Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kế hoạch bài dạy tiếng việt lớp 4 phân môn chính tả (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.11 KB, 12 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 19 / 8 / 2010
Ngày dạy: 23-24 / 8 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Dế

Mèn bênh vực kẻ yếu
Tuần 1

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nghe-viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Học sinh làm đúng bài tập chính tả phương ngữ phân biệt an/ ang.
- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi viết.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định.
- Giới thiệu chương trình phân môn Chính tả.
- Bài mới: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Đọc mẫu đoạn văn vần viết 1 lượt. 1 em đọc lại.
- Hỏi: Đoạn trích cho các em biết về điều gì?
* Chốt lại: Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò và có hình
dáng yếu ớt đáng thương.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, chú ý tên riêng, những từ
ngữ dễ viết sai (cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,…)


- Yêu cầu học sinh nêu từ khó, phân tích tiếng khó.
- Đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ).
- Hướng dẫn học sinh soát lỗi, chữa lỗi.
- Chấm điểm một số vở. Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2b.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh chửa bài:
Mấy chú ngan con dàn hàng ngang …
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3b.

- Hát một bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Theo dõi trong sgk
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Nêu và phân tích
- Viết vào bảng con
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Nộp 10 vở
- Một em đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở bài tập
- Chửa bài


- Một em đọc yêu cầu


- Yêu cầu học sinh làm bài: Giải câu đố.
- Gọi học sinh chữa bài: Hoa lan.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Thi đua: Viết đúng-Viết đẹp (béo lẳn, chắc nịch).
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Mười năm cõng bạn đi học”.

- Tự làm bài vào vở
- Chửa bài
- Mỗi lượt 2em, viết từ
- Lắng nghe
- Lắng nghe.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 21 / 8 / 2010
Ngày dạy: 30-31 / 8 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mười

năm cõng bạn đi học
Tuần 2

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
- Học sinh làm đúng bài tập 2 và 3 phân biệt s/x, ăng/ ăn.
- Giáo dục học sinh cẩn thận viết đúng chính tả.

II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. Kiểm
tra việc chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học sinh
viết từ khó: tảng đá cuội, mặc áo.
- Bài mới: Mười năm cõng bạn đi học
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Đọc mẫu bài viết. 1 em đọc lại.
- Hỏi: Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?
Theo em, việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
* Chốt lại: Tuy nhỏ tuổi nhưng Sinh không quản khó
khăn ngày ngày cõng bạn đến trường.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, chú ý tên riêng (Vinh
Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh,
Hanh); con số (10 năm, 4 ki-lô-mét); từ ngữ dễ viết sai
(khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, …)
- Yêu cầu học sinh phát nêu từ khó và phân tích.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.

- Hát một bài
- Mở vở trên bàn
- Viết vào bảng
- Lắng nghe
- Theo dõi trong Sgk

- Phát biểu
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm cả bài

- Nêu và phân tích
- Viết bài vào bảng


- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ).
- Viết bài vào vở
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi. Chấm điểm một số vở.
- Soát lỗi, chữa lỗi
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành.
* Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp làm vào vở,
- Yêu cầu học sinh đọc thầm truyện vui Tìm chỗ ngồi,
1 em làm bảng phụ
suy nghĩ, làm bài.
- Lần lượt từng học sinh phát
- Hướng dẫn học sinh chữa bài: lát sau … rằng … phải
biểu, cả lớp chữa bài
chăng … xin bà … băn khoăn … không sao … để xem. - Theo dõi
- Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
* Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Thảo luận nhóm ,trình bày
- Yêu cầu học sinh trao đổi, phát biểu.
- Lời giải: a/ sao
b/ trắng.
Hoạt động 4: Củng cố.
- 2 đội, mỗi đội 3 học sinh

- Trò chơi: Ai nhanh hơn ( Yêu cầu học sinh phát hiện
chỗ sai trong mỗi từ và viết lại cho đúng: gặp ghềnh,
khúc khỉu, quảng đường).
- Lắng nghe
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Cháu nghe câu chuyện của bà”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 28 / 8 / 2010
Ngày dạy: 06-07 / 9 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Cháu

nghe câu chuyện của bà
Tuần 3

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nghe-viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ
lục bát, các khổ thơ.
- Học sinh làm đúng bài tập 2 phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã.
- Giáo dục học sinh biết thương yêu và giúp đỡ ông bà.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định.

- Kiểm tra kiến thức bài“Mười năm cõng bãn đi học”.
Kiểm tra việc chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học
sinh viết: khúc khuỷu, gập ghềnh, Tuyên Quang.
- Bài mới: Cháu nghe câu chuyện của bà.

- Hát một bài
- Mở vở trên bàn
- Viết vào bảng
- Lắng nghe


Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Đọc mẫu bài viết. Gọi 1 học sinh đọc lại bài thơ.
- Hỏi: + Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
* Chốt lại: Tình thương của hai bà cháu dành cho cụ già
bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ ngữ dễ viết
sai (mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng, …)
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và phân tích.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Hướng dẫn lại cách trình bày bài thơ lục bát.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- Chấm điểm một số vở. Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2b.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh sửa bài.
* Lời giải: triển lãm-bảo- thử-vẽ cảnh-cảnh hoàng hônvẽ cảnh hoàng hôn-khẳng định-bởi vì-họa sĩ-vẽ tranh-ở

cạnh-chẳng bao giờ.
- Gọi học sinh đọc lại câu chuyện.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Thi đua: Tìm tên con vật có dấu thanh hỏi/ ngã và viết
đúng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Truyện cổ nước mình”.

- Theo dõi trong Sgk
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Nêu và phân tích
- Viết bài vào bảng
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Làm bài
- Chữa bài

- 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
- Phát biểu và ghi trên bảng
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 04 / 9 / 2010
Ngày dạy: 13-14 / 9 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Truyện

cổ nước mình
Tuần 4

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ-viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình
bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Học sinh giỏi nhớ-viết được 14 dòng thơ đầu (sgk).
- Học sinh làm đúng bài tập 2 phân biệt ân/ âng.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.
II/. Chuẩn bị:


1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Cháu nghe câu chuyện của bà”.
Kiểm tra việc chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học
sinh viết: đau lưng, cái mỏi, gặp, lạc đường.
- Bài mới: Truyện cổ nước mình
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi 1 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ- viết.
- Hỏi: Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà? Qua
những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu
điều gì?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn thơ, chú ý cách trình

bay đọa thơ lục bát, chú ý những chữ cần viết hoa, những
chữ dễ viết sai chính tả.
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và phân tích.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh tự nhớ và viết bài.
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi. Chấm điểm một số vở.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 2b.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh sửa bài:
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy
Sáng một vầng trên sân
Nơi cả nhà tiễn chân
Hoạt động 4: Củng cố.
- Trò chơi: Hái quả (cái c…, d… hiến, v… trăng, tr…
trọng)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Những hạt thóc giống”.

Hoạt động của Trò
- Hát một bài
- Mở vở trên bàn
- Viết vào bảng
- Lắng nghe
- Theo dõi trong Sgk
- Phát biểu
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Nêu và phân tích

- Viết bài vào bảng
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Tự làm bài vào vở
- Nối tiếp nhau phát biểu

- Đại diện 2 đội, mỗi đội 4
học sinh
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 11 / 9 / 2010
Ngày dạy: 20-21 / 9 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích


Tên bài dạy: Những

hạt thóc giống
Tuần 5

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có
lời nhân vật.
- Học sinh làm đúng bài tập 2 phân biệt en / eng.
- Học sinh khá, giỏi tự giải được câu đố ở bài tập 3.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.

II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài“Truyện cổ nước mình”. Kiểm tra
việc chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học sinh viết:
tuyệt vời, nghiêng soi, sâu xa.
- Bài mới: Những hạt thóc giống
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Đọc mẫu toàn bài chính tả.
- Hỏi: + Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ ngữ dễ viết
sai, cách trình bày.
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và phân tích.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ)
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- Chấm điểm một số vở. Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
+ Bài tập 2b:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh trao đổi.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh sửa bài: chen chân-len qua-leng keng-áo
len-màu đen-khen em.

+ Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh sửa bài:

- Hát một bài
- Mở vở trên bàn
- Viết vào bảng
- Lắng nghe
- Theo dõi trong Sgk
- Phát biểu
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Nêu và phân tích
- Viết bài vào bảng
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Theo dõi, rút kinh nghiệm
- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm đôi
- Tự làm bài vào vở
- Lần lượt phát biểu
- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm đôi
- Tự làm bài vào vở
- Thi đua phát biểu
- Đại diện 2 đội, mỗi đội 3


a/ Con nòng nọc.
b/ Chim én.

Hoạt động 4: Củng cố.
- Trò chơi : Ai nhanh hơn (Yêu cầu học sinh tìm chỗ sai
và sửa lại cho đúng: cái xẻn, leng lõi, leng ken)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Người viết truyện thật thà”.

học sinh
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 18 / 9 / 2010
Ngày dạy: 27-28 / 9 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Người

viết truyện thật thà
Tuần 6

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại
của nhân vật trong bài.
- Học sinh làm đúng bài tập 2 (chính tả chung), bài tập chính tả phương ngữ (3) phân
biệt s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức bài“Những hạt thóc giống”. Kiểm
tra việc chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học sinh
viết: đầy ắp, dõng dạc, ôn tồn.
- Bài mới: Người viết truyện thật thà
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Đọc mẫu bài viết. 1 em đọc lại.
- Hỏi: + Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ ngữ dễ viết
sai, cách trình bày.
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và phân tích.

- Hát một bài
- Mở vở trên bàn
- Viết vào bảng
- Lắng nghe
- Theo dõi trong sgk
- Phát biểu
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Nêu và phân tích


- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Nhắc học sinh lưu ý các từ dễ viết sai và cách trình bày.
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ).
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.

- Chấm điểm một số vở. Nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành.
+ Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài: Tập phát hiện ghi lỗi và chửa
lỗi vào vở nháp.
- Kiểm tra một số vở.
+ Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, tìm các từ láy chứa âm( s/x),
chứa thanh( hỏi/ ngã).
- Tổ chức cho học sinh thi đua nêu và ghi:
a) Tiếng có âm s: săn sóc, sần sùi, san sẻ, san sát, se
sẽ, sáng suốt
b) Tiếng có âm x: xa xa, xa xôi, xám xịt, xót xa, xao
xuyến, …
Hoạt động 4: Củng cố.
- Thi đua: Viết đúng-Viết đẹp (xanh xao, suôn sẻ)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Gà Trống và Cáo”

- Viết bài vào bảng
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Tự làm bài vào vở
- Trình bày
- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm

- 2 đội, mỗi đội 3 học sinh

- Đại diện 3 dãy bàn
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 25 / 9 / 2010
Ngày dạy: 04-05 / 10 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Gà

Trống và Cáo
Tuần 7

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Học sinh làm đúng bài tập 2, 3 phân biệt ươn/ ương.
- Giáo dục học sinh cẩn thận, viết đúng chính tả.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò


Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.

- Kiểm tra kiến thức bài“Người viết truyện thật thà”.
Kiểm tra việc chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học
sinh viết: ấp úng, nói dối, bật cười.
- Bài mới: Gà Trống và Cáo
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Đọc mẫu bài viết. 1 em đọc lại.
- Hỏi: Đoạn thơ muốn nói với ta điều gì?
* Chốt lại: Hãy cảnh giác, đừng tin vào những lời ngọt
ngào
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ ngữ dễ viết
sai, cách trình bày.
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và phân tích.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ)
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- Chấm điểm một số vở. Nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
+ Bài tập 2b:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Phát phiếu bài tập.
- Yêu cầu học sinh trao đổi và làm bài
- Gọi học sinh sửa bài: bay lượn- vườn tược-quê hươngđại dương-tươnglai-thường xuyên-cường tráng.
+ Bài tập 3b:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu học sinh trao đổi
- Gọi học sinh phát biểu.
* Chốt lại:
Vươn lên: Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn, tốt
đẹp hơn.
Tưởng tượng: Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái

không có ở trước mắt hay chưa từng có.
Hoạt động 4: Củng cố
- Trò chơi: Ai nhanh hơn (Yêu cầu học sinh tìm từ viết
đúng: bay lượng/bay lượn, khoan nhượng/ khoan nhượn,
vươn vãi/ vương vãi , vườn tược/ vườn tượt )
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Trung thu độc lập”

- Hát một bài
- Mở vở trên bàn
- Viết vào bảng
- Lắng nghe
- Theo dõi trong Sgk
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Nêu và phân tích
- Viết bài vào bảng
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi, chữa lỗi

- Đọc yêu cầu
- Nhận phiếu
- Hoạt động nhóm đôi
- Phát biểu
- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm đôi
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Lắng nghe


- 2 đội tham gia, mỗi đội 4
học sinh
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4


Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 02 / 10 / 2010
Ngày dạy: 11-12 / 10 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Trung

thu độc lập
Tuần 8

I/. Mục tiêu
- Học sinh nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
- Làm đúng bài tập 2, 3 phân biệt iên, yên, iêng.
- Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức bài“Gà Trống và Cáo”. Kiểm tra

việc chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học sinh viết:
cặp chó săn, loan tin, quắp đuôi.
- Bài mới: Trung thu độc lập
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Đọc mẫu bài viết. 1 em đọc lại.
- Hỏi: + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta
tươi đẹp như thế nào?
+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện ước mơ của
anh chiến sĩ chưa?
* Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất
nước.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ ngữ dễ viết
sai (thác nước, phấp phới, bát ngát, …)
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và phân tích.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi. Chấm điểm một số vở.
Nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
+ Bài tập 2b:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh trao đổi
- Yêu cầu học sinh làm bài

- Hát một bài
- Mở vở trên bàn
- Viết vào bảng
- Lắng nghe
- Theo dõi trong Sgk
- Phát biểu


- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Nêu và phân tích
- Viết bài vào bảng
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm đôi
- Làm bài vào vở
- Nối tiếp nhau phát biểu


- Gọi học sinh sửa bài.
* Chốt lại: yên tĩnh-bỗng nhiên-ngạc nhiên-biểu diễnbuột miệng-tiếng đàn.
+ Bài tập 3b:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh trao đổi
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh sửa bài
* Chốt lại: điện thoại-nghiền-khiêng.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Thi đua: Viết đúng-đẹp một số từ có vần iên/ iêng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Thợ rèn”.

- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm đôi
- Làm bài vào vở
- Trình bày

- Từng đôi thực hiện
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 09 / 10 / 2010
Ngày dạy: 18-19 / 10 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Thợ

rèn
Tuần 9

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ;
không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) phân biệt uôn / uông.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ, chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài“Trung thu độc lập”. Kiểm tra
việc chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học sinh viết:
phấp phới, soi sáng, ống khói.

- Bài mới: Thợ rèn
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Đọc mẫu bài viết. 1 em đọc lại.
- Hỏi: Bài thơ cho em biết những gì về nghề thợ rèn?
* Chốt lại: Sự vất vả và niềm vui trong lao động của

- Hát một bài
- Mở vở trên bàn
- Viết vào bảng
- Lắng nghe
- Theo dõi trong Sgk
- Phát biểu
- Lắng nghe


người thợ rèn.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, chú ý tên từ ngữ dễ viết sai
(quai búa, tu, …)
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và phân tích.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ)
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- Chấm điểm một số vở. Nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2b.
- Yêu cầu học sinh trao đổi.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh sửa bài:
- Uống nước, nhớ ngưồn.
- Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

- Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa
- Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Tiếp sức (Chọn từ đúng: rau muống/ rau muốn,
cuống cuồng/ cuốn cuồn, cuồn cuộn/ cuồng cuộn)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài“Ôn tập học kì I”.

- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Nêu và phân tích
- Viết bài vào bảng
- Viết bài vào vở
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Theo dõi, rút kinh nghiệm
- Đọc yêu cầu
- Hoạt động nhóm đôi
- Tự làm bài vào vở
- Nối tiếp nhau phát biểu

- 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
- Lắng nghe
- Lắng nghe



×