương với câu. Nghĩa của nó là phán đoán, một sự khẳng định tư tưởng
hoàn chỉnh [24, 32].
Về ý nghĩa của tục ngữ, Dương Quảng Hàm đã nhận xét: "Các câu tục
ngữ là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đã chung đúc lại, nhờ đấy mà
người dân vô học cũng có một trí thức thông thường để làm ăn và cư xử ở

9


đời... " [26, 87]. Phạm Thế Ngũ, trong Việt Nam Văn học sử giản ước tân
biên đã ghi: "Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết của người xưa về
vũ trụ cũng như về nhân sinh.... Có thể nói đó là một quyển sách khôn, mở
ngỏ và lưu truyền trong giới bình dân từ xưa đến nay." [26, 87]
Tóm lại, theo các nhà biên khảo này thì các câu tục ngữ là một "quyển
sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh"
giúp cho dân gian ta có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở
đời.
Về phân loại, nhìn từ góc độ văn học, có người cho rằng tục ngữ là một
câu còn thành ngữ là một phần của câu và từ đó xếp tục ngữ ngang hàng với
ca dao. Một số tác giả xếp nó vào văn học dân gian. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Văn Ngọc, Dương Quảng Hàm viết: Một câu tục ngữ tự bản thân nó phải có
một ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì đó [24, 33].
Khi nghiên cứu về cấu trúc, một số tác giả lại dựa theo bình diện ngữ
âm như Bùi Văn Nguyên, Nguyên Ngọc Côn, Chu Xuân Diên. Nghiên cứu về
ngữ pháp có các tác giả Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Đức Dương,…Nghiên
cứu về ngữ nghĩa lại chia làm ba cấp độ: nhóm tác giả Nguyễn Lân, Vũ
Dung,…giải nghĩa tục ngữ. Nhóm Chu Xuân Diên, Hoàng Văn Hành lí giải

sự hình thành nghĩa của câu tục ngữ. Còn Nguyễn Đức Dân miêu tả cấu trúc
cú pháp – ngữ nghĩa của tục ngữ [24, 34].
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, nhiều nhà khoa học đã phân biệt giữa tục
ngữ, thành ngữ để đưa ra định nghĩa chính xác về tục ngữ. Họ dựa vào cơ cấu,
ngữ nghĩa để phân biệt thành ngữ, tục ngữ giữa nội dung và hình thức hay dựa
vào chức năng của chúng. Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng: tục ngữ vừa là
câu vừa là văn bản. Nó được coi là sản phẩm của lời nói. Trong khẩu ngữ
bình dân, tục ngữ là lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng mang đầy đủ ý nghĩa
kinh nghiệm hay những bài học răn dạy đời. Nguyễn Thái Hòa quan niệm tục
10


ngữ là những phát ngôn đặc biệt hay lời thoại đặc biệt. Hoàng Văn Hành lại
đặt tục ngữ ở vị trí trung gian giữa câu và văn bản [24, 35]. Đồng thời, ông
coi nó là văn bản nghệ thuật. Ngoài ra, các nhà khoa học còn so sánh tục ngữ
với một số thể loại khác. Bùi Văn Nguyên quan niệm ngạn ngữ có nội dung
rộng hơn tục ngữ. Ông coi tục ngữ là lời hay ý đẹp do nhân dân sáng tác, nó là
một bộ phận của ngạn ngữ. Trong “Phương ngôn xứ Bắc”, các tác giả lại coi
phương ngôn bao gồm: tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao, câu đối,…gắn với địa danh
nói về các sự kiện cụ thể của một vùng quê [24, 36].
Tóm lại, từ các quan điểm trên, ta thấy nổi bật lên một số quan điểm
chính:
- Một số tác giả coi tục ngữ là một ngữ, một đơn vị cú pháp.
- Hai là, một số tác giả cho tục ngữ là một câu cố định, một ngôn bản
nghệ thuật, tác phẩm thơ, một tổng thể thi ca nhỏ nhất.
1.1.1.2. Về thành ngữ
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp trong sách “Từ và nhận diện từ Tiếng Việt”
ông đã viết: “Đặc trưng văn hoá dân gian của thành ngữ còn được thể hiện
trong ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ ” [9,186]
Tác giả này còn có công trình nghiên cứu là “Từ vựng học tiếng Việt”.

Tác giả đã căn cứ vào cơ chế cấu tạo câu để phân biệt thành ngữ hợp kết
(Được hình thành do sự kết hợp của các thành tố trong thành ngữ) và thành
ngữ hoà kết (Được hình thành dựa trên một ẩn dụ toàn bộ)
Tác giả đã chỉ ra các đặc trưng của thành ngữ thông qua sự so sánh với
từ ghép (ngữ định danh) và cụm từ tự do. Theo tác giả:
- Về mặt nội dung: thành ngữ là tên gọi gợi cảm - có tính hình tượng
của một hiện tượng nào đó, có tính hoàn chỉnh về nghĩa, biểu thị một khái
niệm tồn tại bên ngoài chuỗi lời nói.

11


- Về mặt cấu tạo cú pháp: Đa số thành ngữ có quan hệ tường thuật và
cấu trúc đẳng lập. Những thành ngữ có quan hệ chính phụ thì phần nhiều
thuộc loại so sánh.
Tính phi cú pháp của thành ngữ thể hiện ở sự đối xứng của các thành
tố, xen lồng, thay đổi trật tự và có sự hoà phối thanh điệu.
Có thể nói thành ngữ có hình thức cấu tạo là một câu (thậm chí là câu
ghép) thì nó cũng mang tính tương đương như từ về chức năng cấu tạo câu
(có thể thay thế cho một từ, ở vị trí các từ hoặc có thể kết hợp với từ để tạo
thành câu).Tuy nhiên trong sử dụng thành ngữ cũng có thể biến đổi, tuỳ vào
văn cảnh cụ thể.
Trong thời gian gần đây đã có luận văn thạc sĩ của Trần Anh Tư là:
“Thành ngữ đồng nghĩa và Thành ngữ trái nghĩa trong Tiếng Việt” (2001)
[25,12].
Luận văn này xem xét về đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc từ loại cũng như
những biến thể sử dụng và các giá trị khác nhau của Thành ngữ tiếng Việt.
Đồng thời luận văn này cũng chỉ ra được các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc,
ý nghĩa khái quát và vai trò của Thành ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Đây là công trình đã có nhiều tính sáng tạo, công phu nhưng nó chỉ đi

sâu vào thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt chứ
không đi sâu nghiên cứu thành ngữ so sánh.
Thành ngữ so sánh nói chung, cấu trúc - ngữ nghĩa nói riêng đã có
nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm.Ví dụ như nhà nghiên cứu Trương Đông
San(1994), Nguyễn Thuý Khanh(1995), Nguyễn Thiện Giáp(1996) và Hoàng
Văn Hành...
Tác giả Trương Đông San trong “Thành ngữ so sánh tiếng Việt” đã
phân tích cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ so sánh và phân ra ba loại: loại
có một nghĩa đen, loại có hai nghĩa (đen và bóng), loại có một nghĩa: nghĩa

12


hình tượng [24, 11]. Bài nghiên cứu cuả tác giả Trương Đông San đã mở đầu
cho hướng nghiên cứu về cấu trúc - ngữ nghĩa thành ngữ so sánh tiếng Việt
Tác giả Nguyễn Thuý Khanh đã có một vài nhận xét về thành ngữ so
sánh có tên gọi động vật. Bài viết có đề cập đến cấu trúc, thành phần cơ cấu
nghĩa, rút ra những kết luận khái quát về đối tượng này. Đây là bài viết có giá
trị về vấn đề thành ngữ so sánh.
Đặc biệt, có tác giả Bùi Thị Thi Thơ trong luận văn tốt nghiệp đai học
và luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu khá sâu về thành ngữ so sánh: “Hình ảnh
biểu trưng trong Thành ngữ so sánh tiếng Việt” [24,12].
Trong hai công trình này tác giả đi sâu vào thống kê, phân loại các hình
ảnh. Qua thế giới hình ảnh đó thì tác giả cho ta thấy được bức tranh hiện thực
được phản ánh về thiên nhiên, về xã hội, và con người của Việt Nam. Đồng
thời, tác giả còn đi sâu phân tích, giải thích ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ
qua hình ảnh được lực chọn, bước đầu tìm hiểu lí do sử dụng hình ảnh trong
thành ngữ so sánh. Qua đây tác giả cũng cho thấy được nét tư duy văn hoá
của người Việt.
Có thể nói, tác giả Bùi Thị Thi Thơ đã có những nghiên cứu khá sâu

sắc, công phu về thành ngữ so sánh. Từ công trình luận văn tốt nghiệp lên
luận văn thạc sĩ là một bước phát triển lớn trong nghiên cứu về thành ngữ so
sánh.
1.1.2. Tục ngữ, thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
1.1.2.1. Tục ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
Thứ nhất, tục ngữ tiếng Thái:
Tục ngữ tiếng Thái là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm
của dân tộc Thái về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội.
Nó do người Thái sáng tạo, lưu truyền bằng ngôn ngữ Thái cho tới bây giờ.
Được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh
13


của nhân dân Thái, tục ngữ Thái biểu thị kinh nghiệm riêng của dân tộc Thái
trong sản xuất nông nghiêp, săn bắn; trong cách nhìn nhận về tự nhiên và cả
trong văn hóa ứng xử giữa người với người trong làng bản xa xưa. Nó được
diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ
thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết,
khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý.
Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện
pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Ví dụ:
Nặm đởi tá lá cón, bon đởi xôn lá cản, Chụ côông bản lá khạm
xương.( Suối trôi nước lạ, vườn thay lá mới, giọng người tình cũ cũng khác
xưa). Lược giải: Người đã xa quê lâu ngày trở về, nay nhìn cái gì cũng thấy
đổi thay khác lạ. Dòng suối chảy những luồng nước mới. Cây trong vườn thay
lá mới. Giọng nói của người tình cũ cũng già đục đi theo thời gian, không còn
được ngọt ngào, trong trẻo như xưa.
Thứ hai, tục ngữ tiếng Việt
Cũng như tục ngữ Thái, tục ngữ Việt là những câu nói hoàn chỉnh, đúc

kết kinh nghiệm của dân tộc Việt về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con
người và xã hội. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời
sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân Việt, do nhân dân Việt trực tiếp sáng
tác. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”.
Cũng như tục ngữ Thái, trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng
lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể
coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong
đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn
tiếng nói và khuyên răn. Giữa hình thức và nội dung của tục ngữ Việt cũng có

14


sự gắn bó chặt chẽ. Nó đúc kết, khái quát hóa cách thức sản xuất lúa nước,
phán đoán các hiện tượng tự nhiên và đưa ra bài học làm người sâu sắc,…
Ví dụ: Hiện tượng "cóc nghiến răng" ngày nay đã được khoa học giải
thích nhưng từ xưa, người Việt đúc kết về dự báo mưa:
Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa (dân tộc Việt)
Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước (dân tộc Việt)
1.1.2.2.Thành ngữ tiếng Thái và tiếng Việt
Thứ nhất, thành ngữ tiếng Thái:
Thành ngữ tiếng Thái là đơn vị tiêu biểu của ngữ cố định trong tiếng
Thái, do người Thái sáng tạo và lưu truyền. Cũng như thành ngữ của các dân
tộc khác, thành ngữ Thái có kết cấu ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hình thức
giản tiện, nhưng khả năng biểu đạt cô đọng, súc tích, hàm ẩn, hình tượng, sinh
động và độc đáo. Nó góp phần nói lên văn hoá ngôn ngữ, giao tiếp đậm đà
bản sắc dân tộc của người Thái, cùng đó là cách nhìn, đánh giá về mọi việc
trong tự nhiên và xã hội của họ. Ví dụ:
Bẳư pé mu chôn phớ. (Dốt như lợn dũi khoai)
Bẳư pé đớ kin khoại (Dốt như ve cắn trâu).

Lược giải: Ve ở đây là một loại côn trùng ký sinh chuyên hút máu trâu,
bò để sống. Câu tục ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt.
Tương đương với thành ngữ Việt: Dốt đặc cán mai; Dốt dài cán thuổng.
Thứ hai, thành ngữ tiếng Việt
Thành ngữ tiếng Việt cũng giống như thành ngữ Thái. Đó là đơn vị tiêu
biểu của ngữ cố định, ý nghĩa hoàn chỉnh, hàm ẩn, hình tượng, sinh động và
độc đáo. Điểm khác là nó bằng tiếng Việt, do người Việt sáng tạo ra. Vì vậy,
nó thể hiện những nét riêng về văn hóa, cách dùng ngôn ngữ của người Việt.
Thành ngữ Việt nhiều hơn hẳn thành ngữ Thái về số lượng, kèm theo đó là
những biến thể trong thành ngữ. Ví dụ: chúng ta nói "dày gió dạn sương",

15


nhưng cũng có thể nói "gió sương dày dạn "; chúng ta nói "dễ như trở bàn
tay", nhưng cũng có thể nói "dễ như lật bàn tay". Trật tự của các từ trong
nhóm có thể thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, miễn là nói lên được
nguyên ý.
Ví dụ: Thành ngữ được dùng để chê kẻ hết sức ngu dốt:
- Dốt đặc cán mai
- Dốt dài cán thuổng.
1.1.2.3. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
“Thành ngữ học tiếng Việt” của Hoàng Văn Hành là một trong những
công trình nghiên cứu thành công nhất đến nay về thành ngữ. Trong công
trình này, tác giả đã phân biệt thành ngữ, tục ngữ khá rõ. Ông cho rằng:
“Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị những khái niệm một cách
bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu ngôn bản đặc biệt, biểu thị phán đoán một
cách nghệ thuật.” [13, 27].
Tác giả đã ra những đặc trưng dùng làm tiêu chí để phân biệt thành ngữ
và tục ngữ:

- Đặc trưng về hình thái cấu trúc, có vần điệu, có điệp đối: thành ngữ là
tổ hợp từ cố định (hoặc kết cấu c - v), quan hệ hình thái. Còn tục ngữ là câu
(phát ngôn) cố định (cả đơn cả phức), quan hệ cú pháp.
-Về chức năng biểu hiện định danh:
+ Thành ngữ định danh sự vật, hiện tượng, quá trình...
+ Tục ngữ định danh sự kiện, sự tình, trạng huống...
-Về chức năng biểu hiện hình thái nhận thức:
+ Thành ngữ biểu hiện khái niệm bằng hình ảnh biểu trưng.
+ Tục ngữ biểu thị phán đoán bằng hình ảnh biểu trưng.
-Về đặc trưng ngữ nghĩa:

16


+ Thành ngữ gồm hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương thức
so sánh và ẩn dụ hoá.
+ Tục ngữ cũng gồm hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương
thức so sánh và ẩn dụ hoá.
Như vậy, có thể thấy giữa thành ngữ và tục ngữ có nhiều điểm tương
đồng cũng như nhiều điểm phân biệt. Việc đi sâu vào phân biệt thành ngữ và
tục ngữ tuy có khó khăn nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu
thành ngữ.
1.1.3. Giá trị của tục ngữ và thành ngữ trong ngôn ngữ
1.1.3.1. Nét văn hóa - xã hội được phản ánh trong tục ngữ và thành ngữ
Thứ nhất, điều kiện xã hội góp phần hình thành tục ngữ, thành ngữ
tiếng Thái (liên hệ với tiếng Việt)
- Điều kiện thiên nhiên - phương thức sản xuất
Cộng đồng dân tộc Thái ở Việt Nam xuất hiện ở Tây Bắc cách đây hàng
nghìn năm, qua các đợt di cư của tộc người Thái từ Vân Nam (Trung Quốc)
xuống và từ Thái Lan sang. Họ cư trú chủ yếu ở các tỉnh thuộc địa bàn Tây

Bắc. Đây là vùng núi non nhưng chưa phải núi cao như đồng bào Mông. Điều
kiện khí hậu, đất đai vẫn tương đối thuận lợi cho sản xuất. Từ xa xưa, đồng
bào Thái đã phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước. Đây là điểm
giống người Việt. Song bên cạnh đó, người Thái còn làm nương rẫy. Trong
khi người Việt không phát triển hình thức sản xuất này. Chính điều kiện thiên
nhiên và phương thức sản xuất nông nghiệp đã làm người Thái và người Việt
có nhiều kinh nghiệm trong việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên, đặt mối
tương quan ảnh hưởng của thời tiết với đất đai, cây trồng để rút ra những kinh
nghiệm. Ngoài ra, họ còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi

17


×