Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kế hoạch bài dạy tiếng việt lớp 4 tuần 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.9 KB, 16 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 29
Tên bài dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN :TẬP ĐỌC

TUẦN 15

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I/. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc
diễn cảm một đoạn trong bài.
- HS hiểu nội dung bài : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi
thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh .
II/. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ , chép đoạn luyện đọc, thẻ a,b,c
- HS: Tìm hiểu bài
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Chú Đất Nung ( tt )
+ Gọi 3 HS đọc + trả lời câu hỏi
- 3 HS đọc và trả lời
+ Hỏi : Câu chuyện khuyên mọi người điều
gì ?


- Bài mới : Cánh diều tuổi thơ
- Quan sát tranh và trả lời
+ Treo tranh hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
+ Em có bao giờ đi thả diều chưa ? Cảm giác
của em khi đó thế nào ?
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
a) Luyện đọc:
- Cả lớp theo dõi SGK / 146
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Yêu cầu HS chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu… vì sao sớm.
+ Đoạn 2: Còn lại
- Đọc nối tiếp nhau 2 -3 lượt + phát hiện từ khó
- Cho HS đọc từng đoạn + luyện đọc từ khó +
giải nghĩa từ SGK ( minh hoạ tranh, ảnh nếu
- Luyện đọc nhóm đôi
có)
- 1-2 nhóm đọc
- Cho HS luyện đọc cả bài
- Theo dõi
- Gọi HS đọc
- Đọc mẫu cả bài
- Đọc và trả lời
b) Tìm hiểu bài :


- Gọi HS đọc đoạn 1
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh
diều ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ?

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho các em
niềm vui sướng như thế nào ?
+ Trò chơi thả diều đã mang lại cho trẻ con
những ước mơ đẹp như thế nào ?
+ Đoạn 2 ý nói lên điều gì ?
+ Gọi 1 HS đọc câu mở bài và kết bài .
+ Gọi 1 HS đọc câu hỏi 3
- Hỏi : Bài văn nói lên điều gì ?
Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành
- Gọi HS đọc cả bài
- Đọc diễn cảm : Đoạn 1
- Cho HS luyện đọc
- Gọi HS đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
Hoạt động 4 : Củng cố
- Hỏi : Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi
thơ những gì ?
- Nhận xét tiết học . Giáo dục
- Dặn dò .Chuẩn bị bài : Tuổi ngựa

- Trả lời
- 2 HS đọc nối tiếp
- Theo dõi
- 2 HS ngồi cùng bàn
- Một vài nhóm đọc
- Từng đoạn , cả bài
- Phát biểu
- Lắng nghe



Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 30
Tên bài dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN :TẬP ĐỌC

TUẦN 15

TUỔI NGỰA

I/. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ,
bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Hiểu nội dung: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng
rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các CH 1,2,3,4;
thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).
- HS khá, giỏi thực hiện được CH5(SGK).
- Giáo dục HS luôn yêu thương và nhớ đến mẹ .
II/. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ , chép cả bài , đoạn luyện đọc
- HS: Tìm hiểu bài
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Cánh diều tuổi thơ

+ Gọi 2 HS đọc + trả lời câu hỏi
- Mỗi HS đọc 1 đoạn + trả lời
+ Gọi 1 HS đọc đoạn mình thích và nêu nội
câu hỏi 1 , 2
dung chính
- Bài mới : Tuổi ngựa
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Theo dõi SGK / 149
- Cho HS đọc từng đoạn + luyện đọc từ khó +
- 4 HS đọc nối tiếp(đọc 2-3
giải nghĩa từ SGK ( minh hoạ tranh, ảnh nếu có) lượt) phát hiện từ khó
- Cho HS luyện đọc cả bài
- Luyện đọc nhóm đôi
- Gọi HS đọc
- 1 – 2 nhóm đọc
- Đọc mẫu cả bài
- Theo dõi
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1
- Đọc và trả lời
+ Bạn nhỏ tuổi gì ? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế
nào ?
- Yêu cầu HS đọc khổ 2
+ “ Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những
đâu?


- Yêu cầu HS đọc khổ 3

+ Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh
đồng hoa ?
- Yêu cầu HS đọc khổ 4
+ Trong khổ thơ cuối, “ ngựa con” nhắn nhủ mẹ
điều gì?
- Nội dung của bài thơ là gì ?
Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành
- Gọi HS đọc cả bài
- Đọc mẫu: “ Mẹ ơi, con sẽ phi…trăm miền.”
- Cho HS luyện đọc
- Gọi HS đọc
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ và thi
đọc : Tiếp sức
Hoạt động 4 : Củng cố
- Hỏi : Cậu bé trong bài có nét tính cách gì đáng
yêu
- Nhận xét tiết học . Giáo dục
- Dặn dò: Về nhà tiếp tục HTL bài thơ .Chuẩn
bị bài : Kéo co

* HSG
+ Một vài HS phát biểu
- Phát biểu
- 4 HS đọc nối tiếp nhau
- Theo dõi
- Luyện đọc cặp đôi
- Một vài nhóm đọc
- Từng đoạn, cả bài
- Thích bay nhảy nhưng yêu mẹ
và tìm đường về với mẹ .

- Lắng nghe


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 15
Tên bài dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN : CHÍNH TẢ

TUẦN 15

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I . MỤC TIÊU :
- HS nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. Không mắc quá 5
lỗi trong bài.
- HS tìm được từ miêu tả một số trò chơi, đồ chơi có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
- Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên nhiên và quý trọng những kỉ niệm
đẹp của tuổi thơ.
II . CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Một vài đồ chơi, bảng nhóm
- Học sinh : Tìm hiểu đoạn viết, bảng con
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Chiếc áo búp bê
+ Nhận xét bài làm của HS

+ Gọi tổ trưởng báo cáo việc sửa lỗi của các bạn .
+ Đọc cho HS viết : phong phanh, chiếc khuy, nẹp áo
- Bài mới : Cánh diều tuổi thơ
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
- Đọc mẫu bài viết
- Hỏi: + Cánh diều đẹp như thế nào ?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui
sướng như thế nào ?
*GDBVMT
- Yêu cầu HS tìm từ khó và hướng dẫn HS chú ý hiện
tượng chính tả ( phân tích tiếng )
- Đọc cho HS viết bài ( câu , cụm từ )
- Hướng dẫn HS chữa lỗi . Chấm điểm một số vở.
Nhận xét
Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành
+ Bài tập 2b : Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Cho HS thảo luận để tìm tên đồ chơi , trò chơi ( phát
bảng nhóm ) .
- Gọi HS trình bày

Hoạt động Trò

+ Lắng nghe - Tự rút kinh
nghiệm
+ Viết vào bảng con
- Theo dõi SGK / 146
- Trả lời

- Thảo luận nhóm phát
hiện từ khó

- Viết bài vào vở
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi
vở
- Trao đổi nhóm đôi
- Theo dõi - bổ sung


+ Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Tổ chức cho HS giới thiệu đồ chơi của mình .
- Gọi HS trình bày trước lớp
Hoạt động 4 :
Củng cố
- Thi đua : Viết đúng - Viết đẹp ( trầm bổng, mềm
mại)
- Nhận xét tiết học .Dặn dò : Về nhà sửa lỗi . Chuẩn
bị bài : Kéo co

- Hoạt động nhóm đôi
- Một vài HS miêu tả đồ
chơi của mình .
- 2 đội, mỗi đội 2 HS


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 15
Tên bài dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN :KỂ CHUYỆN


TUẦN 15

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC

I/. MỤC TIÊU:
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ
em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
- Giáo dục HS yêu vật nuôi vá có ý thức giữ gìn đồ chơi .
II/. CHUẨN BỊ:
- GV : Viết sẵn đề bài
- HS : Chuẩn bị câu chuyện theo đề bài
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Búp bê của ai ?
+ Gọi HS nối tiếp nhau kể bằng lời của búp bê
+ 3 HS kể
+ Gọi 1 HS kể kết truyện với tình huống : cô chủ cũ
+ Theo dõi nhận xét
gặp búp bê trên tay cô chủ mới
- Bài mới : Kể chuyện đã nghe , đã đọc
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Theo dõi SGK
- Phân tích đề dùng phấn màu gạch chân : đồ chơi của - Theo dõi , trả lời
trẻ em , con vật gần gũi

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc tên
- Tìm và đọc
truyện
- Em còn biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi
của trẻ em hoặc là con vật gần gũi với trẻ em ?
- 2- 3 HS giới thiệu mẫu
- Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn
nghe .
Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành
a) Kể trong nhóm:
- 2 HS ngồi cùng bàn kể
- Yêu cầu HS kể và trao đổi với bạn về tính cách nhân
vật , ý nghĩa truyện .Theo dõi giúp đỡ HS .
- Khuyến khích HS kể câu chuyện ngoài SGK
b) Kể trước lớp:
- Một vài HS kể trước
- Tổ chức cho HS thi kể . Trao đổi về tính cách nhân
lớp Theo dõi bạn kể
vật hay ý nghĩa truyện .


Hoạt động 4 : Củng cố
- Hỏi: Nội dung các câu chuyện kể hôm nay là gì ?
- Nhận xét tiết học. Giáo dục
- Chuẩn bị : Câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em
hoặc của các bạn xung quanh

- Phát biểu



Ngày soạn:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Ngày dạy:
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 29
Tên bài dạy: MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI

TUẦN 15

I/. MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số đồ chơi, trò chơi (BT1,BT2) ; phân biệt được những đồ chơi có
lợi và những đồ chơi có hại (BT3) ; nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái
độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ chơi .
II/. CHUẨN BỊ:
- GV : Tranh phóng to SGK , bảng nhóm , bút
- HS : Tìm hiểu bài
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Dùng câu hỏi vào
mục
đích khác
+ Câu hỏi dùng để làm gì ?
+ Câu hỏi còn được dùng vào mục đích nào
khác ?
+ Yêu cầu HS đặt câu hỏi thể hiện các mục đích
trên .
Bài mới : Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi

Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành
+ Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Treo tranh yêu cầu HS nói tên các đồ chơi
hoặc trò chơi .
- Gọi HS phát biểu
+ Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Phát bảng nhóm và bút , yêu cầu HS tìm từ
ngữ .
- Gọi một vài nhóm trình bày trước lớp
+ Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Chia lớp 3 dãy , mỗi dãy thực hiện 1 câu . Yêu

Hoạt động Trò

- HS trả lời
+ Nối tiếp nhau đặt câu .

- Quan sát tranh , 2 HS ngồi
cùng bàn trao đổi
- Đại diện nhóm trình bày
Theo dõi , nhận xét
- Thảo luận nhóm 4 HS
- Theo dõi , bổ sung
- Theo dõi SGK
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi


cầu HS thảo luận
- Gọi HS phát biểu
+ Bài 4 : Gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi HS phát biểu (hăng say, thú vị, hào hứng,
ham thích, đam mê, say sưa, mê, thích, thích
thú.)
Hoạt động 4 :
Củng cố
- Tổ chức cho HS thi nói tên đồ chơi – trò chơi
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn đồ chơi.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

- Nối tiếp nhau trình bày , bổ
sung

- Cả lớp tham gia


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 30
Tên bài dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TUẦN 15

GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I/. MỤC TIÊU:
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù

hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc
làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối
đáp (BT1,BT2 mục III).
- HS có ý thức đặt câu hỏi lịch sự khi giao tiếp .
II/. CHUẨN BỊ:
- GV : Viết sẵn BT1 phần nhận xét
- HS : Tìm hiểu bài
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ :
Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi
+ Yêu cầu HS nêu tên các đồ chơi và trò chơi mà
em biết
+ Em hãy nêu một số từ miêu tả tình cảm, thái độ
của con người khi tham gia trò chơi . Đặt câu với từ
đó
- Bài mới : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
- Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu
+ Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ ngữ , câu hỏi
+ Gọi HS phát biểu . Viết câu hỏi lên bảng
- Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
+ Gọi HS đặt câu . Theo dõi sửa lỗi
+ Khen HS đặt câu hỏi lịch sự
- Bài 3 : Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những
câu hỏi có nội dung như thế nào ?
- Yêu cầu HS lấy ví dụ những câu mà chúng ta

không nên hỏi

Hoạt động Trò

+ Nối tiếp nhau phát biểu
+ Nối tiếp nhau phát biểu

- Theo dõi SGK / 151
- 2 HS ngồi cùng bàn trao
đổi, dùng bút chì gạch chân
+ HS nối tiếp nhau đặt câu
- Trả lời
- Một vài HS đặt câu


- Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì
cần chú ý những gì ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3 :
Luyện tập - Thực hành
+ Bài 1 : Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 phần
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS trình bày
a) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò
+ Thầy Rơ – nê : ân cần , trìu mến chứng tỏ thầy
rất yêu học trò .
+ Lu-i Pa-xtơ : trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu
là đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo .
b) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch
+ Tên sĩ quan phát xít : Hỏi hách dịch ,xấc xược

+ Cậu bé : Trả lời trống không
+ Qua cách hỏi đáp ta biết điều gì về nhân vật ?
( Tính cách mối quan hệ của nhân vật .)
+ Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS tìm câu hỏi trong truyện

- 1-2HS đọc
- Theo dõi SGK / 152
- 2 HS ngồi cùng bàn trao
đổi
- Tiếp nối nhau phát biểu
- HS trả lời

- Dùng bút chì gạch chân
vào câu hỏi SGK
- Nối tiếp nhau phát biểu
- 2 HS ngồi cùng bàn trao
đổi
- Phát biểu

- Gọi HS đọc câu hỏi
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi
- Gọi HS phát biểu
+ Câu hỏi các bạn hỏi cụ già thể hiện thái độ tế nhị,
sẵn lòng giúp đỡ cụ già .
+ Câu hỏi các bạn tự hỏi nhau chưa tế nhị, hơi tò mò
.
Hoạt động 4 : Củng cố
- Hỏi :Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi
chuyện người khác ?

- Nhận xét tiết học. Nhắc HS luôn có ý thức khi
- Lắng nghe
nói, hỏi người khác .Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Đồ
chơi – Trò chơi .


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 29
Tên bài dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN :TẬP LÀM VĂN

TUẦN 15

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I/. MỤC TIÊU:
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ
vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi
tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
- HS hứng thú trong học tập .
II/. CHUẨN BỊ:
- GV : Viết sẵn ý 1 BT2, bảng nhóm, bút
- HS : Tìm hiểu bài
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 : Khởi động

- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ :
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
+ Em hãy nêu cấu tạo bài văn miêu tả ?
+ Có những kiểu mở bài và kết bài nào ?
+ Gọi HS đọc phần mở bài, kết bài cho đoạn
thân bài tả cái trống
- Bài mới : Luyện tập miêu tả đồ vật
Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành
+ Bài tập 1 : Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi
a) Tìm phần mở bài, thân bài , kết bài
+ Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn
có tác dụng gì ? Mở bài , kết bài theo cách nào ?
( Mở bài : Từ đầu… xe của chú
Thân bài : TT… nó đá đó .
- Giới thiệu chiếc xe đạp
- Tả chiếc xe và tình cảm của chú với chiếc xe .
- Niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc
xe đạp .)
b) Ở phần thân bài ,chiếc xe đạp được tả theo
trình tự nào ? (- Tả bao quát chiếc xe

Hoạt động Trò

- Trả lời
- 2 HS đọc

- 2 HS đọc nối tiếp nhau
- Hoạt động nhóm đôi


- Một vài HS phát biểu


- Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật
- Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe .)
c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những
giác quan nào ? (mắt , tai )
d) Tìm lời kể xen lẫn lời miêu tả trong bài .
( Chú gắn hai con bướm …Bao giờ xe dừng…
Chú âu yếm gọi …Chú dặn bọn nhỏ … Chú thì
hãnh diện )…
+ Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Gợi ý HS tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm
nay . Dựa vào bài văn Chiếc cối tân để lập dàn
ý .Yêu cầu HS cho biết áo có những phần nào.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc bài của mình
Hoạt động 3 : Củng cố
- Hỏi : Muốn có một bài văn chi tiết cần chú ý
điều gì ?
- Nhận xét tiết học . Chuẩn bị : Quan sát đồ vật
( Mang 1 đồ chơi đến lớp )

- Tự làm bài vào vở
- 3 – 5 HS đọc
- Quan sát tỉ mỉ , kết hợp lời kể
với tình cảm của con người với
đồ vật ấy .



Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 30
Tên bài dạy:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN :TẬP LÀM VĂN

TUẦN 15

QUAN SÁT ĐỒ VẬT

I/. MỤC TIÊU:
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát
hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
- HS hứng thú trong học tập .
II/. CHUẨN BỊ:
- GV : Tranh như SGK
- HS : Một số đồ chơi
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Luyện tập miêu tả đồ
vật
+ Gọi HS đọc dàn ý : Tả chiếc áo của em
+ Nhận xét
- Bài mới : Quan sát đồ vật

Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
- Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý
+ Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình
+ Yêu cầu HS quan sát đồ chơi theo gợi ý SGK và
viết lại kết quả
+ Gọi HS trình bày
- Bài 2 : Theo em , khi quan sát đồ vật , cần chú
ý những gì ?
+ Quan sát theo trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ
phận.
+Quan sát bằng nhiều giác quan
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài . Theo dõi giúp đỡ
- Gọi HS trình bày
Hoạt động 4 : Củng cố

Hoạt động Trò

- 2 HS đọc dàn ý

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau
+ Một vài HS giới thiệu
+ Hoạt động nhóm đôi
+ Một vài HS phát biểu
- Trả lời

- 2 HS đọc
- 1 HS đọc

- Tự làm bài vào vở
- 3 - 5 HS đọc bài làm


- Hỏi : Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS viết chưa đạt về nhà
hoàn thành dàn ý và tìm hiểu một trò chơi hoặc lễ
hội ở quê em .

- Phát biểu
- Lắng nghe



×